Toàn quốc: Hàng Đặc Biệt Fendona*thuốc Diệt Muỗi Kiến Gián Rận Dệp*thuốc Diệt Chuột Thế Hệ Mới

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi meomun03, 17/11/2009.

  1. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ


    Chị pm em rồi nhé :D .
     
  2. ng0c_xyh

    ng0c_xyh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/6/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    chị ơi cho e hỏi là dùng giấy dán tường có dùng thuốc xịt muỗi này đc ko ạ?
    thuốc xịt có mùi gì ko hả chị? chị pm vào inbox giúp em nhé, em sợ ko tìm lại đc topic, em cảm ơn chị nhiều!
     
  3. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Cám ơn em đã quan tâm , chị pm cho em nhé :D
     
  4. vibeyeu

    vibeyeu Thành viên kim cương

    Tham gia:
    23/5/2009
    Bài viết:
    7,579
    Đã được thích:
    1,643
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    chị ui, chị đạt giải nhà em......đấu giá hôm qua. chị có nhận hoặc không thì pm cho em nhận sp nhé
     
    meomun03 thích bài này.
  5. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Chị đã pm cho em rồi em gái nhé :D

    Cám ơn em nhiều :D
     
  6. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    CÁCH PHÒNG BỆNH MÙA HÈ


    Mùa hè, các bệnh thời tiết như say nắng, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm mũi - họng, viêm phổi; các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, tay - chân - miệng, cúm, sốt xuất, viêm não... gia tăng mạnh. Cần lưu ý để phòng ngừa các bệnh này.
    1. Tắm gội hằng ngày

    Tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

    2. Cần uống đủ nước

    Khi làm việc hay đi học trong những ngày nắng nóng; nhớ đội nón, đội mũ rộng vành... để không bị say nắng.

    3. Không uống nhiều nước đá

    Không ăn những thức quá lạnh.không nên uống nhiều nước đã trong một thời gian ngắn đối với trẻ nhỏ thì nên tránh hẳn
    4. Không để quạt điện xối thẳng vào người

    Nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra - vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.

    Người bệnh tăng huyết áp càng phải thận trọng, không đột ngột ra - vào phòng đang chạy máy điều hòa nhiệt độ hay đột ngột từ phòng điều hòa bước ra ngoài trời nắng nóng... để tránh xảy ra tai biến mạch máu não.

    5. Do thời tiết nóng bức, cơ thể bị mệt mỏi

    Mồ hôi ra nhiều làm mất nhiều muối khoáng (chất điện giải) gây giảm độ toan của dịch vị sinh chán ăn. Ăn ít, uống nước nhiều, dịch vị đã ít lại bị pha loãng làm khả năng sát khuẩn của dịch vị giảm sút, vi sinh vật gây bệnh có cơ hội xâm nhập đường tiêu hóa và gây bệnh.

    Do vậy, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie...)
     
