Thông tin: Phương pháp dạy trẻ hiệu quả, tiết kiệm công sức và tiền bạc

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi CLB Gia sư 24+, 15/4/2015.

Tags:
  1. CLB Gia sư 24+

    CLB Gia sư 24+ Dự án Gia sư chất lượng cao.

    Tham gia:
    16/3/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    Xin chào các bố, các mẹ,
    Em đã từng là một học sinh xuất sắc trong lứa tuổi của mình, từng là một học sinh trường chuyên, lớp chọn, và em cũng đã từng đi gia sư trong 5 năm trời với những học sinh từ bé đến lớn. Vậy nên em viết bài này cốt chỉ để chia sẻ chút kinh nghiệm về việc dạy dỗ các cháu, nhất là các cháu bé.
    (Nội dung bài viết cốt chỉ xoay quanh môn toán)

    KINH NGHIỆM SỐ 1: DẠY CON TỪ THUỞ CÒN THƠ

    Uốn nắn, dạy dỗ trẻ khi còn nhỏ bao giờ cũng dễ hơn lúc trẻ trưởng thành. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng kiến thức bậc tiểu học rất dễ, dẫn đến việc chủ quan trong việc dạy cho trẻ nắm vững được các kiến thức cơ bản này. "Một học sinh đọc bảng cửu chương thuộc với một học sinh học thuộc làu làu là một sự khác nhau rõ rệt"
    Vậy nên, em cho rằng việc dạy trẻ ở thời điểm này là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ học tốt từ lớp 1, lớp 2, dám chắc rằng sau này việc dạy dỗ trẻ thực sự rất dễ dàng; nếu trẻ học kém, hệ lụy kéo dài đến tận sau này, khi trẻ đã trưởng thành thì bố mẹ vẫn phải rất tốn công sức để kèm cặp (Tại sao lại như vậy và cách thay đổi vấn đề này em sẽ trao đổi thêm ở phần sau)

    Có rất nhiều cách để rèn luyện tư duy cũng như khả năng tính toán của trẻ mà không cần phải bắt trẻ ngồi vào bàn học, sau đây là một số kinh nghiệm:

    - Thỉnh thoảng có thể ra những câu hỏi bất ngờ như là 5+7 bằng bao nhiêu? 6x4 bằng bao nhiêu để giúp trẻ rèn luyện khả năng phản xạ và thuần thục trong tính toán, nếu trẻ trả lời đúng thì có thưởng. Nếu có 2 trẻ cùng thi thố thì trẻ nào giải nhanh hơn sẽ có thưởng chẳng hạn. Đây là một hình thức vừa chơi vừa học, không mệt mỏi mà lại giúp trẻ cảm thấy yêu thích môn toán hơn.
    - Cho trẻ tập làm quen với các đồ chơi tư duy như là xếp hình, xếp khối gỗ. Chính những trò chơi này giúp trẻ hình thành các suy nghĩ về hình học, sau này rất có ích cho trẻ khi học hình học, nhất là hình học không gian.
    - Khi trẻ còn học lớp 1,2,3, có thể sử dụng những bài toán mẹo như là: 8 chia 2 bằng bao nhiêu? Đáp án có thể là 4, 0, 3. Những bài này gợi cho trẻ niềm đam mê với môn toán, trẻ sẽ rất hứng thú khi nghe cách giải.
    - Khi trẻ lớp 3,4,5, kiến thức về cộng trừ nhân chia cũng đã hoàn thiện, các bố mẹ nên đặt những câu hỏi dạng như: có 1 can 3l và 1 can 5l, làm sao để lấy được xl sữa trong bình 20l. Những dạng toán này vừa vui, vừa hay mà 2 trẻ có thể thi thố với nhau ai giải nhanh nhất. Phương pháp này giúp trẻ rèn luyện khả năng nháp cho các bài toán khó, làm cách này k được thì chuyển sang làm cách khác, không bị thụ động chờ nghe giải như học trên lớp.
    - Lưu ý nhỏ là bố mẹ PHẢI rất hạn chế cho trẻ xem tivi và tiếp xúc với đồ công nghệ cao. Nên tiếp xúc với những chương trình khoa học kỳ thú, thế giới động vật, sáng tạo nhỏ. Riêng em thì em thấy các mô hình xếp hình, mô hình điện rất là hữu ích.
    - Bên cạnh đó, trẻ cũng nên được thưởng khi đạt được những điểm cao.

