31/01/2015: Phát hiện lò bánh kẹo Tết làm từ cacao trôi nổi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi hienbt79, 29/5/2013.

  1. ngansun

    ngansun Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    21/5/2013
    Bài viết:
    1,868
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    sợ các bác tung của lắm lắm í, cứ kiếm đc nhìu tiền là làm k quan tâm j cả
     
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Phát hiện 26 tấn khoai tây TQ nhiễm độc

    Qua kiểm định, cơ quan chức năng đã phát hiện 26 tấn khoai tây nguồn gốc từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép.

    Ngày 15/6, toàn bộ 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép đã được lực lượng chức năng TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tiêu hủy.

    Trước đó, ngày 10/6, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra và phát hiện tại cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Nguyệt (phường 12, TP Đà Lạt) có 52 tấn khoai tây khả nghi nên lấy mẫu để kiểm định.

    Kết quả kiểm định của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy 26 tấn khoai tây hồng có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc bảo vệ thực vật) vượt gấp 16 lần ngưỡng cho phép của Bộ Y tế. Riêng 26 tấn khoai tây vàng được trả lại cho chủ hàng nhưng ngành chức năng tiếp tục giám sát việc tiêu thụ.

    Theo bà Nguyệt, 26 tấn khoai tây hồng được bà mua từ Công ty Vân Linh (Lào Cai), 26 tấn khoai tây vàng mua từ Công ty Anh Quân (Hà Nội). Toàn bộ số khoai tây này có xuất xứ từ Trung Quốc.

    Theo C.Nguyên (Người Lao Động)
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Phát hiện trứng gà giả chứa gelatin
    .
    Theo Stomper, hôm qua 16/6, anh Soon, một người đàn ông Singapore đập một quả trứng để làm món ốp lết cho bữa sáng.

    Anh đã vô cùng sợ hãi khi nhìn thấy lòng trắng trứng như keo màu vàng. Khi dùng tay ấn vào, lòng trắng bở tơi, vỡ vụn như gelatin, một chất thường dùng làm thạch.

    [​IMG]
    Anh Soon tá hỏa nhìn thấy lòng trắng trứng có màu vàng, dính như keo

    Anh Soon cho biết: "Khi làm bữa sáng tôi phát hiện quả trứng này, giống như quả trứng giả mà tôi xem được từ một đoạn phim ở Trung Quốc."

    Anh cho biết thêm, ba quả trứng khác trong cùng một hộp với quả trứng lạ trên vẫn bình thường.

    Những hình ảnh về quả trứng kỳ lạ mà anh Soon phát hiện ra đã làm người dân Singapore lo ngại về việc trứng giả đã được trà trộn vào trứng thật ở nước này.

    [​IMG]
    Lòng trắng trứng không bình thường

    [​IMG]
    Khi bóp vào, lòng trắng vỡ vụn như gelatine, chất thường dùng làm thạch

    [​IMG]
    Những hình ảnh này khiến người tiêu dùng lo lắng

    [​IMG]

    [​IMG]

    Anh Soon nói 3 quả trứng còn lại thì lại bình thường

    [​IMG]
    Cách làm giả tinh vi khiến người tiêu dùng khó phân biệt thật giả

    Hồng Anh (Theo Stomp) (Khampha.vn)
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Bí ẩn chè khúc bạch, phô mai que

    Chè khúc bạch và phô mai que đang trở thành món ăn ưa chuộng của giới trẻ nhưng ít ai biết những món này toàn làm từ nguyên liệu Trung Quốc.

    Tại TP HCM gần đây, đâu đâu cũng thấy dựng bảng bán món chè khúc bạch và phô mai que. Hầu hết những điểm bán "trà chanh chém gió" nay cũng bổ sung vào thực đơn 2 món này... Tìm hiểu, chúng tôi không khỏi bất ngờ về lợi nhuận kinh doanh và xuất xứ các loại nguyên liệu chế biến những món đang gây "sốt" này.

    Dùng keo công nghiệp cho thực phẩm

    Trong vai người đang chuẩn bị mở quán bán chè khúc bạch, tôi được chị Hạnh - tiểu thương chợ An Đông, quận 5, TP HCM - hướng dẫn khá tận tình với hy vọng tôi có thể trở thành bạn hàng "chiến lược" của chị. Chẳng cần giấu giếm, chị Hạnh chỉ cho tôi những nguyên liệu nấu chè khúc bạch ngon, rẻ đang được hầu hết các quán sử dụng. Theo chị Hạnh, "linh hồn" của món chè khúc bạch chính là chất gelatine, nhờ có chất này mà sữa tươi và kem sữa mới kết dính với nhau và cho ra màu trắng sáng. Giá bán lẻ gelatine là 20.000 đồng/100 g, mua sỉ thì giá chỉ 100.000 đồng/kg.

    Gelatine là một loại chất keo chiết xuất từ da động vật sau khi ngâm thối rữa rồi nấu nhừ, đa số là hàng Trung Quốc (TQ). Thấy tôi cứ nằng nặc đòi mua gelatine dùng trong thực phẩm và đặc biệt không phải hàng TQ, chị Hạnh thách tôi kiếm được thứ đó vì thị trường hiện nay chỉ có hàng TQ.

    Ghé thêm một cửa hàng có tiếng chuyên bán nguyên liệu làm bánh trên đường Bùi Viện, quận 1 để tìm mua gelatine loại an toàn hơn, tôi được người bán giới thiệu loại gelatine giá 24.000 đồng/100 g (được giới thiệu là hàng Mỹ). Cầm gói gelatine trên tay, tôi chẳng thể nào yên tâm vì chúng cũng chỉ được đóng trong bịch ni-lông sơ sài, tuyệt nhiên không nhãn mác gì.

    Theo chị Bình, một người đang bán chè khúc bạch, muốn lời nhiều, hầu hết chủ quán đều dùng sữa tươi và kem sữa tươi trôi nổi trên thị trường. Ngay cả hạnh nhân dùng "trang điểm" cho chè khúc bạch cũng xuất xứ từ TQ.

    Phô mai que nhập nguyên thùng

    Cùng với chè khúc bạch, phô mai que cũng đang trở thành món ăn đường phố hấp dẫn giới trẻ. Nhìn những thanh phô mai chiên vàng xếp đầy trên chiếc mâm với giá bán chỉ 7.000 đồng/que khiến nhiều người "xiêu lòng", móc hầu bao mua vài que nóng hổi để thưởng thức. Công thức chế biến món này khá đơn giản, gồm trứng, sữa tươi, bột mì, bột chiên giòn, phô mai và lá oregano. Tuy vậy, nhiều người cho biết nếu tự chế biến, dù chi phí lên đến 20.000 đồng/que vẫn không ngon bằng hàng làm sẵn. Cụ thể là không dai, không dẻo bằng, khi ăn không thể kéo ra những dây dài như kẹo cao su mà lớp trẻ rất thích...

    Giải thích những khác biệt này, tôi được anh Tùng, người bán phô mai que trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, cho hay: "Chẳng ai bán món này mà tự làm cả, ai cũng mua hàng đóng sẵn". Nói xong, anh lôi ra một thùng xốp, bên trong xếp đầy những thanh phô mai đã làm sẵn và giải thích: Người bán chỉ cần lăn thêm một lớp bột chiên xù bên ngoài rồi chiên lên là đã có ngay que phô mai thơm lựng. Anh Tùng còn mách nước: Mỗi khi lấy hàng chỉ cần gọi điện thoại là có người chở đến. Phô mai que chỉ cần để trong thùng kín, bán đến đâu lấy ra đến đó vì có thể để cả tuần không bị hư. Nếu bán nhiều thì lấy thùng lớn 500 que, bán ít thì lấy thùng 200 que với đầy đủ gia vị kèm theo. "Giá cả tính ra chỉ khoảng 3.500 đồng/que, về chiên nóng bán lại 7.000 đồng/que là "sống" được rồi" - anh Tùng nói. Tôi hỏi anh Tùng xem anh có biết phô mai que mà anh đang bán có nguồn gốc từ đâu không? Người này không lưỡng lự trả lời: "Ý chị là hàng TQ chớ gì. Cả nước lâu nay vẫn ăn đồ TQ có sao đâu".

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, bột phô mai đang bán trên thị trường không hề được kiểm định, kèm theo hàng loạt hóa chất tạo mùi thơm, tạo màu vàng chanh và tạo độ dẻo. Nếu chỉ dùng những nguyên liệu này chế biến phô mai que cũng đã lo ngại. Nhưng đáng lo ngại hơn là phô mai que thành phẩm được nhập về không rõ nguồn gốc, lại được bán giá quá rẻ. Theo thạc sĩ Nguyễn Bạch Đằng, Khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y 103, những sản phẩm này khi được chiên ngập trong dầu ăn tái sử dụng nhiều lần thì rất nguy hiểm cho sức khỏe, có thể gây tổn thương tế bào, dễ tạo thành những khối u hoặc gây ung thư...

    Gelatine siêu bẩn

    Thông tin về công nghệ chế biến gelatine siêu bẩn đã bị phát giác ở TQ năm 2012. Loại gelatine công nghiệp này được sản xuất từ da phế thải nhưng lại được nhiều công ty ở nước này dùng để chế biến vỏ nang cho nhiều loại thuốc, dùng sản xuất kem, sữa chua và nhiều loại đồ uống khác... Loại chất này, nếu dùng trong thực phẩm, sẽ trở thành hóa chất độc hại có khả năng gây suy thận, suy gan và ung thư...

    Theo Ngọc Mai (Dân Việt)
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Vì sao khoai tây Trung Quốc “chui” qua cửa khẩu?

    Vụ việc này cũng dính đến những nghi vấn về tình trạng lỏng lẻo trong kiểm soát vệ sinh ATTP cửa khẩu. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã trao đổi về vấn đề này.

    Có giấy chứng nhận vẫn độc như ….thường

    Mặc dù lô 52 tấn khoai tây của bà Nguyễn Thị Nguyệt (44 tuổi) ở khu Hòn Bồ, P.12 có giấy tờ nhập khẩu hợp lệ, có giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra ATTP do Trạm kiểm dịch thực vật Tân Thanh - Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 cấp ngày 20/5 vừa qua nhưng các cơ quan chức năng của TP Đà Lạt vẫn lấy mẫu 2 lô khoai tây trong kho của bà Nguyệt đi kiểm nghiệm.

    Kết quả quá bất ngờ bởi lô khoai tây hồng 26 tấn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng cho phép.