  7. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Mẹo phòng bệnh viêm họng mùa hè :
    Gừng và mật ong có khả năng bảo vệ họng rất tốt.
    Viêm họng là một bệnh rất phổ biến ở nước ta do môi trường ô nhiễm, do uống nước lạnh kết hợp với thức ăn ướp muối khiến cổ họng bị ngứa sau đó tổn thương gây nên viêm họng. Ngoài ra viêm amidan cũng là nguyên nhân gây ngứa họng và ho.
    Khi bị viêm, bắt buộc chúng ta phải dùng kháng sinh nhưng kháng sinh cũng gây hại cho sức khoẻ và nếu dùng lâu, dùng nhiều gây nhờn thuốc khiến thuốc không còn tác dụng. Điều tốt nhất là bạn cần bảo vệ họng không bị viêm ngứa trở lại và những cách sau sẽ giúp bạn điều đó:
    1. Đừng bao giờ coi thường bàn chải đánh răng vì nó là một trong những nguyên nhân gây viêm họng và miệng do vi khuẩn bám trên bàn chải. Hãy pha một cốc nước muối nóng hàng sáng để tẩy uế bàn chải trước khi đánh răng như vậy nó cũng giúp cho bàn chải luôn sạch sẽ.
    2. Cây đinh hương là chất khử trùng tự nhiên rất hiệu quả để điều trị viêm họng và miệng. Nhai một ít đinh hương mỗi sáng (sau khi ngắt bỏ hoa) sẽ bảo vệ họng tránh khỏi những vi khuẩn, vi trùng có hại xâm nhập.
    3. Tuy nhiên, nếu bạn không thích mùi vị của cây đinh hương, bạn có thể thay thế nó bằng cách nhai 5 đến 6 lá húng quế. Trồng một chậu húng quế nhỏ ở trước nhà vừa làm cảnh và cũng vừa là phương thuốc giúp bạn tránh bị viêm họng mỗi ngày.
    4. Một cách đơn giản khác là ép một ít nước gừng tươi (khoảng 3 - 4 ml) vào buổi sáng. Trộn với 5ml mật ong và uống nó sau khi đánh răng. Gừng và mật ong sẽ bảo vệ họng bạn suốt cả ngày.
    5. Một loại thảo dược khác cũng có tác dụng tượng tự là nghệ. Nghệ có thành phần chống dị ứng sẽ giúp chống lại các điều kiện gây viêm dị ứng họng. Để sử dụng nghệ có hiệu quả, bạn nên pha một ít muối với 5g bột nghệ vào nửa cốc nước nóng và uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
    6. Các cách trên cần được kết hợp với thói quen súc họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng. Thói quen tốt này sẽ giúp tẩy trùng họng và miệng, nó có tác dụng bảo vệ họng khỏi viêm nhiễm trong thời gian dài.
    7. Nếu bạn còn lo lắng gì về việc đau họng và cuống phổi do thời tiết và môi trường làm việc ô nhiễm thì có thể nhai một miếng nhỏ đường thô (đường thốt nốt) trong ngày. Đường thốt nốt sẽ làm sạch và giữ cho họng, cuống phổi không bị khô rát.
    Hãy biết cách bảo vệ bạn trước khi bị viêm họng phải dùng kháng sinh bạn nhé.
     
  8. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Cách hay để mẹ phòng tránh muỗi đốt cho bé yêu



    Chọn mặc màu sắc quần áo tươi sáng vì muỗi có xu hướng bị thu hút bởi những gam màu tối là một cách chống muỗi khá hiệu quả.

    1. Muỗi bị hấp dẫn bởi những mật hoa hoặc thịt động vật có vú trong đó có con người. Để tránh muỗi đốt, khi ở ngoài trời nên mặc quần kín đáo. Vì vậy khi chọn quần áo cho bé, mẹ hãy chọn màu sắc quần áo tươi sáng vì muỗi có xu hướng bị thu hút bởi những gam màu tối. Vải ka ki, vải len không có sức hút đặc biệt đối với muỗi.

    2. Muỗi cũng bị thu hút bởi một số mùi hương cơ thể. Vì lý do này mà muỗi thường “lựa chọn” đốt một số cá nhân hơn những người khác trong đám đông. Có thể tránh bị muỗi đốt bằng cách tránh hương thơm của các nước hoa, xà phòng, dầu gội, và kem. Nhất là không nên sử dụng xà phòng thơm cho trẻ vào mùa hè vì trẻ là đối tượng dễ bị muỗi tấn công nhất. Những trẻ ra nhiều mồ hôi cũng dễ bị muỗi tấn công vì vậy mẹ nên lưu ý luôn giữ cho cơ thể con được sạch sẽ.

    3. Muỗi thường hoạt động mạnh từ hoàng hôn cho tới sáng. Đặc biệt, muỗi sinh sản mạnh hơn khi thời tiết nóng hoặc ẩm ướt. Vì vậy để phòng tránh muỗi, hãy lưu ý những thời điểm này.



    4. Mẹ hãy cố gắng tránh cho con tiếp cận với những khu vực đầm lầy - nơi có rất nhiều muỗi.

    5. Các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) khuyến cáo sử dụng thuốc chống côn trùng trên da. Các hợp chất hiệu quả nhất là DEET (N, N-diethyl meta-toluamide), picaridin, và dầu bạch đàn chanh. Lưu ý, sản phẩm có chứa DEET không nên sử dụng ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Tránh tiếp xúc các hợp chất chống muỗi với mắt và miệng.



