Chế độ ăn cho trẻ từ 0-3 tuổi

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi MeLuti, 20/1/2006.

  1. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh

    1- Giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi

    - Nếu trẻ bú mẹ thì nên cho bú theo nhu cầu, không cần chia số bữa theo giờ nhất định. Nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ đến hết 4 tháng tuổi. Từ 5 tháng tuổi trở đi vẫn cho bú mẹ nhưng có thể tập cho trẻ cho ăn thêm theo hướng dẫn ở mục dưới đây.
    - Nếu nuôi trẻ bằng cách xen kẽ sữa bò và sữa mẹ thì số lượng ăn tính phức tạp hơn. Thường thì các bữa trẻ bú mẹ nên cho bé bú đủ no theo nhu cầu. Những bữa nuôi bằng sữa bò thì số lượng được tính theo công thức như khi nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò.
    - Nếu nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò thì số bữa và số lượng ăn của mỗi bữa có thể được tính như sau :
    * Trẻ mới đẻ đến đầy tháng tuổi : cho trẻ ăn từ 6-7 bữa sữa dành cho trẻ sơ sinh.
    + Ngày đầu tiên và ngày thứ hai cho trẻ ăn chừng 10 ml một bữa.
    + Từ ngày thứ ba đến ngày thứ 8 cho trẻ ăn tăng thêm khoảng 10 ml một bữa, sao cho đến ngày thứ 8, số lượng ăn của trẻ khoảng 70 ml một bữa.
    + Từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 15, tăng dần số lượng lên đến khoảng 90 ml / một bữa.
    + Từ ngày thứ 15 - 30, tăng dần số lượng lên đến khoảng 100ml / một bữa.
    * Tháng thứ hai : Nên cho trẻ ăn chừng 6 bữa sữa , số lượng ăn là khoảng 110ml / một bữa.
    * Tháng thứ 3 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.
    * Tháng thứ 4 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 130ml và khoảng 2-3 thìa cà phê nước quả.
    * Tháng thứ 5 : 5 bữa, số lượng cho mỗi bữa khoảng chừng 140-150 ml, số bữa có thể được chia như sau
    + Bữa sáng : Sữa bò (hoặc bú mẹ)
    + Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 4 thìa cà phê nước quả. Sau đó trẻ có thể ngủ một giấc giữa chừng.
    + Trẻ ngủ dậy cho ăn bữa tiếp theo bằng rau củ nghiền pha sữa hoặc nước cháo pha sữa + 2-3 thìa sữa chua.
    + Sữa bò hoặc bú mẹ.
    + Bữa lót dạ chiều có thể cho trẻ ăn hoa quả nghiền + hoặc 2+3 thìa sữa chua nếu bữa trưa chưa ăn.
    + Sữa bò hoặc bú mẹ.
    + Sữa bò hoặc bú mẹ.
    * Tháng thứ 6 : (Lưu ý cho trẻ ăn bột loãng). Số lượng mỗi bữa ăn khoảng 150-170 ml trừ bữa hoa quả nên cho trẻ ăn theo nhu cầu.
    + Bữa sáng : sữa bò (hoặc bú mẹ)
    + Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 15-20 ml nước quả. Sau đó thường trẻ sẽ ngủ giấc buổi sáng
    + Ngủ dậy nên cho trẻ ăn bữa chính là bột gạo hoặc rau củ nghiền với khoảng 40 gr thịt nạc ninh nhừ và xay mịn + 3-4 thìa sữa chua.
    + Bu dau gio chieu : Sữa đậu nành, sũa bò hoặc bú mẹ. Sao do tre thuong ngu giac buoi chieu
    + Bữa lót dạ chiều luc ngu day : hoa quả nghiền cộng sữa chua nếu bữa trưa trẻ chưa ăn.
    + Bữa chiều tối : bột sữa
    + Bữa tối : sữa bò hoặc bú mẹ.
    Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm pho mai loại hộp tuơi.
    ***Những điểm cần lưu ý :
    - Các bữa ăn sữa hoặc bột nên cách nhau chừng 3 giờ trở lên.
    - Số lượng của từng bữa ăn nếu ra ở đây chỉ mang tính chất tương đối, cha mẹ nên áp dụng một cách mềm mại và linh họat với con mình.
    - Bắt đầu từ 4 tháng tuổi nên tập cho trẻ uống nước quả như cam, quýt, táo. Tập cho trẻ ăn thêm hoa quả, các lọai hoa quả trẻ có thể ăn được trong giai đoạn này là : chuối (tốt hơn cả là chuối tây), na, nhãn hoặc táo nhừ xay mịn.
    - Bắt đầu từ 5 tháng tuổi nên bắt đầu tập cho bé quen với chất bột. Tác dụng của chất bộ là làm giảm sự vón cục gây khó tiêu của sữa. Ban đầu thường bắt đầu bằng bột ngọt ăn liền pha vào sữa, hoặc vài thìa bột trước khi uống sữa, hoặc nước cháo pha sữa, hoặc rau nghiền pha sữa (xin xem thêm phần chế biến một số loại thức ăn).
    - Bắt đầu từ tháng thứ 5-6 có thể tập cho trẻ làm quen với sữa chua, có thể cho trẻ uống sữa đậu nành, có thể cho vào bột các loại đậu đỗ khô, ninh nhừ xay mịn hoặc chắt lấy nước pha sữa.
    - Lưu ý là khi muốn tập cho trẻ một loại thức ăn mới thì nên bắt đầu vào lúc trẻ khỏe mạnh, tập dần tý một, theo dõi sự tiêu hóa của trẻ, nếu thấy tốt thì có thể tăng dần, nếu thấy trẻ tiêu hóa chưa tốt (ví dụ trẻ ậm ạch khó chịu, phân có biểu hiện sống lổn nhổn hoặc mùi rất thối…) thì nên dừng lại vài ngày rồi tập lại.
    - Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên phối hợp một cách cân bằng các loại thức ăn bám sát theo ô vuông thức ăn (thường được phát khi cho trẻ đi tiêm phòng cùng với biểu đồ theo dõi cân nặng và chiều cao). Ô vuông thức ăn có thể được mô tả như sau :
    + Thức ăn chủ yếu : là các loại lương thực như gạo, ngô, khoai…
    + Thức ăn giàu đạm động vật và thực vật : Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ các loại…
    + Thức ăn giàu vi ta min, muối khoáng : Các loại rau quả
    + Thức ăn giàu năng lượng ; mỡ, dầu, bơ…
    + Đường, muối
    Khi phối hợp thức ăn cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ, đến thời tiết …
    - Lưu ý cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt khi bắt đầu ăn dặm, khi thời tiết nóng hoặc khô.
    - Lưu ý vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ sau khi ăn.

