Đọc truyện hay trong giờ nghỉ trưa trên LCM

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi Chips, 10/7/2006.

  1. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Tiếp theo.............

    Sáng hôm sau, người đàn bà quét dọn tự mở cửa vào. Bà ta ngửi thấy mùi nến khi đi vào phòng ăn. Bà kinh ngạc nhìn căn phòng: “Cô Cathy đâu có bao giờ để bừa bãi như vậy”. Trong bếp, bà ta thấy một cái nồi sạch, một bình nước xốt, hai ly rượu vang và lạ lùng nhất là một chai rượu vang đã uống hết.

    Bà ta lên lầu, vừa gọi Cathy vừa sợ không biết sẽ thấy điều gì. Bà ta đã thấy hơi lo từ tuần trước khi Cathy bảo bà quét dọn phòng ngủ của chủ nhà, căn phòng bà chưa bao giờ được phép đặt chân vào.

    Cánh cửa phòng mở hé; căn nhà trở lại yên lặng. Bà đẩy cửa ra. Sự yên lặng vỡ tan vì tiếng rú của bà ta. Bà lao đến điện thoại gọi cấp cứu, chỉ vài phút sau xe cứu thương và cảnh sát đã đến nơi.

    Những nhân viên cứu thương bước ra khỏi phòng, lắc đầu: Họ không thể làm gì được nữa. Hai người đã uống một số lượng thuốc quá lớn. Theo tay chỉ của người đàn bà quét dọn vẫn còn đang run rẩy, cảnh sát tìm được một lá thư ngắn trên bàn trang điểm do chính tay Brad viết.

    Báo đăng tin Brad đã viết trong thư rằng anh không thể sống thiếu Cathy. Đây rõ ràng là một vụ mưu sát - tự sát. Cathy là tất cả những gì Brad muốn có.

    “Các nhân viên tòa án tuyên bố trong nước xốt hoặc rượu vang có thuốc độc, họ không biết chắc là nước xốt hay rượu, có lẽ là cả hai”. “Có phải Brad đã làm điều đó không? Hay chính là Cathy? Chúng ta có bao giờ biết được không? Có lẽ là không”...


    end
     
    Đang tải...


  2. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    SÁU NĂM MỘT CHUYỆN TÌNH BUỒN

    Thế là hết! Em ra đi và tôi đã mất em. Vĩnh viễn. Đã nhiều lần, tôi thấy em buồn. Tôi hỏi. Em chỉ lắc đầu: “Không có gì đâu!”. Vậy rồi cũng qua đi. Tôi cố xua đi những nỗi buồn cứ mỗi ngày mỗi chồng chất. Nhưng bây giờ thì chẳng thể nữa rồi. Nỗi buồn ấy như chất cường toan, đang thấm dần vào trong trái tim tôi, đau buốt.

    Nhớ thời em còn là sinh viên. Suốt cả tuần em xa nhà và xa tôi. Chiều thứ bảy nào tôi cũng nôn nao, đạp xe hơn hai mươi cây số để lên trường đón em về. Những lần đầu, khi thấy bóng tôi từ xa, em đã vừa đi vừa chạy, miệng nở nụ cười tươi như đóa hoa hàm tiếu. Mấy cô bạn chung lớp chạy theo phía sau trêu. Em quay lại, hất mặt lên giả vờ ra vẻ kênh kiệu: “Nè, tụi bây có ngon thì lại đây mà chọc “người dưng khác họ” của tao đi!”. Mấy cô bạn của em cũng chẳng vừa. Nguyên tách nhóm, đến bên tôi: “Anh hiền như vầy làm sao mà trị được cái con-quỷ-nhỏ của lớp tụi em được hả!”. Hằng đế vào: “Nó ỷ đẹp nhất lớp nên cứ ăn hiếp tụi em. Anh có đủ sức để trị nó không?”. Vân cũng tỏ ra không kém: “Em nghi là nó trị anh thì có, chứ dễ gì anh mà trị được nó!”… Lúc ấy tôi chẳng nghĩ gì cả. Chỉ thấy là mình hạnh phúc nhất trần đời. Rồi những lần sau đó, chẳng hiểu sao, mỗi lần tôi lên trường đón em về, những cô bạn của em không còn chạy đến bên tôi vòi vĩnh kẹo hoặc trêu chọc tôi nữa. Họ thấy tôi thấp thoáng phía xa là quay mặt rẽ sang hướng khác. Vài lần tôi tự hỏi: “Đã có chuyện gì?”. Nhưng rồi em đi ra, ngồi lên phía sau tôi. Thế là tôi lại vui như hội. Quên tất cả.

    Hồi ấy. Mỗi lần xe leo lên dốc cầu. Em ngồi sau hỏi: “Có mệt không anh?”. Tôi nói trong hơi thở gấp: “Có em, anh chỉ thấy có mỗi một điều, còn chẳng thấy gì khác!”. “Vậy anh thấy gì?”. Tôi nói thật lòng mình: “Hạnh phúc!”. Em vừa cười vừa xiết chặt tôi trong vòng tay của mình: “Thôi đi, anh nịnh hay lắm!”. Quả thật như vậy. Nào em biết rằng, suốt một tuần xa em, chẳng đêm nào tôi lại chẳng nghĩ về em. Tôi đã đếm từng ngày. Mong cho thời gian chóng trôi qua, để lại đến thứ bảy…

    Một lần tôi gặp Hằng – cô bạn chung lớp với em. Chỉ là một cuộc gặp tình cờ nơi hiệu sách. Gặp bạn em, tôi mừng như trẻ con được kẹo vậy. Thế nhưng, khi thấy tôi vui, Hằng lại buồn rười rượi. Tôi mời Hằng vào quán nước gần đó. Hằng nhận lời. Nhưng suốt buổi, thỉnh thoảng Hằng nhìn tôi rồi lại thở dài. Tôi nhớ Hằng đã hỏi – câu hỏi mà lúc ấy tôi đã cho rằng quá thừa: “Anh yêu Thanh lắm phải không?”. Tôi cười: “Thanh là tất cả của anh. Thiếu cô ấy, đời anh chẳng còn ý nghĩa gì nữa!”. Nghe tôi trả lời vậy, Hằng chẳng nói gì thêm, rồi vội vội vàng vàng đứng lên, bảo rằng cô ấy có một cái hẹn…

    Một lần, tại cổng trường vào chiều thứ bảy. Người bảo vệ đưa tôi tờ giấy của em: “Xin lỗi, hôm nay em có việc gấp nên phải về sớm, không đợi anh được. Đừng buồn nghen!”. Tôi thẩn thờ buồn, vì suốt một tuần chờ đợi, vậy mà bây giờ, sau khi mướt mồ hôi đạp xe hơn hai mươi cây số, để rồi nhận được những lời nhắn khô khốc của em. Ngay lúc đó, Nguyên, Hằng và Vân cùng xuất hiện. Lần này họ không né tránh tôi nữa, mà tiến đến cạnh tôi. Nguyên mở lời trước: “Thanh nó về rồi phải không anh?”. Tôi cười gượng chào những người bạn của em: “Ờ, anh cũng mới nhận được tờ giấy của Thanh nhắn. Không biết nhà Thanh có chuyện gì?”. Vân lắc đầu: “Nhà nó không có chuyện gì đâu. Anh đừng lo ! Nó có chuyện thì có…!”. Lúc ấy, tôi đã thấy Hằng hích nhẹ vào lưng Vân. Nhìn nét mặt của bạn em, ngay lúc ấy tôi đã linh cảm nhận ra một điều gì đó không bình thường…

    Sau hai lần nữa, chờ em suốt cả buổi chiều thứ bảy, mà em vẫn nhẫn tâm bỏ rơi, tôi quyết tâm đi tìm… sự thật. Vậy là, thay vì đứng đợi em ở cổng trường vào lúc 16 giờ như thường lệ, tôi đã đạp xe lên đấy từ 12 giờ trưa và cố tình ngồi khuất sau hàng dâm bụt, ở cái quán nước mía cạnh cổng trường. Không hiểu bằng cách nào mà em đã ra sớm hơn giờ tan học ba mươi phút, và vội vàng ngồi sau lưng anh chàng đi chiếc xe gắn máy đời mới, đã đến chờ ở đó vài phút trước. Chiếc xe chạy ngang qua chỗ tôi ngồi, nhưng em không nhìn thấy tôi. Như một người say, tôi thấy đất trời quay cuồng trước mặt. “Vậy là tôi mất em thật rồi!” – chẳng hiểu câu nói ấy tôi đã thốt ra, hay chỉ âm vang trong suy nghĩ; nhưng người bán nước mía cứ liếc nhìn tôi, rồi dường như chị đã cố nén tiếng thở dài. Đã gần bốn năm tôi thường xuyên xuất hiện ở đây, chị thừa biết tôi là ai và em là ai kia mà!

    Từ tay trắng, nhưng bằng sự kiên trì, tôi đã tạo dựng nên cho tôi một cuộc sống và cũng từ sự kiên trì suốt bốn năm ròng, tôi đã có em. Vậy lẽ nào tôi chịu mất em một cách dễ dàng như thế ! Không, tôi không thể đầu hàng và làm người thua cuộc được.

    Vẫn biết em đang là như thế, nhưng thứ bảy nào tôi cũng ngồi ở quán nước mía, nơi có chiếc bàn khuất sau hàng dâm bụt, đợi em. Vẫn chàng trai ấy, vẫn chiếc xe ấy. Bao giờ anh ta cũng đến trễ hơn tôi, nhưng anh ta lại có em. Còn tôi, kẻ luôn luôn đến trước, mà lúc nào cũng lủi thủi đạp xe trở về một mình, khi mặt trời đã khuất bóng…

    Thế mới biết “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Một hôm em ra mà chẳng thấy bóng dáng của anh-chàng-xe-gắn-máy ấy đâu. Tôi thấy em liếc nhìn đồng hồ, rồi nhẫn nại đứng đợi. Gần nửa giờ sau vẫn thế, bất ngờ tôi thấy tim mình như chực văng ra khỏi lồng ngực, khi thấy em rảo bước đến quán nước mía – nơi tôi đang ngồi. Và rồi, em như chết lặng, khi thấy tôi cũng đang như… lặng chết! Tôi nhìn em và chẳng hiểu trong ánh mắt ấy có ma lực hay không, mà em lại rảo bước đến và ngồi xuống cạnh tôi. Em không nói và tôi cũng lặng im. Hai ly nước mía vẫn còn nguyên. Mãi đến lúc tôi chỉ còn thấy em mờ mờ trong chút nắng còn sót lại cuối chiều, và tôi đã lên tiếng trước: “Thôi, mình về đi em. Anh ta không đến đâu!”. Em lẳng lặng ngồi lên phía sau tôi – vẫn là chiếc xe đạp cà khổ ngày nào…

    Tôi những tưởng, bằng sự kiên trì và một tấm lòng chân thật, con người ta sẽ có được tình yêu và hạnh phúc. Nhưng không phải thế. Bây giờ đã là năm thứ sáu, kể từ ngày tôi gặp và yêu em. Nhưng dù là năm thứ sáu hay năm thứ một trăm, thì cũng vậy. Tôi yêu em đến điên cuồng và đã ba lần… tha thứ cho sự phản bội của em. Tôi ngốc nghếch tưởng rằng, hôn nhân sẽ là cái vòng khóa an toàn nhất để người ta giữ nhau. Song, khi đã là vợ tôi, em vẫn cứ như thế – không bao giờ biết “giữ mình” trước những lời ong bướm của những chàng trai… hào-hoa-phong-nhã (!). Em chẳng bao giờ phân biệt được, đâu là tình yêu và hạnh phúc đích thực, còn đâu là những trò đùa tình ái…

    Thế là hết! Em lại ra đi và lần này tôi đã mất em. Vĩnh viễn!

