Dự án - Chia sẻ các bài dịch về giáo dục trẻ em.

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi meminhanh, 17/12/2009.

  1. meco2congai

    meco2congai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2008
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Bài dịch bổ ích quá bạn ơi, chúc bạn và gia đình năm mới sức khoẻ và hạnh phúc. Đón chờ những bài dịch khác của bạn...Thân
     
    Đang tải...


  2. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    HAPPY NEW YEAR 2010!:p:wave:rock::smile::drinkers:

    Chúc Dự án nhỏ của LCM năm mới thu hút được sự chia sẻ góp ý của các bố mẹ và các bạn trong và ngoài DD!


    Cheer!:wave
     
    Sửa lần cuối: 1/1/2010
    Phan huyen nhi thích bài này.
  3. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Cảm ơn lời góp ý chân thành của bạn. Nhóm dịch rất cần những lời góp ý và động viên của các bạn để dự án nhỏ này có ích hơn.

    Mình cứ tưởng bôi đậm thì dễ đọc hơn nhỉ? Hehe!
     
  4. mebutbong

    mebutbong Hương Ngọc Lan ..........

    Tham gia:
    20/6/2008
    Bài viết:
    8,110
    Đã được thích:
    5,301
    Điểm thành tích:
    3,063
    Chị thân yêu ơi QTT là gì nhỉ mà em luận mãi ko ra .

    Chúc mọi người sang năm mới có nhiều điều mới và kiến thức mới
     
  5. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Hehe, chị nhầm, sửa lại rùi nhé! Thanks em. (chị biết là em đoán được cái đó là giề rùi, đúng ko)
     
    Sửa lần cuối: 1/1/2010
  6. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Cảm ơn bạn đã góp ý. Vì các mẹ chủ yếu dịch lúc rảnh việc, nên nhiều lúc sẽ có nhiều bài, nhưng cũng có lúc sẽ rất lâu mới có bài, nên mình nghĩ là có bài nào tốt bài đó. Còn các mẹ khác thích thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm thực tế về bài nào thì sẽ trích bài đó ra và cho ý kiến ở dưới. Các mẹ nghĩ sao nhỉ?

    Hiện nhóm mình đang dịch các bài trên trang Rasing Children Network, bạn vào đó xem nhé. Để tránh dịch trùng nhau, Bọn mình đã đăng ký dịch từng phần như sau :

    - meminhanh : phụ trách phần Preschooler & School-age của trang Raising Children Network.
    - mexubean đã đồng ý phụ trách phần Toddler & các Tips. Và sẽ giói thiệu một số web hay nữa.
    - nan yeu beo : đăng ký dịch phần "grown-up" của RCN và thêm các bài ở các trang ngoài


    Thanks bạn.
     
    mexubean thích bài này.
  7. LCMai

    LCMai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/1/2009
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    329
    Điểm thành tích:
    153
    Xin đóng góp một bài dịch nhỏ vào dự án dịch.

