31/01/2015: Phát hiện lò bánh kẹo Tết làm từ cacao trôi nổi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi hienbt79, 29/5/2013.

  1. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Cá tầm Trung Quốc tràn lan trong chợ

    Một nửa cá tầm bày bán tại TP HCM là hàng Trung Quốc. Nhiều tiểu thương Hà Nội khẳng định lấy nguồn từ Sapa, Tam Đảo nhưng giá bán lại rẻ hơn mua tại chính ao nuôi của nông dân.

    Cá tầm nhập lậu qua đường hàng không

    Theo khảo sát của VnExpress, sau thông tin cơ quan chức năng kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, cá tầm Trung Quốc hiện vẫn được bày bán tại TP HCM dù số lượng giảm hơn trước. Chủ phân phối thủy hải sản trên đường Lê Văn Sỹ (quận 3) cho biết, cá tầm Trung Quốc có mặt ở Việt Nam từ năm 2009, đến tháng 5 vừa qua, cơ quan chức năng vào cuộc mới giảm dần. Còn trước đó, 95% dân Sài Gòn ăn cá tầm Trung Quốc do giá rẻ hơn hàng trong nước.

    Ông cũng cho hay, dù giảm so với trước đây nhưng hiện trên thị trường TP HCM 50% là cá tầm Trung Quốc, 50% từ Đà Lạt. Tại cửa hàng của ông, trước đây loại nhập bán rất chạy nhưng từ tháng 5 bán chậm hơn do nhiều người tẩy chay.

    Bên cạnh lý do giá rẻ, dễ bán, cá tầm nhập có sức sống dẻo dai hơn mặt hàng nội nên nhiều tiểu thương rất thích. Chẳng hạn, khi đưa hàng đi bán ở các tỉnh xa, trong khoảng thời gian 6-8 tiếng, cá nội dễ bị ngợp và chết. Trong khi đó, hàng Trung Quốc vẫn sống khỏe.

    [​IMG]
    Tại Hà Nội, mặt hàng cá tầm vẫn được bày bán với mức giá chênh lệch nhau tới 100.000 đồng mỗi kg.

    Cũng từng bán cá tầm Trung Quốc, chủ cửa hàng phân phối trên đường D1, đại lý cấp một của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam chia sẻ, sau thông tin cá tầm Trung Quốc tràn ngập khắp nơi, người dân không còn chuộng loại này nữa nên sức mua đã giảm mạnh. Trước đây một ngày, cửa hàng của anh có thể phân phối bản sỉ và lẻ tới hơn chục tấn nhưng mức tiêu thụ hiện đã giảm 40%. Do đó, cách đây khoảng 3 tháng, anh đã ngừng cung cấp loại nhập và chỉ bán hàng trong nước.

    Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên thương mại thủy hại sản Hạ Long (đường Nguyễn Thị Thập, quận 7), ông Trần Văn Tường cũng cho hay thời gian trước, 80% cá tầm bán tại TP HCM là hàng ở miền Bắc chuyển vào. Tuy nhiên, hiện nay khâu kiểm tra khắt khe và chi phí đi lại bằng đường hàng không tốn kém nên lượng cá chuyển vào đã vơi dần. Hiện anh chuyển sang lấy hàng Đà Lạt, bán khoảng 245.000 đồng một kg.


    Tại Hà Nội, một số chợ như Thành Công, Linh Lang… cá tầm được bày bán dưới mác vận chuyển về từ Sapa, Tam Đảo.
    Trước quầy hàng của chị Thủy, tiểu thương chợ Thành Công có treo biển “có cá tầm ngon”. Chị cho biết, mặt hàng này giá đắt nên không nhập nhiều, hàng bán hết từ rất sớm. “Nếu khách muốn lấy nhiều, chỉ cần chờ một lát tôi bảo người chở đến, mấy chục cân cũng có”, chị Thủy nói.

    Bà chủ này báo giá 170.000 đồng một kg nếu lấy số lượng vài chục cân, còn mua lẻ, giá là 190.000 đồng. Chị Thủy cho biết, đây là hàng Sapa, chất lượng đảm bảo. "Nếu đợt nào cá Trung Quốc nhập về nhiều thì giá rẻ lắm, chứ không cao như thế đâu", tiểu thương này nói.

    Trong khi đó, đại diện nhà hàng Thác Bạc (Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy) cho biết, mặt hàng cá tầm sống có nguồn gốc từ Sapa hoặc Tam Đảo được đơn vị này bán ra không dưới 290.000 đồng một kg. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng có sẵn. ​Chị Tâm, chủ nhà hàng chuyên hải sản ở đường Ven Hồ (Trúc Bạch) cũng cho hay phải nhập cá tầm tươi sống một cơ sở nuôi với giá gần 300.000 đồng một kg.

    Tại một cửa hàng chuyên cá tầm ở dốc Bát Cổ, hiện khách có thể lựa chọn giữa hai loại cá Trung Quốc hoặc Sapa. Cá Trung Quốc có giá 120.000 – 140.000 đồng mỗi kg, cá Sapa khoảng 250.000 đồng. Chủ cửa hàng cho biết, từ khi có cảnh báo về tình trạng cá tầm nhập lậu, nhiều khách e ngại nên hàng nội đắt khách hơn.

    Trao đổi với báo chí gần đây, ông Vũ Tuấn Cường - Vụ trưởng Vụ Thanh tra pháp chế (Tổng cục Thủy sản) cho biết cơ quan này đã phối hợp cùng ngành công an để điều tra, làm rõ vụ việc liên quan đến mặt hàng cá tầm nhâp lậu. Tuy nhiên, vị này cũng nói "đoàn công tác không phải là lực lượng công an hay đội chống buôn lậu” nên việc điều tra, tìm hiểu rất khó khăn.

    Gần đây, Hiệp hội cá nước lạnh cho biết, tình hình nhập lậu mặt hàng cá tầm Trung Quốc diễn biến dưới nhiều hình thức, trong đó có việc vận chuyển qua đường hàng không. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2-3 tấn cá tầm lậu được chuyển từ sân bay Nội Bài vào Tân Sơn Nhất. Để kiểm soát chất lượng cá tầm vận chuyển qua đường hàng không, gần đây, một lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cũng chỉ đạo Cục Thú y cần triển khai ngay việc kiểm tra, quản lý sản phẩm này tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

    Chủ vựa cá trên đường D1, quận Bình Thạnh (TP HCM) chia sẻ cách nhận biết cá tầm trong nước và Trung Quốc.

    Cá nuôi trong nước có 2 loại. Loại thứ nhất giống nhập từ Nga có thân hình xù xì, vảy lớn, màu bạc vàng hoặc đen trắng rõ ràng chứ không đen bóng, mỏ ngắn. Loại thứ 2 là cá tầm Siberi có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được nhập về nuôi ở Việt Nam, cá ít vảy, da đen trơn mỏ dài vừa phải.

    Còn cá tầm nhập 100% từ Trung Quốc mỏ dài gấp 2 lần cá Việt và da đen bóng. Khi thưởng thức, cá tầm Trung Quốc thường không ngọt bằng hàng Đà Lạt.

    (vnexpress.net)
     
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Chân gà quá hạn gần nửa thế kỷ

    Cảnh sát Trung Quốc vừa phát hiện gần 20 tấn thịt quá hạn sử dụng ở khu tự trị Quảng Tây, trong đó có một lượng lớn chân gà có "tuổi đời" 46 năm.

    Chân gà là một trong những món ăn khoái khẩu của người dân Trung Quốc. Ảnh: Reuters
    Thắng lợi này là một phần trong chiến dịch truy quét được tiến hành từ tháng 5 của cảnh sát Trung Quốc, nhằm vào các cơ sở chuyên cung cấp và chế biến các loại thực phẩm sai tiêu chuẩn.

    20 tấn thịt này được lưu hành trong một mạng lưới ngầm chuyên cung cấp chân gà, lòng bò và thịt lợn kém chất lượng ở khu tự trị Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. Kho chân gà nói trên được xác định là đã hết hạn sử dụng từ năm 1967, tức là gần nửa thế kỷ qua.

    Li Jianmin, giám đốc an ninh địa phương, nói trong cuộc phỏng vấn với Xinhua rằng số chân gà này được xử lý bằng hóa chất để "diệt vi khuẩn, kéo dài tuổi thọ", đồng thời khiến chúng "trông trắng và to hơn".