    Loại thuốc BVTV bị nhiễm là chất Chlorpyrifos, dùng để diệt mối, vượt ngưỡng cho phép gấp 16 lần. Toàn bộ 26 tấn khoai tây này đã bị tiêu hủy.

    Điều đáng nói, thời gian qua, cơ quan chức năng TP Đà Lạt và người dân đã nghi ngờ về việc khoai tây Trung Quốc kém chất lượng được đưa lên Đà Lạt để nhuộm đất đỏ, biến hóa thành khoai tây Đà Lạt. Khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt chất lượng cao và bán với giá của khoai tây Đà Lạt, cao gấp năm lần tại Hà Nội, TP.HCM.

    Số khoai tây trên bà Nguyệt nhập về chỉ với giá 3.344 đồng/kg. Hiện, khoai tây Đà Lạt đã hết vụ thu hoạch, nếu có khoai trái vụ sẽ có giá 15.000 đồng/kg, khoai Đà Lạt dự trữ lâu ngày có giá từ 18.000-22.000 đồng/kg.

    Vậy, vấn đề là tại sao lô hàng 26 tấn khoai tây vỏ hồng, ruột hồng bị cơ quan chức năng TP Đà Lạt phát hiện có chất độc nhưng kiểm dịch cửa khẩu lại không phát hiện và vẫn có giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra ATTP do Trạm kiểm dịch thực vật Tân Thanh - Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 cấp ngày 20/5?

    Lọt vì kiểm tra xác suất

    Trao đổi về vấn đề trên, chiều 18/6/2013, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV, Bộ NN&PTNT cho hay, nguyên tắc kiểm tra ATVSTP không phải chỉ có kiểm tra cửa khẩu, sản phẩm khi vào nội địa còn được kiểm tra trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản, lưu thông trên thị trường.

    Việc cơ quan chức năng TP Đà Lạt kiểm tra phát hiện Chlorpyrifos diệt mối vượt mức dư lượng 16 lần còn kiểm dịch cửa khẩu lại không phát hiện có thể vì một số lý do.

    Theo ông Hồng, những lý do này là vì, mặt hàng khoai tây Trung Quốc vào Việt Nam từ đầu năm đến nay đang được thực hiện phương thức kiểm tra thông thường. Kiểm tra thông thường nghĩa là 10 lô hàng mới kiểm tra 1 lô hàng, xác suất kiểm tra 10%. “Vì vậy, lô khoai tây vận chuyển về TP Đà Lạt tiêu thụ vừa qua có thể thuộc lô hàng không lấy mẫu kiểm tra về mặt dư lượng, chỉ kiểm tra về ngoại quan và hồ sơ”, ông Hồng nói.

    Ngoài ra, cũng không loại trừ lý do, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, các thương lái đã đưa thêm hóa chất vào khoai tây để bảo quản. Vì vậy, vẫn có thể xảy ra việc lọt lưới, cơ quan này phát hiện vi phạm nhưng cơ quan khác không phát hiện ra.

    Điều đáng nói là bà Bế Thị Thu Hiền, Trạm trưởng trạm kiểm dịch Tân Thanh - Lạng Sơn khẳng định khoai tây hồng không được nhập qua cửa khẩu Tân Thanh mà thường được nhập qua cửa khẩu Lào Cai. Tuy nhiên, lô hàng 26 tấn khoai tây nhiễm thuốc trừ mối lại có giấy kiểm dịch được Trạm này cấp?

    Ông Hồng cho hay: “Chúng tôi cũng đang truy xuất nguồn gốc, xem lô hàng đó được nhập khẩu về từ đâu, doanh nghiệp nào nhập. Theo tôi, có thể qua nhiều khâu trung gian, rất có khả năng từ một doanh nghiệp tại Lào Cai làm đầu mối thu mua khoai tây Trung Quốc rồi cung cấp đi các nơi”.

    Về những động thái xử lý của cơ quan chức năng sau khi chứng minh được nguồn gốc vi phạm, ông Hồng cho biết thêm: “Nếu chứng minh được nguồn gốc lô khoai tây hồng Trung Quốc bị phát hiện vi phạm ở Đà Lạt ở của doanh nghiệp nào, chúng tôi sẽ áp dụng chính sách kiểm tra chặt đối với các lô hàng nông sản nhập khẩu của doanh nghiệp đó. Những lô hàng cùng nguồn gốc, nếu tái phạm sẽ bị nâng tần suất kiểm tra lên 30% và 100% nếu tiếp tục vi phạm và cấm nhập nếu tiếp tục tái phạm thêm. Đồng thời, yêu cầu các cửa khẩu áp dụng biện pháp kiểm tra chặt, tăng cường lấy mẫu kiểm tra ATTP.

    Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể lượng khoai tây nhập về từ đầu năm đến nay, nhưng theo nhận định của Cục BVTV, khoai tây và cà rốt là hai mặt hàng được nhập nhiều nhất từ Trung Quốc trong các nhóm hàng rau, củ, quả tươi.

    Khoai tây Trung Quốc được xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hay ít hoàn toàn do cơ chế thị trường, yếu tố giá cả chi phối và quyết định. Tại Trung Quốc, mùa khoai tây kéo dài đến hết tháng 4 hàng năm, trong khi, tại Việt Nam, khoai tây chỉ được trồng vào vụ Đông. Lượng khoai tây Đà Lạt lại ít, không đủ cung cấp cho thị trường cả nước, và chỉ có từ tháng 12 đến hết tháng 5 chứ không thể có quanh năm. Khi khoai tây Trung Quốc được nhuộm đỏ bằng đất Đà Lạt thì người tiêu dùng thông thường rất khó phân biệt khoai Đà Lạt thật và khoai Trung Quốc giả đội lốt.

    Thu Hoài (Khampha.vn)
     
  6. hoanganh_bxart

    hoanganh_bxart Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/7/2012
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Hix, giờ phải sống chung với lũ thôi, động vào cái gì cũng sợ. Giờ chỉ mỗi mua đồ trong siêu thị còn chút an toàn
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Re: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Bước đầu, chủ cơ sở khai mỗi ngày sản xuất từ 60 két bia giả trở lên với các nhãn hiệu Heineken, Tiger, đem bỏ mối cho nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố.

    Cơ sở sản xuất bia giả nằm trong hẻm 144 Hồng Lạc, P.11, Q.Tân Bình, do ông Võ Thành Công (44 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH MTV dịch vụ xuất nhập khẩu Võ Thành Công) tổ chức. Đây là đại lý bán bia hoạt động nhiều năm, đến nay đã đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên. Phía trước cơ sở thường chất đầy thùng bia các loại, 1 chiếc xe tải, 1 xe ba gác và một số xe gắn máy sẵn sàng “xuất kích” khi khách gọi đến đặt hàng.

    [​IMG]
    Bia Sài Gòn nhập về làm nguyên liệu sản xuất bia giả
    (Hình ảnh được ghi lại trước khi cơ sở bị triệt phá).

    Công nghệ làm giả

    Mất nhiều tháng trời, chúng tôi mới xâm nhập được cơ sở sản xuất bia giả này, ghi hình được công đoạn sản xuất bia Heineken, Tiger giả tại đây.

    Bề ngang của căn nhà khoảng 4m, dài 20m, chủ cơ sở sử dụng một căn phòng kín diện tích khoảng 20m2 để làm nơi sản xuất bia giả. Công nhân của cơ sở thuê nhà gần đó ở, cứ mỗi buổi sáng vào dọn dẹp, chở hàng đi giao, thu tiền… nhưng đến 20h là tập trung vào phòng kín làm bia giả.

    Căn phòng chật chội chứa toàn bia chai, vỏ chai bia và 1 tủ lạnh lớn màu đỏ chứa đầy bia chai Heineken, Tiger, Sài Gòn. Đây là nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất bia thành phẩm giả. Trong căn phòng nhỏ bốc mùi cồn nồng nặc, sàn nhà nhớp nháp, 6 nam công nhân hì hục làm việc, không bao tay, không bảo hộ lao động… Tất cả công đoạn pha trộn bia, đóng nắp chai đều diễn ra tại căn phòng chật chội này.

    Trước khi pha trộn, bia đều phải được ướp lạnh 6 - 7 tiếng đồng hồ để trong lúc pha ga không nổi lên nhiều tràn ra ngoài. Công nhân ngồi trên ghế đẩu (bệt dưới sàn nhà) vây quanh hình chữ nhật. Hai công nhân ở khâu đầu tiên lấy 1 chai bia Heineken hoặc Tiger và 1 vỏ chai bia cùng loại (loại 330 ml) sang chiết làm đôi, sau đó chuyền cho 2 người của khâu kế tiếp rót bia Sài Gòn vào 2 chai bia này.

    Sau khi công đoạn pha trộn hoàn tất, một người khác có nhiệm vụ gắn nắp vào chai bia Heineken hoặc Tiger đã được pha trộn, chuyển qua cho công nhân cuối cùng đưa lên máy dập đóng nắp chai, rồi bỏ vào thùng bia. Thành phẩm bia giả này sẽ được đưa đi làm khô trước khi bỏ cho khách hàng.

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Quy trình sản xuất bia giả - Ảnh trích từ clip.

    Phá án

    Khoảng 10h15 ngày 18/6, trinh sát Đội 7, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM bắt quả tang Thạch Mươne điều khiển xe gắn máy chở 7 két bia chai Tiger đến giao cho một quán ăn trên đường Lý Thường Kiệt, P.9, Q.Tân Bình.

    Kiểm tra, Mươne không xuất trình được chứng từ, hóa đơn của số bia nói trên. Qua đấu tranh, Mươne khai nhận Võ Thành Công chỉ đạo chở số bia trên giao cho quán ăn ở Q.Tân Bình.

    Ngay sau đó, tiến hành khám xét đại lý bia (số 144/12 Hồng Lạc, P.11, Q.Tân Bình), trinh sát thu giữ thêm 17 két bia Heineken, 20 két bia Tiger, 18 két bia Tiger Crystal, 2 két bia Sài Gòn Lager, 1 máy dập nắp chai bia, vỏ chai, nắp chai bia các loại cùng nhiều tài liệu liên quan đến việc sản xuất bia giả.

    Tại trụ sở công an, Công khai phương thức sản xuất bia giả bằng cách mua bia Sài Gòn nhãn xanh, cho nhân viên súc rửa vỏ chai bia Heineken, Tiger đã qua sử dụng; sau đó chiết bia thật vào 1/2 chai và rót bia Sài Gòn xanh vào đầy chai, rồi đưa qua máy dập nắp.

