31/01/2015: Phát hiện lò bánh kẹo Tết làm từ cacao trôi nổi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi hienbt79, 29/5/2013.

  1. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    [h=1]Tiêu hủy 840 kg thịt bò bơm nước[/h]




    [​IMG]
    Rả đông thịt bò trước khi mang tiêu hủy, dưới sự chứng kiến của cơ quan chức năng TP.HCM. Ảnh: TRẦN NGỌC[​IMG] Cho thịt bò vào bao trước khi chất lên xe mang đi tiêu hủy. Ảnh: TRẦN NGỌC
    Lô thịt bò nói trên có nguồn gốc từ lò giết mổ Năm Xuân (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) được ông Nguyễn Văn Thanh (Củ Chi, TP.HCM) mang vào chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) tiêu thụ.


    Số lượng trong giấy kiểm dịch do Chi cục Thú y tỉnh Long An cấp là 840 kg. Tuy nhiên khi cơ quan thú y TP.HCM cân lại chỉ còn hơn 743 kg, hao hụt do nước lên tới gần 97 kg.



    Kết quả xét nghiệm do Chi cục Thú y TP.HCM thực hiện cho thấy lô hàng nói trên bị nhiễm khuẩn, buộc phải tiêu hủy.

    Theo Trần Ngọc (Pháp luật TPHCM)
     
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Tràn lan tôm độc hại ở chợ


    Các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy sản cho biết ngay cả hàng xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ vẫn để lọt những lô hàng chứa tôm tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng. Thị trường nội địa đang trở thành nơi tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản bẩn trên vì ngay cả cơ quan quản lý cũng không đủ sức kiểm soát.

    Thị trường nội địa béo bở

    Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex, cho biết hiện nay các DN có lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo nhiễm kháng sinh là do khi mua không kiểm, xuất đi đại nên dính. Song những DN có kiểm cũng không kiểm nổi vì chi phí quá lớn. Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) kiểm nhưng không giải quyết được.

    “Đó là thị trường xuất khẩu, còn thị trường nội địa thì thủy sản bẩn đã bán tràn lan nhiều năm nay rồi. Không xuất khẩu được thì tiêu thụ nội địa. Đơn giản là không cơ quan nào kiểm tra, ngăn chặn nổi. DN nói kiểm soát vùng nuôi nhưng nói thật kiểm không nổi vì không có quyền quản nông dân dùng thuốc kháng sinh. Không chỉ con tôm mà con cá tra, cá lóc, lươn, ếch đều có nguy cơ cao dư lượng kháng sinh cấm bị vượt ngưỡng. DN còn phải trả tiền cho người nuôi để được kiểm kỹ về dư lượng kháng sinh. Nuôi tôm tất nhiên phải dùng kháng sinh vì con tôm bị hàng trăm thứ bệnh, người nuôi hiện nay lại dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ” - ông Kịch chia sẻ.

    [​IMG]
    Người tiêu dùng khó nhận biết được thủy sản bán ngoài chợ có nhiễm kháng sinh hay không. Ảnh: HTD

    Thủy sản nhiễm kháng sinh có thể kiểm ở vùng nuôi nhưng đối với tôm bơm tạp chất còn phức tạp hơn. Nhiều DN cho biết họ phải kiểm, giám sát ở nhiều đầu mối như người nuôi, đại lý thu mua, vận chuyển, cơ sở chế biến và ngay chính “người nhà”.

    Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tiết lộ DN phải tốn cho nhân viên giám sát từ lúc nuôi đến khi thu hoạch, vận chuyển vào tận kho DN. Rất mất thời gian, chi phí, nhân lực. DN nhiều khi phải tính toán thời gian của các xe vận chuyển, tính xem xe thu mua từ vùng nuôi hay đại lý thu mua đến kho của DN mất bao nhiêu thời gian. Từ đó quy định thời gian cho từng xe vận chuyển, nếu xe nào về lâu hơn mức thời gian quy định, DN sẽ kiểm tra lại hàng.

    Có nhiều DN dù kiểm chặt vùng nuôi nhưng vẫn xảy ra tình trạng nhân viên của DN câu kết với đại lý bơm tạp chất (thạch rau câu) vào tôm để tăng trọng lượng, hưởng lợi” - ông Quang kể.

    Cần trị từ gốc

    Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh Sóc Trăng, cho rằng câu chuyện thủy sản bị bơm tạp chất, kháng sinh vượt mức đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa có giải pháp triệt để. Nguyên nhân là cơ quan quản lý và DN đổ lỗi cho nhau. Cơ quan quản lý đổ lỗi DN không kiểm. Còn DN thì đổ trách nhiệm kiểm thuộc về cơ quan nhà nước. Hết đổ cho nhau họ quay sang đổ cho người nuôi.

