Dự án - Chia sẻ các bài dịch về giáo dục trẻ em.

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi meminhanh, 17/12/2009.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Thật tuyệt vời. Càng ngày càng đọc các bài dịch mà các bạn đã cung cấp mình càng cảm thấy rất vui, nó là một sự động viên, một sự khuyến khích để mỗi chúng ta thấy yêu gia đình, yêu công việc, yêu diễn đàn hơn. Những bài mà các bạn chọn dịch rất hay và rất ý nghĩa.

    Mình tin rằng bằng những bài dịch hay, có ý nghĩa chúng ta đang dần làm cho môi trường sống quanh ta tốt hơn.

    Và trên quy mô cộng đồng nhỏ bé LÀM CHA MẸ tôi nhận thấy tình yêu, tinh thần trách nhiệm, sự chia sẻ thầm lặng nhưng giá trị lớn lao. Những ảnh hưởng không quá mạnh nhưng tác động của nó chắc chắn sẽ lâu dài và lớn lên không ngừng.

    CÁM ƠN CÁC BẠN
     
    Đang tải...


  2. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    10 cách nuôi dạy tính cách của trẻ.
    Theo Dr. Kevin Ryan- Parenting guides.com

    Đây là một trong những vấn đề quan trọng trong cuộc sống chúng ta- nuôi dạy con thành những đứa trẻ ngoan- những trẻ có tính cách – cần phải có thời gian và sự quan tâm. Trong khi có rất nhiều trẻ “hành xử theo bản năng” thì vấn đề muốn trở thành cha mẹ tốt lại thành ra phức tạp hơn nhiều. Sau đây là 10 cách cha mẹ có thể giúp con em mình xây dựng tính cách rõ ràng:

    1. Đặt việc nuôi dạy con lên trên hết. Trong thế giới với cuộc sống có quá nhiều nhu cầu thì vấn đề này không hề đơn giản. Các bậc cha mẹ tốt cần lên kế hoạch cẩn thận chi tiết và giành thời gian để chăm sóc nuôi dạy con vì chính họ là người có mục đích phát triển những tính cách của trẻ trên hết.

    2. Tính xem bạn đã giành bao nhiêu giờ và mấy ngày một tuần cho con. Hãy nghĩ về lượng thời gian bạn đã giành cho con., xem xem bạn đã cho con hòa nhập với cuộc sống của bạn thế nào và chính bạn đã thực sự gắn kết với cuộc sống của con chưa.

    3. Hãy là tấm gương sáng. Đối diện với thực tế là: Con người học thông qua hình mẫu là chính. Trên thực tế bạn không thể tránh khỏi việc là tấm gương cho chính con mình, cho dù tốt hay xấu. Do vậy hãy là tấm gương sáng vì đây là việc quan trọng nhất. Con bạn sẽ soi mình vào bạn và lớn lên.

    4. Giành một tai và một mắt vào những gì con mình đang chú ý Con trẻ giống như miếng mút vậy. Phần lớn những gì chúng nắm bắt được đều liên quan đến những giá trị đạo đức và tính cách. Sách vở, các bài hát, TV, internet và phim ảnh hàng ngày vẫn đưa thông điệp- đạo đức hay phi đạo đức – tới trẻ. Cha mẹ cần kiểm soát được những dòng ý tưởng và hình ảnh đó vì rất có thể chúng sẽ ảnh hưởng tới con em mình theo chiều hướng không tốt.

    5. Sử dụng ngôn ngữ tính cách. Trẻ nhỏ không thể phát triển theo chiều hướng đạo đức trừ khi những người quanh chúng đều sử dụng những từ ngữ rõ ràng, mạch lạc để diễn tả cái đúng cái sai.

    6. Phạt trẻ với trái tim yêu thương. Ngày nay, hình phạt có sức làm tổn thương rất lớn. Nguyên nhân là do cha mẹ đầy tội lỗi và con cái được nuông chiều thái quá, ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ. Con trẻ cần có giới hạn. Chúng sẽ lờ những giới hạn đó trong những dịp có thể. Những hình phạt thích hợp là một trong các cách cần được áp dụng. Con trẻ cần phải hiểu hình phạt đó là gì và vì sao chúng lại bị phạt như vậy, cha mẹ phạt vậy vì yêu thương con chứ không phải vì ghét bỏ.

    7. Học cách lắng nghe con trẻ. Rất dễ để chúng ta đùa chơi nói chuyện với trẻ. Một trong những điều quan trọng mà chúng ta có thể làm cho chúng là để chúng thấy chúng thật quan trọng và giành thời gian lắng nghe chúng nói.

    8. Để tâm nhiều đến cuộc sống trường lớp của con. Trường học là nơi chính trong cuộc sống con trẻ. Sự trải nghiệm của trẻ giống như chiếc túi to chứa hỗn hợp những niềm vui và nỗi buồn. Cách chúng giải quyết với cáu túi đó thế nào sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng . Giúp con mình trở thành những học sinh ngoan cũng là cách cha mẹ giúp con hinh thành tính cách mạnh mẽ.

    9. Quá quan tâm đến công việc quên mất bữa ăn gia đình. Một trong xu hướng nguy hiểm nhất ở Mỹ hiện nay đó là thời gian giành cho bữa ăn gia đình đang chết dần chết mòn. Bàn ăn không chỉ là một nơi sinh hoạt ăn uống mà còn là nơi dạy dỗ và trải nghiệm những giá trị gia đình qua bữa ăn. Thái độ và quy tắc cũng được thể hiện một cách tinh tế qua bàn ăn. Thời gian ăn uống cho gia đình giúp các thành viên nói chuyện gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi với nhau đồng thời cũng giúp con trẻ có nếp nghĩ về bữa ăn nhiều hơn trong cuộc sống sau này.

    10. Không coi nhẹ việc giáo dục tính cách chỉ là lời nói suông. Chúng ta học được những điều tốt qua thực tiễn. Cha mẹ nên giúp con trẻ bằng cách khuyến khích và khen ngợi những hành động đẹp, đạo đức qua việc tự rèn luyện bản thân, những thói quen làm việc tốt, cư xử nhã nhặn lễ độ với những người khác và việc hoà đồng cũng rất quan trọng. Nét sau cùng trong việc phát triển tính cách của trẻ chính là hành vi cư xử. Các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình trở thành những kiến trúc sư cho việc sáng tạo ra tính cách của chúng trong khi họ lại chấp nhận trách nhiệm trở thành kiến trúc sư của môi trường – tâm lý và đạo đức. Chúng ta cần tạo ra môi trường con trẻ có thể phát triển những thói quen về tính trung thực, sự nhã nhặn, sự rộng lượng và tính công bằng. Với đa số các bậc cha mẹ, họ đều đã và đang tôi luyện bản thân qua cuộc sống lăn lộn thường ngày thậm chí phải đổ mồ hôi sôi nước mắt do vậy hãy cho con em mình cơ hội để chúng cũng trở thành những cha mẹ tốt.
     
  3. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Cám ơn mexubean,

    Đọc bài này của bạn mình lại thấy gần đây mình đã quá mải mê công việc mà bỏ bê quan tâm đến con. Bài viết này đã cảnh tỉnh lại mình rồi. Cám ơn bạn nhiều nhé.
     
    meminhanhmexubean thích.
  4. Mẹanthư

    Mẹanthư Thành viên tích cực

    Tham gia:
    24/11/2008
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    đánh dấu để tối nghiên cứu tiếp . Cám ơn tất cẩ các mẹ đã chia sẻ những bài viết hay
     
  5. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Mình gửi bài nữa, bài này giành cho trẻ

    Đối phó khi bị bắt nạt
    Nguồn: kidshealth.org

    Bắt nạt là một vấn nạn lớn. Nó có thể làm cho trẻ cảm thấy tổn thương, sợ hãi, chán, cô đơn, bối rối và buồn. Những kẻ bắt nạt có thể đánh, đá, xô đẩy, hoặc dùng lời lẽ réo tên, đe dọa, trêu chọc, hoặc xua đuổi trẻ. Một kẻ bắt nạt có thể nói xấu, giật đồ, chế nhạo hoặc cố tình tẩy chay trẻ. Một vài kẻ bắt nạt đe dọa hoặc bắt buộc trẻ làm những điều mà chúng không muốn.

    Bắt nạt là một chuyện lớn
    Bắt nạt là vấn nạn lớn, ảnh hưởng đến nhiều trẻ em. Ba phần tư trẻ em nói rằng chúng đã bị bắt nạt hoặc trêu ghẹo. Bị bắt nạt có thể làm cho trẻ cảm thấy thật tồi tệ. Áp lực khi phải đối phó với những kẻ bắt nạt có thể làm cho trẻ cảm thấy chán chường.

    Bị bắt nạt có thể làm cho trẻ không muốn đi chơi hoặc đến trường. Thật khó để tập trung vào bài vở khi bạn đang lo lắng làm thế nào đối phó với kẻ bắt nạt kề bên. Nạn bắt nạt làm phiền mọi người chứ không riêng gì những trẻ bị bắt nạt. Nó có thể làm cho nhà trường thành nơi đáng sợ và dẫn đến nhiều căng thẳng và bạo lực hơn cho mọi người.