    2- Giai đoạn từ 7 tháng đến 12 tháng :
    *Tháng thứ 7 : Cho trẻ ăn 5 bữa, số lượng ăn mỗi bữa chừng 150 ml - 170 ml. Có thể phân chia số bữa ăn như sau :
    + Bua sang : Sữa bò hoặc bú mẹ.
    + Một giờ sau cho trẻ uống khoảng 20-30 ml nước quả
    + Bua trua : Bột sữa .
    + Bua dau gio chieu truoc giac ngu chieu : Sữa đậu nành, sữa bò hoặc bú mẹ
    + Bữa lot da chieu luc ngu day : Hoa quả nghiền hoặc nấu nhừ nghiền nhỏ.
    + Bữa chiều tối : Bột hoặc khoai, rau nghiền với 50 gr thịt ninh nhừ, cho thêm một thìa dầu ăn hoặc một chút bơ, xay mịn. Sau bữa bột này có thể cho trẻ ăn thêm 1/3 hộp sữa chua (khoảng 20-30gr), lưu ý nếu muốn cho trẻ ăn thêm sữa chua thì nên giảm số lượng bột đi. Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm pho mai loại miếng dành riêng cho trẻ nhỏ trộn lẫn vào bột trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn riêng sau khi ăn bột. Số lượng cũng tăng dần. Lưu ý nếu đã thêm pho mai miếng thì không nên cho thêm dầu ăn vào chính bữa đó.
    + Bữa tối trước khi đi ngủ chừng 1 tiếng : Sữa bò hoặc bú mẹ.
    * Tháng thứ 8 - 9 : Cho trẻ ăn 5 bữa, số lượng ăn mỗi bữa chừng 180 ml - 220 ml tùy theo nhu cầu của từng trẻ. Việc phân chia bữa ăn có thể làm như sau :
    + Bữa sáng : bột sữa
    + Sau đó chừng 1 giờ : Nước quả : 40-50 ml.
    + Bữa trưa : Bột gạo với rau củ + 50 gr thịt ninh nhừ nghiền nhỏ. Sau bữa bột này có thể cho trẻ ăn thêm 1/2 hộp sữa chua (khoảng 30 - 50gr), hoặc pho mai, hoặc thêm chút hoa quả tráng miệng, lưu ý nếu muốn cho trẻ ăn thêm sữa chua hoặc hoa quả vào bữa này thì nên giảm số lượng bột đi.
    *** Lưu ý, bắt đầu từ tháng thứ 8-9 có thể tập cho trẻ quen dần với chất tanh và các loại thịt đỏ bằng cách thay thế dần thịt lợn, gà bằng cá, tôm, thịt bò…Khi bắt đầu thay thế, nên tập hết sức từ từ vì có một số trẻ có thể bị dị ứng với cá hoặc tôm hoặc cả hai loại. .
    + Bữa lót dạ chiều : hoa quả các loại nghiền.
    + Bữa chiều : Bú mẹ hoặc sữa đậu nành hoặc sữa bò
    + Bữa tối : Xúp rau củ các loại nấu với sữa đậu nành, sữa bò hoặc lạc, hoặc vừng…
    + Bữa tối trước khi đi ngủ chừng 1 tiếng : Sữa và một hai cái bánh quy hoặc một miếng bánh mì nhỏ.
    * Tháng thứ 10- 12 tháng : Cho trẻ ăn 5 bữa, số lượng ăn mỗi bữa chừng 200 ml - 250 ml tùy theo nhu cầu của từng trẻ. Việc phân chia bữa ăn có thể làm như sau nên áp dụng như khi trẻ được 9 tháng. Số lượng nước hoa quả và hoa quả nghiền, sữa chua, pho mai hộp hoặc pho mai miếng có thể tăng thêm theo nhu cầu của trẻ. Từ lúc này có thể cho trẻ ăn thêm một đến hai lòng đỏ trứng gà một tuần nấu lẫn với xúp rau củ hoặc ăn riêng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MeLuti
    Đang tải...