    Mỗi ngày Công sản xuất được từ 60 két bia giả trở lên với các nhãn hiệu Heineken, Tiger, đem bỏ mối cho nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố với giá: bia Tiger 235.000 đồng/két, bia Tiger bạc 255.000 đồng/két, bia Heineken 310.000 đồng/két.

    Ngày 19/6, cơ quan CSĐT công an TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Võ Thành Công, Lê Văn Tuấn (35 tuổi, ngụ Bình Phước), Đỗ Quất Chí (45 tuổi, ngụ Q.8) và Thạch Mươne (23 tuổi, ngụ Trà Vinh) để điều tra làm rõ về hành vi tổ chức sản xuất, buôn bán bia giả.

    Cách phân biệt bia giả

    Theo một số công nhân từng làm việc ở cơ sở của Công, số nắp chai bia Heineken, Tiger này được cơ sở thu mua tại các quán nhậu, nhà hàng, sau đó mang về ngâm hóa chất mua ở chợ Kim Biên để tẩy rửa, rồi sấy khô. Vỏ chai bia cũng thu gom từ các nhà hàng, quán nhậu về, sau đó dùng dung dịch cồn tráng sơ phơi khô sử dụng.

    “Có một đầu mối chủ động cung cấp đồ khui cho nhà hàng để nhân viên khui bia nhưng nắp chai không bị móp méo, sau đó đến thu mua số nắp chai này cung cấp cho các cơ sở sản xuất bia giả”, một công nhân tiết lộ.

    Cũng theo công nhân này, để nhận biết bia giả, khách hàng nhìn kỹ vào nắp chai bia đa số bị trầy xước (do máy dập nắp chai thô sơ dập), móp méo, cũ kỹ; ga của bia giảm đi rất nhiều. Đáng chú ý, bia giả phải được tiêu thụ liền trong một thời hạn ngắn, nếu không dễ bị hư.

    Do trước khi làm giả , bia được ướp lạnh nên hơi lạnh bốc ra đọng nước ngoài vỏ chai, trong lúc pha trộn có thể chảy vào chai bia dẫn đến không đảm bảo chất lượng như Heineken thật. Thêm vào đó, trong quá trình súc rửa chai có thể lau chùi không kỹ vẫn còn tạp chất bám bên trong…

    Các nguyên nhân trên khiến bia không thể để lâu được cho nên cơ sở này làm bao nhiêu là tiêu thụ bấy nhiêu. “Có không ít lần, khách hàng (nhà hàng, quán nhậu) đem bia bị chua, bốc mùi hôi, có cả dòi, lên đại lý đổi lại. Chủ cơ sở sẵn sàng đổi mà không dám nói gì”, công nhân này nói.

    Số bia giả này sẽ được trà trộn vào bia thật để mang đi bỏ mối cho các quán nhậu, nhà hàng, karaoke ở các quận: 5, 10, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận…

    (Theo Thanh Niên)
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Re: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Hãi hùng khu chợ "đầu độc" người tiêu dùng lớn nhất Sài Gòn

    Chợ Kim Biên vốn nổi tiếng là khu chợ bán hóa chất lớn nhất ở Sài Gòn. Từ các loại bột dùng làm chín trái cây, pha trà sữa hay chế nước lèo bún bò, bún riêu... đến những hương liệu tạo màu thực phẩm đều được tìm thấy tại đây một cách dễ dàng.Thịt lợn tiêm thuốc an thần, bún tẩy hóa chất đầu độc người tiêu dùngNhững loại rau "tắm" hóa chất cực độc mướt mắt chị em

    Mua hóa chất dễ như mua rau

    Chợ Kim Biên được hình thành từ những năm 60 trên đường Vạn Tường (Quận5 ). Khi mới thành lập, nơi này chỉ là khu chợ tự phát được mở ra nhằm mục đích phục vụ nhu cầu mua bán đồ và hàng hóa của vợ con sĩ quan ở chế độ cũ.

    Sau khi Sài Gòn giải phóng, chợ Kim Biên chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, chủ yếu buôn bán các loại vật liệu xây dựng và các mặt hàng ăn uống.

    Tuy nhiên, sau một thời gian làm ăn không hiệu quả, ban quản lý chợ quyết định chuyển sang cho tiểu thương thuê sạp buôn bán từ năm 1984. Cũng từ thời gian này, các mặt hàng hóa chất thực phẩm, công nghiệp... bắt đầu được bày bán công khai.

    [​IMG]
    Hóa chất bán tràn lan trong chợ Kim Biên

    Thế nên vào chợ Kim Biên hỏi mua hóa chất dễ như mua rau và loại nào cũng có. Cô Năm, bán trái cây dạo tại đây cho biết: "Cần mua loại gì cứ ra sạp hỏi người bán có đầy đủ cả đấy, chỉ sợ không đủ tiền mua thôi".

    "Thượng vàng hạ cám" các loại hóa chất

    Ở chợ Kim Biên, có đủ các loại hóa chất "thượng vàng hạ cám". Phổ biến nhất là các loại hoá chất chế nước lèo làm bún, phở, hủ tiếu... Trong đó đầu tiên phải kể đến loại đường Tây tạo vị siêu ngọt cho nồi nước lèo bún bò, bún riêu cua... Chỉ cần vẩy một ít hạt đường nhỏ vào trong nồi nước nấu sôi, lập tức sẽ có ngay vị nước lèo bún bò tuyệt ngon mà chẳng cần phải ninh xương mất thời gian lại tốn kém.

    [​IMG]
    Hóa chất tạo nước lèo bún bò siêu ngọt

    Loại đường Tây này được bày bán chủ yếu tại các sạp bên trong chợ và được chủ sạp ra giá 200.000 đồng/500gram có khả năng nấu được 30 nồi nước lèo ngọt lừ... chẳng khác gì ninh xương bò. Bịch đường Tây này có xuất xứ từ Trung Quốc và hướng dẫn sử dụng cũng bằng tiếng Trung.

    [​IMG]
    Bột trà chanh có giá 35.000 đồng/ký

    Đi tiếp một vòng quanh chợ, chúng tôi được biết thêm loại bột tạo vị trà chanh cũng được nhiều tiểu thương bày bán. Đây là bột tạo chua có giá 35.000 đồng/kg. Theo lời người bán, chỉ cần 1 muỗng bột này pha vào 10 lít nước là được ngay ly nước cốt chanh chua ngọt đúng vị, không cần phải thêm đường. Mỗi lần bán chỉ cần lấy 1 muỗng nhỏ bột này sẽ pha được 500 cốc trà chanh.

    Chưa hết, để tạo mùi hương chanh thơm đúng vị, người mua được chủ hàng tư vấn mua thêm can nhựa màu trắng ghi chữ "Hương Chanh" rất to bên ngoài với giá 50.000 đồng/lít. Chỉ cần 100ml này sẽ tạo được hương chanh cho 1.000 cốc.

    Tò mò, chúng tôi mở thử can hương chanh để ngửi thì mùi hắc xông lên rất khó chịu, bên ngoài không hề có hướng dẫn sử dụng hay xuất xứ. Chưa kịp hỏi thì chủ sạo đã phân bua: "Hàng nhập từ bển (Trung Quốc) về, cứ yên tâm là chất lượng khỏi chê. Hàng ngày có rất nhiều tiểu thương mua bột này bán, người ta uống vào ầm ầm đã chết ai đâu?".

    Tại chợ Kim Biên, người ta còn bán nhiều loại nước xả quần áo với giá rẻ như cho. Điều đáng nói, các loại nước xả này đều được làm nhai dưới các thương hiệu nổi tiếng như Cf, Dow... Giá của mỗi can nước xả là 70-80.000 đồng/lít. Các loại dầu gội, sữa tắm…còn rẻ hơn. Cụ thể, can dầu gội trị gầu C. có giá 50.000 đồng/lít, sữa tắm con dê 30.00 đồng/lít... và mua xong được chủ quán khuyến mãi cho vài chai nhựa vỏ hộp về đong bán.

    [​IMG]
    Cafe hóa chất

    Các loại hóa chất tạo mùi cafe, từ mùi cafe Moka, Pháp đến hương cacao, cafe rang sấy... đều có. Giá dao động từ 300 ngàn đến khoảng 1 triệu đồng/kg.

    [​IMG]
    Các loại thuốc thúc chín trái cây

    Ngoài những loại hóa chất kể trên, thuốc thúc chín trái cây cũng được vày bán công khai ở chợ Kim Biên. Cụ thể, thứ nước lỏng dùng để thúc chín trái cây được đựng trong một can nhựa màu trắng không mùi, không vị, không nơi sản xuất, không hạn sử dụng... nhưng được chủ sạp quảng cáo là "hàng chất lượng hảo hạng", nhập từ nước ngoài, có khả năng "hóa phép" mọi loại trái cây xanh, non thành quả chín.

    [​IMG]
    Thuốc thúc chín không có nhãn mác, ngâm chín cả sầu riêng, mít...

    Chủ sạp hàng cho biết bịch nước thúc chín trái cây này có giá 60.000 đồng/kg nhưng chỉ cần bỏ 3-5 muỗng cafe ngâm khoảng 3-5 giờ là năm chục ký trái cây sẽ chín vàng, kể cả sầu riêng hay mít...

    [​IMG]
    Bột sản xuất nước rửa chén không trôi nổi

    Đến chợ Kim Biên, chúng tôi nhận thấy người ta còn bày bán nước rửa chén tự chế bằng các loại hóa chất tổng hợp. Chỉ mất 150 ngàn đồng mua hóa chất tại chợ, các điểm sản xuất nước rửa chén tư nhân có thể cho ra đời 200 lít nước rửa chén.

    Công đoạn chế biến nước rửa chén cũng khá đơn giản vì liều lượng đã có sẵn, người bán căn lượng rồi đổ vào một thùng to trộn lại và thêm màu, hương thơm thành dung dịch có độ sệt sệt, vàng vàng là đem đi bán ngay.

    [​IMG]
    Nhiều loại hóa chất tẩy trắng thực phẩm được bày bán

    Thêm nữa, chợ Kim Biên còn bán tràn lan các loại hóa chất tẩy trắng rau củ quả. Loại bột này có màu trắng, giá bán 100.000 đồng/bịch 500gram, cho vào rau củ bẩn thì sẽ trắng tinh như mới gọt rửa. Bên cạnh đó, nhiều loại hóa chất hóa mỹ phẩm như sữa tắm, bột giặt, nước hoa xịt phòng, làm thịt đỏ tươi trở lại... tất cả đều được đựng trong các can nhựa trắng không ghi nhãn mác.