    6. Muỗi đẻ trứng dưới nước bởi vậy hãy loại bỏ nước đọng xung quanh nhà, phát quang bụi rậm và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

    7. Đừng quên mắc màn khi ngủ là cách phòng chống muỗi hiệu quả nhất.

    8. Phun thuốc diệt côn trùng.



    9. Sử dụng những loại dầu từ các loại thực vật, như chanh, sả, quế, hương thảo, bạc hà,.. cũng có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.

    10. Nếu con bị muỗi đốt, mẹ có thể trị bằng cách xoa dầu khuynh diệp, xoa nước muối, nước dấm loãng, nước cốt chanh hoặc rửa ngay vết muỗi đốt với xà phòng sẽ giúp bé giảm sưng ngứa và đỏ.

    Theo Afamily
     
  9. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Gian 38A............chị nhớ rùi :D .
     
  10. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ


    hôm nào cần nhắn chị chị mang qua cho nhé :D
     
  11. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Cách xử lí muỗi phòng sốt xuất huyết :

    Trong thời gian qua, sốt xuất huyết đã phát triển và bùng phát thành dịch ở một số nơi. Mặc dù công tác truyền thông giáo dục sức khỏe triển khai một cách tích cực, vận động cộng đồng cùng tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống nhưng trên thực tế hiệu quả đạt được còn hạn chế.

    Vị trí muỗi truyền bệnh sinh sản quanh nhà

    Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Aedes aegypti thường thích đẻ trứng ở những chỗ chứa nước sạch tạm thời ở trong nhà và quanh nhà. Trứng sẽ phát triển qua các giai đoạn bọ gậy, cung quăng và muỗi trưởng thành để thực hiện vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết. Phần lớn những nơi chứa nước sạch ở quanh nhà chỉ là tạm thời, thường là nước mưa. Các vũng nước mưa ở trong vườn có thể khô cạn sau vài ngày hoặc vài tuần. Các điểm sinh sản quanh nhà của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có thể tìm thấy ở nhiều nơi. Vì vậy cần phải kiểm tra thường xuyên để xử lý những chỗ này nhằm góp phần trong việc phòng bệnh, nhất là khi dịch bệnh có khả năng phát triển.

    ác điểm sinh sản quanh nhà của muỗi thường gặp:

    Các can đựng và vật chứa bằng nhựa không sử dụng.
    Chai, lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa.
    Vỏ dừa, gáo dừa.
    Lốp xe cũ các loại.
    Lu, vại chứa nước, thùng phi.
    Bể chứa nước.
    Bẹ lá cây chuối.
    Máng nước trên mái nhà.
    Kỷ đựng chậu cây cảnh.
    Các mảnh vỡ của vỏ chai cắm trên tường để chống trộm.
    Các khuôn gạch hoa làm tường không sử dụng.
    Rìa trên của tường nhà.
    Các hố tường hàng rào quanh nhà.
    Các hố cây, hốc cây.
    Các ống tre, nứa làm hàng rào quanh nhà.
    Biện pháp xử lý

    Khẩu hiệu hành động của ngành y tế là “Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”. Vì vậy mọi người, mọi nhà cần có nhận thức đầy đủ về vấn đế này để thực hiện các biện pháp can thiệp bằng cách xử lý, hủy bỏ, triệt phá những nơi đã nêu trên vì nó có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản, đẻ trứng, phát triển và truyền bệnh.

    Biện pháp đơn giản nhất là xử lý rác thải an toàn thông qua hệ thống thu gom rác hoặc đem chôn, đậy kín các lốp xe cũ không sử dụng hoặc vất bỏ đi, lấp các hố tường bằng cát hoặc xi măng, thường xuyên nạo vét máng nước; lấp đầy các hố cây, hốc cây bằng cát hoặc xi măng; cắt các ống tre, nứa làm hàng rào đến sát đốt; che lu, vại chứa nước bằng nắp đậy khít, che miệng thùng phi bằng vải hoặc lưới...