    Theo SCMP, mỗi tấn chân gà quá hạn thường đem lại những kẻ buôn lậu 16.000 nhân dân tệ (khoảng 2.607 USD).

    Chân gà quá hạn ở Quảng Tây đã trở thành một biểu tượng mới của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Trung Quốc. Hồi tháng 5, dư luận thế giới ngỡ ngàng khi cảnh sát nước này thông báo họ vừa triệt phá một đường dây chế biến và bán thịt bò giả, bằng cách trộn thịt cáo, thịt chuột và hóa chất.

    Chuỗi bê bối không hề có dấu hiệu ngừng lại. Tuần trước, đầu bếp tại hai nhà hàng có tiếng ở Thượng Hải bị bắt vì bị cáo buộc sử dụng thuốc phiện như một gia vị trong các món ăn, để gây nghiện cho các khách hàng.

    (Quỳnh Hoa - vnexpress.net)
     
  3. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Chân gà quá hạn gần nửa thế kỷ

    hic hic cái mục chân gà nướng em thích lắm nhưng từ ngày đọc đc bài "chân gà nửa thế kỷ" ui sợ chết kiếp
     
  4. duyenha182

    duyenha182 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2012
    Bài viết:
    3,388
    Đã được thích:
    689
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Chân gà quá hạn gần nửa thế kỷ

    hix, thế này thì còn ăn chân gà nướng gì nữa ạ
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chân gà quá hạn gần nửa thế kỷ

    Hoảng hồn gạo ngâm bột trắng, cơm nở nhiều gấp đôi

    Đa phần các hàng cơm bụi đều cho thoải mái khi khách ăn muốn lấy thêm cơm. Khách có đông đến mấy, cũng chỉ một tiếng đồng hồ sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng tròn mẩy đầy ú ụ nhờ gói bột trắng hóa chất "phép màu".

    Gói bột trắng 8.000 đồng giúp cơm nở gấp 2-3 lần

    Từ lâu chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được biết đến là khu chợ lâu đời, buôn bán nhiều loại gia vị nổi tiếng và tiểu thương nào cũng có sẵn mấy chục lượt khách quen đến mua hàng ngày. Chợ bán nhiều loại gia vị từ quế, hồi, đến các loại bột làm bánh, bột nổi... và mỗi hàng lại có những loại tạp phẩm không giống ai để cạnh tranh lợi nhuận.

    [​IMG]
    Quầy bán bột trắng giúp gạo ngâm nở nhiều gấp 2,3 lần bình thường chỉ sau một lần hấp.

    Theo tiết lộ của một phục vụ quán cơm trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP.HCM) thì chỉ cần 1 muỗng canh loại bột màu trắng này có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo nở bung trắng đều, hạt to mẩy khi đã chín thành cơm tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại gia vị này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.

    Trong vai một người tìm mua loại bột ngâm gạo giúp nấu cơm chín nhanh và nở tơi mẩy gấp đôi số gạo bình thường cho công nhân ăn, chúng tôi khăn gói tới khu chợ Bà Chiểu kiếm hàng.

    Tuy nhiên khi đến quầy trưng bày gia vị trong chợ, chúng tôi không hỏi ngay được sạp nào bán loại hóa chất này. Phải mất một lúc lâu kiếm đủ các hàng mới có một chủ sạp kéo nhẹ tay tôi bảo: "Chị có loại bột nở đấy". Chị P (tên chủ sạp P.H) bật mí: "Loại này chỉ bán cho người quen hoặc có khách hỏi mới đưa chứ không bán đại trà". Vì thế khi thấy chúng tôi tìm mua chị mới lôi ra 1 gói nhỏ màu đỏ bằng giấy và bảo đây là loại bột giúp hô biến gạo thành cơm nhiều và nhanh chóng.

    [​IMG][​IMG]
    Vỏ giấy từng gói lẻ ghi tiếng Tây, còn bên ngoài bọc là chữ Tàu chằng chịt, bên trong là thứ bột màu trắng mịn, có mùi thơm nhẹ

    Ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng nhưng chủ sạp vẫn khẳng định đây là hàng nhập. Xé vỏ giấy ra thì thứ bộ trắng, nhỏ mịn như đường cát này có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, gói giấy bọc vỏ bên ngoài lại in chữ Tàu chằng chịt.

    Chỉ cần ngâm 15-20kg gạo chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Thêm nữa loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh, chị P bật mí: "Ngâm bột này vừa giúp gạo nở nhanh, nhiều và chín mau mà không mất công làm gì cả".

    [​IMG]
    Sạp hàng tạp phẩm có in namecard cho khách gọi mua nhanh chóng

    Bán tín, bán nghi, chúng tôi thắc mắc "sao 1 gói nhỏ có giá 8.000 đồng mà công dụng... lợi hại thế", chị P. chia sẻ thêm: "Khách của chị hầu hết là chủ quán cơm bình dân, em không phải lo, cứ an tâm mà dùng, có gì khó hiểu alo chị hướng dẫn cho".

    Chúng tôi đánh bạo hỏi thêm vài điều về gói bột thần thánh này, chị P. lừng khừng mãi mới tiết lộ: "Một đĩa cơm giá 12.000 - 15.000 đồng, tính chi phí thức ăn, cơm, rau, canh, giấy lau, tăm xỉa răng... đều bộn tiền. Thế nên chủ quán cơm đến đây hỏi mua gói bột này rất nhiều, vì họ làm như vậy mới có lãi".

    Sau khi mua 2 bịch bột trắng, chúng tôi tiếp tục theo chân 1 chị bán hàng cơm vỉa hè ở Bình Thạnh hỏi về công dụng loại bột xem có đúng không để "bọn em còn mở quán cơm bình dân". Chị T., 35 tuổi, thâm niên bán cơm vỉa hè 5 năm cho biết, dân trong nghề gọi bột này là bột nở có tác dụng làm thịt nhỏ to ra gấp 2, hạt gạo ngâm đem hấp lên to ra gấp 2,3 lần mà chẳng cần công sức gì cả. Vì vậy "một ngày ước tính bán 40kg gạo, nhưng kỳ thực chúng tôi chỉ bỏ tiền mua 15-20kg gạo thôi bởi cho bột vào ngâm gạo rồi hấp lên ra cơm nở, xốp và chín nhanh mà nhiều lắm. Nhưng cơm vì thế ăn không dẻo, sống sượng". Vừa nói chị T vừa đẩy mấy thau gạo ngâm từ sáng, quấy thêm ít bột và chuẩn bị đưa vào nồi hấp cho cơm nở nhanh thần kỳ để chuẩn bị bán buổi tối.

    Không bán thế thì lời lãi đâu ra?

    Ghé qua quán bán cơm quanh các con hẻm nghèo, chúng tôi luôn thấy chủ quán rất xởi lởi đong 1 bát cơm trắng to đùng khi khách gọi xin thêm. Thức ăn nhiều, cơm ngon, lại mong muốn giá rẻ, nên chủ quán cơm như chị T. phải nghĩ cách sao cho thịt đẻ 2, cơm sinh 3 mới mong có lời.

    Nhiều khách ăn cơm rẻ hàng ngày cho biết, họ ít khi quan tâm đến việc cơm ra sao mà chỉ chăm chăm xem rau, thịt, cá có sạch và ôi thiu hay không. Vì thế việc cơm nở từ gạo ngâm bột trắng hóa chất gì đó với họ là ngoài sức tưởng tượng. Anh Lâm, nhân viên văn phòng ở Bình Thạnh cho biết: "Hàng ngày tôi vẫn ăn cơm 15.000 đồng/suất, đầy đủ rau, thịt, cá và chủ quán lúc nào cũng cho 1 chén cơm thêm đầy ú. Nhưng cơm hơi sống và ăn sượng, không dẻo như bình thường".

    [​IMG]
    Cơm chín nhanh sau vài thủ thuật nho nhỏ

    Hiện, vấn đề an toàn thực phẩm được nhiều người rất quan tâm và Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế cũng liên tục đưa ra những khuyến cáo cho người dân nên chọn những loại thức ăn có nguồn gốc xuất xứ, hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.