    Cơ quan chức năng: Chưa có biện pháp cụ thể

    Theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, một mặt hàng hương liệu và phụ gia sản phẩm được phép lưu thông khi có đầy đủ các yếu tố như: tên mặt hàng, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, cách bảo quản, thời hạn sử... Thế nhưng, các mặt hàng hóa chất ở chợ Kim Biên khi chúng tôi hỏi mua đều không có các yếu tố trên, thậm chí không có nhãn mác.

    Đặt câu hỏi về chợ hóa chất Kim Biên, ban quản lý chợ cho chúng tôi biết: "Hiện rất khó để quản lý các loại hóa chất buôn bán tại chợ vì quá nhiều loại".

    Phương án di dời chợ Kim Biên ra ngoại thành Sài Gòn được ông Từ Minh Thiện (đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM) cho biết: "Nếu đưa ra ngoại thành mà vẫn mua bán hóa chất công nghiệp, thực phẩm độc hại như hiện nay thì chẳng có hiệu quả gì". Tuy nhiên, những phương án này mới chỉ ở lý thuyết, chưa có hành động cụ thể. Vì vậy, hoạt động mua bán hóa chất vẫn diễn ra công khai.

    (afamily.vn)
     
  9. vongdautam

    vongdautam Cơ sở sản xuất vòng dâu tằm An huy 0909886836

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    16,613
    Đã được thích:
    3,126
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    hic, đọc tin này mà sợ quá cơ...........
     
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Re: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    HN: Phát hiện trân châu chứa chất bảo quản vượt mức

    Hạt trân châu tại Hà Nội bị phát hiện có chứa hàm lượng các chất bảo quản, chất tạo ngọt vượt mức cho phép.

    Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội đã kiểm tra và tiến hành lấy 11 mẫu hạt trân châu tại một số cơ sở kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai và 5 quầy hàng thuộc chợ Đồng Xuân- Hà Nội để kiểm soát một số chỉ tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm: Acid maleic, chất tạo ngọt (Aspartam, Acesulfam K, Sacarin, Natri Cyclamat), chất bảo quản (Natri benzoat,Kali sorbat).

    Kết quả kiểm nghiệm phát hiện, 04/11 mẫu có hàm lượng Kali sorbat (từ 1410-2430 mg/kg sản phẩm) cao hơn mức giới hạn quy định (1000 mg/kg sản phẩm). 02/10 mẫu có hàm lượng Sacarin (105-120 mg/kg sản phẩm) cao hơn mức giới hạn quy định (100 mg/kg sản phẩm).

    02/10 mẫu hạt trân châu có hàm lượng Natri cyclamat (từ 2260-2450 mg/kg sản phẩm) cao hơn mức giới hạn quy định (250 mg/kg sản phẩm).

    04/10 mẫu có hàm lượng Natri benzoat (từ 1050-1650 mg/kg sản phẩm) cao hơn mức giới hạn quy định (1000 mg/kg sản phẩm).

    Chất bảo quản Kali sorbat, Natri benzoat là hai chất bảo quản nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng) đã được chứng minh có thể gây chứng hiếu động thái quá ở trẻ nhỏ. Hiện Anh, Canada, Mỹ đã cấm sử dụng các chất này trong thực phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ. Việt Nam cũng đã có quy định không sử dụng các chất bảo quản gốc benzoat đối với các loại thực phẩm dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.

    Về chất Natri cyclamat, từ năm 1969, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cũng đã đưa chất này vào danh mục cấm sử dụng. Tại Việt Nam, trước đây đường hóa học cyclamate bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, từ năm 2013, chất này lại được cho phép sử dụng. Trong tài liệu của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM ghi rõ, cyclamate có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền...

    Tất cả 11 mẫu hạt trân châu này không phát hiện có chứa Acid maleic, chất tạo ngọt Aspartam.

    Như vậy, đến thời điểm hiện tại dù chưa phát hiện hạt trân châu tại Hà Nội có chứa Acid maleic nhưng lại phát hiện có hàm lượng các chất bảo quản, chất tạo ngọt vượt mức giới hạn quy định.

    Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội và các đơn vị chức năng tiếp tục mở rộng giám sát, kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh hạt trân châu trên địa bàn Hà Nội, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm qui định pháp luật về an toàn thực phẩm.

    Mai Hương (Khampha.vn)
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Re: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    HN nhiều nước đóng chai nhiễm vi khuẩn

    5 mẫu nước đóng chai được Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội kiểm nghiệm có phát hiện nhiễm vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn coliform.

    Ngày 28.6, ông Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội cho biết, hiện đã có 16 mẫu nước đá viên dùng liền, nước tinh khiết đóng chai được Chi cục lấy tại các cơ sở trên địa bàn về kiểm nghiệm đã có kết quả. Theo đó, tuy tất cả các mẫu đều đạt những chỉ tiêu về lý, hóa, kim loại (nằm trong giới hạn cho phép), song đáng chú ý có đến 5 mẫu nước đóng chai qua kiểm nghiệm phát hiện bị nhiễm vi sinh, chủ yếu là nhiễm vi khuẩn coliform – gây các bệnh về đường ruột như tiêu chảy…

    Theo ông Thọ, những mẫu nước đóng chai bị nhiễm khuẩn này đều của các cơ sở, công ty sản xuất quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, điều kiện vệ sinh sản xuất không đảm bảo.

    Chi cục ATVSTP thành phố cùng với Thanh tra Sở Y tế đã xử lý nghiêm khắc với các cơ sở vi phạm, đồng thời yêu cầu cơ sở khắc phục triệt để những sai phạm về chuyên môn như quy trình, điều kiện và vệ sinh trong sản xuất. Được biết, trong thời gian tới Sở Y tế sẽ tiếp tục kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá viên, nước đóng chai nhằm phát hiện sớm các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

    Mai Hương (Khampha.vn)
     
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Re: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Rùng mình “công nghệ”chế biến bột sắn dây giả

    Theo lời Hoài, một tạ sắn tươi mua với 120 nghìn đồng sẽ chế biến được 40 kg bột. Tuy nhiên, cũng chừng ấy tiền anh có thể mua được cả tấn sắn thường.

    Với công nghệ “phù phép” sắn thường thành sắn dây, người chế biến có thể đút túi của chục triệu đồng mỗi mẻ sắn ra lò. Vì lãi khủng, không ít người dân xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội) đã nhẫn tâm dùng thuốc tẩy trắng “phù phép”, biến bột sắn thường thành bột sắn dây thơm ngon mà không để ý tới tác hại của nó tới sức khỏe người tiêu dùng.

    Mục sở thị công nghệ làm tinh bột sắn bẩn

    Theo khảo sát của PV, xã Dương Liễu có trên 2.000 hộ sản xuất nông sản, trong đó có 270 hộ chế biến tinh bột sắn. Hai xã Minh Khai, Cát Quế cũng có khoảng 500 hộ làm nghề này. Đường làng, ruộng đồng, bất cứ chỗ nào trống đều trở thành sân phơi bột sắn. Hàng ngày nhiều đoàn xe tải ra vào vận chuyển hàng tấp lập cuốn theo những làn bụi bám bay mù mịt. Tuy nhiên, người dân vẫn thản nhiên phơi bột sắn mà không có sự che đậy nào cả. Những cục bột sắn ngả màu vàng vì bị tẩm bị đường.

    Ô nhiễm môi trường là thực trạng chung của các làng nghề hiện nay. Ở các xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội), kinh đô sản xuất sắn dây lớn nhất Hà Nội cũng không phải ngoại lệ. Mấy tháng sau khi Sở Y tế Hà Nội thành lập Đoàn kiểm tra thì tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của 3 xã kể trên lại đâu vào đó. Vẫn là cảnh mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường. Một ngày có mặt ở nơi đây, chúng tôi cảm thấy “choáng” sau khi chứng kiến vì công nghệ chế biến sắn dây của người dân. Dọc các con đường đầy bụi bẩn, bột sắn dây sau khi sản xuất được đem phơi cạnh rãnh nước bãi rác, ngoài cánh đồng. Đường làng lênh láng nước thải chưa được xử lý bốc mùi thối hoắc, nồng nặc.

    Trong vai khách hàng đi tìm mua bộ dàn máy làm bột sắn, chúng tôi được anh Hoài, chủ một cơ sở chế biến bột sắn nhỏ lẻ ở đội 7, xã Dương Liễu tiếp đón niềm nở. Nhà anh Hoài có hai bộ dàn máy chế sắn dây. Ông chủ này muốn bán đi một bộ để tậu con ô tô mới. Sau vài câu chào hỏi xã giao, Hoài không gần ngại dẫn chúng tôi vào thăm máy móc trong xưởng nhà mình.

    Theo quan sát của chúng tôi, “dây chuyền” sản xuất bột sắn của nhà anh Hoài tít sau vườn, phải đi qua một cái ao nước đen ngòm bốc mùi hôi thối. Khu nhà xưởng hẹp, thấp lè tè chăng đầy màng nhện. Nền nhà ướt nhẹp, nhớp nháp với những vũng nước nhờ nhờ trắng đục ruồi nhặng bu đầy. Cái một mùi chua của sắn dây thiu xen lẫn mùi thum thủm xộc thẳng vào mũi khiến bất kì ai lần đầu bước chân vào đều cảm thấy nôn nao người.

    Đập vào mắt chúng tôi là chiếc máy nghiền sắn dây đã cáu bẩn. Trên mặt máy, một lớp bột sắn mày nhờ nhợ bám chặt do lâu ngày không được vệ sinh. Hoài giải thích: “Bộ guồng làm vệ sinh vỏ sắn và máy nghiền này anh chỉ sử dụng được mấy tháng nay, vẫn còn mới lắm. Tôi đang định rửa thì cậu đến. Máy xịn nên có để cả năm không lau chùi, tra dầu nhưng vấy vẫn chạy êm ru. Mua hàng của anh, chú cứ yên tâm đi”

    Thấy thái độ khó chịu trước mùi hôi thối của PV, anh hất hàm nói: “Ở đây nhà nào mà chẳng thế. Làm nghề mà không có mùi thì có mà chết đói. Cái giống thực phẩm nó thế. Cứ sểnh ra cái là thiu, thối ngay”. Quan sát một vòng nhà xưởng xong, chúng tôi hỏi anh Hoài về “công nghệ ” làm bột sắn. Suy nghĩ hồi lâu rồi người đàn ông này mới gật đầu hướng dẫn tỉ mỉ từng công đoạn. Theo lời anh Hoài, trước hết, khi nhập củ sắn tươi về phải loại bỏ vỏ rồi cho vào máy nghiền sắn. Sau đó dùng màng lọc bỏ bã, hỗn hợp bột sắn nhão nhoét thu được sẽ cho vào bể lắng. Đợi khi tinh bột lắng xuống đáy bể sẽ xả bỏ nước ở trên đi và lấy bột.

