Kinh nghiệm: Đề Tiếng Việt lớp 3

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi pelychee, 3/7/2013.

  1. nguyenha3009

    nguyenha3009 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/4/2013
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    vậy à? cô giáo bận rộn quá. uh em cứ soạn cho các con chuẩn bị vào lớp 1 đi, khi nào soạn được toán lớp 2 cho các con thì thông báo nhé. cảm ơn cô nhiều nhiều.
     
    Đang tải...


  2. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Update sớm... TUẦN 4
    Từ tuần này có cả phần Toán các mẹ nhé! Em cứ up đại diện TV thôi ạ
    Toán thì có nhiều cấp bậc, em soạn ở đây là lấy mặt bằng chung. Các bài dạng cơ bản, những bài nâng cao cũng dành cho những em sức học bình thường thôi và sẽ k soạn những bài nâng cao dạng vượt chương trình nhé (ở những lớp chọn, chuyên thì sẽ dạy vượt chương trình một ít).


    TỜ BÀI TẬP 1 _ TUẦN 4

    1. Luyện đọc: vần oay
    Gió xoáy
    Hí hoáy
    Xoay chuyển
    Ghế xoay
    Loay hoay
    Nước xoáy
    Ngoáy tai
    Ngoay ngoảy

    2. Điền vào chỗ trống: r, d, hay gi
    a).....ảng dạy
    Hình .....áng
    Bán hàng .....ong
    ......òng kẻ
    ......eo vui
    ......eo trồng
    b) Chiều .....ồi đêm xuống. Trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch .....ước đèn. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng .....ấy bóng kính đỏ, ngôi ao được gắn vào .....ữa vòng tròn có những .....ải giấy đủ màu sắc. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không .....ời cái đèn.

    3. Tìm 3 từ chỉ sự vật:
    - có vần ân: ....................................................................................................
    .........................................................................................................................
    - có vần âng: ...................................................................................................
    .........................................................................................................................

    4. Nghe – Viết:
    Qua những mùa hoa
    Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím.

    TỜ BÀI TẬP 2 _ TUẦN 4

    * Mở rộng vốn từ : Gia đình
    1. Đánh dấu X vào ô trống trước từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình:
    Con cháu
    Cháu ruột
    Cha mẹ
    Em trai
    Anh em
    Chú bác
    Bác cả
    Mẹ con
    Cháu gái
    Cậu mợ

    2. Em hãy nối những ô ở cột A với cột B để tạo thành những thành ngữ, tục ngữ
    Cột A:
    Một lòng thờ mẹ, kính cha
    Em thuận, anh hòa
    Cha sinh
    Bên cha cũng kính
    Khôn ngoan đối đáp người ngoài
    Có cha có mẹ thì hơn

    Cột B:
    Bên mẹ cũng vái
    Mẹ dưỡng
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
    Là nhà có phúc
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
    Không cha, không mẹ như đàn không dây

    3. Xếp những câu thành ngữ, tục ngữ ở bài 2 vào những nhóm sau:

    - Cha mẹ đối với con cái: ......................................................
    - Con cháu đối với ông bà, cha mẹ: ......................................
    - Anh chị em đối với nhau: ...................................................

    * Ôn tập kiểu câu : Ai là gì?
    4. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu kiểu Ai là gì?
    a) Cô giáo em là ...................................................................................................
    b) .................................................. thủ đô của nước Việt Nam.
    c) ............................................. là con vật hiền lành, đáng yêu.
    d) Bạn thân của em là ..........................................................................................
    e) Gấu trắng là ....................................................................................................
    g) ............................................là đồ dùng học tập của học sinh.

    5. Em hãy đặt câu có kiểu:
    - Ai là gì?
    .................................................................................................................................
    - Con gì là gì?
    .................................................................................................................................
    - Cái gì là gì?
    ..................................................................................................................................
     
    conuyenminh thích bài này.
  3. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ BÀI TẬP 3 _ TUẦN 4

    * Nghe và kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi
    ( Chú ý: Khuyến khích PH đọc cho con nghe, đưa ra ba câu hỏi gợi ý tvà cho HS kể lại câu chuyện)
    Dại gì mà đổi
    Có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói:
    - Mẹ sẽ chẳng đổi về được đâu!
    Mẹ ngạc nhiên hỏi:
    - Vì sao thế?
    Cậu bé trả lời
    - Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.
    Trả lời các câu hỏi sau:
    a) Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
    .................................................................................................................
    b) Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
    ................................................................................................................
    c) Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
    ..................................................................................................................
    Em hãy kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi

    *Viết một bức điện báo theo mẫu
    1. Xây dựng tình huống:
    Em được đi chơi xa, đến nơi em muốn gửi điện báo tin cho người nhà biết
    Em đi với ai? Và nơi xa đó là ở đâu (chú ý: xa đến mức phải gửi điện báo về thì phải vượt ra ngoài phạm vi thành phố em ở)
    ....................................................................................................................
    2. Những chú ý khi điền nội dung
    Tờ điện báo do Tổng Công ti Bưu chính Viễn thông phát hành. HS cần điền những nội dung sau:
    - Họ, tên, địa chỉ người nhận: Phải ghi cụ thể, chính xác họ, tên người nhận; số nhà, tên đường, phố, quận, thành phố.
    Ví dụ:
    Họ, tên, địa chỉ người nhận: Hoàng Văn Cường, 96 Phó Đức Chính,
    (họ, tên người nhận) (tên phố)
    quận Ba Đình, Hà Nội .
    (tên quận) (tên thành phố)
    - Nội dung: Ghi đủ ý, ngắn gọn
    (Chú ý: Khi viết phần nội dung, nhân viên bưu điện sẽ đếm chữ để tính tiền, viết dài sẽ phải trả nhiều tiền, nhưng viết ngắn quá thì người nhận không hiểu)
    Ví dụ:
    Nội dung: Con đang ở nhà ông bà nội.
    - Họ, tên, địa chỉ người gửi: Địa chỉ là nơi em đang ở. Cần ghi rõ ràng, cụ thể, chính xác để khi cần nhân viên Bưu điện có thể liên hệ được.
    Ví dụ
    Họ, tên, địa chỉ ngưởi gửi: Hoàng Phương Hiếu, số 6 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

    3. Điền vào mẫu bức điện báo dưới đây:
    (mẫu trong bản word)