    Mười hai cách khuyến khích hành vi tốt ở trẻ (áp dụng đối với trẻ ở mọi lứa tuổi)
    1. Trẻ làm theo những gì người lớn làm. Trẻ luôn quan sát hành động của bạn để tìm ra cách cư xử với mọi sự việc xung quanh. Vì vậy, với tư cách là một tấm gương, bạn hãy tận dụng hành vi của mình để hướng dẫn trẻ. Nếu bạn muốn trẻ nói lời “cảm ơn” thì trước hết bạn hãy nói trước. Nếu bạn không muốn trẻ hét cao giọng thì chính bạn hãy giữ giọng nói của mình ở mức độ phù hợp.
    2. Giữ lời hứa. Khi bạn thực hiện lời hứa của mình, dù đó là lời hứa về một việc tốt hay không tốt thì điều đó cũng dạy cho trẻ biết tin tưởng và tôn trọng bạn. Vì vậy, nếu bạn hứa đi dạo với trẻ sau khi trẻ dọn đồ chơi thì hãy chắc chắn là bạn sẵn sàng đi dạo với trẻ. Khi bạn nói bạn sẽ rời khỏi thư viện nếu trẻ không ngừng việc chạy nhảy linh tinh thì hãy chuẩn bị rời khỏi ngay khi trẻ vẫn tiếp tục chạy. Không cần phải quá chú ý tới nó vì thực tế hành động nói lên tốt hơn.
    3. Lại gần hơn với trẻ. Quỳ hoặc ngồi thấp xuống bên trẻ là một cách giao tiếp tích cực hiệu quả với trẻ. Lại gần trẻ cho phép bạn nắm bắt được trẻ đang nghĩ gì hoặc cảm thấy thế nào. Việc này cũng giúp trẻ tập trung vào những gì bạn đang nói hoặc yêu cầu. Khi bạn gần trẻ và được trẻ chú ý thì lúc đó không cần phải bắt trẻ nhìn bạn.
    4. “Mẹ đang lắng nghe con đây”.Lắng nghe tích cực là cách giúp trẻ đối mặt với cảm xúc của trẻ. Trẻ thường hay khó chịu, đặc biệt khi chúng không thể tự thể hiện được cảm xúc của mình bằng lời nói. Vì vậy khi bạn nhắc lại cho trẻ biết bạn nghĩ trẻ đang cảm thấy thế nào thì điều đó sẽ giúp trẻ bớt căng thẳng và khiến chúng cảm thấy được tôn trọng và an ủi. Như vậy sẽ giải tỏa được rất nhiều sự khó chịu tức giận có thể xảy ra.
    5. Bắt hành vi tốt của trẻ.Cách này đơn giản nghĩa là khi trẻ cư xử theo cách mà bạn muốn, bạn có thể đưa ra những phản hồi tích cực ngay. Ví dụ như khen trẻ “Ồ, con chơi ngoan quá. Mẹ rất vui khi con để tất cả những khối hộp đó trên bàn”. Việc này tốt hơn là “đợi” cho đến khi những khối hộp đó tung tóe trên sàn nhà trước khi bạn chú ý tới và rồi thì la trẻ, “Dừng lại ngay!”. Phản hồi tích cực còn được gọi là ‘lời khen mang tính mô tả”. Bạn hãy thử đưa ra những nhận xét tích cực (khen ngợi và khuyến khích trẻ) thay cho những phản hồi tiêu cực (chỉ trích và trách mắng trẻ).
    6. Lựa chọn cách đối đầu thông minh. Trước khi can thiệp vào việc gì đó trẻ đang làm thì bạn hãy tự hỏi xem liệu nó thực sự có vấn đề không. Bằng cách giảm thiểu đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu và phản hồi tiêu cực, bạn sẽ giảm nguy cơ mâu thuẫn và cảm thấy không thoải mái. Đưa ra các quy tắc là quan trọng nhưng chỉ dành nó cho những thứ quan trọng nhất.
    7. Đơn giản hóa. Nếu bạn đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng một cách đơn giản dễ hiểu thì điều đó sẽ giúp trẻ biết được bạn đang muốn trẻ làm gì. Ví dụ như “Hãy nắm tay mẹ khi mẹ con ta băng qua đường.”
    8. Trách nhiệm và kết quả. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể tăng trách nhiệm của trẻ đối với hành vi của chúng và trẻ có cơ hội trải nghiệm những kết quả tự nhiên cho những hành vi đó. Không hẳn lúc nào bạn cũng phải làm người xấu. Ví dụ, nếu trẻ quên không bỏ hộp đồ ăn vào cặp thì trẻ sẽ chịu đói vào giờ ăn trưa. Như vậy chính việc trẻ đói đã dạy cho trẻ biết về hậu quả và việc trẻ đói sẽ không có hại gì vì nó chỉ xảy ra một lần. Đôi khi chúng ta vì mong muốn điều tốt nhất mà làm quá nhiều việc vì trẻ đến nỗi chúng ta không để cho trẻ tự học hỏi. Đôi lúc bạn cần đưa ra những hậu quả đối với hành vi nào đó không thể chấp nhận được của trẻ. Trong những tình huống như vậy, tốt nhất bạn nên chắc rằng đã giải thích cho trẻ biết về hậu quả và trẻ đã đồng ý với những hậu quả đó trước.
    9. Chỉ nói một lần. Cằn nhằn và trách mắng khiến bạn chán ngán và cách đó cũng không hiệu quả gì. Trẻ sẽ chỉ nghe tai này rồi qua tai kia. Vì vậy hãy tránh tạo ra những lời đe dọa vô hiệu quả. Trẻ sẽ nhanh chóng bỏ qua ngay. Cách tốt nhất là cho trẻ biết bạn nghĩ gì một lần rồi sau đó đưa ra hành động nếu trong trường hợp bạn cần phải đặt ra giới hạn hoặc quy tắc.
    10. Làm cho trẻ thấy mình quan trọng. Trẻ rất thích khi chúng có thể đóng góp được gì đó cho gia đình. Hãy bắt đầu giới thiệu cho trẻ làm một số việc nhà đơn giản để trẻ có thể góp một phần nào đó giúp việc nhà. Điều này khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng và chúng sẽ rất tự hào khi làm. Nếu bạn cho trẻ nhiều cơ hội thực hành làm một công việc nhà nào đó thì trẻ sẽ dần dần làm tốt hơn và cố gắng hơn. Những công việc nhà an toàn giúp trẻ cảm thấy có trách nhiệm, tăng sự tự tin vào bản thân và bên cạnh đó tất nhiên là đỡ đần được phần nào đó giúp bạn.
    11. Chuẩn bị cho những tình huống thách thức. Có những tình huống tế nhị xảy ra khi chăm sóc trẻ và làm việc gì đó mà bạn cần phải làm. Nếu bạn nghĩ tới những tình huống thách thức này trước thì bạn có thể lên kế hoạch dựa trên những gì trẻ cần và nói cho trẻ biết tại sao bạn cần tới sự hợp tác của trẻ. Khi đó trẻ sẽ được chuẩn bị cho những việc mà bạn trông đợi.
    12. Luôn giữ tính hài hước. Một cách khác để giải tỏa căng thẳng và mâu thuẫn có thể xảy ra đó là sử dụng khiếu hài hước. Bạn có thể giả làm con quái vật gớm ghiếc dọa hay tiếng động vật kêu. Tuy nhiên, không nên lấy trẻ ra làm trò cười. Trẻ nhỏ rất dễ tổn thương vì những trò đùa như vậy. Tạo ra những tình huống hài hước khiến cả bạn và trẻ cùng cười là tốt nhất.

