Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi nhà Cốm, 25/6/2013.

  1. Love_May

    Love_May Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/8/2013
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Nhung vấn đề phụ huynh chưa biết là mỗi học sinh có một tính cách khác nhau, một khả năng khác nhau đồng nghĩa với việc mỗi phương pháp dạy, học lại chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng nhất định. Biết là nếu có thể tập trung tốt thì học sẽ chất lượng hơn và hiệu quả cao hơn nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng tập trung tốt. Ví dụ có 2 đứa trẻ A và B. A thì hay nói, vận động liên tục, không thể ngồi yên và tập trung. B thì ngược lại trầm tính hơn, ít vận động và biết vâng lời. Hai bạn được học về ghi nhớ con số. B tỏ ra thông minh học đến đâu nhớ đến đó, ngồi yên một chỗ nghe cô giáo đọc số và ghi nhớ, còn A thì không thể ngồi yên, hết nói chuyện lại quay sang trái rồi sang phải. Cô giáo đau đầu không biết phải dạy A thế nào khi A không thể tập trung, không thể ngồi yên. Cô giáo mắng A, bắt A ngồi im, không được nói chuyện khiến A mặt ỉu xìu, càng tiếp thu chậm hơn, học càng thiếu hiệu quả. Cuối cùng cô nghĩ ra trò chơi vẽ các ô số trên nền gạch, đọc số nào thì A và B phải nhảy vào đúng số đó, ai nhảy vào ô số sai sẽ bị vẽ mặt mèo. A chơi rất vui, nhớ rất nhanh các con số, thậm chí rất nhanh nhảy vào ô số đúng và chiến thắng B. Tương tự như vậy, cô giáo phải nghĩ ra các trò chơi vận động hoặc những thứ mà A thích để A vừa học hiệu quả lại vừa vui.

    Quan trọng là bố mẹ phải nắm được tính cách của con mình để có phương pháp giáo dục phù hợp. Ở trường học Việt Nam thì chỉ 1 cách duy nhất áp dụng cho hàng chục, hàng trăm và hàng ngàn học sinh nhưng là bố mẹ thì chúng ta phải giúp đỡ thêm con khi ở nhà và phải hiểu cách nào là phù hợp với con mình nhất. Cách hay của người khác chỉ mang tính tham khảo, còn áp dụng với con mình chưa chắc đã đúng.

    Còn về việc học nhồi nhét, nếu phụ huynh không quá áp lực con mình phải là học sinh giỏi, không thua kém bạn bè thì hoàn toàn có thể giúp con quyết định nên học cái gì và nên bỏ cái gì. Bài tập về nhà của học sinh mình nghĩ không phải quá nhiều, có chăng các con đi học thêm nhiều quá khiến cho không đủ thời gian mà giải quyết bài tập về nhà thôi
     
    Đang tải...


  2. hạnh chuột chù

    hạnh chuột chù Thành viên mới

    Tham gia:
    28/8/2013
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Phải công nhận là các bé giờ phải học nhiều quá, các bố mẹ nào nhận ra thì thật la tốt, có thể giúp con học hành nhẹ nhàng hơn, chứ em thấy nhiều nhà cứ theo xu hướng, cho con đi học thêm rõ nhiều. CÒn bé tí đã phải hoc hành quá vất vả :(
     
  3. tuanmai0080

    tuanmai0080 Japan Oder

    Tham gia:
    12/9/2012
    Bài viết:
    7,173
    Đã được thích:
    1,273
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    e chưa có chồng con gì, cơ mà nhìn thấy mấy đứa e học mà hãi các bác ạ
    nhồi nhét đủ kiểu luôn í :(
     
  4. meoluoi1107

    meoluoi1107

    Tham gia:
    2/9/2012
    Bài viết:
    11,796
    Đã được thích:
    1,892
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    biết là trẻ con học nhiều nhưng mà lại lo con ko theo đc các bạn
     
  5. halethuy

    halethuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/8/2009
    Bài viết:
    1,177
    Đã được thích:
    573
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Các bố mẹ ở đây có ai đã từng trong đội tuyển học sinh giỏi cấp 1, 2 cấp quận , thành phố , quốc gia chưa nhỉ ?

    Mình khẳng định chương trình học hiện nay không có gì là mới lạ so với thời trong đội tuyển ngày xưa , chỉ khác là ngày xưa chỉ có trong đội tuyển mới học vất còn các bạn ở ngoài đội tuyển thì được tự do chơi vì chỉ học một ngày một buổi .

