Tranh luận: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

Thảo luận trong 'Các CLB' bởi zetafashion, 11/2/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Khi còn nhỏ mình thường theo bà lên chùa. Khi đó mình hoàn chưa hiểu về đạo Phật mà chỉ nghĩ rằng đó là một cái gì đó rất thần bí và cao siêu.

    Giờ hiểu hơn về đạo Phật mới thấy đạo Phật thật vi diệu, sâu sắc và gần gũi với cuộc sống.

    Sau khi hiểu và thực hành theo lời Phật dạy cuộc sống của mình đã thay đổi rất tích cực: Luôn an lạc, hạnh phúc, sống hòa hợp, mọi việc hanh thông và được nhiều người yêu mến hơn :)

    Để bắt đầu chủ đề này mình xin chép ra 14 lời khuyên của Phật với mong muốn nhận được sự chia sẻ của các mẹ, các chị, các bạn.

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
    MƯỜI BỐN ĐIỀU DẠY CỦA NHÀ PHẬT

    1. Kẻ thù lớn nhất của đời mình là Chính mình

    2. Ngu dốt nhất của đời người là Dối trá

    3. Thất bại lớn nhất của đời người là Tự đại

    4. Bất hạnh lớn nhất của đời người là Ghen tỵ

    5. Sai lầm lớn nhất của đời người là Đánh mất mình

    6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là Bất Hiếu

    7. Đáng thương lớn nhất của đời người là Tự ty

    8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là Vươn lên sau khi vấp ngã

    9. Phá sản lớn nhất của đời người là Tuyệt vọng

    10. Tài sản lớn nhất của đời người là Sức khỏe, Trí tuệ

    11. Món nợ lớn nhất của đời người là Tình cảm

    12. Lễ vật lớn nhất của đời người là Khoan dung

    13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là Kém hiểu biết

    14. An ủi lớn nhất của đời người là Bố thí.

    (Trích lời Kinh Phật)


    Giờ chúng ta cùng xem một clip để thấy sự nhiệm màu của Phật Pháp :)

    [video=youtube;jhm4f7Qglq4]http://www.youtube.com/watch?v=jhm4f7Qglq4&feature=related[/video]

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi zetafashion
    Đang tải...


  2. lion queen

    lion queen I'm fine without you

    Tham gia:
    9/6/2009
    Bài viết:
    32,931
    Đã được thích:
    7,892
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Mình cũng muốn tìm hiểu nhiều về đạo Phật đây! Thks bác đã chia sẻ!
     
  3. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    LUẬT NHÂN QUẢ
    Hỏi: Luật nhân quả rất công bằng, ai làm thì người đó chịu. Vậy sao trên đời này chẳng thấy có cái gì là công bằng cả.
    Ví dụ: như người siêng năng học tập không chơi bời mà khi kết quả thi thì cứ thấp hơn những người chơi nhiều học ít. Tại sao vậy?

    Đáp: Luật nhân quả rất công bằng, ai làm thì người đó chịu, nhưng chúng ta phải có đủ trí tuệ quán xét, chứ không nhìn một cách thông thường mà thấy được sự công bằng ấy.

    Ví dụ: như người siêng năng học tập không chơi bời mà khi kết quả thi thì cứ thấp hơn những người chơi nhiều học ít. Nếu nhìn thông thường thì chúng ta thấy luật nhân quả không công bằng, còn chúng ta nhìn suốt lý nhân quả thì mới thấy luật nhân quả không bỏ sót một hành động thiện ác nào mà ta đã tạo nhân trong hiện tại cũng như trong quá khứ. Cho nên luật nhân quả gồm có nhiều góc độ nhìn:
    - Thứ nhất nhân hiện tại quả hiện tại.
    - Thứ hai nhân quá khứ quả hiện tại.
    - Thứ ba nhân hiện tại quả tuơng lai.
    - Thứ tư nhân người này quả người khác chịu do chùm nhân quả.

    Ví dụ trên về người sinh viên thì phải nhìn nhân quá khứ, quả hiện tại, thì mới thấy luật nhân quả công bằng, còn nhìn nhân hiện tại, quả hiện tại thì luật nhân quả không công bằng, đó là nhìn sai. Thường mọi người chỉ nhìn thấy nhân hiện tại, quả hiện tại, chứ không chịu thấy những nhân quả ở các góc độ khác nhau, vì vậy đôi khi thấy nhân quả không công bằng.

    Ví dụ: Như một người ăn cắp mà không bị bắt quả tang tại trận, không bị đánh đập, không bị tù tội thì cho đó là nhân quả không công bằng. Như vậy là cái nhìn nhân quả không đúng, chứ không phải nhân quả không công bằng. Luật nhân quả có sự chuyển biến thay đổi theo từng sát na, từng giây, từng phút không để một kẻ nhỏ của thời gian thiếu công bằng. Nếu một hành động thiện vừa làm là có sự thay đổi nghiệp quả ngay liền chuyển biến sự đau khổ của người làm thiện. Thiện ở đây có ba nơi xuất phát:
    1- Thân hành thiện
    2- Khẩu hành thiện
    3- Ý hành thiện
    Chỉ một ý hành thiện vừa khởi là chúng ta cũng cảm thấy quả khổ tiêu tan ngay liền.

    Ví dụ 1: Một người đang tức giận bị người khác mắng chửi, họ chỉ cần khởi niệm: “Đời trước ta đã gieo nhân này nên ngày nay ta phải trả hoặc người này là người đáng thương họ đang tạo nhân quả ác”. Khi nghĩ như vậy ngay liền là họ hết khổ. Phải biết, đang tức giận là đang trả quả ác (khổ), đang chửi mắng là đang tạo nhân ác.

    Ví dụ 2: Khi ta vừa khởi niệm người ấy xấu ác là nhân thì ngay đó liền có quả ta phiền não và đau khổ.

    Cho nên phải quán xét trong nhiều góc độ khác nhau thì ta mới thấy luật nhân quả công bằng, và công bằng tuyệt đối, do công bằng tuyệt đối nên không sai một hào ly, vì không sai một hào ly, nên người nào không đủ trí tuệ quán xét tế nhị thì không thấu rõ, vì vậy cho rằng luật nhân quả không công bằng.

    Ví dụ: như người siêng năng học tập không chơi bời mà khi kết quả thi thì cứ thấp hơn những người chơi nhiều học ít. Là vì người học sinh ấy học hành không có phương pháp nên học nhiều mà không nhớ (nhân), do đó kết quả thi thì cứ điểm thấp (quả hiện tại), Còn người học ít nhưng lại học có phương pháp nên nhớ không quên (nhân hiện tại), do đó kết quả thi thì điểm cao (quả hiện tại) Vì công bằng cho nên luật nhân quả không phải chỉ có ở góc độ nhân quả hiện tại mà còn ở nhiều góc độ khác nữa khi nào các con học đạo đức nhân bản – nhân quả thì các bạn sẽ hiểu rõ hơn nhiều về sự công bằng của luật nhân quả.

    Các con cứ thử nghĩ xem: luật nhân quả chi phối điều hành khắp vũ trụ này, nếu chỉ một sát na không công bằng thì vũ trụ này sẽ đổ nhào và không còn trật tự, tất cả vạn vật đều bị rối lọan và bị tiêu diệt

    Với đôi mắt và trí óc phàm phu người ta không thể nào nhìn thấu suốt quy luật họat động của nhân quả, vì thế người này thấy góc độ này, người kia thấy góc độ khác, chứ chẳng bao giờ thấy tòan diện.