    Trên đây là những chia sẻ của em, nếu bố mẹ nào thấy hữu ích, hãy nhấn Like để ủng hộ em. Em sẽ cố gắng hoàn thành KINH NGHIỆM SỐ 2: HÃY LÀM NGƯỜI DẪN ĐẦU.

    Link phần 2: http://www.lamchame.com/forum/threa...kim-cong-sc-va-tin-bac.1651907/#post-32201808
    Link phần 3A: http://www.lamchame.com/forum/threa...kim-cong-sc-va-tin-bac.1651907/#post-32269357
    Link phần 3B: http://www.lamchame.com/forum/threa...ng-sc-va-tin-bac.1651907/page-3#post-32540279
    Ngoài lề-Gửi các em sắp thi đại học: https://www.lamchame.com/forum/thre...ng-sc-va-tin-bac.1651907/page-3#post-32612013
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi CLB Gia sư 24+
    Đang tải...


  2. tubobin

    tubobin Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/5/2013
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    28
    thanks chu top
     
  3. phuong_ngoc

    phuong_ngoc Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/10/2012
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Rất hay, chờ phần 2 của bạn ;)
     
    CLB Gia sư 24+ thích bài này.
  4. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    áp dụng cho trẻ bắt đầu vào lớp 1 hả mn?
     
  5. CLB Gia sư 24+

    CLB Gia sư 24+ Dự án Gia sư chất lượng cao.

    Tham gia:
    16/3/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    Có thể áp dụng cho trẻ ngay từ lớp 1 mn ạ. Thỉnh thoảng lúc chơi có thể đố bé nhà mình một vài phép cộng trừ đơn giản, chơi những trò chơi như xếp hình, xếp khối gỗ và hạn chế tiếp xúc đồ công nghệ mn nhé.
     
    vananh1234 thích bài này.
  6. tamlygiaoduc

    tamlygiaoduc Thành viên tích cực

    Tham gia:
    10/8/2012
    Bài viết:
    980
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Khi con làm được những việc tốt thì nên khen và động viên con phát huy, khi trẻ học chưa tốt hoặc mắc lỗi thì bố mẹ cùng con tìm hiểu và giải thích cho con, giúp con biết tháo gỡ vướng mắc và định hướng phát triển đúng. Như vậy con luôn thấy được nố mẹ yêu thương và sẵn sàng chia sẻ với bố mẹ những khó khăn của mình.
    Còn mình thấy khi con được điểm cao thì thưởng là không nên, nhất là với các bé mn, tiểu học (cũng may giờ bỏ chấm điểm đối tượng này). Làm như vậy lâu dài gây tác hại xấu cho bé vì thục tế thấy ở tiểu học, đa phần các con đều giỏi. Thưởng nhiều dẫn đến bé dễ có những suy nghĩ theo hướng tiêu cực sau này khi đã bị thói quen đó ăn sâu vào tiềm thức.
     
  7. diepnhuquynh

    diepnhuquynh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/2/2015
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Em cũng đồng ý với ý kiến của chị không nên thưởng cho con như vậy. Phải làm cho em có tính tự giác và hiểu việc học là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ chú không phải chỉ để bố mẹ thưởng :3. Bố mẹ em từ trước đến giờ chưa khen thưởng kiểu đó bao giờ :3
     
  8. CLB Gia sư 24+

    CLB Gia sư 24+ Dự án Gia sư chất lượng cao.

