Dành cho trẻ ăn dặm 6-12 tháng tuổi

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Bố khoai, 9/1/2007.

  1. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Làm gì khi bé chậm tăng cân?

    Đó là thắc mắc hay được "lặp lại" nhất ở các phòng khám dinh dưỡng trẻ em. Nhiều khi cân, đo so với tuổi thì phát hiện là bé đã "trên trung bình" rất nhiều rồi... mà cha mẹ vẫn cứ thấy là sao tháng này cháu không lên được "lạng" nào, biếng ăn quá?

    Bác sĩ phải trấn an là không cần nhồi nhét nữa, từ 12 tháng tuổi trở lên, bé sẽ tăng cân chậm lại, mỗi tháng chỉ tăng có 200g thôi. Hơn nữa:

    Khi bệnh (sốt, viêm họng, lở miệng hay đau răng...), trẻ có thể biếng ăn, bạn nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt như: sữa, cháo, súp, yaourt,... thậm chí cho ăn kem cũng được.

    Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng lưỡi. Khi có răng thì cần tạo điều kiện cho bé tập nhai. Có nhai mới tiết ra nước miếng, ăn càng ngon thêm.

    Bao tử trẻ còn nhỏ, mỗi bữa bạn chỉ nên cho cháu ăn từ 1/2 cho đến 1 chén (khoảng 200ml), chỉ nên cho ăn từng lượng nhỏ, trông đỡ ngán. Thức ăn cần trông "ngon mắt" để bé cảm thấy "muốn nhai".

    Sữa mẹ mấy tháng đầu chỉ cho 67kcal/100ml và chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của bé từ 0-6 tháng. Vì vậy từ 6 tháng cần cho cháu ăn dặm thêm bột gồm 4 nhóm: thịt cá, rau, dầu, tinh bột. Dầu bổ sung vào bột sẽ bảo đảm việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng của bé. Bước đầu nên tập cho bé quen với dạng sệt của thức ăn nghiền nhuyễn. Khi có nhiều răng, bé có thể ăn đặc hơn: 9 tháng với 2-3 răng, nên bạn có thể xay nhỏ thức ăn như rau, thịt, cá...; đến tuổi lên 2, lên 3 đủ 20 răng sữa thì nên cắt "hạt lựu" các thức ăn để tập nhai.

    Tính đa dạng cũng rất cần để tránh chán ăn: trẻ em dễ chấp nhận ăn riêng từng thức ăn như: trái cây, bánh quy, yaourt, cháo,... nhưng chóng chán những hỗn hợp thức ăn.

    Khuyến khích tính chủ động trong ăn uống: thay vì "kè kè" theo sau bé để đút, nên bày cho bé trò "tự xúc ăn" xem bàn tay bé có khéo cầm muỗng, hàm bé nhai có giống bố, mẹ không? Khi bé làm được điều gì tốt bạn nhớ khen, bé sẽ rất thích, trở nên tự tin và tiếp tục thực hiện, thành thói quen.

    Muốn bé mau tăng cân nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động - bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau.

    Bạn cũng cần tạo điều kiện cho bé chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày. Sẽ chẳng có bé nào đến bữa lại không đói, đến giấc lại không ngủ nếu bé được vận động đầy đủ. Ăn được ngủ được chắc chắn cháu sẽ lên cân "đều đều".

    TS. BS. Tạ Thị Tuyết Mai (Theo Người lao động)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Bố khoai
    Đang tải...


  2. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Khi trẻ có không ăn thịt...

    Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì không thể nào ăn được thịt lợn cợn, trẻ lớn 3-4 tuổi có đủ răng nhai mà cứ ngậm thịt không chịu nuốt hay nhai cho dập nát rồi nhả bã... "Triệu chứng này" không chỉ có ở trẻ thành thị mà lan cả đến nông thôn, vùng ven... Tại sao lại như vậy? Có cách nào giải quyết không?

