Toàn quốc: Máy Hút Sữa Medela Pump In Style Advanced Rút Gọn New 100% Bảo Hành 12 Tháng Km Giá Sốc 4.000.000vnd

Thảo luận trong 'ĐỒ CHO BÉ' bởi Kyung Dong Hitec VN, 31/10/2014.

  1. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    cảm ơn bạn. có gì call mình theo số 0975753510 nhé
     
  2. BIMEOMEO

    BIMEOMEO Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    10/8/2012
    Bài viết:
    5,393
    Đã được thích:
    1,973
    Điểm thành tích:
    913
    Danh dau
     
  3. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    vâng cảm ơn bạn. có gì liên hệ với mình qua số 0975.753 510
    hoặc qua trực tiếp cửa hàng 154 nguyễn lương bằng, đống đa, HN
     
  4. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    NUÔI DƯỠNG SINH HỌC

    Chúng ta cần ghi nhớ điều này:
    - Trẻ sơ sinh là một THAI NHI, vừa trải qua những sự thay đổi lớn.
    - Trẻ sơ sinh cần được tiếp tục nuôi dưỡng sinh học để phát triển không gián đoạn.
    - Trẻ sơ sinh cần cảm thấy yêu thương, cần biết là có mẹ ngay từ lúc chào đời."
    Betibuti nhớ đến bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" của Xuân Quỳnh:
    "Tôi cũng không hiểu rõ
    Tôi sinh ra vì sao
    Tôi đạp vỡ màu nâu
    Bầu trời trong quả trứng
    Bỗng thấy nhiều gió lộng
    Bỗng thấy nhiều nắng reo
    Bỗng tôi thấy thương yêu
    Tôi biết là có mẹ..."
    I- Phương pháp "nuôi dưỡng sinh học" (biological nurturing) là gì?
    Trước tiên, chúng ta luôn luôn phải nhớ rằng bé, khi còn là thai nhi, đã được nuôi dưỡng
    sinh học bên trong cơ thể mẹ trong 9 tháng. Thai nhi được cung cấp môi trường nhiệt độ ấm áp
    ổn định từ thân nhiệt của mẹ, được bao bọc trong môi trường tiệt trùng của nước ối, được nghe
    hơi thở, nhịp tim, tiếng nói của mẹ, được cung cấp tất cả dưỡng chất và oxy qua dây nhau của
    mẹ.
    Thế mà chỉ sau vài phút, tất cả thế giới của bé thay đổi hoàn toàn: "từ thế giới bào thai
    vào thế giới rộng lớn" (from womb to world). Do đó, chúng ta phải hiểu rằng nuôi dưỡng sinh học
    sau khi bé sinh ra là tạo mối liên kết, là giai đoạn chuyển tiếp tối cần thiết giữa thế giới bào thai
    và thế giới này cho bé.
    Ở Việt Nam, và một số nơi trên thế giới vẫn áp dụng theo pp cũ, hầu như tất cả trẻ sơ sinh
    luôn được quấn chặt trong khăn và được nằm riêng, hoặc người khác bế, vì sợ bé lạnh, vì sợ bé
    bám hơi mẹ, sau này con không tách được mẹ để mẹ đi làm, do đó pp mẹ ấp con không có ở Việt
    Nam -- ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt bé sinh non, được nuôi kiểu Kangaroo (KMC Kangaroo Mother Care).
    Pp mẹ ấp con "da-tiếp-da" (skin-to-skin) và kiểu Kangaroo đã được chứng minh có năng
    lực tiếp tục nuôi bé phát triển và hoàn chỉnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ yếu được áp dụng để
    nuôi bé sinh non. Từ đầu những năm 2000, pp da-tiếp-da này đã được thực hành tại các bệnh
    viện trên thế giới và được WHO đặc biệt khuyến khích cho TẤT CẢ trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh đủ
    tháng và mạnh khoẻ.
    Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy rằng bé được nuôi theo pp da-tiếp-da bị bám
    hơi mẹ hơn những trẻ em khác. Ngược lại, trẻ được nuôi bằng pp nuôi dưỡng sinh học phát triển
    tốt, thể hiện sự tự tin trong các bước phát triển tiếp theo.
    II- Phương pháp nuôi dưỡng sinh học có những lợi ích gì?
    1- Tăng cường việc tiếp tục phát triển não: Da-tiếp-da là một trải nghiệm "đa giác quan"
    (multi-sensory) giúp gia tăng sự phát triển các mạch thần kinh và sự trưởng thành của não bộ.
    Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được ấp kiểu Kangaroo có được nhiều thời gian ngủ yên
    và sâu, giúp mạng lưới thần kinh tổ chức các mẫu tương tác và phát triển não.
    2- Giúp trẻ an tâm: Được mẹ ấp da-tiếp-da kiểu Kangaroo, chỉ sau 20', nồng độ hocmon
    stress cortisol đo được giảm đi đáng kể (hocmon này được phát ra một cách tự nhiên trong những
    phút đầu sau khi chào đời, giúp kích hoạt một số tuyến thần kinh, hócmon và men nội tại). Và,
    đặc biệt là cảm giác đau của bé cũng giảm đi đáng kể (cũng tự nhiên tại gan vài phút đầu chào
    đời, khi hệ tuần hệ tuần hoàn thai nhi chuyển thành hệ tuần hoàn sơ sinh). Kết quả là, trẻ sơ sinh,
    được mẹ ấp thường xuyên ít khóc hơn và ít bị kích động hơn.
    3- Ổn định thân nhiệt cho trẻ: Mặc dù, trẻ sơ sinh mạnh khoẻ có khoảng 2%-5% trọng
    lượng cơ thể là mô mỡ nâu (brown adipose tissue) giúp giữ ấm cơ thể bé, bé vẫn cần được datiếp-da với mẹ để điều chỉnh và ổn định thân nhiệt, bởi vì duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định là điều
    cần thiết cho sự phát triển liên tục của trẻ sơ sinh. Trong vòng vài phút sau khi mẹ bắt đầu ấp
