Người Mỹ dạy bài học cô bé Lọ Lem như thế đấy !

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi caichum, 26/6/2009.

  1. caichum

    caichum Banned

    Tham gia:
    24/6/2009
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    18
    Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.

    Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

    Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

    Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

    Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

    HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Leo ôi, trông kinh lắm !


    Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy !

    HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

    Thầy: Vì sao thế ?

    HS: Vì … vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

    Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
    Bây giờ thầy hỏi một câu khác: bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?

    HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

    Thầy: Đúng, các em nói rất đúng ! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

    HS: Đúng ạ !

    Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không ?

    HS: Không ạ !

    Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.
    Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không ?

    HS: Không ạ ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

    Thầy: Đúng quá rồi ! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử ?

    HS: Chính là Cinderella ạ.

    Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào ?

    HS: Phải biết yêu chính mình ạ !

    Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không ?

    HS: Đúng ạ, đúng ạ !

    Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?

    HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

    Thầy: Trời ơi ! Các em thật giỏi quá ! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem ! Các em có tin như thế không ?

    Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.


    Cảm nghĩ sau khi đọc bài “Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy”

    Thời Hàn Băng (nhà báo Trung Quốc)

    Bài “Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ.
    Người thầy giáo trong bài báo ấy chẳng khác một thiên thần. Ông đem lại cho lũ trẻ lòng công bằng, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tư duy lý tính, ý nghĩa của cuộc đời … Với cách giáo dục như thế, sao mà lũ trẻ không có tình thương, sao mà chúng còn chịu sự ràng buộc và hạn chế của những điều này khoản nọ nào đấy ?

    Tôi bỗng nhớ lại hồi học trung học, thầy giáo có tổ chức cho chúng tôi học tập tấm gương Lại Ninh.

    Chuyện Lại Ninh như sau: Ngày 13 tháng 3 năm 1988, thiếu niên Lại Ninh 14 tuổi bỗng phát hiện thấy có đám cháy trong rừng, anh liền tức tốc chạy tới chỗ cháy và cầm lấy một cành cây hăng hái quên mình dập lửa. Tuy các đội viên đội chữa cháy từng khuyên mọi người chớ chạy đến gần đám lửa, nhưng vì không đành lòng nhìn thấy tài sản của nhà nước bị thiệt hại, Lại Ninh vẫn tiếp tục dập lửa. Sau cùng đám cháy rừng bị dập tắt, hơn 3500 mẫu rừng được cứu thoát, trạm vệ tinh chuyển tiếp truyền hình trong rừng và nhà kho của công ty dầu lửa cũng bình yên vô sự. Sáng hôm 14, người ta tìm thấy xác Lại Ninh trong đống tro rừng. Tay phải anh vẫn còn nắm chặt cành cây, mặt hướng lên đồi, cặp kính cận thị văng đâu mất, tay trái bám lấy mặt đất, chân phải ở tư thế leo lên đồi. Lại Ninh đã vĩnh biệt chúng ta nhưng tinh thần của anh mãi mãi còn sống với chúng ta. Anh là tấm gương để chúng ta học tập noi theo ! Anh mãi mãi là niềm kiêu hãnh của chúng ta !

    Lại Ninh là một thiếu niên tốt và có tinh thần quý trọng của công rất cao. Thế nhưng tại sao chúng ta không dạy dỗ trẻ em cách phòng tránh khi có cháy rừng mà lại khuyến khích các em chạy tới đám cháy? Có “tài sản nhà nước” nào quý hơn tính mạng con người chăng? Những người thân của Lại Ninh sẽ phải chịu đựng nỗi đau như thế nào vì chuyện ấy? Còn có cách giáo dục nào thiếu đạo đức hơn lối dạy trẻ em như thế không? Nhất là ngày nay, trong khi một lũ quan tham ra sức chiếm đoạt “tài sản nhà nước” thì ta vẫn tiếp tục dạy dỗ các em hy sinh thân mình để bảo vệ một loại tài sản nào đó, thử hỏi đạo trời ở đâu?