    Tại sao những kẻ bắt nạt hành động như vậy?
    Một vài kẻ bắt nạt tìm kiếm sự chú ý. Chúng có thể nghĩ rằng bắt nạt là một cách để nổi tiếng hoặc để nhận được những gì chúng muốn. Phần lớn những kẻ bắt nạt cố làm cho chúng cảm thấy mình quan trọng. Khi chúng bắt nạt được ai, điều đó có thể làm cho chúng cảm thấy quan trọng và có quyền lực.

    Một vài kẻ bắt nạt sinh ra trong gia đình mà mọi người giận dữ và la mắng suốt ngày. Chúng có thể nghĩ rằng giận dữ, réo tên, xô đẩy mọi người chung quanh là những hành động bình thường. Một vài kẻ bắt nạt bắt chước lại những gì chúng thấy người khác làm. Một vài kẻ thì đã từng bị bắt nạt.

    Đôi khi những kẻ bắt nạt cũng biết rằng những gì chúng đang nói hoặc làm là làm tổn thương người khác. Những những kẻ khác thì có thể không nhận ra hành động của chúng có hại đến chừng nào. Phần lớn kẻ bắt nạt không hiểu hoặc quan tâm đến cảm giác của những người khác.

    Những kẻ bắt nạt thường chọn những người mà chúng nghĩ chúng mạnh hơn. Chúng có thể chọn những trẻ dễ bị bối rối hoặc khó tự bảo vệ mình. Nhìn thấy những xúc động mạnh từ những người khác có thể làm cho kẻ bắt nạt cảm thấy có được sức mạnh mà chúng muốn. Thỉnh thoảng những kẻ bắt nạt chọn những người thông minh hơn chúng hoặc khác chúng một mặt nào đó. Đôi khi những kẻ bắt nạt chọn một nạn nhân chẳng vì lý do gì cả.

    Nạn bắt nạt: làm thế nào để đối phó
    Bây giờ bạn đã biết bắt nạt là một vấn nạn lớn ảnh hưởng đến nhiều trẻ, nhưng bạn làm gì nếu ai đó bắt nạt bạn? Lời khuyên của chúng tôi chia làm 2 nhóm: tránh những bất đồng với kẻ bắt nạt, và những gì cần làm nếu cuối cùng phải đối mặt với kẻ bắt nạt.

    Tránh bất đồng với kẻ bắt nạt

    Đừng cho kẻ bắt nạt một cơ hội. Hãy tránh kẻ bắt nạt càng xa càng tốt. Dĩ nhiên bạn không thể ẩn núp hoặc bỏ học. Nhưng nếu có thể thì bạn hãy đi đường khác để tránh xa chúng ra.

    Hãy đứng thẳng và tỏ ra can đảm. Khi bạn sợ ai, bạn có thể cảm thấy không đủ can đảm. Nhưng đôi khi chỉ cần tỏ ra can đảm cũng đủ làm chùn kẻ bắt nạt. Vậy một người can đảm trông sẽ như thế nào? Hãy đứng thẳng lên và bạn sẽ phát đi một thông điệp "Xin đừng quấy rầy". Khi bạn cảm thấy hài lòng với bản thân thì bạn sẽ dễ dàng cảm thấy can đảm hơn. Hãy nghe lời khuyên tiếp theo.

    Hài lòng với bản thân. Không ai hoàn hảo cả, nhưng bạn có thể làm gì để cảm thấy hài lòng với bản thân? Có thể bạn thích được khoẻ mạnh hơn. Nếu vậy, có thể bạn sẽ quyết định tập thể dục nhiều hơn, xem TV ít hơn, và ăn những thức ăn có lợi cho sức khoẻ. Hoặc có thể bạn sẽ cảm thấy tươi tỉnh khi sau tắm buổi sáng. Nếu vậy, bạn có thể quyết định dậy sớm hơn một chút để có thời gian vệ sinh sạch sẽ và tỉnh táo khi đến trường.

    Tìm bạn khi bị bắt nạt và là một người bạn của người bị bắt nạt. Hai thì tốt hơn một nếu bạn đang tìm cách tránh khỏi bị bắt nạt. Hãy sắp xếp để đi cùng với một hoặc hai bạn nữa trên đường đến trường, trong giờ nghỉ, giờ ăn hoặc bất cứ nơi đâu bạn nghĩ có thể gặp kẻ bắt nạt. Đề nghị được đi cùng nếu có bạn đang bị bắt nạt. Yêu cầu được giúp đỡ nếu bạn thấy bị tiếp tục bắt nạt ở trường – hãy nói với người lớn, bảo vệ người bị bắt nạt và yêu cầu kẻ bắt nạt dừng tay.

    Nếu kẻ bắt nạt nói hoặc làm gì đó với bạn

    Phớt lờ kẻ bắt nạt. Nếu có thể, hãy cố hết sức để bỏ qua những lời đe dọa. Giả vờ như bạn không nghe thấy và đi nhanh đến một nơi an toàn. Những kẻ bắt nạt muốn thấy bạn xúc động mạnh trước những lời trêu chọc và hành động của chúng. Hãy làm như thể bạn không để ý và không quan tâm giống như không có một cảm xúc nào, và điều này có thể làm chấm dứt hành động của kẻ bắt nạt.

    Tự bảo vệ mình. Giả vờ như thật sự cảm thấy can đảm và tự tin. Hãy nói to với kẻ bắt nạt "Không! Đủ rồi". Rồi bước đi, hoặc có thể bạn phải chạy đi. Những đứa trẻ cũng có thể hỗ trợ nhau bằng cách yêu cầu kẻ bắt nạt ngừng trêu chọc và đe dọa người khác, rồi cùng nhau bước đi. Nếu kẻ bắt nạt muốn bạn làm điều gì mà bạn không muốn – hãy nói "Không!" rồi bước đi. Nếu bạn làm những gì kẻ bắt nạt bảo thì dường như chúng sẽ tiếp tục bắt nạt bạn. Những kẻ bắt nạt có khuynh hướng bắt nạt những người không thể tự bảo vệ mình.

    Đừng đánh trả. Đừng đánh, đá, hoặc xô đẩy lại những kẻ bắt nạt bạn hoặc bạn bè của bạn. Đánh lại chỉ làm thoả mãn kẻ bắt nạt và nó cũng gây nguy hiểm, bởi vì sẽ có người bị thương. Bạn cũng dường như tự đưa mình vào rắc rối. Tốt nhất là nương tựa lẫn nhau một cách an toàn, và yêu cầu người lớn giúp đỡ.

    Đừng biểu lộ cảm xúc. Phải chuẩn bị trước. Làm thế nào bạn ngăn mình khỏi nổi giận hoặc tỏ ra hoảng sợ? Hãy cố làm trí óc sao nhãng đi (đếm ngược từ 100 xuống, đánh vần ngược một từ nào đó…) để cho tâm trí bận rộn cho đến lúc bạn thoát ra khỏi tình huống xấu, đến một nơi an toàn, tại đó bạn có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc.

    Nói với người lớn. Nếu bạn đang bị bắt nạt, điều quan trong nhất là phải nói với người lớn. Tìm người bạn tin cậy và nói với họ những gì đang xảy ra với bạn. Thầy cô, hiệu trưởng, cha mẹ và những người giúp đỡ ở trường đều có thể ngăn chặn trò bắt nạt. Đôi khi kẻ bắt nạt dừng ngay khi thầy cô phát hiện bởi vì chúng sợ cha mẹ trừng phạt. Điều này không phải là mách lẻo về những người làm điều xấu - bắt nạt là sai trái và nếu những người bị bắt nạt hoặc thấy ai đó bị bắt nạt đều lên tiếng thì sẽ rất có ích.

    Điều gì xảy ra với kẻ bắt nạt?
    Cuối cùng, phần lớn những kẻ bắt nạt đều tự đưa mình vào rắc rối. Nếu chúng tiếp tục làm điều xấu và có hại, không sớm thì muộn chúng chỉ còn lại vài người bạn mà thôi - thường là những kẻ giống như chúng. Sức mạnh mà chúng muốn bay đi nhanh chóng. Những đứa trẻ khác tiến lên và để lại kẻ bắt nạt đằng sau.

    Một vài kẻ bắt nạt đổ lỗi cho những người khác. Nhưng mọi đứa trẻ đều có thể chọn lựa cách cư xử. Một vài kẻ bắt nạt nhận ra rằng chúng không thể nhận được sự kính trọng mong muốn bằng cách đe doạ người khác. Chúng có thể có ý nghĩ rằng bắt nạt sẽ làm chúng nổi tiếng, nhưng chúng sẽ sớm nhận ra rằng những trẻ khác chỉ nghĩ về chúng như những người tồi chuyên gây rắc rối.

    Có một điều tốt là những kẻ bắt nạt có thể tập để thay đổi hành vi. Thầy cô, người tư vấn và cha mẹ có thể giúp. Có thể quan sát những đứa trẻ cư xử lịch thiệp và tự trọng. Những kẻ bắt nạt có thể thay đổi nếu chúng tập sử dụng sức mạnh một cách có ích. Cuối cùng, những kẻ bắt nạt có quyết định thay đổi hay không là tuỳ thuộc vào chúng. Một số kẻ bắt nạt trở thành những trẻ tốt. Một số thì chẳng bao giờ.