    con, phần ngực của mẹ tự động điều chỉnh để "làm mát" hoặc "sưởi ấm" cho bé, để đáp ứng đúng
    nhiệt độ cơ thể cần thiết, gọi là "cơ chế điều nhiệt" (thermoregulation). Thật là kỳ diệu, đối với mẹ
    sinh đôi, sinh ba và ấp tiếp da nhiều bé cùng một lúc, từng phần da ngực của mẹ có thể điều
    nhiệt để đáp ứng thân nhiệt riêng của mỗi bé trong cùng một lúc!
    4- Hỗ trợ phát triển hệ miễn nhiểm: Hệ thống miễn dịch của em bé được kích thích khi
    được mẹ ấp da-tiếp-da. Hệ thống miễn dịch trưởng thành của mẹ truyền các kháng thể thông qua
    làn da của mẹ và sữa mẹ cho bé, tăng độ ẩm cho da bé và tạo một lớp bảo vệ chống vi khuẩn có
    hại thâm nhập qua da của bé.
    5- Hấp thụ dinh dưỡng tốt: Phương pháp mẹ ấp con giúp giảm hocmon stress cortisol +
    somatostatin ở trẻ sơ sinh, giúp bé hấp thụ tốt nhất sữa non của mẹ và chuyển hoá năng lượng
    dữ trữ từ glycogen và mô mỡ trắng(*), giúp tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, giúp nuôi
    não tối ưu và giảm các vấn đề tiêu hóa. Chỉ sau một giờ da-tiếp-da, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
    khôi phục lại sự cân bằng tạo nên "chức năng tiêu hóa" (GI function) tối ưu.
    6- Ổn định nhịp tim và nhịp thở: Như được "dẫn dắt" bởi nhịp tim và nhịp thở đều đặn của
    mẹ, và sự điều tiết tối ưu của các hocmon cần thiết, nên khi được tiếp da với mẹ, cơ thể bé học
    cách tự điều chỉnh để có nhịp thở và nhịp tim ổn đinh. Khảo sát cho thấy 75% trường hợp hơi thở
    yếu và nhịp tim chậm được tự điều chỉnh chỉ nhờ được mẹ ấp da-tiếp-da.
    7- Gia tăng khả năng bú mẹ: Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được mẹ ấp tiếp da sớm
    ngay sau khi chào đời, có khả năng bú mẹ trong giờ đầu tiên gấp hai lần so với trẻ được quấn
    khăn. 60 phút da-tiếp-da làm tăng hocmon prolactin ở mẹ giúp tạo sữa và giúp bé bú mẹ liên tục.
    Ngoài ra, phương pháp mẹ ấp con da-tiếp-da và cho con bú mẹ sớm còn giúp mẹ giảm những
    hocmon cần giảm, gia tăng những hocmon cần tăng, giúp mẹ phục hồi tâm lý và cơ thể sau khi
    sinh một cách nhanh chóng và tự nhiên.
    (*) "Cơ chế điều tiết đối ứng" (counter-regulation - Betibuti sẽ viết một bài chi tiết về cơ
    chế này) giúp cân đối nồng độ đường trong máu và năng lượng dự trữ 72g ở trẻ sơ sinh: Glycogen
    là hình thức dự trữ của đường glucose, lượng glycogen ở trẻ sơ sinh nhiều gấp 3 lần lượng
    glycogen dự trữ ở người lớn tính theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể và mô mỡ trắng được dự trữ trong
    thai nhi trong quý 3 thai kỳ chiếm 10-12% trọng lượng. Sau khi bị cắt rời khỏi dây nhau 3g, nồng
    độ đường glucose ở trẻ sơ sinh giảm thấp nhất, gọi là hạ đường huyết sơ sinh sinh lý ở trẻ sinh đủ
    tháng và khoẻ mạnh (không phải hạ đường huyết bệnh lý). Hiện tượng này kích thích tuyến tuỵ
    tạo hocmon glucagon và kích hoạt cơ chế "điều tiết đối ứng". Cơ chế này giúp cân bằng nồng độ
    đường glucose trong máu bằng cách "tái chế đường glucose từ glycogen" (glycogenolysis) và axit
    béo tự do từ mô mỡ trắng (lipolysis of white adipose tissue) cung cấp năng lượng liên tục cho bé
    trong 72g đầu đời, đảm bảo đủ thời gian dạ dày bé nhỏ tiếp nhận vừa đủ lượng sữa non của mẹ
    và cho niêm mạc ruột học "lập trình đầu đời" (Betibuti cũng đã có bài viết về cơ chế "lập trình đầu
    đời") mà không cần glucose/ sữa ct bổ sung cho đến khi sữa già của mẹ về dồi dào.
    III- Cách mẹ thực hành "nuôi dưỡng sinh học" bé sơ sinh:
    Bé chỉ mặc tả, người để trần được ấp trên ngực trần của mẹ. Bé được đắp khăn che kín
    lưng, hoặc được ấp trên ngực trần của mẹ bên trong áo mẹ. Thời gian ấp càng sớm càng tốt ngay
    sau khi chào đời trong ít nhất 1 tiếng 1 lần, và càng liên tục càng tốt. Và bé được bú ti sữa non
    mẹ trực tiếp càng sớm càng tốt, từ 8 - 12 cử trong 3 ngày đầu tiên, nếu có thể, tiếp tục trong
    tuần đầu tiên.
    IV- Kết luận:
    Thế nên khi trẻ sơ sinh khóc, chúng ta có hai cách hiểu và hai lựa chọn:
    1- cho rằng bé khóc vì đói, cho rằng sữa non của mẹ không đủ no, nên cho bé bú 1 bình
    sữa công thức. Kết quả: bé ngừng khóc và ngủ do chất gây buồn ngủ casomorphin trong casien
    protein của sữa bò, thành phần chính của sữa ct.
    2- hiểu rằng bé khóc do stress vì bị bất ngờ tách rời khỏi mẹ, nên cho bé được ấp da-tiếpda với mẹ. Kết quả: bé ngừng khóc và ngủ say và hưởng được trọn vẹn 7 lợi ích kể trên.
    Từ kiến thức bài viết cung cấp, Betibuti hy vọng các bố mẹ, ông bà lựa chọn cách 2 (đúng
    nhưng hiếm thấy ở VN) thay vì cách 1 (sai nhưng rất phổ biến), để bé được phát triển tối ưu.
    Chúc cm nuôi con sữa mẹ thành công!
     
