Kinh nghiệm: Đề Tiếng Việt lớp 3

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi pelychee, 3/7/2013.

  1. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    p/s: Các mail bài tập chính thức đóng cửa (do bị hack đến 3-4 lần T.T), em đã chính thức xóa, chuyển sang nhà mới rồi các mẹ nhé các mẹ có thể liên hệ với em qua mail: hoanghieu.tieuhoc@gmail.com

    E mở lại các 2pic (lớp 1, 2, 3) để thông báo bài tập. 2pic mở để update thông tin, các mail bài tập hiện tại đang đóng để sửa chữa, đến tháng 7,8 em sẽ khai trương trang web mới. Mẹ nào muốn lấy bài tập để mail lại dưới 2pic
    Tình hình tài liệu học: Lớp 1 (xong phần TV). Lớp 2 (full). Lớp 3 (xong 10 tuần đầu tiên)
    Sắp tới em mở thêm 1 lớp tại Minh Khai, mẹ nào có nhu cầu liên hệ với e qua link chữ ký nhé!


    Hết hè 1 tháng rồi, bắt đầu up bài sớm cho các mẹ (u)(u)(u)(u)\
    Chúc các mẹ và các con có một năm học thuận lợi :D
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi pelychee
    Đang tải...


  2. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ BÀI TẬP 1 _ TUẦN 1

    * Bảng chữ - tên chữ
    STT Chữ Tên chữ
    1 a a
    2 ă á
    3 â ớ
    4 b bê
    5 c xê
    6 ch xê - hát
    7 d dê
    8 đ đê
    9 e e
    10 ê ê

    1. Điền những chữ cái còn thiếu vào chỗ trống:
    STT Chữ Tên chữ
    1 a
    2 á
    3 ớ
    4 bê
    5 c
    6 xê - hát
    7 dê
    8 đ
    9 e
    10 ê

    * Chính tả: l/n, an/ang, oao/ao
    2. Điền vào chỗ trống:
    a) l hay n

    Cây ....iễu
    Xoong ....ồi
    ....oạng choạng
    Chai .....ước
    .....úi đồi
    ....eo trèo
    Nhổ ....eo
    ....íu kéo

    b) an hay ang

    Xóm l...........
    Hoa ngọc l..............
    Ch.............. trai
    Ch............. ngán
    Vầng tr...............
    Tr................ vở
    T................ gẫu
    T................ đá

    c) oao hay ao
    - Con mèo kêu ng............... ng..................
    - Mẹ nấu cháo ng................
    - Trẻ con sợ ng................... ộp.
    - Không nên kiêu ng.................

    * Nghe – Viết
    Cửa sông

    Là cửa nhưng không them khóa
    Cũng không khép lại bao giờ
    Mênh mông một vùng sóng nước
    Mở ra bao nỗi đợi chờ

    Nơi những dòng sông cần mẫn
    Gửi lại phù sa bãi bồi
    Để nước ngọt ùa ra biển
    Sau cuộc hành trình xa xôi.

    TỜ BÀI TẬP 2 _ TUẦN 1

    * Ôn tập: Từ chỉ sự vật
    1. Điền tiếp 3 từ vào chỗ trống:
    - Từ chỉ người: anh trai, bác sỹ, ................................................................................
    - Từ chỉ con vật: con gà, diều hâu, ............................................................................
    - Từ chỉ đồ vật: cái bàn, máy tính, ............................................................................
    - Từ chỉ cây cối: hoa phượng, rau cải, .......................................................................

    2. Gạch chân những từ chỉ sự vật có trong các câu sau:

    a) Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn nhà.
    b) Trước khi hết một đời, cây hoa cải càng đẹp rực rỡ trong mưa xuân. Trong khi các loài cây khác khoe áo mới bằng trăm nghìn màu sắc thì hoa cải lặng lẽ thả từng cánh vàng về đất, nuôi nấng từng cái hạt li ti cho mùa sau.

    * Làm quen với so sánh: So sánh bằng (từ so sánh như)
    1. Em hãy nhìn những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:


    A B
    a) Sự vật A là gì? Sự vật B là gì?
    - Hình A: ...........................................................
    - Hình B: ............................................................
    b) Theo em, hai sự vật này có gì giống nhau?
    .....................................................................................................................
    c) Em đồng ý với cách nói nào sau đây? Đánh dấu X vào ô trống:
    Quả cam tròn như quả bóng.
    Quả cam to như quả bóng đá.
    Quả cam ngọt như quả bóng.

    Ghi nhớ
    Người ta dùng biện pháp so sánh nhằm làm tăng vẻ đẹp của sự vật được nói tới.
    Biện pháp so sánh: .......(sự vật A) ..... như .......(sự vật B) .....
    - Được sử dụng với các sự vật giống nhau về hình dáng, màu sắc, kích thước, tính chất...
    - Từ như được gọi là từ so sánh.
    Ví dụ:
    - Mặt trời như lòng đỏ trứng gà.
    => Mặt trời có màu đỏ, tròn như lòng đỏ trứng gà (so sánh về màu sắc, hình dáng)

    2. Đọc đoạn thơ sau, trả lời câu hỏi:
    Ơ, cái dấu hỏi
    Trông ngộ ngộ ghê
    Như vành tai nhỏ
    Hỏi rồi lắng nghe.
    a) Trong đoạn thơ trên, 2 sự vật nào được so sánh với nhau?
    ....................................................................................................................
    b) Quan sát tranh:



    - Theo em, hai sự vật trên (dấu hỏi – vành tai) có gì giống nhau? Đánh dấu X vào trước câu trả lời:
    Màu sắc
    Kích thước
    Hình dáng
    Dấu hỏi hình cong cong, mở rộng ở trên rồi uốn lượn nhỏ dần như vành tai người.
    => Đây là cách so sánh bất ngờ và thú vị.