    Thực tế có một số người không chịu được thịt hay vài loại chất đạm khác do cơ thể thiếu men tiêu hóa, hoặc do người lớn không tập ăn thịt từ nhỏ. Nhưng chuyện mà người đời thường gọi là "có căn tu hành" này khá hiếm. Đa số trường hợp trẻ không ăn thịt được do trục trặc trong giai đoạn tập ăn thịt.

    Khám và tư vấn dinh dưỡng trên chục năm, tôi đã gặp không ít trường hợp trẻ không ăn thịt được vì bữa cơm "độn thịt" của mẹ. Quan niệm thịt là thức ăn đặc biệt bổ dưỡng không biết đã bắt rễ từ bao giờ trong tâm thức của mọi người, nên một số bà mẹ đã ép trẻ ăn quá mức cần thiết so với nhu cầu. Cái gì ăn quá nhiều và lặp đi lặp lại thì con cũng ngán và phải từ chối thôi, đó cũng là cơ chế tự bảo vệ cơ thể. Bé chỉ cần ăn đủ lượng vừa phải. Bạn có thể tính lượng chất đạm cho trẻ như sau: cứ 1 chén cháo 200ml thì phải có hai muỗng canh chất đạm băm nhuyễn đong lúp lúp là được. Hay một chén cơm cũng vậy, nó phải đi cùng với 2 muỗng canh thịt là ổn.

    Bạn nên tập cho trẻ ăn thịt lần đầu tiên vào khoảng 6-7 tháng tuổi. Lúc này thịt cần phải làm nhuyễn bằng cách băm thật nát hoặc xay nhuyễn. Nhưng sau đó bạn phải làm lợn cợn cho trẻ quen dần với một độ nhám nhất định của thức ăn sệt vào khoảng 9-10 tháng tuổi và thức ăn đặc vào khi 13-15 tháng.

    Có thể bạn chưa biết

    Có lẽ do thịt nấu ra hay bị khô và hơi "xác" nên trẻ thường ngại ăn. Nếu tập khó quá, lúc đầu bạn có thể đổi sang các dạng đạm khác mềm hơn cho trẻ quen dần mà vẫn không sợ thiếu đạm như cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ...


    Trẻ 2-3 tuổi nếu đã mọc đủ 20 răng sữa tức là có đủ răng hàm để nhai thì có thể tập ăn cơm, riêng lượng thịt cá lúc đầu vẫn phải xé nhỏ hoặc thậm chí băm nhuyễn lại trước khi cho vào chén cơm của trẻ. Bạn nên sắm 1 cái thớt riêng chỉ dùng để làm thức ăn chín. Món thịt của trẻ 2-3 tuổi nên lấy từ món mặn của bữa cơm gia đình nhưng được làm nhỏ hơn để trẻ dễ nhai nát hơn.

    Tập dần cho trẻ nuốt những thức ăn lợn cợn, trái cây tán... cũng là cách giúp trẻ quen với việc nuốt "miếng thịt dai nhách" kia. Lúc đầu bạn có thể cho bé hớp thêm một chút nước canh, nước lọc hay một miếng trái cây... để trẻ trơn cổ và nuốt cùng với miếng bã thịt đã nhai nát kia.

    Nếu trẻ vẫn không chấp nhận thịt cá, nhưng thích ăn trứng hoặc trứng lộn, bạn có thể cho trẻ ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày vẫn rất tốt. Cholesterol trong trứng rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ, trẻ sẽ không bao giờ bị thừa cholesterol như các bà mẹ hay âu lo.

    TS.BS. Tạ Thị Tuyết Mai (Theo DNSG)
     
  3. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Khi cho trẻ ngậm núm vú giả

    Bú mẹ là bản năng của mỗi em bé mới chào đời. Ngoài thời gian bú, nhiều người mẹ đã cho con mình ngậm vú giả. Nếu con bạn cũng “nghiền” núm vú giả, thì bạn hãy chú ý nhé...

    1. Lợi ích

    - Ngậm vú giả làm trẻ hết khóc. Một số trẻ thích ngậm gì đó giống như vú mẹ, nên có thể làm trẻ nín khóc khi cho ngậm núm vú giả.