    Đơn cử một trường hợp, trong đợt sốt xuất huyết bùng phát vừa qua, đến thăm một gia đình có cả 4 người đều bị sốt; kiểm tra máng nước trên mái nhà tìm thấy nhiều chỗ nước mưa đọng lại, đã phát hiện nhiều cá thể bọ gậy và cung quăng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Aedes aegypti. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều người trong nhà bị mắc bệnh, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Gia đình đã được tư vấn, giải thích và hướng dẫn kiểm tra định kỳ máng nước, nạo vét máng nước thường xuyên. Khuyến cáo cần phải cọ rửa và cải tạo, nâng cao độ dốc của máng nước với tỷ lệ 1 cm độ dốc cho 10 m độ dài của máng nước để tránh nước đọng.

    Phòng, chống sốt xuất huyết muốn hiệu quả cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng người dân. Khi bệnh đã bùng phát, việc phun hóa chất diệt muỗi để hạ thấp mật độ hoạt động của muỗi trưởng thành truyền bệnh chỉ là giải pháp tình thế. Phòng bệnh phải bắt đầu từ các biện pháp triệt phá những nơi muỗi sinh sản, đẻ trứng mới mang tính chủ động và bền vững. Các hộ gia đình có thể tự tiến hành được những biện pháp đơn giản, rẻ tiền và không cần phải có sự giúp đỡ, tư vấn từ bên ngoài
    .
     
  12. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Sướng nhất cô rùi đấy :D .
     
  13. seomun

    seomun 01656.111.933

    Tham gia:
    22/9/2011
    Bài viết:
    9,365
    Đã được thích:
    2,453
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    mong đc pục vụ chị ạ
    chị ơi, chị ở cũng ngõ với mehah ạ
     
    meomun03 thích bài này.
  14. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    CHị ở âu cơ và gửi hàng ở nhà chị mehah
     
  15. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Các bệnh do muỗi truyền

    VIÊM NÃO NHẬT BẢN

    1. Định nghĩa

    Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi một loại siêu vi trùng thuộc nhóm Arbovirus có ái tính với tế bào thần kinh, có tên là virút viêm não Nhật Bản. Virút lây truyền qua người nhờ trung gian là muỗi. Bệnh có thể xảy ra rải rác hay thành dịch.

    Tùy theo mức độ và vị trí bị tổn thương tại hệ thần kinh trung ương (HTKTW), lâm sàng sẽ có biểu hiện triệu chứng của nơi bị xâm phạm như: viêm não, viêm màng não, viêm sừng trước tủy sống hoặc bệnh cảnh phối hợp: viêm não màng não, viêm não màng não tủy sống.

    2. Tác nhân gây bệnh

    Virút VNNB thuộc họ Togaviridae trong nhóm B của các Flavivirus.

    Hình thái:

    Hình cầu, nhân chứa ribonucleic acid (RNA), kích thước 45 - 50nm, bao quanh bởi cấu trúc hình khối gọi là capsid, phần vỏ giàu chất lipid.

    Sức để kháng:

    Virút VNNB dễ mất hoạt lực ở nhiệt độ 560C trong nửa giờ hoặc formalin 0,2%, ether, Na deoxycholate, bị bất hoạt nhanh bởi tia tử ngoại.

    Nuôi cấy:

    Có thể nuôi cấy virút trên tế bào thận heo, thận chuột, trên não chuột bạch sơ sinh, não chuột bạch trưởng thành hoặc trên tế bào của tổ chức côn trùng như muỗi.

    Virút VNNB có ba loại protein kháng nguyên: protein màng M, protein lõi C, protein vỏ E. Kháng nguyên vỏ E đóng vai trò quan trọng nhất trong bước đầu tiên của phản ứng virút với tế bào ký chủ và tạo ra kháng thể miễn dịch bảo vệ cơ thể.

    3. Dịch tễ học

    VNNB lưu hành rộng rãi ở các nước trong vùng Đông Á, Nam Á, và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

    Bệnh đã được nói tới vào đầu thập niên 1870 tại Nhật Bản mãi đến năm 1924 mới biết rõ về lâm sàng qua trận dịch lớn với 6.000 trường hợp, và tỷ lệ tử vong vào khoảng 60%, bệnh được gọi là "viêm não mùa hè". Năm 1935 người ta phân lập được virút từ não của một bệnh nhân tử vong tại Tokyo, và cung cấp được chủng Nakayama nguyên mẫu. Virút này được gọi là virút VNNB B có liên quan đến dịch viêm não mùa hè tại Nhật Bản.