    (Nguồn Raising Children Network)
     
  8. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Em "bổ sung" thêm 6 cách nâng cao hành vi ứng xử và tạo dựng lòng tin cho con trẻ
    Theo Practicalparents.org.uk

    1. Thể hiện sự yêu thương chăm sóc
    Nói “cha mẹ yêu con” và “con rất quan trọng và đặc biệt với cha mẹ”. Tán dương những biệt tài của con. Không chế nhạo hay chỉ trích để chỉ ra những điểm yếu của con. Hãy lạc quan và khuyến khích trẻ. Ghi nhận những hành vi ứng xử đẹp của con và vui vẻ vì chính những chiến lược lạc quan này là những phương pháp giáo dục trẻ biết cư xử đúng mực hiệu quả nhất. Đừng bao giờ bỏ qua những hành vi đẹp vì chưa chắc con bạn sẽ có cơ hội khác để có được chúng nữa.

    2. Mỗi ngày một cái ôm xiết
    Trẻ nhỏ cần cảm nhận được sự yêu thương trìu mến của cha mẹ thông qua những cử chỉ va chạm thân thể như nắm tay, vòng tay qua đầu hay đơn giảm chỉ là một cái ôm.

    3. Thời gian chất lượng là thời gian định lượng
    Chăm sóc và gần gũi là việc cha mẹ giành thời gian để chơi với con. Giành nhiều thời gian hơn để tham gia những trò chơi cùng con. Tắt tivi đi và hãy tổ chức những hoạt động để cả gia đình có thể tham gian.

    4. Đặt mình vào vị trí của con
    Đặt mình vào vị trí của con trẻ và hỏi:
    "Những gì mình đã nói hoặc làm để nâng con mình dậy hay dìm con mình xuống?"
    "Những gì mình đã nói hoặc làm thực sự vì nhu cầu của mình hay vì nhu cầu của con mình?"

    5. Cam chịu cảm giác bực bội
    Nếu ai đó hoặc điều gì đó khiến bạn khó chịu, hãy chịu đựng cảm giác bức bối đó. Dạy cho con mình biết trung thực với bản năng của chúng bằng cách lắng nghe những gì chúng nói và tôn trọng những cảm nghĩ của con.

    6. Khen thưởng và tán dương không ngừng
    Khuyến khích những hành vi ứng xử đẹp bằng cách khen ngợi con càng sớm càng tốt ngay sau khi con có nó. Khen ngợi thường xuyên nhưng khen có chọn lọc. Cách khen ngợi hiệu quả nhất chính là thời điểm khen ngợi và thái độ lạc quan của bạn giành cho con. Tán dương, mỉm cười và nói cho con biết vì sao bạn rất vui. Để khuyến khích động viên con trẻ, một lời khen ngợi sẽ nhận được nhiều hơn cho rất nhiều.
     
  9. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Mexubean giỏi quá, dịch nhanh ghê, mà toàn bài hay! Cảm ơn Mexubean và các mẹ.
     
  10. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Chị ơi tại em đang jobless ở nhà mừ. :rolleyes: Mà không dám nhận giỏi đâu ạ nên vẫn mong được chị và các mẹ góp ý bài dịch nữa. Thanks chị
     