    Vấn đề ở đây là ngày nay bác Bộ giáo dục bắt tất cả con em chúng ta ai cũng phải giỏi , ai cũng phải tài .
     
  6. hangthung_mebong

    hangthung_mebong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    14/8/2013
    Bài viết:
    3,465
    Đã được thích:
    592
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Con nhà mình suốt ngyaf kêu mệ thôi nhiều lúa học ko vào
     
  7. FCBarca

    FCBarca Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Nhìn các bé bây h đi học mà tội nghiệp.Ko hiểu nhồi gì mà nhồi lắm thế.Nhà trường,giáo viên thì tìm mọi cách moi tiền của phụ huynh học sinh haizzz ...
     
  8. nhà Cốm

    nhà Cốm Thành viên mới

    Tham gia:
    15/9/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Xin tự giới thiệu với cả nhà chút nhé: tớ là Hương, thành viên nhóm Cánh Buồm, rất vui vì được các bố mẹ sôi nổi chia sẻ về đề tài giáo dục tiểu học này. Nhóm Cánh Buồm hàng tháng có các buổi hội thảo định kì về giáo dục tiểu học. Mời các bố mẹ quan tâm tới tham dự và cùng trao đổi offline nhé.

    Hiện tại, đã qua buổi tọa đàm thứ 3, với chủ đề "Vì sao trẻ không thích học văn?". Và đây là bản report tớ viết, mời các bố mẹ dành chút thời gian để tìm hiểu một cách dạy và học khác mà trẻ con không bị nhồi nhét, mà với hầu hết trẻ em đã học đều phát biểu: hay lắm! thích lắm!



    “Vì sao trẻ không thích học văn” là chủ đề buổi tọa đàm thứ 3 trong chuỗi các Ngày Sư Phạm của nhóm Cánh Buồm, tổ chức vào thứ bảy giữa tháng với sự tài trợ của báo Tia Sáng và café Trung Nguyên. Khách mời tham dự gồm có G.S Ngô Bảo Châu, T.S Giáp Văn Dương, nhà giáo Vũ Thế Khôi, Dịch giả Dương Tường,…

    Cô giáo Thanh Hải, người biên soạn sách Văn của nhóm Cánh Buồm bắt đầu buổi tọa đàm, giới thiệu ngắn gọn nguyên nhân trẻ không thích học văn và giải pháp mà nhóm Cánh Buồm đưa ra: một là phải thay đổi chương trình, mà cụ thể là phải xác định rõ mục tiêu của việc học văn; hai là phương pháp tổ chức việc học cho học sinh; ba là thay đổi cách kiểm tra. Đích đến của việc học văn, hay có thể nói là học nghệ thuật, theo nhóm Cánh Buồm là tạo ra năng lực người cho mỗi cá nhân, là năng lực cảm xúc rung động với các thân phận người, với đời sống, với nghệ thuật. Gốc của năng lực này là sự đồng cảm, phát triển lên là liên tưởng là tưởng tượng, và để làm ra một sản phẩm nghệ thuật của chính mình thì cần có sự hiểu biết về bố cục, hay còn gọi là ngữ pháp nghệ thuật, về các loại hình nghệ thuật. Việc học văn theo con đường này không phải là để đào tạo những người nghệ sỹ mà là để mỗi cá nhân có năng lực đồng cảm với người nghệ sỹ, có năng lực cảm xúc như người nghệ sỹ, trở thành những con người tự do và tinh tế.

    Tiếp phần diễn thuyết của cô giáo Hải là nhóm các em nhỏ từ 6 đến 10 tuổi, hiện đang theo học sách của Cánh Buồm, biểu diễn những vở kịch nhỏ, là một trong các thao tác dạy văn của nhóm, các em diễn lại cảnh cụ Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, nhập vai làm Thánh Gióng. Tuy còn chưa thoát khỏi cái vụng dại và chưa thể hiện được cảm xúc, xong các em đã cho thấy một sự tiến bộ đáng kể từ ngày đầu tiếp xúc với cách học văn của nhóm, các em còn chưa dám nói trước lớp nay các em đã có thể dõng dạc nói trước một buổi hội thảo trang trọng với toàn người lớn, là quang cảnh mà thường khiến các em nhỏ sợ hãi hơn là tự tin, nếu các em cứ tiếp tục được học văn như hiện nay.