    Tại nước Mỹ, khi xảy ra nguy hiểm, các thầy cô giáo bao giờ cũng khuyên răn học trò rời xa ngay nơi đó và hướng dẫn chúng rất tường tận cách tránh né. Họ hiểu rằng tính mạng giữ được thì lại có thể làm ra tài sản… Cách giáo dục của chúng ta thì có thể đưa bao nhiêu thanh thiếu niên ưu tú đi tới chỗ chết !
    Thế nhưng trước đây tôi đâu có biết đạo lý ấy. Tôi từng mong muốn mình cũng được như Lại Ninh liều thân chữa cháy, dẫu có hy sinh trong đám lửa thì cũng không quản ngại. Cho tới năm học lớp 12, tôi được một thầy giáo trẻ (dạy môn sử) có lương tri bảo ban, dần dần hiểu rõ thực chất của nhiều vấn đề, từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ sâu sắc. Sau khi trở thành nhà báo, đi nhiều thấy nhiều, tôi dần dần hiểu ra rằng tính mạng con người, tình thương yêu, lòng khoan dung và niềm tin mới là thứ đáng quý nhất.

    Kiểu giáo dục khuyên bảo lũ trẻ con ấu trĩ xông vào cứu cái gọi là “tài sản nhà nước” ấy thật đáng trách, ngay cả loài cầm thú cũng chẳng làm thế. Tất cả mọi thứ vật chất đều có thể làm lại, riêng sinh mạng thì không thể.

    Cách giáo dục ấy hủy hoại lũ trẻ từ nhỏ, xóa bỏ thiên tính của chúng, ươm trồng hạt giống tính nô lệ. Ngay từ ở nhà trẻ, có cô giáo đã quyết định thái độ đối xử với từng cháu tùy theo bố mẹ cháu chức vụ cao hay thấp, giàu hay nghèo; ngay từ tuổi ấy chúng đã dần dần học được cách lấy lòng cô giáo. “Nô tính” ấy thâm căn cố đế tới mức sau này có người leo lên địa vị lãnh đạo rồi mà vẫn còn giữ thói cũ, thậm chí còn nặng hơn. Thấy khách nước ngoài thì cung kính vâng vâng dạ dạ; thấy quần chúng bình thường thì nạt nộ ra oai… Thật là đáng buồn làm sao!

    Chế độ giáo dục xóa bỏ lương tri, tính người, hủy hoại tình thương yêu, trau dồi nô tính và tính phục tùng, gạt người nghèo ra khỏi ghế nhà trường chẳng những chỉ đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo mà còn hủy hoại tiền đồ của một dân tộc. Nếu không thấy rõ sự khác biệt giữa chúng ta với người Mỹ ngay từ cách giáo dục trẻ em, nếu không cải tổ nền giáo dục mà cứ phát triển theo kiểu giết gà lấy trứng như thế này thì chúng ta sẽ mãi mãi chẳng đuổi kịp người Mỹ và con cháu chúng ta sau này sẽ phải trả giá đau khổ cho cách tăng trưởng kinh tế này./.

    Nguyễn Hải Hoành

    Lược dịch theo báo Trung Quốc
    (Mượn từ blog moscow80)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi caichum
    Đang tải...


  2. caichum

    caichum Banned

    Tham gia:
    24/6/2009
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    18
    Mình đọc bài này thấy hay quá, nên gửi lên để các mẹ cùng xem!
     