    Nhưng không ai cần phải chịu đựng kẻ bắt nạt. Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết bị bắt nạt, hãy nói với người mà bạn tin cậy. Mọi người đều có quyền được cảm thấy an toàn, nhưng bị bắt nạt làm cho trẻ cảm thấy bất an. Hãy nói với người khác về điều đó và tiếp tục lên tiếng cho đến khi một điều gì đó được thực hiện.
     
  6. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    TRẺ NÓI BẬY
    By Raising Children Network


    Sẽ rất shock với các bậc cha mẹ khi lần đầu tiên nghe con trẻ chửi thề, văng tục. Họ sẽ rất lo lắng và tìm hiểu xem con họ đã học “cái thứ ngôn ngữ” đó ở đâu. Và con họ có thực sự hiểu những gì chúng nói hay không. Các bậc cha mẹ sẽ phản ứng thế nào khi con trẻ chửi thề sẽ tác động và ảnh hưởng tới hành vi văng tục chửi thề của trẻ sau này.

    Bạn có biết?

    • Kết quả từ cuộc khảo sát chủi thề văng tục trực tuyến của chúng tôi chỉ ra rằng 99% các bậc cha mẹ nghĩ rằng chửi thề là không thể chấp nhận.
    • Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng việc chửi thề văng tục ở trẻ từ 1-3 tuổi là 42% và ở độ tuổi 4-7 là 69%

    Vì sao trẻ văng tục chửi thề?
    Trẻ nhỏ thường chửi thể văng tục vì chúng đang khám phá ngôn ngữ. Chúng có thể thử nghiệm một từ mới, có lẽ để hiểu ý nghĩa của nó. Chúng cũng có thể cố gắng để thể hiện cảm giác như thất vọng. Hoặc đơn giản là chúng thấy từ đó có vẻ vui vui hoặc chỉ để phản ứng. Trẻ em cũng có thể bắt chước người lớn khi chúng thấy người lớn chửi thề văng tục
    Cha mẹ nên làm gì: Hành động tức thì
    Cách hiệu quả nhất để đối mặt với việc con bạn chủi thề văng tục là “lờ tịt đi từ đó hoàn toàn” Không nói chuyện, không nhìn. Nếu hành vi này là việc tìm kiếm sự chú ý thì thông thường là cách tốt nhất để chặn việc văng tục của trẻ

    Phản ứng của bạn sẽ ảnh hưởng tới việc con mình sẽ văng tục một lần nữa. Giữ bình tĩnh là chìa khóa.Việc này cần về lâu về dài để ngăn ngừa con chửi thề văng tục thêm nữa

    Nếu con bạn tiếp tục văng tục , hoặc bạn cảm thấy đó là một cơ hội tốt để dạy con về việc văng tục, hãy thử nói chuyện với con về sự lựa chọn từ ngữ của con mình. Ví dụ, bạn có thể nói, “Chúng ta không sử dụng những làm người khác buồn”

    Trẻ nhỏ có thế không hiểu hoàn toàn những từ chúng nói nhưng chúng có thể hiểu rằng những từ đó có thể làm đau người khác. Cha mẹ hãy giúp con mình !

    Cha mẹ có nên giải thích nghĩa của từ cho trẻ?
    Thông thường trẻ nhỏ không cần việc giải thích cho những từ văng bậy. Chúng còn quá nhỏ để hiểu được những khái niệm liên quan đến những từ văng tục thông dụng. Chỉ cần nói “Đó là từ không hay” là đủ với trẻ.

    Trẻ lớn hơn có thể lĩnh hội được việc giải thích đơn giản tùy theo từng trẻ. Nếu cha mẹ nghĩ con mình có thể hiểu được ý nghĩa của từ đó, bạn có thể hỏi xem con nghĩ từ đó có nghĩa gì. Sau đó dùng những khái niệm đơn giản để giải thích cho con hiểu vì sao từ đó không đúng, không thích hợp. Ví dụ, cha mẹ có thể nói “Đây là từ dùng để chỉ bộ phận cơ thể nhưng không phải là từ hay để sử dụng”

    Cha mẹ nên làm gì: Hành động dài hạn
    • Sẽ rất tốt nếu các thành viên trong gia đình cùng thảo luận và đồng ý về cách sử dụng từ ngữ có thể chấp nhận được. Ví dụ, ở một số gia đình việc dùng từ “chết tiệt, liệu cái thần hồn…” “Damn” là có thể chấp nhận được nhưng không chấp nhận việc sử dụng các từ khác.
    • Thảo luận với các thành viên về các từ ngữ thích hợp với con trẻ. Ví dụ, cha mẹ có thể nói “Con nên dùng từ đẹp hơn” hoặc “Chúng ta không sử dụng từ này nữa nhé”.
    • Nếu cha mẹ thấy khó có thể dừng việc văng tục, hãy cố gắng tìm từ khác thay thế hoặc sử dụng cách nào đó để đối mặt với tình thế. Người lớn thường văng tục khi họ thất vọng hoặc tức giận. Thay vì chửi thề, hãy dùng cách khác để thể hiện như “Tôi cảm thấy quá bức xúc/ quá tức giận”. Bằng cách này bạn sẽ tạo được hình ảnh đẹp hơn trong mắt trẻ khi thể hiện cảm xúc của mình.
    • Cẩn trọng với những gì trẻ xem, nghe và chơi. Thời nay việc coi TV, có máy tính kết nối internet trong nhà là việc không mấy khó khăn. Nếu các bậc cha mẹ không thể thường xuyên giám sát việc coi TV, chơi máy tính… hãy kiểm tra hướng dẫn để biết con mình đã xem gì. Đồng thời hãy để điều khiển vào nơi mà con bạn không lấy được. Việc này sẽ hạn chế được sự tò mò khám phá của con trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ không phù hợp (và cả những hành vi không đúng nữa)
    • Khen ngợi con khi bạn thấy con đang xử trí đúng đắn khi con buồn bực, tức giận, nếu con trẻ kể với bạn rằng có bạn đang dùng từ văng bậy để khiêu khích chòng ghẹo con bạn, hãy khuyến khích con tránh xa tình thế đó và không dùng từ đó.
    Con trẻ dễ dàng học theo những từ của người lớn vì bản tính của trẻ là tò mò và thích khám phá. Do vậy người lớn quanh trẻ cũng cần cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình.

    Xử trí khắc phục việc văng tục bằng cách xử lý tình huống
    Nếu cha mẹ biết vì sao con nói bậy họ có thể sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp.
    • Nếu nói bậy chỉ vì tức giận, bạn có thể dạy con mình rằng cảm giác đó là chấp nhận được. Nhưng sẽ tốt hơn nếu con thể hiện cảm xúc của mình bằng cách sử dụng những từ ngữ đúng thích hợp hơn hoặc bỏ qua điều/ người khiến con tức giận. Ví dụ, nếu con bạn tức giận với bạn cùng chơi, hãy bảo con thôi không chơi nữa hoặc nhờ sự can thiệp của một người khác.
    • Nếu cha mẹ nghĩ con bạn văng tục chửi bậy là “bắt kịp xã hội”, hãy thảo luận những cách khác để giúp con có thể có sự đồng tình của bạn bè. Ví dụ giúp con sử dụng nhừng cách dễ thương khác để thể hiện cảm xúc của mình.
    • Nếu việc văng bậy chỉ vì buồn bực tức giận, hãy tâm tình với trẻ dần dần để tìm ra vấn đề của con là gì. Ví dụ, nếu con có quá nhiều đồ chơi, đề nghị con nhìn lại chỗ con chơi lần cuối, sau đó đưa con vào phòng ngủ của con, rồi chỉ cho con thấy sàn nhà bừa bộn thế nào và cứ thế tiếp tục…..
    • Chỉ bảo cho con cách phù hợp để kiềm chế cơn giận và sự buồn bực. Có thể cùng con tập đếm từ 1 đến 10, hít thở sâu hoặc nói về cảm giác tực giận của con.
    • Khuyến khích con dùng từ đúng mà không khiến người nghe tức giận, buồn phiền. Ví dụ cha mẹ có thể gợi ý những từ ngữ vui nhộn khi chơi cùng con trẻ

    Con tôi nghe những từ đó ở đâu?
    Trẻ em thường thích thử những từ chúng nghe được hoặc tự nghĩ ra. Và đây là nguyên nhân khiến trẻ có thể nói bậy như những người khác. Trẻ em tiếp nhận những từ ngữ này từ nhiều nguồn khác nhau, bên ngoài và bên trong nhà. Gần một nửa số cha mẹ trong cuộc khảo sát độc giả RCN của chúng tôi thông báo rằng họ tin rằng con cái của họ đã học được cách nói bậy từ chính cha mẹ mình. Đây không phải điều quá ngạc nhiên - hơn 40% các bậc cha mẹ trả lời khảo sát của chúng tôi cho rằng họ văng tục mỗi ngày.

    Nhưng không phải tất cả trẻ đều học hỏi từ cha mẹ. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc với những từ bậy trên TV có thể dẫn tới việc thường xuyên nói bậy của trẻ. Khi trẻ em lớn lên, bạn bè và đồng nghiệp của họ sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngôn ngữ của trẻ.
     