  5. trada1020

    trada1020 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    10/3/2010
    Bài viết:
    1,883
    Đã được thích:
    289
    Điểm thành tích:
    123
    giá nhà bạn tốt thế, oánh dấu hôm nào sinh xong nếu cần sẽ gọi
     
  6. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn bạn. nếu có bị tắc sữa hoặc cần kích sữa + hút sữa non ra cho con ti mấy ngày đầu thì alo mình nhé
     
  7. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Bán & Cho thue máy hút sữa đôi Medela Pump in style (Hút đôi) cho các mẹ sau sinh hoặc chuẩn bị đi làm với mục đích chính:

    1. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG CHỐNG các triệu chứng TẮC TIA SỮA trong thời gian cho con bú
    2. KÍCH SỮA với các bà mẹ ít sữa mà muốn cho con ăn sữa mẹ trong 2 năm đầu đời
    3. hút sữa để giành cho con ăn trong thời gian đi làm sau nghỉ thai sản



    CAM KẾT GIÁ RẺ NHẤT! ĐẢM BẢO HOÀN TIỀN

    Giá thuê: từ 200.000đ - 250.000đ/tháng

    Khách hàng đặt cọc 100% giá trị máy
    Tình trạng: hoạt động tốt + xem hình
    Bảo hành: 6 - 12 tháng đối với máy bán
    Máy và phụ kiện, túi đi kèm đều được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng. Khuyến khích trước khi sử dụng các mẹ khử trùng lại một lần nữa bằng nước sôi với các bộ phận quan trọng như: bình sữa, phễu hút, cổ hút, van hút.

    Mỗi khách đều được khuyến mại 3 túi đựng sữa free dùng thử khi mua máy.
    Miễn phí vận chuyển nội thành Hà nội với khách mua.
    Chính sách hoàn tiền: Nếu khách hàng chứng minh được giá của chúng tôi bán cao hơn nơi khác. Xin được hoàn lại tiền không tính thêm bất kỳ phí phát sinh nào.

    Địa chỉ xem và lấy hàng: Showroom ANIMUS - 154 nguyễn Lương Bằng, Nam Đồng, Đống đa Hà nội ( Gần nhà thờ Thái Hà)
    Điện thoại: O975. 753. 51O
     
  8. Mẹ Cún 15.09

    Mẹ Cún 15.09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2014
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Đánh dấu, tháng 6 mình sinh bé có khả năng cần đến.
     
    Kyung Dong Hitec VN thích bài này.
  9. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    cảm ơn bạn đã ủng hộ. Khi nào cần bạn liên hệ với mình nhé.
     