    Anh Hoài tiết lộ: “Không cần mua sắn ngon, chỉ cần loại bị gãy, vụn, thậm chí dập nát cũng được. Bởi như thế, giá sẽ rẻ, lợi nhuận được tăng lên. Nếu muốn tinh bột trắng mịn thì khi cho hỗn hợp nước cốt sắn dây vào bể lắng, nhỏ vài giọt thuốc tẩy lên trên đảm bảo bột sau khi ra lò sẽ trắng như vôi”.

    Được biết, trung bình mỗi 1 tạ săn tươi cho 40 kg bột, mỗi một dây chuyền làm hết công xuất được khoảng 20 tấn sắn tươi mỗi ngày. Tuy nhiên, công đoạn chuyển từ củ sắn thành bột thường được làm vào mùa sắn (mùa đông- xuân). Khi tháo hết nước tại bể, người ta lấy xẻng xúc các tảng bột sắn như xúc đất cho vào bao tải đánh đống để tháng 4 đến tháng 8 làm bột sắn khô rồi mới mang đi bán.

    Nhìn hai đống bột tươi to như hai đống bùn để ngoài vườn chuối bên cạnh chuồng vịt hôi thối khiến chúng tôi không khỏi rùng mình. Tôi thắc mắc về chất lượng hai đống bột tươi, anh Hoài liền cười lớn vỗ vai bảo: “Không sao đâu. Cứ để đấy đến khi nào chuẩn bị xuất kho “chế” một lần nữa là ổn ấy mà”.

    Người đàn ông này cũng vô tư mở cho tôi xem từng đống bột sắn. Quả như anh Hoài nói, hai đống bột đặc quánh và đã ngả mầu cháo lòng. “Sau khi bột khô, cái màu cháo long này sẽ không thành vấn đề. Khi đánh bột ra anh lại cho ít thuốc tẩy nữa”, Hoài khẳng định như vậy.

    Khi bột sắn khô sẽ có thương lái đến tận nơi thu mua. Gần như năm nào cũng vậy, bột sắn tinh cũng không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo những người dân nơi đây, đa số bột sắn tinh được tiêu thụ tại các cơ sở chế biến thành nha để sản xuất bánh kẹo tại xã Minh Khai bên cạnh.

    Bột sắn dây được chế từ thuốc tẩy và hoa bưởi

    Được biết, chính những người làm nghề cũng thừa nhận, họ sản xuất chỉ để bán chứ không ai dám dùng chính những sản phẩm của mình làm ra. Nếu làm để gia đình, họ hàng người thân sử dụng thì sẽ làm riêng một mẻ, đảm bảo vệ sinh và là hàng thật chứ không có chuyện bát nháo như làm bán cho người tiêu dùng trên thị trường.

    Những món giải nhiệt được làm từ bột sắn dây khiến nhiều người thèm khát trong mùa hè oi bức. Nhưng tận mắt chứng kiến quy trình làm ra thứ bột trắng tinh, thơm mát đó không ít người phải rùng mình. Không chỉ mất vệ sinh và sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất ra tinh bột sắn bình thường mà mà một số hộ dân trên địa bàn còn “phù phép” biến tinh bột sắn thường thành bột sắn dây hảo hạng. Ngỏ ý muốn tìm hiểu thêm về máy móc, anh Hoài liền giới thiệu cho tôi tới một người họ hàng tên Long tại xóm Me Táo (xã Dương Liễu). Được biết, anh Long cũng muốn bán một bộ dàn máy. Đã từ lâu, người đàn ông này chuyên cung cấp bột sắn dây giả cho các đầu nậu.

    Khu nhà anh Long kín cổng, cao tường. Nghe tiếng gọi cổng, người đàn ông to béo mặt bặm trợn ra mở cửa. Ngước nhìn PV từ đầu đến chân như dò xét, hắn hất hàm hỏi chúng tôi từ đâu đến? Khi biết tôi là khách của Hoài giới thiệu qua, Long có vẻ bớt căng thẳng mời chúng tôi vào nhà.

    Sau mấy câu hỏi vu vơ, Long tin chúng tôi đến mua máy thật. Anh ta cũng không ngại ngần dẫn tôi đi xem khu chế biến bột sắn. Xưởng nhà Long cũng bẩn, hôi hám mất vệ sinh không khác các cơ sở sản xuất bột sắn ở các gia đình trong xã Dương Liễu. Con trai anh Long mặc độc chiếc quần đùi đang ngồi đánh bột. Ngồi bên cạnh, một người phụ nữ tay thoăn thoắt lọc bột vào rồi đổ vào thùng phi 120 lít. Trên người, dưới đất, bột bắn tung tóe, nhòe nhoẹt bước chân. Thấy mùi chua, bột không được trắng, Long nhắc con: “ Bột để lâu quá mất mầu rồi, cho thêm bột tẩy vào đi”. Con trai anh Long năm nay mới học lớp 10 với tay lấy một gói bột trắng như vôi, không nhãn mác, vội vàng bịt mũi rồi nhanh tay đổ 5 chén vào bộ sắn. Cu cậu miệng lẩm bẩm: “50 cân bột tươi mà cho 10 chén bột tẩy, bột bỏng con không chịu trách nhiệm đâu”.

    Tôi cầm túi bột xem, vừa đưa lên mũi, một mùi hắc xộc đến tận óc. Thử chạm tay vào xô bột thì cu cậu vội bảo: “Anh đừng động vào, bỏng đấy”. Đúng như lời cậu ta nói, một lúc sau, tôi cảm thấy nóng rát ở đầu ngón tay. Long giải thích: “Thuốc tẩy này mua ở trung quốc, dân làm mỳ làm miến cũng thường dùng cái này để tẩy bột. Thuốc tẩy này mạnh lắm, chạm vào rất dễ tổn thương da”.

    Nói chuyện một lúc, anh Long tiết lộ, làm giả bột sắn thường thành bột sắn dây, nếu không cho nhiều thuốc tẩy bột sẽ không trắng được. Bột sắn thường phải được lọc đi lọc lại từ 5 đến 7 lần mới sạch và trắng như trứng vôi. Lúc đó, cho them ít thuốc tẩy, nhìn mầu không thể phân biết được đâu là bột sắn dây và sắn thường.

    Vườn nhà Long khá rộng, ngoài giàn phơi hàng tấn bộ sắn đã lọc. Anh ta bảo, muốn làm giả sắn dây ngoài quy trình lọc bột, khâu phơi cũng cực kỳ quan trọng. Nếu bột sắn thường phơi một mạch đến khi khô sẽ bị nở vụn như vôi gặp nước. Bột sắn dây thật khi phơi không bao giờ nở vụn mà toác ra thành những viên nhỏ. Vì vậy muốn làm giả bột sắn dây, khi phơi phải trời nắng nhẹ, một ngày bê ra, bưng vào nhiều lần.

    Theo kinh nghiệm của những người chuyên sản xuất sắn dây, nếu là hàng thật thì khi ngửi sẽ thấy mùi thơm dịu mát còn sắn thường mùi hắc, nồng. Tuy nhiên, để đối phó với điều này, Long đã có bí quyết không những đánh lừa thị giác mà còn cả khứu giác, xúc giác người khác. Được biết, khi phơi bột sắn thường, anh ta sẽ cho những cánh hoa bưởi, hoa chanh phơi cùng. Khi đó, mùi thơm của các loại hoa này sẽ dính vào khiến bột sắn dây giả mất đi mùi hắc, nồng.

    Ông chủ xưởng sản xuất sắn dây còn cho biết thêm, nếu không làm bột sắn dây giả thì không tài nào sản xuất đủ hàng cung cấp cho thị trường. Với lại một tạ sắn tươi mua mất 120 nghìn đồng thì được 40 kg bột. Hiện bột sắn dây dao động trên thị trường từ 90 nghìn đến 150 nghìn đồng/kg. Vì lãi “khủng” nên không ít người lao vào làm giả bột sắn dây kiếm lời.

    Chính quyền địa phương vẫn chưa hề hay biết?!

    Đem băn khoăn về tình trạng một số hộ sản xuất bột sắn dây giả trên địa bàn trao đổi với bà Hồ Thị Huê, Phó chủ tịch xã Dương Liễu, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Tôi chưa hề biết xã mình có cơ sở làm bột sắn dây giả. Nếu phát hiện cơ sở nào làm giả bột sắn dây chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý nghiêm(!?)”.

    Được biết, mỗi năm xã Dương Liễu chế biến được xấp xỉ 25000 tấn tinh bột sắn thành phẩm cung ứng cho thị trường. Chẳng ai biết, trong số đó có bao nhiêu phần trăm bột sắn ra lò từ công nghệ bẩn. Theo một tay chuyên thu mua bột sắn dây ở Dương Liễu, tình trạng làm sắn dây giả ở đây mới xuất hiện nhưng số lượng bột sắn làm giả đã ra thị trường không hề nhỏ. Ước tính từ đầu năm đến nay có cả chục tấn bột sắn dây giả được tuồn đi khắp các nơi tiêu thụ, nhiều nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…

    Bột sắn dây giả uống vào không những không có dinh dưỡng mà còn có khả năng ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hóa. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, có nhiều cách phân biệt bột sắn thường và bột sắn dây giả. Chúng ta nên quan sát miếng bột sắn thật kĩ trước khi mua. Bột sắn thật phải còn nguyên dạng sau khi phơi sấy, cánh bột còn sắc cạnh Phi pha với nước, chúng không có hiện tượng dính bết vào thành túi hoặc vào nhau. Bột sắn dây thật khi đưa vào miệng nhai thấy giòn, khi đặt đầu lưỡi vào miếng bột có cảm giác bột hút nước rất mạnh từ đầu lưỡi, quá trình bột sắn tan trong miệng bạn sẽ thấy bột sắn mềm, mịn không có hạt sạn nào cả. Một cách nhận biết nữa là, mang bột hòa vào nước tinh khiết đựng trong cốc thủy tinh, sau đó rót sang một cốc khác.