    TỜ TỔNG KẾT TUẦN 4
    Bài tập 1: ĐỌC – HIỂU
    Nhà Chích và Bồ Nâu
    Trên cây ngái sau vườn nhà tôi, vợ chồng Chích nuôi bốn chú Chích con và hai con Bồ Nâu. Ngày ngày, vợ chồng Chích như con thoi tha mồi về mớm cho lũ con.
    Lũ chim non lớn dần. Bốn chú chim Chích tập bay chuyền trên cây ngái, quấn quýt theo sau cha mẹ. Hai con Bồ Nâu đứng bên mép tổ, đập cánh rỉa lông, nhìn ra phía chân trời xa tít. Rồi đột nhiên chúng bay vọt lên, phóng đi giữa nắng. Vợ chồng Chích hoảng hốt bay theo hai con Bồ Nâu một quãng, rồi thảng thốt quay về.
    Dưới bóng lá cây ngái xanh mát, cả nhà Chích ríu ran.
    1. Nhà Chích sống ở đâu?
    a) Trên cây bưởi
    b) Trong nhà chim sau vườn
    c) Trên cây ngái

    2. Vợ chồng Chích nuôi những con vật nào?
    a) Sáu chú Chích con
    b) Bốn chú Chích con
    c) Bốn chú Chích con và hai con Bồ Nâu

    3. Tại sao vợ chồng Chích hoảng hốt?
    a) Bốn chú Chích con tập chuyền cành
    b) Hai con Bồ Nâu vụt bay đi mất
    c) Chúng kiếm không đủ thức ăn cho các con

    4. Bộ phận được in đậm trong câu: “Dưới bóng lá cây ngái xanh mát, cả nhà Chích ríu ran” trả lời cho câu hỏi nào?
    a) Khi nào?
    b) Ở đâu?
    c) Thế nào?

    5. Gạch chân câu có sử dụng phép so sánh

    Bài tập 2: CHÍNH TẢ
    1. Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi có nghĩa:
    - Chỉ chung các vật bỏ đi, không sử dụng được nữa: ...............
    - Trái nghĩa với trẻ: ....................
    - Cho thức ăn vào chảo, dùng dầu mỡ để làm chín : ...............
    - Tiếng lễ phép người dưới đáp với người trên: .............
    - Trái nghĩa với đắt: ....................
    - =, +, -, ×, ÷ được gọi là: .............
    - Đồ dùng được tạo ra để dùng bút viết, vẽ lên: .................

    2. Điền vào chỗ trống: ân hay âng
    Bàn ch..........
    S............ trường
    V............ trăng
    Đánh v.............
    Ng............ đầu
    Ng............ hàng
    Nhà cao t..............
    T............... tuỵ
    D.............. làng
    D...............tặng

    3. Nghe – Viết
    Con vẫn bé con
    Rồi con lớn thêm, biết nhiều hơn trước
    Con nghĩ nhiều, hiểu suy nghĩ mẹ cha:
    Tất cả vì con, cho con tất cả
    Hạnh phúc cuộc đời – hạnh phúc con yêu

    Và thời gian cứ chầm chậm bước đi
    Cha mẹ già hơn cho con chững chạc
    Khi khó khăn, con về bên cha mẹ
    Ước một điều: Con vẫn mãi bé con

    Bài tập 3: TỪ VÀ CÂU
    1. Em hãy kể ra 5 từ chỉ gộp những người trong gia đình
    ......................................................................................................................
    ..................................................................................................................

    2. Chọn những từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống
    (mẹ, cha mẹ, con, hư, suối, cây)
    a) Cá không ăn muối cá ươn
    Con cãi cha mẹ trăm đường con ...........
    b) Con người có bố có ông
    Như ........ có cội, như ........... có nguồn.
    c) Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
    Cầu cho .................... sống đời với con.
    d) Gió mùa thu ........... ru .......... ngủ
    Năm canh chầy, thức đủ năm canh.

    3. Em hãy đặt câu có kiểu Ai là gì? để nói về những thành viên trong gia đình
    Mẫu: Ông em là giáo viên đã về hưu.
    ..................................................................................................................
    ..................................................................................................................
    ..................................................................................................................
    ..................................................................................................................
    .................................................................................................................. ..................................................................................................................

    Bài tập 4: TẬP LÀM VĂN
    Chị Mai là chị họ dưới quê của em lên chơi. Chị dự định sẽ ở nàh em 5 ngày. Em hãy thay chị Mai viết điện báo gửi về gia đình chị.
    (mẫu trong bản wprd)

     
    conuyenminh thích bài này.
  4. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    update.... Tuần 5

    TỜ BÀI TẬP 1 _ TUẦN 5


    * Bảng chữ cái
    STT Chữ Tên chữ
    1 n en – nờ
    2 ng en – nờ giê (en giê)
    3 ngh en – nờ giê hát (en giê hát)
    4 nh en hát
    5 o o
    6 ô ô
    7 ơ ơ
    8 p pê
    9 ph pê hát

    Hãy điền những chữ, tên chữ còn thiếu trong bảng sau:

    STT Chữ Tên chữ
    1 n ..........
    2 ..... en – nờ giê (en giê)
    3 ngh ...............
    4 ...... en hát
    5 ...... o
    6 ...... ô
    7 ...... ơ
    8 ...... pê
    9 ph .......

    * Chính tả: l / n , en / eng
    1. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
    (leo, neo): ...................trèo, nhổ ..................., dây .................., .................... đậu
    (lá, ná): nấn ..........., chiếc ....................., màu xanh .............., ............ cao su
    (lặn, nặn): đất .................., thợ ....................
    (lề, nề): bản ..............., thợ ................, ................ mề

    2. Tìm những tiếng thích hợp có vần en hay eng, ứng với mỗi hình:

    3. Điền vào chỗ trống en hay eng:
    - Em l............. qua đám đông để về nhà.
    - Xe điện kêu l............... k ................
    - Bà cụ mặc chiếc áo l............, màu đ................
    - Ngày hội, người người ch............... chân.

    TỜ BÀI TẬP 2 _ TUẦN 5

    * Các loại so sánh

    2 loại so sánh:
    1/ So sánh ngang bằng
    Được sử dụng khi các sự vật có sự tương tự về đặc điểm (hình dáng, màu sắc, kích thước...)
    Ví dụ:
    - Chùm hoa sấu nhỏ như những chiếc chuông tí hon.
    - Ông buổi trời chiều
    Cháu ngày rạng sáng
    - Anh em như thể chân tay.
    Những từ so sánh thường được sử dụng trong phép so sánh ngang bằng: như, là, tựa, tựa như, như thể, y như, giống như ....
    Chú ý: Đôi khi người ta sử dụng dấu gạch ngang “ – ” thay cho từ so sánh trong phép so sánh ngang bằng (đọc bài tập 3)

    2/ So sánh hơn kém
    Được sử dụng khi các sự vật có sự khác biệt tương đối về đặc điểm, hay trong trường hợp nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng.
    Ví dụ:
    - Những ngôi sao thức ngoài kia
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

    - Trăng khuya sáng hơn đèn
    Ơi ông trăng sáng tỏ.
    Những từ so sánh thường được sử dụng trong phép so sánh hơn kém: kém,hơn, hơn là, không bằng, chẳng bằng, chưa bằng....