  10. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    NUÔI DƯỠNG SINH HỌC - DA TIẾP DA
    Đáng tiếc là đến thời điểm này, vẫn nhiều mẹ đưa ra nhiều trở ngại k thể cho con da tiếp da mẹ, cảm thấy cho con bú vài bình sct đầu đời dễ làm hơn là ấp con với mẹ. Betibuti nhắc lại tóm tắt như sau:
    1- Da tiếp da con ngay sau khi sinh (bắt đầu
    từ vài phút sau khi sinh liên tục k gián đoạn 1g, hoặc đến sau khi bé tự tìm ti mẹ bú được cữ đầu tiên là tốt nhất) Điều này phụ thuộc vào Bsi và BV, nên nếu k thể làm được thì:
    2- Da tiếp da con ngay khi con được trở về với mẹ trong bệnh viện (1 g liên tục k gián đoạn, nhiều lần (có thể 8-12) trong ngày hoặc tất cả các cử bú, lần tiếp mẹ bắt đầu k quá 6g sau khi sinh là tốt nhì) Nên nếu, cho dù là có đông người qua lại ngày đầu ở BV, có "sexy vài phút" để đưa được con vào tiếp da trong chăn với mẹ thì mẹ cũng vẫn cần phải đặt ưu tiên. Khoả thân vì con cũng đáng chứ sao, huống gì k đến mức phải khoả thân đâu mà cm ngại? CM sắp sinh suy nghĩ kỹ nhe!
    3- Sau khi bé xuất BV, về nhà rồi.. có thể cho con da tiếp da thì cũng k thấy cm làm? Cm vẫn than ít sữa thiếu sữa.. thì bao nhiêu lời khuyên như thuốc lợi sữa, móng giò, sữa nóng... mà k thấy cm nhăc nhau, da tiếp da cho con nhiều vào! DA-TIẾP-DA và cho con bú trực tiếp! Hãy làm thử đi, bạn (và con bạn) sẽ thích ngay mà!
    4- Tóm tắt lợi ích:
    Con tiếp da mẹ 1g liên tục -> giảm khóc -> giảm nguy cơ bị bú sct -> duoc lập trình đầu đời, k bị hở ruột -> giảm nguy cơ sai khớp ngậm -> giảm nguy cơ mẹ bị tắc sữa, nứt cổ gà -> giảm nguy cơ con bú k hiệu quả -> giảm nguy cơ cm k đủ -> giảm nguy cơ con bị dặm sct sớm
    hay con bị ăn dặm sớm
    5- Sợ trời lạnh, con lạnh thì nên hiểu lại:
    Tưởng rằng "quấn con trong khăn con sẽ ấm hơn da-tiếp-da v mẹ" là sai. Con tiếp da mẹ (và đắp chăn cho cả 2 mẹ con chung) thì con sẽ được "điều nhiệt tốt hơn", là quấn trong chăn một mình. Vi khi con quấn 1 minh trong cái chăn của con:
    1- cái chăn chỉ lưu giữ nhiệt của con, chứ nó không điều nhiệt cho con. Có nghĩa, có thể bé vẫn k đủ ấm, có thể bé quá nóng.
    2- năng lượng để sưởi ấm con (và cái chăn) là năng lượng lấy từ cơ thể con) Trong khi đó, con tiếp da mẹ (và được quấn trong cùng cái chăn to v mẹ:
    - năng lượng để sưởi ấm cho cả cặp mẹ và con chủ yếu là năng lượng từ mẹ, là cơ thể mẹ toả năng lượng để sưởi ấm cho con,
    - cơ thể mẹ k chỉ sưởi ấm mà "điều nhiệt: có nghĩa, phần da tiếp xúc giữa mẹ và con giống như là một máy cảm ứng, luôn được điều chỉnh để nhiệt độ ấm ổn định nhất. Nếu con nóng, người mẹ sẽ giảm toả năng lượng, nếu con lạnh phần da tiếp xúc v con sẽ tăng năng lượng để
    con vừa đủ ấm.
    - nếu mẹ ấp hai 2 đứa sinh đôi, mỗi phần da mẹ tiếp xúc v mỗi đứa bé, sẽ cảm ứng điều nhiệt riêng cho từng vùng da đó. Để tối đa diện tích tiếp xúc thì con nằm dang tay chân như con ếch úp trên bụng mẹ, và đắp chăn cho cả mẹ và con, vây trong chăn sẽ lưu giữ được cả nhiệt từ thân nhiệt của mẹ và thân nhiệt của con.
    6- Sơ vướng dây rốn tức bụng khi bé úp trên bụng mẹ là sai: Con mặc tả che rốn. k có đau rốn tức bụng như người lớn tưởng tượng.
    7- Mẹ sinh mổ, sinh thường, đứng, nằm, ngồi đều có thể ấp con ngay sau khi sinh và tiếp tục sau đó.
    8- Đọc bài viết đầy đủ cơ sở khoa học của Da-tiếp-da để hiểu và làm cho đúng. Lơi ích và cách để làm đúng da tiếp da được nói đến rất nhiều trong các bài viết của Betibuti, đặc biệt là bài Nuôi Dưỡng sinh học của Betibuti.
    Đừng để sau này lại tiếc nuối nhe!
     
  11. quynhgiaohong

    quynhgiaohong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/6/2007
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    132
    Điểm thành tích:
    83
    Đọc bài này muộn quá., con mình đc 10 ngày tuổi rồi, chắc da tiếp da ko còn td nữa
     
    Kyung Dong Hitec VN thích bài này.
  12. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    bạn ơi. da tiếp da sinh học thì không lúc nào là muộn nhé. bạn hãy cố gắng áp dụng được càng sớm càng tốt cho cả mẹ và bé nhé. Chúc bạn thành công
     
  13. huonghe

    huonghe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/6/2012
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    B ơi, máy Pump in style advance new 100% thuê thì bao nhiêu 1 tháng vậy?
     
    Kyung Dong Hitec VN thích bài này.
  14. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    bạn ơi nếu bạn có nhu cầu thuê máy mới thì mình tư vấn bạn nên mua luôn máy dùng sau đó bán lại thì sẽ kinh tế và hiệu quả hơn nhiều nhé vì nếu có thuê máy mới thì cũng sẽ rất cao bạn ạ.
     