    (Trích Đường Về Xứ Phật tập I)
     
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    CÓ THỜ CÓ THIÊNG, CÓ KIÊNG, CÓ LÀNH*
    Hỏi: Kính bạch Thầy, người đời thường nói: ‚có thờ có thiêng, có kiêng có lành, vì thế ở đâu cũng phải thờ cúng thần linh, thổ công (đất có Thổ Công, sông có Hà Bá). Vậy thờ cúng như thế nào cho đúng chánh pháp? Có người bị bệnh ung thư gan; có người bị bại liệt; có người bị tóc kết rồng phượng trên đầu, người đời cho đó là Thần Thánh phạt phải ra hàng đầu bốn phủ, có nghĩa là phải lên đồng, nhưng những bệnh nhân này đã làm theo, kết quả thực tế những bệnh nhân này đều chết hết, như vậy tiền mất tật mang như lời Thầy đã dạy. Sau khi những thân nhân của các bệnh nhân này đã chết mà họ còn không tỉnh ngộ, họ còn u mê, vì thế, mỗi năm cứ đến ngày giỗ, họ làm cỗ bàn linh đình giết hại bao nhiêu sinh vật, đốt rất nhiều đồ mã cho người quá cố. Như vậy có lợi gì có hại gì? Xin Thầy giảng rõ cho chúng con hiểu hiện giờ và mai sau con cháu của chúng con không còn lầm đường lạc nẻo mê tín lạc hậu như vậy nữa. Con thành tâm sám hối Phật, sám hối Thầy và cô Diệu Quang từ bi thương xót xá tội cho chúng con đã thưa hỏi quá nhiều, tuy biết rằng tuổi già sức yếu của Thầy, nhưng chúng con hiểu ngoài Thầy ra không có vị Thầy nào giảng dạy cho chúng con được thân tâm an lạc và giải thoát như Thầy.


    Đáp: ‚Có thờ có thiêng, có kiêng có lành‛, câu tục ngữ của người xưa đã dạy như vậy, câu này nó đã trải qua biết bao đời người, người ta rút ra được cái kinh nghiệm thiêng và lành đó, nhưng người xưa đâu biết cái thiêng và cái lành đó ở đâu mà ra.


    Cái linh thiêng đó không phải ở chỗ thờ phụng tức là không phải ở chỗ tượng cốt, hình ảnh, bình vôi, ông táo, gốc đa, thổ công, thành hoàng, thổ địa, hà bá, thủy long, ông địa, thần tài v.v... mà ở chỗ tâm của con người.


    Hằng ngày chúng ta thường đến thắp hương lạy lễ dù là gốc cây, cục đá, gò mối lâu ngày tâm chúng ta truyền cảm năng tín lực tưởng vào đó biến gốc cây, cục đá, gò mối linh thiêng, ai đi ngang qua không tỏ lòng cung kính, khạc nhổ, tiêu, tiểu nơi đó sẽ bị nhức đầu, bệnh đau v.v... có khi rối loạn thần kinh giống như người điên.


    Vậy cái thiêng của gốc cây, gò mối, cục đá có phải tự nó thiêng đâu, nó thiêng là nhờ tín tâm của chúng ta mà Đức Phật đã nói rằng: đó là năng lực tưởng của con người.


    Cho nên thế giới siêu hình có là do năng lực của tưởng chúng ta tạo thành, vì thế nó không thật có chỉ là tưởng tri tạo ra mà thôi. Chúng ta chớ nên tạo ra cái thế giới siêu hình đó nó không ích lợi cho chúng ta còn là một tai họa, một gánh nặng cho chúng ta.


    Nhà thiền học Suzuki nói: ‚Nếu chúng ta làm sống cái thế giới siêu hình là chúng ta đem đến tai họa cho con người‛. Đúng vậy, từ bao đời cái thiêng ấy đã khiến cho người ta tốn biết bao nhiêu tiền của về sự cúng bái tế lễ cho cái thế giới ảo này.


    Cái thế giới này chẳng giúp gì cho chúng ta được, cuối cùng tiền mất tật mang, bởi vì luật nhân quả do mình tạo ra thì mình phải chịu lấy, không có một ai chịu thay hay phù hộ cho mình được.


    Nếu có ai chịu thay cho mình hay phù hộ cho mình thì đó là một việc làm không công bằng, vô đạo đức. Người ta đâu ngờ rằng, những tai qua nạn khỏi của con người là nhờ hành động thiện của họ đã chuyển hóa sự đau khổ nạn tai, chứ không phải do cái thiêng của gốc cây, cục đá, gò mối mà chuyển họa thành phước được.


    Bởi cái thiêng đó do tâm của các con tạo ra, nó là một năng lực của tưởng thức các con, chứ nó không thật có, nếu các con không tin tưởng, không thắp hương, không cúng tế không lạy lễ... thì cái thiêng đó không còn thiêng nữa. Các con cứ suy ngẫm có đúng như lời Thầy đã nói không? Nếu đúng thì các con tin, còn không đúng thì đừng tin.


    Có kiêng là có lành, người ta nói: ‚Mùng năm, mười bốn, hai mươi ba. Đi chơi cũng lỗ lựa là đi buôn‛. Trong sách xem ngày giờ tốt xấu cho ba ngày ấy trong tháng là ba ngày “tam sát”, người đi đường xa hay khởi công làm ăn một việc gì hoặc thưa kiện... mà chọn trong ba ngày ấy thì trăm ngàn lần đều thất bại, từ đó đã ghi nhận vào tâm mọi người một ấn tượng xấu cho những ngày ấy và vì thế mọi sự tai họa xảy ra trong đời người đều xảy ra đúng vào những ngày ấy, vì vậy người ta rất kiêng cữ vào những ngày xấu đó.


    Người Tây phương kiêng cữ ngày 13 trong mỗi tháng, ngày đó họ ít đi đâu cũng như chúng ta kiêng ngày lẻ, đi đường vào những ngày lẻ dễ xảy ra tai nạn, nên thường chọn vào ngày chẵn mà đi, làm ăn cũng như đi đường xa vậy, người ta đều chọn ngày chẵn.


    Như chúng tôi đã nói ở trên do lòng tin của chúng ta mà năng lực tưởng tạo ra thế giới siêu hình biến thành một thế giới tai họa cho loài người. Từ nơi tâm của chúng ta tạo ra thế giới siêu hình thì cũng từ nơi tâm của chúng ta đã tạo ra nhân quả thiện ác, do đó nhân quả thiện ác cũng theo từng tâm niệm và lòng tin đó của chúng ta mà thực hiện luật nhân quả thưởng phạt rất công minh, do thế con người lại không hiểu, nên cho đó là có chư Phật, chư Bồ Tát, Bát Bộ Thiên Long cùng chư Thần, chư Thánh hoặc Tam Bảo gia hộ, nói chung là người của thế giới siêu hình cứu khổ, cứu nạn chúng ta, nhưng chúng ta đâu có ngờ rằng thế giới siêu hình không có gia hộ cho ai cả, mà chỉ có luật nhân quả đang chuyển họa thành phước, đang chuyển phước thành họa, chúng ta lầm tưởng những người thế giới siêu hình cứu giúp chúng ta.


    Ngày giờ, thời tiết không có tốt hay xấu, ngày nào, giờ nào cũng như ngày nào, giờ nào, ngày nấy, giờ nấy cũng như ngày nấy giờ nấy, mà chỉ do lòng tin của con người đã biến thành ngày giờ tốt xấu. Vì lòng tin, tức là tâm linh của con người đã tạo thành ngày giờ tốt xấu ấy, từ đó chúng ta gây ảnh hưởng cho nhau để rồi có ngày, có giờ phải kiêng cữ trong tháng trong năm, đúng là chúng ta đã tự tạo ra cho mình nhiều thứ khổ, đi đâu hoặc làm cái gì đều phải xem ngày giờ tốt xấu thật là phiền phức, sự phiền phức này do ai tạo ra cho chúng ta, đó là sự vô minh tức là sự không hiểu biết, hiểu biết không rõ do đó lòng tin tạo ra thêm những sự rắc rối phiền phức này.


    Do lòng tin ngày tốt ngày xấu tự nơi tâm chúng ta thì luật nhân quả cũng tự nơi tâm chúng ta mà thi hành, nên luật nhân quả từng theo tâm niệm và lòng tin của chúng ta ban phát hành luật, vì thế có kiêng là có lành. Những người hay kiêng cữ tin vào ngày giờ tốt xấu khi nhân quả đến, thường đến trong những ngày xấu giờ xấu là tại sao vậy? Luật nhân quả theo lòng tin của người đó mà trả quả như trên chúng tôi đã nói, và lúc bấy giờ người trả nhân quả thì không còn nhớ đến ngày giờ tốt xấu nữa và cũng không làm chủ được ngày giờ tốt xấu đó.


    Ví dụ: Một người trộm cắp giết người sau bao ngày trốn tránh công an nhưng hôm đó nhằm ngày 14 anh ta lại ngủ quên công an bao vây mà không hay nên anh bị bắt, khi anh bị bắt thì anh nghĩ: “Ngày 14 là ngày xấu”. Do lòng tin của anh ngày 14 là ngày xấu thì luật nhân quả nó rõ thấu tâm niệm anh như vậy nên quả bị bắt thì phải nhằm ngày đó.