    meminhanh thích bài này.
  11. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Tôi có thể làm gì để giúp con trai khắc phục tính rụt rè?
    Dr. Noel Swanson
    Hỏi “Con trai tôi 7 tuổi và cực kỳ nhút nhát, cháu thật khó nói chuyện với ai ngoài những người thân. Tôi có thể làm gì để động viên cháu ?”
    Trả lời: Một số trẻ em chậm hơn những trẻ khác trong việc làm thân với người lạ. Mặc dù vậy, chúng có thể tập để khắc phục nỗi sợ hãi và trở nên ít lo âu hơn. Bạn phải đi từng bước, và tin vào mỗi thành công.
    Hãy tìm ra những việc trẻ muốn làm và có thể làm tốt. Điều này sẽ xây dựng sự tự tin. Trẻ cũng sẽ có nhiều điều để nói hơn. Và thậm chí còn tốt hơn nếu bạn tìm việc cho trẻ làm cùng với những trẻ khác. Đừng bắt buộc trẻ làm điều gì, nhưng cũng đừng tạo điều kiện để trẻ dễ dàng giải quyết được công việc. Phần lớn thời gian trẻ sẽ bảo không muốn làm gì, ngay cả khi chúng ngầm biết là chúng sẽ rất vui.
    Hãy chủ ý tạo nên một vài tình huống xã hội để trẻ học hỏi kinh nghiệm. Bắt đầu với những tình huống dễ rồi khó dần. Ví dụ, cho trẻ xem phim với một người bạn thì rất dễ dàng – chúng ngồi trong bóng tối và không phải nói gì với nhau. Lúc đó chúng có thể vui vẻ cùng nhau.
    Hãy bắt đầu với những hoạt động quen thuộc với một ít người. Khi trẻ đã có được sự tự tin trong việc tồn tại và tương tác với những người khác thì hãy tạo những tình huống nhiều thách thức hơn. Luôn đặt những tình huống đó ở mức độ mà trẻ sẽ vượt qua thành công, và bạn tránh đi khi mọi việc đang tiến triển tốt. Bất cứ một đứa trẻ nào cũng sẽ muốn lặp lại một lần nữa.
    Hãy tạo những tình huống xã hội xoay quanh những việc trẻ thích làm. Ví dụ nếu trẻ thích chơi game thì hãy mời bạn đến chơi cùng. Hãy bắt đầu là một bạn rồi lần tiếp theo mời hai hoặc ba. Những đứa trẻ sẽ thích thảo luận và chơi với nhau.
    Khi đến lúc trẻ phải gặp gỡ với những người lớn, hãy nói với họ về những cuộc phiêu lưu gần đây nhất của con bạn lúc chơi game. Hãy để trẻ sửa một vài chi tiết trong câu chuyện của bạn. Hy vọng rằng, trẻ sẽ bị thu hút và bắt đầu đưa ra một vài ý kiến. Bạn thậm chí còn có thể gợi ý trước với những người lớn về những điều sẽ hỏi trẻ.
    Nếu trẻ không trả lời, đừng cố bắt buộc và cũng đừng giải thích hộ trẻ. Hãy để trẻ có quyền quyết định nói hay không. Trẻ sẽ phải tự xoay xở với quyết định của mình. Sẽ dễ dàng hơn cho trẻ nếu bạn thử lôi kéo trẻ vào câu chuyện. Bạn có thể hỏi trẻ một câu hỏi mở về trò chơi, đại loại như là “làm thế nào mà bạn A lại thua thế nhỉ ?”. Đừng làm trẻ lúng túng khi hỏi những câu hỏi có-không và đừng nói những điều khó hiểu hoặc những chủ đề trẻ không thích nghe.
    Sẽ mất một ít thời gian, nhưng con trai bạn sẽ tìm thấy sự tự tin khi nói và ở cùng người lạ. Dần dần, trẻ sẽ nắm lấy nhiều cơ hội hơn và nói về những điều trẻ không biết rõ lắm. Nếu bạn giúp trẻ nói chuyện một cách vui vẻ thì trẻ sẽ nói thường xuyên hơn. Ngược lại, nếu vô tình gây khó cho trẻ thì trẻ sẽ ít nói hơn.
    Cuối cùng, đừng bảo trẻ là “nhút nhát”. Trẻ nghe bạn nói điều này càng nhiều thì sẽ càng tin rằng mình nhút nhát và không thể thay đổi được. Sẽ đến lúc trẻ thậm chí còn dùng chính điều này để biện minh “Con không thể làm điều đó được, con nhút nhát lắm”. Thay vào đó, bạn hãy nhấn mạnh vào những ưu điểm của trẻ: sự hoà nhã, tốt bụng, lịch thiệp…
    Điều này có thể mất thời gian, nhưng nếu bạn lạc quan và quả quyết thì con bạn rồi sẽ vượt qua thôi.
     
  12. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Cám ơn bạn vì một bài dịch mới. Có phải bài này bạn cũng dịch từ Raising Children Network?
     
  13. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Thành thật xin lỗi vì sự đường đột. Mình có một công việc phải giải quyết khi đang gửi bài nên quên giới thiệu. Bài này mình tìm thấy trên trang http://www.good-child-guide.com, mình nghĩ có thể hữu ích cho một ai đó... Vậy cho mình hỏi có quy định nào cần phải tuân theo khi gửi bài không ạ?
     
    webmaster thích bài này.
  14. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Việc bạn dịch và đóng góp cho cộng đồng là điều đáng quý. Chỉ có điều là nếu ghi rõ nguồn gốc thì sẽ tốt vì nó sẽ đáng tin cậy hơn so với không ghi rõ.