  15. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    "TI MẸ, TI BÌNH"
    - muốn tập cho bé ti bình để bé bú bổ sung sữa mẹ được vắt ra, hoặc để chuẩn bị cho khi mẹ đi làm lại.
    - thời điểm nào là tốt nhất để bắt đầu tập cho bé ti bình hoặc ti giả?
    - loại ti bình/ ti giả nào là tốt nhất? giống ti mẹ nhất?
    - nếu bé chọn ti bình, bỏ ti mẹ thì tập lại cho bé như thế nào?
    1- Nhắc lại về Khớp Ngậm đúng:
    Bài viết này đòi hỏi kiến thức cơ bản của cm về "khớp ngậm đúng". Mẹ nào chưa rõ khái niệm "khớp ngậm đúng" thì tìm đọc trước bài viết đó trên trang betibuti nhe!
    Vài (chưa phải là tất cả) ưu điểm của khớp ngậm đúng:
    - lưỡi massage quầng vú để kích thích tiết sữa trong khi bú;
    - đóng kín giữa bầu vú mẹ và môi, lưỡi bé, không cho sữa thoát ngược ra môi khi bé nút, và bé không hớp thêm không khí vào khi bú;
    - khi bé bắt đầu nuốt, trong họng sẽ giảm áp suất giúp bé bám chặt vào bầu vú mẹ và dòng sữa được hút ra và nuốt nhẹ nhàng, hiệu quả nhất;
    - đầu ti mẹ chạm sâu phía trên vòm họng, lưỡi tạo thành ống đón sữa vào thực quản khiến bé không bị sặc.
    2- Vì sao không nên tập ti bình cho bé trước 6 tuần tuổi:
    Cơ sở khoa học:
    Theo phân tích khoa học, cách ngậm ti mẹ và ti bình (và ti giả/ vú su) rất khác nhau, do đó, đối với cm mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ, KHÔNG NÊN cho bé bú ti bình (hoặc ngậm ti giả) TRƯỚC 6 TUẦN TUỔI, để bé đủ thời gian thiết lập ổn định thói quen bú mẹ với khớp ngậm
    đúng. Trong vài trường hợp, bé cần bú sữa mẹ vắt ra trước 6 tuần tuổi, thì nên đút bé bằng cốc (ly) nhỏ, hoặc bằng thìa (muỗng).
    Bất kể hình thức của ti nhựa (nói chung cho tất cả các loại ti bình và ti giả), cho dù trông giống ti mẹ đến mức nào, thì cách ngậm ti nhựa cũng khác với ti mẹ.
    - Bầu vú mẹ có độ đàn hồi và độ dẽo cực tốt, và thay đổi hình dạng khi đưa vào khuôn, do đó khi bé ngậm sâu vào quầng vú, phần đầu ti và quầng vú sẽ dễ dàng thay đổi hình dạng, lấp đầy và che kín giữa môi và lưỡi của bé, như một nút cao su đậy kín cổ chai vậy.
    - Ti nhựa có phần bầu càng to, trông càng giống ti mẹ, khi bé ngậm môi bé cũng loe ra khiến nhiều mẹ lầm tưởng là cách ngậm giống y ti mẹ. Nhưng thực chất, bầu ti nhựa càng to thì bé càng chỉ ngậm phần đầu ti, lưỡi hoàn toàn không đưa dài ra dưới bầu ti như ở khớp ngậm đúng, mà lưỡi co vào tựa sâu đầu ti nhựa. Ti nhựa không thay đổi hình dạng và không đậy kín cửa miệng như ti mẹ
    - Rất nhiều hảng sản suất bình sữa và ti giả cố gắng thiết kế về hình thức và chất liệu để ti giả càng ngày nhìn càng giống như ti mẹ. Tuy nhiên, họ không mô tả sự khác biệt so với bú sữa mẹ.
    - Với loại ti nhựa có bầu nhỏ thiết kế truyền thống, có bề ngoài nhìn ít giống ti mẹ nhất. Loại ti nhựa có bầu nhỏ, chiều sâu tổng đầu ti và bầu ti khoảng ngón tay cái của người lớn. Với loại ti này bé có thể ngậm sâu lút cả đầu ti và bầu ti nhựa, môi bé chạm đến nắp vặn, và đầu ti
    chạm vòm họng của bé. Tuy nhiên, miệng bé chúm chím không mở lớn, và lưỡi cùng không lè dài thành ống để đón sữa.
    3- Rủi ro khi cho bé ti bình sóm ngay sau khi sinh - hoặc truoc 6 tuần:
    Khi bú mẹ, mà bé ngậm ti mẹ theo cách ngậm ti bình, thì bé sẽ bú không có hiệu quả, hay tràn sữa ra cạnh mép, dễ bị sặc sữa, bú lâu mà không no, hoặc mau đói trở lại,.. mẹ có cảm giác mình không đủ sữa, (dù con bú sữa tràn ra ngoài, khi không cho con bú sữa chảy ướt áo), và phải cho con dặm sữa ngoài càng lúc càng nhiều.
    Ngoài ra khi không có khớp ngậm đúng:
    - bé bú và nuốt sữa mẹ không hiệu quả, ảnh hưởng đến tốc độ xuống sữa, khiến bé từ chối ti mẹ trực tiếp.
    - khi bé ngậm đầu ti, mẹ sẽ dễ bị nứt cổ gà, bị tắt tuyến sữa do bé bú không hiệu quả, sữa không được bú ra hết bị ứ động...
    Do đó, việc cho bé ngậm ti bình/ ti giả ngay sau khi sanh, hoặc bú xen kẻ giữa mẹ và bình, hoặc tập bé ti bình trong 6 tuần đầu, sẽ ảnh hưởng đến việc thành lập "khớp ngậm đúng" khi trẻ ti mẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và khả năng thành công của việc bé bú mẹ hoàn toàn
    trong 6 tháng đầu.
    4- Cách tập ti bình (Không áp dụng trước 6 tuần tuồi) chuẩn bị cho mẹ đi làm trở lại.
    - K được ép bé, không để bé khóc và có ác cảm với việc ti bình, phải kiên nhẫn với bé
    - Phản xạ có điều kiện đối với bé bú mẹ là mùi hương của mẹ (quầng vú mẹ có tinh dầu phát mùi hương đặc trưng của mẹ giúp bé liên tưởng đến bầu sữa mẹ, do đó, để việc tập ti bình giúp bé có thêm phản xạ co điều kiện mới, cho cách bú mới, Betibuti khuyến khích bố mẹ áp dụng
    các gợi ý sau:
    - Những lần tập ti bình đầu tiên, bé không nhìn thấy, không nghe tiếng, không nghe mùi của mẹ. Nghĩa là mẹ phải đi hẳn ra khỏi phòng, ra khỏi nhà càng tốt. Xit phòng bằng mùi hương khác để thay đổi mùi cho căn phòng, hoăc bế be sang phòng khác lạ.
    - Người khác, k phải mẹ, bế bé để làm quen vời ti bình.
    - Tư thế bế bé bú cũng khác với tư thế bú mẹ, vd. xoay nguòi ra ngoài, thay vi up vào sat nguòi như bú mẹ...
    - Tập khi gần giờ đầu cử bú, không tập lúc bé quá đói, bé mới chớm đói sẽ hợp tác tốt hơn. (Không như quan niệm để thật đói phài hợp tác.)
    - Nếu bé chưa muốn hợp tác, cáu gắt, bỏ cử, thì xúc cho bé VÀI THÌA cho đỡ đói, rồi lại tập tiếp.
    - Chỉ cho ti mẹ vào buổi đêm trong 1 tuần, cho đến khi bé quen bình rồi thì có thể ti cả hai bất kỳ lúc nào.
    5- Giải pháp khắc phục tâp cho con ti mẹ trở lại, nếu bé từ chối ti mẹ:
    Có một số bé có thể bú cả mẹ và bình qua lại xen kẻ. Nhưng có những bé chỉ chọn một cách, hoặc ở thời điểm này thích 1 cách, thời điểm khác, lại thích cách khác. Tuy nhiên, con ti mẹ trực tiếp bao giờ cũng là tốt nhất cho cả mẹ và con, vậy ở những trường hợp con chỉ muốn ti bình, nhưng mẹ muốn tập lại cho con, betibuti đề nghị như sau:
    Để tập cho bé ti mẹ trở lại, cm phải kiên nhẫn và tự tin. Tuyệt đối không được căng thẳng cố ép bé ti mẹ trở lại, khiến bé có ác cảm với việc bú mẹ.
    Betibuti đề nghị cách khắc phục như sau:
    - ngưng không cho bé ti bình, và cho bé ăn sữa bằng thìa (muỗng)/ cốc (ly) nhỏ, trong 2, 3 cử.. tuyệt đối không ngậm ti giả trong quá trình này
    - bé sẽ đủ no, nhưng bé sẽ có nhu cầu được mút ti, và sẽ đến thời điểm bé sẳn sàng ti mẹ trở lại để được mút ti mẹ
    - để biết khi nào bé sẳn sàng trở lại, mẹ nằm cạnh bé và đưa ti thử cho bé, nếu bé sẳn sàng bé sẽ chủ động tìm ti mẹ để mút, nếu bé chưa sẳn sàng thì mẹ lại thử lại ở những cử sau.
    Kết luận:
    Và quan trọng nhất là mẹ phải tập cho bé khớp ngậm đúng khi bú mẹ [tham khảo hướng dẫn tại trang Betibut.] Đây là những gợi ý dựa trên những hiểu biết khoa học về tâm lý và sức khoẻ của bé, dĩ nhiên, còn có nhiều cách tâp khác mà cm có thể trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm để Betibuti tiếp tục bổ sung và hỗ trợ tốt hơn cho các bố mẹ khác nữa.
    Chúc cm yên tâm và luôn chủ động và thành công trong công cuộc nuôi con sữa mẹ, khi ở nhà, cũng như khi đi làm trở lại!
     