    Theo các bác sĩ ở trung tâm chống độc TP.HCM, mùa hè là thời điểm số bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tăng cao. Vì vậy người dân nên hạn chế ăn các loại thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn đường phố vì đó là nơi rất dễ bị nhiễm khuẩn, quy trình chế biến và bảo quản đều không đảm bảo.

    (Tri thức trẻ)
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 11/07/2013: Hoảng hồn gạo ngâm bột trắng, cơm nở nhiều gấp đôi

    Sản xuất dầu ăn bằng đậu phộng trộn… lốp xe!

    Hàng chục hộ dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bức xúc việc chủ cơ sở ép dầu trộn lốp xe vào đậu phộng để ép dầu. Hàng ngàn lít dầu sau khi ép đã bị đóng cặn, không thể sử dụng.

    Để tiết kiệm thời gian và điện, một chủ cơ sở ép dầu ở xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã cắt nhỏ lốp xe bỏ vào máy ép đậu phộng. Người dân tá hỏa khi đem dầu về nhà thì xuất hiện nhiều váng đen, khử lên có mùi khét.

    Học cách... làm dầu bẩn

    Theo tường trình của ông Trương Văn Lào (ngụ thôn Châu Lâu, xã Điện Thọ), sau khi thu hoạch, ông mang đậu phộng đã phơi khô đến cơ sở ép dầu của ông Trương Căn (SN 1956, ngụ thôn Châu Lâu) để ép thành dầu ăn. Tuy nhiên trong quá trình ép dầu, để cho máy chạy nhanh, con trai ông Căn là Trương Công Thạnh (SN 1985) đã cắt nhỏ lốp xe đạp, xe máy bỏ chung với đậu phộng.

    Theo đơn trình báo của người dân gửi Công an xã Điện Thọ thì có 30 hộ dân ép dầu tại nhà ông Căn. Số dầu ăn bị trộn lốp cao su khi ép ước tính hơn 2.000 lít. Trong khi đó, hiện tại giá mỗi lít dầu ăn được người dân bán với giá 90.000 đồng. Ông Nguyễn Quang Vinh (ngụ thôn Châu Lâu) cho biết ngoài 30 hộ dân trên còn có rất nhiều người ép dầu tại nhà ông Căn bị thiệt hại nhưng chưa trình báo.

    [​IMG]
    Người dân vất vả sau một mùa đậu nhưng sau khi ép, dầu bị thâm đen, đóng cặn không thể sử dụng

    Sau khi nhận được đơn trình báo của người dân, Công an xã Điện Thọ đã lấy lời khai của gia đình ông Căn. Tại biên bản làm việc ngày 14-6, ông Căn thừa nhận cơ sở ông có ép dầu cho người dân 2 thôn Châu Lâu và thôn Tây. Ông Căn cho biết: “Trong lúc ép máy bị nghẹt nên con tôi dùng ruột cao su xe đạp, Honda cắt nhỏ bỏ vào cối xay đậu cho khỏi bị nghẹt”.

    Đáng chú ý là tại biên bản lời khai, ông Căn cho biết việc bỏ ruột xe vào máy xay đậu khi ép dầu là do con trai ông “học hỏi” được từ cơ sở bán phụ tùng máy xay đậu. Cơ sở này tiết lộ với con ông: “Khi xay đậu mà bị nghẹt chỉ cần cắt nhỏ ruột xe bỏ vào thì máy sẽ chạy thông ngay”. Nếu bỏ lốp cao su vào máy thì thời gian xay đậu sẽ tiết kiệm rất nhiều, điện năng tiêu thụ giảm đi. Được biết, giá tiền chủ cơ sở ép dầu thu của người dân là 6.000 đồng/lít.

    Muốn bồi thường phải đi kiện

    Ông Căn thừa nhận việc làm của mình là có gây ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của người dân địa phương nên hứa sẽ bồi thường. Tuy nhiên cho đến nay, hơn 30 hộ dân trên vẫn chưa được ông Căn thực hiện lời hứa.

    Bà Nguyễn Thị Tài (tổ 5, thôn Châu Lâu) cho biết nhà bà trồng 3,5 sào đậu phộng và mất hơn 3 tháng chăm sóc. Với số đậu thu hoạch bà ép được 141 lít dầu, trị giá khoảng hơn 12 triệu đồng. “Công sức của cả gia đình tôi ròng rã hơn 3 tháng trời nằm trong chừng đó đậu. Nay ép về thì dầu đen sẫm, ăn không được, bán cũng không dám vì sợ người khác ăn thì mình vương tội” - bà Tài trần tình. Nhiều hộ dân khác cũng lâm vào cảnh trắng tay sau khi đầu tư vào mùa đậu phộng. Nhiều người điêu đứng vì tiền mua đậu giống, phân bón… đều đi vay mượn nay không biết lấy gì để trả.

    Ông Trần Đình Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Điện Thọ, cho biết cơ quan công an của xã đã gửi hồ sơ vụ việc lên Công an huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được hồ sơ thì Công an huyện Điện Bàn cho rằng vụ việc không cấu thành yếu tố hình sự nên giao hồ sơ về cho xã hướng dẫn các bên tự thỏa thuận. Nếu cơ sở ép dầu không chịu thỏa thuận thì người dân phải khởi kiện lên tòa án kinh tế. Trong khi đó, ông Mai Phước Thanh, Trưởng Công an xã Điện Thọ, cho biết đã làm việc với gia đình ông Căn 3 lần. Sau mỗi lần làm việc, ông Căn đều hứa sẽ đền bù nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

    Nguy hại đến sức khỏe

    Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng, cho biết hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc thực phẩm có trộn lẫn cao su. Tuy nhiên theo bác sĩ Thạnh, cao su là chất không thể tiêu hóa. Nếu chất này có mặt trong thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của người sử dụng, có thể dẫn đến những bệnh rối loạn đường tiêu hóa.

    Bên cạnh đó, dầu ăn mà có trộn lẫn cao su từ những lốp xe đã cũ chứa rất nhiều tạp chất nên đó là loại dầu ăn bẩn. Chất cao su từ lốp xe đi vào cơ thể có thể dẫn đến bệnh ung thư. Chính vì thế, người tiêu dùng không nên sử dụng loại dầu ăn trên.

    Theo Bích Vân (Người lao động)
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 12/07/2013: Sản xuất dầu ăn bằng đậu phộng trộn… lốp xe!

    Giò chả dai giòn nhờ hóa chất

    Trước xu hướng người tiêu dùng quyết liệt tẩy chay giò chả sử dụng hàn the vì sợ nguy hại cho sức khoẻ, gần đây một số cơ sở sản xuất giò chả đã chuyển qua sử dụng một loại hoá chất có tên “dai giòn”, được coi là an toàn hơn hàn the. Liệu đây có đúng là loại phụ gia thực phẩm vô hại?

    Mua nửa ký chả lụa từ một sạp quen trong chợ, chị Lâm Thị Thanh Thuỷ (quận Tân Phú, TP.HCM) ăn thử thì thấy đắng. Nghĩ sức khoẻ có vấn đề nên đắng miệng, chị Thuỷ mời vài người xung quanh ăn thử. Kết quả, mọi người đều xác nhận miếng chả có vị đắng. Từ thắc mắc miếng chả giòn dai, thơm phức ngon lành như vậy sao lại đắng, vài người nghi ngờ trong chả có hàn the hoặc thứ gì khác.

    Đi tìm “thứ gì khác” đó, chúng tôi phát hiện loại phụ gia “dai giòn” được bán khá nhiều tại một số quầy chợ và trên mạng. Đó là loại bột màu trắng, không mịn, giá bán lẻ là 20.000đ/100g. Người bán cho biết, loại này được sử dụng chủ yếu cho chế biến giò chả, xúc xích, nem… Theo người bán, chỉ nên trộn phụ gia dai giòn với tỷ lệ 3g/kg thịt, nếu cho nhiều sẽ bị đắng. Hỏi mua 100g, người bán đi nhanh ra sau quầy, trút ra một bịch nhỏ, cho vào bao xốp đen và đưa cho khách một cách nhanh chóng như sợ bị bắt gặp.