    Năm 1952, virút VNNB đầu tiên được phân lập từ một lính viễn chinh Pháp tại miền Bắc Việt Nam, tiếp theo đó năm 1953 có 98 trường hợp VNNB trong quân đội viễn chinh Pháp.

    Trong thập kỷ 1960 có nhiều trận dịch viêm não siêu vi được gọi là hội chứng viêm não cấp tính gọi tắt là hội chứng não cấp (HCNC), xảy ra tại hầu hết các địa phương ở miền Bắc, nhất là ở miền trung du và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nơi tỷ lệ mắc bệnh hằng năm lên tới 6 - 10/100.000 dân với tỷ lệ tử vong từ 5,7% - 28,5% và siêu vi VNNB là tác nhân gây ra 50% - 70% HCNC.

    Tại miền Nam viêm não siêu vi xảy ra rải rác quanh năm, số mắc cao nhất vào năm 1980 với tỷ lệ 4,95/100.000 dân và tỷ lệ tử vong 27,46%, thưòng tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa của miền Nam, nơi có thói quen nuôi heo gần nhà. Chưa tiến hành nghiên cứu có hệ thống tại đây, nhưng qua kết quả báo cáo sơ bộ của bệnh viện lớn tại TP. HCM, từ 64% - 69% hội chứng não cấp nhập viện có tác nhân gây bệnh là virút VNNB, với tỷ lệ tử vong vào khoảng 16%.

    Về mặt dịch tễ học bệnh VNNB có đặc điểm chung như sau:

    Nguồn lây:

    Chim là vật chủ quan trọng chứa virút VNNB. Người ta phân lập được virút VNNB từ nội tạng của chim hoang dã (chim liếu điếu, và một số loại chim khác), chim mang virút huyết kéo dài nhưng lại không biểu hiện bệnh, và nguồn lây nhiễm cho các loài muỗi trong thiên nhiên.

    Qua điều tra giám sát về huyết thanh, hầu hết gia súc gần người như trâu bò, dê, cừu, chó, đều có thể nhiễm virút VNNB, nhưng chỉ có heo, ngựa có biểu hiện bệnh, như viêm não ở ngựa, virút có thể qua nhau, nhiễm bào thai ở heo nái và gây thai chết, hoặc xẩy thai. Tuy nhiên chỉ có heo là nguồn nhiễm virút huyết quan trọng truyền cho muỗi vì: (1) Heo đẻ được nhiều lứa, tạo ra số lượng một quần thể heo cảm nhiễm mới (2) Luân chuyển thường xuyên mỗi 6 - 8 tháng (3) Chỉ số heo nhiễm virút trong tự nhiên cao hơn tất cá gia súc khác (4) Nhiễm virút máu ở heo thường cao nên dễ truyền virút qua muỗi.

    Trung gian truyền bệnh:

    Hiện nay người ta đã phát hiện được virút VNNB ở 30 loài muỗi khác nhau thuộc 5 họ Culex, Anopheles, Aedes, Mansoni va Amergeres, trong đó có 2 loại C. Tritae, C. vishnui là vật chủ trung gian có khả năng truyền bệnh cao. Muỗi hút máu động vật là heo, chim trong thời kỳ nhiễm virút huyết, virút nhân lên trong muỗi với hiệu giá cao, sau đó có khả năng truyền bệnh suốt đời và có thể truyền virút sang thế hệ sau qua trứng.
    Phân bố theo mùa

    Khí hậu với những yếu tố nhiệt độ và mưa cũng có ảnh hưởng đến tình hình bệnh. Vào mùa mưa, ruộng lúa đầy nước tạo điều kiện tốt cho muỗi sinh sản và phát triển mạnh trong thiên nhiên, trùng hợp với thời điểm bệnh xảy ra nhiều.

    Vào mùa hè thời tiết nóng, ở nhiệt độ từ 270C - 300C, virút thường phát triển tốt trong cơ thể muỗi. Nếu dưới 200C thì sự phát triển của virút dừng lại.

    Đó là lý do tại sao mô hình dịch tễ học lại khác nhau giữa hai miền Nam, Bắc Việt Nam.