  2. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh 'tiếp)

    Nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh từ 13 tháng đến 3 tuổi (tiếp)


    3- Giai đoạn từ 13-18-20 tháng :
    Trong giai đoạn này, số bữa ăn của trẻ nên giảm dần từ 5 xuống còn 4 bữa chính. Gồm có : sữa : 1-2 bữa. Bột sữa, bột gạo bột rau củ, xúp, cháo hạt hoặc thức ăn thay thế bột (ví dụ như mỳ) : 3 bữa. Số lượng thịt cá chỉ nên giới hạn ở mức độ từ 70gr đến 100 gr / ngày.
    Số lượng mỗi bữa chừng 250 ml đến 300 ml. Nước quả, và một số loại nước đậu đỗ, các loại hoa quả có thể tăng lên.
    Đây cũng là giai đoạn mà trẻ bắt đầu tập ăn thức ăn dạng miếng hoặc dạng hạt. Lợi ích chính của ăn dạng miếng hoặc hạt là :
    - Tạo điều kiện thuận lợi cho răng và cho hàm răng phát triển.
    - Kích thích sự tiết nước bọt, làm cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
    - Tập cho trẻ quen dần với bữa ăn gia đình. Giảm bớt thời gian chế biến thức ăn đặc biệt dành riêng cho trẻ.