    Tham gia:
    16/3/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    Như em đã nói, đấy cũng chỉ là 1 cách theo kinh nghiệm của em. Lý do vì sao?
    Trong cuốn sách "tôi tài giỏi bạn cũng thế" của Adam Khoo có một câu đại ý như thế này: Nếu như lúc học, bạn đặt mục tiêu càng cao thì bản thân sẽ nỗ lực càng nhiều và hiệu quả của nó thực sự ấn tượng. Trẻ em cũng vậy, khi học tập phải đặt mục tiêu cho mình, mà mục tiêu đó là tiền (để mua đồ chơi, mua truyện tranh,...)
    Các bố các mẹ thử phân tích 2 tình huống này xem:
    TH1: "Con học giỏi đi sau này sẽ được mọi người quý mến, sau này sẽ làm người nổi tiếng,..." (Đại loại là nói đến những thứ cao siêu mà trẻ không để ý mấy)
    TH2: "Con học giỏi, đạt điểm cao sẽ có thưởng hoặc nếu đạt trên 8.5 môn toán kỳ này sẽ được mua xe đạp mới."
    Rõ ràng đối với trẻ em thì tình huống 2 bao giờ cũng hấp dẫn, thiết thực đối với trẻ hơn 1. Trẻ sẽ chẳng thể hiểu đc những cái gọi là nghề nghiệp hay mục đích sâu xa của việc học. Hơn nữa, khi đạt đến đẳng cấp của người dẫn đầu, các bậc cha mẹ sẽ thấy không cần thiết phải như vậy nữa.
     
  9. CLB Gia sư 24+

    CLB Gia sư 24+ Dự án Gia sư chất lượng cao.

    Tham gia:
    16/3/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    KINH NGHIỆM SỐ 2: HÃY LÀM NGƯỜI DẪN ĐẦU
    Đây là trải nghiệm của em: từ bé đến năm lớp 9, em luôn là học sinh trong top của nhà trường về môn Toán. Thời gian này, bản thân học không cần người khác nhắc nhở, học vì chính lòng tự trọng của một người dẫn đầu.
    Sang lớp 10, em bước vào trường chuyên với vô số bạn bè xuất sắc. Từ một học sinh đứng top trở thành một học sinh trung bình, thậm chí xếp nửa sau của bảng xếp hạng. Tinh thần, ý chí bay đâu hết và lúc đó kết quả học hành sa sút thảm hại.

    Việc này khiến em đúc rút ra được những điều sau:
    Đối với học sinh giỏi:
    -
    Khi đã đứng top, học sinh đó sẽ học vì niềm kiêu hãnh của mình,vì vị trí của mình. Thử hỏi một học sinh đứng số 1 môn toán, được thầy yêu bạn mến, luôn được điểm cao nhất trong các kỳ thi, tự dưng một hôm điểm không còn cao nhất nữa sẽ như thế nào. Học sinh này sẽ học điên cuồng để lấy lại vị thế của mình.
    - Giai đoạn này bố mẹ sẽ không cần phải lấy phần thưởng làm mục tiêu nữa, vì chính bản thân học sinh đã có mục tiêu cho riêng mình. Theo em nên theo sát tình hình học tập, hỗ trợ học sinh hết sức có thể để học sinh phát huy hết năng lực của mình.

    Đối với học sinh kém:
    -
    Học sinh kém thường có suy nghĩ như thế này: Gặp một bài toán khó, sẽ nghĩ rằng bạn giỏi nhất mà còn chưa làm được thì mình sao có thể làm được. Sự thật đa phân là vậy nhưng vấn đề cần chú ý ở đây là: học sinh kém đã mất đi niềm tin, tự ti vào năng lực của bản thân khiến đáng lẽ mình được 7 điểm thì lại chỉ được có 6 điểm. Người tự tin thì khác, đáng lẽ được 6 thì lại được 7 điểm.
    - Đối với học sinh kém, việc xây dựng lại niềm tin là cực kỳ quan trọng. Bố mẹ cần biết được học sinh học tốt môn nào nhất (ví dụ trong 3 môn toán, lý, hóa thì lý là môn học tốt nhất) Tập trung việc học của học sinh vào môn đó để học sinh vươn lên trong top của lớp, lấy dần lại sự tự tin. Khi đã tự tin, các môn học còn lại sẽ dần được cải thiện.

    Trên đây cũng chỉ là kinh nghiệm của em. Mọi việc đều có 2 mặt của nó. Vì thế, nếu mẹ nào thấy không hợp lý, chúng ta có thể trao đổi thêm để đưa ra cái nhìn đúng đắn nhất đối với từng học sinh.
    Cuối cùng, các mẹ thấy hay nhớ LIKE giúp em ạ, em xin cảm own^^.
    Phần tiếp theo sẽ là: XÂY DỰNG NỀ NẾP VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC CHO CON.
     