    1. Đọc những câu dưới đây, đánh dấu X vào loại so sánh thích hợp:
    a) Mặt trăng tròn vành vạnh như cái mâm ngọc khổng lồ.
    b) Quê hương tôi có con sông xanh biếc
    Nước gương trong soi tóc những hàng tre
    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
    Toả nắng xuống dòng sông lấp lánh.
    c) Con đi đánh giặc mười năm
    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
    Bầm: mẹ
    d) Những động tác thả sào, rút sào...nhanh như cắt.
    e) Dượng Hương Thư như một pho tượng đúc đồng.
    f) Bóng Bác cao lồng lộng
    Ấm hơn ngọn lửa hồng
    g) Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông.

    Câu So sánh ngang bằng So sánh hơn kém
    a
    b
    c
    d
    e
    f
    g

    2. Khoanh tròn những từ so sánh có ở bài tập 1

    3. Đọc những câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
    Thân dừa bạc phếch tháng năm
    Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
    Đêm hè hoa nở cùng sao
    Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
    a) Quả dừa được so sánh với hình ảnh nào?
    ...............................................................................................................
    Tàu dừa được so sánh với hình ảnh nào?
    ...............................................................................................................

    b) Tìm từ so sánh trong đoạn thơ trên.
    Chú ý: Đôi khi người ta sử dụng dấu gạch ngang “ – ” thay cho từ so sánh trong phép so sánh ngang bằng

    c) Em hãy tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu thơ trên và viết lại
    Mẫu: Quả dừa như đàn lợn con nằm trên cao.
    ...........................................................................................................................................................................................................................................

    4. Gạch chân phép so sánh trong đoạn thơ dưới đây và cho biết đó là so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém?
    Những ngôi sao thức ngoài kia
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
    Đêm nay con ngủ giấc tròn
    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
     
    conuyenminh thích bài này.
  5. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ BÀI TẬP 3 _ TUẦN 5

    * Tổ chức cuộc họp
    Bước 1: Làm quen, xác định rõ trình tự của một cuộc họp
    - Em hãy đọc lại bài : Cuộc họp của chữ viết và trả lời các câu hỏi sau:
    Đây là cuộc họp của các chữ viết và dấu câu
    a) Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
    ...........................................................................................................................
    b) Mọi người tổ chức cuộc họp để làm gì? (Mục đích)
    ...........................................................................................................................
    c) Tình hình của bạn Hoàng được bác chữ A nêu ra là gì? (Tình hình)
    ...........................................................................................................................
    d) Vì sao bạn Hoàng lại không biết chấm câu? (Nguyên nhân)
    ...........................................................................................................................
    e) Cuối buổi họp bác chữ A đã đưa ra đề nghị gì? (Nêu cách giải quyết)
    ...........................................................................................................................
    f) Bác chữ A giao việc cho mỗi người như thế nào? (Giao việc cho từng người)
    ...........................................................................................................................

    Bước 2: Qua những phân tích trên, ta thấy cuộc họp thường diễn ra theo trình tự nào?
    Em hãy đánh số 1 -> 5 để có trình tự của một cuộc họp
    ...... Nêu cách giải quyết
    ...... Nêu tình hình thực tế cần giải quyết
    ...... Nêu mục đích của cuộc họp
    ...... Nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó
    ...... Giao việc cho từng người
    Lưu ý:
    - Đầu tiên học sinh cần phải xác định diễn ra ở đâu, vào lúc nào, thời gian họp là bao lâu?
    - Những người tham gia gồm những ai?

    Bước 3: Thực hành:
    Dựa theo các tổ chức một cuộc họp mà em đã biết, em hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ.
    Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp (Sách giáo khoa _ trang 45):
    a) Giúp đỡ nhau học tập
    b) Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 -11
    c) Trang trí lớp học
    d) Giữ gìn vệ sinh chung

    MẪU:
    CUỘC HỌP TỔ: CHUẨN BỊ CÁC TIẾT MỤC VĂN NGHỆ
    CHÀO MỪNG NGÀY 20-11


    - Thời gian: Thứ Sáu ngày 1 tháng 11; 4 giờ 30 phút (sau giờ học)
    - Địa điểm : Tại phòng học lớp 3B
    - Người tham dự: Thành viên tổ 4 lớp 3B, điều khiên cuộc họp là tổ trưởng

    a) Mục đích cuộc họp
    Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ để dự thi lên trường nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11.

    b) Tình hình hiện nay của tổ và yêu cầu của lớp
    Trong cuộc họp của tổ trưởng với ban cán bộ lớp có cô giáo chủ nhiệm dự hôm thứ Hai tuần qua, tổ ta được lớp phân công 2 tiết mục để dự thi lên trường, có thể là múa, hát, kể chuyện... Về văn nghệ, ở tổ ta nhiều bạn có khả năng múa hát rất giỏi như bạn Thu Ngân, Ngọc Linh, Mai Anh và vài bạn khác nữa. Cô giáo đã cho mỗi tổ thời gian chuẩn bị và biểu diễn thử các tiết mục vào thứ Năm tuần này, nên tôi đề nghị các bạn thảo luận cho ý kiến xác định cụ thể các tiết mục văn nghệ tham dự hội diễn.

    c) Kết luận phân công
    Sau khi thảo luận, tôi xin tổng hợp và phân công công việc như sau:
    - Quyết định chọn 3 tiết mục, gồm: 1 song ca và 1 múa.
    - Song ca giao cho bạn Mai Anh và Gia Phong (tự tập)
    - Tiết mục múa giao cho 5 bạn: Phương, Lan, Ngân, Linh, Hoa (bắt đầu từ thứ Hai, tập 1 tiếng vào buổi chiều sau giờ học)
    - Tổ trưởng: Liên hệ với cô Trang (dạy Nhạc) nhờ biên đạo bài múa

    Bài tập thực hành: Tổ chức cuộc họp tổ trao đổi về vấn đề giữ vệ sinh chung của lớp học (Làm trong vở)
    Gợi ý và trình tự cuộc họp:
    - Đầu tiên, các em cần xác định thời gian, địa điểm, những người tham gia cuộc họp và người điều khiển cuộc họp.
    - Nêu mục đích cuộc họp
    - Tình hình vệ sinh của lớp và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó
    - Cho mọi người thảo luận đưa ra cách giải quyết
    - Tổ trưởng tổng hợp lại và giao công việc cho từng người.
     