    HÀN GIANG
     
  3. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    CHUYỆN TÌNH 100 NGÀY

    Là bạn thân của anh trong suốt 7 năm trời, tình cảm của tôi dành cho anh không gì hơn ngoài tình bạn và anh cũng thế. Chúng tôi luôn giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, khi có chuyện buồn, về gia đình và cả tình yêu.

    Có thể nói chúng tôi là chỗ dựa tinh thần của nhau.

    Anh đã có người yêu rồi và tôi cũng biết những chuyện bất đồng, mâu thuẫn giữa hai người họ thông qua anh. Tết năm nay anh về quê ăn tết và tôi biết đây là lý do giữa anh với cô bạn gái anh giận nhau.

    Có lẽ do buồn và xúc động trước sự quan tâm, lo lắng của tôi dành cho anh mà ngay ngày đầu năm mới anh lại nhắn tin “tỏ tình” với tôi. Ban đầu tôi chỉ nghĩ là anh đùa với tôi, tôi cũng đùa lại “ừ, mình quen nhau đi, đỡ phải tìm kiếm đâu xa, dù sao hai đứa cũng đã biết và hiểu nhau quá rồi, đỡ mất thời gian tìm hiểu!”.

    Và chúng tôi quen nhau với thời gian thử thách là 3 tháng, nếu trong 3 tháng này anh không chia tay người yêu cũ hay cả hai cảm thấy không đến được với nhau thì sẽ trở về tình bạn như xưa và coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Mặc dù lúc ấy tôi chưa hề có suy nghĩ là mình sẽ yêu anh, mà vẫn xem anh như một người bạn thân vì tôi không tin tình cảm của anh dành cho tôi, tôi biết những lời nói của anh là bốc đồng nhưng tôi vẫn lao vào “cuộc chơi” dù biết chẳng được gì.

    Mỗi lần ở bên anh, tôi cảm thấy tình cảm của mình dành cho anh ngày một khác, tôi bắt đầu có tình cảm thật với anh. Lúc này tôi lại bắt đầu lo sợ, nếu một ngày nào đó chúng tôi không đến được với nhau thì chúng tôi có trở về tình bạn như trước được không hay là tôi vừa mất bạn thân vừa mất người yêu, tôi có nghe ai đó nói rằng chỉ có tình bạn nâng lên thành tình yêu chứ khó có thể từ tình yêu trở thành tình bạn được.

    Trong khoảng thời gian chúng tôi quen nhau, tôi biết anh chưa dứt khoát với người yêu cũ mà thỉnh thoảng người ấy vẫn còn liên lạc với anh và anh vẫn còn suy nghĩ nhiều về người ấy. Tuy anh đang quen tôi nhưng anh vẫn xem tôi là đứa bạn thân nên luôn kể về người ấy, những lần anh và người ấy gặp nhau rồi cãi nhau anh đều kể cho tôi nghe, vô tình tôi trở thành khán thính giả trung thành ngồi nghe anh kể và an ủi anh.

    Còn tôi, buồn nhiều lắm, giận anh lắm nhưng chưa bao giờ tôi thể hiện cho anh biết mà lúc nào cũng cố tỏ ra vui vẻ khi đi bên anh, khi nghe anh kể chuyện. Tôi biết mình không nên làm như vậy, nhưng vô hình có một sợi dây “tình bạn thân” ràng buộc tôi phải làm vậy, vì tôi chắc chắn rằng câu chuyện tình của chúng tôi sẽ không có hậu do đó tôi không muốn làm anh buồn trong thời gian chúng tôi quen nhau, mà chỉ muốn đem lại cho anh sự vui vẻ, thoải mái và một thứ hạnh phúc đơn sơ khi bên tôi.

    Ban đầu anh rất vui vẻ và rất quan tâm, lo lắng cho tôi, tôi cảm nhận được tình cảm anh dành cho tôi nhiều lắm. Nhưng càng về sau tôi thấy anh càng khó hiểu, anh vẫn quan tâm tôi nhưng thời gian dành cho tôi ngày càng ít dần, đôi lúc anh ngồi bên tôi nhưng nhìn xa xăm với vẻ mặt đăm chiêu. Mơ hồ tôi thấy mình thật ích kỷ, là một kẻ phá đám chen chân vào tình cảm của người khác.

    Và tôi đã chia tay anh vào đúng ngày thứ 100 ngày tôi và anh quen nhau, dù giờ đây tôi biết là tôi đã yêu anh nhiều hơn những gì tôi tưởng. Từ một người luôn vui vẻ, hoạt náo, bây giờ tôi trở nên trầm tính, thường ngồi buồn thẫn thờ. Tôi thường tự hỏi tất cả những gì mình đã làm và đang làm là đúng hay sai, làm thế nào để nối lại tình bạn của chúng tôi như cũ và tôi sẽ đối mặt với anh như thế nào!?


    (sưu tầm )
     
  4. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    CHƯA MỘT LẦN GẶP MẶT

    John Blanchard bật dậy khỏi băng ghế, chỉnh trang lại bộ quân phục và ngắm nhìn dòng người hối hả bước vào Nhà Ga Trung Tâm.

    Anh đang tìm kiếm một cô gái mình rất thân quen mà chưa hề biết mặt, cô gái với cành hoa hồng.

    Anh biết cô cách đây mười ba tháng trong một thư viện Florida. Khi lấy một quyển sách trên kệ xuống anh không khỏi tò mò, không phải vì nội dung của quyển sách, mà là vì những dòng ghi chú bằng bút chì bên lề sách, những dòng chữ phản ánh một con người với nội tâm sâu sắc, tinh tế. Anh tìm thấy tên của người mượn sách trước anh ở mặt trước quyển sách, cô Hollis Maynell. Sau một thời gian cố công tìm kiếm anh đã tìm được địa chỉ của cô gái. Cô sống ở thành phố New York. Anh đã viết thư giới thiệu mình và tỏ ý muốn làm quen. Ngày hôm sau anh phải lên tàu nhập ngũ, tham gia cuộc Chiến Tranh Thế Giới lần II.

    Mười ba tháng trôi qua, cả hai đã làm quen và hiểu nhau qua những cánh thư. Mỗi lá thư như mỗi hạt mầm tình yêu nảy nở trong trái tim của họ. Một chuyện tình lãng mạn đang dần lớn lên. Blanchard muốn có một tấm ảnh nhưng cô gái từ chối. Cô cho rằng nếu anh thực sự yêu cô thì việc cô trông như thế nào đâu có quan trọng.

    Rồi ngày anh được trở về từ châu Âu đã đến, họ hẹn gặp nhau lần đầu - 7giờ tối tại Nhà Ga Trung Tâm ở New York. “Anh sẽ nhận ra em thôi,” cô gái viết, “em sẽ cài một bông hồng đỏ nơi cổ áo”. Đúng 7 giờ tối anh đã có mặt nơi nhà ga và dõi mắt tìm kiếm người con gái anh yêu nhưng chưa lần gặp mặt. Hãy để chính Blanchard kể cho bạn nghe chuyện xảy ra thế nào:

    “Một người phụ nữ trẻ tiến về phía tôi, dáng người thanh mảnh. Mái tóc vàng óng uốn lọn ôm lấy đôi tai nhỏ nhắn; đôi mắt xanh trong như cánh hoa, đôi môi và chiếc cằm đằm thắm, trong chiếc áo khoác màu xanh nhạt cô rạng ngời, tươi tắn như mùa xuân đang về. Tôi bắt đầu tiến về phía cô và hoàn toàn không nhận ra rằng cô không cài hoa hồng. Khi tôi bước đến, một nụ cười đầy vẻ khiêu khích trên môi, cô thì thầm: “Anh sẽ đi cùng với em chứ?”.

    Hoàn toàn không thể cưỡng lại, tôi bước gần hơn về phía cô, bất chợt tôi nhìn thấy Hollis Maynell. Cô đứng ngay phía sau cô gái này. Một phụ nữ đã ngoài 40, mái tóc hoa râm bới gọn bên dưới chiếc nón đã sờn. Dáng người thấp đậm, hai bàn chân với đôi mắt cá to bè lèn chặt trong đôi giày gót thấp. Cô gái mặc áo xanh đã nhanh chóng bước đi.

    Tôi cảm thấy lòng mình như đã chia đôi, một nửa háo hức muốn đuổi theo cô gái, nhưng tận sâu thẳm trong lòng mình lại dành cho người phụ nữ mà tâm hồn đã cùng đồng hành, nâng bước cho tôi. Và người ấy vẫn đang đứng đó. Gương mặt nhợt nhạt, tròn trĩnh, dịu dàng và tình cảm, đôi mắt nâu xám với ánh nhìn ấm áp và phúc hậu. Tôi không còn lưỡng lự nữa.

    Những ngón tay nắm chặt vào quyển sách bọc da màu xanh đã sờn màu, quyển sách giúp cô ta nhận ra tôi. Có thể đây không còn chỉ là một tình yêu mà là một điều gì đó thật quý giá, một điều có lẽ còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà tôi đã và phải trân trọng và biết ơn vì đã có được. Tôi đứng ngay lại, chào cô ta và chìa quyển sách cho cô ấy, dù vậy tôi vẫn cảm thấy một sự thất vọng và chua xót trong lòng khi nói rằng:

    “Tôi là trung uý John Blanchard, và cô hẳn là Maynell. Tôi rất vui vì cô đến gặp tôi, tôi mời cô ăn tối nhé?”.

    Gương mặt người phụ nữ giãn ra với nụ cười rộng lượng: “Ta cũng không biết chuyện là thế nào nữa con trai ạ,” cô ta trả lời, “nhưng có một cô gái trẻ mặc áo xanh đã đi ngang qua đây, cô ấy xin ta hãy cài bông hoa này lên cổ áo, và nói rằng nếu con đến mời ta đi ăn tối, ta sẽ cho con hay rằng cô ấy đang đợi con ở nhà hàng lớn ngay góc đường. Cô ấy bảo rằng đây chỉ là một cuộc trắc nghiệm nhỏ!”.

    Thật không khó để hiểu ra mọi chuyện và tôi thật khâm phục sự khôn ngoan của Maynell. Nếu đó là tình yêu thật sự của trái tim, thì tình yêu đó sẽ đáp lại dù cho người đó không có vẻ ngoài thu hút. Houssaye đã viết: “Hãy cho tôi biết người bạn yêu là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai”.
    (Theo Internet)
     
  5. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    TÌNH CHO KHÔNG

    Ngay lần đầu gặp em, anh đã nghe tim mình bâng khuâng, xao xuyến . Một cảm giác rất lạ cứ len lỏi trong hồn khiến anh thấy cái gì cũng đẹp, cái gì cũng đáng yêu quá đỗi ! Lần đầu tiên một người con gái đã đem đến cho anh cái cảm giác ngọt ngào như thế . Và rồi anh nhận ra rằng trong tim anh đã có hình bóng của em .

    Một tháng gần nhau, thời gian còn quá ngắn ngủi để nói lời yêu thương phải không em . Vì thế anh vẫn im lặng để mình tìm hiểu lẫn nhau . Có những lúc mềm lòng anh chỉ muốn hét lên rằng "Anh yêu em" rồi ra sao cũng được . Nhưng anh cố kiềm chế để chờ đến một ngày ... Ngày ấy anh sẽ trao em đóa hồng thắm cùng lời ngỏ yêu em, và em sung sướng đến rơm rớm nước mắt khi nhận đóa hoa từ tay anh, rồi em ngả đầu vào ngực anh thầm thì ... Chỉ nghĩ đến thế thôi đã cảm thấy niềm hạnh phúc thấm vào từng tế bào trong cơ thể .

    Nhỏ Thoa, em gái anh bảo: "Anh Hai dạo này yêu đời ghê! . Mặt mày lúc nào cũng hớn hở, hay cười, hay hát, không còn quát nạt em mà lại hay cho tiền em nữa . A, hay là anh đã ... đã yêu rồi phải không ?" . Không đợi anh trả lời, Thoa chồm tới kéo áo anh ngồi xuống đi-văng, bên cạnh nó . Nó làm ra vẻ quan trọng, đưa tay lên môi nói thật khẽ: "Suỵt! Ai lọt vào mắt xanh anh vậy anh Hai ? Dẫn em đi giới thiệu đi!" . Anh nghĩ đến em ngay . Nhưng chợt nhớ mình đã có gì với nhau đâu . Mà không, tình yêu của anh đã dành cho em rồi . Còn em ? Thú thật anh cũng không hiểu trong em có chút ấn tượng nào về anh không nữa .