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Một câu chuyện cổ tích rất phổ thông, rất bình thường nhưng lại có thể rút ra được bao nhiêu là bài học - và một câu chuyện "anh hùng" đáng làm gương cho mọi người nhưng thực ra lại là một liều thuốc độc ! "xúi trẻ ăn cứt gà !"
    Đau đớn thay cho giới trẻ của chúng ta , có được bao nhiêu người được như vị thày trên? trong khi hằng ngày trên báo vẫn phổ biến những tấm gương anh dũng hy sinh thân mình để cứu người khác, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân ! ( và nhan nhản trong các sách giao khoa ) mà lẽ ra, phải hướng dẫn cho trẻ em biết quý trọng giá trị chính bản thân mình trước hết - Chính điều đó mới giúp cho trẻ nói không với những điều xấu ! Hậu quả của một nền GD coi thường giá trị con người là thế đấy !
     
  4. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Một bài viết thật là hay, thật là đúng và rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Câu chuyện Cô bé Lọ lem mà người thầy này không tuyệt đối hóa vấn đề, khuyến khích trẻ em bày tỏ suy nghĩ của mình và cho dù thế nào thì vẫn có những bài học thú vị.

    Mình rất thích các câu hỏi giầu tính gợi mở của người thầy giáo đó. Những câu hỏi như:

    - Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không?

    Hay

    - Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không ?

    Rất là hay.



    Cám ơn bạn caichum vì một bài viết thật hay và thật giầu ý nghĩa. Nếu có thời gian bạn hãy mang đến cho diễn đàn những bài viết hay như thế nữa nhé.
     
    Sửa lần cuối: 27/6/2009
  5. caichum

    caichum Banned

    Tham gia:
    24/6/2009
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    18
    Caichum rất vui & cảm ơn mọi người đã quan tâm & đồng cảm với bài viết của mình! Bản thân caichum đọc xong bài này cũng rất trăn trở. Thấy người ta giáo dục trẻ thế mà mình lại chạnh lòng nhớ đến câu chuyện cổ tích "Tấm Cám" mà thiếu nhi Việt Nam vẫn được nghe kể từ xưa tới nay. Người Việt vốn là những người giàu lòng nhân ái, vì sao lại để cô Tấm trả thù tàn ác như vậy ???
     
  6. 3thanhlong

    3thanhlong Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/6/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Rất cảm ơn caichum đã cho mình đọc 1 câu chuyện bổ ích.
    Về tấm cám thì mình thấy thực ra đó là 1 câu chuyện kiểu truyền miệng. Không như Lọ Lem là được 1 nhà văn viết ra. Câu chuyện đó đi qua vùng này thêm cái này đi qua vùng khác thêm các khác. Như bé nhà mình thì khi mình kể chuyện này mình không kể khúc cuối. Bé biết lấy hoàng tử là được chứ không cần trả thù
     
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Tôi đồng ý với bạn 3 Thanhlong - Chuyện Tấm Cám là 1 vấn đề khác, thuộc dạng truyền khẩu và chắc chắn có nhiều "phiên bản" khác nhau - tùy vảo người kể , việc thêm bớt chỉnh sửa là điều hoàn toàn có thể. Có thể nói, quan điểm : ở Hiền gặp lành - ở ác gặp họa có thể thấy trong hầu hết các câu chuyện cổ tích truyền khẩu. Nhưng đúng là trong truyện tấm cám, cái quan điểm Mắt đền mắt - răng đền răng đã được đẩy lên một mức khá là "tàn bạo" - Có lẽ, nó ảnh hưởng triết lý Phật Giáo qua việc hết sinh rồi lại tử - hết kiếp này đến kiếp khác - và việc báo oán là lẽ thường tình của con người - chỉ có nước đi tu, lánh đời thì mới may ra thoát khỏi kiếp trầm luân chăng ?
    Vấn đề này có lẽ vượt quá mục đích giáo dục trẻ em rồi, nên ta cũng có thể biên tập lại cho đơn giản hơn ! Và cũng có thể vì lẽ đó, vì các câu chuyện cổ tích của ta phải "cõng" nhiều ý nghĩa quá, nên trẻ em bây giờ cũng không thích thú lắm - Trong khi các câu chuyện cổ tích của tây Phương chủ yếu là do các văn sĩ viết ra hay biên tập, nên nội dung nhẹ nhàng, trong sáng và ít bạo lực hơn, khiến trẻ em thích thú hơn chăng ?
     