    Nếu bột sắn dây xịn thì rót đến đâu cốc sạch đến đó, không có khiện tượng cặn bột bám vào thành cốc hoặc lắng xuống đáy. Để cốc bột đã pha một thời gian cho bột lắng hết xuống đáy cốc, chúng ta quan sát phần bột sắn lắng xuống đó phải trắng đều từ trên xuống dưới, phần nước ở trên trong veo trở lại như ban đầu. Khi chắt hết phần nước bên trên sẽ thấy phần bột lắng dưới đáy cốc trắng mịn, bám chặt vào đáy, úp cốc xuống khó chảy ra.

    Theo Lê Nguyễn – Lê Nhung (Gia đình và Xã hội)
     
  13. triệu dung nhi

    triệu dung nhi Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    29/3/2013
    Bài viết:
    4,324
    Đã được thích:
    780
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    giờ ăn uống gì cũng thấy ghê và sợ.Thực phẩm toàn thứ độc hại .Ôi thiu thế này sao trường thọ đc nhỉ
     
  14. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Truy tìm “mì chính siêu ngọt” cực độc

    Trong vai một người buôn bán, PV đã dễ dàng tiếp cận nơi cung cấp các loại hóa chất phục vụ cho việc kinh doanh bún, phở.

    Nồi nước lèo “đặc biệt”Chợ Kim Biên lâu nay được xem như “vựa hóa chất tử thần” vì bán nhiều hóa chất, phẩm màu, hương liệu không rõ nguồn gốc. Trong vai một người mới mở quán bún bò đang đi tìm nguồn hàng, chúng tôi dạo quanh những tiệm hóa chất và các gian hàng gia vị tại chợ Kim Biên. Hỏi tới những phụ gia để nấu bún bò, những người chủ hàng nhanh chóng bỏ qua sự nghi ngại ban đầu để luôn miệng chào mời khách. Bà chủ quán tên M., dáng người phốp pháp, miệng liên thanh giới thiệu mặt hàng chúng tôi đang cần: “Em cần gia vị nấu nước lèo phải không? Chuyện nhỏ, chỗ chị cái gì chả có. Em cần số lượng bao nhiêu? Hàng đảm bảo chất lượng. Nhanh lên không cơ quan chức năng biết thì rắc rối lắm”.

    [​IMG]
    Loại mỳ chính “siêu ngọt” đang được sử dụng để chế biến các loại nước lèo “đặc biệt”.

    Trong nháy mắt, bà M. chìa ra cho tôi xem một bao màu trắng, khoảng 500g, bên ngoài ghi dòng chữ Trung Quốc màu đỏ. Theo lời bà này thì dân buôn bún, phở không cần quan tâm nhiều đến bao bì hay mẫu mã, hoặc nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng…. Điều mà họ quan tâm chính là mặt hàng này có đáp ứng được việc kinh doanh hay không.

    Phó GĐ Sở Công thương TP.HCM Tôn Quang Trí trong lần trả lời báo giới xung quanh việc mua bán hóa chất dễ dàng, tràn lan tại khu vực chợ “thần chết” Kim Biên nói, hàng năm, Sở Công thương TP.HCM (phòng thanh tra) đều có kế hoạch phối hợp cùng với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, khảo sát việc mua bán hóa chất tại khu vực chợ Kim Biên - phường 13, Q.5.

    Qua kiểm tra, hầu hết các cửa hàng đều vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh hóa chất.

    Để thuyết phục khách hàng, bà M. giải thích kỹ lưỡng cách sử dụng: “Đây là loại đường phèn dùng để pha nước lèo. Loại này có 3 dạng được phân chia theo khối lượng khác nhau: Loại hạt nhỏ như hạt đậu, loại hạt như đầu ngón tay và một loại lớn được kết dính từ những hạt nhỏ hơn. Tuy vậy đặc điểm chung của chúng đều có màu trắng đục, không mùi, ẩm ướt và rất dính tay. Giá mỗi loại dao động từ 85.000 đồng cho tới 270.000 đồng/1 bịch. Mỗi bịch có khối lượng từ 1 kg tới 30 kg. Cách sử dụng loại đường phèn này cũng hết sức đơn giản, chỉ cần nấu nước lèo tới khi sôi, bỏ vào 3 - 4 ly cà phê (loại hạt nhỏ) hoặc dùng 1 viên (loại hạt lớn) thì nồi nước ấy sẽ rất ngọt như vừa ninh từ thịt thật và xương thật”. Như vậy, nếu theo như lời bà chủ quán giới thiệu thì chỉ cần bỏ ra chưa đầy 7.000 đồng là có được một nồi nước lèo bán cả trăm tô bún. “Khỏi phải hầm xương chi cho mệt, sau khi nước được đun sôi, bỏ vào một ít bột đường, đậy nắp cho nước sôi thêm một lần nữa là nước sẽ ngọt như được hầm từ 20kg xương” - Bà bán hàng giới thiệu rất kỹ lưỡng và còn bảo có rất nhiều quán bún bò lớn cũng đặt hàng loại bột này để nấu nước cho ngọt. Hàng tuần bà vẫn giao hàng tận nơi cho các cửa hàng đó.

    “Sát thủ” từ hóa chất trôi nổi

    Ngoài loại đường phèn ấy, chúng tôi tiếp tục tìm tới một cửa hàng hóa chất khác ở cuối đường Kim Biên để dò hỏi về loại bột tạo hương thịt bò và loại nước màu để nấu nước lèo. Khi được hỏi, người phụ nữ quản lý liền mang cho chúng tôi xem những loại gia vị theo yêu cầu. Loại bột tạo hương có màu đỏ đậm giống thịt bò khô, được đựng trong chiếc túi nilon với trọng lượng khoảng 1kg. Loại nước màu chứa trong một chiếc chai nhựa, đặc quánh có dung lượng khoảng 1 lít. Giá của 2 loại này cộng vào là hơn 500.000 đồng. Tuy giá cả có phần mắc hơn nhưng theo như lời giới thiệu của chủ cửa hàng thì chất lượng khỏi cần chê. Bởi khi nấu nước lèo, chỉ cần đợi tới lúc gần xong, người nấu bỏ vào một chút nước màu và bột tạo hương thì nồi nước sẽ rất thơm và có màu sắc y hệt như được tạo ra từ thịt bò. So với số tiền lớn phải bỏ ra để mua hàng chục ký thịt và xương thật về ninh thì giá đó là quá rẻ.

    Điều dễ nhận thấy là chỉ một số nhỏ mặt hàng này có ghi rõ địa chỉ sản xuất, điện thoại và hạn sử dụng, còn lại phần nhiều là trong những lớp bao bì “bí ẩn”. Vì thế thật khó để tìm hiểu được xuất xứ và thành phần làm ra chúng. Hỏi về vấn đề này, những người bán hàng cũng chỉ trả lời qua loa cho xong chuyện. Cũng có loại ghi tiếng Việt, có tên công ty, hình vẽ và các loại huy chương về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng chúng tôi tìm mỏi mắt cũng không thấy địa chỉ hay điện thoại của nơi sản xuất.

    Có thể chúng được những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong nước làm ra. Dạo qua các sạp bán hóa chất ở chợ Kim Biên, chúng tôi có cảm giác chủ các sạp này là những tay ảo thuật gia. Họ có khả năng biến những cái không thể thành có thể trong nháy mắt. Chỉ cần chấm một chút hóa chất hương liệu vào ca nước lạnh thì ngay lập tức sẽ có một ca nước chanh thơm mát. Cũng chẳng cần một muỗng ca cao nào mà sẽ có ngay một ly “ca cao đặc biệt” cho thực khách bằng cách tương tự. Không chỉ có vậy, họ còn tạo ra được những hương liệu mang mùi cà phê Pháp, cà phê Moka (Đức), hương sôcôla, màu đục sữa, đục r***... Tôi hỏi ông chủ tiệm kinh doanh hóa chất: “Thế hương thịt heo dùng để làm gì?”.

    Ông ta cho biết: “Thì bôi vào thịt heo để cho nó có mùi... thịt heo!”. Hóa ra với loại thịt heo bệnh, đã ôi thiu thì chỉ cần cho vào chút xíu hương liệu mùi thịt heo là thành tươi mới, có thể ngang nhiên bày bán ở chợ cho những người tiêu dùng ít tiền hoặc các quán cơm bình dân phục vụ người lao động. Suốt tuyến đường Vạn Tượng bên hông chợ Kim Biên có gần 30 sạp bán hóa chất, hương liệu.

    Theo điều tra của chúng tôi thì mỗi sạp như vậy bán không dưới 50 mặt hàng mà đáng chú ý nhất chính là loại đường phèn, bột tạo hương thịt và nước màu không rõ nguồn gốc dùng để nấu nước lèo cho món bún, phở, hủ tiếu được nói đến ở trên. Như vậy, trong bữa điểm tâm của người dân Sài thành với món sở thích là bún, phở hay hủ tiếu, hàng ngàn thực khách đã vô tình bị “đầu độc” hóa chất mà một phần là xuất xứ từ chợ Kim Biên.

    Theo Hữu Huấn (Gia đình và Xã hội)
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Re: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Đồ nướng: hương gây mùi… chết

    Chị Ánh, chủ quán cơm tấm đêm ở khu vực bùng binh Cây Gõ (quận 11) thắc mắc: “Định mở quán, năn nỉ muốn gãy lưỡi mà bà bán cơm trong xóm không chịu chỉ bí quyết ướp sườn ngon, tui phải tốn cả triệu đồng để mua bí quyết ướp sườn. Vậy mà bây giờ đi đâu cũng thấy người ta nướng sườn thơm phức đầy đường?”

    Tương tự, ông Bình (quận Bình Thạnh) cằn nhằn bà vợ vốn cũng là cao thủ bếp núc: “Sao người ta nướng sườn thơm quá, còn món sườn bà nướng ở nhà không bằng vậy?” Nhưng anh Tài xe ôm, thường đi sớm về khuya, vốn mê món cơm sườn nướng lại cảnh báo: “Đừng ham ăn đồ nướng nhe, toàn ướp hoá chất mới thơm đó!”

    Không biết lời cảnh báo của anh Tài có cơ sở hay không, nhưng quả thật ra chợ Kim Biên (quận 5) mua chất ướp đồ nướng dễ như… ăn cơm sườn. Người bán gọi loại hoá chất này là “hương thịt” vì có mùi như thịt, thoảng mùi thơm của món nướng.

