Chăm con ốm, mẹ nhớ cẩn thận!

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Panda Books, 25/2/2015.

  1. Panda Books

    Panda Books Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/12/2013
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ em với sức đề kháng yếu thường dễ bị bệnh, đặc biệt là những căn bệnh lây từ những người xung quanh. Tuy nhiên, các mẹ có ngạc nhiên không khi biết rằng bé cũng có thể là nguồn bệnh cho bạn? MarryBaby mách bạn một số cách giữ gìn sức khỏe những khi con bị ốm nhé!
    [​IMG]
    1/ Sốt phát ban

    Những trẻ em dưới 2 tuổi thường bị nổi phát ban và căn bệnh này có thể “di dời’ sang những người lớn bên cạnh trong trường hợp họ chưa từng bị lúc nhỏ. Bệnh thường bắt đầu bằng cơn sốt liên tục trong 2-3 ngày, sau đó là nổi ban khắp người, đặc biệt là cổ và cánh tay.

    Bệnh không quá nghiêm trọng với những người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ cũng nên nhắc nhở mọi người rửa tay thường xuyên để tránh sự lây lan của virut.
    2/ Bệnh tay chân miệng

    Tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh gây đau đớn, khó chịu và có thể ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong gia đình nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Triệu chứng thường gặp là những vết rộp trên bàn tay, chân và thậm chí trong miệng, gây sốt, đau họng, nhức mỏi.

    Bệnh tay chân miệng lây truyền từ người này sang người khác thông qua những chất dịch trong cơ thể như nước miếng, đàm, chất nhầy trong mũi… Bạn có thể phòng bệnh bằng cách thường xuyên rửa tay chân, khử trùng các bề mặt bẩn, tránh tiếp xúc, ôm hôn, chia sẻ đồ ăn với người bệnh. Tuy nhiên, thật khó để không ôm con những khi bé bị bệnh đúng không? Đừng quá lo lắng, bệnh tay chân miệng ở người lớn thường không quá nghiêm trọng.

    3/ Parvovirus B19

    Hơn 50% các trường hợp nhiễm Parvovirus B19 là trẻ em. Bệnh bắt đầu với triệu chứng phát ban khắp người, đặc biệt là ở hai bên má và nổi mẩn ở tay chân. Những người đã từng nhiễm bệnh đều có khả năng miễn dịch. Đối với những trẻ nhiễm bệnh, Parvovirus B19 cũng không để lại di chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với thai phụ, Parvovirus B19 có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Parvovirus B19 cũng gây ảnh hưởng nếu như bạn mắc bệnh thiếu máu hoặc có hệ miễn dịch suy yếu.

    Theo: http://www.marrybaby.vn/

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Panda Books
    Đang tải...


Chia sẻ trang này