    Do đó, chúng ta mới thấy rõ lòng tin tốt ra tốt lòng tin xấu ra xấu, nhưng chúng ta phải hiểu hành động chúng ta xấu thì làm sao chúng ta tin nó tốt được, vì nó là lương tâm của chúng ta.


    Ví dụ: Hôm qua chúng ta chửi mắng và đánh người khiến cho họ khổ đau, thế mà, chúng ta tin mình làm tốt được hay sao? Làm tốt sao lại chửi mắng đánh người, vu khống người, làm khổ người? Cũng như hôm qua chúng ta bị người khác chửi mắng và đánh nhưng chúng ta nhẫn nhục không chửi mắng, không đánh lại người, không tức giận, không phiền não, khiến cho người này không giận dữ và bớt khổ đau.


    Những hành động như vậy chúng ta có tin mình tốt được không? Những hành động này chúng ta biết rất rõ không làm khổ mình khổ người là những hành động tốt, biết rất rõ là những hành động tốt thì chúng ta có lòng tin không? Chắc hẳn là tin rồi phải không?


    Cho nên lòng tin của chúng ta là mọi sự quyết định cho cuộc sống vui hay buồn, khổ đau hay an lạc. Trong giáo lý của nhà Phật, lòng tin là trên hết, nhưng tin phải tin đúng chánh pháp, tin đúng chánh pháp tức là tin vào thiện pháp, có tin vào thiện pháp thì mới có cuộc sống trong thiện, có cuộc sống thiện thì mới có cuộc sống an vui, thanh thản, an lạc và vô sự. Lòng tin ấy khi được đặt vào tà pháp, tức là tin có thế giới siêu hình, tin có ngày giờ tốt xấu, tin có bản thể vạn hữu, tin có thần thông phép tắc, tin có bùa chú linh thiêng, tin có cõi Cực Lạc Tây Phương, tin có Thiên Đàng, Địa ngục v.v... lòng tin như vậy sẽ đưa chúng ta đến muôn ngàn sự khổ đau bởi chính lòng tin ấy thúc đẩy chúng ta đi vào ác pháp, hành động ác pháp, do đó mới tiền mất tật mang, khổ đau lại còn khổ đau hơn, như vậy niềm tin đó không phải là niềm tin đúng chánh pháp.


    Như chúng ta đã biết, lòng tin tạo nên tâm lực con người. Vì thế, khi ở đâu có lòng tin có ma thì ở đó có ma, lòng tin có quỷ thì ở đó có quỷ, lòng tin có thần thì ở đó có thần... quỷ, ma, thần có được là do lòng tin của chúng ta, ngoài lòng tin thì không có ma, quỷ, thần và như vậy lòng tin đã thị hiện ma, quỷ, thần chứ không phải có ma, quỷ, thần thật, từ lòng tin sanh ra ma, quỷ, thần ngoài lòng tin thì không có ma, quỷ, thần, như trên Thầy đã nói. Cho nên thiêng hay không thiêng đều do lòng tin của con người mà có.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập X)
     
  5. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    CẦU PHÚC XIN LỘC


    Hỏi: Kính thưa Thầy, đầu năm đi chùa để lễ bái cầu phúc, cầu lợi, có lợi lạc gì không thưa Thầy? Nhất là ngày rằm tháng giêng thì chùa nào cũng đông nghẹt, từ sáng sớm đến khuya, vì người ta nghĩ “Đi lễ quanh năm, không bằng đi ngày rằm tháng giêng!”
    Chúng con cúi xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.
    Đáp: Đó là phong tục mê tín từ lâu trong các chùa Đại Thừa dùng cầu phúc cầu lợi để lừa đảo tín đồ Phật Giáo, đem phúc lợi cho những tu sĩ ngồi trong mát, ăn bát vàng hơn là phúc lợi cho tín đồ. Đi chùa để nghe pháp, nhớ lời Phật dạy về đạo đức làm người để sống toàn thiện. Nếu một người nghe lời Phật dạy, luôn luôn sống toàn thiện, thì phước lộc đầy đủ, cần gì phải đi chùa cầu phước, cầu lợi? Nếu đi chùa quanh năm, hoặc nhân ngày rằm tháng giêng đến lễ Phật, cầu chư Phật ban phúc ban lộc mà chẳng làm một điều lành, luôn luôn làm khổ mình, khổ người, không hề tu tập nhẫn nhục, tùy thuận, vui lòng, lúc nào cũng có phiền não sân hận, bất toại nguyện, v.v... thì có ích lợi gì? Có Phật nào ban cho phúc lộc hay không? Đụng việc gì cũng làm to ra, la lối om xòm, chửi làng, mắng xóm, cuộc sống lúc nào cũng bỏn xẻn, ích kỷ, không hề giúp đỡ người bất hạnh thì dù có lạy Phật đến sói đầu, cầu phước, cầu lộc cũng chẳng có được chút nào. Đó là một việc làm mê tín, mơ hồ, phi đạo đức, không có thánh thần, chư Phật, chư Bồ Tát nào ban phước, ban lộc cho quý vị ấy được, vì những việc ban phước ban lộc như vậy, không đúng đạo đức công bằng và công lý.
    Cầu phúc cầu lợi không bằng sống đúng đạo đức nhân quả. Không làm khổ mình khổ người thì cuộc sống sẽ có phước báo đầy đủ; đó chính là hành động đối xử với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng với mọi người.
    Cầu phúc cầu lợi là một việc làm mê tín trừu tượng, ảo mộng. Vì chẳng có ai ban phước ban lộc cho mình, mà chỉ có chính mình làm được những hành động thiện; thân, miệng, ý không làm khổ mình khổ người. Đó sẽ là sự ban phước, ban lộc cho mình cụ thể, thiết thực và rõ ràng.
    Đi chùa cầu phước, cầu lộc là việc làm thiếu trí tuệ. Nếu chúng ta làm ác, bỏn xẻn, ích kỷ, thì thử hỏi có ai dám đem phước lộc đến chúng ta chăng?
    Phước lộc không phải tự dưng mà đến với chúng ta. Nó đến với chúng ta bằng tâm niệm tốt của chúng ta, do chúng ta biết thương người, biết giúp đỡ người trong cảnh bất hạnh tai ương, biết ban phúc ban lộc cho người gặp cảnh khó khăn.
    Phước lộc đến với chúng ta phải đến với sự công bằng và công lý. Nếu ta làm xấu ác, chẳng giúp người trong cảnh khổ nạn thì khi chúng ta gặp khổ nạn chẳng có thần thánh hay ai giúp chúng ta được, và chẳng bao giờ có phước lộc đến với chúng ta được. Nếu chúng ta có ban phước lộc cho người thì phước lộc mới đến với chúng ta, chẳng cần cầu khẩn gì cả. Thế nên Đức Phật đứng trong góc độ đạo đức nhân quả mà dạy chúng ta tu hành. Đầu năm đi chùa, lễ bái, cầu phúc, xin lộc chẳng được phước lộc mà còn bị kẻ khác lừa đảo, lường gạt, tiền mất tật mang. Đầu năm đi chùa lễ bái cầu phúc xin lộc để rồi trở thành những tín đồ Phật Giáo mê tín dị đoan, lạc hậu, bị người đời cười chê là những Phật tử ngu si, mê muội.
    Đầu năm đến chùa xin được đảnh lễ bậc chân tu giới đức, để học hỏi những đức hạnh của người thì đó là phước là lộc. Người chân tu hướng dẫn và chỉ dạy cho mình những hành động sống để được phúc lộc an vui thanh thản và hạnh phúc. Đầu năm đi chùa cầu phúc xin lộc như vậy mới là chân chánh vì ích lợi thiết thực cho mình, cho người, cho xã hội và cho đất nước quê hương.
    Tóm lại, đi chùa lễ bái cầu phúc xin lộc là hành động mê tín dị đoan, thiếu đạo đức, thiếu trí tuệ, là ngu si mê mờ. Đi chùa lễ bái bậc chân tu, xin dạy đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người là chân chánh, không mê tín lạc hậu. Đó là người cư sĩ đệ tử Phật thông minh và trí tuệ, tìm học những điều phúc lộc chân chánh, cụ thể, thực tế, không mơ hồ, trừu tượng.....
    vvvvv


    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)
     
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    THỜ CÚNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP*
    Hỏi: Thờ cúng như thế nào cho đúng chánh pháp?