    Cách tập cho trẻ quen dần với những thức ăn dạng miếng hoặc dạng hạt phải nhai có thể làm như sau :
    - Giữ vững nguyên tắc tăng dần và thay đổi từ từ. Có thể thử nhiều cách khác nhau để tìm ra phương pháp thích ứng với trẻ.
    - Thời gian bắt đầu có thể từ 12-15 tháng tuổi tùy từng trẻ.
    - Luôn có người lớn bên cạnh, đặc biệt những lần đầu tiên nên cho trẻ tập lúc có cha mẹ ở cạnh, một là tạo không khí an toàn cho con, hai là nhỡ trẻ có bị nghẹn hoặc sặc cũng có thể xử lý kịp thời.
    Ban đầu có thể thử bằng cách cho trẻ gặm một miếng bánh mì hoặc vài miếng hoa quả mềm cắt nhỏ hạt lựu (rửa sạch tay cho trẻ trước khi ăn để trẻ có thể bố được một cách thoải mái). Nên cho trẻ ăn thử lúc còn đang đói bụng để nếu có bị sặc hoặc nôn ọe thì cũng không bị mất bữa ăn. Sau đó quan sát nếu thấy trẻ bắt đầu biết nhai và không bị sặc thì cho tăng số lượng lên.
    Với thức ăn chính : Đối với một số trẻ có thể chuyển dần từ dạng xay mịn sang xay rối rồi đến cháo dạng nguyên hạt rồi đến cơm nát và cơm bình thường như người lớn. Nhưng một số trẻ khác thì lại không chấp nhận ngay những thức ăn ở dạng trộn lẫn như vậy. Vì vậy cha mẹ nên quan sát con cẩn thận, nếu thử một vài lần thấy con không muốn ăn cháo xay rối hoặc nguyên hạt thì tốt nhất nên chuyển sang thử bằng cách cho trẻ tập ăn nhai một phần nhỏ thức ăn vào đầu bữa (ví dụ khoai tây, cà rốt, su hào luộc nhừ, đậu phụ luộc hoặc bành mì… cắt nhỏ hình hạt lựu hoặc vài thìa cơm nát…). Sau đó chuyển phần bữa ăn còn lại sang cháo xay mịn như cũ, cứ như vậy tăng dần số lượng thức ăn ở dạng cần nhai và giảm dần lượng bột xay mịn.

    Thời gian để tập chuyển đổi chế độ ăn nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào từng trẻ. Có trẻ chỉ cần tập trong vài tháng là đã có thể biết nhai khá kỹ thức ăn và chấp nhận ăn những thức ăn chế biến thông thường. Có những trẻ phải tập trong nhiều tháng. Có những trẻ phải tập đi tập lại nhiều lần và thích ứng một cách khó khăn. Cha mẹ nên quan sát con mình để tìm cách thích ứng và khuyến khích trẻ tập ăn theo những chế độ mới cho phù hợp với nhịp độ riêng của trẻ. Đặc biệt nên tránh thái độ sốt ruột, gò ép một cách nóng nảy, so sánh con mình với con người khác một cách tiêu cực…Những hành động tiêu cực của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ có tác động xấu lên quá trình phát triển cảm xúc và ý thức về phẩm giá của trẻ, có thể làm cho trẻ rơi vào trạng thái lo lắng, bất an, tự ti, khó ăn uống, coi ăn uống như một cực hình và tìm cách lẩn tránh ăn uống, tạo ra một vòng luẩn quẩn rất mệt mỏi.

    Đây cũng là thời kỳ mà nhiều trẻ bắt đầu thích tự xúc ăn, cha mẹ nên tận dụng ý thích và sự hứng khời của trẻ mà tập cho trẻ những thói quen tự lập tốt. Ban đầu nên cho trẻ chơi với một bộ bát và thìa nhựa riêng trong khi ngưới lớn xúc cho trẻ ăn. Đến khi quan sát thấy trẻ cầm thìa đã chắc, động tác đưa vào miệng đã bắt đầu chính xác thì nên cho trẻ một phần thức ăn vào trong bát riêng của trẻ để trẻ tự xúc. Có thể làm mẫu cho trẻ một cách tự nhiên bằng cách cứ trẻ xúc một miệng thì mẹ xúc giúp một miếng. Để tránh bị bẩn vì rơi vãi vào lúc ban đầu, cha mẹ có thể chuẩn bị cho con ghế ngồi ăn thích hợp, cho trẻ đeo yếm ăn rộng và có một mặt bằng ni lông chống thấm ướt, rải một hai tờ báo dưới sàn nhà….