    conuyenminh thích bài này.
  6. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ TỔNG KẾT TUẦN 5

    Bài tập 1: ĐỌC – HIỂU

    Ngọn đèn vĩnh cửu
    Hồi nhỏ, Ngô Thì Sĩ rất thích được đến trường học cùng các bạn. Nhà nghèo, không có tiền đi học. Những lúc rỗi việc, Sĩ thường đứng ngoài cửa lớp xem các bạn học bài.
    Khao khát học tập, ngày ngày, Sĩ mượn sách của các bạn, đến đêm ngồi chép lại. Không có đèn dầu thắp đèn, Sĩ phải đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Những đêm trăng sáng, Sĩ viết bài, đọc sách dưới ánh trăng.
    Biết nhà Sĩ nghèo, lại mượn sách để chép bài vào ban đêm, các bạn hỏi Sĩ lấy đèn đâu mà học. Sĩ chỉ tay lên mặt trăng, tươi cười nói:
    - Mình có ngọn đèn lớn, ngọn đèn vĩnh cửu ở trên bầu trời kia kìa!

    Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
    1. Vì sao ngày nhỏ Ngô Thì Sĩ không đến trường?
    a) Vì bố mẹ Sĩ không muốn cậu đi học
    b) Vì Sĩ lười viết chữ
    c) Vì nhà Sĩ nghèo, không có tiền đi học

    2. Để được học, Sĩ đã làm gì?
    a) Đi làm kiếm tiền đi học
    b) Mượn sách vở của bạn để chép bài
    c) Đứng ngoài cửa lớp nghe giảng và mượn vở chép bài


    3. “Ngọn đèn vĩnh cửu” của Sĩ là gì?
    a) Đèn dầu
    b) Mặt trăng
    c) Ngọn nến

    4. Điều ta cần học tập ở Sĩ là gì?
    a) Tinh thần vượt khó học tập
    b) Tính tiết kiệm
    c) Tính trung thực

    Bài tập 2: CHÍNH TẢ
    1. Gạch chân và sửa lại lỗi chính tả có trong các câu văn sau:
    a) Hôm qua, bà lội lên chơi mua cho bé rất nhiều quà quê: chùm nhãn, quả
    ...............................................................................................................
    bưởi, quả la và cả hạt seng để nấu chè nữa.
    ................................................................
    b) Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi lớn, vỏ cây lứt lẻ, đầy vết sẹo.
    .............................................................................................................

    2. Điền vào chỗ trống l hay n
    Từ xa nhìn ....ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng .....ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn .....ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp .....õn là hàng ngàn ánh .....ến trong xanh. Tất cả đều .....óng .....ánh, .....ung .....inh trong .....ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn .....ũ .....ũ bay đi bay về, lượn .....ên .....ượn xuống.

    3. Em hãy điền chữ thích hợp
    Chữ Tên chữ
    .... xê hát
    .... en – nờ giê (en giê)
    .... en – nờ giê hát (en giê hát)
    .... en hát
    .... giê hát
    .... giê i
    .... ca hát
    .... pê hát

    4. Nghe – Viết
    Hoa giấy
    Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen nhau bao trùm lấy mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc lên...

    Bài tập 3: TỪ VÀ CÂU
    1. Trả lời các câu hỏi sau:
    a) Có mấy loại so sánh? Là những loại nào?
    ....................................................................................................
    b) Những từ so sánh trong phép so sánh ngang bằng là:
    .......................................................................................................
    c) Những từ so sánh trong phép so sánh hơn kém là:
    .......................................................................................................

    2. Em hãy gạch chân các sự vật được so sánh, khoanh tròn vào từ so sánh trong bài thơ dưới đây:
    Mẫu: Quả bóng tròn như quả cam.
    Trăng ơi... từ đâu đến?
    Hay từ cánh rừng xa
    Trăng hồng như quả chín
    Lửng lơ lên trước nhà

    Trăng ơi... từ đâu đến?
    Hay biển xanh diệu kỳ
    Trăng tròn như mắt cá
    Chẳng bao giờ chớp mi

    Trăng ơi... từ đâu đến?
    Hay từ một sân chơi
    Trăng bay như quả bóng
    Đứa nào đá lên trời

    Bài tập 4: TẬP LÀM VĂN
    Em hãy tổ chức một cuộc họp tổ (em làm tổ trưởng) bàn về việc giúp đỡ những bạn học kém trong tổ mình (làm vào vở)
     
    conuyenminh thích bài này.
  7. thuymientb91

    thuymientb91 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/12/2012
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    cảm ơn cô giáo nhiều nhé! Tài liệu của cô giáo rất hữu ích.
     
  8. trangte_tx

    trangte_tx Thành viên tích cực

    Tham gia:
    1/6/2012
    Bài viết:
    718
    Đã được thích:
    94
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    ui, cô giáo dễ thương quá! Em út nhà mình năm nay cũng lớp 3. Cảm ơn bạn nhiều nhé!
     
  9. rongnho_vn

    rongnho_vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/5/2013
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    ĐÊm ko ngủ, đánh dấu lại bài của cô giáo. Cảm ơn co nhìu nhìu.....
     
  10. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    ĐỀ TUẦN 6

    TỜ BÀI TẬP 1 _ TUẦN 6

    * Luyện đọc: oeo/eo
    EO OEO
    Leo trèo Ngoằn ngoèo
    Hát chèo Ngoéo tay
    Gieo rắc Ngoẹo đầu
    Reo hò Lẻo khoẻo

    1. Điền vào chỗ trống eo hay oeo:
    Ng.............. khó
    Ngoằn ng.................
    Kh............... léo
    Lẻo kh......................

    2. Điền dấu hỏi hay dấu ngã trên những chữ in đậm sau:
    Ông Trạng Nồi
    Ngày xưa có một học trò nghèo nôi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ nghèo khó, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.

    3. Gạch chân những lỗi chính tả và sửa lại cho đúng:
    Xau trận mưa đầu mùa
    Trời mây sạch thêm ra
    Hàng soan thay áo mới
    Áo sanh, sanh nõn nà...

    TỜ BÀI TẬP 2 _ TUẦN 6

    * Mở rộng vốn từ: Trường học
    1. Em hãy tìm từ ngữ liên quan đến “trường học” ở hàng ngang, hàng dọc trong ô chữ dưới đây:

    2. Chọn những từ vừa tìm được ở bài tập 1 để điền vào chỗ trống:
    - Chúng em chuẩn bị .............................. cho một năm học mới.
    - Mùa thu đã đến, tiếng ................ trường rộn rã, chào đón em vào lớp mới.
    - .................................. vui vẻ đón ngày khai trường.
    - Ngày khai giảng, ............................ rộn rã trong tiếng cười nói của các em học sinh sau ba tháng ..................................
    - Trong ........................, chúng em lắng nghe cô giáo .....................................