    Tại Miền Bắc bệnh giảm nhiều vào những tháng lạnh, tăng vào những tháng hè và đỉnh cao vào tháng 5 - 6 - 7. Tại miền Nam, thời tiết nóng bệnh rải rác quanh năm.

    Phân bố theo tuổi:

    Tất cả mọi lứa tuổi chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh. Ở những vùng có bệnh VNNB lưu hành, trẻ em sớm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nên tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ cao thường từ 2 - 10 tuổi, phần đông ở thể không triệu chứng lâm sàng, số lượng trẻ có kháng thể đặc hiệu tăng theo tuổi nên tỷ lệ mắc bệnh giảm ở trẻ lớn và người lớn.



    BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT


    Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung.

    Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Ở miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Aedes aegypti. Bệnh SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.

    Chẩn đoán xác định trong phòng thí nghiệm bằng phân lập/ phát hiện vật liệu di truyền hoặc kháng nguyên vi rút trong máu trong vòng 5 ngày đầu kể từ khi sốt hoặc phát hiện kháng thể kháng vi rút Dengue IgM đặc hiệu trong huyết thanh từ sau ngày thứ 5.

    Tác nhân gây bệnh: do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 típ huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

    Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời.

    Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.

    Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.

    Phòng chống bệnh SXHD: Đến nay, bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văcxin phòng bệnh, vì vậy diệt véc tơ đặc biệt là diệt bọ gậy (lăng quăng) với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD.

    Giảm nguồn sinh sản của véc tơ

    Lăng quăng muỗi Aedes (muỗi vằn) có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà, vì vậy xử lý dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh sản là biện pháp rất hiệu quả trong phòng chống véc tơ.

    a. Xử lý dụng cụ chứa nước

    - Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh...): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá...).

    - Dụng cụ chứa nước phế thải (lốp xe hỏng, vật dụng gia đình bỏ không...): thu dọn và phá huỷ.

    - Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...): loại bỏ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.

    b. Chống muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ tích trữ nước (chum, vại, phuy, bể...)

    - Đậy thật kín bằng nắp hoặc vải để ngăn không cho muỗi đẻ.

    - Thả cá và các tác nhân sinh học khác

    - Chọc thủng hốc cây, bịt lấp đỉnh cọc rào, lọc nước loại bỏ bọ gậy, dội nước sôi vào thành vại để diệt bọ gậy và trứng khi còn chứa ít nước...

    - Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hoà nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus.

    c. Loại trừ ổ bọ gậy

    - Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc huỷ bỏ bằng chôn, đốt.

    - Lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm.

    - Xử lý hốc cây, kẽ lá cây (chuối, cọ, dừa...) bằng chọc thủng, cho hoá chất diệt bọ gậy.

    Phòng muỗi đốt: Làm lưới chắn ở cửa ra vào, cửa sổ. Ngủ màn ban ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ.

    Xua, diệt muỗi : Bằng hương muỗi, bình xịt thuốc cá nhân, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre, rèm tẩm hoá chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ, vợt điện..


    Định nghĩa ca bệnh:

    Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXHD trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

    - Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

    + Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn,

    + Da xung huyết, phát ban.

    + Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

    + Vật vã, li bì,

    + Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.



    Ths.Lý Huỳnh Kim Khánh
     
  16. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ


    Chị cũng mong được phuc vụ em :D
     
  17. mehavy

    mehavy Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/3/2010
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Em nhắn mà không thấy chị trả lời .
     
    meomun03 thích bài này.
  18. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Chị không nhận được tin nhắn của em :D
     
  19. JLO

    JLO Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/8/2009
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    bạn ơi, cho mình 5 gói thuốc muỗi đến Phố Hàng Chuối nhé. Trộm vía, năm ngoái xịn có 2 gói thôi mà sạch muỗi, kiến, gián đến tận giờ mới thấy xuất hiện lại. Mình PM địa chị và ĐT nhé.
     
    meomun03 thích bài này.
  20. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc diệt MUỖI-KIẾN-GIÁN-CÔN TRÙNG không độc hại hiệu quả cao.Thuốc diệt CHUỘT thế hệ

    Đấu giá vui quá mẹ Tôm nhỉ ? .
     

Chia sẻ trang này