    - Làm quên đi cơn đói. Khi trẻ đói, mà chưa cho bú kịp hoặc chưa pha sữa kịp, có thể tạm thời cho trẻ ngậm núm vú giả.

    - Giúp trẻ ngủ. Khi trẻ hay khóc, khó ngủ, núm vú giả cũng là một giải pháp.

    - Giảm nguy cơ tử vong đột biến của trẻ (SIDS). Các nhà nghiên cứu thấy rằng cho trẻ ngậm núm vú giả trong "cữ" có thể làm giảm nguy tử vong đột biến.

    - Bỏ đi dễ dàng. Khi thấy "hết thời hạn" cần thiết ngậm vú giả, bạn có thể vứt đi dễ dàng. Nếu như trẻ thích ngậm ngón tay, thì việc bỏ thói quen khó khăn hơn nhiều.

    2. Bất lợi

    - Cho ngậm núm vú sớm ảnh hưởng đến việc bú mẹ. Ngậm núm vú giả và bú mẹ, bú bình vẫn khác nhau. Một số trẻ "lúng túng" không biết cách bú mẹ chỉ vì cho ngậm núm vú giả sớm quá.

    - Trẻ phụ thuộc vào núm vú giả. Nếu như trẻ cần núm vú giả để ngủ, thì đêm đêm chắc bạn sẽ bị thức giấc khi núm vú tuột khỏi miệng trẻ.

    Khi nào có thể ngừng cho bé ngậm núm vú?

    Biết thời điểm nên dừng. Hầu hết trẻ thường "cai" núm vú vào khoảng 2-4 tuổi.


    3. Chú ý khi cho trẻ ngậm núm vú giả

    Chờ đợi khi việc cho trẻ bú mẹ ổn định. Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả ngay sau khi chào đời, hãy chờ đợi khi bạn đã thiết lập một chế độ bú đều đặn. Phải mất vài tuần, khoảng một tháng sau đó mới nên cho ngậm.

    Tập cho trẻ quen dần. Nếu như trẻ không thích ngậm núm vú giả, hãy thử lại sau đó, hoặc quên hẳn nó đi nếu như trẻ không muốn. Không nên bắt ép trẻ.

    Chọn núm vú giả cẩn thận. Một số núm vú giả không chắc chắn, khi trẻ ngậm lâu có thể bị gãy, đứt thành hai mảnh, khiến trẻ bị ngạt thở.

    Dự phòng. Nên mua một vài núm vú giả giống nhau để thay thế khi bị mất. Trẻ rất nhạy cảm, khó chấp nhận kiểu khác thay thế.

    Giữ sạch sẽ. Trước khi cho trẻ ngậm, nhớ rửa sạch bằng nước nóng để tiệt trùng. Sau đó để khô rồi mới cho ngậm. Tuyệt đối không để núm vú tiếp xúc với miệng của bạn vì như vậy vô tình bạn truyền vi khuẩn sang bé.

    Không làm mất giấc ngủ của trẻ. Nếu như núm vú tuột khỏi miệng khi trẻ đang ngủ, không nên cho lại vào miệng, trừ khi trẻ khóc.

    Việc cho trẻ ngậm núm vú giả hay không là phụ thuộc vào bạn cũng như bé của bạn. Nhưng nếu như bé của bạn thường xuyện ngậm núm vú thì bạn hãy cẩn thận lưu ý, vì sức khỏe của con yêu.

    (Theo MSN)
     
  4. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Cho trẻ ăn bổ sung như thế nào?

    Trẻ từ 6 tháng tuổi cần ăn bổ sung vì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Việc cho ăn thêm nếu quá sớm sẽ có hại cho đường tiêu hóa của trẻ, còn nếu quá muộn sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.

    Vì sao nên cho trẻ ăn bổ sung bắt đầu sau 6 tháng tuổi?

    Vì phải đến lứa tuổi này, trẻ mới có biểu hiện thích thú trong ăn uống, thích cho các vật vào trong miệng. Răng bắt đầu mọc, trẻ biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và cử động hàm để nhai. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc.