  10. vananh1234

    vananh1234 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2015
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Mình nghĩ ý kiến của bạn chủ topic khá đúng nhưng lưu ý ở đây là thưởng bởi những món quà nho nhỏ, hoặc chỉ cần 1 lời động viên. Trẻ con chúng cần được khích lệ, động viên. Ngay cả người lớn cũng vậy, làm một việc gì đó cũng cần có động lực chứ :)
     
  11. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    bài viết của mẹ hay quá
     
    CLB Gia sư 24+ thích bài này.
  12. quocchung1204

    quocchung1204 Thành viên mới

    Tham gia:
    27/3/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    t
    Cám ơn
    Cám ơn bạn
     
    CLB Gia sư 24+ thích bài này.
  13. me_toet_2710

    me_toet_2710 maylocnuoc365.com-RẺ NHẤT

    Tham gia:
    29/6/2009
    Bài viết:
    14,063
    Đã được thích:
    2,319
    Điểm thành tích:
    913
    Mình ở gần ngã tư vọng, mình muốn xin e một lời khuyên dành cho bé nhà mình học lớp 2. Bé trai nên rất lười học và không có ý thức tự giác học. Bên bạn có thể tư vấn phương pháp dạy hiệu quả cho bé nhà mình? bạn có dạy một nhóm nhỏ k hay gia sư tại nhà?
     
    CLB Gia sư 24+ thích bài này.
  14. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Uốn nắn, dạy dỗ trẻ khi còn nhỏ bao giờ cũng dễ hơn lúc trẻ trưởng thành.
     
    CLB Gia sư 24+ thích bài này.
  15. CLB Gia sư 24+

    CLB Gia sư 24+ Dự án Gia sư chất lượng cao.

    Tham gia:
    16/3/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    Thưa chị, theo như em nói ở trên thì trẻ chưa cần phải đi học gia sư, trước hết là chị cho cháu tránh xa các sản phẩm điện tử như là tivi, điện tử. Tiếp đến là chị cho cháu chơi các loại trò chơi trí tuệ, chơi nhiều bé với nhau hoặc chơi cùng với bố mẹ, bên cạnh đó là tích cực hỏi han, theo sát tình hình học tập trên lớp của cháu: Hôm nay con được bao nhiêu điểm? kiểm tra như thế nào? cô dạy về cái gì?
    Trên đây chỉ là kinh nghiệm của em, mọi người nếu ai có đóng góp thêm nữa lại càng tốt ạ ^^
    Hình thức gia sư bên em chỉ dành cho các em từ lớp 4,5 trở lên thôi chị ạ ^^. Theo quan điểm của em, các bé còn nhỏ quá không nên học dồn ép, nhìn các bé còn nhỏ mà đã cận thị, ít vận động, đi học với cặp sách to dùng nhìn tội lắm ạ.
     
  16. CLB Gia sư 24+

    CLB Gia sư 24+ Dự án Gia sư chất lượng cao.

    Tham gia:
    16/3/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    PHẦN 3: XÂY DỰNG NỀ NẾP VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC

    A. NỀ NẾP TRONG HỌC TẬP
    Bản thân em thấy cần phải xây dựng nề nếp học tập cho các bé. Nề nếp ở đây gồm có:
    - Đi học đầy đủ. Rất nhiều em học sinh cũng như các bậc phụ huynh cũng vì thương con nên để cho cháu nghỉ học mỗi khi cháu bảo mệt hay vô vàn lý do khác. Các lý do này hoặc là hợp lý hoặc là không hợp lý thì mỗi khi các cháu nghỉ học 1 buổi, hệ lụy đầu tiên là cháu sẽ không theo kịp tiến độ của các bạn, bước chậm một bước mà hôm sau không cố gắng hai bước thì sẽ là thụt lùi, nhiều lần như thế thì sẽ dẫn đến việc hổng kiến thức, các hệ lụy khác về sau.
    - Xây dựng ý thức chuẩn bị bài, sách vở từ tối hôm trước khi đi ngủ. Điều này giúp trẻ tự tin hơn trong việc tiếp cận những kiến thức của ngày hôm sau với tư thế của 1 người chủ động.
    - Chỗ học tập cần phải sạch sẽ, gọn gàng, yên tĩnh. Nơi sản sinh ra những ý tưởng của các bé khi giải một bài toán, một bài văn cần phải là nơi sạch sẽ, gọn gàng, nhận được ánh sáng tự nhiên. Bàn học phải lớn, để trẻ có không gian để bày các cuốn sách khác ra trên bàn. Ánh sáng đèn phải là ánh sáng đèn vàng để trẻ không bị đau mắt và tập trung hơn đèn Neon. Khi trẻ học bố mẹ cần tắt tivi hoặc mở nhỏ để tránh ảnh hưởng.
    - Thói quen ngồi vào bàn học. Đối với các học sinh còn nhỏ tuổi, cần phải tạo thói quen ngồi vào bàn học 1 tiếng/ ngày. Nếu như học sinh càng lớn thì thời gian càng phải lâu. Không thể có chuyện học sinh lớp 9, lớp 10 mà chỉ học đến 9h đã nghỉ để xem tivi, đi ngủ vì thời lượng học như thế là chưa đủ. Trẻ có thể tự học vào buổi sáng, chiều, tối, bố mẹ cần lưu ý thời gian trẻ tự học thực sự.