    Theo ông Nhiệm, hiện nay giải pháp trị thủy sản bẩn đang làm ở phần “ngọn”, cần giải pháp trị từ “gốc”. Cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát những loại thuốc thú y, chất cấm trong thủy sản. Hiện hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường. Có những DN làm ăn bất chính, đóng gói nhãn mác rồi tiếp thị tới người dân. Cơ quan quản lý cần có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn thông tin cho người dân, cần kiểm soát đầu vào việc nhập khẩu các kháng sinh cấm.

    Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng, cũng cho biết tôm hiện nay phần lớn DN phải thu mua, còn cá thì tự nuôi nhiều. Con cá thì DN có thể kiểm soát vùng nuôi được. Tuy nhiên, đối với con tôm, cơ quan nhà nước phải kiểm chặt việc bơm tạp chất, xử phạt thật nặng. Chẳng hạn, tại các chợ đầu mối, các cơ quan quản lý phải cùng phối hợp để kiểm tra nguồn gốc hàng, đầu tư máy móc kiểm nghiệm nhanh…

    Người tiêu dùng bó tay

    Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food, cho biết đối với việc bơm rau câu vào tôm, chất rau câu sẽ dính vào giữa lớp vỏ và lớp thịt, giữ được độ đông đặc khi để đông lạnh, giúp tăng trọng lượng. Người tiêu dùng khó nhận biết được những loại này nên sẽ thiệt thòi vì bị gian lận trọng lượng. Nhà máy chế biến nguyên liệu, khi lột vỏ tôm thì rau câu cũng đi theo nên cũng bị ảnh hưởng về trọng lượng.

    Theo bà Lâm, đối với sản phẩm của công ty, khâu kiểm soát thực hiện từ quá trình đánh bắt đến khi đưa vào chế biến. Sản phẩm nội địa cũng được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn chất lượng của hàng xuất khẩu. Một số DN trong ngành cảnh báo tình trạng sử dụng chất tăng trọng trong tôm đã bóc vỏ. Nếu khi người tiêu dùng về chế biến thấy tôm bị teo lại nhiều đó là bị sử dụng chất tăng trọng. Đây là loại phụ gia vẫn được thế giới cho phép dùng với tỉ lệ nhất định, giúp cho tôm không bị mất trọng lượng mà còn ngon và giòn. Tuy nhiên, ở Việt Nam đã diễn ra tình trạng sử dụng quá tỉ lệ cho phép loại phụ gia này. Có trường hợp tôm bóc vỏ bị ngâm đến vài ba lần, khi về nấu trọng lượng chỉ còn 50%.

    Người tiêu dùng khi mua tôm cần lưu ý một số đặc điểm cảm quan như sau: Tôm bị bơm tạp chất thường bị phù đầu, giãn đốt, nhô đầu, gai vểnh, xòe đuôi.

    Tuy nhiên, đối với thủy sản nhiễm kháng sinh thì ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết không thể nhận biết được bằng cảm quan. Ngay cơ quan kiểm nghiệm cũng mất nhiều ngày với máy móc hiện đại mới có kết quả.




    Bơm tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
    Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản chỉ lấy mẫu kiểm tra cho từng lô hàng nên muốn thủy sản xuất khẩu không bị cảnh báo thì bản thân DN phải tự kiểm chặt nguồn gốc hàng của mình. Còn trong nước, các chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản tăng cường lấy mẫu kiểm về dư lượng kháng sinh. Việc bơm tạp chất, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương, Bộ Công an đang phối hợp kiểm tra xử phạt vấn nạn này. Hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng, có thể phạt tù ba năm.
    Ông TRƯƠNG ĐÌNH HÒE, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP
    Chỉ có tôm cấp đông mới bị thương lái bơm tạp chất giúp cho tôm nặng ký hơn. Tôm sống không thực hiện được vì con tôm sẽ chết. Cách đây vài tháng, do nghi ngờ bốn vựa có hành vi gian lận thương mại nên chợ đã chủ động lấy mẫu đi kiểm tra. Kết quả phát hiện có một vựa vi phạm việc bơm rau câu vào tôm nhưng số lượng không lớn.
    Ông NGUYỄN ĐĂNG PHÚ, Phó Giám đốc chợ đầu mối Bình Điền

    Theo Quang Huy - Tú Uyên (Pháp luật TP.HCM)
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Xưởng chế mỡ bẩn trong căn nhà hoang giữa Hà Nội



    Theo phản ánh của người dân: xưởng chế mỡ bẩn hoạt động từ hơn một năm nay. Những người tham gia công đoạn chế mỡ bẩn tập kết vật dụng, nguyên liệu tại đây bằng xe tải trọng 1,5 tấn, sau khi chế biến xong, một xe tải khác đến lấy hàng và chở đi đâu không ai rõ.
    Qua quan sát của phóng viên, xưởng chế mỡ bẩn này hoạt động trong một ngôi nhà cấp 4 bỏ hoang. Xung quanh là tường xây chưa trát vữa, không có mái che.