    [​IMG]
    Bột “dai giòn”. Ảnh: Sa Đồng

    Còn trên mạng, phụ gia này được giới thiệu là hỗn hợp của di – tri polyphosphate, giúp tăng khả năng tạo nhũ, tăng độ kết dính, tạo giòn dai, giữ nước cao, giảm hao hụt trọng lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí. Dựa theo thông tin quảng cáo sản phẩm, có thể thấy hiện nay có khá nhiều loại hoá chất “phục vụ” chế biến giò chả như các phụ gia bảo quản axít sorbic, potassium sorbate, sodium erythorebate, sodium benzoat…, cùng “hương liệu thịt” để miếng chả thơm... mùi thịt (đã đề cập trong số ra ngày 28.6.2013). Trong danh mục các phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng, nhóm các chất nhũ hoá có gốc polyphosphate như sodium polyphosphate, trisodium diphosphate có công dụng điều chỉnh độ axít, bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống ôxy hoá, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày.

    [​IMG]
    Chả lụa – thành phần không thể thiếu trong những món khoái khẩu như bún riêu, bánh ướt... Ảnh: Thanh Hảo

    Coi chừng loãng xương

    Sau khi xem qua gói bột hoá chất “dai giòn” không nhãn mác mua tại chợ Kim Biên (quận 5), tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa Kỹ thuật hoá học, đại học Bách khoa TP.HCM cho biết, nhìn bên ngoài thì đây có thể là polyphosphate. Tuy nhiên, nếu cho nhiều bị đắng như lời dặn của người bán thì có thể có thêm chất gì khác, phải kiểm nghiệm mới biết.

    Theo tiến sĩ Lam, polyphosphate là phụ gia giúp giữ nước tốt dưới dạng liên kết, được sử dụng trong ngành thuỷ sản đông lạnh nhằm giảm thất thoát khối lượng. Trong chế biến giò chả, xúc xích, polyphosphate giúp tăng khả năng nhũ hoá, tạo gel kết dính, tạo độ giòn dai không giống hàn the (borax, tên hoá học là sodium tetraborate decahydrate hoặc sodium borate decahydrate). Tuy nhiên, các nhà khoa học đều khuyến cáo không nên lạm dụng polyphosphate. Tiến sĩ Bích Lam giải thích, trong cơ thể người, lượng canxi và phospho cần có tỷ lệ cố định. Phospho nhiều sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, dẫn đến bệnh loãng xương, nhất là đối với người lớn tuổi. Vì vậy, dù polyphosphate không bị cấm sử dụng, nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hại cho sức khoẻ. Hiện nay, một số chất có tác dụng tạo nhũ, liên kết nước, tăng độ giòn dai thay thế polyphosphate và hàn the là carrageenan, CMC, maltodextrin và trehalose, có giá cao hơn.

    Theo tiến sĩ Bích Lam, người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng phụ gia thực phẩm, mua hàng phải có bao bì, nhãn mác. Vì người kinh doanh không quan tâm đến giá trị dinh dưỡng, yếu tố an toàn mà chỉ quan tâm sản phẩm có tạo cảm quan thu hút người tiêu dùng hay không. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quản lý thật chặt việc nhập khẩu và đầu ra của hoá chất nhập khẩu, kể cả các phụ gia được phép sử dụng.

    Theo Sa Đồng (Sài Gòn tiếp thị)
     
  8. mecubi14

    mecubi14 v**r,zalo 0903290063

    Tham gia:
    17/10/2011
    Bài viết:
    18,771
    Đã được thích:
    3,114
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: 16/07/2013: Giò chả dai giòn nhờ hóa chất

    chắc bây giờ nhịn hết mất thấy tận mắt người ta làm thì ứ nuốt nổi đúng là khuất mắt trông coi
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 16/07/2013: Giò chả dai giòn nhờ hóa chất

    Đừng mua giá đỗ thân trắng ngần, mọng nước

    Thân mập, phơi nắng vẫn trắng

    Thân mập, phơi nắng cả buổi mà vẫn trắng vẫn tươi thường là loại giá đỗ có sử dụng hóa chất trong quá trình trồng. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là thân rất trắng, mập, mọng nước, rễ ngắn, để khô ngoài trời rất lâu cũng không thấy bị thâm hay héo.

    [​IMG]
    Một cơ sở giá đỗ bị phát hiện dùng hóa chất (Ảnh ANTĐ)

    Là một người giàu kinh nghiệm nội trợ, cô Hoàng Thị Hạnh, trú tại Vĩnh Hồ, quận Đống Đa, Hà Nội cho hay, ngày xưa khi những người làm giá còn ít sử dụng hóa chất, chỉ sản xuất đơn thuần là giá đỗ sạch thì khi mang ra chợ bán, đều phải ngâm giá đỗ vào thau nước, sau đó, ai mua mới vớt ra bán. Còn bây giờ, giá đỗ ngoài chợ dù để cạn cả buổi vẫn thấy trắng mọng mà không hề hấn gì.

    Khảo sát tại các chợ đều thấy hiện tượng như cô Hạnh nói. Tại các quầy bán rau, giá đỗ được để trên cạn hoặc trong túi bóng ngoài trời mùa hè nắng nóng tới 37 độ C – 38 độ C, nhiều loại rau khác bị héo rũ mà giá đỗ vẫn tươi rói, trắng ngần.

    Nên mua giá đỗ có rễ phụ

    Lo ngại giá đỗ mua ngoài chợ không an toàn, nhiều chị em đã tự mua đỗ về và trồng giá. Hiện, có loại đỗ chuyên để trồng giá có bán khá phổ biến tại các siêu thị hay cửa hàng tiện ích.

    Sau nhiều lần trồng và đã có kinh nghiệm, chị Nguyễn Thu Hà, Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, giá đỗ mình trồng ra dù khéo đến mấy cũng không thể trắng bằng giá đỗ mua ngoài hàng.

    Chị Hà kể: “Có lần mình thử nén thật chặt để xem giá đỗ có mập và trắng được như mua ở ngoài không thì cây giá có trắng hơn, thân cây giá mập hơn nhưng quả thật vẫn không thể sánh bằng giá đỗ bán ngoài hàng. Đặc biệt, nếu để ra ngoài một lúc là giá dễ bị thâm, xỉn màu lại và dễ bị héo hơn”.

    [​IMG]
    Rễ giá đỗ tự làm thường có rễ phụ nhỏ mọc ra từ rễ chính dài (Ảnh Lê Lan)

    Để phân biệt giá đỗ sạch không khó, ngoài việc nhìn màu sắc xem có bị thâm khi để ra ngoài hũ giá hay không, chị em có thể dựa vào nhiều đặc điểm khác nữa của cây giá.

    Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT cho hay, giá đỗ có sử dụng hóa chất thường có thân cây giá to, rễ mầm ngắn, không có rễ phụ, thân trắng mọng nước, thời gian bảo quản lâu từ 3-5 ngày và trông rất bắt mắt.

    Còn giá đỗ sạch không sử dụng hóa chất để trồng thường có thân cây nhỏ, rễ mầm thường dài, có nhiều rễ phụ, có lá mầm, dễ héo khô khi tiếp xúc với không khí nóng, thời gian bảo quản ngắn và hình thức không được đẹp mắt bằng giá có ngâm hóa chất.

    Đặc biệt là ở đặc điểm rễ của cây giá. Nhìn kỹ thì rễ giá sạch thường có những nhánh rễ phụ. “Giá sạch thường không dùng hóa chất kích thích nên thời gian trồng sẽ lâu hơn, rễ vì thế thường dài và ngoài rễ chính thường có các nhánh rễ phụ ngắn hơn đâm ra từ dễ chính”, chị Hà nói.

    Theo Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT, năm ngoái, đoàn Thanh tra của Cục đã tiến hành kiểm tra đột xuất 7/33 cơ sở sản xuất giá ăn ở TP.HCM. Kết quả cho thấy, Cục đã phát hiện có hóa chất 6-benzylaminopurine thuộc nhóm cytokinin và gibberelin A28 có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người sản xuất dùng hoạt chất này trong quá trình ngâm giá để kích cho giá đỗ nhanh nảy mầm, thân mập, ít rễ, tăng trọng lượng giá đỗ nhằm thu lời nhiều hơn.