    3. Đọc bài văn sau và ghi lại nhưng sự vật được so sánh với nhau vào chỗ trống:
    HỒ GƯƠM
    Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa . Từ trên cao nhìn xuống , mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
    Cầu thê húc màu son cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê, xa xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính.
    a) Các sự vật được so sánh với nhau là:
    - ......................................như...................................................................
    - ..................................................................như......................................
    b) Mặt hồ và chiếc gương có điểm gì giống nhau?
    ......................................................................................................................
    c)Cầu Thê Húc và con tôm có điểm gì giống nhau?
    ....................................................................................................................

    4. Nối: Em hãy nối những hình ảnh, sự vật có thể so sánh với nhau:
    Cột 1:
    Trăng tròn
    Hoa lựu
    Cây gạo sừng sững
    Bốn chân voi
    Cột 2:
    tháp đèn khổng lồ
    như cái đĩa
    bốn cột đình
    đốm lửa lập loè
     
    phctu thích bài này.
  3. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ BÀI TẬP 3 _ TUẦN 1

    1. Em hãy đọc những thông tin sau về Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh:
    - Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức rộng lớn tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng (từ 5 đến 9 tuổi) sinh hoạt trong các Sao Nhi đồng và độ tuổi thiếu niên (từ 9 đến 14 tuổi) sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.
    - Đội được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, tại rừng Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Tên gọi đầu tiên của Đội là Đội Nhi đồng Cứu quốc.
    - Những đội viên đầu tiên của Đội gồm năm người (ba nam và hai nữ), đều là dân tộc ít người sống ở tỉnh Cao Bằng. Người đội trưởng là anh hùng Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Lý Thị Mì (bí danh là Thủy Tiên) và Lý Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy). Lúc này các anh chị trong đội đều tham gia cách mạng, hoạt động bí mật nên phải dùng bí danh cho khỏi bị lộ với kẻ địch.
    - Đội Nhi đồng Cứu quốc đã qua ba lần đổi tên. Mỗi lần đổi tên đều gắn với tình hình và nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử:
    + Ngày 15 tháng 5 năm 1951 được đổi tên là Đội Thiếu nhi Tháng Tám.
    + Tháng 2 năm 1956 được đổi tên là Đội Thiếu niên Tiền phong.
    + Ngày 30 tháng 1 năm 1970 được đổi tên là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
    - Huy hiệu của Đội vẽ hình một búp măng non xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ quốc đỏ thắm.
    - Bài hát chính thức của Đội là bài “Đội ca” do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác.

    Trả lời các câu hỏi sau:
    - Đội thành lập ngày nào?
    ..................................................................................................................
    - Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
    ........................................................................................................................... ....................................................................................................................
    - Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
    ...................................................................................................................

    2. Về hình thức, đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần:
    - Quốc hiệu ( Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) và tiêu ngữ (Độc lập- Tự do- Hạnh phúc).
    - Địa điểm (của người viết đơn, chỉ nêu tên tỉnh, thành phố) và ngày, tháng, năm viết đơn.
    - Tên đơn
    - Địa chỉ gửi đơn
    - Họ, tên; ngày sinh; địa chỉ; lớp, trường của người viết đơn.
    - Nguyện vọng và lời hứa
    - Tên và chữ kí của người làm đơn.

    Em hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn dưới đây

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ___________________________
    ......................., ngày...........tháng............năm.............
    ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
    Kính gửi: Thư viện.............................................................................................
    Em tên là: ...........................................................................................................
    Sinh ngày: ............................................................. Nam (nữ):...........................
    Nơi ở: .................................................................................................................
    Học sinh lớp:...........Trường: ..............................................................................
    Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm ...............
    Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Thư viện.
    Em xin trân trọng cảm ơn.
    Người làm đơn


    TỜ TỔNG KẾT TUẦN 1

    Bài tập 1: ĐỌC – HIỂU
    Vệ sĩ của rừng xanh
    Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng.
    Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nhìn như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới 3m. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được thân mình nặng gần ba chục cân trên bầu trời cao.
    Cánh đại bàng rất khỏe, bộ xương cánh tròn dài như ống sáo và trong như thủy tinh. Lông cánh đại bàng dài tới 40 phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như tước lạc giang vậy.
    Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vu, vi vút. Anh chiến sĩ đã gọi đó là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy sức khỏe của mình để bắt nạt các giống chim khác.

    Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
    1. Đại bàng ở Trường Sơn có mấy loại phổ biến?
    a) 1 loại
    b) 2 loại
    c) 3 loại
    2. Anh chiến sĩ gọi âm thanh nào là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời?
    a) Tiếng cánh đại bàng vỗ vào không khí
    b) Tiếng móng vuốt cào gỗ
    c) Tiếng kêu của đại bàng
    3. Vì sao đại bàng được gọi là vệ sĩ của rừng xanh?
    a) Vì nó rất to lớn, sải cánh rất vĩ đại.
    b) Vì nó rất khỏe, móng vuốt của nó có thể cào bong gỗ
    c) Vì đại bàng rất khỏe nhưng không cậy sức khỏe của mình để bắt nạt các giống chim khác.
    4. Trong bài đọc có mấy hình ảnh so sánh? Gạch chân dưới những hình ảnh đó?
    a) 3 hình ảnh
    b) 4 hình ảnh
    c) 5 hình ảnh

    Bài tập 2: CHÍNH TẢ
    1. Điền vào chỗ trống: l hay n
    a) ....á gì trên biếc dưới ....âu
    Quả tròn chín ngọt mang bầu sữa thơm

    b)....ước xanh, xanh đến ....ạ .....ùng
    Rùa thiêng ẩn hiện vẫy vùng đâu đây
    Mỗi khi ngắm mặt hồ ....ày
    Nhớ người cứu ....ước với cây gươm thần.

    2. Ghép các chữ với vần an – ang để tạo thành từ có nghĩa:
    l:
    s:
    th:
    c:

    3. Nghe – Viết
    Ngày em vào Đội

    Nay em mở cửa ra
    Một trời xanh vẫn đợi
    Cánh buồm là tiếng gọi
    Mặt biển và dòng sông

    Nắng vườn trưa mênh mông
    Bướm bay như lời hát
    Con tàu của đất nước
    Đưa ta tới bến xa.

    Bài tập 3: TỪ VÀ CÂU

    1. Gạch chân dưới các từ chỉ sự vật có trong đoạn văn sau:
    a) Những ngày nắng gắt, trời lặng gió, bạn hãy chịu khó ngồi yên ở một nơi góc khuất nẻo nào đó bên bờ suối, nơi quê hương của hươu nai thì bạn sẽ thấy đàn nai xuống suối.
    b) Điệu hát chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi nhè nhẹ qua đồng, rồi vút bay cao. Trước mắt tôi, vừa hiện ra con sông giống như sông Thu Bồn từ ngang trời chảy lại.

    2. Cho những hình ảnh sau, điền vào chỗ trống thích hợp để có phép so sánh
    ( lưỡi liềm, mật ong, tấm thảm khổng lồ, cái chum)
    - Cánh đồng như …………………………………………………….
    - Thân trống tròn trùng trục như ……..…………………………….
    - Vầng trăng như ……………..……………/Ai bỏ quên giữa ruộng.
    - Nắng vàng như ………………… rót xuống cánh đồng quê hương.

    3. Em hãy so sánh mỗi sự vật sau với một sự vật khác:
    - Nàng công chúa có làn da trắng như ………………………………..
    - Chú mèo nhà em có cái đầu tròn như………………………………...

    Bài tập 4: TẬP LÀM VĂN
    Em hãy điền vào đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

    ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
    …………….., ngày ……tháng…….năm…….
    ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
    Kính gửi: - Ban phụ trách Đội trường …………………………
    - Ban chỉ huy Liên đội
    Em tên là: ……………………………………………………
    Sinh ngày: ……………………………………………………
    Học sinh lớp:…………. Trường: …………………………….
    Em đã tìm hiểu lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và được học Điều lệ Đội. Em thấy Đội là tổ chức tốt nhất giúp em rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, thành người có ích cho Tổ quốc.
    Được đứng trong hàng ngũ của Đội, em xin hứa luôn luôn giữ gìn danh dự Đội, tuân theo Điều lệ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
    Em rất mong được sự chấp thuận của Ban phụ trách Đội và Ban chỉ huy Liên đội.
    Người làm đơn
     
  4. tranquy123

    tranquy123 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/6/2013
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Đề thì của bọn trẻ ngày càng khó nhỉ! Sao việt nam ko dạy cái gì thực tiễn 1 chút nhỉ? Toàn dạy cái đâu đâu!
     
  5. Tuyet Trang

    Tuyet Trang Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    6/6/2008
    Bài viết:
    2,022
    Đã được thích:
    460
    Điểm thành tích:
    223
    Re: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Cảm ơn cô giáo nhé. Mình vào lấy bài lớp 3 về cho con làm dần đi thôi.
     
  6. nguyenha3009

    nguyenha3009 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/4/2013
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    cảm ơn cô giáo nhiều nhiều. mà em hoc năm thứ mấy rồi nhỉ. không biết cô giáo có tiếp tục với các con hết 5 năm tiểu học không?
     
  7. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Em năm thứ 3 ạ :) Chắc chắn là theo các con lên đến lớp 4, còn 1 năm nữa còn phải trông mong xem ra trường có xin được việc ngay k mẹ ạ (u)
     
  8. mebutbong

    mebutbong Hương Ngọc Lan ..........

    Tham gia:
    20/6/2008
    Bài viết:
    8,110
    Đã được thích:
    5,301
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Cảm ơn em nhiều nhé .
     