    Việc ăn bổ sung quá sớm sẽ không có lợi cho cả mẹ và con vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng chỉ chấp nhận thức ăn lỏng, mà giá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung chế biến dưới dạng lỏng thấp hơn sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn và không sạch như sữa mẹ. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt trong sữa mẹ, gây thiếu máu. Các tác hại khác là giảm tần suất bú của trẻ gây giảm tiết sữa; mẹ sớm có thai trở lại, tăng nguy cơ đẻ con thấp cân.

    Có thể bạn chưa biết

    Nếu ăn bổ sung quá muộn thì trẻ thường bị thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh.


    Các loại thức ăn cần cho trẻ ở thời kỳ ăn bổ sung

    Thức ăn cơ bản là loại giàu tinh bột (gồm ngũ cốc và các loại củ, thường được chế biến dưới dạng bột, cháo, súp), thức ăn giàu đạm nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua (được trộn vào bột cháo cho trẻ ăn).

    Các loại đậu đỗ và hạt có dầu: đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đũa, lạc, vừng, hạt hướng dương khi phối hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những món giàu đạm lại rẻ tiền.

    Rau lá màu xanh thẫm và rau quả củ màu vàng: rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền, bí đỏ, cà chua, cà rốt, đu đủ, xoài... cung cấp sắt, vitamin A, vitamin C và chất xơ chống táo bón.

    Dầu, mỡ (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu ngô, dầu cọ và mỡ các loại động vật) là nguồn bổ sung năng lượng cho bữa ăn của trẻ và làm cho thức ăn mềm dễ nuốt, tăng hấp thu vitamin.

    PGS. Đào Ngọc Diễn (SK&ĐS)
     
  5. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Sữa Cho Bé - Những điều Cần Lưu ý

    Khi cần thiết cho trẻ bú một loại sữa nào khác sữa mẹ, bạn cần chú ý để chọn được loại sữa phù hợp, bảo quản và pha chế đúng cách...

    Sữa mẹ - Thức ăn không thể thay thế

    Ngày nay không còn ai nghi ngờ vào sự thật hiển nhiên rằng sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, chỉ dành riêng cho bé. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, do sai sót về cách cho bú nên nhiều bà mẹ, nhất là các bà mẹ có con đầu lòng, cảm thấy thiếu sữa, mất sữa, trẻ chậm tăng cân... Thật ra, các bà mẹ đều đủ sữa để nuôi trẻ khỏe mạnh tới 4 - 5 tháng tuổi, rồi sau đó tập cho trẻ ăn dặm thêm. Chỉ sử dụng các loại sữa khác khi người mẹ phải đi làm. Trong các trường hợp này cần tận dụng tối đa thời gian mẹ còn ở nhà để cho trẻ bú hoàn toàn, đồng thời biết lựa chọn 1 loại sữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ, khả năng kinh tế của gia đình và pha chế cho đúng cách.

    Các loại sữa trên thị trường

    Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau làm cho các bà mẹ nhiều khi lúng túng khi chọn lựa.

    Nhóm sữa dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn:

    Trẻ sau 1 tuổi đường tiêu hóa đã hoàn thiện hơn nên có thể sử dụng các loại sữa dành cho trẻ lớn và người lớn như:

    Các loại sữa tươi trong chai, bịch, hộp...
    Các loại sữa bột bán lẹ nguyeđn kem, tách bơ.
    Có thể bạn chưa biết

    Loại sữa bột đóng hộp dành cho trẻ lớn và người lớn khi pha chế có thành phần giống sữa bò tươi. Sữa gầy (không có chất béo) dành cho người lớn muốn giảm cân và có cholesterol máu cao.


    Trẻ từ 1-15 tuổi nếu gia đình có điều kiện nên cho uống 500ml sữa mỗi ngày. Sữa đặc có đường được dùng khá thông dụng, tuy nhiên có bất lợi là quá nhiều đường. Không nên dùng sữa ở nhóm này để nuôi trẻ < 12 tháng tuổi.