    Cám ơn bạn nhiều.
     
    mehumeminhanh thích.
  15. meyeuBunny

    meyeuBunny Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/5/2009
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    Topic này hay lắm. Tớ ủng hộ luôn.
     
    meminhanhwebmaster thích.
  16. nan_yeu_beo

    nan_yeu_beo Em là Nấn

    Tham gia:
    25/11/2009
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    các chị dịch được nhiều quá. Em mới dịch được 1 bài vì đợt này bận rộn việc mở cửa hàng quá. Cứ ngày đi làm, hết giờ lại lao ra cửa hàng.
    Sang tuần em xin đóng góp tài liệu ngay ạ.
    Chúc nhà mình ấm áp
     
  17. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    CÁCH GIAO TIẾP GIỮA CHA MẸ & CON TRẺ
    Theo Parentingguides/com.uk

    "Con không bao giờ lắng nghe mẹ cả" là câu phàn nàn mà chúng ta thường xuyên được nghe khi cha mẹ nói về con trẻ. Cách giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ phát triển lòng tự tin, cảm giác mình là người hữu ích và có các mối quan hệ tốt với những người khác. Hãy thử những lời khuyên sau:

    • Dạy trẻ cách lắng nghe….chạm nhẹ vào trẻ trước khi nói và trong cuộc nói chuyện hãy nhắc đến tên trẻ
    • Nói nhẹ nhàng…. Đôi khi thì thầm để trẻ phải lắng nghe vì chúng thích được như vậy.
    • Nhìn vào mắt trẻ vì khi đó bạn sẽ biết chúng hiểu nội dung bạn nói, chùn chân hoặc ngồi xuống để ở cùng vị thế của trẻ.
    • Luyện cách nghe và nói chuyện: hãy kể lại với các thành viên trong gia đình về chương trình hay bạn đã coi trên TV, nghe trên đài hoặc nhìn thấy trong công viên hay siêu thị, nói với trẻ về trường học và bạn bè của con
    • Tôn trọng trẻ và hãy nhẹ giọng. Nếu cha mẹ nói chuyện với con với thái độ tôn trọng và nhẹ nhàng, tâm tình, chúng sẽ nhận ra cha mẹ chính là những người bạn tâm giao để chúng tâm sự
    • Nắm bắt được những điểm tốt của con. Khen ngợi con khi đã hợp tác với bạn hoặc với chị em của trẻ hoặc khi trẻ làm được điều gì đó thực sự đáng khen ngợi.
    • Sử dụng những câu nói mở để giúp trẻ nói thêm về cảm giác hay câu chuyện đang tiếp diễn của trẻ như “mẹ biết” , “vậy à” “rồi thế nào nữa”, “Đừng có lừa mẹ nhé” “Thật vậy à” “Con kể lại đi, mẹ muốn chắc là mẹ đã hiểu con”
    • Xây dựng lòng tin cho trẻ và khuyến khích con giao tiếp. Những từ ngữ khó chịu, tàn nhẫn sẽ làm trẻ buồn và chỉ dạy chúng một điều là chúng chưa đủ tốt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
    • Trẻ nhỏ không bao giờ là già để được dạy chúng được yêu thương. Hãy nói “Mẹ yêu con” vì nó rất quan trọng. Viết câu nói đó ra giấy , gắn vào chỗ con dễ nhìn để cho con thấy rằng con thực sự quan trọng với bố mẹ
    • Cho trẻ thấy bạn thực sự quan tâm chú ý đến câu chuyện trẻ kể. Đừng có vừa xem TV, vừa đọc báo hay làm những việc khác khi nói chuyện với con trẻ.
     
  18. Father's Dream

    Father's Dream Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/11/2009
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    100
    Điểm thành tích:
    43
    Nếu cho tôi 6 từ nói với con: HỌC NHỮNG THỨ KHÔNG NÊN HỌC

    Học những cái không nên học, đó là một lời khuyên mà cha nhận được từ diễn giả trong một khoá học xuất xứ ở Singapore. Cha còn nhớ là lúc đó cha “đơ đơ” vì không hiểu hết ý nghĩa của nó, và cha đã mất gần 7 tháng mới “lĩnh hội” được nó, và bây cha dạy lại cho con. Nhưng trước hết cha sẽ dạy con học theo nghĩa đen trước. Cha còn nhớ hồi nhỏ khi cha đùa nghịch, chạy nhảy thưởng bị ông bà mắng, tệ hơn nữa là còn bị đòn nữa và nhưng đứa trẻ hàng xóm cũng vậy. Và cứ mỗi lần như vậy nó ăn sâu vào trong tâm thức của cha, có lần cha làm vỡ cái bình rượu của ông nội rồi phát hỏng lên vì chắc chắn sẽ bị ăn đòn. Cái gì đến rồi cũng sẽ đến, một trận có 102. Sau ngay hum đó cha chẳng còn dám nghịch nữa, kém năng động ít học hỏi, bây giờ khi đã làm cha. Cha quan sát những người khác cách dạy con. Với nhưng đứa con mà nói, nếu chúng còn nhỏ chúng sẽ sợ và giống cha hồi đó, sẽ ko phát triển trí tuệ tốt nhất được. Vì có câu “cuộc sống của ta đổ vỡ khi không còn làm vỡ được gì nữa”. Thực tế mà nói con trẻ học qua cách thức mà chúng phá một cái gì đó, thử nghĩ mà coi làm sao cha biết được thân câu khế rất giòn nếu cha không bị ngã một vài lần, làm sao cha biết được không nên “tè” vào đám lửa nếu không thì… . Còn khi đã lớn, ông bà mắng cha ,nhiều khi cha nghĩ “Bố mày mà lớn lên….”. Thật trẻ còn, nhưng đúng là thế mà không chỉ mình cha mà còn nhiều người nữa cũng đã từng như thế. Rút kinh nghiệm từ bản thân và trong thực tế cha sẽ dạy con theo một cách khác. Trong nhà cha sẽ cất tất cả những thứ nguy hiểm đi, còn những cái gì có thể cho con nghịch, con phá được thì con cứ thoải mái học hỏi và phát triển, khi con làm đc việc tốt cha động viên, còn khi con làm hỏng một cái gì đó thì cha sẽ giúp con tìm hiểu về nó. Có như vây cha tin chắc con sẽ phát triển tối đã được suy nghĩ và thể chất. Còn nghĩa bóng cha sẽ dạy con khi con lên 9. Yêu con…
    P/s: Trẻ con học được qua các trò chơi, đùa nghịch, hãy tạo điều kiện cho trẻ nghịch nha các cha mẹ
     