    Phần trao đổi diễn ra với rất nhiều ý kiến đóng góp, nhiều thắc mắc của các bạn tham dự. Bên cạnh sự đồng tình với mục tiêu học văn mà nhóm Cánh Buồm đưa ra, với phương pháp dạy học của nhóm, có khá nhiều lo lắng về việc chọn vật liệu trong sách, cô Băng Tú giáo viên với 50 năm kinh nghiệm dạy văn đưa ra ý kiến: vật liệu sách Văn 1- Đồng cảm là rất hay, tuy nhiên vật liệu trong sách văn 2 – Liên tưởng và sách văn 3 - Tưởng tượng là quá sức với lứa tuổi các em, đặc biệt sách Văn 4 – Bố cục có lẽ học sinh cấp 3 chưa chắc đã hiểu được. Đồng ý với ý kiến của cô Băng Tú là ý kiến của ông Thành, nguyên cục phó cục văn hóa, cho rằng chính việc chọn vật liệu chưa phù hợp độ tuổi dẫn đến việc các em nhỏ biễu diễn kịch mà chưa đạt tới độ kịch. Trả lời cho lo lắng này nhà giáo Phạm Toàn hứa năm 2015 nhóm Cánh Buồm sẽ làm lại một lần nữa bộ sách, bảo thủ đường lối của nhóm nhưng sẽ chọn lọc vật liệu tinh tế hơn nữa, vì theo đánh giá của ông: hiện nay nếu bộ sách dạy văn chính thống chỉ đáng cho 1 điểm, bộ sách văn của nhóm Cánh Buồm, ông mạnh dạn cho 5 điểm về phương pháp thì việc chọn vật liệu ông chỉ cho 3 điểm. Việc cho điểm một cách tương đối này là để thấy rằng cần nhiều hơn nữa một nhóm Cánh Buồm, nhiều hơn nữa một Giapschool để 50 năm nữa chúng ta có thể có những nhà trường phổ thông thực sự mang ý nghĩa giáo dục, thực sự nhân văn.

    Kết thúc buổi tọa đàm dù đã rất muộn, một vị khán giả (anh chỉ giới thiệu tên Bình) vẫn “cướp” micro để bày tỏ rằng con anh đã có năng lực đồng cảm, được trải nghiệm dùng sách của nhóm và đã có sự phát triển năng lực đồng cảm như thế nào, anh cho rằng sản phẩm của nhóm Cánh Buồm không chỉ là cho hiện tại mà nó sẽ phù hợp với ít nhất 20 năm nữa.

    Như một cái duyên kì ngộ, sự gặp gỡ của nhóm Cánh Buồm và Giapschool, T.S Giáp Văn Dương gửi lời chào và hẹn các bạn trong buổi tọa đàm tuần tới, nằm ngoài khuôn khổ các ngày Sư Phạm của nhóm Cánh Buồm, nhưng nằm trong sự gặp gỡ của chuỗi hành động vì một nhà trường Hiện đại, buổi tọa đàm với chủ đề “bàn về triết lý giáo dục”, 15h - thứ bảy ngày 21/09/2013, tại cà phê Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng.
     
    Angle_kids thích bài này.
  9. Overseasstudy

    Overseasstudy Thành viên mới

    Tham gia:
    8/3/2010
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Không chỉ riêng môn Văn mà con mình (hiện học cấp 2) không thích học đặc biệt môn nào cả, tất cả chỉ là đối phó và hoàn thành nghĩa vụ với lớp với cô, và hoàn thành trách nhiệm với mẹ (hy vọng thế). Với môn Văn, với những đoạn trích thuộc dòng văn học hiện thực phê phán, hầu như bé chả xúc động gì với những mảnh đời trong đó, mặc dù khi viết bài thì câu văn có vẻ cũng biểu hiện được sự đồng cảm này khác (chắc góp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau ...) nhưng thực sự thiếu cảm xúc thật của chính mình ... Có lẽ tại mình không dạy con nhiều về cảm xúc chăng?
     
    Angle_kids thích bài này.
  10. NTShin

    NTShin Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/8/2013
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    có thể sự cảm nhận bé chưa có ,hoặc giáo viên dạy thời gian trên lớp quá ít trẻ ko cảm nhận đc cái khổ cái tâm của người viết ,cảm xúc sao dạy được hả mẹ phải tự cháu hiểu và biểu lộ chứ mẹ...Mà từ nhỏ mẹ có nuông chiều bé ko ?
     
