Kinh nghiệm: Các Lỗi Chính Tả Thường Gặp!

Thảo luận trong 'Học tập' bởi Dunganh, 21/7/2009.

  1. suakute

    suakute Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/12/2009
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    đúng hay sai phải xét trên văn cảnh nữa bạn ạ, vì nghe phong phanh là văn nói, còn văn viết, nhất là những bài xã luận, tớ thấy họ viết nghe phong thanh là hợp lý. Nếu 1 truyện ngắn đề tài nông thôn, tớ ví dụ thế, dùng nghe phong thanh k thể đúng và trúng bằng nghe phong phanh!
     
    Đang tải...


  2. minhthu276

    minhthu276 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/2/2010
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Chào các anh, chị. Em mới tham gia diễn đàn nên đi lang thang thấy topic này hay quá. Em có thắc mắc không biết chứ "y" và chữ "i" có quy tắc dùng không. 2 chữ này em thấy dùng rất lộn sộn. Anh chị nào nói được thì em iêu nhất Topic này :) . Với lại ngày bé học đánh vần có ghép 1 chữ "o" và 2 chữ "oo" nhưng chẳng thấy bao giờ dùng ngoài từ "xong" và từ "xoong" nhỉ. Hình như bây giờ cồn đổi cách đánh vần chữ "Q" nhỉ. Em chưa có con, cháu nên không bít giờ đọc thế nào. Hôm nghe cậu bạn bảo nhưng không bít là thật hay đùa: " đọc là cu ( có lúc thì nghe mọi người đọc là kiu) . Loạn hết cả lên. :roll::roll:
     
    architect thích bài này.
  3. lan_anh_pham

    lan_anh_pham Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/10/2009
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    ----------> Lộn xộn chứ nhỉ :p
     
    architectminhthu276 thích.
  4. suakute

    suakute Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/12/2009
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    lộn xộn chứ không phải lộn sộn bạn ạ!
    chữ q đánh vần theo chuẩn tiếng việt từ xưa tới nay đều là "cu".
     
    architectminhthu276 thích.
  5. suakute

    suakute Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/12/2009
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28


    sui gia thì là s, còn xui khiến là x chứ nhỉ?
     
    architect thích bài này.
  6. inquocgia

    inquocgia Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    4/10/2009
    Bài viết:
    3,065
    Đã được thích:
    1,287
    Điểm thành tích:
    913
    topic này hay thật, mình là người rất thích Tiếng Việt mà giờ mới để ý! Góp với mọi người 1 chuyện:
    Cách đây khoảng mười lăm năm, minh đi chợ cùng cô bạn người Quảng NInh, mua bán xong, nó bảo: công nhận thịt bò ở đây ngon thật, không như ở nhà tao! Mình bảo: thế à?, nó nói: Chuyện, thịt bò ba năm thì phải ngon hơn thịt bò hai năm chứ! Mình sửng sốt: Ơ, thế thịt bò già ngon hơn thịt bò non à??? Nó ngơ ngác: hả, bò già gì???, thịt bò ba năm nghìn thì phải ngon hơn thịt bò hai năm nghìn chứ!
    Ặc ặc, bó tay! mà giờ nghĩ lại thấy chóng mặt với giá cả, bắp bò hôm nay chắc 20 rùi nhỉ???
     
    architect thích bài này.
  7. minhthu276

    minhthu276 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/2/2010
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn mẹ Suakute nhé. Mình không ngờ sai chữ "sộn", lúc ngồi viết đắn đo mãi, xưa nay vẫn dùng "xộn" tự dưng vào đây lại cuống tay :) . Còn chữ "Q" thì mình nhớ có phải từ xưa vẫn dùng thế đâu, đọc là chữ "quy" hoặc chữ "quờ" mà.
    Không ai giải thích cho mình chữ "y" với chữ "i" nhỉ .
     
    architect thích bài này.
  8. bacongau235

    bacongau235 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/7/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    3
    Trích :
    " Chào các anh, chị. Em mới tham gia diễn đàn nên đi lang thang thấy topic này hay quá. Em có thắc mắc không biết chứ "y" và chữ "i" có quy tắc dùng không. 2 chữ này em thấy dùng rất lộn sộn. Anh chị nào nói được thì em iêu nhất Topic này . Với lại ngày bé học đánh vần có ghép 1 chữ "o" và 2 chữ "oo" nhưng chẳng thấy bao giờ dùng ngoài từ "xong" và từ "xoong" nhỉ. Hình như bây giờ cồn đổi cách đánh vần chữ "Q" nhỉ. Em chưa có con, cháu nên không bít giờ đọc thế nào. Hôm nghe cậu bạn bảo nhưng không bít là thật hay đùa: " đọc là cu ( có lúc thì nghe mọi người đọc là kiu) . Loạn hết cả lên"