    Cửa vào duy nhất rộng chừng một mét, lúc nào cũng im ỉm khóa. Những người tham gia “sản xuất” mỡ bẩn hoạt động phía bên trong, thường vào ban đêm.

    [​IMG]
    Hình ảnh các thùng phuy chứa nguyên liệu.

    “Thời gian đầu, người ta cho mỡ vào các thùng phuy, sau đó đậy nắp kín và đun sôi, đợi cho mỡ lắng sẽ chắt gạn vàng các can, thùng nhỏ hơn để mang đi tiêu thụ. Ban đầu, người dân chúng tôi không biết họ làm gì. Xe ô tô đưa về những bao tải đóng gói trong các bao dứa gai, không ai biết. Về sau, nhiều hôm bao túi đựng hàng bị thủng bục, mỡ lợn, thịt lợn, tóp mỡ đen sì… rơi vãi đầy ra đường. Chó quanh xóm chạy ra ăn, chúng tôi mới nghĩ đây là thực phẩm” – một người dân giấu tên cho hay.

    Toàn bộ việc chế biến mỡ bẩn được tiến hành về đêm. Nhóm người tham gia quây bạt xanh phía bên trên, rồi thắp điện nấu suốt đêm.
    Hàng xóm xung quanh rất khó chịu vì tiếng ồn gây ra về đêm, nhiều người mất ngủ. Thời điểm 3-4h sáng, xe tải đưa hàng về tập kết hoặc lấy hàng đi lục ục suốt đêm, rất khó chịu.

    [​IMG]
    Việc chế biến diễn ra vào ban đêm, ban ngày xưởng gần như không hoạt động.

    Thời điểm hiện tại, ngôi nhà tập kết nguyên vật liệu, dụng cụ, đồ đạc “hành nghề” này vẫn có hàng trăm thùng phuy chất ngổn ngang bên trong. Những bao tải vẫn còn nguyên hàng bên trong được chất dồn thành đống cao ở góc ngôi nhà.

    “Ngôi nhà hoang” này bao gồm hai “phòng”, được ngăn bởi một bức tường. Xung quanh có hai cửa sổ trổ sang hai phía.

    Những “cửa sổ” này chưa có cánh. Người ta lấy lưới mắt cáo B40 rào lại tạm bợ. Những lúc xe về “ăn hàng”, hai xe “đấu đuôi” sát với nhau, chỉ để chừa chừng vài chục cm đủ để một người “lách” vào.

    “Có hôm, họ đấu vòi nhựa vào bên trong ngôi nhà, sau đó dầu ăn chảy vào các can, thùng nhựa nhỏ. Chúng tôi nghĩ, chắc là họ đấu vào những thùng phuy nấu mỡ lợn bẩn đã được nấu, chưng cất thành dầu” - người dân cho hay.

    Hoạt động của xưởng chế dầu ăn từ mỡ bẩn này hoạt động khá thất thường. Có những hôm diễn ra công khai vào ban ngày, nhưng chủ yếu hoạt động về đêm, khi không có người qua lại.

    “Dầu mỡ bẩn sau khi đóng can, đóng hộp sẽ được chuyển về các quán ăn để tiêu thụ. Nếu không trực tiếp chứng kiến, sẽ không ai nghĩ rằng, công nghệ chế dầu bẩn từ mỡ lợn không nguồn gốc nó ghê đến cỡ nào” – một người dân ở đây bức xúc.

    Dưới đây là những hình ảnh tại xưởng sản xuất dầu ăn bẩn mà phóng viên ghi lại được:

    [​IMG]
    Nguyên liệu để chế biến không rõ là những hóa chất gì
    [​IMG]
    Các bao tải mà người dân cho rằng đựng mỡ nguyên liệu
    [​IMG]
    [​IMG]
    Xưởng được hoạt động khá bí mật vào ban ngày
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngôi nhà hoang này được quây kín để không cho người lạ vào
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vài bạt không che phủ hết khu vực dùng để đốt lửa chế biến.