  7. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Cho mình gửi bài nữa trước khi nghỉ tết, tự nhiên thấy mình hướng đến nhiều đối tượng quá :lol:

    Mẹ đơn thân và vai trò của người đàn ông/người tư vấn cho bé trai: Thu xếp cho con trai như thế nào?
    Nguồn: singlemom.com

    Mẹ đơn thân mang những trọng trách lớn, đặc biệt đối với những người là giám hộ duy nhất hoặc chính cho trẻ vị thành niên. Họ nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ, rèn luyện, che chở, bảo vệ, chu cấp… tất cả mọi việc mà không có sự giúp đỡ của một người có nghĩa vụ tương đương. Một trong những vấn đề thách thức nhất của việc làm mẹ đơn thân có thể là việc kết hợp hình tượng một người đàn ông làm đối trọng vào đời sống của con trai nhỏ (vai trò điển hình của một người cha). Những bé trai rốt cuộc sẽ bắt đầu bắt chước những người đàn ông khác mà chúng chọn làm hình mẫu trong nhà, trên TV hoặc trên đường phố. Bằng cách âm thầm tìm cách cung cấp một hình mẫu người đàn ông tốt, mẹ đơn thân có thể thu xếp cho con trai một cơ hội phấn đấu trở thành người đàn ông đứng đắn hơn là thực hiện những sự thay thế vô vị. Sau đây là bốn ý tưởng có thể xem xét:

    1. Những người đàn ông đứng đắn, đáng tin cậy trong dòng họ

    Nghe như là một gợi ý quá hiển nhiên, nhưng có một số lượng đáng ngạc nhiên những người đàn ông lớn lên thiếu cha thừa nhận rằng, họ có rất ít thời gian bên những người đàn ông lớn hơn trong dòng họ, mặc dù có rất nhiều cơ hội gặp chú bác, ông… suốt thời thơ ấu. Nhiều người giải thích rằng họ không nhận ra tầm quan trọng của sự ảnh hưởng từ những người đàn ông lớn khi họ còn là những đứa trẻ; thay vào đó họ còn bận chơi đùa với bạn bè. Vậy một người mẹ đơn thân có thể làm gì?

    Hãy lập danh sách những người đàn ông đứng đắn, đáng tin cậy trong dòng họ hoặc địa phương bạn và xác định xem họ có thiện chí cho con bạn cùng tham gia các hoạt động của họ hay không. Họ có thói quen như câu cá, làm mộc hoặc sửa xe hơi mà con bạn có thể giúp? Họ có những kế hoạch ở nhà hoặc ở cơ quan mà con bạn có thể tham gia? Những mối quan hệ như vậy có thể có lợi ích hai chiều: người lớn nhận được sự giúp đỡ trong khi con bạn học những kỹ năng mới; ông (nội, ngoại) có người cùng câu cá trong khi con bạn phát triển những niềm đam mê mới. Bằng cách khuyến khích hoặc sắp xếp những sự kết hợp này, bạn đang đặt con trai vào vị trí có thể học hỏi từ những người đàn ông bạn chọn làm hình mẫu về đạo đức và giá trị. Trẻ càng có nhiều thời gian với người lớn đứng đắn thì càng có nhiều khả năng băt chước họ. Và khi con trai bạn có những câu hỏi tự nhiên về giới tính, thì có lẽ bạn đã cung cấp cho trẻ một người tư vấn tốt rồi.

    2. Những người bạn của con trai và những người cha của chúng

    Bé trai cũng hình thành những ý tưởng về nhân cách từ sự tiếp xúc với những người bạn cùng lứa. Trẻ càng lớn thì quyền can thiệp vào sự chọn bạn cho con của phụ huynh càng hạn chế, nhưng trong khi trẻ vẫn đang còn bé, mẹ đơn thân có thể ảnh hưởng rất lớn. Hãy xác định những người bạn của con trong trường, trong đội bóng hoặc láng giềng mà có những người cha đứng đắn. Hãy mời những trẻ này đến dự sinh nhật con bạn và tận dụng mọi cơ hội để hoà nhập với gia đình chúng. Điều này có thể giúp theo hai cách: con bạn hưởng lợi từ việc tiếp xúc ngay với sự ảnh hưởng của người đàn ông, và có cơ hội phát triển tình bạn lâu dài với những đứa trẻ này và cha của chúng. Bằng cách vây quanh con bạn với những bạn bè mà bạn nghĩ có nhân cách tốt, bạn đã tăng khả năng cho con bạn phát triển những mối quan hệ chủ yếu có thể mang lại lợi ích trong những năm tới và thậm chí là suốt đời.

    3. Những nơi bạn đến

    Nếu bạn nhận thấy danh sách những người đàn ông đứng đắn trong gia đình và cộng đồng là chưa đủ, hãy xem những nơi mà bạn đến như là nguồn hình mẫu đàn ông đứng đắn tiềm năng cho con trai bạn. Mỗi cộng đồng đều có những dịp làm tình nguyện (ví dụ những bữa ăn cho người không nhà, người già yếu, xây dựng nhà cho người trong cộng đồng có thu nhập thấp…). Tham gia những hoạt động này thường cho bạn và con trai cơ hội sát cánh kề vai với những người là ví dụ điển hình của nhân cách tốt. Nếu bạn là người có tín ngưỡng, hãy xem xét đến những cơ hội ở nhà thờ hoặc nơi bạn đi lễ. Cũng có nhiều tổ chức hướng đến việc phát triển những thành viên nam có khả năng tư vấn và lãnh đạo như: Big Brothers, Boy Scouts (Mỹ), và những chương trình tương tự như vậy ở địa phương bạn.

    4. Những hình mẫu tồi

    Thêm vào việc cung cấp những hình mẫu tốt mà bạn chọn, bạn có thể làm tăng khả năng con trai bạn sẽ bắt chước những người đứng đắn bằng cách giới hạn chúng tiếp xúc với những nhân cách xấu. Trong khi con bạn vẫn còn bé, hãy chọn lọc những sự ảnh hưởng của đàn ông vào trong ngôi nhà của bạn. Hãy xem xét những nhân vật và lời thoại trong các chương trình truyền hình mà bạn chấp nhận. Hãy xem xét những người đàn ông bạn cho phép đến trong đời sống của con trai. Liệu họ có phải là hiện thân của những giá trị và hình tượng mà bạn muốn con mình phấn đấu? Nếu không đúng, hãy dừng ngay khi bạn còn có thể.

    Hãy cẩn trọng

    Tìm kiếm hình mẫu và những người tư vấn tốt có thể làm bạn nản chí, ngã lòng và thậm chí còn rơi vào nguy hiểm. Hầu hết chúng ta đều có thể bị tổn thương khi tìm kiếm sự giúp đỡ, đặc biệt là khi điều đó lại liên quan đến một đứa trẻ. Những kẻ phạm tội và lạm dụng tình dục thường nhắm đến những người mẹ đơn thân để tìm cách tiếp cận trẻ, vì vậy phải hết sức cẩn thận. Có ba nguyên tắc cần tuân thủ khi tuyển chọn những hình mẫu và người tư vấn:

    1. Trước khi xem xét nghiêm túc về một người tư vấn tiềm năng nào đó, hãy xin ý kiến của những người bạn tin cậy và thận trọng tiến hành, cho dù đó là người vị thành niên, những kẻ lạm dụng tình dục dưới vỏ bọc là thầy giáo, cảnh sát, mục sư hay thầy dạy kèm.

    2. Dạy con bạn biết nghi ngờ và báo cho bạn về những người đã yêu cầu con bạn giữ bí mật. Bất cứ ai khuyến khích sự kín đáo, đặc biệt liên quan đến vai trò tư vấn của anh ta, đều không đáng tin cậy.

    3. Hãy ngăn chặn việc bị lôi cuốn vào đám đông. Không có hình mẫu nào còn hơn là có hình mẫu tồi. Trong khi sự nhập vào đám đông dường như có một vài lợi ích về việc tư vấn nhưng cuối cùng cũng đi vào ngõ cụt mà thôi.

    Những người mẹ đơn thân mang trọng trách lớn trong việc nuôi dạy những chủ nhân tương lai của đất nước, đó là các con của họ. Tầm quan trọng của họ trong việc đóng góp cho xã hội bằng cách nuôi dạy nên những con người đứng đắn không thể bị xem thường.
     
  8. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Các mẹ giỏi quá. Thanks các mẹ nhiều. Toàn bài hay!

    Dạo này mình bận quá nên chưa dịch được bài nào. Các mẹ trông nhà giúp nhé! Hihi!
     
    Sửa lần cuối: 25/1/2010
    tuatua thích bài này.
  9. phuquoc9898

    phuquoc9898 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/12/2009
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cũng đọc được một số bài thôi nhưng thấy rất vui vì tính cộng đồng rất cao của topic này, điều đó mình thấy rất có ý nghĩa và đáng trân trọng, luôn cổ vũ cho các bạn nhiệt tình. Mình sẽ tìm đến topic này khi gặp những khó khăn trong việc dạy dỗ bé
     
    Sửa lần cuối: 30/1/2010
    meminhanh thích bài này.
  10. vnmedical

    vnmedical Cân SK, TBYT 0978 551 558

    Tham gia:
    28/1/2010
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    83
    Ra tết em sẽ dịch một chút góp công nghe chị
     
    meminhanhwebmaster thích.
  11. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Rất tuyệt. Cám bạn vì tinh thần sẵn sàng.
     