  16. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    TI MẸ TRỰC TIẾP CÓ LỢI ICH NTN SO VỚI TI SỮA MẸ BẰNG BÌNH
    1- Lợi ích dinh dưỡng khi bú mẹ trực tiếp:
    - Sữa mẹ được sản xuất tươi ngon ngay trước và trong khi con bú, sữa đầu nhẹ hơn, giải
    khát và kích thích ngon miệng, như một món khai vị cần thiết, sữa sau như bửa chính được tăng
    béo đồng thời với thời gian các dịch tiêu hoá, tuỵ, mật được tiết ra đầy đủ để giúp tiêu hoá và hấp
    thụ chất (đặc biệt là chất béo) một cách hiệu quả nhất. (a)
    - Sữa non, sữa chuyển tiếp, sữa già có hàm lượng các chất phù hợp nhất với ngày/ tháng
    tuổi của con.
    - Sữa bé sinh non, sữa bé sinh đủ tháng cũng có hàm lượng phù hợp nhất cho bé.
    - Sữa ngày, sữa đêm, sữa hè, sữa đông, có hàm lượng các chất thích ứng linh hoạt trong
    từng cử bú.
    - Sữa mẹ có nhiệt độ ổn định trong suốt cử bú, bảo toàn mọi thành phần dinh dưỡng cho
    bé.
    Ngoài ra, dưỡng chất trong sữa mẹ ở dạng hoá sinh "thân thiện" và dễ hấp thụ nhất cho cơ
    thể bé, và luôn đi kèm với các loại men tiêu hoá tương ứng có trong sữa mẹ hoặc trong cơ thể bé,
    giúp cơ thể bé hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn phát triển niêm mạc,
    não và hệ thống thần kinh.
    Nếu sữa mẹ không được bú trực tiếp, mà vắt ra bú ngay, thì chỉ kém ở điểm (a), nếu sữa
    mẹ trữ đông dùng sau này thì không có được sự tinh tế, linh hoạt theo bửa, theo ngày, nhưng vẫn
    đảm bảo dưỡng chất cho bé.
    2- Lợi ích "bảo vệ" khi bú mẹ trực tiếp:
    Quầng vú mẹ, nếu cm quan sát sẽ thấy, có những hột lộm cộm đó là các lỗ thoát của
    tuyến dầu (Montgomery/ Areola glands) giúp tạo mùi hương, dưỡng da, giữ ẩm và tiệt trùng phần
    đầu ti và quầng vú. Do đó, bình sữa mẹ/ núm vú mẹ luôn được tiệt trùng sẳn cho con, mà không
    cần đến một loại hoá chất tiệt trùng nào. (a)
    Sữa mẹ gồm có: dưỡng chất và các yếu tố bảo vệ (gồm HỆ MIỄN NHIỄM TỔNG QUÁT
    (non-specific immune system) như men vi sinh pro-biotic, các phân tử kháng thể dồi dào trong
    sữa mẹ và HỆ MIỄN NHIỄM THÍCH ỨNG (adaptive immune system) như SIga, Ig, bạch cầu...
    Khi môi trường của con (và/ hoặc mẹ) có tiếp xúc với một loại khuẩn có hại hay mầm bệnh
    nào đó, hoặc con (và/ hoặc mẹ) bị bệnh, hệ miễn nhiễm thích ứng sẽ tạo nên những kháng thể
    cần thiết cho con chống lại loại khuẩn/ mầm bệnh đó.
    Khi con bú mẹ trực tiếp, con sẽ nhận được kịp thời các kháng thể cần thiết, bên cạnh
    những kháng thể tổng quát có sẳn trong sữa mẹ.
    (Betibuti sẽ có một bài viết chi tiết trong tương lai về HỆ MIỄN NHIỄM THÍCH ỨNG.)
    Do đó:
    nếu con không bú mẹ trực tiếp mà vắt ra bú ngay thì cũng chỉ kém điểm (a),
    nếu con bú sữa trữ lạnh, trữ đông sau một thời gian, thì con vẫn có được HỆ MIỄN NHIỄM
    TỔNG QUÁT, nhưng hệ miễn nhiễm thích ứng có thể k còn tác dụng nữa.
    nếu con bú sữa xin đã đun lên 70oC thì con nhận được gần như đầy đủ dưỡng chất, nhưng
    thiếu các yếu tố bảo vệ. (Đằng nào, thì vẫn hơn sct, vì dưỡng chất của sct cũng khó hấp thụ hơn,
    mà cũng không có tí kháng thể nào.)
    3- Lợi ích phát triển răng hàm mặt, tai mũi họng:
    Có một điều cm có thể chưa từng nghe nói đến là lợi ích này.
    Cm có thể nghe giải thích rằng núm ti giả làm đẩy răng ra phía ngoài gây hô răng. Cách
    giải thích này k chính xác. Các thông tin dưới đây về lợi ích vận động cơ hàm mặt sẽ giúp đưa ra
    lời giải đúng.
    Động tác bú theo khớp ngậm đúng là một động tác phối hợp: ngậm, vắt, mút, nuốt giúp
    vận động toàn diện các cơ vùng hàm mặt, và lưỡi, cách bú này liên tục trong nhiểu năm đầu đời
    giúp cơ và xương hàm, khoang tai, mũi, họng.
    Xương hàm trẻ bú mẹ phát triển hơn, rộng hơn và khớp 2 hàm răng tốt hơn, giúp cho răng
    vĩnh viễn mọc lên dễ hơn, đúng vị trí và không bị chen chút gây hô, lệch, lòi sỉ.
    Mức độ phát triển tối ưu ở khoang tai mũi họng cũng giúp tăng khả năng thở và thính lực
    Mức độ phát triển của cơ lượng và cuống họng cũng tối ưu khả năng phát âm (nói/ ca hát)
    của bé
    (Động tác bú bình chủ yếu chỉ là ngậm và nuốt, vì sữa bình tự chảy xuống chứ không cần
    các cơ hàm mặt và lưỡi phải mút và vắt.)
    Ngoài ra, chất tinh bột (đường) trong sữa mẹ là Lactose, chỉ phân huỷ trong ruột, không
    phân huỷ trên miệng, nên không gây sâu răng. Sữa mẹ chống viêm nhiễm và kháng khuẩn, nên
    nếu bị sặc vào tai, mũi, họng k gây viêm nhiễm. (Bé bú sữa mẹ trực tiếp hay bình đều có được lợi
    ích này.)
    4- Lợi ích tâm lý và tình cảm khi con bú mẹ trực tiếp:
    Đây là lợi ích rõ rệt nhất. Mối dây tình mẫu tử, cảm giác hạnh phúc, an tâm, bình yên mà
    mẹ và con có được khi con được mẹ ôm sát vào người và cho bú trực tiếp suốt nhiều năm tháng
    đầu đời.
    5- Lợi ích chủ động nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:
    Càng ngày chúng ta càng nghe nhiều hơn phương pháp nuôi con để bé chủ động (Babyled). Đối với bé sơ sinh thì được khuyến khích cho bú mẹ trực tiếp theo nhu cầu (on-demand) và
    da-tiếp-da. Đây là một đòi hỏi khó đối với nhiều bố mẹ, muốn kiểm soát mọi thứ trong việc nuôi
    con. Do trong một cộng đồng nuôi con bằng sct, người ta bàn nhiều về lượng bú vào và về cân
    nặng của bé, khiến các mẹ cho con bú trực tiếp cảm thấy bất an, mất chủ động, mất kiểm soát,
    nên lựa chọn cách "trung gian" là vắt sữa mẹ ra cho bé bú bình.
    6- Tiết kiệm tiền và thời gian mua các dụng cụ, vắt/ hút sữa, tiệt trùng, bảo quản...
    Kết luận:
    Thế nên, khi đã hiểu những lợi ích này, Betibuti hy vọng các mẹ sẽ cố gằng tối đa trong
    hoàn cảnh của mình, đặc biệt là khi mẹ chưa đi làm, cách làm đúng khi nuôi con sữa mẹ.
    Chủ động không phải là đo được lượng sữa bé bú vào, mà chủ động chính là để con được
    bú mẹ trực tiếp càng nhiều càng tốt, là mẹ học và áp dụng các kỹ năng sau, để yên tâm biết rằng
    con bú đủ, bú tốt mà không cần quan tâm đến dung lượng:
    không cho con bú bình, ti giả sớm (trước 6 tuần) để đảm bảo con bú mẹ với khớp ngậm
    đúng
    cách cho con ăn bằng cốc (cup-feeding), bằng tay (finger-feeding), bằng thìa (spoonfeeding), bằng dụng cụ bổ sung sữa (supplementer-feeding)
    cách quan sát và nghe tiếng nuốt sữa của con
    cách cảm nhận bầu vú nhẹ đi sau khi con bú
    cách quan sát cảm giác no phê của con sau cử bú
    cách quan sát màu da và ánh mắt của con khi con tỉnh táo
    cách nhận xét phân và nước tiểu của con theo độ tuổi
    cách hiểu tăng trưởng và các cột mốc vận động theo tháng tuổi theo tiêu chuẩn đúng của
    WHO
    Hầu hết các kỹ năng này đã (hoặc sẽ) được chia sẻ trên trang FB Betibuti và cộng đồng
    Hội Sữa Mẹ (Be ti bu ti) để giúp các mẹ có thêm kỹ năng để các mẹ tự tin hơn.
    Chúc cm nuôi con sữa mẹ thành công!
     