    * Ôn tập: Dấu phẩy

    Nhắc lại kiến thức
    Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận có cùng chức năng như:
    - Em rất thích hoa huệ, hoa hồng, hoa lan.
    - Mẹ tan làm, đi chợ, thay quần áo, vào bếp nấu bữa tối.
    Trong một số trường hợp, ta còn dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích ở đầu câu:
    Ví dụ:
    - Trong vườn, mẹ trồng rất nhiều loài hoa.
    bộ phận chỉ địa điểm
    - Buổi sáng, em đi học. Buổi chiều, em lại giúp bố mẹ dọn nhà.
    bộ phận chỉ thời gian
    - Vì trời rét, Thắng được nghỉ học.
    bộ phận chỉ nguyên nhân
    - Để làm vui lòng ông bà, Lan đã chuẩn bị một món quà đặc biệt.
    bộ phận chỉ mục đích

    3. Điền dấu phẩy thích hợp trong các câu văn sau:
    - Ngày 15 tháng 5 năm 1941 Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập tại rừng Pác Bó.
    - Những đội viên đầu tiên của Đội gồm năm người. Người đội trưởng là anh hùng Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn) Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh) Lý Thị Mì (bí danh là Thủy Tiên) và Lý Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).
    - Trong lớp học bọn trẻ chăm chú lắng nghe cô giáo Thanh giảng bài. Cô đánh vần từng tiếng, to rõ ràng cho đám học sinh đọc theo. Đám trẻ yên lặng mở to đôi mắt nhìn tấm bảng đọc theo từng tiếng một.
     
    conuyenminh thích bài này.
  11. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ BÀI TẬP 3 _ TUẦN 6

    * Tập làm văn: Kể về buổi đầu đi học
    - Yêu cầu: Viết một đoạn văn ngắn đúng đề tài, đúng ngữ pháp, chính ta, không yêu cầu viết một bài văn có đủ bố cục mở bài, thân bài, kết bài.
    - Tham khảo:
    Các em hãy đọc lại bài tập đọc Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời các câu hỏi sau:
    1. Điều gì đã làm cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường?
    2. Trong buổi sáng hôm ấy, cảnh vật có gì khác lạ?
    3. Vì sao bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh lại thay đổi lớn?
    4. Em hãy kể lại những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường?

    - Gợi mở:
    Phụ huynh (PH) có thể hỏi con những câu hỏi để gợi nhớ lại buổi đầu đi học (ở đây là buổi đầu đi học lớp 1). Con kể lại được một cách chân thật kỉ niệm của mình. Sau đó, dựa vào lời kể đó để viết một đoạn văn ngắn 6,7 câu diễn đạt rõ ràng.
    - Câu hỏi gợi ý:
    + Trước hôm đi học: khi còn ở nhà, em đã chuẩn bị những gì cho ngày hôm nay (quần áo, giầy, cặp sách, dụng cụ học tập...)? Tâm trạng của em ra sao?
    + Buổi đầu tiên đi học: là sáng hay chiều? Ai đưa em đi, bằng phương tiện gì? Con đường đi đến trường em đã quen đi hay xa lạ? Mọi thứ trên đường (nhà cửa, cây cối, hàng quán...) có gì thay đổi không? Thời tiết như thế nào? ...
    + Khi đến trường: buổi đầu tiên đi học của em là ngày tựu trường (ngày đầu tiên đến nhận lớp) hay ngày khai giảng năm học mới? Cổng trường như thế nào, ngôi trường trông ra sao? Có những ai ở trên sân trường (phụ huynh các bạn nhỏ, những anh chị lớp lớn, những bạn học sinh cùng tuổi, thầy cô giáo....), mọi người đang làm gì? Riêng em có tâm trạng như thế nào?...

    Một số đoạn văn tham khảo:
    1.
    Buổi sáng đầu tiên đi học, em thức dậy từ rất sớm. Làm vệ sinh cá nhân xong, em mặc quần áo, khoác ba lô đã chuẩn bị từ tối qua rồi trèo lên xe máy, phía sau lưng bố. Con đường này em đã đi qua nhiều lần, nhưng hôm nay em thấy thật mới lạ, rộn ràng. Mọi người đều nhìn em với ánh mắt vui tươi, chào mưng em lần đầu tiên đi học.
    Theo chân bố bước cổng trường rộng mở, em ngỡ ngàng nhìn cảnh, nhình người... Sân trường giờ tràn ngập trong sắc bóng, sắc cờ. Những anh chị lớp lớn vui vẻ đứng nói chuyện với nhau. Các thầy cô tươi cười đứng bên cạnh lớp của mình. Rụt rè tác ra khỏi tay bố, em bước tới, xếp hàng theo lớp của mình. Em đã trở thành một học sinh!

    2.
    Hai năm rồi mà kỷ niệm của buổi đầu tiên đi học không phai mờ trong kí ức của em. Sáng hôm đó, em dậy từ sớm, nhanh nhẹn thay quần áo và chuẩn bị đồ đi học. Trong em, một cảm giác bồn chồn, lo lắng xen lẫn sự vui mừng... Mặc bộ đồng phục trên người, em thấy mình đã lớn. Mẹ đưa em đến trường. Những lá cờ, chùm bóng đủ màu, xếp thành một hàng, tung bay trong gió. Em đi theo mẹ, vào đứng xếp hàng cùng với các bạn. Mẹ buông tay em và nói: “Con ở lại với cô và các bạn nhé, trưa mẹ qua đón!”.Nhìn theo mẹ cho đến khi khuất hẳn, em mới theo chân các bạn vào lớp. Ngày đầu tiên vào lớp Một của em là như thế đó!

    TỜ TỔNG KẾT TUẦN 6

    Bài tập 1: ĐỌC – HIỂU
    Bộ quần áo mới cho nhà bác học
    Páp – lốp (nhà sinh học người Nga) thường đến phòng thí nghiệm với bộ quần áo đã sờn cũ. Các đồng nghiệp góp tiền đưa cho ông, yêu cầu nhà bác học nên đi may bộ quần áo mới cho lịch sự.
    - Rất cảm ơn các bạn! Páp – lốp cầm tiền, cảm động vì lòng tốt của bạn bè.
    Sau đó, ông đến phòng thí nghiệm vẫn với bộ quần áo sờn cũ nhưng lại dắt theo cả một đàn chó mới. Páp – lốp rất vui sướng. Ông nói với các bạn đồng nghiệp:
    - Các bạn ơi, tiền của các bạn đóng góp rất đùng lúc. Những thí nghiệm của chúng ta nên tiến hành nhiều hơn nữa.