  9. thuyanhtn

    thuyanhtn Tó ton lười ăn, chậm lớn

    Tham gia:
    10/9/2012
    Bài viết:
    7,110
    Đã được thích:
    1,611
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Cảm ơn e chủ top nhiều nhé, bé nhà chịnawm nay cũng lên lớp 3, lấy bài về cho làm dần được rồi nhỉ, hihi
     
  10. cutekids_shop

    cutekids_shop Momma baby

    Tham gia:
    7/10/2011
    Bài viết:
    1,216
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Đánh dấu học hỏi cô giáo, con mình năm nay lên lớp 3.
     
  11. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TUẦN 2 !!!

    TỜ BÀI TẬP 1 _ TUẦN 2

    1. Tìm tiếng có vần ăn/ ăng ghép với âm đầu cho trước và đặt câu với tiếng đó:
    g
    Từ: .....................................
    Câu: ..................................
    n
    Từ: ......................................
    Câu: ....................................
    kh
    Từ: ....................................
    Câu: ....................................

    2. Điền vào chỗ trống s hay x:
    a) Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
    Trỏ lối …ang mùa hè
    Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ …íu
    [….]
    Mảnh đất ta dồi dào …ức ….ống
    Nên nhành cây cũng thắp …áng quê hương.

    b) Giọt ....ương
    ....ương cá
    Đường ....á
    Phố ....á
    Lao ....ao
    Vì ....ao
    ....ao động
    Ngôi ....ao

    3. Đọc những từ sau:

    UÊCH
    Nguệch ngoạc
    Rỗng tuếch
    Bộc tuệch
    Trống huếch

    UYU
    Khuỷu tay
    Khuỷu chân
    Khúc khuỷu
    Ngã khuỵu

    4. Nghe – Viết :
    Cửa gió Tùng Chinh
    Đường tuần tra lên chóp Hai Ngàn
    Gió vù vù quất ngang cành bứa
    Trông xa xa nhập nhoè ánh lửa
    Vật vờ đầu súng sương sa.

    Cửa gió này người xưa gọi là Ngã Ba
    Cắt con suối hai chiều dâng lũ
    Nơi gió Tùng Chinh, Pù Mo, Pù Xai hội tụ
    Chắc lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh.

    TỜ BÀI TẬP 2 _ TUẦN 2

    * Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi
    1. Điền các từ sau vào ô thích hợp:
    Thiếu nhi, thiếu niên, hiền lành, chăm sóc, lo lắng, trẻ nhỏ, yêu quý, ngây thơ, lễ phép, yêu mến, thật thà, nhi đồng.
    - Chỉ trẻ em: ......................................................................................................................................
    - Chỉ tính nết của trẻ em: ....................................................................................................................
    - Chỉ tình cảm/ sự chăm sóc của người lớn với trẻ em: ..............................................................................

    2. Chọn 3 từ trong 3 cột và đặt câu với những từ đó:
    ..................................................................
    ..................................................................
    ..................................................................

    * Ôn tập câu: Ai – là gì?
    3. Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?
    Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Là gì?

    a) Nhà của bác thợ gạch là một túp lều bằng phên rạ màu vàng xỉn.
    b) Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón là nghiêng tre
    Quê hương là đêm trăng tỏ
    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
    c) Bãi cát ở Cửa Tùng là “Bà Chúa của các bãi tắm”.
    d) Ở Tây Nguyên, gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông.

    4. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
    a) Các tác phẩm soạn kịch của Gớt là những hòn ngọc trong kho tàng văn học Đức và thế giới.
    ................................................................................................................................
    b) Anh hùng Núp là người con của Tây Nguyên.
    ...............................................................................................................................
    c) Đại bàng là một loại chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng.
    ..............................................................................................................................

    5. Đặt câu có kiểu:
    - Ai là gì? : ................................................................................................................
    - Cái gì là gì? : ...........................................................................................................
    - Con gì là gì? : ..........................................................................................................

    * Ôn tập : Tên riêng

    6. Ở trong bài thơ dưới đây có những tên riêng chưa được viết hoa, em hãy gạch chân và sửa lại:
    Mẹ có biết ở lớp
    Bạn hoa không học bài
    .....
    Bạn hùng cứ trêu con
    Bạn mai tay đầy mực
    Còn bôi bẩn ra bàn.
     
    conuyenminhcutit0710 thích.
  12. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ BÀI TẬP 3 _ TUẦN 2

    Cách viết thể loại đơn
    Đơn được dùng nhiều trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người, ví dụ như: Đơn xin nghỉ học, Đơn xin cấp thẻ đọc sách (trang 11), Đơn xin vào Đội (trang 9)…
    Đơn có cấu tạo nhất định. Trong đơn có phần phải trình bày theo mẫu, có phần không phải viết theo mẫu mà phải viết theo những suy nghĩ của riêng mình.
    Cấu tạo (thông thường) của đơn gồm các phần sau:
    - Quốc hiệu, tiêu ngữ.
    - Địa điểm (chỉ nêu tên tỉnh, thành phố) và ngày, tháng, năm viết đơn.
    - Tên đơn
    - Địa chỉ gửi đơn
    - Thông tin người viết đơn (tuỳ từng loại đơn): họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường lớp của người viết đơn.
    - Nguyện vọng và lời hứa.
    - Chữ ký và họ tên đầy đủ của người viết đơn.