    Nhóm sữa dành cho trẻ dưới 1 tuổi khi không có sữa mẹ:

    Đặc điểm của nhóm sữa này là được chế biến để có thành phần gần với sữa mẹ hơn là sữa bò tươi và các loại sữa ở nhóm trên. Đồng thời phải bảo đảm đạt các tiêu chuẩn của bảng quy định của các tổ chức Quốc Tế về sức khỏe và lương thực WHO/FAO. Do vậy về mặt đại thể chúng tương tự nhau, tức là đều cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và giúp trẻ tăng trưởng tốt nếu được uống đủ số lượng và pha chế đúng cách. Các công ty sữa tiên tiến với công nghệ hiện đại có nhiều nghiên cứu để sữa của họ càng gần với sữa mẹ hơn.

    Có thể chia nhóm sữa này thành 3 nhóm chính:

    Sữa dành cho trẻ sinh ra khỏe mạnh, bình thường như
    Sữa dành cho trẻ sinh non tháng, nhẹ cân
    Sữa dùng trong 1 số bệnh lý: trẻ dị ứng với sữa bò có thể dùng các loại sữa gốc thực vật; trẻ tiêu chảy do kém hấp thu Lactose cũng dùng các loại sữa trên và 1 số sữa gốc động vật nhưng không có đường Lactose. Hiện tại đa số các loại sữa này trên thị trường có công thức số 1 dành cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng và công thức số 2 dành cho trẻ từ 6 tháng đến 1 năm hoặc lớn hơn nữa. Các công thức số 2 có nhiều chất đạm hơn và bao giờ cũng có bổ sung thêm chất sắt.
    Bạn cần lưu ý

    Không nên pha nhiều loại sữa với nhau như cocktail. Chỉ dùng 1 loại sữa mà thôi.


    Cách sử dụng và bảo quản sữa

    Tính toán số lượng sữa cần thiết:

    Điều này đặc biệt cần thiết để: Kiểm tra bé có uống đủ sữa không; gia đình có khả năng để mua đủ số lượng cần thiết loại sữa này hay không? Nên lưu ý điều trước tiên bà mẹ cần mua đủ số lượng rồi sau đó mới nghĩ đên loại sữa nào trong điều kiện hiện nay.

    Tháng thứ nhất trẻ cần: 5 hộp loại 400 - 500gr
    Tháng thứ II: 6 - 7 hộp loại 400 - 500gr
    Từ tháng thứ III: 8 - 9 hộp loại 400 - 500gr
    Tổng cộng trẻ cần 44 - 45 hộp trong 6 tháng đầu và khoảng 80 hộp cho 1 năm đầu.

    Lựa chọn sữa:

    Bà mẹ nên tham khảo ý kiến nhân viên y tế và dựa vào khả năng kinh tế của mình để quyết định mua 1 loại sữa. Khi mua nên lưu ý:

    Sữa còn trong hạn sử dụng: thường được ghi ở dưới đáy hộp, ví dụ: 10-1994; 10-1997 có nghĩa là sản xuât vào tháng 10-1994 và hết hạn vào tháng 10-1997, có loại chỉ ghi ngày hết hạn.
    Hộp sữa nguyên vẹn không bị méo hoặịc có vết lõm, được bảo quản ở nơi mát, không bị phơi ngoài nắng. Có những hộp sữa còn hạn sử dụng nhưng do người kinh doanh bảo quản không tốt nên khi mở có mùi khó chịu thì không được cho trẻ uống.
    Cách pha chế:

    Chỉ dùng muỗng lường có trong hộp. Thông thường 1 muỗng gạt pha với 30ml nước hoặc 60ml (đối với loại có muỗng lường lớn gấp đôi). Dùng nước ấm cho vào bình tới số lượng cần thiết, sau đó mới cho sữa vào và lắc đều. Dốc ngược bình sữa chảy từng giọt tiếp nhau là tốt, chảy thành tia là lỗ núm vú quá lớn hoặc ngược lại từng giọt chậm là quá nhỏ. Nhỏ vài giọt vào lưng bàn tay nếu thấy ấm là vừa cho trẻ bú. Khi đã mở hộp sữa cần dùng trong vòng 1 tháng.