    Đã nhiều lần anh định nói lời của trái tim mình với em nhưng khi chạm phải ánh mắt của em thì mọi dự định của anh tan biến như quả bóng xì hết hơi . Một ánh mắt trong veo không gởi một chút hồn . Anh chua xót nghĩ: Em không có chút tình cảm nào với anh sao ? Thế là anh tiếp tục chờ đợi, tiếp tục đè nén lòng mình và tiếp tục tạo tình cảm với em .

    Rồi một ngày, vâng, chính cái ngày anh định bày tỏ tình yêu của mình dành cho em . Phải nói thôi rồi sao hẵng hay . Cứ đè nén mãi thế này anh sẽ nổ tung ra mất thôi . Nhưng ... kìa, trước cửa phòng em có đôi giày của nam . Ai vậy ? Từ trước đến giờ có người con trai nào đến phòng em đâu ngoài anh . Anh nghe tim mình đập nhanh và mạnh hơn bình thường . Hồi hộp đến ngạt thở . Anh vội giấu đoá hồng vào túi áo . Và anh sững người chết lặng ngay trước cửa phòng em . Một gã thanh niên cao to có khuôn mặt điển trai hơn anh nhiều . Công bằng mà nói thì người ấy xứng đôi vừa lứa với em hơn anh . Anh cảm thấy mình như kẻ không trọng lượng đang lơ lửng trong không trung . "Đây là Hùng bạn trai của em . Anh Hùng đi công tác xa vừa mới về" . Em giới thiệu bạn trai của em với anh mà mắt môi ngời ngời hạnh phúc . Ôi, ánh mắt của em khi nhìn Hùng mới có hồn làm sao! Đóa hồng trong túi áo anh như bỗng ngọ nguậy, cuời cợt anh . Anh không nhớ là em nói tiếp những gì, anh nói gì, Hùng nói những gì . Anh chỉ nhớ đêm ấy, khi về nhà anh ngồi đốt thuốc lá mặc cho đêm trôi qua ...

    Mấy thằng bạn anh gặp lại vẫn thường hỏi: "Có người yêu chưa mày ?" . Anh nghĩ đến em ngay - người con gái anh yêu nhưng không yêu anh, và nói với chúng rằng: "Có rồi!" . Chúng hỏi: "Người yêu mày như thế nào ?" . Anh tả lại em .

    Anh cố quên em để sống được bình yên hơn . Nhưng không thể nào không nhớ em được . Phải đành tập làm quen với nỗi nhớ thôi . Vì anh vẫn yêu em! Tình yêu của anh là tình cho không, phải không em .

    Tác giả - Nguyễn Trọng Tấn
     
  6. Tumy

    Tumy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/4/2005
    Bài viết:
    471
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Truyện của Bamiumiu post hay quá. Mình bỏ cả buổi làm sáng nay để đọc vì không dứt ra được. Cảm ơn BaMiumiu đã kỳ công gõ hết cuốn truyện cho mọi người thưởng thức. Cảm ơn, cảm ơn.
     
  7. zozo

    zozo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    21/7/2005
    Bài viết:
    602
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Hải Yến post nhiều chuyện ngắn nhưng rất cảm xúc đấy :)! Keeping posting nhé :); mừ sao đổi nick nhiều vậy!
     
  8. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    thanks zozo :oops: Yến sẽ cố gắng sưu tầm nhiều truyện thật hay để hầu các mẹ khi rỗi. Đổi nick là vì nhiều lý do, nhưng cùng một mục đích là không muốn nhớ đến quá khứ :p :p
     
  9. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    ANH VẪN CHƯA TRẢ LỜI EM

    Đối diện với cơn sóng lòng của tôi là sự bình thản của anh “Chúng mình chia tay”...

    Ngày đó tôi khờ khạo và quê mùa lắm. Quyết tâm giúp ba mẹ thoát khỏi cảnh nghèo, chuỗi ngày học đại học của tôi thật vất vả và cơ cực.

    Buổi sáng đi học, chiều làm nhân viên bán hàng ở quán ăn, tối về lại hối hả tất bật với lớp học tiếng Anh. Một ngày của tôi bắt đầu từ mờ sáng và kết thúc lúc nửa đêm.

    Không biết tự bao giờ anh lại để ý đến tôi. Tôi nghĩ: “Mình xấu xí là thế, bận rộn là thế, lại không biết chưng diện như những cô gái cùng trang lứa, ai mà thương cơ chứ?”.

    Anh vẫn như tình cờ đi chung trên con đường về nhà tôi. Ngày đó tôi đạp xe nhanh lắm! Có anh đi kề bên, tôi càng đạp nhanh hơn. Nhưng rồi cứ đều đặn mỗi tuần ba bữa, anh và tôi chung một đường về. Anh nói chuyện huyên thuyên, tôi chỉ im lặng, lắc đầu hoặc gật đầu, thỉnh thoảng tôi cười nửa miệng. Bạn bè nói chẳng sai, anh nói chuyện rất có duyên và ngọt ngào.

    Rồi khoá học Anh văn cũng kết thúc, lớp chúng tôi tổ chức tiệc chia tay. Bất chợt nhìn sang, bắt gặp ánh mắt anh hướng về tôi thật là trìu mến. Hôm đó chúng tôi nói chuyện rất nhiều. Lần đầu tiên tôi thấy quãng đường về nhà tôi sao ngắn quá!

    Chúng tôi yêu nhau vài tháng sau đó. Nửa năm sau, anh nhận học bổng và lên đường sang Nhật. Ngày chia tay, tôi đã khóc thật nhiều. Chúng tôi không muốn xa nhau nhưng vì tương lai, tôi vui lòng tiễn anh đi. Chúng tôi không hứa hẹn điều gì.

    Anh đi rồi, tôi lại bận rộn với cuộc sống bộn bề, thêm nỗi nhớ anh da diết lúc đêm về. Anh gửi thư cho tôi mỗi ngày, bao niềm thương nhớ gởi trọn trong những trang thư.

    Ba năm trôi qua, anh đã hoàn tất chương trình cao học, tôi cũng tốt nghiệp ra trường. Anh về nước, tôi vui mừng xiết bao vì tình yêu của anh dành cho tôi vẫn không thay đổi.

    Anh đưa tôi về gặp mặt gia đình. Gia đình anh không chấp nhận tôi. Tôi sụp đổ và hụt hẫng. Tại sao? Vì tôi không cùng chung vùng miền với anh, hay tại tôi nghèo, tương lai không rộng mở như anh?...

    Tôi không biết. Vậy mà đối diện với cơn sóng lòng của tôi lại là sự bình thản của anh.

    “Chúng mình chia tay”, anh chỉ đơn giản nói. Hai năm sau, anh có người yêu mới, người mà cha mẹ anh đã chọn...

    Anh vẫn chưa trả lời em. Tại sao?...
     
  10. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

    Anh nheo mắt nhìn cô gái đang đứng trong vạch đợi bên ngoài một rạp phim lớn ở Los Angeles trong một buổi sáng thứ sáu lãng đãng sương. Cô gầy ốm và nhợt nhạt, đâu chừng 35 tuổi, với mái tóc xơ màu nâu nhạt và cô chỉ có một mình. Dĩ nhiên, anh nhớ cô là ai.

    Anh biết là sai lầm, nhưng anh đã băng qua đường bằng mọi cách và đi nhanh về phía cô. "Xin chào!". Cô quay lại, ngây người ra nhìn anh chằm chằm. Rồi cô khẽ liếm môi: "Tôi không tin được, tôi…".

    "Tom Niles", anh nhắc, "mùa xuân năm 1955 ở Pasadena, cô đã ngồi bên cạnh tôi. Cổng Ohio số 20, đội Southern Cal thắng 7 trái đó. Cô nhớ không?".

    "Một trận đấu sao? Nhưng thật khó mà nhớ…tôi nghĩ… tôi xin lỗi, nhưng…".

    Một vài người khác từ phía sau đẩy anh tiến dần lên trên vạch chờ. Niles mỉm cười biểu lộ sự hối tiếc: "Tôi xin lỗi. Chắc tôi đã lầm. Tôi tưởng cô là một người quen - cô Bette Torrance. Xin cô thứ lỗi nhé!".

    Niles bước ra khỏi vạch chờ nhưng anh chưa đi được mười bước chân đã nghe một tiếng thì thầm đầy kinh ngạc: "Nhưng tôi chính là Bette Torrance đây!". Niles không dừng lại.

    "Mình biết sẽ tốt hơn sau hai mươi tám năm", anh nghĩ chua chát, "nhưng mình đã quên điều cơ bản nhất là dù mình có nhớ người ta thì đâu phải là người ta đã nhớ mình".

    Anh mệt mỏi đi đến góc đường, quẹo phải và rẽ xuống một con đường mới. Tâm trí anh, bị kích động sau sự cố ban nãy bất ngờ tuôn trào ra một loạt ký ức.

    Ngày nắng ấm mùng một, tháng giêng năm 1955, ở Rose Bowl, Pasadena, California, ghế G126. Độ ẩm không khí cao. Anh đi một mình đến sân vận động vào 12 giờ 3 phút, theo giờ chuẩn Thái Bình Dương. Cô gái ngồi ở ghế cạnh bên mặc áo đầm cotton xanh da trời, giày màu trắng có dây buộc ở cổ chân, mang cờ cổ động đội Southern Cal. Họ đã trò chuyện. Tên cô là Bette Torrance, sinh viên năm cuối chuyên ngành hành chính ở Southern Cal. Cuối buổi, anh đã ngồi đối diện với cô qua các chai bia long lanh và mua cho cô một cái bánh hotdog 20 cent không mù tạc…

    "Không nhớ thêm nữa", Niles tự nhủ, tuy nhiên, những câu chuyện trò ngày hôm đó vẫn vọng lên rõ ràng.

    "Tôi ước gì chúng ta thắng, tôi đã xem chiến thắng cuối cùng của chúng ta cách đây hai năm trước…".

    "…Ừ, đó là năm 1953, Southern Cal đã thắng Wisconsin 7-0… rồi thêm hai trận thắng tuyệt vời vượt qua Washington và cả Tennessee từ 1954 đến 1955…".

    "Thật tuyệt! Làm sao anh biết được nhiều thế ! Anh học thuộc lòng quyển sách thành tích à?".

    Và những ký ức cũ xưa hơn nữa. Tiếng hò reo chế giễu của Joe Merritt mũi đầy tàn nhang trong ngày tháng tư ấm áp năm 1937 rằng: "Anh là ai, Einstein hả?", tiếng gắt gỏng của Buddy Call trong ngày 8 tháng mười một năm 1939: "Hãy đưa Tommy Niles, cái - máy - có - tính - người, đến đây. Mang anh ta đến đi!" và cuối cùng là cảm giác nhức nhối khi hòn tuyết ném mạnh vào xương sườn trái của anh. Chính sự đau đớn là cái dễ quay về nhất. Niles bỗng nhắm nghiền mắt lại, như thể hòn tuyết ấy đang bay vụt tới ngay trước mặt anh trên một con đường Los Angeles trong một buổi sáng thứ sáu lãng đãng sương.

    .... còn tiếp....
     
  11. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    .... tiếp theo...

    Họ không thể gọi anh bằng gì hơn là một cái - máy - có - tình - cảm - con - người và bây giờ là băng - ghi - âm - có - tính - người. Cường độ của sự chế giễu tăng lên theo nhịp điệu tuần. Chỉ có bản thân Niles là không hề thay đổi, thằng - nhóc - có - bộ - não - như - máy lớn lên thành người - đàn - ông - có - bộ - não - như - máy vẫn khổ sở vì cái khả năng đáng sợ không hề mất đi của mình.