    Giá đỗ là một loại rau giàu giá trị dinh dưỡng, hàm lượng Vitamin C phong phú, có tác dụng phòng chống các bệnh về tim mạch do giảm được lượng cholesterol và chất béo trong thành mạch máu và còn có công dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Giá đỗ xanh có thể ăn sống, dầm giấm, muối dưa, luộc, xào hoặc phối hợp với nguyên liệu khác để chế biến nhiều món nộm, món ăn chín khác nhau. Hiện tại Hà Nội có những nơi, chị em sản xuất giá sạch để bán ở chợ gần nhà hoặc bán cho bà con lối phố với quy mô nhỏ. Ở chợ cóc trong ngõ 173 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội cũng có một chị chuyên bán giá tự làm. Ở những khu phố khác, chị em nên để ý, nếu tìm được những nơi như vậy thì có thể mách nhau mua ở đó để đảm bảo mua được giá sạch, góp phần tẩy chay giá bẩn ngâm hóa chất. Tự trồng giá cũng là một cách làm rất tốt và đơn giản để đảm bảo sức khỏe gia đình đối với những gia đình không quá bận mải với công việc.


    Thu Hoài (Khampha.vn)
     
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 18/07/2013: Đừng mua giá đỗ thân trắng ngần, mọng nước

    Rùng mình công nghệ chế biến nem chua từ thịt và bì lợn thối

    Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu ẩm thực của con người cũng thay đổi theo. Ngày nay, ngoài tiêu chí ngon miệng, các thực khách còn muốn được thưởng thức những món ăn "ngon" mắt. Chính vì thế mà người sản xuất đồ ăn không chừa bất cứ một phương pháp nào để cải thiện thực phẩm của mình hòng đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Nhắc đến nem chua, ai cũng biết đây là một món ăn nổi tiếng của người dân xứ Thanh. Đặc biệt, nem chua chính là món khoái khẩu trên bàn nhậu từ nam ra bắc. Tuy nhiên, nếu được "tận mục, sở thị" công nghệ “phù phép” nem chua từ thịt, bì lợn thối ở một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không uy tín thì chắc chẳng thực khách nào dám động đến những gói nem xanh mướt mắt, nếu không muốn nói là rùng mình tránh xa.

    Đi một vòng xung quanh các khu phố ở TP.Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), trong vai một người đi tìm nơi học nghề làm nem chua, chúng tôi ghé vào một cơ sở sản xuất nem chua nằm trên đường Quang Trung. Ấn tượng ban đầu với chúng tôi là một tấm biển quảng cáo lớn với dòng chữ to "Cơ sở sản xuất nem chua HT - Nhận đặt hàng theo yêu cầu - Đảm bảo uy tín, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" được treo trước nhà.

    Sau vài lời xã giao, chị Phương (chủ cơ sở sản xuất) cởi mở mời chúng tôi vào nhà và giới thiệu về cách thức cũng như những thực phẩm cần thiết để làm nem chua. Không thấy bóng dáng một nhân công nào, chúng tôi hỏi thì chị Phương cho biết: “Ở đây là nhà ở chật hẹp nên chỉ bày bán nem thôi, chứ xưởng sản xuất thì ở nơi khác rộng rãi hơn”. Khi câu chuyện đã trở nên thân mật, chị Phương dẫn chúng tôi xuống xưởng sản xuất nằm cách đó chừng 300m. Đó là một căn phòng cấp 4 cũ kĩ, rộng chừng 45m2. Vừa bước chân vào đến cửa phòng, một mùi hôi nồng nặc của thịt, bì lợn, rác rưởi, mùi hóa chất quện vào sự ngột ngạt của buổi trưa hè oi bức khiến chúng tôi sa sẩm mặt mày.

    [​IMG]
    Bì lợn, một trong những nguyên liệu chế biến nem chua được “bảo quản cẩn thận”. Ảnh: PV

    Trấn tĩnh lại, chúng tôi thấy có hàng chục công nhân đang hì hục làm nem trong phòng. Họ không đeo găng mà dùng tay trần nhào trộn thịt. Nhiều đống bì lợn đã bốc mùi hôi thối vứt bừa bãi dưới nền gạch bẩn, ẩm ướt. Có một công nhân đang dùng chân cố gắng làm sạch những miếng bì lợn trong chậu nước đen kịt như mực. Bên cạnh đó là những xô, chậu ngổn ngang, lấm lem, bẩn thỉu đựng đầy thịt, bì lợn đã có mùi và những chiếc can nhựa đựng đầy chất lỏng không ghi nhãn hiệu hay nguồn gốc xuất xứ mà sau này chúng tôi được biết là hóa chất để khử mùi hôi và tẩy trắng da lợn.

    Nằm hơi khuất phía bên trong của căn phòng là nơi chế biến bì lợn. Bì lợn được sơ chế qua các công đoạn hết sức nhanh chóng. Đầu tiên, công nhân tập trung bóc hết lớp mỡ rồi cho bì lợn vào nồi lớn luộc. Sau khi chín, bì được thả vào các thùng chứa chất tẩy trắng, ngâm trong một thời gian nhất định rồi vớt ra. Chưa đầy 20 phút, bì lợn đã sạch tinh tươm như mới mà không cần phải tốn nhiều công sức. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bì lợn được thu gom từ các lò giết mổ ở khắp nơi. Thậm chí, có khi bì lợn để tồn vài ngày, đã ngả màu thâm xì, bốc mùi nhưng vẫn được các chủ cơ sở mua về.

    Chị Phương cho biết: “Vì không phải khi nào cần cũng có ngay nên nhiều khi phải đợi gom hàng ở nhiều nơi lại rồi mới nhập về, do đó việc bì lợn có mùi hôi là không thể tránh khỏi”. Tuy nhiên, theo chị Phương, việc khử mùi hôi khó chịu của bì lợn rất đơn giản. Các sơ sở sản xuất thường dùng nước ôxy già để ngâm bì lợn vì nó đơn giản mà lại tẩy được các mùi hôi. Tranh thủ lúc bà chủ cơ sở bận ra ngoài nghe điện thoại, tôi trò chuyện với những người làm công ở đây và được một người đàn ông cho biết: “Việc này bọn em là những làm trực tiếp nên biết rõ. Khi nào có khách lạ thì bà chủ cho khử mùi hôi bì lợn bằng nước ôxy già. Còn bình thường thì dùng chất tẩy trắng. Chỉ với 1 muỗng cà phê thuốc tẩy pha với một thùng phuy nước là có thể tẩy trắng hàng tạ bì lợn”.

    Qua lời giải thích của những người làm công, chúng tôi biết được hóa chất dùng để làm trắng bì lợn được xuất xứ từ Trung Quốc và có thể mua ở các chợ với 2 dạng nước hoặc bột. Tại một chiếc máy xay thịt đặt ở gần nồi luộc bì, một người đang cho thịt và mỡ sực mùi hóa chất trong các thùng xốp vào máy xay. Theo quan sát của chúng tôi, thịt được ngâm lâu ngày đã chuyển sang màu tái và có mùi chua chua bốc lên. Mùi chua này nhanh chóng bị xử lý bởi các gia vị được trộn lẫn vào để chuẩn bị cho ra lò những gói nem chua "đặc sản".

    Ép nem chín bằng hóa chất

    Thịt và bì lợn sau khi xay được cho vào một cái thùng lớn rồi trộn đều với gia vị được đựng sẵn trong các can, thùng. Sau đó, hàng chục công nhân xúm lại gói thịt và bì thành những miếng nem nhỏ bằng ngón tay cái, chất thành đống trên nền đất đầy rác rưởi. Đang hồ hởi trò chuyện với chúng tôi, bỗng điện thoại di động của chị Phương reo vang. Bà chủ cơ sở cười phớ lớ với người gọi đến: “Khoảng chừng 10 phút nữa anh qua lấy hàng nhé! Hàng mới ra lò đấy!”. Đúng khoảng 10 phút sau, một người đàn ông đem theo gần chục cái bao lớn đến lấy hàng. Thấy vậy, tôi hỏi: “Họ mang nem đi ủ hả chị?”. Thật bất ngờ khi chị Phương trả lời: “Đây là khách quen của chị, họ lấy hàng đi giao cho các nhà hàng, quán xá”. Tôi ngạc nhiên hỏi thêm: “Thế nem này không phải ủ cho lên men à?”. Bà chủ này cho biết: “Không cần phải ủ em ạ. Trong quá trình gói, thịt đã được ủ chín bởi men chua nên sau khi làm xong là có thể đưa ngay ra thị trường luôn”.