    1. Vì sao các bạn đồng nghiệp góp tiền yêu cầu Páp – lốp mua bộ quần áo mới?
    a) Vì Páp – lốp đang thiếu tiền để mua quần áo
    b) Vì Páp – lốp thường đến phòng thí nghiệm với bộ quần áo sờn cũ
    c) Vì Páp – lốp cần tiền để làm thí nghiệm

    2. Nhận được tiền của các bạn, Páp – lốp cảm thấy thế nào?
    a) Buồn vì các bạn cho ít tiền
    b) Vui mừng vì được cho tiền
    c) Cảm động vì lòng tốt của bạn bè

    3. Vì sao Páp – lốp không mua quần áo mới?
    a) Vì Páp – lốp dùng số tiền ấy để mua đàn chó mới làm thí nghiệm
    b) Vì Páp – lốp thích mặc quần áo cũ
    c) Vì số tiền ấy không đủ để mua một bộ quần áo mới

    4. Trong câu: “Sau đó, ông đến phòng thí nghiệm vẫn với bộ quần áo sờn cũ nhưng lại dắt theo cả một đàn chó mới”, có mấy từ chỉ sự vật:
    a) 2 từ
    b) 3 từ
    c) 4 từ

    Bài tập 2: CHÍNH TẢ
    1. Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x, có nghĩa như sau:
    - Đồ dùng để nấu, luộc thức ăn: ..........................
    - Trái nghĩa với trước: ...................
    - Món ăn làm từ gạo nếp, hay được lựa chọn làm bữa sáng: ..............
    - Có nghĩa là chăm chỉ, cần cù: ........................
    - Loại quả mùa hè, khi chín có màu vàng, có vị ngọt, thơm dịu: ...........

    2. Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chỗ trống:
    a) thanh hỏi thanh ngã
    mở cửa thịt mỡ
    vẻ đẹp tranh .......
    ngả mũ ............ tư
    vung ....... vẫy tay
    đòn .......... đặt bẫy

    b) Chọn 2 từ trong phần a, đặt câu để phân biệt:
    ...................................................................................
    ..................................................................................

    3. Nghe – Viết
    Đi học
    Hôm qua em đến trường,
    Mẹ dắt tay từng bước
    Hôm nay mẹ lên nương,
    Một mình em tới lớp.

    Trường của em be bé,
    Nằm lặng giữa rừng cây
    Cô giáo em tre trẻ,
    Dạy em hát rất hay.

    Bài tập 3: TỪ VÀ CÂU
    1. Gạch bỏ các từ ngữ không thuộc nhóm từ trường lớp:
    Lớp học, ông bà, ngày khai trường, con cháu, hiếu thảo, nghỉ hè, bài tập, đồ điện, sách vở, ngày khai trường, máy vi tính, trống trường, quà tặng.

    2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
    (cô, thẳng hàng, mái trường, bút, nhân chia)
    Từng nét chữ xinh xinh ...................................
    Ngòi ........................ viết theo tay nhịp nhàng
    Điều hay ấy chúng em được biết, chính .............. dạy em thế
    Học phép tính biết cách ........................
    Chẳng đánh mắng những bé em thơ
    Điều hay chính cô dạy em ở ........................... mến yêu.

    3. Điền dấu phẩy thích hợp vào những chỗ thích hợp
    Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,…đều là tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ họa sĩ nhà văn nghệ diễn viên hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời.
     
    conuyenminh thích bài này.
  12. lanchew81

    lanchew81 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Cảm ơn chủ topic đã có chủ đề hữu ích cho các bậc phụ huynh có con đi học lớp 3
     
  13. meyuna79

    meyuna79 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    2,899
    Đã được thích:
    422
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Cảm ơn bạn nhé, tớ cũng đánh dấu để cho con làm. Con tớ năm nay cũng lên lớp 3 :)
     
  14. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TUẦN 7 UP.....

    TỜ BÀI TẬP 1 _ TUẦN 7
    * Bảng chữ - tên chữ
    STT Chữ Tên chữ
    1 q quy
    2 r e – rờ
    3 s ét - sì
    4 t tê
    5 th tê hát
    6 tr tê e – rờ
    7 u u
    8 ư ư
    9 v vê
    10 x ích - xì
    11 y i - dài

    1. Điền những chữ cái còn thiếu vào chỗ trống:
    STT Chữ Tên chữ
    1 quy
    2 r
    3 s
    4 t
    5 tê hát
    6 tê e – rờ
    7 u
    8 ư
    9 v
    10 x
    11 i - dài

    * Chính tả: tr/ch, iên/iêng
    1. Điền vào chỗ trống: tr hay ch
    Những hạt thóc giống
    Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát .....o mỗi người dân một thúng thóc về gieo .....ồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được .....uyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị ....ừng phạt.
    Có cậu bé mồ côi nhận thóc về, dốc công .....ăm sóc mà thóc vẫn .....ẳng nảy mầm.

    2. Chọn những tiếng có vần iên hay iêng để điền vào chỗ trống
    Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên chiếc ghế bành.
    Bỗng .................... có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc ................. đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, một chú dế đang biểu ................ với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột ............... kêu lên:
    - Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?
    Rồi chỉ ít lâu sau, ..................đàn của Mô – da đã chinh phục được cả thế giới.

    3. Đọc:
    OEN EN
    Nhoẻn miệng cười Nhanh nhẹn
    Cưa xoèn xoẹt Hoa sen
    Hoen gỉ Hèn nhát

    4. Nghe – Viết: Hồ Ba Bể
    Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét. Chiều dài của nó bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.

    TỜ BÀI TẬP 2 _ TUẦN 7

    * Ôn tập: Từ chỉ hoạt động, trạng thái
    1. Gạch chân dưới những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài thơ sau:
    a) Mẹ và cô
    Buổi sáng bé chào mẹ
    Chạy tới ôm cổ cô
    Buổi chiều bé chào cô
    Rồi sà vào lòng mẹ

    Mặt trời mọc rồi lặn
    Trên đôi chân lon ton
    Hai chân trời của con
    Là mẹ và cô giáo.

    b)Con vịt
    Nó trôi
    Nó bơi...
    Trên trời
    Dưới nước
    Nó trôi
    Nó bơi...
    Cạp cạp
    Nó hụp
    Nó dò
    Nó lặn
    Nó mò

    c) Bê vàng lững thững đi theo bé Nam. Bé Nam tay cầm dây thừng dắt bê, miệng hát nghêu ngao. Mặt trời lấp ló sau luỹ tre cuối làng.