    meminhanhmexubean thích.
  19. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Có cần phải phạt trẻ không?:cool:

    Có rất nhiều ông bố bà mẹ (tốt) cho rằng cần phải phạt trẻ khi chúng mắc lỗi. Nhưng cũng có các bậc cha mẹ khác lại thấy họ rất thành công trong việc giáo dục con mà không cần phải phạt chúng. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc chính các bậc cha mẹ đã được dạy dỗ như thế nào.
    Nếu đôi khi họ bị trừng phạt vì lý do không thỏa đáng, thì họ nhất định sẽ phạt con họ trong trường hợp tương tự. Còn nếu họ được dạy dỗ chỉ bảo theo hướng tích cực, thì họ cũng có khuynh hướng dạy dỗ con cái theo cách đó.
    Mặt khác, trong số nhiều trẻ em có hạnh kiểm không tốt, thì một số trong số đó thường xuyên bị cha mẹ phạt, nhưng một số khác trong số đó lại chẳng bị cha mẹ phạt bao giờ. Vì vậy chúng ta cũng không thể kết luận là phạt trẻ hay không phạt trẻ là tốt hơn. Việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của mỗi bậc cha mẹ nói chung.

    Trừng phạt không phải là chìa khoá của việc rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ.Trước khi chúng ta nói tiếp về mục đích của việc trừng phạt trẻ, cần phải nhận ra rằng trừng phạt ko bao giờ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục con trẻ. Đó chỉ là cách nhắc nhở mạnh mẽ mà cha mẹ cho là có hiệu quả hơn những lời nói của họ. Chúng ta đều nhìn thấy những đứa trẻ hay bị tạt tai, đánh đít, cũng là những đứa trẻ không có tình cảm và vô lễ.

    Những trẻ em có tính kỷ luật tốt là những trẻ được lớn lên trong một gia đình đầy yêu thương - được yêu thương và học cách yêu thương.
    Chúng ta ai cũng luôn muốn sống tốt và thân thiện bởi vì chúng ta yêu thương mọi người và muốn mọi người yêu thương chúng ta. (những tội phạm là những người lúc ấu thơ không được yêu thương đầy đủ như những người khác. Rất nhiều người trong số đó đã từng bị ngược đãi hoặc là nạn nhân của tội ác và bạo lực).

    Con trẻ dần bớt bám cha mẹ và bắt đầu có nhu cầu chia sẻ với người khác khi chúng khoảng 3 tuổi, (không sớm hơn vì chúng được cha mẹ bao bọc), vì lúc đó tình cảm của trẻ với những trẻ khác (như sự thích thú hay yêu mến) đã phát triển đầy đủ.

    Một yếu tố rất sinh động nữa là trẻ rất muốn được càng giống cha mẹ càng tốt. Trẻ đặc biệt rất cố gắng để trở nên lịch sự, văn minh và có trách nhiệm như người lớn khi chúng khoảng 3-6 tuổi. Chúng tỏ vẻ rất nghiêm túc khi chơi đồ chơi như chăm sóc búp bê, chơi trò "trông nhà" và "đi làm", vì trẻ thấy cha mẹ chúng làm như vậy.

    Sự kiên quyết và nhất quán
    Việc hàng ngày của cha mẹ là giáo dục trẻ vào khuôn phép bằng sự kiên quyết và trước sau như một.

    Mặc dù trẻ phần lớn tự hoà nhập vào cuộc sống, thông qua tình yêu thương và bắt chước, thì cha mẹ vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

    Giống như 1 chiếc xe hơi. Trẻ cung cấp năng lượng nhưng cha mẹ phải lái chúng đi đúng đường. Có những bé khó bảo hơn những bé khác – chúng nghịch ngợm hơn, hấp tấp hơn, bướng bỉnh hơn – và vì vậy cần tốn nhiều sức lực hơn để trẻ vào khuôn phép. Đối với hầu hết trẻ em và hầu hết thời gian, chỉ cần ánh mắt hoặc lời nói không đồng ý của cha mẹ là đủ để lái trẻ đi đúng đường. Có 1 số ít trẻ rất bướng bỉnh nhất định không nghe lời cha mẹ làm cho họ mặc dù là cha mẹ tốt cũng cảm thấy bất lực, chán nản và giận dữ. Một số trẻ như vậy sẽ mắc hội chứng hiếu động thái quá hoặc tương tự.