    Theo A Hoàn (Khám phá)
     
  4. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 27/01/2015: Xưởng chế mỡ bẩn trong căn nhà hoang giữa Hà Nội

    thông tin về thực phẩm không vệ sinh cứ nhan nhản thế này lo quá
     
  5. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: 27/01/2015: Xưởng chế mỡ bẩn trong căn nhà hoang giữa Hà Nội

    Nhìn xưởng chế biến mỡ bẩn mà kinh hãi quá
     
  6. phongvenamphong

    phongvenamphong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    16/1/2015
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 27/01/2015: Xưởng chế mỡ bẩn trong căn nhà hoang giữa Hà Nội

    xã hội bây h hám lợi, rồi lại tự giết nhau, haixxx
     
  7. mehoatrau

    mehoatrau Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2014
    Bài viết:
    7,994
    Đã được thích:
    848
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 27/01/2015: Xưởng chế mỡ bẩn trong căn nhà hoang giữa Hà Nội

    quá nhiều vụ bị phanh phui, xong ròi đâu lại vào đới, nản quá!
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Phát hiện lò bánh kẹo Tết làm từ cacao trôi nổi


    Sáng nay (29-1), Đội Quản lý thị trường (QLTT) huyện Bình Chánh - TP HCM tiếp tục rà soát, kiểm tra hóa đơn chứng từ của công ty TNHH TM Ngọc Long ( xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) để làm rõ các dấu hiệu sai phạm.

    Qua làm việc, phía công ty vẫn không thể chứng minh rõ nguồn gốc, hóa đơn các lô hàng gồm hơn 1,7 tấn nguyên liệu, 435 kg phụ gia để làm bánh, kẹo, chocolate. Điều đáng nói, cơ sở này chưa được chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn tổ chức sản xuất. Một số thành phẩm của cơ sở vẫn chưa được công bố hợp quy theo quy định nguyên tắc chưa được lưu thông ra thị trường.

    [​IMG]
    Phế phẩm ca cao không rõ nguồn gốc được pha chế trước khi sản xuất.

    Trước đó, chiều 28-1, Đoàn liên ngành, gồm Cục cảnh sát môi trường (C49, Bộ Công an), Đội QLTT huyện Bình Chánh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) đã kiểm tra công ty TNHH TM Ngọc Long, niêm phong hiện trường, yêu cầu ngưng sản xuất để thực hiện công tác điều tra.

    Vụ việc bắt nguồn khi đoàn liên ngành phát hiện xe tải mang BKS 60V-5994, do tài xế Đỗ Văn Tuyến đang chuyển hàng từ công ty TNHH quốc tế Sông Hồng (phường 17, quận Gò Vấp) đến công ty TNHH TM Ngọc Long. Trên xe có 8 thùng nguyên liệu chocolate Malted Drink không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng. Tổng số lượng hàng lên đến 360kg.

    [​IMG]
    Công ty TNHH TM Ngọc Long sản xuất chocolate không có giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh thực phẩm.

    Kiểm tra tại cơ sở sản xuất của công ty TNHH TM Ngọc Long, tổ công tác phát hiện hơn 1,7 tấn nguyên liệu, 435 kg phụ gia để làm bánh, kẹo, chocolate. Trong đó, có một số nguyên liệu hết hạn sử dụng, không hóa đơn chứng từ.

    Ngoài ra, đoàn công tác phát hiện công ty đang sản xuất một số lượng lớn các mặt hàng bánh kéo, trà, bột sắn dây, chocolate, kem sữa... đựng trong bao bì nhái lại các thương hiệu lớn. Quy trình chế biến, bảo quản sản phẩm chocolate không đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

    [​IMG]
    Nguyên liệu ca cao để sản xuất chocolate.

    Tại đây, PV nhận thấy có rất nhiều xô nhựa đựng ca cao chứa tạp chất lạ. Phòng sản xuất chocolate cũng là nơi các nhân viên ngủ, nghỉ. Gối, mền chen lẫn chai lọ ngổn ngang.

    [​IMG]

    Một bao bì nhái của C ông ty Ngọc Long

    Đại diện công ty, ông Lê Duy Tân cho biết cơ sở đã hoạt động gần 8 năm, do vừa mới chuyển từ địa bàn khác đến Bình Chánh nên chưa kịp treo bảng hiệu công ty. Nguồn hàng do cơ sở sản xuất được phân phối đến nhiều cửa hàng bánh kẹo ở TP HCM.
     
  9. dinhtiendat

    dinhtiendat Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/1/2015
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 31/01/2015: Phát hiện lò bánh kẹo Tết làm từ cacao trôi nổi

    Trước giờ vẫn vậy mà. Chả tin được mấy cái đồ này. Nhất là mấy cái hàng quán vỉa hè nữa. Nhưng ngon thì vẫn ăn chứ biết làm sao
     

Chia sẻ trang này