    Nhiều khi chúng em đi gia sư, thấy góc học tập của các học sinh mà thất vọng vì nó quá bé, bàn học thì được có 1 tý tẹo, lộn xộn và không có chút ánh sáng tự nhiên. Các bố các mẹ cứ để ý mà xem, những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đâu ạ. Tất cả những điều trên, em nghĩ các bậc phụ huynh đều có thể làm được. Dạy dỗ trẻ có lúc nhu lúc cương, lúc đánh, lúc mắng vì học kém cũng như lúc cần khen trẻ vì được điểm cao. Sử dụng những món quà như là đi du lịch hè, mua cho xe đạp mới cũng là một ý tưởng thực sự hay khi đánh vào ham muốn của học sinh.
    Em sẽ cố gắng dành thời gian để hoàn thiện phần B. PHƯƠNG PHÁP HỌC SAO CHO HIỆU QUẢ
    Mong các mẹ ủng hộ ^^
     
  17. loc123

    loc123 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2015
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Nghe cái kinh nghiệm người dẫn đầu này nghe quen lắm, thấy bản
    thân ngày xưa :);)o_O
     
  18. Ngô Việt Hoàng

    Ngô Việt Hoàng Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2015
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Trừ phần 1 là mình không đồng ý lắm, còn lại mình hoàn toàn tán thành với bạn, chúng ta có thể cho con thấy cái lợi ích trước mắt của việc học hành chứ xa xôi hơn như học để trở thành người tốt, để vào 1 trường đại học top hay sau này trở thành ông nọ bà kia thì xa vời quá. Bản thân mình ngày xưa cũng thế, học vì không muốn thua kém bạn bè, học để khẳng định vị trí của mình, rồi vì cũng muốn làm bố mẹ vui. Nhưng bên cạnh đó mình nghĩ tất nhiên cũng cho con tự giác thấy rằng học vì chính bản thân nó chứ không phải vì người khác hay vì vật chất, mấy cái này nên là động lực cho con thôi. Và trên hết là dù là bậc làm cha làm mẹ, lo lắng cho con cái nhưng đam mê và lựa chọn của con là cái quan trọng nhất, nên tiếp cho con niềm đam mê và hết mình vì nó từ nhỏ, câu châm ngôn mà mình tâm đắc nhất từ trước đến nay : FOLLOW EXCELLENCE, SUCCESS WILL CHASE YOU
     
  19. nhang123

    nhang123 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/4/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    cho mình hỏi cái này là kinh nghiệm từ bạn hay là bạn trích dẫn từ đâu vậy?
     
  20. CLB Gia sư 24+

    CLB Gia sư 24+ Dự án Gia sư chất lượng cao.

    Tham gia:
    16/3/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    Theo mẹ thì trích từ đâu ạ ^^. Trích từ cuộc đời của em ạ. Các mẹ cũng đừng cho rằng những phương pháp như thế này là đúng hoàn toàn, tất cả chỉ là kinh nghiệm. Ai cảm thấy phù hợp thì áp dụng thôi ạ.
     

Chia sẻ trang này