    Động cơ hành động của trẻ thường là tốt, nhưng chúng chưa có kinh nghiệm hoặc không ổn định tinh thần khi ra ngoài xã hội. Cha mẹ thường nên nói với trẻ những câu “Chúng ta phải nắm tay nhau khi qua đường”, “Con không thể chơi cái này, nó sẽ làm con hay ai đó bị đau”, “Con cảm ơn bà Griffin đi!”, “Chúng ta đi nào, sẽ có sự bất ngờ trong bữa trưa dành cho con đấy!”, “Chúng ta phải để lại đồ chơi thôi, vì đó là của bạn Harry và bạn ấy muốn đồ chơi đó”, “Đến giờ đi ngủ rồi, giấc ngủ sẽ làm con mau lớn và khoẻ mạnh đấy!”, và những lời như thế!

    Theo Rasing Children Network
     
  20. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Mình xin đóng góp một bài nữa, không biết dài quá thì có làm sao không :(

    10 lời khuyên để làm cha mẹ tốt
    Viết bởi Kelly Nault
    Nguồn ultimateparenting.com

    Chìa khóa thành công của kỹ năng làm cha mẹ? Hãy bắt đầu với 10 lời khuyên dưới đây và bạn sẽ thật sự thôi thúc trẻ muốn cư xử tốt.
    1. Nếu bạn yêu con – hãy yêu bản thân mình trước
    Rất nhiều trẻ em đang sống với những người mẹ bất hạnh, kệt quệ và căng thẳng. Con trẻ chỉ phát triển khoẻ mạnh khi chúng được nuôi dưỡng trong gia đình cha mẹ hạnh phúc và cân bằng. Cách tốt nhất để cho con nhiều hơn là cho bản thân bạn nhiều hơn: bằng cách làm này, bạn có thể trở thành một hình mẫu quan trọng về một người lớn khoẻ mạnh và hạnh phúc trong mắt trẻ.
    Cho bản thân bạn nhiều hơn cũng có nghĩa là bạn có thể cho gia đình nhiều hơn. “Nhưng tôi không có thời gian!”, tôi nghe nhiều bà mẹ than vãn. Tất cả chúng ta đều có 24 giờ mỗi ngày, và tất cả chúng ta cần có những lựa chọn thông minh để đặt những gì quan trọng nhất lên hàng đầu. Nếu chúng ta liên tục thức khuya thì chúng ta sẽ tự đặt mình trên bờ vực kiệt quệ - đó hẳn là một điều không vui cho bản thân bạn và gia đình bạn.
    2. Nếu bạn kết hôn – hãy giữ gìn cuộc hôn nhân trước mặt trẻ
    Phần lớn chúng ta đã nghe về Thế hệ X và Thế hệ Y. Nhưng bạn có nhận thấy rằng Thế hệ S - Thế hệ hư hỏng - đang nổi lên? Nhiều trẻ em ngày nay đang lớn lên với cảm giác không đúng đắn về quyền được phép làm vì gia đình đã xem chúng như là trung tâm vũ trụ. Và với số liệu thống kê ly hôn vẫn nằm ở mức 50%, trẻ em rất thường mô phỏng lại những cuộc hôn nhân thất bại và bất hạnh.
    Bí quyết để làm cha mẹ tốt là có một cuộc hôn nhân hạnh phúc để con trẻ có thể phát triển khoẻ mạnh- một sự kết hợp mà chúng có thể dùng làm hình mẫu trong những mối quan hệ tương lai. Hãy dừng lại và để chút thời gian cho cuộc hôn nhân của bạn – vì lợi ích của chính gia đình bạn.
    3. Yêu thương con
    Dù ở trong tình huống nào, dù con bạn thường làm cho bạn tức giận ra sao – hãy biết rằng có hàng ngàn phụ nữ trên thế gian này thật lòng vui sướng được thay vào chỗ của bạn. Có những phụ nữ sẵn sàng đánh đổi tất cả để được làm mẹ. Hãy cố gắng nhớ rằng bạn may mắn như thế nào. Hãy ôm con ít nhất ba lần một ngày. Hãy luôn nói với con rằng bạn biết ơn vì đã có cơ hội làm mẹ chúng và nhờ đó trở thành một người phụ nữ, một người mẹ tốt hơn.
    4. Dạy con câu cá (hơn là câu cá cho con)
    Nhiều bà mẹ (và ông bố) làm mọi việc cho trẻ. Điều này chỉ làm trẻ mất cơ hội học lấy sự tự tin - một điều cốt lõi để có lòng tự trọng. Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là giúp trẻ học làm thế nào để tự làm công việc cho chính mình.