    Lưu ý: Khi đã lựa chọn 1 loại sữa nên tiếp tục dùng suốt thời gian cần thiết. Không nên thay đổi sữa liên tục. Các bà mẹ thường tự ý đổi sữa khi thấy trẻ tăng cân chậm, bú ít, bón, tiêu chảy... Thực ra đây thường là sai sót trong cách pha chế, cách cho ăn, hoặc trẻ bệnh, không phải do sữa.

    Bao SK&DS
     
  6. Cún Đầu Lòng

    Cún Đầu Lòng Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/11/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    106
    Điểm thành tích:
    43
    Bố Khoai ơi cho em hỏi 1 tý, bé nhà em được 7,5 tháng bây giờ đang ăn 2 bữa mặn/ngày tổng cộng 2 bữa em cho ăn 70gr thịt/ngày và khoảng 550ml sữa nữa. Bây giờ em muốn tăng lên 3 bữa thì tăng lượng thịt lên 100gr có được không bố khoai nhỉ, vì nửa tháng nay em thấy bé chỉ lên được có 1,hay 2 lạng thôi.
     
  7. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Bé ở độ 7,5 tháng là đã đến giai đoạn chững và lên cân ít chứ không lên cân như hồi đầu đâu, bé khoai tầm 7 tháng được 9,5 kg từ đó đến nay không lên cân nữa đến giờ hơn 10 tháng rồi mà chỉ có 10 kg thôi .
    Tăng bữa ăn theo độ tuổi như vậy là hợp lý rồi, còn lượng thịt(cá, tôm) : từ 100 - 120g là dành cho trẻ từ 1-2 tuổi đó, bạn có thể giảm đi 1 chút, có thể thay đổi thịt bằng tôm, cá ...vừa đủ chất cho bé vừa tránh việc bé ăn mãi loại thức ăn đó gây chán .
    Việc bé không tăng cân nhiều không phai lo, chủ yếu là bé ăn tốt, đảm bảo sức khoẻ ..
     
  8. Cún Đầu Lòng

    Cún Đầu Lòng Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/11/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    106
    Điểm thành tích:
    43
    Bé nhà em tròn 7 tháng cũng được 9,5kg BK ạ, em cũng chưa biết sẽ cho thêm bữa nữa vào lúc nào vì 11h mới ăn bữa đầu tiên vì bé dậy muộn và 11h đêm mới ngủ, BK tư vấn cho em với
     
  9. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    BẠn nên luyện cho bé thức và ăn sáng vào bữa trưa vào lúc 11 - 12 h và bữa tối vào lúc 19 h - 20 h (Đây là các bữa ăn bột chưa tính ăn sữa và thức ăn khác)

    BAn ngày bé lớn rồi có thể cho bé chơi nhiều để đêm bé ngủ sớm tốt hơn, sau ăn cháo và trước khi ngủ cho bé ăn thêm sữa
     
  10. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Kéo topic này lên thôi chôi đi xa quá
     
  11. mebebach

    mebebach Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/1/2006
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Con nhà em 7 tháng được 9kg, dài 68cm nhưng không chịu ăn bột, mỗi ngày ăn khoảng 800-850ml sữa (5bữa). Em tập mãi mà cháu không muốn ăn bột . Em chỉ còn cách cho vào sữa một ít bột ăn liền ăn vào bữa 9h sáng, và các bữa sau thì ăn thêm nước cơm với sữa thôi, chẳng biết làm thế nào . Bố Khoai có cao kiến gì thì mách em với .
     
  12. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Không biết con nhà bạn khi tập ăn dặm ăn loại bột gì, thường thì khi tập ăn cho bé ăn bột ăn liền ngọt nấu loãng để bé quen đã rồi mới dần cho bé ăn nấu đặc thêm chút, khi nào bé ăn tốt rồi thì xen kẽ cho bé ăn bột măn.
    Nếu như bạn cho bé ăn bột đó mà bé khôgn thích thì đổi bột khác, bé 7 tháng trộm vía như vậy là rất tốt rồi, hồi Khoai 7 tháng thì được 9,5 kg. Ở tầm này bé chủ yếu ăn sữa nhiều, bạn không phải lo về dinh dưỡng
    Bạn hãy làm thử cách này sau 1 thời gian tập ăn bột ngọt, bạn hãy nấu 2 bữa cháo trắng, chế biến thức ăn riêng rồi cho chao vào máy say sinh tố xay nhừ cùng với thức ăn nấu sẵn xong đổ ra đun lại chút và cho bé ăn, hương vị rất ngon, chất lượng tuyệt hảo .