  17. Diệu Linh 06

    Diệu Linh 06 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/12/2011
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    217
    Điểm thành tích:
    83
    Mhs medela tốt nhất phải ko ạ
     
  18. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    đúng rồi đó bạn. máy hút sữa medela là tốt nhất trong các loại hiện nay. nếu bạn có đk thì mua máy hút sữa medela mà dùng nhé. hoặc không thì thuê máy hút sữa medela giá rẻ của bên mình chỉ 200-250k 1 tháng thôi.
     
  19. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    CÁCH VẮT VÀ TRỮ SỮA NON TRƯỚC KHI SINH
    CƠ CHẾ SẢN XUẤT SỮA NON VÀ CÁCH VẮT TRỮ SỮA NON TRƯỚC KHI SINH
    Cm cần đọc kỹ để áp dụng an toàn.
    1- Sữa non có trong bầu vú mẹ từ khi
    nào?
    Cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất SỮA NON
    (Colostrum) từ giữa thai kỳ. Thông thường
    khoảng tuần 16 - 20 của thai kỳ (mẹ sinh con rạ
    có thể thấy sữa non sớm hơn) trong bầu vú mẹ
    diễn ra quá trình hoàn chỉnh của tế bào tạo sữa
    (lactocytes - nang sữa) và những giọt sữa non
    đầu tiên bắt đầu được tạo ở đây gọi là Giai đoạn
    Tạo sữa 1 (Lactogenesis I). Ở giai đoạn này,
    khoảng cách giữa các nang sữa còn chưa kín, do
    đó sự lưu thông qua lại giữa huyết thanh (máu)
    và sữa khá cao, vì vậy sữa non có thể có màu
    hơi đỏ của máu, màu nhuốm hồng, màu vàng cam hoặc màu vàng nhạt (chứ không trắng như sữa
    già (Mature Milk) ở Giai đoạn Tạo sữa 2 khi hình thức, chất thay đổi và lượng sữa gia tăng đáng
    kể.)
    Betibuti đã có rất nhiều bài viết về tác dụng của sữa non trong 72 giờ đầu đời, cũng như
    tác hại của sct và bình sữa đối với bé sơ sinh. Cm nên tham khảo lại các bài viết đó để hiểu vì sao
    việc những cử bú đầu đời là sữa non của mẹ là cực kỳ quan trọng.
    2- Vắt sữa non trước khi sinh để làm gì?
    Học cách để vắt tay, thu hoạch dần dần và dự trữ SỮA NON từ trước khi sinh là một kỹ
    năng cần thiết cho các bà mẹ. Ngay sau khi sinh, bé cần được CHỈ BÚ HOÀN TOÀN SỮA NON của
    mẹ.
    Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt, do quy trình của Bệnh viện, do sức khỏe của
    mẹ hoặc con, con có thể phải cách ly khỏi mẹ, sữa non trữ sẵn của mẹ sẽ cực kỳ hữu dụng.
    Các tình huống đặc biệt đó bao gồm:
    Mẹ bị tiểu đường/ tiểu đường thai kỳ
    Mẹ được chỉ định sinh mổ
    Mẹ có bất thường ở bầu vú/ đầu ti
    Bé bị hở hàm ếch
    Các tình huống sức khỏe khác của mẹ/ con ngay sau khi sinh
    3- Vắt sữa non vào thời điểm nào là thích hợp?
    Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti Trang 62 /227
    Cập nhật tới tháng 22/10/2014
    Cm có thể thỉnh thoảng khi tắm hoặc chăm sóc bầu vú, có thể thấy sữa non từ tuần 32
    đến 34 của thai kỳ. Tuy nhiên, việc thu hoạch sữa có thể thật sự bắt đầu từ tuần thứ 36, khi sữa
    non có thể nhỏ giọt dễ dàng hơn.
    Chăm sóc bầu vú đúng cách trong thai kỳ cũng giúp cho sữa non của mẹ được sản xuất và
    tiết ra dễ dàng hơn. Cm bầu nên tham khảo và áp dụng bài viết Chăm sóc bầu vú mẹ Phần 1, để
    áp dụng nhé.
    4- Vắt sữa non như thế nào cho đúng và an toàn?
    Tuyệt đối không được dùng bất cứ máy hút sữa nào để hút sữa non trước khi sinh, mà chỉ
    được vắt nhẹ nhàng bằng tay. Cách vắt tay dễ học và dễ thuần thục sau một vài lần thực hành. Và
    kỹ năng này rất có ích về sau này trong quá trình nuôi con sữa mẹ lâu dài.
    Sữa non ở giai đoạn này được "thu hoạch từng giọt" như sau:
    vắt tay chỉ 3 đến 5 phút / lần x 3 - 5 lần/ ngày.
    dùng ống tiêm tiệt trùng (5ml - không kim) để thu từng giọt sữa non
    giữ túi nylon tiệt trùng gốc ban đầu, để cho ống tiêm có sữa vào, ghi ngày, dán lại trước
    khi trữ lạnh (dán tạm, nếu chưa đầy)
    thu tiếp sữa non vào ống tiêm cho đến khi đầy 1 ống 5 ml (không quá 3 ngày)
    1 ống tiêm đầy (hoặc sau 3 ngày) thì niêm kín túi nylon và chuyển sang trữ đông trong 1
    hộp kín (vd. Lock n Lock).
    Vì sữa non khá đặc và dẻo nên chảy chậm và không ra thành tia như sữa già, nên nếu mỗi
    lần vắt mẹ thu được 0.5ml - 1ml, mẹ có thể thu được 2.5ml - 5ml/ ngày là kết quả rất tốt rồi.
    Lượng sữa non thu được này có vẻ không nhiều, tuy nhiên nếu cm nhớ trong các bài trước
    Betibuti có mô tả dung tích dạ dày của bé sơ sinh trong ngày đầu chỉ 5 - 7ml, có nghĩa bé cũng chỉ
    cần bú 5 - 7ml/ cữ, cm sẽ hiểu vì sao một lượng sữa nhỏ thu hoạch trong vài tuần cũng vừa đủ
    cho con trong ngày đầu nếu cần.
    Đọc đến đây, chắc hẳn có nhiều mẹ vẫn thắc mắc, lo lắng, vì hầu hết cm có thể được
    khuyên không được vân vê, kích thích đầu ti vì sợ kích thích chuyển dạ, sinh sớm.
    Việc massage và vắt sữa này cũng có thể gây co thắt tử cung nhẹ, nhưng cách vắt và thời
    gian như mô tả trong bài viết này là an toàn và không kích ứng chuyển dạ (giống như những cơn
    chuyển dạ giả không đủ mạnh để gây sinh non), trừ khi mẹ đã ở sẵn trong tình trạng "doạ sinh
    sớm" từ trước tuần 36.
    Phương pháp vắt trữ sữa trước khi sinh này đã được chính thức giới thiệu trong nhiều tài
    liệu của các tổ chức chuyên môn về sữa mẹ, (như Tài liệu hướng dẫn số 2811 năm 2008 của La
    Lêch League GB, Tài liệu hướng dẫn số 322591 của Captial and Coast District Health Board New
    Zealand)
    5- Cách tự vắt sữa bằng tay?
    Rửa tay sạch bằng xà phòng
    chườm bầu vú bằng khăn ấm (hoặc vắt sau khi tắm vòi sen ấm)
    Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti Trang 63 /227
    Cập nhật tới tháng 22/10/2014
    massage bầu vú (có thể áp dụng pp massage 3' của Betibuti)
    Động tác vắt gồm 3 bước: đặt - ấn - vắt
    Đặt ngón tay cái phía trên quầng vú và ngón tay trỏ dưới quầng vú, cách chân ti khoảng
    3cm - 4cm (đầu ngón tay cái, đầu ti và đầu ngón trỏ thẳng hàng)
    Ấn giữ các đầu ngón tay cố định trên da, ấn ngược vào thành ngực
    Vắt: ép hai đầu ngón tay về phía đầu ti để vắt nhẹ nhàng
    Lặp lại động tác này nhịp nhàng theo 3 bước cho đến khi thấy những giọt sữa non tiết ra
    khỏi đầu ti.
    Dùng ống tiêm hút "thu hoạch" từng giọt sữa non này
    6- Cho bé bú sữa non trữ sẵn này như thế nào tốt nhất?
    Khi đi sinh, bố mẹ bé mang sữa đông này trong hộp kín và túi trữ lạnh và gửi vào ngăn
    đông ở tủ lạnh của Bệnh viện.
    Khi cần dùng, bố mẹ bé sẽ ngâm cả ống tiêm (để nguyên trong nylon tiệt trùng) vào nước
    ấm, hay máy hâm sữa, và đút cho bé ăn từ ống tiêm + mút ngón tay bố/ mẹ (finger-feeding như
    hình minh hoạ). Mỗi cữ 5ml, có thể cách cữ 1g - 1.5g trong ngày đầu, cho đến khi bé được về với
    mẹ, da-tiếp-da và bú mẹ trực tiếp.
    Vì lượng sữa rất nhỏ, nên không nên chuyển sữa qua nhiều dụng cụ khác, vì sẽ làm hao
    tốn những giọt sữa quý giá này.
    7- Ý nghĩa của việc vắt sữa non trước khi sinh:
    Giúp mẹ hiểu được cơ chế tạo sữa non trong thai kỳ và tự tin rằng trong bầu vú mẹ đã có
    sẵn sàng sữa cho con, chứ không phải chờ sữa về như quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay.
    Giúp mẹ nhìn thấy hình thức (đặc, dẻo nên dễ nuốt) và dung lượng ít ỏi của sữa non là
    phù hợp với khả năng mút nuốt của con và phù hợp với dung tích dạ dày sơ sinh.
    Giúp mẹ có được một kỹ năng hữu ích của quá trình nuôi con sữa mẹ, để sử dụng sau này,
    khi bị căng ngực, cương sữa, trữ sữa v.v. mà không phải phụ thuộc vào máy hút sữa
    Giúp cho trong mọi tình huống, phòng hờ, bé luôn có sẵn sữa non của mẹ để việc "lập
    trình đầu đời" của niêm mạc ruột được hoàn hảo
    Giúp mẹ yên tâm chuẩn bị cho những ngày sắp sinh, vì mẹ tin tưởng rằng cho dù đẻ mổ
    hoặc các chỉ định cách ly mẹ, con vẫn có sữa non của mẹ cho những cữ bú đầu tiên.
     