  12. meminhanh

    meminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    1,163
    Điểm thành tích:
    923
    Chúc cả nhà mình năm mới Mạnh khỏe, Vui vẻ, Hạnh Phúc, Bình an, Thành công! (Và có thêm nhiều bài dịch hay cùng chia sẻ!)
     
  13. Phan huyen nhi

    Phan huyen nhi Mẹ yêu 3A

    Tham gia:
    13/11/2009
    Bài viết:
    4,413
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    863
    Chào cả nhà.
    Em thì ko có bài dịch nhưng em có 1 vấn đề muốn trao đổi cùng các anh chị và mong nhận được lời khuyên.
    Em có 1 đứa cháu con trai đứa em chồng năm nay 6 tuổi. Cháu này được bố mẹ chiều chuộng quá nên nhiều khi cũng ko nghe lời người lớn và hay chành choẹ với các anh chị em khác trong nhà. Ví dụ như cháu sang nhà em, thấy anh có đồ chơi hay đĩa phim hoạt hình thì cháu toàn tự ý lấy về, anh biết ko cho lấy thì cháu lăn ra khóc. Lúc đó em rất khó xử vì em luôn dạy con em là ko được tự ý lấy đồ của người khác, thế nhưng lúc đó em lại phải dỗ dành con em là thôi con cho em đồ chơi (đĩa hoạt hình ...) đi vì thấy cháu khóc đòi em lại ngại bố mẹ nó hiểu nhầm là mình tiếc của, ko cho cháu. Nhưng cho cháu thì vô hình chung em lại phá vỡ nguyên tắc của em khi dạy con. Mà con trai em lần nào cũng thắc mắc là sao mẹ bảo ko được tự tiện lấy đồ của người khác mà em lấy đồ của con ko xin con thì mẹ ko phạt mà lại còn cho em? lúc đó thật sự là cũng rất khó giải thích. Con trai lớn của em năm nay 8 tuổi, cháu ngoan ngoãn và rất nghe lời bố mẹ nhưng cũng bắt đầu lý sự rồi.
    Và còn nhiều chuyện khác nữa đều thể hiện sự ích kỷ của cháu bé. Nhiều lúc em cũng muốn góp ý với bố mẹ cháu nhưng lại thôi vì biết chắc chắc các em ấy sẽ tự ái. Nhưng để con em thấy em làm những việc trái ngược với nguyên tắc mà em đã đề ra với con thì cũng ko được. Ngay như lúc đầu tối nay, con trai em cứ ấm ức vì mẹ lại để cho em lấy mất cái đĩa hoạt hình mà con mới mua được 1 ngày.
    Theo các chị thì em nên giải thích như thế nào với con em để cháu ko bị ấm ức mà vẫn giữ được nguyên tắc dạy con của em?
    Ko biết em gửi bài có đúng khu vực ko? Có gì Mod thông cảm cho em nhé, hjhj, đang bức xúc mà.
     
    SHOP TỪ THIỆN thích bài này.
  14. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Chào bạn, mình chỉ là một người dịch, và con mình cũng còn bé lắm, nhưng đọc được tâm sự của bạn, mình cũng có một vài suy nghĩ thế này: Chuyện của bạn hầu như rất nhiều người trong chúng ta gặp, và quả thật rất khó giải quyết. Nếu trẻ hư là con ruột của mình thì rất dễ, nhưng đây lại là con người khác với muôn vàn quan hệ-tình cảm tế nhị, chỉ cần một chút sơ sẩy là hiểu lầm được ngay. Cho nên hướng giải quyết của mình là hướng nội: con bạn đã 8 tuổi, cháu không còn bé nữa đâu. Bạn đừng che chở con mình khỏi những mặt trái của cuộc sống, thay vào đó, hãy thử giải thích cho cháu hiểu vấn đề. Hãy nói bằng ngôn ngữ thật giản dị và dễ hiểu, rằng điều bạn dạy cháu không sai, nhưng em cháu còn quá nhỏ chưa thể hiểu được điều đó, nên cháu cần nhường cho em, vì cháu là anh, là lớn... Bạn nhớ nhấn mạnh rằng cháu đã là người lớn rồi, phải bao dung hơn, nhường nhịn em hơn...(trẻ con thích như thế lắm). Có thể mới đầu giải thích thì cháu cũng chưa chịu đâu, nhưng cũng phải cố thôi.
    Mình kể cho bạn nghe chuyện này, mình đi làm, gửi lại 2 con nhỏ (3 tuổi và 1,5 tuổi) ở nhà cô ruột của cháu. Mình nghe kể những người hàng xóm đến chơi hay đòi bồng em bé đi đổi lấy đồ chơi. Mình mới làm vẻ mặt rất nghiêm túc nói với cháu lớn "Con là anh, con không được để ai đưa em đi nghe không?". Đang vui đùa, cháu liền dừng lại để hỏi mình lần nữa "Mẹ nói sao?". Mình nhắc lại, cháu gật đầu rất quả quyết và nghiêm túc "Dạ". Giây phút ấy mình thấy cháu chẳng bé tí nào. Từ đó, nếu ai đòi đưa em đi, là cháu cương quyết không chịu, và luôn miệng nói "Mẹ đã dặn rồi" (đầy tinh thần trách nhiệm! :D), cho dù trong các hoạt động thường nhật khác, thì cháu vẫn còn hoàn toàn là một đứa trẻ.
    Vài suy nghĩ của cá nhân mình thôi, không biết có giúp được bạn không. Chúc bạn vui.
     
  15. mehu

    mehu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    43
    Thấy nhà sao vắng vẻ quá, mình gửi một bài đầu năm cho khí thế :D

    5 cách dạy trẻ lòng biết ơn
    By Patty Onderko, Parenting

    Cuộc sống không bao giờ tặng cho trẻ đúng những gì mà chúng muốn. Nhưng bằng nhiều cách bạn có thể dạy cho trẻ biết trân trọng những gì mà chúng có.

    Năm lên 7 tuổi, tôi nhận được một món quà giáng sinh bé tí – kích thước bằng cục tẩy - được gói vụng về và dán bằng băng keo. Bạn trai chị tôi, Jeff, đến chơi và đã chu đáo mang quà đến cho cả ba đứa em nhỏ của chị. Tuy nhiên, món quà của tôi là bé nhất. Tôi nhớ lại, khi chỉ thấy một chú chó bằng sứ bé tí, lạnh và cứng nằm gọn trong lòng bàn tay, tôi đã nghĩ rằng mình thật là xui xẻo. Và tôi đã lạnh nhạt với Jeff suốt cả ngày hôm ấy.

    Sau đó, tôi cảm thấy mình thật là có lỗi. Một phần bởi vì, trong muộn màng, tôi mới nhận ra món quà của Jeff có ý nghĩa làm sao: tôi rất yêu quý ngôi nhà búp bê của mình, và anh ấy đã xoay xở để tìm cho được thứ mà ngôi nhà của tôi còn thiếu - một con thú cưng. Vì vậy, tôi không thể lấy kích thước món quà để đo lường lòng biết ơn của tôi đối với những gì mà Jeff đã gửi gắm trong đó.

    Về điều này, các chuyên gia nhận định, tôi không phải là một trường hợp cá biệt: Đối với những đứa trẻ đang tuổi lớn và hay sao nhãng (gần như tất cả trẻ) thì lòng biết ơn thường ít có. Rất nhiều trẻ được dạy để nói "Xin vui lòng" và "Cảm ơn" từ 18 tháng tuổi nhưng lòng biết ơn và sự khoan dung thật sự cần phải có thời gian để ươm mầm và đơm hoa kết trái.

    Clair Lerner, một chuyên gia về trẻ em của Zero to Three, một tổ chức phi lợi nhuận về sức khoẻ trẻ em và gia đình, nói: "Có một khoảng cách giữa việc khuyến khích lòng biết ơn và thật sự trông đợi nó, dạy trẻ lòng biết ơn là một quá trình liên tục".

    Vicki Hoefle, giám đốc của Parenting on Track, một chương trình giáo dục cha mẹ ở East Middlebury, VT, USA (và là mẹ của 5 thanh thiếu niên) cũng đồng tình: "Về lý thuyết, nếu cho rằng dạy được một đứa trẻ 5 tuổi hiểu và biểu lộ được lòng biết ơn đối với mọi thứ là thành công thì trong thực tế, cha mẹ có quyền cảm thấy thành công nếu nuôi dạy được một người con 35 tuổi trở thành hiện thân của lòng biết ơn ấy".