    Chúc bé ngon miệng nhé
     
  13. menhia

    menhia Banned

    Tham gia:
    16/5/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bé nhà tớ mới 6.5 tháng thôi,giờ tớ cho ăn bột mặn rôi, nhưng hồi 5 tháng khi tập ăn dặm tớ cũng cho ăn bột ăn liền. Có rất nhiều loại bột ăn liền đấy, nếu bé ko thích loại này thì bạn nên đổi sang loại khác xem. Tớ cho bé nhà tớ ăn Gaber thấy bé nhà tớ thích ăn lắm. Bạn thử đổi sang loại này xem. Trên diễn đàn này có mẹ bán Gaber đấy
     
  14. mebebach

    mebebach Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/1/2006
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn mọi người đã chia sẻ . Em cũng đã tập cho cháu ăn đủ loại từ bột ngọt ăn liền rồi bột mặn nhưng cũng chỉ được vài thìa thôi. Cháu không hào hứng ăn bằng thìa . Cũng loại bột ngọt như vậy pha loãng cho vào bình thì cháu vẫn bú , còn bột mặn thì cháu có vẻ không thích . 7 tháng mà chưa ăn được bột mặn thì có tốt không ? Em chỉ sợ cháu thiếu chất thôi .
     
  15. thanhhuyen81

    thanhhuyen81 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/3/2007
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    cho mình hỏi mẹ nào ban bột Gaber vậy, mẹ nó cho minh biết số dt được ko, cam ơn mẹ nó trước nha
     
  16. Hai Anh

    Hai Anh 0904173789

    Tham gia:
    27/7/2005
    Bài viết:
    8,992
    Đã được thích:
    736
    Điểm thành tích:
    823
    Hi hi, sửa lại tí, bột Gerber ạ, không phải bột Gaber. Mẹ nó liên hệ mẹ Mactoc đi.
     
  17. hanhtm

    hanhtm Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Bé nhà em còn tệ hơn nhiều, giờ gần 11 tháng rồi mà cũng may mới được 9kg đấy ạ.
    Nhờ bố Khoai tư vấn cho vụ ăn của bé hàng ngày và lượng ăn ntn là OK với ạ, bé nhà em không chịu ăn sữa, em phải chế thêm bột ăn liền vào bé mới chịu.
    Dù biết lượng sữa mỗi ngày của bé là quá ít (tối đa được 400-500) nhưng không thể nhồi được. Phải làm sao cho bé đủ chất giờ Bố Khoai nhỉ
     
  18. MePrince

    MePrince Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/6/2007
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Bo Khoai oi!Con minh duoc 6 thang roi ma chi co 7,6kg.Chau len can rat cham,minh da cho chau an dam roi.Trong chao minh co bo thit, tom.Minh muon bo ca cho chau an nhung khong biet mua loai ca nao.Bo khoai co the huong dan cho minh khong?
     
  19. lanvi

    lanvi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    29/6/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Lanvi cũng đang lo lắng không biết là nên cho be' ăn dặm ngay khi vừa 6 tháng hay là lúc này. Hiện giờ con trai của lanvi được 5,5 tháng. Nhưng mỗi ngày cũng chỉ đang uống sữa mà thôi. lanvi rất muốn cho con trai an dặm bây giờ nhưng mọi người nói không tốt vì hơi sớm với số tháng. Tuy nhiên, mỗi khi nhìn người lớn ăn thì babie dường như thèm lắm...
     
  20. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Bé nhà em 10 tháng được 11 kg thì có gầy qáu không bác sỹ dạo này bé còn chán ăn nữa nên mẹ lo lắm sợ bé ăn ít quá nhưng không biết làm sao cả.
     

Chia sẻ trang này