    Đáp: Thờ cúng đúng chánh pháp là thờ cúng đúng đạo nghĩa làm người. Vậy thờ cúng đúng đạo nghĩa làm người là thờ cúng như thế nào? Thờ cúng đúng đạo nghĩa làm người tức là hành động cung kính tôn trọng tỏ lòng nhớ tưởng biết ơn của những người đã khuất bóng.


    Ví dụ 1: Thờ cúng Tổ, Tiên, ông, bà, cha, mẹ là một hành động đạo nghĩa để tỏ lòng cung kính, tôn trọng nhớ tưởng đến ân đức, công lao khó nhọc của những người này đã gây dựng một gia đình êm ấm, một dòng họ tốt đẹp, một xã hội đoàn kết, một đất nước phồn vinh thịnh trị, đó là thờ cúng đúng chánh pháp, còn nếu như thờ cúng Tổ, Tiên, Ông, Bà, Cha, Mẹ là để linh hồn của những người đã khuất bóng này về hưởng của dâng cúng hay về để phù hộ cho con cháu mạnh khỏe bình an thì đó là thờ cúng không đúng chánh pháp. Đó là thờ cúng theo mê tín, lạc hậu.


    Ví dụ 2: Thờ cúng đức Phật Thích Ca Mâu Ni là để tưởng nhớ công lao của Người vì loài người Ngài đã tìm ra chân lý giúp con người thoát bốn sự đau khổ của kiếp làm người, đó là thờ cúng đúng chánh pháp, còn ngược lại thờ cúng Ngài để Ngài phù hộ cho tai qua nạn khỏi bệnh tật tiêu trừ thì đó là thờ cúng không đúng chánh pháp, thờ cúng như vậy là thờ cúng mê tín, lạc hậu, đó là thờ cúng theo kiểu Phật giáo phát triển biến chùa- nơi tu hành của tăng ni và cư sĩ trở thành nơi hành hương mê tín.


    Thờ cúng đúng chánh pháp là phải thờ cúng những nhân vật có thật, là những con người được sanh ra và lớn lên trên hành tinh này làm lợi ích cho gia đình, xã hội, tổ quốc và loài người. Thờ cúng đúng chánh pháp không được thờ cúng những nhân vật huyền thoại, những nhân vật tiểu thuyết, những nhân vật bịa đặt ra như: Phật Di Lặc, Phật Di Đà, Quan Thế Âm, Thế Chí, Tề Thiên Đại Thánh, Sa Tăng, Bát Giới, Nhiên Đăng Cổ Phật, Tỳ Lô Giá Na Phật, Phật Tỳ Bà Thi v.v... Tất cả những nhân vật Phật và các vị Bồ Tát này là những nhân vật huyền thoại tiểu thuyết thờ cúng những nhân vật này là thờ cúng mê tín, những nhân vật này thờ cúng có thiêng cũng chỉ do tâm của chúng ta mà có thiêng chứ riêng các vị này chẳng có thiêng gì cả vì nó là những nhân vật không có thật.


    Thần Sông, Thần Núi, Thổ Công, Thổ Địa, Thần Hoàng, Bổn Cảnh, Thủy Long, Long Vương, Hà Bá, Diêm Vương, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu v.v... đều là những nhân vật giả tưởng không có thật, nếu thờ cúng những vị này là thờ cúng mê tín, lạc hậu, là thờ cúng không đúng chánh pháp.


    Sự thờ cúng mê tín là thờ cúng không đúng chánh pháp, thờ cúng làm hao tài tốn của mà không có ích lợi gì cho mình, cho mọi người, cho xã hội v.v... và không nói lên được ý nghĩa cao đẹp của lòng biết ơn sâu xa của chúng ta phải không các con? Thờ cúng như vậy là vô minh, là ngu si bị người khác lừa đảo làm tiền mà không biết tức là tiền mất tật mang.


    Thờ cúng đúng chánh pháp là các con nên nhớ kỹ: ‚Bệnh tật tai nạn là do hành động thiếu đạo đức làm khổ mình khổ người của chúng ta tạo ra, nếu muốn cho bệnh tật tai nạn không xảy ra thì luôn luôn phải sống đúng đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người, chứ không phải thờ cúng mê tín cầu khấn van xin với Thánh Thần, chư Phật, chư Bồ Tát mà tai qua nạn khỏi bệnh tật tiêu trừ được‛.


    Thờ cúng đúng chánh pháp là thờ cúng trong tinh thần đạo lý, đạo nghĩa, ân đức và lòng hiếu sinh làm người. Thì không được giết hại sinh linh làm cỗ bàn linh đình, ngày ấy chỉ nên cúng tế trái cây thực phẩm thực vật, tránh những sự khổ đau của sinh linh, máu đổ, thịt rơi của loài động vật, tránh cúng bông hoa, có như vậy thì ơn nghĩa của chúng ta đối với những người quá cố mới tròn đầy nghĩa tình đạo lý làm người.


    Ngày ấy, nếu chúng ta cúng tế bằng sự giết hại sinh linh làm cỗ bàn linh đình, tiếng kêu la đau đớn của loài vật trong tuyệt vọng trước những lưỡi dao sắc bén của những con người ác độc, những sự giãy giụa run rẩy của loài vật để mong thoát chết nào có được đâu, đôi mắt chúng long lanh nhìn vào những con người như tha thiết cầu xin tha cho mạng sống, nhưng con người như vô tình nào để ý đến.


    Trước khi chết, đôi mắt long lanh căm hờn khi mũi dao đâm vào cổ họng chúng, nhưng lòng thương đau của chúng ta nào có hay biết gì? Chỉ biết ăn uống nhậu nhẹt vui chơi thỏa thích phải không? Đạo đức ân nghĩa không thể lấy sự giết hại, lấy sự chết chóc và lấy sự đau khổ của sinh linh, nói lên được ân nghĩa sao? Đạo đức ân nghĩa thì phải lấy sự an vui, hạnh phúc của muôn loài dâng lên cúng tế những bậc tiên Hiền Thánh đức, Tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta thì mới có ý nghĩa tỏ hết lòng tri ân chân thành.


    Đó là sự thờ cúng đúng chánh pháp các con nên ghi nhớ và cố gắng nhẫn nhục, tùy thuận, vui lòng thực hành cho đúng chánh pháp của Phật để mang đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của người đệ tử Phật phải không? Đến đây Thầy xin dừng bút thăm và chúc các con vui mạnh tu tập xả tâm tốt và sống một đời sống đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người. (Trích Đường Về Xứ Phật tập X)
     