  20. Kyung Dong Hitec VN

    Kyung Dong Hitec VN Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/4/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    THU TRỮ SỮA NON TRƯỚC KHI SINH (PHầN 2)
    Yêu cầu tham khảo bài viết PP Thu thu trữ sữa non trước khi sinh - Phần 1, để áp dụng
    đúng và an toàn, khi cần:
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=644331032272389&substory_index=0&id=2
    89879814384181
    1- GIẢI TOẢ NGỘ NHẬN VỀ NGUY CƠ SINH NON do KÍCH THÍCH ĐẦU TI
    Có một sự NGỘ NHẬN rằng khi phụ nữ mang thai kích thích đầu ti để vắt sữa non sẽ dẫn
    đến sinh non. Kích thích đầu ti - hoặc các hoạt động khác có thể sinh ra hocmon oxytocin như ăn
    các thức ăn có chất phenyethylamines như sô-cô-la, hôn, ôm, "tự sướng" hoặc "quan hệ" abcxyz sẽ chỉ dẫn đến chuyển dạ nếu niêm mạc tử cung có đủ CÁC ĐIỂM TIẾP NHẬN hocmon oxytocin.
    Báo cáo thẩm định của BS Cox (2006) thẩm định những kết quả nghiên cứu trước của Di Lieto
    1989, Stein 1990, Curtis 1999, trong đó những phụ nữ mang thai có sơ phút kích thích đầu ti khác
    nhau (từ 30 đến 110 phút). Không có kết quả nghiên cứu nào cho thấy có tác động rõ rệt trong
    chỉ số Bishop (dấu hiệu chuyển dạ) hay dẫn đến chuyển dạ. Báo cáo thẩm định của BS Cox (2006)
    cũng thẩm định một nghiên cứu khác của Moscone và Moore (1993) trên 57 bà mẹ tiếp tục cho bé
    lớn bú, khi mang thai bé sau. Những em bé sau của những bà mẹ này đều khoẻ mạnh và được
    sinh ra đủ tuần. [việc vắt sữa trong thai kỳ cũng giống việc cho bé lớn hơn bú mẹ trong thai kỳ]
    Trích: Thẩm định các nghiên cứu liên quan đến vắt trữ sữa non trước khi sinh (2010)
    của BS. Sue Cox
    - Chuyên Gia Tư vấn Sữa Mẹ Quốc tế hàng đầu,
    - Thành viên cơ quan Cấp chứng chỉ Chuyên gia Tư vấn Sữa Mẹ Quốc Tế
    - Giáo viên của Chứng chỉ Chuyên gia Tư Vấn Sữa Mẹ Quốc tế (Viện Sữa Mẹ Quốc tế)
    - Thành viên Hiệp Hội Nuôi Con Sữa Mẹ Úc (ABA)
    2- Hiểu về tử cung và sự nhạy cảm của tử cung trong thai kỳ:
    Hocmon Oxytocin được biết đến là hocmon sinh ra từ việc kích thích đầu ti (massage, cho
    con bú, vắt sữa.. cần thiết để cơ thể mẹ tiết sữa) và một số hoạt động khác như nêu trên, một số
    người nhạy cảm hơn thậm chí có thể có lượng hocmon oxytocin tăng lên trong máu chỉ cần nghĩ
    đến các hoạt động/ kinh nghiệm trên. Hocmon Oxytocin cũng là hocmon gây co thắt tử cung, giúp
    mẹ chuyển dạ để sinh bé.
    Do đó, nếu chỉ dừng ở kiến thức này, kể cả một số người ngành y nhưng không cập nhật
    kiến thức mới sau 2006), người ta dễ dàng kết luận sai lệch và dẫn đến ngộ nhận rằng chỉ cần có
    hocmon oxytocin thì sẽ có chuyển dạ, và LẦM TƯỞNG rằng các hành động như massage chăm sóc
    bầu vú mẹ, quan hệ abcxyz, cho bé lớn bú, vắt sữa trong thai kỳ là các hoạt động "đầy rủi ro" và
    "không nên".
    Tuy nhiên, MỘT KIẾN THỨC QUAN TRỌNG không thể bỏ qua khi bàn chuyện bầu bì sinh
    đẻ là HIỂU VỀ TỬ CUNG. Tử cung không phải là một cái túi lúc nào cũng chực co thắt để gây sinh
    non trong suốt 38 tuần thai kỳ. Trong 38 tuần đầu của thai kỳ, ngay cả một lượng lớn hocmon
    oxytocin, hay pitocin (hocmon oxytocin nhân tạo) cũng không gây chuyển dạ và sinh non.
    Thay vì vậy, tử cung cũng phải được phát triển và chuẩn bị trước cho việc chuyển dạ. Có
    thể hiểu có hai giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của tử cung trong thai kỳ: giai đoạn
    "tỉnh" giữ bé trong bào thai và giai đoạn "động" đưa bé ra ngoài. Hai giai đoạn này (tạm gọi là
    "giai đoạn 1" và "giai đoạn 2") khác hẳn nhau về cách tử cung phản ứng với lượng hocmon trong
    máu.
    Trong "giai đoạn 1" (trước 37 tuần), khi bào thai đang lớn dần, tử cung "trơ" đối với
    hocmon oxytocin, có nghĩa là có thể massage bầu vú đầu ti, quan hệ tình dục, cho con bé lớn hơn
    bú, vắt sữa mà không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bào thai và cũng không gây co thắt tử
    cung hay sinh non chỉ vì các hoạt động có liên quan đến lượng hocmon oxytocin trong máu.
    Ví dụ, các trường hợp bà mẹ cho bé lớn bú khi mang thai bé nhỏ không cảm nhận cơn co
    thắt nào khi cho con bú (93% theo kết quả mẹ cho con bú trong thai kỳ của Moscona). Đặc biệt là
    ngay vài % có cảm giác các cơn co thắt cũng không dẫn đến chuyển dạ hay ảnh hưởng đến thai
    kỳ, giống như các cơn co thắt giả Braxton -Hicks. [việc vắt sữa trong thai kỳ cũng giống việc cho
    bé lớn hơn bú mẹ trong thai kỳ]
    Trong "giai đoạn 2", đến kỳ sinh nở (khoảng từ tuần 38), tử cung nhanh chóng thay đổi để
    chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, và tử cung trở nên "rất nhạy cảm" với hocmon oxytocin.
    Khả năng "trơ" hay "nhạy cảm" của tử cung đối với hocmon oxytocin là do trong giai đoạn
    đầu tử cung có ít điểm tiếp nhận, nhưng trong giai đoạn đủ tuần thai lại có rất nhiều nhiều "các
    điểm tiếp nhận hocmon oxytocin".
    Các điểm tiếp nhận hocmon oxytocin là các tế bào của tử cung có thể phát hiện ra sự hiện
    diện của hocmon oxytocin và kích hoạt những cơn co tử cung. Trước 37 - 38 tuần số lượng các tế
    bào này ít và rải rác khiến tử cung "trơ" trước hocmon này. Từ tuần 38, số tế bào này tăng nhanh
    dần và đến khi sinh đạt đến 300 LẦN số lượng "điểm tiếp nhận hocmon oxytocin" ngay SAU khi
    chuyển dạ để sinh bé. Trong những tuần cuối thai kỳ, hocmon oestrogen tăng lên cao nhất, đây là
    hocmon cần thiết để thúc đẩy sự gia tăng các "điểm tiếp nhận oxytocin", và vì thế các điểm tiếp
    nhận này chỉ trở nên dày đặc và đủ để nhạy cảm với hocmon oxytocin để chuyển dạ và sinh bé ở
    cuối thai kỳ (cùng với sự phối hợp của các nội tiết tố khác).
    Nhờ vậy, từ sau tuần 38, các hoạt động kích thích hocmon oxytocin cũng chính là các hoạt
    động giúp chuyển dạ nhanh chóng, ngoài ra, nhờ số điểm tiếp nhận đạt cao nhất sau khi sinh, mà
    việc cho con bú hoàn toàn và liên tục từ khi sau khi sinh, giúp tử cung của mẹ mau thu gọn và
    giảm nguy cơ sa tử cung và các bệnh liên quan đến tử cung, các chứng bệnh mà nhiều phụ nữ
    không cho con bú phải lo ngại.
    Việc tử cung có rất ít điểm tiếp nhận hocmon oxytocin trong "giai đoạn 1", chỉ là một trong
    những đặc tính bảo vệ cho tử cung tránh sinh non, ngoài ra còn có nhiều yếu tố bảo vệ khác.
    Trong phạm vi của bài này, và mối liên hệ với bầu vú mẹ và hocmon oxytocin, nên chúng ta chỉ
    nói đến đặc tính này. Tuy nhiên đây không phải là cơ chế duy nhất bảo vệ tử cung trong thai kỳ,
    còn có các cơ chế khác không liên quan đến đặc điểm này. Đó là lý do, có những trường hợp sinh
    non vì những nguyên do hoàn toàn khác, ví dụ như các hocmon ức chế như progestrogen, các
    protein xúc tác...
    KẾT LUẬN
    Do đó, dựa trên kiến thức và các thẩm định mới này, các Hiệp hội Sữa mẹ các nước tiên
    tiến trên toàn thế giới đều có tài liệu hướng dẫn phương pháp vắt trữ sữa non trước khi sinh và
    mô tả những trường hợp nào nên áp dụng để giảm thiểu những tình huống bé sơ sinh phải bú
    tráng ruột bằng sữa công thức, cũng như việc tiếp tục cho bé lớn bú mẹ đến khi sinh bé nhỏ là an
    toàn và tốt cho cả 3 mẹ con.
    Tài liệu đào tạo Liên minh Hành động vì Nuôi Con Sữa Mẹ Thế Giới WABA 11/2013 và gần
    đây nhất Tài liệu Tập huấn cho Chuyên viên Dự Án Alive&Thrive tại Việt Nam 12/2013 của ICF,
    Anh cũng đax bao gồm đề nghị và hướng dẫn các kỹ năng này cho các chuyên viên dự án và
    chuyên viên y tế tham dự.
     

Chia sẻ trang này