    Hoá chất có hai dạng: bột và dung dịch. Dạng bột có màu trắng hoặc vàng kem, giá 30.000 – 80.000đ/100g; dạng dung dịch có giá 30.000 – 35.000đ/100g. Tất cả đều được đóng trong can hoặc bịch, không hề có nhãn mác. Khách mua lẻ, người bán chiết qua chai nhỏ hoặc đóng sẵn bịch nhỏ để bán. Theo người bán, đây chỉ là hương liệu giúp tạo mùi thơm nên vẫn phải nêm gia vị. Sử dụng một muỗng nhỏ ướp cho một ký thịt, có thể ướp hẳn vào thịt hoặc phết bên ngoài khi nướng. Có lẽ do không quen mùi hoá chất, sau khi tiếp xúc chúng tôi có cảm giác choáng, buồn nôn, khó chịu. Phải rửa tay bằng xà bông nhiều lần mùi hoá chất mới phai bớt.

    [​IMG]
    Một chai “hương thịt”.

    Thạc sĩ Bùi Thị Minh Thuỷ, nguyên giảng viên chính khoa công nghệ hoá học và thực phẩm đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết, chất tạo ra mùi thơm tự nhiên của thịt có tên hoá học là hypoxanthin. Có thể tổng hợp hoá chất ra tổ hợp thơm hypoxanthin, nhưng cụ thể là loại hoá chất nào thì phải tiến hành thí nghiệm mới xác định được. “Nguyên liệu tự nhiên có thể thải ra ngoài cơ thể, còn hoá chất thì không thể thải ra mà tồn đọng lại trong tế bào.

    Đó cũng là nguyên nhân số người bị bệnh ung thư ngày càng nhiều”, thạc sĩ Minh Thuỷ lưu ý. Theo tiết lộ của một người trong giới hoá thực phẩm, có dạo loại hương liệu thịt này được một số đối tượng tẩm ướp vào đũa tre làm giả chà bông, ướp vào giấy carton làm giả thịt, tạo mùi thịt cho món chay…

    Tại các siêu thị, các chợ đều có thể dễ dàng tìm thấy các gói gia vị ướp đồ nướng từ nguyên liệu tự nhiên của các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Nếu so với hương liệu hoá chất thì gói gia vị tự nhiên có giá rẻ hơn hoặc tương đương, nên hám lời không phải là lý do người bán đồ nướng sử dụng hoá chất để tẩm ướp.

    Lý giải vấn đề này, giảng viên Đỗ Thị Kim Quyên, bộ môn chế biến món ăn đại học Hoa Sen, TP.HCM cho biết: bất cứ món ăn nào khi đang nóng đều có màu sắc đẹp và mùi thơm, nhưng đến lúc nguội thì không còn giữ nguyên sắc thái ban đầu. Trong khi đó, nếu ướp bằng hoá chất thì món ăn vẫn giữ được mùi thơm và màu sắc tươi nguyên mặc dù đã chế biến trước đó nhiều giờ.

    Giảng viên Kim Quyên cho biết thêm, hoá chất tẩm ướp vào nguyên liệu nướng rất khó nhận ra, tuy nhiên, có thể dựa vào đặc tính giữ đồ nướng thơm lâu của hoá chất để phân biệt. Chẳng hạn, sử dụng gia vị tự nhiên như tỏi, mật ong, dầu ôliu… sẽ giúp món sườn nướng có màu vàng bóng, thơm ngon, nhưng chỉ sau khoảng 10 phút, miếng sườn nướng sẽ bị sậm màu, nhìn không đẹp, không còn mùi thơm và tươi như lúc mới chế biến. Nên nếu để nguội mà miếng sườn vẫn còn mùi thơm, màu vàng bóng bắt mắt thì chắc chắn có sử dụng hương liệu hoá chất. Dù vậy, thực tế đa số những người mê món nướng đều thích ăn nóng và nướng bằng lửa than, dù từ lâu các bác sĩ đã cảnh báo khả năng ung thư khi ăn nhiều đồ nướng bị cháy khét do nướng trực tiếp trên lửa.

    Khỏi phải nói, đồ nướng tẩm hoá chất không còn là nguy cơ mà giống như thần chết đang đứng cạnh bàn ăn!

    (vn.news.yahoo.com)
     
  16. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Re: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Ăn bánh mì, 29 người đồng loạt vào viện

    Từ chiều 29/6 đến sáng sớm 1/7, tại TP.Tuy Hòa (Phú Yên) đã có 29 người đồng loạt bị ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Phú Yên và Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên.

    Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Phú Yên cho biết: nạn nhân ngộ độc phần lớn là học sinh, với triệu chứng bị nôn ói, đau bụng và tiêu chảy; các bệnh viện đang tích cực bù dịch, hỗ trợ thuốc để bệnh nhân dần ổn định sức khỏe.

    Theo hồ sơ nhập viện, các ca bệnh trên đều cho biết nguyên nhân do ăn bánh mì que patê của cơ sở sản xuất bánh mì Thiện và Tín (được bán tại các điểm trên đường Nguyễn Huệ, Trường Chinh và Lê Trung Kiên – TP.Tuy Hòa). Trong đó, gia đình ông Thạch Quang Cường (ở phường 7, Tuy Hòa) có 6 người bị ngộ độc bánh mì đang phải cấp cứu.

    Theo bà Nguyễn Võ Thảo Nguyên - chủ cơ sở bánh mì Thiện và tín, cơ sở bánh mì này sản xuất từ cuối năm 2012 với 1.600-1.800 ổ bánh/ngày, cung cấp bán ra cùng các nguyên liệu như patê, chả lụa, xốt, chà bông,... Sau khi xảy ra sự cố, gia đình đã đến hai bệnh viện trên để thăm hỏi và xin lỗi các bệnh nhân.

    Chiều 30/6, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Phú Yên và Trạm Y tế phường 5 (Tuy Hòa) đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm, niêm phong toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm và tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất bánh mì Thiện và Tín tại 213 Nguyễn Huệ, Tuy Hòa.

    Theo Hùng Phiên (Dân Việt)
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Re: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Khoai tây Trung Quốc vẫn ồ ạt đổ về các chợ Hà Nội

    Sau vụ việc 26 tấn khoai tây Trung Quốc “đội lốt” khoai Đà Lạt bị phát hiện và tiêu hủy do có dư lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép, lượng khoai tây Trung Quốc vẫn ồ ạt đổ về các chợ đầu mối ở Hà Nội.

    Lần theo nhiều đầu mối thông tin, nhóm phóng viên Dân trí trong vai những người đi buôn khoai tây ta đã có mặt tại những chợ nông sản lớn ở Hà Nội như chợ Long Biên, chợ Đồng Xa - nơi chuyên phân phối rau củ quả đi khắp các chợ nhỏ lẻ trong nội thành Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc.

    Sau nhiều ngày tiếp cận, phóng viên được các chủ buôn khoai tây khẳng định, 100% khoai tây ở Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành khác ở khu vực phía Bắc trong thời điểm này đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

    Các chủ buôn này cũng không hề ngần ngại bày cách cho phóng viên "hô biến" khoai tây Trung Quốc thành khoai tây ta để lừa người tiêu dùng.

    Xuất xứ thực sự của các loại khoai tây được bày bán ở khắp các chợ nhỏ lẻ và siêu thị lớn trong nội thành Hà Nội? Dư lượng chứa thuốc bảo vệ thực vật trong khoai tây trên thị trường nhiều tới mức nào? Món khoai tây bổ dưỡng đang ẩn chứa những mối nguy nào cho người ăn? Các cơ chức năng cần nhanh chóng vào cuộc làm rõ những câu hỏi này để lấy lại sự yên tâm cho người tiêu dùng.

    (Xuân Ngọc - Trọng Trinh - dantri.com.vn)
     
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Re: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Vựa rau xanh mướt nhờ nước cống, xác động vật thối tại Hà Nội

    Nhìn những ngọn rau muống non mơn mởn, xanh mươn mướt, ít ai biết rằng chúng được "chăm sóc" kỹ bằng nước thải sinh hoạt, bằng xác động vật thối rửa.Rau quả thải loại thành hàng… quêNhững loại rau "tắm" hóa chất cực độc mướt mắt chị emKinh hoàng cảnh nông dân "tắm" hóa chất, dầu nhớt cho rau muống

    Rau xanh mướt nhờ xác động vật thối rữa...

    Sông Đáy (TP Hà Đông, Hà Nội) vốn nổi tiếng về mức độ ô nhiễm nguồn nước, vào những ngày hè mùi xú uế từ sông bốc mùi hôi thối gấp bội. Thế nhưng dưới dòng sông ấy lại tồn tại vựa rau muống xanh tốt từ nhiều năm nay.

    [​IMG]
    Vựa rau muống nằm trong lòng sông Đáy.

    [​IMG]
    Rau muống xanh tốt kết thành từng mảng lớn nổi trên mặt nước.

    Chỉ cần đứng trên cầu Mai Lĩnh, chúng ta dễ dàng nhận thấy từng mảng rau mơn mởn, đua nhau vươn ngọn giữa dòng nước đen ngòm. Đặc biệt, thời điểm chúng tôi có mặt đã phát hiện thấy nhiều xác động vật thối rữa trôi nổi, vướng vào những mảng rau này.

    [​IMG]
    Xác một con lợn đang phân hủy, ròi bọ nhung nhúc.

    [​IMG]
    Hay xác một con gà.

    Quan sát kỹ, chúng tôi phát hiện đó là xác của lợn, gà, chó… đang phân hủy, dòi bọ lúc nhúc và bốc mùi hôi thối nồng nặc.

    Tìm hiểu sâu mới biết, người dân nơi này không có thói quen chôn động vật chết bệnh mà lại vứt xuống sông để làm chất dinh dưỡng cho rau muống. Trao đổi với chúng tôi, một người dân thừa nhận: “Xác động vật khi phân hủy sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho rau”.

    Dòng sông Đáy nước đen ngòm do hàng ngàn hộ dân, khu công nghiệp xả nước thải ra. Tuy nhiên đó lại là một nguồn dinh dưỡng dồi dào nữa nuôi dưỡng những vựa rau muống tươi ngon mơn mởn.

    [​IMG]
    Mỗi ngày, hàng ngàn bó rau muống được thương lái đưa lên các chợ Hà Nội tiêu thụ.

    Sự kết hợp giữa xác động vật thối rữa, nước sông đen ngòm đã giúp vựa rau muống khổng lồ không cần bất cứ một động tác chăm sóc hay bón phân nào thêm cũng tha hồ xanh tốt.