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    CHẾT


    LÀ MỘT SỰ NỐI TIẾP
    CỦA LUẬT NHÂN QUẢ VÔ THƯỜNG
    Hỏi: Kính thưa Thầy, bên kia cõi chết, tử thần đã cướp đi người bạn đời của con, hiện nay đời sống bỗng trở thành vô vị, cuộc đời đầy tẻ nhạt, chán chường, hạnh phúc đã mất đi không bao giờ trở lại. Người ấy đã đi xa đi mất, số phận duyên nợ chỉ có thế thôi. Nhưng có lúc con cầu mong cho họ được bình an, nhưng con lại thấy có cái gì không ổn đối với họ.
    Thân tứ đại này do đất, nước, gió, lửa hợp lại rồi tan đi; đó là số phận phải không thưa Thầy? Xin Thầy chỉ cho con biết.
    Đáp: Không có sự sống sau khi chết mà chỉ có sự nối tiếp của luật nhân quả. Với trí hữu hạn của con người, không thể hiểu thấu được sự tiếp nối của định luật nhân quả luân hồi, nên thấy có sanh và có tử. Sự thực sanh tử là một diễn biến của luật nhân quả, xác định sự vô thường của các pháp trong thế gian này.
    Các pháp trong thế gian này đều chịu luật vô thường, sanh diệt của nhân quả. Vì thế, không có pháp nào trong thế gian này ra khỏi sự chi phối của luật nhân quả, nên các pháp thường sanh diệt theo chu kỳ tuần tự của định luật và mỗi pháp phải chịu sự biến dịch.
    Người bạn đời của con gặp nhau trong duyên nhân quả để trả vay, vay trả. Khi vay trả xong thì phải theo định luật nhân quả tiếp tục trả vay sự việc khác. Con không thấu hiểu điều đó, nên tạo thêm nhân quả thương nhớ, ràng rịt và trói buộc, không phải trói buộc với nhân quả của người đã mất mà trói buộc với nhân quả tương ưng.
    Lòng thương nhớ của con sẽ gặp nhân quả tương ưng với lòng thương nhớ đó để mà trả vay, vay trả. Còn nhân quả kia (người bạn đời của con) thì đã trả vay xong thì không còn tương ưng với con nữa.
    Cho nên con quá vô minh và điên đảo đã thương nhớ một nhân quả, để rồi phải gặt lấy một nhân quả khác đang trói buộc (kiết sử) để kiếp sống đời đời chẳng bao giờ thoát ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi. Con muốn tu hành giải thoát thì hãy đoạn dứt sợi dây ái kiết sử này. Sợi dây ái kiết sử này là con đường tiếp tục sanh tử luân hồi đầy đau khổ mãi mãi.
    Tình cảm của con người là một sợi dây rất khó bứt, nếu không thấu suốt được luật nhân quả thì không bao giờ đoạn sạch được “ái kiết sử”. Người tu theo Đạo Phật thấy ái kiết sử như là một rắn độc, nó từng đem đến nọc độc khổ đau cho loài người. Con là một con người đang bị nọc độc của ái kiết sử.
    Một người vợ khóc chồng, một người chồng thương vợ là ái kiết sử; một người mẹ thương con, một người con thương mẹ là ái kiết sử. Nói chung tất cả các tình cảm thương yêu nhau là ái kiết sử. Người nào đã bi lụy vì tình cảm yêu thương ấy, trong Đạo Phật gọi là đã bị nọc độc rắn nhân quả cắn. Kẻ nào đoạn dứt được nọc độc này là kẻ đó làm chủ rắn độc nhân quả. Nếu không làm chủ được nhân quả thì đời đời kiếp kiếp ta sẽ bị nọc độc rắn nhân quả làm cho ta sống trong cảnh khổ đau triền miên, bất tận, không những trong một đời mà nhiều đời nhiều kiếp.
    Con cần phải thấu suốt luật nhân quả để không còn buồn khổ vô ích. Trong luật nhân quả khi một người mất đi thì chỉ còn nghiệp lực của nhân quả tiếp tục tái sanh luân hồi, và người bạn đời của con đâu còn cái gì gọi là người bạn của con. Thế nên, sự thương nhớ của con chỉ là nhớ lại một hình bóng ảo tưởng của con trong ký ức mà thôi.
    Cũng như hiện giờ trong kiếp sống này con có bao giờ nghĩ đến thương người bạn đời trong kiếp quá khứ của mình chăng? Chắc điều đó, không bao giờ có phải không con, cũng như người bạn đời của con đã chết thì trong kiếp khác, họ đâu có còn nhân quả để mà nhớ đến con nữa. Trong họ chỉ biết kiếp hiện tại của họ mà thôi. Cũng như con bây giờ cũng vậy, chỉ có vô minh điên dại đi khóc nhân quả.
    Nhân quả có nghĩa lý gì đâu, nó là những hành động của con rắn độc ái kiết sử, nó đã làm khổ loài người trên hành tinh này, khiến cho nước mắt của con người còn nhiều hơn nước biển.
    Trên hành tinh này, duy nhất chỉ có Đạo Phật mới dạy con người về lý nhân quả, không có một giáo phái nào mà dạy chúng ta làm chủ như vậy được. Con đủ phước duyên tu tập, hãy dứt sạch ái kiết sử đó đi, đừng thương vay khóc mướn nhân quả, chẳng có ích gì mà tự con đã làm khổ lấy mình.
    vvvvv


    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)
     
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    HỐI LỘ PHẬT


    Hỏi: Kính thưa Thầy! Kiếp này mang tiền vào cúng Tam Bảo, cúng một đồng mong được mười đồng có phải không thưa Thầy? Đây có phải là hành động cúng dường Phật không? Đây có phải là tư tưởng bán buôn, hối lộ không thưa Thầy?
    Đáp: Những hướng dẫn trên đây cúng dường Tam Bảo đều do kinh sách Đại Thừa dạy, mà quý Thầy trong các chùa đều theo đó hướng dẫn Phật tử (tín đồ) cúng dường, chứ riêng quý Thầy không phải không biết giới luật của Phật đã ngăn cấm người cư sĩ không được cúng dường tiền bạc cho Phật và chúng Thánh Tăng, chỉ được quyền cúng dường thực phẩm mà thôi.
    Thời Đức Phật còn tại thế, Người sống đời phạm hạnh của một tu sĩ buông xả, nên Ngài đi khất thực (xin thực phẩm để sống) chứ không có xin tiền, bây giờ Ngài đã tịch rồi thì Phật tử lại đến chùa cúng dường Ngài tiền bạc, thì như vậy có đúng không? Lúc còn sống Ngài đã không nhận tiền bạc còn bây giờ Ngài đã chết lại nhận tiền bạc sao? Nếu những cư sĩ đem tiền cúng dường chư Phật, thì đó là hành động phỉ báng Phật, một hành động cúng dường như vậy không đúng chánh pháp, cúng dường sai pháp thì Đức Phật có chứng minh lòng cúng dường như vậy của quý vị không?
    Quý vị cúng sai, không đúng phạm hạnh của người tu sĩ thì Ngài làm sao nhận lòng của quý vị được? Cúng dường như vậy làm cho Phật Giáo suy đồi. Tội ấy về ai?
    Cúng dường như vậy quý vị xem ông Phật như ông thần ăn hối lộ.
    Cúng một đồng nhờ Tam Bảo gia hộ cho quý vị làm ăn được mười đồng. Người Phật tử cúng dường như vậy là xem Phật Giáo chẳng ra gì. Nếu không quá đáng thì bảo rằng quý vị không phải đệ tử của Phật, vì đệ tử của Phật phải hiểu Phật. Chẳng qua quý vị là đệ tử của ngoại đạo, của Đại Thừa Giáo của Bà La Môn, nên mới cúng dường Phật và chúng Tăng như vậy.
    Đến với Phật Giáo để làm gì? Để học cách hối lộ cho thần thánh. Ông Phật thời bây giờ giống như Thần trong miếu, ông quan ăn hối lộ. Làm quan ăn hối lộ dân chúng xem chẳng ra gì. Phật ăn hối lộ còn nghĩa lý gì là ông Phật nữa.
    Cách thức cúng dường tiền bạc nhờ Tam Bảo gia hộ cho tai qua nạn khỏi, nhìn cảnh tượng này chúng tôi thật đau lòng cho Phật Giáo ngày nay. Thế mà chùa nào hiện giờ cũng có thùng phước sương để nhận tiền cúng dường, chùa bây giờ giống như miễu Bà Chúa Xứ. Nhìn hiện tượng này chúng tôi chẳng biết nói làm sao bây giờ. Phật Giáo hay là ngoại đạo?
    Tóm lại, đây là cách thức cúng dường không đúng chánh pháp của Phật mà đúng theo giáo pháp của ngoại đạo.
    Nếu là người tín đồ chân chánh của Đạo Phật khi cúng dường Tam Bảo thì nên cúng dường thực phẩm, để giúp cho các vị tu hành sống ngày một bữa ăn, để giữ gìn đúng phạm hạnh, không cất giấu tiền bạc.
    Bởi vậy, cái sai của Đạo Phật cũng chính quý Thầy, vì tham tiền dạy cho người tín đồ cúng dường sai pháp. Cúng dường sai và cũng chính các ông Thầy ham tiền, ham bạc nên làm thinh, để nhận tiền một cách phi giới luật. Các quý Thầy chỉ là kẻ phàm phu tục tử mang lớp áo tu sĩ, chất chứa tiền bạc, trở thành phú ông hơn là một người tu sĩ chân chánh tu hành.
    Biết cúng dường tiền bạc Tam Bảo là sai, thì từ đây về sau quý Phật tử đừng làm sai nữa. Cúng dường sai pháp đã không được phước mà còn thêm tội với Tam Bảo mà còn tiếp tay cho ngoại đạo diệt Phật Giáo nhanh chóng. Tội ấy về phía Phật tử phải gánh chịu.
    vvvvv


    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)
     
  9. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Tìm hiểu Số mệnh ?
    Hỏi: Có số phận không thưa Thầy?