  8. BoChubby

    BoChubby Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/4/2009
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Bài viết hay mang nhiều thông tin sâu sắc mà bình thường trong cuộc sống ít khi ta có thời gian mà ngẫm nghĩ đúc kết vấn đề. Cảm ơn bạn chủ Topic nhé.
     
  9. MeCop

    MeCop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/3/2006
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    321
    Điểm thành tích:
    123
    Cảm ơn Caichum nhé. Đọc bài này mình mê quá đi mất. Đến bao giờ ở VN mới có được những người thày như vậy nhỉ? cùng một cốt chuyện, cách khai thác khác nhau sẽ ra những ý nghĩa khác nhau. Nếu theo cách thông thường thì bà dì ghẻ muôn đời vẫn tàn ác. Vậy mà ở đây bà dì ghẻ lại biểu tượng cho bà mẹ hết lòng vì con (sẵn sàng làm bất cứ việc gì vì con).
    Hay thật. Cám ơn bạn
     
  10. Mẹ Cún Vịt

    Mẹ Cún Vịt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/6/2009
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Cho mìh góp thêm một vài ý kiến.
    Về chuyện cổ tích ở phương Tây cũng có nhiều phiên bản, minh không nhớ hết nhưng ví dụ như truyện Jack và hạt đậu, cũng có người thắc mắc sao Jack lại đi ăn trộm của người khổng lồ rồi cuối cùng chặt cây đậu để người khổng lồ chết - khác gì ăn trộm của người khác và giết người nữa? Tuy vậy có một người bạn mình sinh ra và lớn lên ở xứ sở của Grim thì nói rằng phiên bản gốc là gia đình Jack vốn sống trong lâu đài đó, nhưng bố và anh chị đã bị người khổng lồ giết chết và chiếm lấy lâu đài, nên những gì Jack làm chỉ là lấy lại những thứ của mình và trả thù lại người khổng lồ. Cũng có những tình tiết đáng sợ trong truyện cổ Grim, như phù thủy nuôi trẻ con lấy thịt ăn, hay ném phù thủy vào trong lò lửa, thực ra trẻ con sẽ không hoàn toàn học bạo lực hay sự ác độc từ câu truyện này, mà cái đọng lại sẽ là : ác giả ác báo, người tốt sẽ được kết cục tốt đẹp, cái đó là điều quan trọng nhất là trẻ học được.
    Mình nghĩ không nhất thiết cha mẹ đọc cho con một câu chuyện rồi tất cả dừng lại ở đó - là trẻ học tốt xấu lẫn lộn - nếu có- trong câu chuyện, chúng ta lúc nào cũng có thể hỏi chuyện trẻ, xem trẻ nghĩ thế nào, và bàn luận thêm về các tình tiết trong truyện. Không nhất thiết bố mẹ phải là một giáo dục gia chuyên nghiệp mới có thể gợi mở những ý khác nhau từ câu chuyện cho con, chỉ cần con quen với việc suy nghĩ và đặt câu hỏi, tại sao, thì đó cũng là một thói quen tốt rồi.
     
  11. tpro84

    tpro84 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/4/2009
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    bài viết rất hay và có nhiều điều khiến chúng ta phải suy nghĩ
     
  12. WildMoon

    WildMoon Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    27/7/2009
    Bài viết:
    6,829
    Đã được thích:
    2,631
    Điểm thành tích:
    863
    Đọc bài này hay quá
    Phải về học lại cách dạy con bằng phương pháp đặt câu hỏi thôi
     
  13. metomvajerry

    metomvajerry Fragrances

    Tham gia:
    2/7/2007
    Bài viết:
    4,410
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Bài viết rất hay. Đọc xong cũng phải suy nghĩ về cách giáo dục trẻ em.
     