    Để tìm hiểu thêm, chúng tôi tiến lại khu vực đang gói nem thì được một công nhân “chỉ giáo”: “Bì và thịt heo trước khi đem ra chế biến đã được ngâm ủ mấy ngày trước nên chua sẵn rồi. Sau khi làm xong chỉ việc đưa thẳng ra thị trường mà không cần phải ủ. Trong các gia vị trộn vào thịt có chất làm chua. Công nhân chúng em chỉ biết gọi là “men chua” chứ không biết tên chất đó là gì. Loại men này có màu trắng, chỉ cần trộn một ít với thịt nguyên liệu thì nem chua rất nhanh”. Người công nhân này cũng thật thà cho biết thêm: "Loại men này có tác dụng làm chua thịt và “ép” chín thịt, nhưng nếu để lâu thì sẽ làm cho thịt bị hỏng, tạo ra mùi hôi khó chịu và gây nguy hiểm cho người tiêu dùng".

    Được biết, mỗi sản phẩm nem chua làm ra có hạn sử dụng trong khoảng 7 đến 10 ngày. Nem gói xong tùy vào thời tiết, nếu mùa hè thì chỉ ủ 1 - 2 ngày, mùa đông phải ủ 3 - 4 ngày mới thể bán ra thị trường. Tuy nhiên, khi nem được trộn men chua thì có thể sử dụng được luôn và chỉ để được đến ngày thứ ba. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể để thêm được 1 - 2 ngày nữa. Mỗi ngày, có hàng nghìn gói nem sử dụng loại men chua này được đưa ra thị trường một cách “siêu tốc” mà người tiêu dùng vẫn không hề hay biết.

    Khi ăn vào, thực khách cũng khó có thể phân biệt được nem nào được ủ chín qua thời gian, nem nào được dùng hóa chất bởi mùi hương và vị chua của chúng y hệt nhau. Với cách chế biến như chúng tôi đã tận mắt chứng kiến ở trên thì nem chua không còn là một đặc sản ẩm thực của xứ Thanh mà đã trở thành một nguồn gây bệnh cho tất cả những người yêu thích món ăn khoái khẩu này. Đã đến lúc các cơ quan quản lý thị trường và Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa cần sớm vào cuộc để giữ gìn thương hiệu đặc sản nem chua xứ Thanh và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

    [​IMG]
    Một công nhân vừa lấy bì lợn từ trong thùng nước ngâm để lọc Ảnh: PV

    Bì lợn được sơ chế qua các công đoạn hết sức nhanh chóng. Đầu tiên, công nhân tập trung bóc hết lớp mỡ rồi cho bì lợn vào nồi lớn luộc. Sau khi chín, bì được thả vào các thùng chứa chất tẩy trắng, ngâm trong một thời gian nhất định rồi vớt ra. Chưa đầy 20 phút, bì lợn đã sạch tinh tươm như mới mà không cần phải tốn nhiều công sức.

    (giadinh.net)
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 19/07/2013:Rùng mình công nghệ chế biến nem chua từ thịt và bì lợn thối

    Gà “kháng sinh” đe dọa sức khỏe người tiêu dùng

    Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố đã phát hiện 5 mẫu thịt gà lấy trên thị trường có tồn dư kháng sinh cloramphenicol. Đó là kháng sinh độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

    Theo Cục An toàn thực phẩm, các mẫu thịt gà kiểm tra trên thị trường đều tiến hành trên gà nhập lậu. Vẫn còn gà không rõ nguồn gốcĐánh giá kết quả thực hiện ngăn chặn vận chuyển và tiêu thụ gia cầm nhập lậu trái phép 6 tháng đầu năm của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 768 vụ, thu giữ hơn 32 tấn gà lông 97 tấn gà thịt, gần 450.000 quả trứng, 96 tấn phụ phẩm gia cầm nhập lậu... Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đánh giá: “Đến nay về cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng công khai buôn bán gia cầm nhập lậu”.

    [​IMG]
    Bằng mắt thường rất khó phân biệt được gà ta và gà nhập lậu, nên nguy cơ người tiêu dùng ăn phải gà nhiễm kháng sinh cấm rất lớn.

    Tuy nhiên, ở nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận hiện nay, theo ghi nhận của phóng viên, vẫn còn nhiều sạp hàng bày bán gà thịt không rõ nguồn gốc, khó có thể phân biệt được đâu là gà nhập lậu và đâu là gà ta. Nhiều tiểu thương trong nghề còn khẳng định: “Mua gà lông (gà còn sống) thì may ra có gà ta, chứ gà đã làm sẵn thì phần lớn là gà nhập lậu”.

    Tại chợ tạm của chợ Nghệ (Sơn Tây, Hà Nội) có khá nhiều hàng bán gà. Chị Bùi Thị Hiền- tiểu thương ở đây cho biết: “Người dân giờ muốn mua gà ta thường tới tận nhà các hộ nuôi để mua, chứ ít người ra chợ...”. Gà bán ở chợ thường là gà đã làm sẵn mà tiểu thương gọi là gà rốt ri. “Thực tế, gà rốt ri là gà đã đẻ nhiều lứa buôn từ chợ gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội), chúng tôi thường phải thịt mới bán được vì để cả lông trông gà xơ xác, chẳng ai mua”- chị Hiền tiết lộ.

    Loại gà này vẫn còn nhiều người mua bởi giá rẻ (khoảng 60.000 đồng/kg thịt), so với gà ta giá 110.000 đồng/kg (cả lông). Ngay cả các tiểu thương ở đây cũng không ai biết con gà rốt ri xuất xứ từ đâu, có những tồn dư chất cấm nào, nên sức khỏe người tiêu dùng vẫn bị đe dọa nếu gà có tồn dư kháng sinh cấm.

    Có thể gây tử vong

    Ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, gà nhập lậu thường là gà thải loại, nuôi từ 1-1,5 năm, vì vậy người nuôi thường tiêm vaccin, trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho gà. Sau thời gian dài, tồn dư kháng sinh trong thịt gà thải loại rất cao. Với chất cloramphenicol vừa phát hiện trong 5 mẫu là kháng sinh độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Khi vào cơ thể, cloramphenicol gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu, gây thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch và gây còi xương, chậm lớn ở trẻ. Điều đáng ngại là nếu ăn phải thức ăn có dư lượng kháng sinh nói chung và cloramphenicol nói riêng thì sẽ gây kháng kháng sinh ở người. Tình trạng kháng kháng sinh sẽ làm giới hạn khả năng điều trị nhiễm trùng, một số trường hợp còn dẫn đến tử vong vì không có thuốc nào cứu được.

    Muốn biết gà có tồn dư kháng sinh hay không thì rất khó phân biệt bằng mắt thường mà phải lấy mẫu thịt, mẫu máu để phân tích. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy gà có nhiều khối u xanh tím, dạ con và hậu môn to, buồng trứng teo lại (gà đẻ nhiều, bị thải loại) thì không nên ăn.

    Ngoài ra, trước đó, xét nghiệm của Cục đối với gà nhập lậu còn tìm ra các kháng sinh cycline, kháng sinh sulfadiazine... Đây là những chất kháng sinh bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, nếu tồn dư cao, sử dụng nhiều trong thời gian dài thì người tiêu dùng có thể bị suy gan, suy thận... Giáo sư Hoàng Tích Huyền - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý - Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, kháng sinh chloramphenicol có độc tính cao, sử dụng hạn chế trong điều trị một số bệnh điều trị những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm như thương hàn, nhiễm khuẩn mắt, viêm nhiễm đường sinh dục... Nhưng chỉ khi các thuốc kháng sinh ít độc hơn không thể chữa trị được mới dùng đến chloramphenicol.

    Tác dụng phụ không mong muốn của chloramphenicol rất nghiêm trọng như thiếu máu không tái tạo, không phục hồi do suy tủy xương, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh. Ngoài ra, người sử dụng chloramphenicol còn bị buồn nôn, tiêu chảy, giảm bạch cầu và tiểu cầu, mề đay, đau đầu, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa thần kinh ngoại biên, liệt cơ mắt và lú lẫn. Sử dụng kháng sinh chloramphenicol cần có sự chỉ định và theo dõi sát sao của bác sĩ. Cũng không nên điều trị dài ngày và nhắc lại kháng sinh chloramphenicol. “Kháng sinh chloramphenicol có độc tính rất mạnh. Nên việc ăn phải gà nhập lậu có dư lượng kháng sinh chloramphenicol là vô cùng tổn hại đến sức khỏe” - Giáo sư Huyền cho biết.