    Vì vậy, đối với Jeff Galvin, tôi luôn gửi đến anh lời cảm ơn muộn màng. Còn đối với những người khác, đây là gợi ý để tránh năm tình huống gặp phải "khoảnh khắc không biết ơn" của trẻ, từ bây giờ trở về sau:

    1. Trẻ 9 tuổi của bạn đưa ra yêu sách liên tục về các món đồ chơi bé cần có. Lúc này danh sách đã lên tới 23 món.

    Trước mắt: Robert Brooks, một chuyên gia tâm lý của trường Havard Medical School, đồng tác giả cuốn "Raising a Self-Discipline Child" (tạm dịch "Dạy trẻ biết kiềm chế"), nói rằng "Hãy nhấn mạnh rằng bạn hiểu trẻ muốn nhiều thứ, nhưng cho trẻ biết rằng chúng chỉ có thể có một vài thứ mà thôi". Bằng cách đó, bạn sẽ không làm cho trẻ ngốc nghếch và tham lam ngồi liệt kê cả một danh sách dài ngoằng, mà sẽ dạy cho trẻ biết chờ đợi. Một ý kiến khác: Maureen Healy, tác giả cuốn "365 Perfect Things to Say to Your Kids" (tạm dịch "365 điều tuyệt vời để nói với con yêu"), gợi ý: Yêu cầu trẻ lập một danh sách những đồ đạc hoặc công việc mà trẻ muốn đem cho, đúng bằng danh sách trẻ muốn có. Ví dụ: 1) Dọn dẹp phòng trẻ 2) Giúp bạn tìm một hội từ thiện mà gia đình sẽ tặng 3) Sẵn sàng giúp đỡ khi cha bắt đầu gói quà 4) Lập chương trình đi nghỉ lễ. Cuối cùng, nếu bạn đang cắt giảm chi tiêu trong năm nay thì hãy cho trẻ biết điều ấy. Hãy thành thật, nhưng đơn giản và đừng bi kịch hoá để không làm trẻ sợ. Lerner khuyên: Thay vì nói "Bố có thể mất việc, nên chúng ta phải giảm chi tiêu" (có thể làm cho trẻ tưởng rằng sắp mất nhà đến nơi), bạn nên nói "Không có gì thay đổi nhiều, nhưng chúng ta sẽ phải đợi đến năm tới mới đi nghỉ được, và chiếc xe đạp mà con muốn cũng phải hoãn lại đã". Có thể con bạn sẽ nghĩ thầm "Được thôi, mình có thể đợi".

    Chiến lược lâu dài: Lerner nói: Hãy giúp trẻ hiểu rằng những món quà là hành động bày tỏ thiện ý được suy xét cẩn thận, chứ không chỉ đơn thuần là trao một món vật chất. Bất kỳ lúc nào trẻ nhận được một món quà, hãy lưu ý trẻ đến những gì mà người tặng đã gửi gắm trong đó. Ví dụ, nếu một bạn học tặng trẻ một chiếc vòng tay, bạn hãy nói rằng "Ôi, gì thế này? Lucy nhớ là con không thích những chiếc vòng cũ đơn điệu nên bây giờ bạn ấy đã cố chọn những màu mà con thích, việc ấy có thể mất đến cả giờ đồng hồ ấy chứ! Ôi, nó mới dễ thương làm sao". Hãy lặp lại vài lần và trẻ sẽ hình thành ý tưởng "chất lượng quan trọng hơn số lượng" trước khi bạn kịp nhận ra.

    2. Khi được dì bé tặng đồ chơi Elmo nhồi bông, con gái 5 tuổi của bạn nhăn mặt rồi kêu lên "Nhưng con thích búp bê Barbie cơ!"

    Trước mắt: Lerner nói "Khái niệm che giấu cảm xúc tiêu cực để khỏi làm tổn thương người khác quá khó đối với trẻ dưới 5 tuổi". (Những đứa trẻ càng lớn thì khả năng này càng tốt hơn nhưng chúng vẫn thường mắc sai lầm). Vì vậy hãy chấp nhận cảm xúc của con bạn và đừng chỉ trích, Brooks nói. Hãy nói với con rằng "Cha/mẹ biết con thích búp bê Barbie, nhưng chúng ta hãy cùng xem xem có thể chơi gì với Elmo nào!". Bạn cũng có thể tạo một mẫu câu nói phù hợp để làm dịu tình huống bất tiện trên, ví dụ như bạn có thể kêu lên "Ôi, món quà thật ý nghĩa, phải không Alli? Dì Karen vẫn nhớ là con cần găng tay mà!" Cách này hiệu quả đối với mọi lứa tuổi: Ví dụ, đối với bé trai lớn hơn khi nhận được một món quà mà bé đã có rồi, bạn có thể nói "Ồ, hay thật! Đúng là đồ chơi yêu thích của con còn gì!".

    Chiến lược lâu dài: Trước một dịp nhận quà, hãy chuẩn bị tinh thần cho con bạn về khả năng bé có thể sẽ không thích món quà ấy, nhưng đồng thời, hãy cho bé biết rằng điều quan trọng là vẫn phải thể hiện lòng biết ơn. Hãy nhắc nhở con rằng, người tặng đã rất cố gắng để mang lại cho bé điều tốt nhất. Rồi thoả thuận một tín hiệu để nhắc nhở con bạn nói lời cảm ơn, Lerner gợi ý. Khi nhìn thấy khoé miệng bé bắt đầu trễ xuống, bạn có thể vỗ tay và nói "Món quà tuyệt thật!" để nhắc nhở bé cư xử cho phải phép.

    3. Bạn không thể đưa con bạn đi mua đồ mà không bị nài nỉ mua gì đó cho bé (mà dường như là bất cứ thứ gì).

    Trước mắt: Trước khi bắt đầu đi mua đồ, hãy thông báo cho con bạn biết rằng bạn sắp đi mua quà cho em họ của cháu. "Hãy cho con bạn tham gia", Lerner nói "Hãy hỏi cháu xem em họ Jane thích gì và bạn có thể tặng cô bé ấy đồ chơi gì. Hãy làm cho trẻ hứng thú với việc mua quà cho người khác". Đồng thời, làm rõ với con bạn rằng bạn sẽ không mua gì cho cháu cả. Sau đó, nếu con bạn gây sự ở cửa hàng, bạn có thể nhắc lại lời nói lúc trước, và nói với trẻ "Cha/mẹ biết thật là khó khi đến đây mà lại không được mua cho cái gì, nhưng đây là quy tắc. Bây giờ, cha/mẹ thật sự cần con giúp tìm quà cho Jane." Chúng ta thừa nhận: điều đó có thể không làm cho trẻ hết rền rĩ. Nhưng hãy cứng rắn và kiên định. Việc nhượng bộ sẽ chỉ dạy cho trẻ rằng cuối cùng trẻ sẽ đạt được mong muốn nếu rền rĩ đủ lớn và dai dẳng.

    Chiến lược lâu dài: Ngày nghỉ cuối tuần có thể là cơ hội để làm các việc vặt, nhưng nên tránh việc đi mua sắm thường xuyên. Bằng cách đó, con bạn sẽ không nghĩ rằng việc mua sắm là thông lệ khi rảnh rỗi. (Tất nhiên, chúng tôi biết rằng những chiếc quần áo đẹp đẽ kia đôi khi là nhu cầu có thực). Berth Korin, một người mẹ ở Denver nói rằng cô ấy và hai con trai, 7 và 9 tuổi, thường đến thư viện, bể bơi hoặc leo núi thay vì đi mua sắm. "Chúng tôi cố gắng nghĩ ra những việc có thể làm mà không phải lang thang trong siêu thị". Hãy chuẩn bị tinh thần cho con bạn giống như cách chuẩn bị trước khi nhận quà ("Chúng ta sẽ ăn các món mà các con thích ở ngoài trời, rồi chơi các trò chơi!"). Chúng tôi nghĩ rằng trải qua những giờ phút thư giãn cũng thú vị như mua sắm (nếu không nói là thú vị hơn).

    4. Con trai bạn ăn lấy ăn để bánh gấu mà một phụ huynh khác cho. Nhưng khi bạn gợi ý cảm ơn thì trẻ không làm theo.

    Trước mắt: Thật dễ dàng nếu muốn biến "giây phút dạy con" thành một trận chiến của những cảm xúc - một bên là bạn nhắc đi nhắc lại "Mẹ chưa nghe con cảm ơn!" với đứa trẻ đang dần dần nổi giận, trong khi người mà bạn muốn trẻ cảm ơn thì lùi lại trong khó xử. Nhưng, Lerner giải thích, sự thật là con trai bạn không thường nói những câu phù hợp với tình huống chỉ vì chưa hình thành được thói quen, và "Việc dùng ý chí và sức mạnh chỉ làm cản trở quá trình này mà thôi". Vì vậy, khi bạn nghiêm túc nhắc nhở trẻ nói cảm ơn, thì cũng đừng quá nghiêm trọng nếu mọi việc không theo ý muốn.

    Chiến lược lâu dài: Hãy nhắc nhở mình làm hình mẫu của cách cư xử lịch sự trước. Khi con trai bạn ngừng việc nhai chóp chép, bạn nên bước đến và nói câu cần thiết "Cảm ơn con!". (Ít nhất là cho đến khi trẻ lớn hơn và có thể làm theo những tín hiệu của bạn). Trong những tiếp xúc hàng ngày, hãy luôn nói lời cảm ơn chân thành và khen ngợi đối với nhân viên hàng thực phẩm, người phục vụ trạm gas, người bồi phòng, thầy cô giáo - tất cả những ai giúp bạn và con trai. Có thể bạn nghĩ là con bạn không để ý đến những chi tiết này, nhưng thật sự là có đấy.

    5. Khi bạn từ chối một món đồ chơi mà theo con gái bạn thì "mọi người ở trường đều có", con bạn sẽ phàn nàn rằng các bạn đều có được đồ chơi đẹp hơn của cháu.