    Em hãy đọc mẫu đơn xin nghỉ học dưới đây để xác định rõ hơn các phần:

    Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [Quốc hiệu]
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc [Tiêu ngữ]
    _____________________________
    Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2013 [Địa điểm, ngày tháng năm]
    ĐƠN XIN NGHỈ HỌC [Tên đơn]
    Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp 3E [Địa chỉ gửi đơn]
    Em tên là: Lê Phương Anh [Thông tin của
    Học sinh lớp: 3E. Trường Tiểu học Chu Văn An người viết đơn]
    Vì lý do sức khỏe, em không thể đến trường nên em viết đơn này xin được nghỉ học từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 20 tháng 4.
    Em hứa sẽ học và làm bài tập đầy đủ. [Nguyện vọng và lời hứa]
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Người làm đơn [Chữ ký và tên]
    PHƯƠNG ANH
    Lê Phương Anh

    Đọc lại bài Đơn xin vào Đội (trang 9), Tờ bài tập 3 (Tuần 1) và hướng dẫn dưới đây, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
    - Tên Đội (viết ở góc trái, chữ in hoa: ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH)
    - Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn (viết ở góc phải)
    - Tên đơn (viết ở giữa, chữ in hoa) : ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
    - Tên tổ chức nhận đơn (Ban phụ trách Đội, ban chỉ huy liên đội)
    - Thông tin người viết đơn, bao gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; tên lớp, tên trường.
    - Trình bày nguyện vọng, lý do viết đơn (Vì sao em xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh).
    - Lời hứa của người viết đơn ( Khi đã trở thành đội viên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì em phải làm gì để xứng đáng với danh hiệu đó?)
    - Chữ ký, tên họ đầy đủ của người viết đơn.

    Chú ý: Có những phần phải trình bày theo mẫu; nhưng có những phần các em cần viết theo suy nghĩ riêng của mình (Nguyện vọng và lời hứa) vì mỗi em sẽ có một nguyện vọng và một lời hứa.

    ……………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………
    ......................................................................

    TỔNG KẾT TUẦN 2

    Bài tập 1: ĐỌC _ HIỂU
    Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi
    Chiếc áo mưa
    Cơn mưa bất chợt đổ xuống. Hoa vội vàng khi sực nhớ ra mình không mang áo mưa. Nhưng rồi em liền cho cặp sách vào túi ni lông, lên xe và phóng thẳng vào nhà. Trời mưa to và lạnh quá. Hoa cố nhấn bàn đạp thật mạnh. Bánh xe lăn đều trên những con đường ướt phát ra những âm thanhh nghe thật vui tai. Về đến nhà thì cả người ướt sũng. Hoa thấy trước cửa có một ông lão đang đứng trú mưa. Ông lão nói: “Cho ông đừng nhờ đây một tí nhé!”. Hoa chỉ kịp nói: “Vâng ạ!” rồi vội vã vào nhà. Em run lên vì rét và hắt hơi liên tục. Chợt, Hoa nhớ đến ông lão đang đứng trú mưa ngoài cửa, em vội lấy chiếc áo mưa trong tủ, chạy ra đưa cho ông và nói: “Ông ơi, ông mặc áo mưa rồi về nhà đi kẻo muộn”. Ông lão nhìn Hoa trìu mến và nói lời cảm ơn. Hoa thấy lòng vui vui.
    Câu 1: Tan học, trời mưa mà Hoa lại quên áo mưa, bạn đã làm gì để về nhà?
    A. Mua áo mưa rồi về nhà
    B. Đi chung áo mưa với bạn
    C. Cho cặp vào túi ni lông và phóng xe về nhà

    Câu 2: Thấy ông lão đang trú mưa trước cửa nhà mình, Hoa đã làm gì?
    A. Mời ông lão vào trong nhà trú mưa
    B. Vào nhà lấy cho ông lão áo mưa
    C. Mặc kệ ông lão đứng đó

    Câu 3: Vì sao Hoa thấy lòng vui vui?
    A. Vì trời đã hết mưa
    B. Vì ông lão không còn đứng trước cửa nhà Hoa nữa
    C. Vì Hoa đã làm được một việc tốt

    Câu 4: Điền thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:
    a) Em liền cho cặp vào túi ni lông lên xe nhấn bàn đạp và phóng thẳng về nhà.
    b) Ngoài cửa ông lão vẫn đứng trú mưa.

    Bài tập 2: CHÍNH TẢ
    1. Tìm từ có tiếng chứa vần ăn hay ăng phù hợp với nghĩa:
    - Dùng để nhai, cắn, xé thức ăn: .......................
    - Là nơi ở của chú Cuội và chị Hằng Nga: .........................
    - Con vật dài, không có chân, di chuyển bằng cách trườn, bò; thường có độc: ............................
    - Người làm nghề săn bắn, bắt thú trong rừng: .........................
    - Trái nghĩa với dài: ..........................
    - Chất lỏng, giúp cho vào xe máy, ô tô di chuyển được: ..........................
    - Dùng để đắp lên người khi thời tiết lạnh, sử dụng khi ngủ: ...................
    - Trái nghĩa với đông đúc: ........................

    2. Điền vào chỗ trống x hay s:
    Đường vào bản tôi phải vượt qua một con .....uối nước bốn mùa trong veo.Nước lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng .....oá như trải thảm hoa mời khách gần .....a đi về thăm bản. Bên đường là .....ườn núi, bãi vầu, cây mọc .....an .....át, thẳng tắp.