    Trí óc lộn xộn dữ liệu của anh bỗng bị đau. Xa xa đằng kia con đường có một chiếc xe hơi thể thao màu vàng bé xíu. Niles nhận ra hình dáng của nó, model, màu sắc và số hiệu của nó. Chiếc xe là của Leslie F. Marshall, một nam diễn viên truyền hình hai mươi sáu tuổi, tóc vàng, mắt xanh biếc. Niles đã gặp Marshall một lần vào sáu tháng trước, tại bữa tiệc do một người bạn chung ngày xưa của hai người tổ chức. Niles hiểu rằng thật khó để giữ tình bạn lâu dài dù anh và Marshall đã trò chuyện khoảng hơn 10 phút. Và trí óc Niles lại nạp thêm vào một mớ "hàng tồn".

    "Đã đến lúc phải đi!", Niles tự nhủ. Anh đã ở Los Angeles 10 tháng. Gánh nặng của ký ức chất chồng đã trở nên quá nặng nề; anh cũng đã trót chào hỏi quá nhiều người đã quên anh từ lâu lắm rồi. Anh định quay lại San Francisco nhưng thôi, trước đây anh đã ở đó một năm duy nhất trước khi sống hai năm ở Pasadena.

    "Mua đi, mua đi, Thomas Richard Niles, người Do Thái rày đây mai đó, một cái - băng - ghi - âm - có - tình - cảm - con - người, mua đi…". Anh mỉm cười với thằng nhóc bán báo đã bán cho anh tờ Examinent vào ngày 13 tháng ba năm ngoái. Phớt lờ một ai đó đang chằm chằm nhìn anh bằng cái nhìn trống rỗng thường lệ, anh tiến về trạm chờ xe bus gần nhất.

    Đối với Niles, chuyến du hành dài đã bắt đầu từ ngày 11 tháng mười năm 1929, trong thị trấn Lowry Bridge nhỏ bé ở Ohio. Anh là đứa thứ ba, được sinh ra bởi cha mẹ hoàn toàn bình thường: Henry Niles (sinh năm 1896) và Mary Niles (sinh năm 1899). Anh chị của anh cũng không có những biểu hiện khác thường. Nhưng Tommy thì có.

    Nó bắt đầu khi một người đàn bà hàng xóm ở phía trước hiên nhìn anh chăm chú và nói với mẹ: "Chị hãy nhìn xem nó bị trở nên lớn đến mức nào, Mary ạ!" và anh đã lặp lại, trong gần như cùng một âm giọng: " Chị hãy nhìn xem nó bị trở nên lớn đến mức nào, Mary ạ!". Hai người đàn bà bỗng xúc động mạnh.

    Anh đã trải qua mười hai năm đầu đời ở Lowry Bridge, Ohio. Sau này, anh thường tự hỏi làm thế nào anh có thể kéo dài ở đó lâu như vậy.

    Anh bắt đầu đi học năm bốn tuổi chung với bọn trẻ đã lên năm lên sáu. Chúng cực kỳ giỏi hơn anh trong những công việc theo đúng lẽ tự nhiên và cực kỳ kém hơn anh trong mọi thứ khác. Tommy có thể đọc. Thậm chí có thể viết, tàm tạm. Đặc biệt, anh có thể nhớ dai và đúng một cách dị thường.

    Anh nhớ mọi thứ. Anh nhớ những cuộc cãi vã của cha mẹ và lặp lại chính xác đến từng từ với bất cứ người nào sẵn sàng nghe chúng, cho đến khi cha quất anh bằng roi và doạ giết anh nếu anh còn lặp lại nó. Rốt cùng, anh đã hiểu rằng đừng nên làm thế. Từ đó, anh chỉ ghi nhớ những điều người ta đã nói và nhắc cho họ khi họ đã đi quá xa chủ đề đưa ra lúc ban đầu.

    Anh đã nhớ mọi thứ. Anh đọc quyển sách giáo khoa một lần và nhớ nó không sót một từ. Khi thầy giáo hỏi một câu, cánh tay gầy nhom của Tommy Niles đã giơ lên rất lâu trước khi những người khác chỉ mới vừa hiểu được câu hỏi. Nhưng rốt cục, có một lần, thầy giáo đã nói rõ với anh rằng ông sẽ không gọi anh trả lời bất cứ câu hỏi nào, dù anh có giơ tay sớm bao nhiêu chăng nữa.

    Anh cũng đã chiến thắng cuộc thi đọc thơ thánh trong trường đạo ngày chủ nhật. Bạn anh, Barry Harman đã bỏ nhiều tuần học vùi với hy vọng thắng cuộc để nhận phần quà thưởng của cha mình là chiếc găng tay chơi bóng chày. Nhưng khi tới lượt của Tommy Niles, anh đã bước lên bục và ngâm một mạch đầy cảm xúc không hề ngắt quãng bắt đầu từ "Trong thuở sơ khai Chúa tạo ra trời và đất", tiếp tục cho đến "Bằng cách đó thiên đàng và trái đất đã hình thành với tất cả muôn loài", rồi có lẽ đã hết quyển đầu của kinh Cựu Ước, sang đến sự kiện người Do Thái rời bỏ Ai Cập, và sẽ còn tiếp tục mãi nếu người giám thị vừa qua cơn sửng sốt đã không "bịt miệng" anh bằng cách tuyên bố anh là người chiến thắng.

    Barry Harman đã không có găng tay. Còn Niles vì bị ghét bỏ, đã bắt đầu học cách làm thế nào để che giấu khả năng của mình.

    Các năm chín và mười tuổi, anh luôn hành động như một người thường. Anh đang lớn lên, anh đã biết giả vờ và đã thành công. Nhưng những người hàng xóm lân cận vẫn thỉnh thoảng có vẻ không tin lắm điều này. Một ngày, Niles bỗng nhận thức rõ anh phải rời khỏi Lowry Bridge ngay lập tức.

    Niles đã đợi đến khi anh mười hai tuổi và có thể tự chăm sóc chính mình. Anh "vay" hai mươi đô la trong cái hộp đựng tiền lẻ bí mật của mẹ ở đằng sau tủ bếp và nhón chân ra khỏi nhà vào ba giờ sáng. Anh đã chuồn vào một thùng xe tải vận chuyển ban đêm và sẵn sàng cho hành trình mới.
     
  12. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    ...tiếp..

    Có 30 người trên xe bus rời Los Angeles. Niles ngồi một mình đằng saụ. Anh biết tên bốn người trên xe bus nhưng anh không chào họ vì Niles tin chắc họ đã quên anh.

    Đây là một việc khó khăn. Nếu bạn nói xin chào một người đã quên bạn, họ sẽ nghĩ bạn là một người gây rắc rối hoặc một kẻ xin xỏ. Nhưng nếu bạn đi ngang qua một người quen nhưng phớt lờ vì nghĩ rằng họ không thể nhớ bạn, mà nhỡ thay, họ lại không quên, thế là bỗng nhiên bạn trở thành một kẻ hợm mình. Niles thường kẹt giữa cả hai trường hợp này ít nhất năm lần một ngày. Anh chào cô Bette Torrance và nhận được cái nhìn lạnh lẽo, nhưng khi anh vờ đã quên mà đi vụt qua một người khác, anh lại nhận được ý nghĩ khó chịu của người đó: "Hừ, anh nghĩ anh là người vĩ đại nào. Đồ hợm mình!".

    Lúc này, Niles đang ngồi một mình, không vui không buồn, thỉnh thoảng nẩy lên khi xe qua một chỗ xóc. Cái vali của anh đập liên tục trên giá gác hành lý vì nó nhẹ bổng. Có lẽ điều tốt nhất mà khả năng kỳ dị đó mang lại cho anh là đây: anh có thể du lịch nhẹ nhàng. Anh không cần giữ lại bất cứ thứ gì mà anh đã đọc chúng một lần.

    Niles nhìn những ánh đèn. Ở đoạn đường này thì rõ ràng chúng được hắt ra từ bên trong Nevada. Nơi ẩn dật ngày xưa luôn làm cho anh cảm thấy mệt mỏi đây rồi.

    Anh không bao giờ có thể sống quá lâu trong cùng một thành phố. Anh phải dời đến một khu vực mới, đến những nơi chốn mới, nơi mà anh không có những ký ức cũ, nơi không ai biết anh và anh cũng chưa biết một ai. Trong mười sáu năm rời khỏi nhà, anh đã sống bằng cách che đậy quá nhiều.

    Niles nhớ những công việc anh đã giữ.

    Có một lần anh làm người sửa bản in cho một nhà xuất bản Chicago. Anh đã nhận phần việc mà đáng ra phải cần tới hai người: Một người đọc bản thảo cho người kia kiểm tra nó trên những khay sắp chữ. Với Niles thì thật đơn giản. Anh sẽ đọc lướt qua bản thảo một lần, ghi nhớ nó rồi sau đó chỉ kiểm tra khay sắp chữ xem có nhất quán với bản thảo hay không. Niles được nhận 50 đô la cho mỗi tuần, cho đến khi anh bỏ việc.

    Một lần nọ, anh giữ công việc phụ diễn trong một chuyến lưu diễn bằng xe hơi vòng quanh Alabama - Mississippi - Georgia. Thu nhập của nó thấp tệ nhưng anh đã nhất quyết muốn làm. Niles muốn di chuyển. Anh nhớ anh đã có công việc đó như thế nào: níu áo ông bầu của chuyến đi và đòi được thử việc. "Hãy đọc cho tôi nghe bất cứ điều gì, hay tất cả cái gì mà ông có. Tôi có thể nhớ nó hết!". Ông bầu đã hoàn toàn vô tâm đến độ ông không thèm hoài nghi cả điều anh đã nói. Nhưng cuối cùng, ông đành nhượng bộ khi Niles xuất hiện trở lại với bộ dạng hầu như đói lả (vì cố tình nhịn ăn) trong văn phòng của ông. Ông bầu đã đọc cho anh một bài xã luận từ tuần tin Mississippi, và khi ông dừng lời, Niles đã đọc lại nó chính xác đến từng từ. Anh nhận được việc, 15 đô la một tuần cộng với ăn uống. Nhưng ông bầu thật lòng chẳng biết xếp anh làm công việc gì. Cuối cùng, theo ý kiến của một người đóng vai hề, mỗi khi đoàn dừng tại một địa điểm, Niles sẽ ngồi vào trong một rạp che nhỏ bên dưới bảng hiệu ghi rằng: BĂNG - GHI - ÂM - CÓ - TÌNH - CẢM - CON - NGƯỜI. Những người dân địa phương tới xem những buổi diễn có thể đọc hoặc kể chuyện với anh, và anh lặp lại tất cả cho họ. Nó là một công việc buồn tẻ, đôi khi người ta nói những điều tục tĩu và trong hầu hết các lần, chỉ sau vài phút, họ thậm chí đã không thể nhớ rằng họ đã nói gì với anh trước đó. Niles đã đi theo đoàn cho đến khi kết thúc cuộc hành trình. Và khi anh rời khỏi nó, không một ai nhớ nhiều về anh lắm.

    Xe bus lăn bánh vào bên trong màn sương mù dày đặc của trời đêm.

    Còn có nhiều những công việc khác: những công việc tốt và xấu. Nhưng không cái nào kéo dài lâu. Cũng đã có một vài cô gái và cũng không ai gắn bó bền vững. Họ rời bỏ anh ngay khi được tâm sự về khả năng đặc biệt của anh và những điều mà anh đã cố gắng che đậy. Không ai có thể ở lại với một người đàn ông không bao giờ quên, người luôn săm soi mọi thứ và ném nó vào cái bể khổng lồ chứa đựng trong tâm trí anh ta. Và người đàn ông với trí nhớ phi thường không bao giờ có thể tồn tại lâu giữa những con người bình thường.