    Trước mắt: Nên thông cảm với tâm trạng thất vọng của trẻ, nhưng hãy nhắc trẻ biết rằng, trong cuộc sống, còn có rất nhiều bạn có ít đồ chơi hơn cháu. Làm điều này như thế nào? Hãy làm từ thiện và hiến tặng. Hãy bắt đầu một cách đơn giản: Khi lên 3, trẻ có thể được động viên để xem xét lại những vật dụng của mình rồi chọn ra vài thứ để hiến tặng, Lerner nói. Những năm sau đó, nên để trẻ tham gia nhiều hơn. Năm trước, Gabrielle Melchionda, một người mẹ ở Yarmouth, ME (USA) và hai con trai, 5 và 9 tuổi, đã tình nguyện đến trang hoàng nhà nhân dịp Giáng sinh cho người có thu nhập thấp. Cô ấy nói rằng "Thật đáng yêu khi nhìn lũ trẻ - con tôi và các trẻ sống ở đó - nằm tô màu cùng nhau. Trong nhiều tháng tiếp theo, con trai tôi thường hỏi những câu như "Như thế mà gọi là nhà sao?". Đó là những trải nghiệm mà không ai trong chúng tôi có thể quên."

    Chiến lược lâu dài: Hãy cho con gái bạn tiếp xúc với nhiều mặt của cuộc sống. Dale McGowan – cha của 3 đứa trẻ ở Atlanta và là đồng tác giả cuốn "Parenting Beyond Belief" (tạm dịch "Làm cha mẹ - những điều khó tin") – nói "Chúng ta thường cố ngăn cản con cái tiếp xúc với những người bất hạnh. Nhưng điều quan trọng là chỉ cho trẻ thấy chúng đã may mắn như thế nào". Vì vậy lần tới – ông gợi ý – khi nhìn thấy một người cơ nhỡ, vô gia cư, hoặc đọc tin tức về một gia đình nghèo túng, hãy hỏi trẻ những câu đại loại như "Con nghĩ là ông ấy sẽ ngủ ở đâu?" hoặc "Con có thể tưởng tượng không có nhà thì sẽ như thế nào không?" để làm cho trẻ biết đặt mình vào địa vị người khác. (Đồng thời, hãy bảo đảm với trẻ rằng gia đình bạn sẽ luôn có một nơi tươm tất để gọi là nhà). Bạn sẽ ngạc nhiên, và hài lòng khi thấy con bạn càng ngày càng thường xuyên muốn giúp đỡ người khác.
     
  16. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Khai bút đầu năm cho nhà mình xôm nào ......

    Dạy trẻ ứng xử

    Theo parentingtoddlers.com

    Dạy trẻ ứng xử là một quá trình lâu dài. Có thể cha mẹ sẽ mất khá nhiều thời gian trước khi dại con nói câu “Mẹ cho con xin ít bơ” nhưng nếu bạn là tấm gương tốt và là người kiên trì, không cáu giận với con trẻ, con bạn sẽ nắm bắt rất nhanh và dễ dàng.

    Dạy trẻ ứng xử cũng là một quá trình không ngừng nghỉ. Bạn có thể cảm thấy bạn đã thành công trong quá trình dạy những quy tắc ứng xử quan trọng khi con bạn lên 5 nhưng khi con bạn lên 8, cô bé bỗng trở lên gắt gỏng và cáu kỉnh. Cha mẹ vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Hãy khen con khi con mình lễ phép, ngoan ngoãn.

    Các giai đoạn khác nhau trong quá trình dạy trẻ ứng xử :

    Trẻ nhỏ
    - Dạy trẻ học cách lễ phép bằng cách luôn lễ phép với bản thân. Thường xuyên nói “làm ơn”, “cảm ơn”
    - Khơi dậy sự cảm thông bằng cách kể chuyện về người khác cảm thấy thế nào khi họ bị tổn thương. Ví dụ, nếu bạn đang đọc truyện “Cô bé lọ lem”, bạn có thể nói cho con biết cô bé lọ lem cảm thấy đau buồn thế nào khi người em cùng cha khác mẹ đối xử tệ với cô bé cho con mình biết.
    - Giới thiệu việc chia sẻ và chịu trách nhiệm dù việc làm này với lứa tuổi này còn quá sớm và rất khó khăn
    - Rửa tay chân, mặt mùi trước mỗi bữa ăn
    - Cho con dùng yếm ăn (hoặc khăn ăn).
    - Khuyến khích con dùng thìa, dao dĩa và ly cốc.
    - Chuẩn bị cho con một chiếc ghế cao nhưng chỉ dùng ghế đó trong lúc ăn và cho trẻ dời bàn ăn khi chúng mè nheo
    -Nếu nhà bạn ăn ở nhà hàng, hãy đem theo một vài đồ chơi nhỏ hoặc bút chì màu để con có thể chơi mà không phá bĩnh.
    - Hãy đáp lời con trẻ một cách nhẹ nhàng.

    Trẻ từ 3 -5 tuổi
    Đây là thời điểm thích hợp để cha mẹ dạy cho con mình những quy tắc ứng xử. Con trẻ ở lứa tuổi này thích những quy định chung chung và chúng cũng rất nhanh chóng nắm bắt những kỹ năng mới và muốn làm cha mẹ vui lòng.
    - Nhấn mạnh “các từ ma thuật”. Khi trẻ lớn hơn, hãy nói với trẻ các cụm từ như “Xin lỗi” và “Không có gì ạ”
    - Nhắc lại những câu nói của con trẻ theo cách đúng hơn. Ví dụ khi con nói “Cho con cốc nước” thì chúng ta có thể nói “Mẹ làm ơn cho con xin cốc nước a” và yêu cầu con nhắc lại. Cha mẹ phải làm việc này nhiều lần trong nhiều tình huống khác nhau để con trẻ thẩm thấu được cách diễn đạt đúng
    - Đề ra việc chia sẻ. Việc này vẫn rất khó cho lứa tuổi này. Nếu con bạn giật đồ chơi của trẻ, hãy nghiêm khắc nói với con “Con đã không đúng khi lấy đồ chơi của bạn mà không hỏi. Con nghĩ Tommy sẽ cảm thấy thế nào?”
    - Để con giúp cha me làm những việc nhà đơn giản (Như đổ rác hay để thìa lên bàn ăn…) nhằm giúp con trẻ ý thức được việc giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình.
    - Nếu có thể nên cho con ngồi ở bàn ăn 15-20 phút.
    - Hãy nói “Làm ơn” mỗi khi hỏi xin hoặc muốn lấy cái gì đó
    - Hãy khuyến khích con dùng thìa, dĩa …chứ không dùng tay khi ăn thức ăn trừ những thức ăn nên dùng tay.
    - Đừng nhận xét không tốt về đò ăn. Nếu bạn không muốn ăn món gì đó nên nói “Không, cảm ơn”
    - Khép miệng khi nhai thức ăn.
    - Ngồi ngăn ngắn không khuỳnh tay trên bàn.
    - Xin phép khi dời bàn ăn.
    -Hãy chỉ con cho biết nơi nào phù hợp để con nói to và nơi nào con nên im lặng.
    - Có thể nói nhiều hơn “Hi- chào” và “Bye- tạm biệt”. Dạy và chỉ cho con nên nhìn vào mắt của người đó khi con muốn chào hỏi.
    - Tập cho con bắt tay mỗi khi cha mẹ đi làm về.
     
  17. mexubean

    mexubean Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/8/2009
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    43
    Nhà mình dạo này vắng vẻ quá. Mọi người chuyển hết qua Môi trường rùi hay sao ý.

    Những đồ chơi có tác dụng phát triển giáo dục con trẻ
    Theo Hazel Crowther, Gomestic.com


    Những đồ chơi này đã được thử nghiệm và kiểm tra là tốt cho con trẻ.

    Điện thoại chơi nhạc- giúp trẻ làm quen với hình ảnh và âm thanh.
    Những thú bông- giúp trẻ cảm nhận sự âu yếm vuốt ve.
    Gương treo tường- giúp sự phản xạ và ánh sáng
    Những bức tranh sáng màu- giúp trẻ làm quen với khung cảnh.
    Chơi đùa với mái tóc của những chú búp bê- giúp trẻ làm quen với ý thức vận động và chuyển động.

    Với trẻ vài tháng tuổi
    Cho trẻ chơi lục lạc-
    Miếng cắn nứu đặc biệt giúp trẻ làm quen với việc nhai.
    Vật liệu mềm- ít độc hại cho trẻ nhỏ và người lớn có thể kiểm soát được.
    Nhựa- giúp trẻ nhận biết các vật và có thể dùng để cắn khi ngứa răng.
    Vật phát ra âm nhạc- giúp trẻ học được các loại âm thanh khác nhau.
    Màu sắc- giúp trẻ ý thức về màu sắc, sở thích và tầm nhìn.
    Vật có hình dáng khác nhau- giúp trẻ nhận biết các hình dạng và màu sắc khác nhau.