    3. Nghe – Viết
    Quà của đồng nội
    Trong cái vỏ xanh của bông lúa non kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời. Đó là cốm.

    Bài tập 3: TỪ VÀ CÂU

    1. Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
    ( trẻ em, quan tâm, thật thà, chăm sóc, thiếu nhi)
    a) ........................ như búp trên cành
    Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
    b) Điều thứ 5 Bác Hồ dạy ............................. là: Khiêm tốn, ........................., dũng cảm.
    c) Trẻ em cần được ..................................., ......................................

    2. Điền vào chỗ trống để có kiểu câu Ai (Cái gì, Con gì) là gì?
    - ................................... là đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
    - Trẻ em là ..........................................................................................
    - ............................................là ngôi nhà thứ hai của em.
    - Cô giáo là ...............................................................................................
     
    conuyenminhcutit0710 thích.
  13. nguyenha3009

    nguyenha3009 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/4/2013
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    cô giáo tận tâm thế này chắc chắn sẽ xin được việc ngay thôi. mong cô theo các con hết 5 năm tiểu học. chúc cô giáo khỏe và gặp nhiều may mắn(u)
     
  14. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TUẦN 3

    []TỜ BÀI TẬP 1 _ TUẦN 3[/B]
    * Bảng chữ - tên chữ
    STT Chữ Tên chữ
    1 g giê
    2 gh giê hát
    3 gi ghê i
    4 h hát
    5 i i
    6 k ca
    7 kh ca hát
    8 l e – lờ
    9 m em – mờ

    1. Điền những chữ cái còn thiếu vào chỗ trống:

    STT Chữ Tên chữ
    1 g giê
    2 giê hát
    3 ghê i
    4 h
    5 i
    6 ca
    7 ca hát
    8 l
    9 m

    * Chính tả: tr / ch, ăc / oăc, dấu hỏi / dấu ngã
    1. Điền vào chỗ trống:
    a) ăc hay oăc
    Ng............. tay
    Đọc ng........... ngứ
    Dấu ng.................
    M.............. áo
    Lạ h............
    Ch................ nịch

    b) tr hay ch:
    ......ong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, .....áng lệ. Những thân cây ......àm vươn thẳng lên .....ời như những cây nến khổng lồ. Tiếng .....im không ngớt vang xa, vọng mãi lên ......ời cao xanh thẳm.

    2. Tìm từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
    - Trái nghĩa với to: .................
    - Bộ phận của cây, được hình thành sau khi hoa rụng: .......................
    - Tạo ra hình ảnh bằng nét và màu sắc: ...................
    - Bộ phận nối liền đầu với thân người: ......................
    - Trái nghĩa với khó: ..................

    3. Nghe – Viết:
    Trăng ơi từ đâu đến?

    Trăng ơi từ đâu đến?
    Hay từ cánh đồng xa
    Trăng hồng như quả chín
    Lửng lơ lên trước nhà

    Trăng ơi từ đâu đến?
    Hay biển xanh diệu kỳ
    Trăng tròn như mắt cá
    Chẳng bao giờ chớp mi.

    TỜ BÀI TẬP 2 _ TUẦN 3

    * Từ chỉ sự so sánh

    Ghi nhớ
    Từ chỉ so sánh ( hay Từ so sánh) thường được sử dụng trong phép so sánh ngang bằng: như, là, tựa, tựa như, như thể, y như, giống như ....
    Ví dụ:
    - Con có cha như nhà có nóc.
    - Mắt ngời sáng tựa vì sao.
    - Anh em như thể chân tay.
    - Những đêm trăng sáng, dòng sông một đường trăng lung linh dát vàng.

    1. Đọc các câu sau, phân tích và ghi lại vào chỗ trống thích hợp trong bảng sau:
    a) Lá thông như thể chùm kim
    Reo lên trông gió một nghìn âm thanh.

    b) Đêm nay con ngủ giấc tròn
    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

    c) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất... Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.

    - Sự vật được so sánh
    - Từ so sánh
    - Sự vật so sánh

    2. Điền từ so sánh thích hợp vào chỗ trống:
    (là, tựa, như)
    a) Chú công ............. nghệ sĩ múa tài ba.
    b) Những động tác của chú Ba nhanh ............. cắt.
    c) Trẻ em .......... búp trên cành
    Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
    d) Ngọn đèn sáng .......... trăng rằm.

    * Ôn tập: Sử dụng dấu chấm
    1. Ngắt đoạn văn thành 3 câu theo những gợi ý sau:
    Câu 1: Lan đang làm gì?
    Câu 2: Chỗ ngồi của bạn Lan như thế nào?
    Câu 3: Lan đang làm gì?
    Lan ngồi buồn rầu bên của sổ cạnh chỗ em ngồi có một con chim bồ câu Lan kể cho chim nghe về nỗi buồn của em.

    2. Ngắt đoạn văn thành 4 câu theo những gợi ý sau:
    Câu 1: Bé chơi với con vật nào?
    Câu 2: Tình cảm của Bé với Cún thế nào?
    Câu 3: Những ngày Bé bị thương, Cún làm gì?
    Câu 4: Vì sao Bé mau lành?
    Nhà không nuôi chó, Bé đành chơi với Cún Bông, con chó của Bác hàng xóm Cún luôn quấn quýt bên Bé những ngày Bé bị thương, phải nằm bất động trên giường chính tình bạn của Cún đã giúp Bé mau lành.