  14. Mẹ Tiểu Long

    Mẹ Tiểu Long Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/8/2009
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Giáo viên nước ngoài họ thế cả đấy ạ, luôn luôn lắng nghe ý kiến học sinh, học sinh và giáo viên không có khoảng cách, không có sự rụt rè, e ngại và họ rất biết cách truyền đạt nội dung mình mong muốn truyền tải tới học sinh.
    Họ không bao giờ bắt học sinh phải nghe họ nhưng họ luôn có cách khiến học sinh thích thú tập trung về phía họ. Thực sự em rất nể phục!
    Nhà cháu học ở một nước châu Âu từ cấp 3 và qua cả bạn bè nhận xét thì có thể khẳng định được là ai trong số họ cũng đều giỏi chuyên môn cả, vì khi thi vào sư phạm, họ phải đáp ứng được nhưng yêu cầu sợ bộ rất cao cho đầu vào, phạm trù đòi hỏi về tâm lý nhạy bén tinh tế, triết lý, logic và cảm nhận rất nhiều, môn năng khiếu có thể coi là môn cao điểm nhất trong mấy môn thi.
    Nếu không thể hiện được mình là người có khả năng mô phạm trội hơn bình thường khá thì chắc ko có cơ hội học sư phạm. Thế mới xứng là những kỹ sư tầm hồn chứ, các mẹ nhỉ!
    Đên tận giờ em vẫn còn nhớ mãi thầy giáo dạy Lịch sử dù đã nhiều năm không có dịp về thăm lại thầy ^^
     
    Sửa lần cuối: 18/8/2009
  15. SUỐI NGỌC MUSIC

    SUỐI NGỌC MUSIC Banned

    Tham gia:
    24/8/2009
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    18
    Cam ơn bài viết hay !

    Bài viết hay quá. Cám ơn bạn đã đăng bài " Người Mỹ.....như thế đấy" Bạn hãy đăng trên nhiều báo để nhiều người được khai sáng nhé.
     
  16. meincon007

    meincon007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/2/2009
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Bài hay quá. Cảm ơn bạn về bài viết rất hay và hữu ích. Mình mượn bài của bạn đi truyền bá nhé. Thanks lần nữa.
     
  17. me_chim_ri

    me_chim_ri Chăn, ga, gối, khăn bông Khách sạn: 094. 676. 1599

    Tham gia:
    15/6/2009
    Bài viết:
    3,195
    Đã được thích:
    555
    Điểm thành tích:
    773
    Em thích cách giáo dục của nước Mỹ, đây là lý do em hay xem phim Mỹ. Trong những bài giảng luôn kèm theo bài học làm người, cách ứng xử và rèn tính kỷ luật của bản thân cho học sinh.
    Về truyện tấm cám của VIệt Nam, bây giờ người kế chuyện đã bỏ đi chi tiết cô Tấm giết em làm mắm gửi về cho mẹ rồi, thay vào đó là chi tiết cô Tấm nhân từ khoan dung cho mẹ con Cám. Trên VOV giao thông tần số 91Hz vẫn kể vào lúc 7h pm.

    Cảm ơn bạn về bài viết rất hay, rất có ý nghĩa. Ước gì các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm hơn về những vấn đề này.Bởi lẽ, nếu như chúng ta để ý tới cách các giáo viên dạy trẻ môn "Truyện kể" ở các lớp bậc tiểu học, cuối mỗi bài học là một đại ý, rồi chỉ nói tới ai xấu, ai tốt, nên học theo ai và nên không thích ai. Chứ giáo viên chưa hề khai thác được những dụng ý trong bài học để dạy trẻ, để áp dụng vào thực tế cuộc sống. hơn 12 năm trước học cũng thấy vậy, bây giờ thi thoảng để ý tới giáo viên dạy những bài truyện kể đó cũng vẫn thế. Thật buồn!
     