    Theo như tất cả các kiến thức mà mình được học ở nhà trường, cũng như hiện tại đứng lớp giảng dạy cho các em, mình cũng dạy cho các em như thế này " những âm /i/ nào đứng sau âm đệm /u/ (âm đệm /u/ đi sau "q" và trước "ê, y, ơ, â") mới viết là "y", còn không phải thì đều viết thành "i"."
    Ví dụ : nội quy, quy định, quy tắc,..
    Thế nào bạn cũng hỏi mình rằng, còn từ " yêu " hay từ " yếu " thì sao? câu này tôi xin trả lời bạn rằng Chữ "y" đó không phải là biểu hiện của âm chính /i/ mà là của nguyên âm đôi /ie/ (luôn luôn có 2 âm và được biểu hiện bằng 2 chữ cái)
    Ví dụ : khuya, yêu, khuyên, chiên, .....
    Thật ra, nói như thế vẫn chưa đủ, nhưng mình chỉ nói sơ sơ cho bạn về những phần chính. Nếu để ý bạn sẽ hiểu quy luật của nó và sẽ không còn thấy bối rối nữa
     
    architectminhthu276 thích.
  9. minhthu276

    minhthu276 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/2/2010
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn mẹ bacongau235 . Mình lại có thắc mắc, mình thấy mọi người hay dùng từ "Kỹ thuật" nhưng nếu như mẹ bacongau235 nói thì phải là "Kĩ thuật" mới đúng nhỉ. Thứ nữa, theo mẹ bacongau235 thì "Ý định" là đúng hay "í định" xét theo quy tắc như mẹ ấy nói.
     
    architect thích bài này.
  10. minhthu276

    minhthu276 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/2/2010
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Cho mình hỏi thêm các cặp từ này thì từ nào đúng nhé:
    Kỹ thuật - kĩ thuật , Vật lý - Vật lí , iêng hung - Yêng hung , thúy - thúi. Hic chưa nhớ hết :roll:
     
    architect thích bài này.
  11. minhthu276

    minhthu276 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/2/2010
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Mình lại vừa tìm được trên mang từ này : 17 năm quy hoạch “treo” Bình Quới - Thanh Đa ( link : http://home.vnn.vn/17_nam_quy_hoach____treo____binh_quoi___thanh_da-16777216-619897612-0 ) vay theo quy tắc bạn nói thì từ "Quới" này phải viết là "Quớy" mới đúng nhỉ. Híc, khó thật.
    Mẹ Bacongau235 là cô giáo dạy văn à. Ngày xưa mình ghét học văn lắm vì tính mình khô khan, thích sự chính xác hơn là cảm nhận. Có lần còn cãi nhau với cô giáo về bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ( nhớ sai thì chít, học cũng lâu rồi ). Bài đó bạn thấy có gì sai không.
     
    architect thích bài này.
  12. let it be

    let it be Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/11/2009
    Bài viết:
    1,892
    Đã được thích:
    463
    Điểm thành tích:
    123
    eo mẹ này thắc mắc lắm thế, thực ra dân ta cứ quen tay thích viết kĩ thuật hay kỹ thuật đều được cả thôi,ko quan trọng, còn thúy -thúi thì biết là cùng chữ ''i'' và ''y'' đằng sau nhưng vẫn quen đọc khác nhau mà,mẹ nó hỏi thế này ai mà giải thích được:D
     
    architect thích bài này.
  13. bacongau235

    bacongau235 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/7/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    3
    Cái này khi còn học ở bậc tiểu học, mình đã được cô giáo dạy rằng " khi nó đứng một mình ta luôn luôn phải dùng y "
    Ví dụ : y tá, y sĩ, ý kiến, ý định, ....... ( chưa nghĩ ra ý gì nữa, bạn nghĩ hộ mình nha )
    Thật ra tiếng việt rất khó, có rất nhiều cái dễ khiến cho mọi người nhầm lẫn, ngay cả bản thân mình, mặc dù đã đi dạy gần 4 năm nhưng đôi lúc còn viết sai chính tả. Các cụ nhà ta không phải đã nói " học phải đi đôi với hành " hay sao? Vì thế khi áp dụng sách vở vào thực tế, bạn đừng cứng nhắc quá, hãy thả lỏng ra và nên chấp nhận cả 2 đi vì cách nào cũng đúng cả: kỹ thuật cũng đúng mà kĩ thuật cũng không sai
    Kết luận, bây lâu nay, chúng ta (từ báo đài, đến sách giáo khoa) viết sai chính tả mà không biết, hoặc biết mà không sửa vì đã quen mắt
     
    architect thích bài này.
  14. let it be

    let it be Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/11/2009
    Bài viết:
    1,892
    Đã được thích:
    463
    Điểm thành tích:
    123
    mình cũng chả nhớ bài đấy,nhưng văn vẻ nó phải bay bổng,kể cả có sai trên thực tế thì vẫn bình thường mà, nói như bạn thì các chàng thi sĩ làm thơ cho người yêu nói '' anh sẽ hái trăng sao cho em'' chắc bị bạn ...ném dép:D
    cô giáo bạn chắc cũng toát mồ hôi hột với bạn đấy nhỉ?????:rolleyes::rolleyes::rolleyes:
     
    architect thích bài này.
  15. shinthoi

    shinthoi Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    23/4/2009
    Bài viết:
    4,420
    Đã được thích:
    1,284
    Điểm thành tích:
    913
    Ngày trước chữ chịu em cứ viết thành chụi, iu thành ui, em hay bị nhầm chính tả với vần i,u lắm.
     