  11. Overseasstudy

    Overseasstudy Thành viên mới

    Tham gia:
    8/3/2010
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Thế nên mình mới băn khoăn ... trước tiên là tại mình không dạy con đồng cảm từ bé, sau đó mới đến việc học thụ động của con ở trường. Tất nhiên cảm xúc thì không ai dạy rồi, nhưng mà những cái dẫn đến cảm xúc ý (nhận thức chẳng hạn ...)
    Nhưng mà hồi bé bố mẹ mình có cần phải dạy mình đâu nhỉ???
     
  12. thuhanh2108

    thuhanh2108 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/6/2013
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Xin chào các mẹ, em tên là Hạnh, giáo viên dạy Toán. Hiện nay e có mở lớp tại nhà dạy Toán tư duy cho các con đồng thời song song cùng với Toán là Tiếng Anh. Chương trình Toán tư duy của em nhằm hướng đến các con yêu thích học môn Toán, hiểu rõ bản chất của của các phép tính, rèn luyện cho các con khả năng tính nhẩm, tư duy các bài toán đố và có khả năng phân tích các bài toán trước khi tìm ra lời giải. Cùng với việc học Toán là sự kết hợp song song với tiếng anh. Ví dụ buổi đầu e dạy các con về các loại hình học như hình tam giác, hình tròn, hình vuông ( dành cho học sinh vào lớp 1 ) thì cô giáo tiếng anh sẽ ôn và hướng dẫn các con hình đó gọi bằng tiếng anh như thế nào. Mẹ nào có nhu cầu cho con đi học và tìm hiểu rõ hơn về phương pháp và cách dạy thì có thể liên lạc với e qua SĐT sau : 0164. 960.1870.
    Địa chỉ : Ngõ 75 - Thôn Đông - Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội.
     
  13. thuhang84

    thuhang84 0129 689 1111

    Tham gia:
    17/5/2012
    Bài viết:
    1,749
    Đã được thích:
    401
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Híc … Cu tí nhà mình năm này vào lớp 1. Trời!!! Cặp sách nặng không khác gì balô bộ đội của bố khi đi công tác.
    Buổi sáng, 7 tiết, riêng thứ 2 thêm tiết chào cờ là 8.
    Ăn trưa tại lớp xong. Chiều học tiếp theo chương trình học buổi 2 tại trường.

    Chẳng hiểu học nhiều thế trẻ có tiếp thu được không nữa. Mấy hôm nay chỗ mình có dịch đau mắt đỏ. Cu cậu cũng bị, mình xin cho nghỉ học mấy buổi. Mất 2 ngày là nghỉ đau mắt thật còn 2 ngày mình cho ở nhà. Mẹ con cùng nhau học.
     
    Angle_kids thích bài này.
  14. thuhang84

    thuhang84 0129 689 1111

    Tham gia:
    17/5/2012
    Bài viết:
    1,749
    Đã được thích:
    401
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Cu lớn nhà mình thì mình dạy thế này: Mua cho đồ chơi có chữ, số, hình ảnh … từ nhỏ. Vừa chơi vừa học. Tuy nhiên, mình ko ép chau học và mình lại gửi cháu ở trường công nữa nên hết mẫu giáo cháu vẫn chưa thuộc hết bảng chữ cái.
    Nói ra ai cũng bảo thế thì vào lớp 1 hcọ sẽ chậm mất. Học hết mẫu giáo phải biết đọc biết viết. Mình cũng thấy lo lo.
    Đến khi cu cậu học hết mẫu giáo, mình mới gửi đến 1 cô giáo dạy lớp 1 ở trường để cô kèm học chữ.
    Những ngày đầu, cô phản ánh là con mình chậm quá. Bảng chữ cái cũng chưa thuộc, bút cầm chưa cứng tay, viết chữ không ra hình chữ, ngồi trong lớp thì ko tập trung học …. Thôi thì đủ thứ luôn.
    Cô bảo mình phải ngồi kèm học hàng tối với con. Không được làm gì cả. Bố trí công việc gia đình để rèn con vào nề nếp.
    Thế là hàng tối, ăn xong là 2 mẹ con ngồi vào bàn học. Duy trì đến bây giờ mới được hơn 2 tháng mà cu cậu đã đọc được hết quyển TV lớp 1 tập 1 và đến Phần chủ điểm ở tâp 2 rồi. Trộm vía, bọn trẻ con học nhanh thật.
    Mình không ép con học sớm (theo quan điểm của ông xã mình. :D Nếu không nghe theo là vợ chồng lại cãi nhau).
    Theo mình chương trình ở trường nặng quá thì mình giảm giờ học ở nhà cho con đỡ Stress.
     