    Theo Tuấn Kiệt (Dân Việt)
     
    Sửa lần cuối: 20/7/2013
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 20/07/2013:Gà “kháng sinh” đe dọa sức khỏe người tiêu dùng

    Giò chả, patê: Đừng ham của rẻ!


    Trên thị trường hiện nay, bên cạnh các loại chả lụa, chả quế, chả chiên… với giá bán trên dưới 200.000 đồng/kg, nhiều loại chả với giá chỉ 60.000 - 70.000 đồng/kg bán rất chạy. Người ta đã sản xuất loại giò chả giá bèo này như thế nào khi mà giá thịt heo trên thị trường đã gần 100.000 đồng/kg?

    Tiền nào của nấy

    Để mục sở thị các công đoạn chế biến từ nguyên liệu chính là thịt heo, thịt bò thành những cây chả lụa, chả quế, chả chiên, chả bò… thơm lừng, chúng tôi đã tiếp cận một số cơ sở chế biến thực phẩm tại TP HCM.

    Tại cơ sở chuyên chế biến giò chả bán sỉ và lẻ nằm trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TP HCM, khi đặt vấn đề mua sỉ số lượng lớn để bán lại cho các quán, tôi được ông H. (chủ cơ sở) giới thiệu hết sức tận tình về giá cả từng loại hàng. Ông khuyên: Nếu mua chả lụa về ăn thì chọn loại 150.000 đồng/kg, còn bán thì chỉ cần lấy loại 60.000 đồng/kg.

    Nghe tôi thắc mắc vì sao giá chênh lệch quá lớn như vậy, ông H. cho biết ở đây vẫn nhận làm hàng cho khách mua sỉ theo giá yêu cầu. “Nói chung là tiền nào của nấy, muốn giá cao hay thấp đều làm được tất” - ông H. khoe.

    “Nhiều nơi quảng cáo không sử dụng hàn the, thế thì họ làm bằng gì?” - tôi tò mò. Ông H. khẳng định: “Giò chả mà không có hàn the hoặc loại hóa chất tương tự thì chỉ có vứt chứ bán cho ai! Các thương hiệu lớn bán giá tới 200.000 đồng/kg chẳng qua là họ bán theo thương hiệu chứ thực chất cũng làm hàng như tụi này cả”!

    [​IMG]
    Nguyên liệu thịt bò vụn dùng để sản xuất chả bò.

    Lôi trong thùng ra mấy bịch ni-lông đựng hóa chất, ông H. giải thích: “Nếu loại ngon thì tôi trộn ít mỡ và thịt cũng chọn lọc hơn. Chẳng hạn, loại chả lụa đặc biệt giá 150.000 đồng/kg được làm từ thịt nạc 70%, 30% còn lại là mỡ và các loại phụ gia khác. Còn loại giá 60.000 đồng/kg thì có tới 60% là mỡ heo và 40% là thịt nhưng chất lượng thịt kém hơn…”.

    Hai loại nguyên liệu chính là thịt và mỡ sẽ được trộn đều rồi xay nhuyễn, sau đó trộn các loại gia vị, chất bảo quản như đường, bột ngọt, bột nở, hàn the, hương nước mắm, hương thịt heo, muối đỏ và bột chống mốc. Hỗn hợp này sau khi cân được đưa vào máy ép thành từng đòn, bọc ni-lông hấp chín… Ông H. tiết lộ: “Loại nào cũng phải đủ từng đó nguyên liệu mới giòn và dai được”.

    Thịt dạt, gan ôi

    Tại một cơ sở sản xuất chả bò lâu năm có tiếng ở An Phú Đông, quận 12, TP HCM, sau một hồi dè chừng, chủ cơ sở cũng nhiệt tình tiếp chuyện chúng tôi. Ông khoe cơ sở của ông chuyên bỏ mối chả bò, patê cho nhiều thương hiệu nổi tiếng tại TP HCM. Ngay sau căn nhà vườn khang trang là một khoảng sân khá rộng tập kết nguyên liệu. Cơ sở này lấy thịt bò từ mối lái ở Tây Ninh đem về (chủ yếu là thị dạt, thịt vụn).

    Khác với suy nghĩ của chúng tôi, thịt bò không trộn với mỡ bò mà trộn với mỡ heo. Tùy theo giá cả mà cơ sở pha lượng mỡ 30% hay 60%, tuyệt nhiên không có loại chả bò nào được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu thịt bò. Sau khi xay nhuyễn thịt và mỡ, người ta trộn hàn the, hương nước mắm, hương thịt bò, bột nở, bột chống mốc và bột màu vào.

    “Thịt bò mắc hơn thịt heo nên phải pha nhiều. Nếu không pha thì giá bán phải trên 300.000 đồng/kg mới có lời mà chưa chắc đã ngon” - chủ cơ sở cho biết.

    Chả bò đã vậy, món patê làm từ gan heo còn khủng khiếp hơn. Gan heo được bạn hàng bỏ mối đều lấy từ chợ đầu mối và chủ yếu là loại gan đá. Khác với loại gan bột thường có màu đỏ hồng và mềm, gan đá màu xám, cứng và có vị đắng nên giá chỉ bằng khoảng 60% loại thông thường.

    Nếu “công nghệ” sản xuất chả phải trộn thêm hàn the, bột nổi… thì với sản xuất patê, người ta lại dùng bột nhừ và bột mì, chỉ có điểm chung là chúng cũng được pha với tỉ lệ mỡ heo 40%-50%. Do nguyên liệu rẻ nên giá patê cũng mềm hơn. Loại bình dân tại cơ sở này chỉ bán với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg.

    Chủ cơ sở phân trần: “Chúng tôi cũng chẳng muốn làm như thế này nhưng bạn hàng đặt bao nhiêu tiền thì phải làm bấy nhiêu thôi, làm cao hơn thì bán cho ai? Hơn nữa, nếu mình không làm thì người khác cũng làm...”.

    Hàn the: Chất cực độc

    Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Trưởng Khoa Dược - Bệnh viện 71 Trung ương - Thanh Hóa, hàn the là chất cực độc, bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Khi hàn the vào cơ thể người, nó sẽ khó đào thải mà tích tụ trong gan, thận, gây tổn thương các bộ phận này.

    Ngoài ra, hàn the còn làm thoái hóa các cơ quan sinh dục, gây vô sinh. Trẻ em ăn phải thực phẩm có lượng hàn the 1-2 g/kg thể trọng có thể dẫn đến tử vong sau 10-12 giờ.

    Theo Ngọc Mai (Người lao động)
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 22/07/2013: Giò chả, patê: Đừng ham của rẻ!

    Cận cảnh rau “sạch” sống trên mộ "uống" nước thải

    Đi thực tế ở một số vườn rau tại Hà Nội mà người sản xuất, người bán luôn miệng nói với người tiêu dùng là rau nhà trồng, rau sạch 100% khiến chúng tôi rùng mình.

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    (Afamily.vn)
     
  14. TRAMNGUYEN13

    TRAMNGUYEN13 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/7/2013
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: 23/07/2013: Cận cảnh rau “sạch” sống trên mộ "uống" nước thải

    bên em có cung cấp thực phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn _PGS
    cung cấp cho rất nhiều đại lí đấy ! mọi người tham khảo thêm http://www.tamdathuuco.com.vn/
    các chị em yên tâm về chất lượng , vì bên em có quản lí và kiểm tra chất lượng thường xuyên tận nơi sản xuất
    3 cơ sở đạt tiêu chuẩn PGS mà bên em đang gieo trồng: Lương Sơn _ sóc sơn_ lạc sơn
    mọi người tham khảo thêm và nếu quan tâm e sẽ cho mọi người địa chỉ các đại lí nhé
    rất hân hạnh được phụ vụ các mẹ
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 23/07/2013: Cận cảnh rau “sạch” sống trên mộ "uống" nước thải

    Ớn lạnh bún, bánh phở chứa chất gây ung thư

    Theo đó, nhóm thực phẩm bánh ướt, bánh canh và bánh hỏi có tỉ lệ sử dụng chất làm trắng huỳnh quang (tinopal) là 100%.