    Trẻ biết bò.
    Chồng tách nhựa để trẻ có thể cầm, và nhận biết về màu sắc, cảm nhận bằng tay.
    Những quả bóng nhỏ- giúp trẻ vận động.
    Lắp ghép ngôi nhà- khuyến khích trẻ học được kỹ năng và đếm.
    Sách vải- giúp trẻ nhìn, tập trung và làm quen với ngôn ngữ.
    Sách bìa cứng- cũng giúp trẻ nhìn nhận, tập trung và làm quen với ngôn ngữ ngoài ra trẻ có thể dùng để nhai khi buồn răng
    Búp bê- giúp trẻ ý thức về thế giới xung quanh.
    Những đồ chơi có nút bấm và bộ phận cải tiến- kích thích trí tò mò và giúp trẻ có thể kéo, đẩy vật dễ dàng
    Hình lắp ghép đơn giản- giúp trẻ nhận biết về sự hòa hợp, học tính kiên trì và kỹ năng, khuyến khích những thao tác khéo léo hơn.
    Những hình giống và khác nhau để trẻ học tính kiên nhẫn và kỹ năng khéo léo.
    Gương- giúp trẻ tự khám phá bản thân (có người lớn giám sát).
    Những hoạt động chơi đùa pha trộn- giúp trẻ ý thức về giác quan.
    Với trẻ tập đứng và tập đi.
    Những đồ chơi chắc chắn có thể giúp trẻ tập đi (như xe tập đi 3 con chim mà các mẹ vẫn thường mua)
    Những đồ chơi hỗ trợ trẻ đứng vững- giúp chân phát triển và trẻ có thể nhìn được xung quanh bao quát.
    Những ống nhựa có thể bò qua- giúp trẻ kiểm soát được cơ thể.
    Thang an toàn Mini – để trẻ vận động và phát triển các kỹ năng vận động cơ thể.
    Bàn nhỏ- để đứng và bám vào có thể tập đi.
    Những miếng ghép xây mô hình- giúp trẻ có sự kết hợp giữa tay và mắt cũng như sự tập trung.
    Bộ ấm trà- để trẻ pahst huy trí tưởng tượng và các kỹ năng xã hội.

    Con trẻ không ngừng lĩnh hội, hấp thụ “các kỹ năng sống” nhưng cha mẹ nên giúp đỡ con trong quá trình phát triển thông qua việc lựa chọn đồ chơi và chơi cùng con trẻ.
     
  18. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Những bí quyết giúp con có tuổi thơ hạnh phúc

    Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con cái mình hạnh phúc. Nhưng liệu bạn có thể dạy con bạn vui vẻ giống như dạy con trở thành một tay đàn hoặc học tiếng Anh giỏi hay không? Hầu hết các nhà khoa học tin rằng yếu tố gen mà con bạn được thừa hưởng từ khi sơ sinh sẽ ảnh hưởng tới sự vui vẻ của trẻ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể giúp trẻ trở thành người hạnh phúc. Dưới đây là 10 bí quyết để bạn giúp con hạnh phúc, vui vẻ.

    1. Yêu không điều kiện

    Các chuyên gia tâm lý đều đồng ý rằng bí quyết số một để trẻ trở thành người sống vui vẻ là chấp nhận trẻ như vốn có. Khi trẻ biết rằng cha mẹ đánh giá cao và khuyến khích cá tính, tài năng, sở thích và quan điểm của trẻ, trẻ sẽ có cuộc sống vui vẻ.

    2. Biến những điều “Không thể” thành “Có thể”

    Khi trẻ biết rằng bạn tin tưởng vào trẻ, trẻ sẽ thấy rằng mình có thể hoàn thành mọi thứ. Những ý tưởng trong đầu trẻ, những điều trẻ nói ra, tất cả đều quan trọng. Cha mẹ là người phụ họa theo những điều đó. Không nên để người khác can thiệp quá sâu vào các mục tiêu và các mơ ước của bạn.

    3. Đặt ra các nguyên tắc hợp lý và theo các nguyên tắc đó

    Trẻ vui vẻ khi trẻ cảm thấy an toàn. Bạn thử tưởng tượng bạn đang đứng hẻm núi tại khu du lịch, bạn chỉ có thể thưởng thức và thư gian nếu bạn có hàng rào sắt chắc chắn để bảo vệ bạn khỏi rơi xuống vực. Nếu không có hàng rào sắt đó, bạn sẽ cảm thấy không vui vẻ gì. Trẻ sẽ trưởng thành khi hành vi của trẻ có các giới hạn. Và các giới hạn đó là hợp lý và trẻ được biết trước.

    4. Lạc quan

    Bạn có thể cho trẻ biết rằng không có vấn đề gì là bạn cùng con không thể giải quyết được. Ngoài ra, bạn cũng có thể dạy trẻ tinh thần lạc quan. Học cách lạc quan cũng rất quan trọng bởi vì những đứa trẻ lạc quan sẽ trở thành một người lớn vui vẻ. Những người bất mãn thường quanh quẩn với những sự kiện không hài long trong cuộc sống của họ, trong khi đó những người vui vẻ thường tậm trung vào những điểm tích cực của các sự vật.

    5. Thành lập một nhóm quan tâm chăm sóc lẫn nhau

    Cha mẹ có thể tìm kiếm các giáo viên, thầy cô giáo ngoại khóa và những người lớn có lien quan tới trẻ để quan tâm tới trẻ hơn. Bạn bè của trẻ cũng là một phần quan trọng trong hệ thống quan tâm tới trẻ, do đó bạn có thể chào đón bạn bè của trẻ vào cùng nhóm. Điều đó sẽ giúp trẻ duy trì và nuôi dưỡng những mối quan hệ - Kỹ năng giữ và duy trì mối quan hệ tốt là chỉ số quan trọng trong cuộc sống hạnh phúc.

    6. Giúp trẻ vận động

    Trẻ con ngày nay thường dễ bị béo phì hơn bao giờ hết, chứng béo phì sẽ không tốt cho sức khỏe hay cuộc sống của trẻ. Lòng tự trọng của trẻ béo phì thường có xu hướng thấp và thường dễ bị nản lòng. Nhưng khi chế độ dinh dưỡng của trẻ cân bằng và trẻ luyện tập thể dục, não trẻ sẽ giải phóng các hooc môn giúp trẻ cảm thấy vui vẻ hài lòng, đó là những hóa chất có tên gọi endorphin (một hooc môn làm giảm cảm giác đau đớn).

    Giúp trẻ ăn uống dinh dưỡng cân bằng bằng cách cất đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe trong tầm tay, thay thế đồ ăn nhanh bằng cách nấu các món ăn tại nhà và tham khảo thành phần dinh dưỡng trước khi mua thực phẩm đã chế biến. Bạn có thể khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời. Trò chơi do trẻ bày ra có thể giúp trẻ cố gắng, nuôi dưỡng khả năng sang tạo, độc lập và dạy trả các kỹ năng xã hội.

    7. Lưu giữ các kỷ niệm vui vẻ

    Bạn có thể giúp trẻ trở thành người vui vẻ bằng cách lưu giữ những thứ mà trẻ yêu thích. Bạn có thể lưu giữ ảnh kỷ niệm, bưu thiếp, quà lưu niệm và những vật phẩm khác gợi nhớ tới những suy nghĩ vui vẻ trong một chiếc hộp đặc biệt, sau đó trẻ có thể xem lại những vật đó khi trẻ ốm hoặc đơn giản là khi trẻ có nhu cầu cười.

    8. Các hoạt động chung

    Bạn có thể tìm ra hoạt động chung trong thời gian biểu của gia đình, trong các môn thể thao và các hoạt động khác của trẻ. Các sở thích trong gia đình cũng có thể cùng nhau thực hiện như đi xe đạp, đi dạo,… và bạn có thể cùng trẻ tham gia vào các công việc hàng ngày như làm việc vặt và đi mua sắm.

    9. Giúp trẻ có khả năng lấy lại thăng bằng

    Yếu tố quan trong trong cuộc sống hạnh phúc là khả năng lấy lại thăng bằng. Cách trẻ kiểm soát những lộn xộn trong cuộc sống hiện tại có thể quyết định cách trẻ giải quyết vấn đề trong tương lai. Bạn đừng bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương. Thay vào đó, bạn có thể giúp trẻ hiểu việc gì sai đang xảy ra và cách giải quyết chúng. Nếu trẻ đang đối đầu với nỗi thất vọng lớn, bạn có thể giúp trẻ quay trở lại với công việc hàng ngày và khuyến khích trẻ diễn đạt các cảm xúc của mình. Bạn có thể làm gương cho trẻ khi bạn đối đầu với nguy cơ mất việc hoặc tắc đường.

    Nguồn: Familycirle.
     
  19. MeCuMoc

    MeCuMoc Mộc, Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    12/10/2006
    Bài viết:
    6,705
    Đã được thích:
    2,989
    Điểm thành tích:
    2,063
    Rất mừng khi Hiền lại có thời gian cho những điều mình tâm đắc.
     
    meminhanh thích bài này.
  20. MeCuMoc

    MeCuMoc Mộc, Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    12/10/2006
    Bài viết:
    6,705
    Đã được thích:
    2,989
    Điểm thành tích:
    2,063
    Bài này hay quá là hay. Các mẹ cùng giúp dịch những bài này thật tuyệt với.

    Tặng hoa cho tất cả các dịch giả này (u)(u)(u)(u)(u)(u)
     
    mehumeminhanh thích.

Chia sẻ trang này