    Angle_kids thích bài này.
  15. meyeubebong16102009

    meyeubebong16102009 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    25/9/2013
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Ôi, nếu Mẹ có Con trai mà Con trai không tập trung và không học trước thì thật là vất vả. Tớ đã từng trải nghiệm tớ, cả 4 tháng học kỳ 1, mẹ và Con tối nào cũng đánh vật, mắng mỏ nhau, sang học kỳ 2 thì ok hơn, không được đứng đàu lớp nhưng không thua nhiều như xuất phát điểm ban đầu. Nên Mẹ nó cưa yên tâm.
     
    Angle_kids thích bài này.
  16. bogaugau

    bogaugau Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/11/2012
    Bài viết:
    2,911
    Đã được thích:
    459
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Tớ cũng thấy thế con nó còn bé mà nhà trường dồn kiến thức quá
    Nhiều lúc thây lo lo
     
  17. nhà Cốm

    nhà Cốm Thành viên mới

    Tham gia:
    15/9/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    càng đọc càng thấy thương trẻ con!

    Tháng 10 đến rồi mà sao không ai trong cái bộ to đùng làm cải cách đi hả trời???!!!
     
  18. bogaugau

    bogaugau Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/11/2012
    Bài viết:
    2,911
    Đã được thích:
    459
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    học nhieu quá mất hết cả thời gian choi của con
     
  19. dondonitt

    dondonitt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    28/9/2013
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Cách giáo dục việt nam vẫn vậy, Mình thì chẳng quan tâm đến việc học cô này hay học cô kia cho cô quý hay đi tiền cô gì cả. Cứ theo thực lực của cháu thôi.
     
    Angle_kids thích bài này.
  20. meosochp

    meosochp Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/9/2013
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bố mẹ nào phàn nàn về việc học nhồi nhét và thụ động của con không nhỉ?

    Chương trình học là từ trên đưa xuống, mình kêu nặng từ lâu rồi, nhưng cũng có thấy thay đổi được gì đâu, thôi thì giờ còn biết làm thế nào, nước chảy thì bèo trôi, mình chưa làm gì được để thay đổi thì mình cố gắng làm thế nào để con mình có những kĩ năng cần thiết nhất để hòa nhập, để theo được xu thế này.
    Vì vậy, mình cũng không quá áp đặt là con mình phải học thế này, phải học thế kia, nhưng mình nghĩ nên cho con trẻ theo học các khóa học kỹ năng, trước mắt nên rèn cho con mình khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ, quan sát và tư duy. Cu Tom nhà chị gái mình từ ngày 4 tuổi rưỡi, chị mình đã đưa cu cậu theo học các khóa học để rèn các kỹ năng thiết yếu, cả nhà thấy bạn ấy tập trung hơn hẳn, và tư duy tốt hơn nhiều. Vì vậy, khi bắt đầu vào luyện chữ, mình thấy cu cậu không bị nhanh chán hơn các bạn khác, bởi học chữ vô cùng khó và đòi hỏi sự kiên trì, người lớn chúng ta nghĩ viết mấy chữ đó có gì khó đâu, rồi nghiễm nhiên đặt vào đầu các bé là cái này vô cùng đơn giản, sao mà không làm được. Tuy nhiên, chúng ta phải đặt mình vào các con, chúng còn nhỏ, cầm nắm mọi vật còn chưa quen, chưa thạo, huống hồ là cầm bút, trong khi luyện chữ, mình thấy các con chỉ viết được các nét đơn giản: xiên, thẳng, ngang, còn các nét cong rất khó viết vì vậy các bạn rất dễ nản và có xu hướng không muốn học, không muốn luyện nữa.
    Ngoài khả năng tập trung, mình thấy bạn ấy tư duy cũng tốt nữa, khi mình dạy bạn ấy viết các con số, bạn ấy liên tưởng rất nhanh tới các đồ vật xung quanh, và đặc biệt nhiều lúc bạn ấy đã đưa ra những ý kiến sáng tạo riêng làm cả nhà nhiều phen không khỏi ngạc nhiên, thích thú...
    Vì vậy, mình nghĩ, thôi thì giờ mình không biết làm gì, mình cũng không thể học hộ con được, nên mình cố gắng làm thế nào để giành cho con mình những sự chuẩn bị thiết yếu nhất, đó sẽ là hành trang cho con bước đi...
    Chúc đại gia đình Lamchame luôn luôn hạnh phúc, vui vẻ, các con luôn chăm ngoan, học giỏi
     
    Angle_kidsmenhim174 thích.

Chia sẻ trang này