    Niles từng nghĩ: "Tha thứ là quên đi và quên đi là tha thứ", nhưng anh không thể quên được bất cứ gì. Anh có thể nào tha thứ để ký ức về những sự sỉ nhục và những tranh chấp cũ phai nhạt dần và bắt đầu mối quan hệ tốt đẹp hơn được chăng?

    Anh ngả người vào lưng ghế ngồi lót nệm da cứng và chợp mắt một lát. Nhịp điệu đều đặn của xe bus ru anh ngủ. Trong giấc ngủ, tâm trí anh có thể nghĩ ngơi. Niles chưa từng mơ.
     
  13. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    ..tiếp

    Dừng tại thành phố Salt Lake, rời khỏi xe bus, vali trong tay, Niles lại tiếp tục cuộc hành trình với việc nhớ thêm những mục trên bảng chỉ đường. Tiền dự trữ của anh chỉ còn 63 đô la và anh sắp phải dùng nó rồi.

    Niles đã tìm được chân rửa chén đĩa trong một nhà hàng dưới thị trấn và khi vừa kiếm đủ 100 đô la, anh đã thôi không làm nữa. Niles tiếp tục đến Cheyenne, đi nhờ xe của một cụ già tên Thomas. Anh đã ở đó một tuần rồi lên một xe bus đêm đến Denver nhưng anh lại rời Denver để đi tiếp đến Wichita. Wichita đến Des Moines. Des Moines đến Minneapolis. Minneapolis đến Milwaukee, sau đó vòng qua khắp Illinois, cẩn thận tránh xa Chicago, and tiếp tục đến Indianapolis. Chuyến du hành này đã là một câu chuyện cũ.

    Niles buồn bã mừng sinh nhật thứ hai mươi chín của mình trong một căn hộ kiểu Anh vào một ngày tháng mười mưa phùn. Ký ức của anh bừng sáng những kỷ niệm cũ xưa của bữa tiệc sinh nhật năm anh bốn tuổi, đó là năm 1933… một trong những ngày hạnh phúc thuần khiết hiếm hoi nhất của đời anh.

    Có mặt tất cả mọi người: toàn bộ đội bóng, cha mẹ, anh trai anh là Hank trông cực kỳ nghiêm trang so với một đứa trẻ tám tuổi và chị gái anh là Marian thật xinh với hai bím tóc dày. Có quá nhiều nến và những đặc ân đối với bọn trẻ, đó là rượu pân (rượu nóng có pha đường, sữa, chanh, đủ loaị gia vị,…) và bánh ngọt.

    Bà Heinsohn, người hàng xóm cạnh nhà, ngồi xuống và nói: "Nó trông như một người đàn ông thu nhỏ vậy!". Cha mẹ cười rạng rỡ với anh. Mọi người đã cùng hát và có một thời gian tuyệt diệu.

    Và sau đấy, khi trò chơi cuối cùng đã chơi xong, món quà cuối cùng đã mở, khi những chàng trai và những cô gái đã vẫy tay tạm biệt và dần mất hút trên đường, khi những người lớn đã ngồi vòng lại nói chuyện về vị thủ tướng mới và nhiều điều kỳ lạ đã xảy ra trong nước, thì Tommy nhỏ bé ngồi giữa sàn nhà, nghe và ghi nhớ mọi thứ ấm áp và sôi nổi, lòng tự hỏi không biết làm sao trong suốt buổi chiều ấy không ai nói hoặc làm bất cứ điều gì tàn nhẫn với mình. Anh thật hạnh phúc trong ngày đó, và đến lúc đi ngủ anh vẫn còn hạnh phúc.

    Niles cho ký ức mình chiếu lại bữa tiệc ấy đến hai lần, giống như xem một cuốn phim cũ mà anh đã rất yêu. Nhưng những hình ảnh chứa đựng trong đầu anh bền vững hơn nhiều vì chúng không bao giờ trở nên sờn cũ, màu sắc, âm thanh và cả cảm xúc luôn được giữ lại rõ ràng và nguyên vẹn hình dạng như nó đã được nạp vào.

    Giờ anh ngồi đây và vẫn nếm trải được hương vị ngọt ngào của ly rượu thời xa xăm.

    Cuối cùng, Niles để cho ánh sáng của buổi tiệc nhạt dần và một lần nữa anh ở trở lại với căn nhà kiểu Anh trong một buổi chiều xám xịt ảm đạm, một mình đơn độc trong căn phòng có sẵn đồ đạc giá 8 đô la một tuần.

    "Chúc mừng sinh nhật tôi", anh chua chát nghĩ, "chúc mừng sinh nhật".

    Anh chăm chú nhìn vào bức tường xanh lá cây đầy vết bẩn với bức tranh Corot rẻ tiền treo hơi nghiêng. "Mình có thể là dạng đặc biệt nào đó", anh nghiền ngẫm, "một trong những kỳ quan của thế giới… ha ha… Thay vì cứ cố làm một quái vật đang lẩn trốn con người trong tầng ba bẩn thỉu này. Nhưng trước tiên mình hãy thưởng thức âm nhạc cái đã".

    Anh đào sâu vào bên trong ký ức của mình để đến với buổi trình diễn chín tác phẩm Beethoven của Toscanini mà anh đã nghe ở Carnegie Hall một lần khi anh còn ở New York.

    Nó hay gấp bội phần so với buổi biểu diễn sau đó mà Toscanini trình bày để ghi âm. Khi đó người ta còn chưa dùng micro. Buổi trình diễn rực sáng và lộng lẫy âm thanh. Niles nhớ lại không chỉ biển âm thanh kỳ vĩ của nó mà cả những điều nho nhỏ: sự hùng vĩ của bộ trống một mặt trong dàn nhạc cộng hưởng với người hát giọng nam trầm luôn đổ mồ hôi nhưng hát nên những giai điệu tuyệt vời, quả cầu len ngộ nghĩnh trên cái mũ sừng kiểu Pháp của người nhạc trưởng đại tài, những lưng ghế trường kỷ êm ái làm nhăn lưng áo dạ hội của các quý bà và mỗi khi Niles cúi ngả người trên ghế của mình, mũi giày phải lại bó chặt lấy đầu ngón chân anh…

    Anh có nó tất cả, trong sự chính xác cao nhất. "Ít ra cũng có một điều gì đó để bù đắp", anh nghĩ và nở nụ cười buồn.
     
  14. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    ...tiếp

    Ba tháng trước, Niles đã đến một thị trấn nhỏ trong một đêm không trăng, một đêm tháng giêng lạnh lẽo. Ngọn gió đông đến từ phía bắc quét ngang từng đợt, cắt qua bộ quần áo mỏng của anh và làm cho cái vali nhẹ trở nên không nhấc nổi với các ngón tay tê cóng vì giá buốt. Bởi lẽ Niles không có ý định đến nơi này, anh muốn một chuyến đi ngắn đến Kentucky nhưng rốt cục đã bước nhầm tàu. Nhưng cũng không sao, từ nơi này anh vẫn có thể đến được New York. Niles muốn tới New York, nơi anh có thể sống trong tình trạng giấu tên nhiều tháng mà không bị quấy rầy. Nơi đó mọi người cực kỳ bận rộn và vì thế họ vô tâm. Anh sẽ được yên ổn ở những nơi như thế.

    Nhưng New York vẫn còn cách xa một ngàn dặm, thậm chí nó có thể trở nên xa hàng triệu dặm trong buổi tối tháng một lạnh lẽo này. Niles nhìn một bảng hiệu: QUÁN RƯỢU và bước vào vùng ánh sáng ấm lạnh của dãy đèn neon ấy. Anh không phải là một tay uống rượu bẩm sinh nhưng giờ đây anh cần chất cồn ấm vào người.

    Có năm người đàn ông trong quán rượu khi anh bước vào. Họ trông như là những tài xế xe tải. Niles đặt balô của mình xuống bên trái cửa chính, chà xát đôi tay lạnh cứng với nhau. Người bồi bàn cười toe toét với anh.

    “Cái lạnh đuổi ông vào đây hả?".

    Niles kềm một nụ cười. "Tôi không còn đổ mồ hôi nữa rồi. Hãy cho tôi một thứ gì đó uống cho ấm. Có lẽ, rượu uýt ki ngô vậy!". Nó sẽ là 90 cent. Anh vẫn còn 6 đô la 44 cent.

    Anh nâng niu ly rượu người bồi đưa tới và nhấm nháp nó từng ngụm, để nó lăn chầm chậm xuống cổ họng. Niles nghĩ về mùa hè anh đã mắc cạn một tuần ở Washington, một mùa hè không thể thở nổi với nhiệt độ lên hơn 40 độ C và độ ẩm là 97%. Liệu pháp tâm lý đó đã làm anh ấm áp nhanh hơn cả hiệu quả của ly rượu nóng.

    Niles duỗi người thư giãn, anh đã ấm lại. Nhưng bên cạnh bắt đầu có âm thanh the thé của một cuộc cãi vã.

    "… Joe Louis đã gục ngã trước Schmeling! Vậy KO đã không có anh ta từ vòng đầu tiên!".

    "Anh là người điên rồ! Louis rõ ràng có mặt đến tận trận thứ mười lăm, và chỉ thua tại hiệp thứ hai".

    "Nghe đây nè…".

    "Tôi cược với anh đấy. Một tờ mười đô la rằng Louis đã có mặt ở trận thứ mười lăm, Mac à".

    Một tiếng cười khùng khục trong cổ họng: "Tôi không muốn lấy tiền của anh quá dễ dàng, bạn thân à. Mỗi người đều biết điều này hoàn toàn không có!".

    "Tôi đã nói rồi, tôi cược tờ mười đồng đô la đấy!".

    Niles quay lại xem chuyện gì đang xảy ra. Hai người tài xế xe tải lực lưỡng trong những cái áo khoác màu xanh vỏ đậu đang ngồi gần như chạm mũi nhau. Tự động, luồng tin tức chạy ngang đầu anh: "Louis hạ gục Max Schmeling trong vòng đầu tiên ở Yankee Stadium, New York, ngày 22 tháng sáu năm 1938". Niles không phải là người hâm mộ tất cả các môn thể thao, đặc biệt là boxing, nhưng không hiểu vì sao có một lần anh đã nhìn liếc qua một trang niên giám trình bày danh sách những trận đánh của Joe Louis. Và anh đã nhớ nó.

    Nhưng anh vẫn ngồi xem cuộc cãi vã một cách vô tư. Đang đến đoạn người to con hơn trong hai người lái xe tải giận dữ dằn một tờ mười đô la xuống mặt bàn quầy rượu, người kia cũng đưa ra một tờ tương tự. Sau đó, người to con hơn liếc nhìn người chủ quán rượu và nói: "Thôi được, Bud. Anh là một người khá tinh thông. Vậy anh hay có ai nữa biết về trận đánh giữa Louis và Schmeling không?".

    Chủ quán rượu là một người đàn ông mặt trắng tầm thường, tuổi trung niên, bắt đầu hói, có đôi mắt nhẹ nhàng trống rỗng. Ông cắn môi một lát, nhún vai, nhúc nhích cựa quậy liên hồi, cuối cùng mới trả lời: "Kinda à, tôi thật khó nhớ quá. Giải đấu đó đã trôi qua hai mươi lăm năm rồi!".

    "Hai mươi chứ", Niles nghĩ.

    "Bây giờ, quý khách thuê theo hợp đồng à…", người bồi bàn đi tới định nói với Niles nhưng nghe lóm được câu chuyện đã bất ngờ nói lớn: "Bảo đảm tôi còn nhớ… ồ, chắc đấy. Chắc chắn Louis đã không có mặt ở trận thứ mười lăm. Nhiều tờ báo đã nói Max Schmeling còn có thể kết thúc trận đấu với Joe Louis nhanh hơn thế nhiều!".

    Một cái cười toe toét đắc thắng xuất hiện trên gương mặt người lái xe tải to con hơn. Anh ta khéo léo đút túi cả hai hoá đơn.

    Người kia nhăn mặt tức tối và gào lên: "Này! Anh đã tính sẵn chuyện này rồi phải không?".