    Thời kỳ này cũng là lúc có thể tập dần cho trẻ ngồi ăn với cả gia đình, ban đầu có thể cho trẻ ăn trước nhưng đến bữa thì nên cho trẻ ngồi tham gia ăn thêm một vài món phụ…. Vị trí thích hợp nhất cho trẻ là đầu bàn để tránh động chạm đến người xung quanh. Những đồ ăn nóng và dễ đổ nên đặt cách xa trẻ. Nếu có một ghế ngồi ăn phù hợp với trẻ thì rất tốt.. Để trẻ được tập hòa chung với đời sống gia đình, cha mẹ và những người lớn khác trong GĐ cũng nên xác định một cách rõ ràng là một đứa trẻ nhỏ dứới hai tuổi khó có thể ngồi yên được đến 10 phút tại bàn ăn. Và ngay cả đến 3 tuổi, trẻ cũng khó tránh được sự nhấp nha nhấp nhổm trong khi ngồi ăn. Vì vậy, để tránh tình trạng lộn xộn có thể xảy ra, cha mẹ cần lưu ý thời gian đầu khi nào thấy trẻ bắt đầu có dấu hiệu phá quấy thì nên cho trẻ ra khỏi bàn, trẻ có thể chạy chơi vài vòng quanh nhà hoặc quanh bàn rồi lại quay lại. Thời gian sau thì nên chấp nhận và cho phép trẻ được đứng lên ngồi xuống vài lần.

    4- Giai đoạn từ 2 -3 tuổi Ở giai đoạn này trẻ thường đã bắt đầu biết ăn theo bữa ăn như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều nên lưu ý chuẩn bị thêm thức ăn riêng cho trẻ nếu gia đình có điều kiện ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá vẫn nên gỡ sạch xương.... Rau luộc, nấu đều nên mềm hơn…Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất một bữa sữa trong ngày, duy trì bữa ăn phụ vào buổi chiều lúc ngủ trưa dậy. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh họat ở trường
     
  3. Megaubi

    Megaubi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    24/2/2007
    Bài viết:
    602
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn MeLuti đã post bài này, em đang rất cần để áp dụng cho GấuBi.
     
  4. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Chế độ ăn cho trẻ từ 0-3 tuổi

    Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh họat ở trường. mình thì toàn tạm bợ
     
  5. namluntop1

    namluntop1 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chế độ ăn cho trẻ từ 0-3 tuổi

    cám ơn mẹ nó, mình đang có con 1tuoi, can cai này
     
  6. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chế độ ăn cho trẻ từ 0-3 tuổi

    nhìn hoa hết cả mắt hix .
     
  7. An Nhien 812

    An Nhien 812 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    12/2/2014
    Bài viết:
    6,075
    Đã được thích:
    654
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Chế độ ăn cho trẻ từ 0-3 tuổi

    hi,,, bài viết rất hay,, mẹ nào mới sinh con đàu lòng bổ ích lắm đây :)
     
  8. maimai2207

    maimai2207 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/12/2014
    Bài viết:
    1,048
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Chế độ ăn cho trẻ từ 0-3 tuổi

    cảm ơn chủ top nhiều,mình cũng có con nhỏ, cũng nên cân bằng điều chỉnh dinh dưỡng cho bé r
     
  9. Miss Tran

    Miss Tran Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/2/2012
    Bài viết:
    6,885
    Đã được thích:
    1,893
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chế độ ăn cho trẻ từ 0-3 tuổi

    Cảm ơn chủ top, em đang tìm cái này đây ạ :)
     
  10. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Chế độ ăn cho trẻ từ 0-3 tuổi

    Trộm vía bé nhà em dạo này thay đổi món ăn hàng ngày nên chịu ăn hơn.
     
  11. Su&kem

    Su&kem Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/4/2014
    Bài viết:
    1,185
    Đã được thích:
    262
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Chế độ ăn cho trẻ từ 0-3 tuổi

    Em cũng đang tìm cái này... Cơ mà rèn cho cậu chàng ăn theo giờ giấc khó quá! Cậu ý ban ngày ăn cách nhau thì okie, mà bữa tối thì cậu ý ăn liền nhau lắm ạ! 7h30 ăn tối , 10h ăn thì 11h30 lại khóc gào đòi ăn no mới ngủ ngon đến sáng, nước lọc cho vào thì cứ đẩy ra, hoa quả nghiền thì ko ăn, chỉ hoa quả tươi như cam, hồng xiêm chín thì cầm gặm như ng lớn thôi. Hức! Phải rèn thế nào ạ các mẹ ??? Con em được 6 tháng rồi ạ
     

Chia sẻ trang này