    Cuốn sách được giải thưởng của tôi, When you’re about to go off the deep end, don’t take your kids with you (tạm dịch: Khi bạn đến bước đường cùng, xin đừng làm liên luỵ con trẻ), chương 7 có tên là “Làm thế nào để con bạn tươi cười làm việc nhà”. Một số phụ huynh nghĩ rằng tôi từ hành tinh khác đến khi tôi gợi ý rằng trẻ có thể học làm việc nhà với nụ cười trên môi. Nhưng rồi họ ngạc nhiên một cách thú vị khi thấy điều đó là có thể. Việc nhà (giặt đồ, rửa chén, lau nhà…) có thể dạy chúng những kỹ năng cơ bản mà mọi người cần biết. Và việc nhà làm cho trẻ có cơ hội đóng góp cho gia đình theo một cách tích cực. Hãy xem con bạn trưởng thành khi bạn dạy chúng đóng góp một cách có ý nghĩa cho bạn và gia đình.
    5. Hãy chú trọng vào những điều bạn thích (thay vì những điều bạn không thích)
    Nếu trẻ không được tán dương và chú ý vì những việc tốt, cư xử tốt chúng làm được thì bạn hãy tin rằng chúng sẽ cư xử không tốt để thu hút sự chú ý của bạn.
    Bạn càng chú ý những điều bạn thích trẻ làm thì bạn càng thôi thúc trẻ lặp lại những cư xử và thành tích tốt.
    6. Tôn trọng và được tôn trọng
    Nếu bạn không muốn bị trẻ đối xử thế nào thì đừng đối xử với trẻ thế ấy. Danh sách những điều bạn không muốn làm bao gồm chửi mắng, đánh đập, khinh bỉ, chế nhạo và làm nhục người khác. Có rất nhiều cách tốt hơn để bạn xử lý những xung đột, căng thẳng và cư xử xấu. Hãy chắc chắn rằng những công cụ để học làm cha mẹ tốt đều dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau.
    7. Một gia đình vui vẻ sẽ gắn bó cùng nhau
    Hãy vui chơi với trẻ! Cười, chọc cười và chơi đùa cùng nhau là nền tảng của một gia đình hạnh phúc. Đùa vui có thể có ảnh hưởng lớn trong việc đóng góp những khoảng thời gian chất lượng cần thiết và ngăn ngừa những xung đột không cần thiết, những hành vi làm bạn tức giận. Trẻ được trải qua những khoảng thời gian chất lượng với cha mẹ sẽ không cần phải cư xử xấu để gây sự chú ý của họ nữa.
    8. Hãy lựa chọn sự đối đầu thông minh và đối đầu với sự tôn trọng
    Trẻ cần cảm giác tự chủ trong một phạm vi nào đó của đời sống. Chúng cũng cần những giới hạn. Hãy tạo nên những quy tắc gia đình nhưng cũng phải đảm bảo tính linh hoạt. Ví dụ quy tắc gia đình là những khu vực sinh hoạt chung phải vệ sinh trước khi đi ngủ, nhưng không gian trong phòng trẻ thì để cho tuỳ trẻ (bạn có thể luôn đóng cửa phòng trẻ nếu sự mất trật tự làm bạn khó chịu). Những cuộc đối đầu giữa hai người với hai quan điểm ngược nhau: thỉnh thoảng nên cần người thứ ba làm trung gian giữa bạn và trẻ. Hãy xem xét đến cách này. Nếu không có người thứ ba thích hợp thì hãy chắc rằng bạn đưa ra những yêu cầu một cách kiên quyết nhưng vẫn nhẹ nhàng. Hãy nhớ chú trọng đến vấn đề đặt ra hơn là cố phân thắng bại.
    9. Hãy nói những điều bạn sẽ làm và làm theo
    Phần lớn cha mẹ vô tình dạy con không vâng lời. Nếu bạn liên tục nói cho mình nghe còn trẻ thì không tuân theo thì bạn đang dạy con phớt lờ lời của bạn (và đặc biệt là phớt lờ ngay lần đầu tiên bạn nói). Nếu bạn không làm theo những gì bạn nói sẽ làm thì bạn đang dạy con rằng lời của bạn chỉ là vô bổ và không đáng tin. Bằng cách làm theo đến cùng những gì bạn đã nói bạn sẽ bắt đầu tạo thói quen con bạn nghe lời bạn ngay từ lần nói đầu tiên.
    10. Tìm ra điểm sáng (God-spot) của bạn
    Trong cuốn sách của tôi tựa đề Khi bạn đến bước đường cùng, xin đừng liên luỵ con trẻ, tôi có nói về sự quan trọng của việc tìm ra những gì tôi gọi là “điểm sáng” của bạn. Bất kể bạn có tin vào sức mạnh nào, nếu có niềm tin rằng mọi chuyện rồi sẽ kết thúc thì niềm tin đó sẽ giúp bạn vượt qua được những “bước đường cùng”.
    Hãy đối mặt. Một ngày nào đó bạn sẽ gặp rắc rối! Cũng sẽ có những ngày bạn chỉ muốn khóc to lên. Vì vậy hãy giữ gìn niềm tin của bạn. Khi những điều không chờ đợi lại xảy ra, nó có thể là tất cả những gì bạn có để giúp bạn vượt qua.
     

Chia sẻ trang này