    "Anh đã nghe anh ta nói rồi nhé. Tiền này thuộc về tôi!".

    "Không", Niles bỗng buột miệng nói đột ngột rồi ngừng ngay lại nửa chừng, từ đầu kia quầy rượu. "Hãy im miệng mày đi", anh điên cuồng nói với chính mình, "đây không phải việc của mày. Đừng có mà xía vào".

    Nhưng đã quá trễ.

    "Anh nói cái gì?", người thua cuộc cất tiếng hỏi.

    "Tôi nói anh đã bị bịp. Louis đã thắng trận 1, thắng Max Schmeling giống như anh nói, vào ngày 22 tháng 6 năm 1938 ở sân vận động Yankee. Còn trận mà ông chủ quán nhớ nhầm cách đây 25 năm chính là trận ở Arturo Godoy!".

    Người thua cuộc quay ngoắt lại người to con hơn: "Này, mày nghe rồi đó. Hãy trả tiền của tao lại cho tao!".

    Nhưng người tài xế xe tải kia đã lờ tiếng la ó của ông bạn mình mà quay về phía Niles. Hắn có bộ mặt bự lạnh lẽo, một gã đàn ông khó nuốt với nắm đấm đang siết dần lại. "Người thông thái, hở? Chuyên gia về boxing hở?".

    "Tôi chỉ không muốn thấy bất kỳ ai bị bịp!", Niles nói cứng. Anh biết điều gì sắp đến lúc này. Người tài xế xe tải say rượu đang bước về phía anh, người chủ quán rượu đang la hét, các khách quen khác trong quán nhìn về họ.

    Cú đấm đầu tiên vào ngay xương sườn Niles. Anh choáng váng. Sau đó, anh tiếp tục bị túm lấy vạt áo khoác và nện tới tấp. Anh nghe mập mờ một giọng nói: "Này, gã trai cẳng dài! Anh ta không nghĩ bất cứ gì đâu! Anh muốn giết anh ta hả?". Lại thêm một loạt cú đánh nữa, trong đó có một cú làm rách toạc mí mắt phải của anh. Niles bắt đầu lảo đảo, loạng choạng không còn đứng vững. Trong lúc đó, tâm trí anh vẫn không ngừng ghi hết từng khoảnh khắc của sự đau đớn cực độ về thể xác và tinh thần này.

    Qua đôi mắt chỉ còn mở được một nửa, Niles thấy họ kéo người tài xế đã nổi điên ra khỏi anh. Gã đang giãy giụa trong sự kìm chặt của ba người khác nhưng vẫn cố với thêm một cú đá hậu liều mạng vào bụng Niles.

    Niles còn một mình ở chính giữa sàn nhà. Anh cố bắt mình đứng thẳng, cố chế ngự những cơn đau đột ngột xuất hiện khắp nơi trong cơ thể anh.

    "Anh không sao chứ?", một giọng lo lắng hỏi, "Chết tiệt, những gã trai này chơi cộc cằn quá. Anh không nên gây chuyện với họ làm gì!".

    "Tôi ổn mà", Niles nói không thật, "chỉ hơi… làm tôi…".

    "Đây. Ngồi xuống đi. Hãy uống một cốc. Nó sẽ làm anh thấy ổn thôi!".

    "Thôi", Niles nói, "tôi không thể ở đây. Tôi phải đi. Tôi sẽ không sao đâu!". Lời anh nghe không thuyết phục được người kia lắm nhưng anh đã nhanh chóng nhặt vali của mình lên, quấn áo khoác trùm kín người và rời khỏi quán rượu, từng bước, từng bước.

    Anh đi được mười lăm bước thì nghe một cơn đau bùng lên không thể chịu đựng nổi. Anh ngã, cảm thấy một màn đen sụp xuống phía trước mặt, cảm giác mặt đất phủ cỏ bên dưới cổ anh bỗng trở nên lạnh ngắt như kim loại. Anh dồn hết sức bắt mình đứng lên nhưng không thể nhúc nhích cục cựa. Anh nằm đó, nhớ tất cả những nỗi đau khác nhau của cuộc đời anh, những sự trừng phạt, những sự nhẫn tâm. Và khi trọng lượng của ký ức đã trở nên quá nặng nề không thể mang nổi nữa, anh đành tẩy xoá nó đi.
     
  15. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    ...tiếp và hết !!!

    Cái giường ấm áp với tấm trải sạch, mềm mại và tươi mát. Niles thức dậy từ từ. Dữ liệu của bộ nhớ khổng lồ dần định dạng lại trong đầu. Và lần đầu tiên nó có một lỗ hổng nhỏ tạo ra bởi sự thoáng mất trí nhớ của anh trong tuyết.

    Niles nhận thức rõ anh đang ở trong bệnh viện. Anh cố gắng mở mắt nhưng một mắt đã khép chặt vì sưng, mắt còn lại mở ra một cách khó nhọc. Căn phòng bệnh viện nhỏ, không phải sảnh đường sáng ngời của bệnh viện thủ đô, mà là một bệnh viện tư địa phương khá đơn sơ. Những bức tường với đường chỉ loè loẹt và màn cửa viền đăng ten trông như ở gia đình. Ánh sáng chiều xuyên qua, chúng rọi chiếu vào phòng.

    Anh đã được tìm thấy và mang đến bệnh viện. Nếu không có điều này thì có lẽ anh đã chết trong tuyết ngoài đó. Nhưng ai đã vấp phải anh và mang anh đến đây? Chính điều này làm cho anh thấy lạ lùng. Anh chẳng lạ gì kiểu cư xử của người tài xế xe tải trong quán rượu tối qua. Đời anh vẫn thường chịu nhiều kiểu cư xử như thế. Mà có phải là tối qua không? Đây là lần đầu tiên anh không nhớ chắc về một điều.

    Anh thận trọng kiểm tra người mình, xương sườn không bị vỡ cái nào, chỉ có những vết thâm tím.

    Một giọng nói có vẻ mừng rỡ: "Ồ, anh đã thức rồi à. Anh cảm thấy tốt hơn chứ? Tôi mang đến cho anh một chút trà nhé!". Cô ta là một y tá khoảng hai mươi ba tuổi, có lẽ mới đến làm việc, mái tóc nâu cắt ngắn và đôi mắt xanh to tròn, trong sáng. Cô đang mỉm cười và nó dường như dành cho Niles một cách chân thật chứ không chỉ là một nụ cười mang tính nghề nghiệp. "Tôi là Carroll, y tá hàng ngày của anh. Mọi thứ ổn chứ?".

    "Ổn", Niles nói ngại ngùng, "Tôi đang ở đâu vậy?".

    "Bệnh viện Đa khoa trung tâm địa hạt. Anh được mang đến trong một đêm khuya. Hình như anh đã bị đánh nhừ tử và bị bỏ ngoài đường số 32. May mắn Mark Mc Kenzie đang dẫn chó đi dạo nên đã gặp và cứu anh!". Cô bỗng dừng lại nhìn anh nghiêm trang. "Anh nhớ hết về tối qua chứ, có phải không? Tôi nghĩ… cú sốc… chứng quên…".

    Niles cười thầm. "Tôi e rằng đó là sự ốm đau cuối cùng trên đời đấy", anh trả lời, "tôi là Thomas Richard Niles, và tôi nhớ rất rõ cái gì đã xảy ra. Tôi trông thảm hại tới thế nào vậy?".

    "Những vết thâm trên khắp người, bị sốt dữ…", cô tóm tắt rồi mỉm miệng cười”, nhưng anh đã sống. Một lát nữa bác sĩ Hammond lại kiểm tra toàn bộ cho anh, sau đó anh sẽ được ăn. Bây giờ để tôi mang trà đến cho anh!".

    Niles nhìn theo dáng thanh mảnh dần khuất sau dãy hành lang. Anh nghĩ chắc chắn là một cô gái tuyệt diệu.

    Đột ngột cánh cửa mở và cô y tá lại trở vào, tay bưng một khay trà nhỏ. "Anh sẽ không đoán được đâu! Tôi có một bất ngờ cho anh đấy. Một sự viếng thăm. Mẹ anh…".

    "Mẹ tôi…".

    "Bà thấy một thông báo nhỏ về anh trên báo địa phương. Bà đang chờ bên ngoài, và bà nói với tôi rằng bà đã không gặp anh mười sáu năm rồi. Anh có muốn tôi đưa bà vào ngay không?".

    "Ừ …", Niles nói bằng một giọng nhẹ như bông.

    Người y tá đi khỏi một giây lát. Chúa ơi! Niles nghĩ người cuối cùng anh muốn gặp chính là mẹ anh, bà là người đã trao cho anh cuộc sống. Anh bắt đầu run rẩy bên dưới những lớp mền.

    Ký ức về tiếng thét vì đau đớn trong ngày sinh nhật vang lên trong đầu anh. Anh sẽ không bao giờ quên đã được sinh ra. Và mẹ anh là một trong tất cả những người anh không bao giờ tha thứ, từ lúc bà mang anh ra khỏi bà và ném vào bên trong cuộc đời mà anh ghét bỏ. Anh khiếp sợ cái khoảnh khắc khi…

    "Chào con, Tommy. Thật là một thời gian dài". Mười sáu năm đã làm bà héo tàn và in hằn những vết nhăn nheo trên gương mặt và hai má, đôi mắt xanh không còn tia sáng, mái tóc nâu đã xỉn màu xám xịt. Bà mỉm cười với anh. Và Niles rất ngạc nhiên nhận thấy mình đang cười lại với bà.

    "Mẹ".

    "Mẹ đã đọc trên báo. Nó nói rằng một người đàn ông khoảng 30 đã được tìm thấy ngay bên ngoài thị trấn với các giấy tờ mang tên Thomas R. Niles. Và anh đã được mang đến Bệnh viện Đa khoa trung tâm địa hạt. Nên mẹ đến đây và luôn chắc chắn đó chính là con!".

    Một sự dối trá trôi nổi trên bề mặt tâm trí anh nhưng là một sự dối trá tử tế. Anh nói: "Con đang trên đường về nhà để gặp mẹ. Con đi nhờ xe. Rồi con gặp một rắc rối nho nhỏ ở đường số 32!".

    "Mẹ vui quá vì con đã quyết định về nhà, Tom à. Mẹ cô đơn quá, kể từ khi cha con chết, và dĩ nhiên, Hank đã lập gia đình, Marian cũng vậy. Thật tốt khi gặp lại con. Mẹ đã nghĩ mẹ sẽ không bao giờ còn gặp con được!".

    Anh nằm quay lại, lòng bối rối, thắc mắc tại sao lòng căm thù không hề đến. Anh chỉ cảm thấy ấm áp khi có bà. Anh mừng rỡ vì gặp lại bà.

    "Nó thế nào… tất cả các năm qua ấy Tom? Con sống dễ dàng chứ. Mẹ có thể thấy. Mẹ thấy nó hiện lên tất cả trên gương mặt con đây này!".

    "Nó thật không dễ", anh nói, "mẹ biết tại sao con bỏ đi không?".

    Bà gật đầu. "Bởi trí nhớ không bao giờ quên. Mẹ biết. Con biết không, ông ngoại con cũng thế đấy!".

    "Ông ngoại con… nhưng...".

    "Con nhận nó từ ông. Mẹ chưa bao giờ kể con nghe phải không? Ông đã không sống quá lâu với bất kỳ ai trong chúng ta. Ông bỏ mẹ từ khi mẹ còn bé và mẹ không bao giờ biết ông đã ở đâu. Nên mẹ luôn biết con sẽ đi con đường ông đã đi. Nhưng con đã trở lại. Con đã kết hôn chưa?".

    Anh vỗ vỗ vào đầu mình.

    "Con phải bắt đầu thôi, Tom à. Con đã gần 30 rồi!".

    Cửa phòng mở và bác sĩ xuất hiện. "E rằng thời gian cho bà đã hết, thưa bà. Bà có thể gặp anh ấy sau vậy. Tôi phải kiểm tra thêm cho anh ấy. Bây giờ anh ấy đã tốt hơn rồi!".