    2. Em hãy điền các từ đã gạch chân trong bài tập 1 vào ô trống thích hợp
    - Từ chỉ hoạt động: ..................................................................................................
    - Từ chỉ trạng thái: ..................................................................................................

    3. Điền tiếp các từ vào chỗ trống (6):
    - Từ chỉ các hoạt động của con người: ăn, làm việc, học........................................
    ..................................................................................................................................
    - Từ chỉ các cảm xúc của con người: vui, yêu, ngạc nhiên......................................
    .................................................................................................................................

    * Ôn tập: So sánh
    Tìm các câu sử dụng phép so sánh. Gạch chân dưới từ chỉ sự vật được so sánh và khoanh tròn từ so sánh (theo mẫu)
    Mẫu: Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
    a) Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng.
    b) Quyển vở này mở ra
    Bao nhiêu trang giấy trắng
    Từng dòng kẻ ngay ngắn
    Như chúng em xếp hàng.
    c) Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ.
     
    conuyenminh thích bài này.
  15. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ BÀI TẬP 3 _ TUẦN 7

    * Nghe và kể lại câu chuyện: Không nỡ nhìn
    Hướng dẫn:
    Phụ huynh kể cho con nghe câu chuyện “Không nỡ nhìn”. Sau khi lắng nghe câu chuyện, nắm được các ý chính, PH đưa ra bốn câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ và trả lời.
    Câu chuyện
    Không nỡ nhìn
    Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ ngồi bên thấy thế bèn hỏi:
    - Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
    Anh thanh niên nói nhỏ:
    - Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
    Câu hỏi gợi ý: HS trả lời trước khi kể lại câu chuyện
    a) Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
    .................................................................................................................
    b) Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
    .................................................................................................................
    c) Anh trả lời thế nào?
    .................................................................................................................
    d) Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
    ................................................................................................................
    Học sinh kể lại câu chuyện

    * Thực hành: Tổ chức một cuộc họp
    Nhắc lại kiến thức (xem lại Tờ bài tập 3 _ Tuần 5)
    HS trả lời các câu hỏi sau:
    a) Trình tự của một cuôc họp như thế nào?
    Em hãy đánh số 1 -> 5 để có trình tự của một cuộc họp
    Nêu cách giải quyết
    Nêu tình hình thực tế cần giải quyết
    Nêu mục đích của cuộc họp
    Nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó
    Giao việc cho từng người
    b) Hai điều cần lưu ý về cuộc họp tổ là gì?

    Đề bài: Trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng
    Những điều cần làm rõ
    Cộng đồng: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, cùng gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Vì vậy, mỗi người trong cộng đồng phải có ý thức trách nhiệm với nhau, với chính cuộc sống của mình. HS là những thành viên của cộng đồng nên phải có trách nhiệm với cộng đồng mình đang sống.
    Trách nhiệm của HS trong cộng đồng: Trong sách giáo khoa đưa ra một số nội dung các em có thể trao đổi
    - Tôn trọng luật đi đường: phải chấp hành luật an toàn giao thông, đi đúng đường đảm bảo an toàn cho mình và mọi người; nếu vi phạm dễ gây tai nạn...
    - Bảo vệ của công: Của công là tài sản chung của mọi người, phải được giữ gìn, bảo vệ...
    - Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn: Trong xã hội còn rất nhiều người gặp khó khăn (nghèo khó, bị thương tật...), chúng ta nên đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cho cuộc sống thêm tốt đẹp...
    Thực hành
    Cùng tổ chức một cuộc họp tổ trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng. Em hãy tham khảo những bài mẫu để có thể tổ chức cuộc họp một cách tốt nhất.

    Bài tham khảo
    CUỘC HỌP TRAO ĐỔI
    Thực hiện phong trào: Nhà trường sạch đẹp
    1) Lí do cuộc họp
    Thưa các bạn! Hôm nay, tổ ta họp về việc trực nhật quét dọn trường lớp, thực hiện nội quy giữ gìn trường lớp sach đẹp, góp phần cùng cả lớp và toàn trường thực hiện tốt phong trào “Nhà trường sạch đẹp”.
    2) Tình hình thực tế
    Như quan sát cũng như những lần được phổ biến trong sinh hoạt lớp, các bạn có thể thấy thời gian gần đây trường mình đang mất đi vẻ đẹp vốn có. Ở sân trường, trên cầu thang, ngoài hành lang dễ dàng bắt gặp túi ni lông, giấy vụn, vỏ bánh kẹo.... gây mấy mĩ quan. Cả trong mỗi lớp học, trong ngăn bàn hay dưới ghế của mọi người đều có rác bẩn.
    Tình trạng trên kéo dài, không những làm mất đi sự sạch – đẹp của trường lớp mà còn thể hiện biểu hiện kém ý thức của học sinh.
    Vì thế, trong tháng này nhà trường đã phát động phong trào Nhà trường sạch đẹp, yêu cầu học sinh cá lớp phải có ý thức bảo vệ sự sạch đẹp trong nhà trường. Vì vậy theo ý kiến của khối 3, các lớp 3 sẽ chịu trách nhiệm trong hành lang tầng 3 và cầu thang lên tầng 3; riêng khu vực lớp nào thì lớp đó chịu trách nhiệm. Việc quét dọn lớp học sẽ giao đều cho 4 tổ, luân phiên trực nhật và thường xuyên giữ gìn sự sạch đẹp của lớp học.

    3) Phân công công việc
    - Bạn Lan, Huệ và Minh trong nhóm trực nhật, có nhiệm vụ kê bàn ghế ngay ngắn, lau bảng, đặc biệt chú ý khu vực bình nước uống để không có tình trạng nước uống dây bẩn ra sàn lớp.
    - Bạn Mai và bạn Hùng trong nhóm quét dọn lớp, đảm bảo không có tình trạng rác bừa bãi trong lớp.
    - Những bạn còn lại phụ trách khu vực cầu thang từ tầng 2 lên tầng 3.
    - Toàn bộ các bạn có nhiệm vụ nhắc nhở mỗi bạn trong lớp thưc hiện nội quy giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ngăn chặn những hành vi vi phạm.
     
    conuyenminh thích bài này.
  16. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ TỔNG KẾT TUẦN 7

    Bài tập 1: ĐỌC – HIỂU
    Cục nước đá
    Mưa đá. Một cục nước đá trắng tinh, to lông lốc như quả trứng rơi bộp xuống đất. Dòng nước dang rộng tay nói:
    - Chào bạn! Mời bạn nhập vào với chúng tôi!
    Cục nước đá lạnh lùng đáp:
    - Các anh đục ngầu, bẩn thỉu như thế, tôi hòa nhập với các anh sao được? Trời cao kia mới là bạn của tôi!
    Dòng nước cười xoà rồi ào ào chảy ra sông, ra biển. Cục nước đá trơ lại một mình, lúc sau thì tan ra, ướt nhoẹt ở một góc sân.