    Tinopal là một loại hóa chất công nghiệp được sử dụng trong ngành dệt vải và cấm sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất bún và bánh canh đang lạm dụng chất tẩy trắng trong giai đoạn chế biến.

    [​IMG]
    Thức ăn chứa chất tẩy trắng độc hại bày bán khắp nơi

    Tại TP.HCM, ngành chức năng đã lấy mẫu phẩm kiểm tra, giám định và kết quả được công bố vào chiều 22/7, cho thấy: 5/6 loại thực phẩm nói trên (80%) có chứa tinopal. Cụ thể, 5/9 (56%) mẫu bún, 4/4 (100%) mẫu bánh ướt, 5/5 (100%) mẫu bánh hỏi, 3/4 (75%) mẫu bánh phở và 7/7 (100%) mẫu bánh canh đều chứa tinopal.

    [​IMG]
    Khách hàng ăn uống tại quán khó phát hiện được chất tẩy trắng trong tô bánh canh đang ăn

    Chị Võ Thị Loan, tiểu thương trong khu chợ đường Ung Văn Khiêm thường xuyên lấy mối bún, bánh canh, bánh phở về bỏ lẻ khi được hỏi có biết gì về chất làm trắng độc hại, chị cho biết: “Trước đây tôi hay lấy hàng từ đầu mối ở Thủ Đức về bán nhưng bữa nay hàng dễ kiếm ở đâu cũng có. Những mối quen thường đến cửa hàng bỏ sẵn cho tôi, hàng lấy về tôi vẫn bán đều đặn cho khách hàng mỗi ngày. Tôi chỉ biết buôn bán chứ hỏi mấy cái chất hóa học thì tôi không hề biết”.

    [​IMG]
    Đĩa bánh canh chứa tinopal

    Ông Đỗ Ngọc Chính, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn tiêu dùng cho biết: “Sử dụng tinopal để làm tăng trắng cho thực phẩm chế biến từ bột gạo sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm tổn hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, có nguy cơ dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt, tinopal có thể làm tổn thương mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng. Nếu ăn những thực phẩm chứa tinopal trong thời gian dài sẽ gây suy gan, suy thận, thậm chí cả bệnh ung thư”.

    Theo Quốc Thể (Khampha.vn)
     
  16. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 24/07/2013: Ớn lạnh bún, bánh phở chứa chất gây ung thư

    Cận cảnh công nghệ chế cà phê từ nước mắm và hoá chất

    Hàng chục nhãn hiệu, mẫu mã bao bì mang thương hiệu cà phê Tây Nguyên được công ty An Khánh, số 303/1 đường Cái Sơn Hàng Bàng, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ (do ông Nguyễn Mậu Thảo, 39 tuổi, làm giám đốc) “hô biến” từ bắp, đậu nành cùng vô số hoá chất tạo mùi, màu.

    Cơ sở này vừa bị Công an TP.Cần Thơ phát hiện, triệt phá. Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra vào sáng 19/7, trong xưởng sản xuất, hơn 10 công nhân đang làm việc bình thường, đóng gói bao bì các loại cà phê có thương hiệu để tung ra thị trường.

    Qua kiểm tra, công an phát hiện hệ thống dây chuyền sản xuất, đóng gói cà phê có quy mô lớn và rất chuyên nghiệp. Tại hiện trường có hàng tấn bắp, đậu nành được đóng bao (loại 50kg) chất thành đống rất nhếch nhác, bẩn thỉu cùng với một ít cà phê phế phẩm. Ngoài ra, còn có 20 thực phẩm như đường, nước mắm, vani, bơ, sữa và nhiều thùng, can hóa chất tạo mùi, màu...

    Tại tầng 2 của căn nhà, cũng là trụ sở công ty, hơn nửa diện tích được sử dụng để chứa bao bì giả những thương hiệu cà phê nổi tiếng ở TP.Ban Mê Thuột (Đắk Lắk) và gần 100 thùng cà phê thành phẩm đã được đóng gói.

    Theo các công nhân, để chế biến được 100kg cà phê thành phẩm, chỉ cần 5kg cà phê bột, còn lại là các nguyên liệu khác, trong đó có bắp, đậu nành, phế phẩm của hạt cà phê. Để hương vị thêm nồng nàn, các công nhân cho thêm r***, nước mắm và nhiều loại hoá chất khác.

    Lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra ngôi nhà không số trên đường Cái Sơn Hàng Bàng (cũng do ông Nguyễn Mậu Thảo làm chủ) thì phát hiện hàng trăm ký hóa chất dùng để sản xuất 30 loại kem dưỡng da, làm trắng da cùng hơn 200kg kem trộn đã thành phẩm trong các thùng inox.

    Các sản phẩm mỹ phẩm được phát hiện có nhiều nhãn hàng hoá, kiểu dáng và giá thành khác nhau. Trên bao bì, hầu hết không ghi tên cơ sở sản xuất và nhiều loại nhái nhãn hiệu mỹ phẩm Thái Lan.

    [​IMG]
    Trụ sở công ty chế biến cà phê rởm.

    [​IMG]
    Hệ thống máy xay bắp, đậu nành để chế biến thành cà phê bột.

    [​IMG]
    Bắp, đậu nành chất thành đống trong xưởng.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Hoá chất, hương liệu tạo mùi để cho ra những loại cà phê “chất lượng cao”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau khi chế biến bột bắp, nước mắm, hóa chất..., cà phê được đóng gói rất sang trọng.

    [​IMG]
    Hoá chất chế tạo mỹ phẫm dưỡng da.

    [​IMG]
    Khu vực đóng gói sản phẩm.

    Theo Đình Đình (Infonet)
     
    Song Nhime_vybunny88 thích.
  17. tuanlinh

    tuanlinh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    24/5/2012
    Bài viết:
    7,870
    Đã được thích:
    850
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 24/07/2013: Cận cảnh công nghệ chế cà phê từ nước mắm và hoá chất

    rùng mình,quá khủng khiép các mẹ nhỉ
     
  18. me_vybunny88

    me_vybunny88 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    22/9/2012
    Bài viết:
    4,064
    Đã được thích:
    879
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 24/07/2013: Cận cảnh công nghệ chế cà phê từ nước mắm và hoá chất

    Nước mắm mà cũng hành cafe đc. Bó tay thật ấy. Mỗi ngày các mẹ lại cho 1 món tinh thần thế này. Chả biết ăn món nào cho lành nữa
     
  19. truong_0943948588

    truong_0943948588 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    1/6/2013
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    143
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: 24/07/2013: Cận cảnh công nghệ chế cà phê từ nước mắm và hoá chất

    100kg cà phê nguyên liệu gồm: 5kg cà phê+ các chất abcd.
    các mẹ đủ hiểu
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 24/07/2013: Cận cảnh công nghệ chế cà phê từ nước mắm và hoá chất

    Bắt xe tải chở nội tạng thối từ Đà Nẵng về HN

    Khoảng 7h sáng, tổ công tác đội CSGT số 14 (HN) đang làm nhiệm vụ gần bến xe Giáp Bát thì phát hiện xe tải BKS 99C – 001.28 đi vào đường cấm nên đã yêu cầu dừng lại kiểm tra.

    Trên xe lúc đó có 7 thùng xốp lớn. Lái xe nói rằng, đây là hàng đông lạnh đang chở về Bắc Ninh để tiêu thụ. Tuy nhiên, khi mở các thùng xốp, tổ công tác phát hiện đều là nội tạng lợn.

    [​IMG]
    Số nội tạng thối được chứa trong các thùng xốp lớn

    [​IMG]
    Xe chở nội tạng thối bị bắt giữ

    Tài xế khai là Trương Đình Thịnh (SN 1988, ở huyện Yên Phong, Bắc Ninh). Lái xe này đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến số hàng trên. Tài xế Thịnh còn cho biết, nhận hàng từ một xe hàng từ trong Đà Nẵng ra và đang trên đường về Bắc Ninh tiêu thụ. Số hàng trên là nội tạng lợn đang có dấu hiệu bốc mùi, phân hủy.

    Vụ việc đã được bàn giao cho cảnh sát môi trường tiếp tục điều tra xử lý.

    Theo Lệ Vân (Khampha.vn)
     

Chia sẻ trang này