    Đáp: Có luật nhân quả, chớ không có số phận. Do tinh thần tiêu cực, mất hết ý chí tự lực, nên có một số người đặt ra thuyết định mệnh để an ủi lại mình khi đứng trước những nhân quả quá khắc nghiệt, quá khó khăn. Do bi quan họ nghĩ tưởng rằng: con người không thể nào vượt qua số phận.

    Phần đông ngày nay người ta chịu ảnh hưởng thuyết định mạng nhân quả của văn hóa Trung Hoa. Khi đứng trước những việc khó khăn, những sự thử thách gian nan, khổ sở, họ đều co đầu, rút cổ và bảo rằng: Đó là Định mệnh do Trời đã quyết định, chúng ta là con người không thể làm nên và cũng không thể nào vượt qua được. Do sự tư duy như vậy nên nghị lực mất hết, tinh thần yếu kém, mất sức tự chủ v.v…

    Nếu có số phận của con người thì trên đời này không có luật nhân quả. Không có luật nhân quả thì xã hội lòai người không bao giờ có sự công bằng.

    Nếu không có luật nhân quả thì không bao giờ có câu tục ngữ: “Không ai giàu ba họ và cũng không ai khó ba đời”. Vì đời sống con người đều nằm trong luật vô thường chung của các pháp, đó là quy luật của nhân quả, của bánh xe tiến hóa luân hồi. Do đó không thể nào nói có số phận được, Phải không các con?

    Nếu không có luật nhân quả thì bốn chân lý của Đạo Phật không ra đời, vì mọi sự đau khổ của con người là số mệnh, là số phận cố định. vì mọi sự đau khổ của con người là số phận, là số mệnh cố định không thay đổi được, vì thế không thể nào chuyển khổ thành vui được. Do đó chân lý của Đạo Phật không còn là Chân lý của lòai người nữa.
    Mục đích Đạo Phật ra đời là dạy con người chuyển khổ thành vui, lấy nhân thiện chuyển quả ác đem lại sự an vui hạnh phúc cho mọi người, cho nên chân lý của Phật Giáo sẽ đập tan tành thuyết định mệnh, vì thế con người không còn gọi là số phận mà là chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt.

    Ví dụ: Một người chửi mắng mình, mình không chửi mắng lại, vui vẻ không giận hờn, đó là chuyển nhân ác thành quả vui. Như vậy đâu phải là số phận mà là nhân quả, phải không các con?
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập I )
     
  10. Củcải

    Củcải Guest

    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Nghe có vẻ huyền bí nhỉ ,cho em xin một chỗ để học tập thêm với nhé .
     
    phamcatminhzetafashion thích.
  11. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHẬT CHO CẶP VỢ CHỒNG.

    NGƯỜI VỢ:

    Khuyên bảo phụ nữ về vai trò của họ trong đời sống lứa đôi, Đức Phật cho biết sự thật là an lạc và hòa thuận trong gia đình phần lớn là ở nơi người phụ nữ. Lời khuyên của Ngài rất thực tế và khả thi khi Ngài giải thích một số các điểm đặc biệt mà người phụ nữ nên làm hay không nên làm. Vào nhiều dịp Đức Phật khuyên rằng một người vợ nên:
    - Không nuôi dưỡng tư tưởng tội lỗi đối với người chồng
    - Không độc ác, thô bạo hay lấn áp
    - Không hoang phí, phải cần kiệm và sống trong khả năng kinh tế của mình
    - Giữ gìn tài sản và tiết kiệm tiền bạc do người chồng nhọc nhằn kiếm được
    - Luôn luôn có ý tứ và đoan trang
    - Chung thủy và không có tư tưởng ngoại tình
    - Thận trọng trong lời nói và lễ độ trong hành động
    - Tử tế, cần cù và siêng năng
    - Quan tâm và thương chồng
    - Phải nhũn nhặn và tỏ vẻ tôn kính
    - Điềm tĩnh, dịu dàng và hiểu biết
    - Không những phục vụ chồng như một người vợ mà là một người bạn, một người cố vấn lúc cần thiết.
    Theo lời Phật dạy, trong hôn nhân, người chồng mong ước người vợ có những Đức tính sau:
    - Tình yêu: Một tình yêu sâu sắc, chân thành, chung thủy là tỏ bày cảm xúc tự nhiên về mong ước và tự làm bổn phận mà người chồng mong mỏi nơi người vợ. Thực vậy, đó là cơ sở của mối quan hệ qua lại mật thiết lâu dài và là những phương tiện sanh con đẻ cái mà vợ chồng thương yêu, trìu mến chúng khi còn sống. Nơi đây tình yêu không chỉ giới hạn vào sự gắn bó do luyến chấp (prema) mà đó là đức tính mong muốn hạnh phúc cho người chồng..
    - Ân Cần: Bao giờ cũng chăm chú, lưu tâm, chuyên cần cũng như quan tâm không ngăn ngại tới nhu cầu của người chồng.
    - Bổn phận trong gia đình: Ngoài bổn phận chu toàn nhiệm vụ và trách nhiệm trong gia đình, người vợ cũng phải trân trọng gia đình thân quyến bên chồng, coi gia đình bên chồng cũng như gia đình của chính cha mẹ mình.
    - Chung thủy: Trung thành và quyết tâm kết hợp với sự trong trắng của người vợ. Điều nay cũng bao hàm lòng tin cẩn và người vợ luôn luôn tận tâm với người chồng.
    - Săn sóc con cái: Tình mẫu tử là nền móng của tất cả tình yêu trên thế giới. Là một người mẹ tận tâm, người vợ do bản năng làm mẹ, không nề nguy hiểm để bảo vệ đứa con duy nhất c?a mình.
    - Cần Kiệm: Được giao trọng trách quản lý gia đình, người vợ phải xem việc tiêu pha trong gia đình để bảo vệ ngân quỹ gia đình do người chồng kiếm được. Để làm tròn nhiệm vụ này, người vợ phải tiết kiệm chi tiêu và thực hành cần kiệm, thậm chí đến mức tần tiện.
    - Chuẩn bị bữa ăn: Là người chủ trong gia đình, bổn phận người vợ là phải sửa soạn thức ăn bổ dưỡng cho gia đình. Bữa cơm hàng ngày trong gia đình rất quan trọng vì nó phát triển thiện chí và tình đoàn kết.
    - Làm cho người chồng bình tĩnh khi nóng giận: Khi người chồng trở về gia đình trong tình trạng bị khích động, người vợ phải biết tỏ ra dịu dàng để đem an lạc, an ủi cho người chồng. Điều này sẽ làm dịu tình thế.
    - Ngọt ngào trong mọi thứ: Ngoài việc chứng tỏ cảm nghĩ thân ái, dịu dàng của mình, người vợ nên có một tính tình duyên dáng, lúc nào cũng vui tươi, hớn hở và dễ thương.