    1. Khi vừa rơi xuống, cục nước đá có hình dạng như thế nào?
    a) Trắng, tròn vo như quả bóng
    b) Trắng muốt, vuông vắn
    c) Trắng tinh, to lông lốc như quả trứng

    2. Dòng nước đã làm gì khi thấy cục nước đá?
    a) Không làm gì cả
    b) Dang rộng tay, mời cục nước đá hòa nhập với dòng chảy
    c) Cười xòa rồi ào ào chảy ra sông biển

    3. Cuối cùng, số phận của cục nước đá ra sao?
    a) Hòa mình cùng dòng nước, chảy ra sông, ra biển
    b) Trở về làm bạn với trời cao
    c) Trơ lại một mình, sau thì bị tan ra

    4. Câu chuyện khuyên ta điều gì?
    a) Không nên nghe lời dụ dỗ của bạn bè
    b) Kiêu ngạo chỉ khiến ta cô đơn và chẳng có ý nghĩa gì cả
    c) Dòng nước luôn luôn tốt bụng

    Bài tập 2: CHÍNH TẢ
    1. Trò chơi ô chữ:
    Hàng ngang 1: Cách gọi khác của những người chơi bóng
    Hàng ngang 2: Con vật kéo xe cho ông già tuyết
    Hàng ngang 3: Được đào dưới lòng đất, là nơi mọi người lấy nước
    Hàng ngang 4: Báo hiệu giờ học, giờ nghỉ trong trường học
    Hàng ngang 5: Nước bị đông cứng
    Hàng ngang 6: Gieo hạt xuống đất, tưới nước, chăm sóc cây
    Hàng ngang 7: Viết chữ đẹp, cẩn thận, tỉ mỉ
    Hàng ngang 8: Hoa thường nở vào lúc mười giờ trưa
    Hàng dọc là: ......................................

    2. Điền vào chỗ trống iên hay iêng:
    a) Dù ai nói ngả nói ngh..................
    Lòng ta vẫn vững như k................. ba chân.
    b) Con k......... mà leo cành đa
    Leo phải cành cụt, leo ra leo vào
    Con k........... mà leo cành đào
    Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.
    c) T........... suối trong như tiếng hát xa
    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

    3. Viết tiếp bảng chữ cái theo thứ tự
    a, ă, â, b,c ..........................................................................y

    4. Chính tả:
    Thăm nhà Bác
    Có rào dâm bụt đỏ hoa quê
    Như cổng ngày xưa Bác trở về
    Có bốn mùa rau tươi tốt lá
    Như những ngày cháo bẹ rau măng

    Nhà gác đơn sơ một góc trời
    Gỗ thường mộc mạc , chẳng mùi sơn
    Giường mây chiếu cói, đơn chăn gố
    Tủ nhỏ , vừa treo mấy áo sờn.

    Bài tập 3: TỪ VÀ CÂU
    1. Điền vào chỗ trống:
    a) Bà như quả ngọt chín rồi
    Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
    b) Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    c) Anh em như thể chân tay
    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

    Câu Sự vật được so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh
    a .............................. ............... ..............................
    b .............................. ............... ..............................
    .............................. ............... ..............................
    c .............................. ............... ..............................


    2. Điền những từ chỉ hoạt động phù hợp vào chỗ trống:
    (biến, ngẩng, dang, trông)
    Mẹ ............. đôi cánh
    Con ............ vào trong
    Mẹ ............. đầu ..............
    Bọn diều, bọn quạ.

    3. Em hãy tìm:
    - 5 từ chỉ hoạt động: ...................................................................................................
    - 5 từ chỉ trạng thái: ....................................................................................................

    Bài tập 4: TẬP LÀM VĂN
    1. Phụ huynh đọc cho con nghe câu chuyện sau, trả lời các câu hỏi gợi ý, sau đó, em hãy kể lại câu chuyện đó:
    Đúng quá rồi
    Sau giờ Toán, cô giáo kiểm tra một cậu học sinh, hỏi cậu là nếu có hai tờ 1.000 đồng và một tờ 2.000 đồng thì em thích lấy tờ tiền nào hơn. Cậu bé lập tức trả lời:
    - Em thích lấy hai tờ 1.000 đồng hơn!
    Cô giáo hỏi:
    - Tại sao thế? Có phải cô đã nói với các em hai tờ 1.000 đồng luôn bằng một tờ 2.000 đồng cơ mà?
    Cậu bé trả lời:
    - Thưa cô đúng ạ, nhưng nếu em mất một tờ 1.000 đồng, thì em vẫn còn tờ kia ạ. Trong khi đó nếu như em mất một tờ 2.000 đồng thì em chẳng còn gì cả!
    Câu hỏi:
    a) Cô giáo hỏi cậu bé điều gì?
    ..........................................................................................................................................................................................................................................
    b) Cậu bé đã trả lời ra sao?
    ......................................................................................................................
    c) Cô giáo có đồng ý với câu trả lời đó không?
    ......................................................................................................................
    d) Cậu bé đã giải thích với cô như thế nào? ...........................................................................................................................................................................................................................................

    2. Trường em có phát động phong trào Bảo vệ cây xanh trong trường học, em hãy tổ chức một cuộc họp tổ, phân công công việc để ủng hộ phong trào trên
     
    conuyenminh thích bài này.
  17. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Up hết tuần 7... em tạm nghỉ 2 tuần nhé, vì ở trường nhiều việc quá. Hết tháng này em nghỉ 1 lớp mới có thời gian được, hẹn các mẹ tuần sau nữa nữa :D
     
  18. bestbuyhn

    bestbuyhn Thành viên mới

    Tham gia:
    31/7/2013
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Cảm ơn cô....................................................................
     
  19. haso

    haso Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/10/2012
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    Re: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Oánh dấu theo dõi nghiên cứu dần cho con,!
     
  20. mecubi14

    mecubi14 v**r,zalo 0903290063

    Tham gia:
    17/10/2011
    Bài viết:
    18,771
    Đã được thích:
    3,114
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    tham khảo mấy bài này sau biết mà dậy cho con
     

Chia sẻ trang này