  18. neverquit

    neverquit Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/8/2009
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    18
    Rõ ràng là sau khi đọc xong bài viết, tất cả chúng ta đều mong muốn con cái mình cũng được dạy dỗ hoặc được hưởng một nền giáo dục theo cách như của "người Mỹ".

    Một điều rõ ràng nữa là khi nhìn lại thực tế thì tất cả chúng ta lại không hài lòng, nền giáo dục mà con cái chúng ta đang thụ nhận thì lại không phải như thế. Chúng ta phản ứng lại thực tế đó.

    Em thấy các bác, và tất nhiên cả em nữa, đều:

    - Hoặc là buồn cho nền giáo dục hiện tại
    - Hoặc là suy ngẫm và mong muốn mình sẽ tự giáo dục con mình theo cách ấy chứ cũng chẳng dám trông mong ở nền giáo dục hiện nay.
    - Có một số bác trăn trở. Và hầu hết chúng ta đều cảm thấy có cái gì đó cần phải suy nghĩ ở đây về cách giáo dục con cái khi nhìn lại cái chúng ta trước đây và các con chúng ta bây giờ đang nhận được và khi nhìn ra nền giáo dục của một đất nước đã phát triển đi trước chúng ta cả trăm năm.
    - Bài cảm nhận của nhà báo Trung Quốc sau khi đọc bài này cũng thật là sâu sắc, khiến nhiều người chạnh lòng ngẫm lại nền giáo dục nước nhà và "sự tương đồng" không biết là ngẫu nhiên hay "hữu lý" giữa hai nền giáo dục Việt Nam - Trung Quốc.


    Các bác cho em hỏi một câu: chúng ta đều thực swj mong muốn con cái mình được giáo dục theo cách ấy, vậy chúng ta nên làm gì, phải làm gì để nền giáo dục của ta sẽ được như thế, làm gì để cải tiển cả nền giáo dục này chứ chẳng nhẽ chỉ là trao đổi chia sẻ trên diễn đàn rồi con nhà ai nhà nấy dạy hay sao?
     
  19. david

    david Hi hi he he

    Tham gia:
    24/5/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chia sẻ thế này tốt quá chứ?? Chẳng lẽ không làm và cũng không nói gì hay sao?

    Mình nghĩ là cha mẹ phải tự dạy mình. Cái gì là tốt, cái gì là nên làm. Khi thấy người khác làm tốt thì nên nói tiếng khen và ủng hộ.

    Rồi nếu tự mình nếu có điều kiện làm được điều tốt thì nên làm ngay. Sau đó là dạy cho con những giá trị đúng và cha mẹ vẫn phải hàng ngày tự làm gương.

    Về bài viết này thì quá hay rồi còn gì? Cách người Mỹ dạy trẻ con thật là tự nhiên, gần gũi, không giáo điều.
     
  20. Mengong

    Mengong Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    15/3/2009
    Bài viết:
    5,311
    Đã được thích:
    834
    Điểm thành tích:
    773
    Xin chia sẻ với các mẹ ở diễn đàn tên một quyển sách rất hay về phương pháp dạy con. Cách tư duy mới và đưa ra rất nhiều tình huống khó xử và họ đưa ra phương pháp giải quyết khá dễ dàng và hiệu quả. Cũng có 1 phương pháp được gọi là phương pháp hỏi đáp giống như tình huống của chủ Topic này.

    Quyển sách có tên : Cha mẹ tài giỏi - con thông minh

    Và 1 quyển sách nữa cho mẹ nào có con bắt đầu học cấp 2 : Tôi tài giỏi bạn cũng thế.

    Các mẹ đọc sách nhé rất bổ ích rất hữu dụng để áp dụng cho con cái, bởi mỗi chúng ta thực không có 1 ai học lớp làm cha, làm mẹ cả và có học cũng không bao giờ hết. Thực sự mình thấy: chúng ta cứ cùng lớn lên với con, trưởng thành cùng con, học hỏi cùng con :p
     

Chia sẻ trang này