    architect thích bài này.
  16. bacongau235

    bacongau235 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/7/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    3
    Nói thật với mọi người cùng chia sẻ là có rất nhiều học trò đã hỏi mình là " đánh vần từ QUỚI như thế nào" và sau 1 hồi suy nghĩ, mình đã trả lời cách em như thế này " cô sẽ về nhà nghiên cứu và trả lời các em sau " và bây giờ sau hơn 1 năm, mình vẫn chưa có câu trả lời. Vì thế, câu hỏi của bạn mình nợ vậy nha.
    Nói như bạn thì 2 từ chính xác không được dùng trong văn học mà được dùng trong khoa học. Văn học là lãng mạn, là bay bổng, là cái gì đó trừu tượng. Chứ không thể nói như bạn được, nó cũng chính xác nhưng không chính xác tuyệt đối như nhưng môn học khác, mà nó có 1 cái gì đó hơi quá lên.
     
    architect thích bài này.
  17. bacongau235

    bacongau235 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/7/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    3
    bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

    "Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
    Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
    Cá thu biển Đông như đoàn thoi
    Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
    Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

    Thuyền ta lái gió với buồm trăng
    Lướt giữa mây cao với biển bằng,
    Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
    Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

    Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
    Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
    Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
    Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

    Ta hát bài ca gọi cá vào,
    Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
    Biển cho ta cá như lòng mẹ,
    Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

    Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
    Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
    Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
    Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

    Câu hát căng buồm với gió khơi,
    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
    Mặt trời đội biển nhô màu mới
    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

    Mình thấy bài thơ này của Huy Cận hay đấy chứ, thế bạn thấy gì sai nào? Nói ra cho mọi người cùng chia sẻ.
     
    architectminhthu276 thích.
  18. minhthu276

    minhthu276 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/2/2010
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Cám ơn mẹ bacongau235 đã post cả bài thơ để mọi người cùng đọc. Câu đầu tiên trong bài "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" Nước mình biển ở phía Đông, câu này có nghĩa là mặt trời đang lặn nhỉ, mà mặt trời lặn thì ở phía tây chứ. Vậy làm sao thấy được mặt trời xuống biển nếu đang ở sát biển. Không bít mình suy nghĩ có đúng không nhưng ngày đó mình hỏi cô giáo thì cô không trả lời được. Sau này mình học vào bài mới bít, hoàn cảnh ra đời là khi nhà thơ đang đi thực tế cùng đoàn thuyền ở ngoài khơi biển Quảng Ninh. Nếu như thế đúng là nhìn thấy mặt trời xuống biển ( nhưng lại sai ở chỗ đoang thuyền đã ra khơi rồi chứ không phải như câu thứ 3 "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi")
    Mọi ng cùng bình luận nhé!
     
    architect thích bài này.
  19. memit050408

    memit050408 Mỗi ngày tôi chọn 1 nvui

    Tham gia:
    26/10/2008
    Bài viết:
    3,418
    Đã được thích:
    2,066
    Điểm thành tích:
    863
    Quê xã tớ hay sai chính tả lắm,vì giáo viên sai mà.Quyền thì là Quền,L với N ,S với x ,y và i là chuyện hàng ngày.Xã tớ thf khỏi nói,viết chữ thiếu nét liên tục.Ví dụ nhé:''em dã ăn cơ chua?anh dang ban,la nữa anh nhắn lay cho e sa.'' hị hị....''
     
    Sửa lần cuối: 10/2/2010
    architect thích bài này.
  20. bacongau235

    bacongau235 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    16/7/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    3
    Bố cục
    Bài thơ có thể chia làm 3 phần
    Khổ 1-2: Cảnh ra khơi.
    Khổ 3-6: Cảnh đoàn thuyền đánh cá.
    Khổ 7: Cảnh trở về.

    Cảnh ra khơi
    Khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi vui, lạc quan, yêu lao động.
    Diễn tả niềm vui yêu đời, yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp.

    Cảnh đánh cá
    Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hăng say.
    Tinh thần sảng khoái ung dung, lạc qua, yêu biển, yêu lao động.
    - Âm hưởng của tiếng hát là âm hưởng chủ đạo, niều yêu say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
    - Nhịp điệu khoẻ, đa dạng, cách gieo vần biến hoá, sự tưởng tượng phóng phú, bút pháp lãng mạn.

    Cảnh trở về
    Cảnh kỳ vĩ, hào hùng, khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ mạnh và thành quả lao động của người dân miền biển.
    - Ra đi hoàng hôn, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi.
    - Sau một đêm lao động miệt mài, họ trở về trong cảnh bình minh, mặt trời bừng sáng nhô màu mới, hình ảnh mặt trời cuối bài thơ là hình ảnh mặt trời rực rỡ với muôn triệu mặt trời nhỏ lấp lánh trên thuyền: Một cảnh tượng huy hoàng của thiên nhiên và lao động.
     
    architectminhthu276 thích.

Chia sẻ trang này