    Nói về điều này, anh Th. - một người trồng rau cho biết: “Rau ở đây phát triển nhanh lắm mà chẳng phải chăm sóc gì cả, cứ tầm 20 ngày lại cắt để bán một lượt”.

    Ở đây rau rất rẻ, nếu bán buôn chỉ 1.000 đồng/mớ. Rau được các thương lái thu mua, chở thành từng xe ô tô, xe ba gác, xe thồ và chuyển lên khắp các quận huyện trong nội thành Hà Nội để tiêu thụ. Thế nhưng, người dân sống quanh đây chẳng ai dám ăn rau muống trồng từ dòng sông này.

    ...và mơn mởn nhờ nước thải

    Chưa hết hoàng hồn bởi vựa rau muống bên dòng sông Đáy, chúng tôi lại choáng váng khi chứng kiến những ruộng rau muống khổng lồ, xanh mơn mởn khác nhờ nước thải sinh hoạt cạnh nhà máy phân lân Văn Điển và nghĩa trang Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội).

    [​IMG]
    Nhìn những ngọn rau xanh tốt thế này...

    [​IMG]
    Ít ai biết, chúng lấy nguồn dinh dưỡng từ nguồn nước ô nhiễm đen ngòm...

    [​IMG]
    ...hay nổi bọt bốc mùi hôi thối.

    Một con kênh lớn cung cấp nước tưới cho cả vựa rau muống khổng lồ thực chất là nước thải sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân, chưa kể, khu vực này nằm cạnh nghĩa trang Văn Điển, nhà máy phân lân. Có mặt tại đây, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh tượng nước từ các con kênh nhỏ sủi bọt, bong bóng trắng xóa. Tất cả các ruộng thuộc vựa rau này đều được thiết kế hệ thống tưới tiêu để dẫn nước vào, những ruộng nào cao hơn mực nước kênh thì người dân tiến hành múc nước đen ngòm, đặc quánh ấy để bón cho rau.

    [​IMG]
    Tại đây có một hệ thống kênh dẫn nước ô nhiễm tới các ruộng rau.

    [​IMG]
    Những ruộng cao hơn mực nước kênh thì người dân phải múc nước lên tưới cho rau.

    Chị H. - một người dân tại đây cho biết: “Dù là nước thải sinh hoạt nhưng giàu chất dinh dưỡng lắm, cứ vài ngày tháo nước vào ruộng một lần là rau tốt tươi hẳn”. Mỗi ngày vựa rau muống khổng lồ này cung cấp ra thị trường hàng chục ngàn bó rau muống, những bó rau ấy đã và đang len lỏi vào nhà hàng, quán cơm, bữa cơm của mỗi gia đình.

    Trong khi đó, nhiều nghiên cứu về môi trường đã cho thấy, rau muống trồng trên những dòng sông, hồ ô nhiễm có khả năng làm sạch nước, hút độc tố và kim loại nặng. Chưa cần bàn đến chuyện các chủ ruộng rau dùng các loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, kích thích có đúng theo quy định hay không nhưng ai dám chắc rằng những ngọn rau xanh mơn mởn ấy an toàn với sức khỏe của hàng triệu người dân?

    (Lê Bảo - Theo Trí Thức Trẻ)
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Sầu riêng, mít Thái ủ chín bằng thuốc độc

    Tại miền Tây, trái cây non hay già đều được tuốt xuống hàng loạt rồi ủ hóa chất để ép chín, tạo màu bắt mắt.

    Phải thuyết phục nhiều lần, chị Thắm (một tiểu thương chuyên kinh doanh trái cây ở chợ đầu mối Bình Điền, TP.HCM) mới cho tôi tháp tùng nhóm người làm công của chị xuống Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) để thu mua sầu riêng, chuối, mít chở lên TP.HCM bán. Nhờ vậy, tôi được tận mắt chứng kiến các công đoạn thu hoạch, ủ thuốc trước khi những loại trái cây này được đưa ra thị trường.

    Hái hàng loạt để ủ chín

    Vườn sầu riêng nhà ông Ba Hoạt khá nổi tiếng ở khu vực Cái Mơn. Chị Thắm là bạn hàng của ông Ba Hoạt đã nhiều năm, do luôn chi tiền ứng trước để ông lo mua phân bón, thuốc diệt sâu rầy và trả công chăm sóc vườn. Cứ thế, năm nào cũng vào độ sau Tết Nguyên đán 1-2 tháng là chị Thắm xuống mua mão cả vườn, chờ đến kỳ thu hoạch đem về TP.HCM bán cho mối.

    Những cây sầu riêng chừng 7-8 năm tuổi trĩu quả được những người làm vườn dùng lồng bẻ xếp thành từng đống dưới gốc cây. Biết tôi thích ăn sầu riêng, chị Thắm dặn những người làm vườn tìm trái chín rớt xuống từ hồi khuya và tách ngay bên gốc cây đãi khách. Khác với sầu riêng bán ở các chợ thường rất khó tách, trái sầu riêng chín cây có mùi thơm ngào ngạt, chỉ cần lấy tay tách nhẹ là đã lộ ra những múi vàng óng, béo ngậy.

    [​IMG]
    Những trái sầu riêng non bị ép chín bằng hóa chất thường chỉ có vài múi lép, nhạt thếch, thậm chí không ăn được.

    Chị Thắm giảng giải, đặc điểm của loại trái cây này là thường chín vào ban đêm và tự rụng xuống đất. Những trái này ăn cực ngon nên chủ vườn và thương lái thường để lại ăn, loại bán ra thị trường là những trái vừa bẻ xuống hàng loạt. Sở dĩ phải bẻ hết xuống như vậy là để ủ thuốc cho chín đồng loạt. Thường sau khi mua mão cả vườn sầu riêng, thương lái chỉ thu hoạch 4-5 đợt, người làm vườn chuyên nghiệp sẽ biết trái nào bẻ đợt nào là vừa.

    Cùng với sầu riêng, chuối già cũng là mặt hàng được nhiều thương lái từ TP.HCM xuống mua cả vườn. Đến mùa thu hoạch, các buồng chuối được chặt đồng loạt rồi đưa xuống ghe chở ra quốc lộ, chất lên xe tải chuyển về thành phố.

    Phù phép bằng thuốc độc

    Cũng như nhiều thương lái khác, chị Thắm thuê riêng một nhà kho ở xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM để tập kết trái cây thu gom từ các nhà vườn. Tại đây, ngoài sầu riêng, chuối vừa chở từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang còn có hàng đống mít Thái chở từ tỉnh Bình Phước về bày la liệt chờ xử lý.

    Bằng những thao tác thuần thục, 4 thanh niên bắt đầu công đoạn ủ chín trái cây. Hai chiếc thùng lớn (loại đựng sơn nước) được đổ gần đầy nước, sau đó họ cho vào một loại bột có màu trắng đục khuấy đều thành một thứ hỗn hợp sền sệt. Họ chia làm 2 cặp: một người chuyền sầu riêng, người còn lại dùng một thanh gỗ nhỏ dài cỡ chiếc đũa, một đầu được quấn vải dày, thọc sâu vào thùng dung dịch pha sẵn rồi bôi trực tiếp hóa chất vào cuống trái và xếp chúng thành một đống, dùng bạt phủ kín.

    Đối với mít Thái, ngoài việc bôi thuốc vào đầu cuống, nhóm thợ còn rải thuốc lên từng trái trước khi phủ bạt. Mục đích là để thuốc ngấm sâu vào trái mít làm nở gai và tạo màu vàng óng đến tận xơ… Riêng chuối già, công đoạn xử lý đơn giản hơn. Nhóm thợ dùng thuốc phun trực tiếp lên từng buồng chuối rồi phủ bạt. Chỉ sau 12 giờ, từng trái chuối dù vẫn còn cứng nhưng đã chuyển sang màu vàng rất đẹp, trong khi cuống vẫn còn tươi mới...

    Chị Thắm giải thích, sở dĩ chuối phải ủ thuốc là vì “chiều theo thị trường”, bạn hàng mua chuối về bán đều yêu cầu loại chuối đã chín vàng. Đối với mít và sầu riêng cũng phải dùng thuốc mới ủ chín được hàng loạt, còn để chín tự nhiên thì không có đủ hàng cùng lúc để cung cấp cho thị trường.

    Ghé tai tôi, chị Thắm khuyên: ăn chuối già nên chọn loại có màu xanh nguyên thủy, còn chuối vàng óng bán đầy lề đường chắc chắn là chuối đã phun thuốc. Đối với mít Thái và sầu riêng thì không thể phân biệt từ bên ngoài. Tuy nhiên, hầu hết sầu riêng chín do thuốc đều rất khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng. Mít Thái cũng vậy, do chín nhờ thuốc nên ít thơm, thường bị sượng (người bán gọi là giòn), xơ cũng rất vàng, khác xa mít chín cây thường có múi vàng ươm, thơm lựng; còn xơ thì trắng hoặc vàng nhạt.

    Nhóm thuốc cực độc

    Nhiều thương lái tiết lộ: bình thường ra chợ Kim Biên ở quận 5, TP.HCM hỏi mua hóa chất xử lý trái cây thì có tìm đỏ mắt cũng chẳng ai bán. Nhưng một khi đã là bạn hàng thì chỉ cần điện thoại là có người giao hàng tận nơi. Loại hóa chất này được đóng thành từng bịch không nhãn mác, chỉ được đánh dấu bằng chữ C và chữ T màu đỏ. Chị Thắm cho biết thuốc này có thể gây độc nhưng độc cỡ nào thì bản thân chị cũng không rõ.

    Theo một chuyên viên công tác trong ngành y tế dự phòng, hiện người ta thường ủ chín trái cây bằng hóa chất có tên Carbendazim và Tebuconazole. Đây là loại hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn thuộc nhóm cực độc, chúng phân hủy chậm và có nguy cơ gây ung thư, quái thai, vô sinh. Người tiếp xúc với những chất này có thể bị hại gan và gây nguy hiểm khi chúng dính vào miệng và mắt. Tebuconazole đã bị cơ quan quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ liệt kê như là một chất gây ung thư thuộc nhóm độc. Loại hóa chất này đã bị loại khỏi thị trường châu Âu.

    Theo Ngọc Mai (Người lao động)
     
  20. bonghongden86

    bonghongden86 Thành viên mới

    Tham gia:
    6/7/2013
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Ôi, thực phẩm , sao đi đâu cũng nhiều hàng không tốt thế này.
     

Chia sẻ trang này