    "Dĩ nhiên, thưa bác sĩ!". Bà mỉm cười với ông, sau đó với Niles. "Gặp con sau nhé Tom!".

    "Chắc rồi mẹ à!".

    Niles nằm quay lại nhăn mặt mỗi khi vị bác sĩ thúc vào anh chỗ này chỗ nọ. "Con không ghét mẹ". Một màu hồng dâng lên kỳ lạ bên trong anh và bỗng dưng anh hiểu rõ anh đã nên về nhà từ lâu rồi. Anh đã thay đổi từ bên trong.

    Việc chạy trốn là cánh cổng đầu tiên của sự trưởng thành, là một điều cần thiết. Nhưng việc trở về đến sau đó lại chính là điểm dừng của sự chín chắn. Anh đã trở lại. Và đột nhiên anh thấy anh đã dại dột kinh khủng trong cả quãng đời thiếu niên cay đắng của mình.

    Anh có một khả năng, một khả năng lớn, một khả năng đáng sợ. Cho đến bây giờ, nó vẫn còn quá lớn đối với anh. Ông ngoại anh đã có khả năng đó. Chưa ai kể anh nghe về điều này. Rõ ràng khả năng không - bao - giờ - quên có tính di truyền. Rồi anh sẽ kết hôn, có con, và chúng cũng sẽ không bao giờ quên.

    Hay mỗi lần nó xuất hiện lại cách nhau một thế hệ? Hay nó là do khiếm khuyết của sự liên kết giới tính, giống như chứng loãng máu vậy? Nhưng dù nguyên nhân của nó là gì thì nếu anh học sống bình thường với mọi người thì mọi người cũng sẽ đáp lại với anh như thế.

    Vị bác sĩ mỉm cười : "Chỉ cần nghỉ ngơi một đôi ngày cùng những ly rượu mạnh hâm nóng, rồi anh sẽ trở nên mới toanh như một đứa bé sơ sinh vậy. Bây giờ anh có muốn tôi gọi mang đến chút gì cho anh không?".

    "Có", Niles nói, " nhưng chỉ xin anh nhắn giùm cô y tá? Cô Carroll, tôi nghĩ thế!".

    Vị bác sĩ cười toe toét và đi khỏi. Niles chờ đầy hy vọng, lòng hân hoan với bản thân mới mẻ của mình. Anh bật đĩa trí nhớ Những danh ca 3 và để sự ấm áp lan tràn trong anh. Khi cô y tá bước vào phòng, anh đang mỉm cười và tự hỏi mình sẽ bắt đầu thế nào đây?!



    Robert Silverberg (Mỹ)
     
  16. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    MẸ VÀ NGÀY MƯA

    Con biết mẹ mong mưa. Mưa, cây cối sẽ tốt tươi, vạn vật sẽ hồi sinh trở lại, vườn hành nhà mình chắc chắn sẽ xanh hơn... Nhưng mẹ đã không đợi được đến ngày trời mưa. Ngày mẹ bỏ chúng con ra đi, trời bỗng đổ mưa tầm tã. Ào ạt. Xối xả. Chóng vánh. Vườn hành nhà mình không hề xanh hơn như con nghĩ.

    1. Năm ấy, quê mình bị hạn nặng. Làng ở gần sông mà trâu bò cũng gầy rộc đi vì không đủ nước để uống. Cánh đồng làng mênh mông, khô khốc tịnh không thấy một chút màu xanh nào. Ngay cả loài cỏ cú mà mẹ vẫn bảo là loài cây không thể chết cũng tàn lụi vì nắng. Và dĩ nhiên là đói. Cả làng đều không đủ cơm ăn. Có những ngày, bữa ăn của cả nhà chỉ độc mỗi nồi cháo trắng nghi ngút khói. Nồi cháo trắng bệch, lều bều mấy cọng hành mẹ thêm vào cho dễ ăn. Nhìn chúng con xì xụp bên nồi cháo, đôi mắt mẹ buồn hơn, sâu hơn. Có nhiều đêm, giữa những giấc ngủ chập chờn vì đói, con vẫn thấy mẹ chong đèn ngồi thở dài. Con biết mẹ mong mưa. Mưa, cây cối sẽ tốt tươi, vạn vật sẽ hồi sinh trở lại, vườn hành nhà mình chắc chắn sẽ xanh hơn... Nhưng mẹ đã không đợi được đến ngày trời mưa. Ngày mẹ bỏ chúng con ra đi, trời bỗng đổ mưa tầm tã. Ào ạt. Xối xả. Chóng vánh. Vườn hành nhà mình không hề xanh hơn như con nghĩ. Năm ấy, con 17 tuổi. Lần đầu tiên trong đời, mưa dội vào lòng con một kỷ niệm buồn...

    2. Con nhận giấy báo trúng tuyển vào đại học cũng vào một ngày trời mưa. Mưa dầm dề. Cầm tờ giấy báo có dấu son đỏ chói, con đội mưa chạy ào ngay về nhà, quên mất chiếc xe đạp cọc cạch đã gắn bó với con suốt mấy năm trời. Nhưng nhà vắng hoe, chỉ có tiếng gió rít ù ù qua khe cửa. Trên bàn thờ, khuôn mặt mẹ vẫn gầy, đôi mắt hiền từ vẫn còn chưa hết nỗi buồn. “Gắng học cho bằng người ta, sau này đỡ khổ con ạ. Mẹ chỉ mong đủ sức để lo cho con vào được đại học là mẹ mãn nguyện rồi”, ngày xưa mẹ thường bảo con như vậy mỗi lúc con ham chơi chẳng chịu học bài. Vậy mà... tờ giấy vuột khỏi tay con, xoay vòng, xoay vòng rồi rơi xuống đất.

    3. Con vào đại học. Xứ Huế đã bao mùa mưa rơi. Có những buổi chiều đứng trên tầng bốn của giảng đường ngắm thành phố nhạt nhòa trong mưa, tự nhiên con thấy mình cô độc. Quê mình chắc cũng đang vào mùa mưa. Chậm rãi lật từng trang sổ tay từ ngày mới đặt chân đến Huế, những câu thơ của ai đó hiện ra trước mắt: “Trời mưa ở Huế sao buồn thế. Cứ kéo dài ra đến mấy ngày”.

    Con lớn lên từng ngày. Nỗi đau chìm sâu trong ký ức. Nỗi đau không hề nhỏ đi. Bốn năm miệt mài trên ghế giảng đường, rồi ra trường, rồi đi làm, mải mê trong cuộc mưu sinh. Biết bao nhiêu ngày mưa rơi. Biết bao lần con ngồi ngắm mưa, và lại nhớ lời mẹ dặn năm nào: “Đừng rụt rè, con trai ạ, hãy ngẩng đầu lên mà sống kiêu hãnh với đời”. Lại thêm một ngày mưa không hẹn trước...

    (sưu tầm)
     
  17. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    MÁ CÒN ĐÂU NỮA MÀ VỀ

    Thưa Má,

    Thắm thoát mà đã mười lăm năm, mười lăm Mùa Vu Lan Báo Hiếu, mười lăm Mothers Day, Ngày Của Mẹ! Ngày nầy năm nào con cũng mơ ước được về thăm Má cho mãi đến năm nay, đã qua hơn mười lăm năm, kể từ ngày con bỏ Ba Má ra đi, con thật không còn hi vọng gì....
    "Bỏ Ba Má ra đi", mấy chữ nghe như đứt ruột, phô bày hình ảnh đứa con bất hiếu, bỏ mặc Cha Mẹ già yếu, không dưởng nuôi, chăm sóc..., muôn phần lỗi đạo với câu: "Phụ Mẫu tại đường, bất khả viễn du", cha mẹ còn sanh tiền không thể bỏ đi xa, nhưng biết làm sao hơn khi đây lại chính là tâm nguyện của Ba Má. Ba Má muốn tụi con phải ra đi, đi cho lũ cháu nội của Ba Má, mai sau, lớn lên sẽ hãnh diện được sống đời một Con Người. Con Người, viết hoa, với những ý nghĩa, tối thiểu, theo quan điểm của xã hội văn minh.

    Mười lăm năm trôi qua như một giấc mộng. Giấc mộng không êm đềm làm con trở giấc và dày xé lòng con .
    Bốn năm sau ngày con đi, Ba đã nhắm mắt lìa đời. Con không có hy vọng sẽ nhìn lại được Ba kể từ ngày chiếc ghe dài 8 mét rưỡi của con xuôi theo dòng sông Hậu trôi ra cửa bể Trần Đề, vì lúc ấy bệnh Ba cũng đã khá nặng phải nằm một chỗ. Ba chịu đựng thêm được bốn năm cũng là một ân điển của Trời Phật. Niềm mơ ước còn lại của con chỉ còn bám vào chút hy vọng rằng: Má còn khỏe mạnh, rồi đây thế nào con cũng sẽ về để được gặp lại Má, được phụng dưỡng Má, không nhiều thì ít nhưng....
    Cho đến Tết vừa qua, con mới biết rằng ước vọng của mình không bao giờ thực hiện được nữa! Má đã mỏi mòn, không thể đợi, không còn chờ con!

    Ngày Giỗ đầu tiên của Má năm nay, con phải ăn chay thêm một ngày. Con nói đến chữ "thêm" là vì, có lẽ, cho mãi đến ngày lìa xa dương thế, từ một cõi an bình nhìn xuống, Má mới hiểu rằng: Thằng con trai xa nhà rất sớm của Má chỉ ăn chay được mỗi năm có một... ngày.
    Thật là con của Má chẳng giống ai! Người ta ăn Trường Chay, Thập Chay, Lục Chay, hay tệ lắm thì cũng Sóc, Vọng giao hội, nghĩa là mồng Một, ngày Rằm, mỗi tháng cũng được hai ngày. Hai ngày mà con còn không "tu" nổi, nói chi đến cái khổ hạnh của bậc xuất gia. Tuy vậy con đường tìm đến chân lý trong Đạo Phật cũng không dành riêng cho bậc cao tăng đắc đạo, hoặc cho các nhà tu hành khổ hạnh, mà Pháp Phật mở ra cho tất cả mọi loài chúng sanh biết Giác Ngộ.

    * * *

    Con biết chút ít về đạo Phật: cốt lõi của Phật tính nằm trong cái Tâm. Triết lý về chữ Tâm trong Phật Giáo vừa bình dị, vừa cao siêu . Câu chuyện dân gian về "Sự Tích Con Chim Thầy Chùa" mà Má kể cho con nghe, ngày con còn bé đến nay con vẫn nhớ nằm lòng. Má kể rằng...

    "Ngày xửa, ngày xưa... có một Nhà Sư, trên đường đến Thiên Trúc bái kiến Đức Thế Tôn, đã gặp một tên Đồ Tể mổ heo, chuyên cướp của, giết người. Kẻ Cướp gặp Thầy tu! Một sự diện kiến bất hạnh cho kẻ tu hành, vì bạo lực thì chỉ biết có giết chóc và hủy diệt! Vậy mà nhà sư đã cảm hóa được tên đồ tể! Tất cả chúng sanh đều có Phật tính! Sau khi, từ tò mò đến chăm chú, bị nhà sư dẫn đi từ Sinh, Lão, Bệnh, Tử khổ đến giải thoát luân hồi và sự tu tập để tìm về cõi Thanh Tịnh theo pháp Phật, tên Đồ Tể hỏi:
    - Vậy Đức Phật "dụng" cái chỉ
    Nhà Sư đáp ngay:
    - Đức Phật "dụng" Tâm. Vạn sự do Tâm !
    Nghe đến đây tên Đồ Tể bỗng nhiên "Ngộ" được Đạo.
    Y ngồi xuống vệ đường, cầm con dao đồ tể tự mổ bụng mình, moi ra quả tim đang đập nóng hổi trao cho nhà sư và dặn :
    - Suốt đời tôi ngu muội, giết hại không biết bao người vô tội. Nay nhờ Thầy điểm hóa, tôi mới biết được tội nghiệt. Tôi thành tâm sám hối! Xin Thầy đem cái "Tâm" của tôi dâng lên Phật! Tôi nguyện cúng dường quả tim hướng thiện hồi đầu của mình cho Đức Thế Tôn để xin chuộc tội. Nói xong, y chăm chú nhìn nhà sư một hồi rồi mới ngã xuống từ từ nhắm mắt.
    Nhà sư kinh hoảng thất thần nhưng cuối cùng cũng thu gói quả tim của tên đồ tể mang theo lên đường cho tròn lời ủy thác.
    Cuộc hành trình tiếp tục.