    3. Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu:
    Trên đồi, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ các bà, các chị lưng đeo gùi tấp nập đi làm nương những con bò vàng bước đi thong thả chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.
     
    conuyenminhcutit0710 thích.
  15. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    TỜ BÀI TẬP 3 _ TUẦN 3

    * Kể về gia đình em với một người bạn mới quen
    Nghỉ hè, em được lên thư viện,ở đây em làm quen được với 2 người bạn mới (bạn Linh và bạn Nam), các em đang làm quen và kể cho nhau về về gia đình của mình. Em hãy giới thiệu gia đình mình với bạn nhé! (6 – 7 câu)
    Em có thể sử dụng một số câu hỏi gợi ý dưới đây:
    - Nhà em ở đâu?
    - Gia đình em gồm những ai?
    - Công việc của mỗi người là gì?
    - Tính cách của mỗi người trong gia đình em?
    - Tình cảm của mọi người trong gia đình như thế nào? Em có tình cảm đặc biệt với ai trong gia đình?
    Chú ý: Sau khi kể về gia đình mình, em có thể hỏi bạn về gia đình bạn để thể hiện sự quan tâm và tình cảm của mình đối với bạn. Nếu có dịp nào đó em hãy mời bạn đến nhà mình chơi.

    Bạn Linh: Nhà mình chỉ có ba người: bố mẹ và mình. Bố mẹ mình đều là giáo viên, dạy ở trường Cao đẳng Nghệ thuật. Gia đình mình sống rất vui vẻ, hòa thuân, mình thích nhất là mỗi dịp cuối tuần vì đó là dịp cả nhà quây quần. Thế nhưng, mình vẫn muốn có thêm một em trai hay em gái nữa để cùng chơi, nếu thế thì thật là vui! Còn gia đình bạn thế nào?

    Bạn Nam: Nhà mình thì có bốn người cơ, mình có một người anh trai năm nay lên lớp 10 rồi. Bố mình là nhà báo nên chẳng mấy khi ở nhà. Mẹ mình cũng làm bác sỹ, hết lo việc ở bệnh viện lại lo việc ở nhà, tất bật cả ngày. Mẹ thường đùa rằng ước gì có con gái thì mẹ đỡ bao nhiêu là việc! Nói thế thôi nhưng mẹ rất thương anh em mình. Nhà mình ở đối diện thư viện kia kìa. Hôm nào rảnh các cậu nhất định sang chơi nhé.

    Em:..........................................................................................................
    ................................................................................................................
    ................................................................................................................
    ................................................................................................................
    ................................................................................................................
    ................................................................................................................
    ................................................................................................................

    * Viết đơn xin phép nghỉ học theo đúng mẫu
    Dựa theo mẫu viết đơn xin phép nghỉ học ở sách giáo khoa trang 28 và trình tự nội dung dưới đây, em hãy viết một lá đơn xin nghỉ học
    - Quốc hiệu và tiêu ngữ.
    - Địa điểm viết đơn, ngày tháng năm viết đơn.
    - Tên đơn (chữ in hoa)
    - Tên người nhận đơn (Cô giáo chủ nhiệm lớp .....)
    - Thông tin của người viết đơn ( bao gồm họ và tên học sinh, tên lớp)
    - Thời gian xin nghỉ (ghi rõ thứ ngày tháng)
    - Lý do xin nghỉ (cần đúng sự thật)
    - Lời hứa của người viết đơn: chép bài giảng, làm bài tập đầy đủ bù cho buổi nghỉ.
    - Ý kiến của gia đình học sinh: Người viết và ký ở phần này phải là bố hoặc mẹ, người có trách nhiệm nuôi dạy học sinh. Lời ghi ngắn gọn, có kí tên, ghi rõ họ tên.
    - Chữ kỹ của học sinh, ghi rõ họ và tên.

    Đọc đơn xin nghỉ học theo mẫu cho:
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2013

    ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

    Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3E
    Trường Tiểu học Chu Văn An
    Em tên là: Ngô Mạnh Thành
    Học sinh lớp: 3E
    Em làm đơn này xin phép cô cho em nghỉ học thứ Ba ngày 24 tháng 11 năm 2013.
    Lý do nghỉ học: bị ốm.
    Em xin hứa sẽ chép bù lại bài giảng, hoàn thành bài tập về nhà đầy đủ.

    Ý kiến của gia đình học sinh Học sinh
    Cháu bị ốm. Kính xin cô cho cháu THÀNH
    được nghỉ học 1 ngày. Ngô Mạnh Thành
    KHÁNH
    Ngô Mạnh Khánh

    Em hãy điền vào mẫu đơn xin nghỉ học dưới đây hoặc viết một lá đơn xin nghỉ học vào vở:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ............................., ngày ....... tháng ........ năm ............

    ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

    Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp.............
    Trường Tiểu học ..............................................................
    Em tên là: ............................................................................................
    Học sinh lớp: .................
    Em làm đơn này xin phép cô cho em nghỉ học ...............................................
    ....................................................................................................................................
    Lý do nghỉ học: ..............................................................................................
    Em xin hứa ....................................................................................................
    .................................................................................................................................