    NGƯỜI CHỒNG

    Để trả lời môt bà nội trợ là người chồng phải chăm sóc vợ như thế nào, Đức Phật dạy là người chồng bao giờ cũng phải quý mến và tôn trọng người vợ, phải chung thủy, cho vợ đủ quyền hành để lo việc nhà, sắm cho vợ đồ nữ trang ưa thích. Lời dạy của Đức Phật đã trên 25 thế kỷ vẫn đứng vững và có giá trị đến ngày nay.
    Qua nhiều thế kỷ, người đàn ông chi phối xã hội, đã làm sống mãi huyền thoại phái nam cao hơn phái nữ, nhưng Đức Phật đã làm một sự thay đổi khác thường và đã nâng cao địa vị phụ nữ bằng một đề nghị đơn giản là người chồng phải quý mến và kính trọng người vợ. Điều nhận xét trên đây có thể là bình thường ngày nay, nhưng chúng ta xét lời dạy này nói đến tại Ấn Độ 2500 năm qua, thì quả là cách mạng! Người chồng phải chung thủy với người vợ có nghĩa là người chồng phải làm tròn bổn phận đối với vợ để giữ gìn tín nhiệm cho đúng với tình nghĩa vợ chồng. .
    Người chồng phải đi kiếm tiền nên thường phải xa nhà, vì vậy người chồng phải giao việc nội trợ cho người vợ, người vợ được coi như người quản gia, quản lý tài sản như một nhà hành chánh-kinh tế của gia đình.
    Tặng các đồ nữ trang thích hợp cho người vợ tượng trưng tình yêu, sự chăm sóc và sự cảm kích của người chồng đối với vợ. Việc tượng trưng này đã thực hành từ hồi xa xưa trong các cộng đồng Phật Giáo. Bất hạnh thay, điều tốt đẹp này đang tàn lụi vì ảnh hưởng của lối sống hiện đại.
    Người vợ mong mỏi nơi người chồng:
    - Dịu dàng: Lịch thiệp và tôn trọng vợ trong vấn đề khi chăm lo những nhu cầu cần thiết của người vợ.
    - Lịch sự: Lễ dộ, sốt sắng, lịch sự và nhũn nhặn trong những cuộc bàn luận và tham khảo với vợ.
    - Thân mật: Luôn luôn vui vẻ, thân mật, cởi mở, hòa nhã với vợ trước mặt các bè bạn và khách đến thăm.
    - An toàn: Mục đích chính của người vợ tìm trong hôn nhân là sự an ninh do người chồng đem lại.
    Trong phương diện này, người chồng được mong mỏi là một tháp canh kiên cố có thể đứng vững trước bất cứ hình thái đe dọa từ bên ngoài vào gia đình, luôn luôn cung cấp cho gia đình đầy đủ sự che chở và an ninh bất cứ lúc nào.
    - Công Bằng: Là người chồng có trách nhiệm phải biết tha thứ, từ bi và khoan dung cũng như phải nhân từ với những nguyên nhân chính đáng cần được sự giúp đỡ của mình. Là người cha, phải công bằng và biết suy xét về những đòi hỏi của đứa con khôn lớn.
    - Chung Thủy: Là người chồng hiểu biết, phải chung thủy tuyệt đối với vợ, và bênh vực vợ dù khó khăn đến mấy trong bất cứ hoàn cảnh trái ngược mà gia đình gặp phải.
    Người chồng luôn giữ vững nguyên tắc, là người mà người vợ tin tưởng hoàn toàn, nương tựa để đối phó với bất cứ biến chuyển gì xẩy ra cho gia đình.
    - Thành Thật: Là người chồng trách nhiệm tính nết phải ngay thẳng,thành thật với vợ trong tất cả mọi vấn đề ảnh hưởng con cái. Người chồng không nên che đậy bất cứ bí mật nào đối với vợ vì việc này cuối cùng sẽ xói mòn lòng tín nhiệm và tin tưởng của người vợ vào chồng.
    - Người Bạn Đường Tốt: Người chồng nên có một cá tính nhã nhặn để có thể hòa đồng với mọi tầng lớp xã hội. Người chồng nên có kiến thức để có thể đàm luận ở mọi trình độ xã hội, có thể giúp đỡ bất cứ ai cần đến mình giúp. Người chồng cũng nên có tính khôi hài để làm vui người nghe khi những người này muốn có bạn; và
    - Sự ủng hộ tinh thần: Là người chồng trách nhiệm, phải vững vàng đứng bên cạnh vợ cho đến lúc cuối cùng để đối phó với bất cứ tình huống nào xẩy ra cho người vợ, ủng hộ tinh thần người vợ cần đến sự can đảm để vượt qua tình trạng khó khăn
     
  12. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    CON CÁI LÀ NHỜ ĐỨC CHA MẸ


    Hỏi: Kính thưa Thầy! Theo tục lệ ông bà nói: “Con cái là nhờ đức cha mẹ”. Như cha mẹ hiền đức thì con cái cũng nhờ đó ăn theo phải không thưa Thầy?

    Đáp: Câu nói này rất đúng: “Con cái nhờ đức của cha mẹ” vì có nhân quả thiện mới sanh vào nhà hiền đức, nhờ gương hạnh hiền đức của ông bà cha mẹ, nên con cái cũng trở thành hiền đức, nhờ hành động hiền đức của con cái mà nó được hưởng phước, nếu hành động nó làm ác hiện thời, khi nó thọ hết phước của đời trước đã gieo (vào nhà hiền đức) thì nó phải thọ lấy tai ương của hành động hiện tại.
    Ví dụ: Những đứa con được sanh vào nhà giàu có nhưng lại thích ăn chơi trác táng, rượu chè, bài bạc, xì ke, ma túy, v.v…không thích học hành, những đứa con này không thể lấy phước đức của ông bà cha mẹ mà che chở chúng được, do đó suy ra chúng ta biết phước báo là phải do chính con cái tạo ra, chứ không phải do phước đức của ông bà cha mẹ mà nó hưởng được,….nó chỉ hưởng được ảnh hưởng tốt của ông bà cha mẹ mà thôi, còn nó được chia gia tài của cải hoặc làm ăn khá giả đều do phước báo đời trước của nó nên mới sanh vào nhà giàu có và hiền đức.

    Tóm lại, nếu một người được tái sanh vào nhà hiền đức là do tiền kiếp khéo tu thiện pháp, nếu trong kiếp hiện tại không theo gương đức hạnh của cha mẹ ăn hiền ở lành thì ngay trong kiếp hiện tại đó cũng phải gặt hái những tai ương, họa khổ, vì chính hành động bất thiện của con cái dù cha mẹ có hiền đức nhưng con cái vẫn phải thọ khổ. Vì thế có những gia đình hiền đức mà con cái chẳng hiền đức chút nào, thường nghiện ngập, xì ke, ma túy, rượu chè, bài bạc,v.v….Đây là môi trường tốt nhưng hạt giống xấu.
    Ngược lại có những gia đình không hiền đức mà những đứa con ngoan tốt….chăm học, không tham lam trộm cắp, không rượu chè bài bạc, hút xách, không xì ke ma túy…..Đây là môi trường xấu mà hạt giống tốt.

    Con cái nhờ đức của cha mẹ là nhờ cái gương đức hạnh để làm tốt theo, chứ không phải nhờ vào đức hạnh của cha mẹ mà thọ hưởng sự giàu sang phú quý.

    Theo luật nhân quả ai làm thiện thì hưởng phước báo, ai làm ác thì phải chịu quả khổ, không ai giúp cho ai được. Dù là cha mẹ có thương con cách nào cũng không giúp được, nếu chính bản thân nó không ăn hiền ở lành, sống đời sống thiếu đạo đức thì nó phải chịu lấy hậu quả xấu. Dù cha mẹ có ở hiền đức gì cũng không cứu nó được, chỉ trừ cha mẹ thiếu nợ nhân quả của nó, nên nó đến nó đòi, bằng cách phá của cải tài sản của cha mẹ tiêu tan.

    Cho nên câu nói: “Con cái nhờ đức của cha mẹ”, nếu không khéo hiểu thì câu này trở thành lời nói phi đạo đức nhân quả, khiến cho con cái dựa lưng vào cha mẹ mà không tự lực vươn lên trong nền đạo đức nhân bản nhân quả, thì cuộc đời của nó chỉ là một cuộc đời khổ đau, tiêu cực.
    vvvvv
    (Đường Về Xứ Phật tập III)
     
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    ÔNG TÁO

    Hỏi: Kính thưa Thầy, sắp đến ngày 23 Tết Âm lịch, năm nào cũng vậy, mọi nhà lo mua ba bộ mũ, hia, giày và một con cá chép sống để cúng tiễn đưa ông Táo về Trời và ông Táo sẽ tâu trình với Ngọc Hoàng việc làm ác và thiện của gia chủ. Như vậy có không, xin Thầy chỉ dạy? Có người còn bảo, năm nào mà không mua mũ cho ông Táo, thì đêm đến nằm mơ thấy ông Táo về đòi. Như vậy có đúng không thưa Thầy?

    Đáp: Ông Táo là một chuyện mê tín của dân gian, mục đích là để răn người làm điều ác, vì làm điều ác là ông Táo sẽ về chầu Trời tố cáo tội ác trong năm, và Ngọc Hoàng sẽ cho giáng họa và người làm ác sẽ chịu biết bao nhiêu đau khổ. Mũ hia áo mão của ông Táo giống như mũ hia áo mão của một vị quan phong kiến. Ông Táo không có thật mà chỉ là một tưởng tri của loài người để khiến cho người ta sợ mà không làm điều ác.

    Từ câu chuyện dân gian răn nhắc đừng làm ác, biến dần thành một phong tục đến cuối năm nhà nào cũng đều cúng ông Táo, để ông về tâu bớt những chuyện làm ác của mình, để ông Trời không có gieo tai họa. Câu chuyện biến dần thành câu chuyện lo lót hối lộ. Từ câu chuyện răn nhắc đừng làm ác thì dần dần biến thành phi công lý, đạo đức (hối lộ mũ hia giày, quần áo, cá chép cúng bái thần linh là một hình thức hối lộ).