    Ý kiến của gia đình học sinh Học sinh

    TỜ TỔNG KẾT TUẦN 3

    Bài tập 1: ĐỌC _ HIỂU
    Câu chuyện về quả cam
    Gia đình nọ có hai đứa con. Một hôm người cha làm vườn thấy một quả cam chín. Ông hái đem về cho cậu con trai nhỏ.
    - Con ăn đi cho chóng lớn!
    Cậu bé cầm quả cam thích thú: “Chắc ngon và ngọt lắm đây!”. Bỗng cậu nhớ đến chị: “Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt!”.
    Cậu đem quả cam tặng chị. Cô bé cảm ơn em và suy nghĩ: “Mẹ đang cuốc đất, chắc là khát nước lắm!”. Rồi cô mang tặng mẹ. Người mẹ sung sướng nói:
    - Con gái tôi ngoan quá!
    Nhưng người mẹ cũng không ăn mà dể phần người chồng làm lụng vất vả.
    Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn phần để cả nhà cùng ăn.

    1. Quả cam chín lần lượt được tặng cho những ai?
    a) Người cha, cậu con trai, người mẹ, người chị
    b) Cậu con trai, người chị, người mẹ, người cha
    c) Người mẹ, người cha, cậu con trai, người chị

    2. Tại sao những thành viên trong gia đình lại muốn đưa lại quả cam cho người khác?
    a) Vì họ không thích ăn cam
    b) Vì quả cam không ngon
    c) Vì muốn nhường quả cam ngon cho những người thân

    3. Câu chuyện ca ngợi tấm lòng của ai?
    a) Hai người con
    b) Người mẹ, người cha
    c) Người cha, người mẹ và hai con

    4. Bộ phận được in đậm trong câu: “Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn phần để cả nhà cùng ăn” trả lời cho câu hỏi:
    a) Vì sao?
    b) Khi nào?
    c) Để làm gì?

    Bài tập 2: CHÍNH TẢ
    1. Trò chơi ô chữ
    Hàng ngang 1: Vật dụng điện tử giúp mọi người có thể liên lạc với nhau qua giọng nói, ở bất kỳ cứ đâu.
    Hàng ngang 2: Bộ phận trên đầu của con trâu, bò.
    Hàng ngang 3: Xuất hiện ở trên trời vào ban đêm, tỏa sáng
    Hàng ngang 4: Trái nghĩa với ngoài
    Hàng ngang 5: Hiện tượng xuất hiện khi trời sắp mưa, kèm với chớp
    Hàng ngang 6: Con vật sống ở đầm lầy, có hàm răng nhọn, ăn thịt
    Hàng ngang 7: Số lượng thành viên đầu tiên trong Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
    Hàng ngang 8: Phát ra âm thanh có giai điệu, ca từ
    Ô chữ hàng dọc là: ...................................................

    2. Điền trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã:
    Loài bướm xưa kia vốn sinh ra cánh trắng như tuyết. Một lần, các cô bướm đến thăm nhà họa si Quạ lừng danh. Họa sĩ đa ve lên cánh bướm nhưng tác phâm tuyệt diệu. Họa si không lấy tiền công xá gì hết, thấy nhưng tác phâm cua mình tung bay trên bầu trời. Thế là quá đu rồi!

    3. Nghe – Viết
    Mặt trời xanh của tôi
    Đã có ai dậy sớm
    Nhìn lên rừng cọ tươi
    Lá xoè từng tia nắng
    Giống hệt như mặt trời.

    Rừng cọ ơi! Rừng cọ
    Lá đẹp, lá ngời ngời
    Tôi yêu thường vẫn gọi
    Mặt trời xanh của tôi.

    Bài tập 3: TỪ VÀ CÂU
    1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
    Con chuồn chuồn nước
    Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon dài như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
    Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

    Sự vật được so sánh
    Từ so sánh
    Sự vật so sánh


    2. Tìm sự vật so sánh thích hợp để điền vào chỗ trống:
    (màu lá, một hạt ngọc, những ngọn đèn vui)
    - Những bông hoa bật nở, tím hồng như ........................................
    - Nụ hoa xà cừ xanh như ..................................
    - Trên lá, giọt sương lấp lánh như ..................................................
     
    conuyenminhcutit0710 thích.
  16. cutit0710

    cutit0710 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/9/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Cảm ơn em nhiều. Vẫn đang chờ đợi đề toán lớp 3 của em
     
  17. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    3 tuần đầu là ôn tập lớp 2 nên Tuần 4 mới có Toán chị ạ :p
     
  18. nguyenha3009

    nguyenha3009 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/4/2013
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Vậy là sang tuần sau có toán rồi nhỉ. con có bài làm rồi.
     
  19. nguyenha3009

    nguyenha3009 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/4/2013
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    em cố gắng thu xếp tháng 8 soạn toán lớp 2 cho các con được không? cảm ơn em nhiều nhiều(u)
     
  20. pelychee

    pelychee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    260
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Đề Tiếng Việt lớp 3 kỳ I + II

    Thág 8 là chuơng trình Tiếng Việt học vần cho các bé vào lớp 1 rồi mẹ ạ :p Bên e 1 loạt trường "thông báo k dạy hè" chả hiểu thế nào, nếu theo đúng thế thì lớp 2 phải chờ vào cuối tháng 8 mới có đề đều đều ạ :">...!
     

Chia sẻ trang này