    Nằm mộng thấy ông Táo về đòi, đó là tưởng mộng chứ ông Táo đâu có thật. Người ta huyền thoại nhiều câu chuyện về Táo quân “Một bà hai ông” bây giờ đã thành một phong tục truyền thống dân tộc cứ đến ngày 23 tháng chạp nhà nhà đều cúng đưa ông Táo về trời.

    Phật giáo Đại Thừa cũng chịu ảnh hưởng, nhưng lấy ngày đó làm ngày lễ đưa chư thiên về chầu trời. “Dân gian thì đưa Táo Quân, Phật Giáo thì đưa chư thiên về trời”.

    Qua câu chuyện ông Táo đã chỉ cho chúng ta thấy được Phật Giáo Đại Thừa có trí tuệ hay không trí tuệ, điều này chắc ai cũng rõ. Câu chuyện mê tín dân gian mà Phật Đại Thừa lại biến thành mê tín Phật Giáo. Bởi vậy Phật Giáo Đại Thừa có đáng cho chúng ta đủ niềm tin chăng? Phật Giáo Đại Thừa đi đến đâu cũng viên dung và viên thông, lấy tất cả các pháp của mọi tôn giáo và sự mê tín của con người làm giáo pháp của mình. Hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn Phật Giáo Đại Thừa đi đến đâu đều gieo rắc mê tín đến đó.

    Cho nên giáo pháp Đại Thừa là giáo pháp lượm lặt của các tôn giáo khác chỉ cần thay danh từ là biến thành giáo pháp của mình. Khi dân gian mê tín cúng Táo Quân thì Đại Thừa biến danh từ Táo Quân thành danh từ chư thiên.

    Nếu các nhà nghiên cứu Đại Thừa Giáo xét kỹ, đừng kẹt trong danh từ thì thấy rất rõ giáo pháp đó là đờm dãi của các tôn giáo khác. Đó là đứng về nội dung, còn đứng về hình thức thì Đại Thừa Giáo không có gì đặc biệt chỉ giống như chiếc áo nhiều mảnh vải kết lại mà thành.

    Cho nên câu chuyện Táo Quân là câu chuyện tưởng tượng, chứ không có thật Táo Quân, chỉ có người vô minh mới tin rằng có thật. Cúng lễ Táo Quân ngày 23 là phong tục mê tín dân gian.
    vvvvv


    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)
     
  14. nti

    nti 0942.986.010

    Tham gia:
    2/12/2010
    Bài viết:
    1,906
    Đã được thích:
    345
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Cho mình đăng ký 1 chỗ nhé. Minh rất thích xem truyện cổ phật giáo những câu truyện ấy dạy mình nhiều điều lắm. Bạn kiếm được thì post cho mình xem nhé.
     
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    NHÌN ĐỜI BẰNG ĐÔI MẮT NHÂN QUẢ THIỆN ÁC
    THÌ CUỘC SỐNG MỚI CÓ HẠNH PHÚC, AN VUI*


    Hỏi: Kính bạch Thầy, y lời Thầy dạy, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, thì ngày nay ở đời thấy biết bao nhiêu sự bất công như: có kẻ chủ mưu dao đâm gậy đánh người và hay quậy phá mất đoàn kết, chỉ vì mưu đồ tham lam lấn chiếm mọi mặt nhưng lại được quan trên che chở, còn những người hiền đức đang bị o ép đủ đường‛. Xin Thầy từ bi giảng dạy cho chúng con sự nhẫn nhục với những hạng người này, như thế nào để khỏi ảnh hưởng về đường tu tập của chúng con ạ.


    Đáp: Trong sự tu tập theo Phật giáo với đôi mắt nhân quả nhìn đời thì các con phải nhớ ghi khắc trong lòng ba điều kiện này:


    1- Khi tâm còn yếu tức là sức tỉnh thức chưa đủ và pháp hướng tâm chưa có lực thì đương đầu đối với những người thiếu đạo đức như du đãng côn đồ, thì chúng ta nên tránh xa họ, đừng làm quen thân với những người này, vì đương đầu với họ xả tâm rất khó khăn, nhiều khi bị ức chế tâm thành ra tự mình làm khổ sở cho mình vô cùng vô tận. Vì thế đức Phật dạy: ‚Sống với thiện‛, sống với thiện tức là sống với những người có đạo đức, những người có đạo đức là những người lành, ngược lại là những người ác.


    2- Khi tâm chúng ta có phần xả nhiều có nghĩa là tâm tỉnh thức đầy đủ và pháp hướng tâm có hiệu quả tức là tâm có đạo lực, thì lúc bấy giờ chúng ta lấy những người ác làm đối tượng để tu tâm nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng thì kết quả giải thoát ngay liền, tức là tu tập tâm bất động trước các ác pháp, nếu tâm thật sự bất động thì đó là chúng ta đã nhập Bất Động Tâm Định. Bất động tâm định là một loại thiền định giải thoát tâm hoàn toàn sống trong trạng thái Niết bàn của chư Phật mười phương. Tâm trạng người thế gian không bao giờ sống và vào đó được. Tại sao vậy? Vì tâm người thế gian còn vọng động, ham thích.


    3- Khi đương đầu với ác pháp gặp các quan ăn no của hối lộ che chở cho những kẻ làm ác hại dân hại nước thì tìm mọi cách tố cáo những kẻ này cho các cấp có quyền thế lo cho dân cho nước để trừng trị tội lỗi họ, chứ không được bỏ qua vì đây là làm lợi ích cho mọi người, cho xã hội, cho dân, cho nước. Do biết tu tập đúng như ba phương tiện ở trên thì không có ảnh hưởng vào đường tu tập của các con, mà còn có nhiều lợi ích rất lớn cho đời sống cho đạo của mình của người.

    (Trích Đường Về Xứ Phật tập X)
     
  16. chuongaz

    chuongaz Chuongaz

    Tham gia:
    22/11/2010
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Trân trọng cảm ơn chủ Top và cả nhà
    Em gửi link Mediafire để in 10 Tập sách Đường Về Xứ Phật: http://www.mediafire.com/?bxgtvq1evboceee

    Và những cuốn sách khác của Thầy Thông Lạc
    http://nguyenthuychonnhu.net/index.php?name=Sach_ThayTL
    [​IMG]
    Án Ba Ni, Bát Ni Hồng
    Đừng vội tin, cũng đừng vội phủ nhận !
    [​IMG]

    ===== Để tiết kiệm không gian, thời gian, em xin viết tiếp vào đây:
    Slideshow cho 101 Truyện Thiền Bình Giải ...
    Các slideshow này khác với các bài post ở chỗ là hoàn toàn song ngữ, tức là có thêm lời bình bằng tiếng Anh, để tiện cho các bạn đọc tiếng Anh hoặc học tiếng Anh.
    Đây là show đầu tiên với phần Giới Thiệu và truyện Tách Trà
    http://www.authorstream.com/Presentation/tdhoanh-827794-t-ch-tr-101-h-tltp/

    Link gốc: http://dotchuoinon.com/2011/02/15/tach-tra-101-truyện-thiền-slideshows/
    http://rongmotamhon.net/mainpage/detail.php?ID=467&p_id=2
    Trân trọng gửi
     
    Sửa lần cuối: 16/2/2011
  17. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Xin cảm ơn mẹ chuongaz.

    Khi tìm hiểu về đạo Phật các mẹ có thể tìm rất nhiều tài liệu trên mạng. Mình muốn lựa chọn đưa vào đây các chủ để gần gũi và thiết thực nhất với cuộc sống của chúng ta.

    Rất mong các mẹ ủng hộ và chia sẻ. Xin cảm ơn
     
  18. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    Cám ơn Zeta ...mình cũng đạo Phật và rất thích tìm hiều ...:D

    Có bài thuyết pháp này mình đã nghe vài lần và thấy rất hay và nhiều ý nghĩa ...chia sẻ cùng mọi người nhé ..:D


    [video=youtube;1QJfobt5ahA]http://www.youtube.com/watch?v=1QJfobt5ahA[/video]
     
  19. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    [video=youtube;W0aevzThX_s]http://www.youtube.com/watch?v=W0aevzThX_s&feature=related[/video]
     
  20. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

    [video=youtube;eTB0OlftjMs]http://www.youtube.com/watch?v=eTB0OlftjMs&feature=related[/video]
     

Chia sẻ trang này