    Vài hôm đầu, vị sư đau khổ còn cố chịu đựng được cái quả tim kỳ... cục, nhưng càng về sau, dưới sức nóng thiêu đốt của mặt trời, quả tim nhục thể chương sình lên và tỏa mùi hôi thối không sao chịu đựng nỗi. Không quên sự ký thác của "thân chủ", nhưng sức chịu đựng cũng có giới hạn nên đến chiều hôm đó nhà sư đành phải vất cái "của nợ" sang vệ đường.
    Trải qua không biết bao gian nan vất vả, giống như thầy Huyền Trang đi thỉnh Kinh, cuối cùng rồi nhà sư cũng đến được đất Phật.
    Khi vào chánh điện chầu Phật, tường thuật mọi diễn tiến của cuộc hành trình, nhà sư đã quên mất chuyện tên đồ tể. Sau buổi lễ, Phật mới gọi ông đến và hỏi:
    - Trên đường đi, có ai gửi ông mang giúp vật gì chăng?
    Nhà sư ngẩn người một chốc, sực nhớ lại. Ông lật đật quỳ xuống :
    - Bạch Đức Thế Tôn. Con đã nhận lời mang quả tim của một người cải ác hoàn thiện cúng dường Như Lai nhưng vì mùi hôi thối quá khó chịu trong nhiều ngày nên con đã vất lại bên đường.
    Đức Phật nhìn ông, vẫn giọng hiền từ chậm rãi:
    - Vậy là ông đã phụ lòng một người có thiện tâm rồi!
    Biết mình có lỗi, nhà sư lạy từ giã Đức Phật rồi trở lại con đường cũ mong tìm cho được quả tim của tên đồ tể. Nhưng hỡi ôi! Rừng núi điệp trùng! Thời gian lại đã qua lâu. Quả tim, nếu không là mồi ngon cho hổ báo, sài lang, kên kên, quà quạ... thì cũng đã bị thối rữa với gió mưa, thời tiết. Còn đâu mà tìm?
    Tìm kiếm mỏi mòn, cho đến một hôm kiệt sức, nhà sư đã gục ngã trên cuộc hành trình. Từ thân xác ông, một loài chim lạ hình thành và vẫn tiếp tục sứ mạng vác mỏ cốc...cốc... đi tìm quả tim khắp sơn cùng, thủy tận. Dân gian mới đặt tên cho loài chim này là "Chim Thầy Chùa".

    "Thầy chùa" là loài chim có rất nhiều ở đồng bằng miền Nam dạo trước. Đó là giống chim có vóc dáng tương đương với chim Tu Hú, chim Quạ, đầu và cổ màu đen, thân và cánh màu dà (nâu sậm), trên đỉnh đầu có chóp lông màu đen giống như cái mão của thầy tu. Mỗi trưa hè thanh vắng, tiếng chim khoan, nhặt đều đều cốc...cốc... cốc... giống như tiếng mõ cầu kinh. Có lẽ do hình dạng và tiếng kêu nên dân gian mới đặt tên là Chim Thầy Chùa? (Loài chim này cũng như loài diều hâu và quạ đen, không còn thấy ở quê mình vào giữa thập niên '60 nữa).
    Câu chuyện Má kể con nghe hồi bảy, tám tuổi với tựa đề "Sự Tích Con Chim Thầy Chùa." Đến tuổi trưởng thành, con hiểu mẫu chuyện trên qua ý nghĩa "Đồ Tể Buông Dao Thành Phật." Ngày nay, tuổi đã xế chiều, đọc và hiểu thêm kinh Phật, con phát giác cái chữ Tâm siêu thoát của Phật Giáo ẩn tàng trong câu chuyện có vẻ vô cùng bình dân, cổ tích nêu trên.
    Ba giai đoạn của cuộc đời, cùng một mẫu chuyện, con tìm thấy ba ý nghĩa khác nhau. Thật ra còn bao nhiêu nghĩa nữa trong câu chuyện trên con vẫn chưa hiểu hết...! Ngay cả cái hiểu của con vừa kể, không biết đúng hay sai?

    * * *

    Trở về chuyện ăn chay chỉ một ngày của con, con chắc Má thừa biết rằng, từ lúc nhỏ, đứa con của Má vốn đủ thói hư tật xấu: lười biếng, ưa ăn ngon, thích mặc đẹp, lánh nặng, tìm nhẹ, trốn học.... Nghĩa là, cái gì tệ nhất trong các đứa trẻ là có... con! Duy có một điều Má cũng biết chắc ở con là: Con thương Má vô cùng! Hồi ấy, khoảng năm sáu tuổi.... "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều..., mẹ tôi nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp...."
    Vâng, Má dẩn con đi học không biết bao nhiêu lần, trên con đường, giống như trong bài văn của Thanh Tịnh. Có điều con đường không dài lắm chỉ hơn hai trăm mét thôi. Thế nên, dẫn con đến trường xong, Má yên tâm quay lưng ra về. Về đến nhà thì Má cũng thấy con đứng kế bên! Má lại níu tay con kéo đi trở lại trường. Con rùn người trì lại nhưng khi Má chảy nước mắt thì con lại riu ríu ôm cặp một mình đến lớp.

    "Con đi Má dắt con đi,
    Con thi trường học, Má thi trường đời."(Ca Dao)

    Má dắt con đi, con thi trường học..., con thi rớt! Con không mang về cho Má một mảnh bằng to lớn hay một học vị cao quý nào để đáp ơn sinh thành dưỡng dục.... Con chỉ mang về cho Má nỗi lo canh cánh ngày đêm. Đó là "mảnh bằng" tác chiến với bốn lần bị thương trận, lần nào cũng thập tử nhất sanh, như cách nói của Má. Trong khi đi thi ở trường đời, Má cũng vì con mà... trượt lên, trượt xuống: Nuôi con vất vả trăm đường, nhất là vào những năm ly loạn, những năm tháng mà sinh mệnh, thân xác một con người không khác chi con... vật bỏ sông, thấy được hằng ngày là những thây ma, những "thằng chỏng", sáng trôi ra, chiều lại trôi vào dưới con sông trước cửa nhà mình, không ai thừa nhận, không ai kiếm tìm và cũng chẳng ai đủ thời giờ, đủ dạn dỉ để chôn cất dùm...!

    Vậy mà Ba Má bảo bọc, nuôi lớn cả đàn con không rơi, không rớt đứa nào.
    Rồi con lớn lên, con đi...lính, hết lính, con đi... tù, ra tù con đi... khỏi quê hương!
    Suốt cuộc đời, chưa lần nào Má gom hết được bầy con đầy đủ về một nhà. Có đứa này thì thiếu đứa nọ. Cho đến ngày cuối đời, phân nữa bầy con, cháu Má đã không được hầu cạnh quan tài.

    Tính sổ cuộc đời, Má con mình: không ai vượt được trường thi của thế cuộc! Tạo hóa cho Má tay này thì lấy bớt lại ở tay kia, nhưng con chưa bao giờ nghe Má than thân, trách phận, hờn giận Trời già .

    * * *

    Từ sau Tết Mậu Thân 1968, đơn vị con di chuyển liên tục suốt năm. Có khi sáng nay ở Bạc Liêu, chiều lại đi Hà Tiên, qua hôm sau đã trở về Chương Thiện. Việc ăn uống ở đơn vị thật rất thất thường. Những lúc có chuẩn bị thì một ngày cơm vắt, ba ngày gạo, những lúc "nhảy" bất ngờ thì cơm xấy, cá hộp đã là phúc lắm! Cũng có nhiều khi nhịn đói mấy hôm liền, ăn cả củ-hủ-dừa, rau luộc, hoặc như những ngày sau Tết Mậu-Thân, nằm sát thị xã Cần Thơ mà phải ra ruộng lúa chín vàng ở Rạch Bần vuốt lúa hột vào nón sắt dùng cán leng giả cho bể võ, thổi trấu rồi nấu cháo cũng đươc vài chén húp đở lòng!

    Má biết trong hoàn cảnh lang thang như vậy mà con vẫn nhớ ngày ăn chay như hồi ở nhà thì thật là khó nên, trong một dịp ghé thăm Má, sau lần bị thương thứ hai, xuất viện. Trong bửa cơm vào đúng hôm Rằm nhưng Má lại nấu cá thịt ê hề. Con lấy làm lạ nhìn Má vì lâu nay Má vẫn ăn chay đủ 10 ngày một tháng. Hiểu ý con, Má cười hiền lành và bảo:
    - Ăn đi con! Con ăn một mình! Hôm nay Má ăn chay!
    Thấy con thừ người, nuốt không trôi, Má phân trần:
    - Con đi đứng bất thường, ăn uống lại không thể tự nấu. Từ nay, Má thấy con nên ăn mặn cho tiện! Phật tại Tâm con ạ!

    Phật tại tâm! Câu nầy Má dạy con không biết bao nhiêu lần. Con nghe lời Má. Từ nay con ăn mặn nên không còn nhớ đến Mồng Một, ngày Rằm.
    Tuy nhiên, có một điều mà Má không bao giờ biết, đó là: Cũng kể từ hôm ấy, con chừa lại một ngày trong năm để Ăn Chay. Đó là ngày Rằm tháng Bảy, ngày Xá Tội Vong Nhân, cũng là ngày Vu Lan Báo Hiếu. Hơn ba chục năm nay, con vẫn giữ trọn vẹn ngày ăn chay duy nhất nầy mà không hề vi phạm. (Khi lập gia đình và các con của con khôn lớn, hiểu biết, đến lượt dâu, rể và cháu chắc của Má, cũng sẽ bắt chước cùng ăn chay với con vào đúng ngày nầy). Con không dám và không bao giờ có ý nghĩ là ăn chay vào ngày nầy, ngày Vu Lan, là để báo đền Ân Cha Mẹ.

    Ân Cha Mẹ mà được trả, được đền đơn giản chỉ bằng cách nhịn ăn có mấy miếng thịt, mấy miếng cá trong một ngày, của ba trăm sáu mươi lăm ngày, chẳng hóa ra Ân Cha Mẹ dể đền, dể đáp như vậy hay sao? Không, con không bao giờ dám có ý nghĩ như vậy...! Con chỉ lập tâm có một điều duy nhất rằng: Trong ngày nầy con phải thật sự tỉnh tâm để nhớ đến Ba, nhớ đến Má. nhớ đến những ngày còn thơ dại, Ba Má đã trăm cực, nghìn khổ nuôi con, dạy con nên vóc, nên người. Ba Má đã hy sinh trọn quãng đời thanh xuân, trọn hạnh phúc riêng tư của mình cho các con của Ba Má trong những tháng năm ly loạn tột cùng của đất nước.

    "Cha Mẹ thương con biển hồ lai láng,
    Con nuôi Cha mẹ tính tháng, tính ngày."

    Câu nầy con nghe được trong tuồng cải lương trước tháng 4 năm 75, nhưng con nhớ hoài không quên, con nhớ dai như vậy phần lớn vì cái ý nghĩa thâm trầm và thực tiễn của câu hát, một câu hát bình dân, câu hát cải lương nhưng mang đầy tính chất giáo dục, nhắc nhở sâu sắc đến cái Đạo Làm Con:
    - "vế" trên nói lên tình cha mẹ thương con như Trời cao Bể rộng,
    - "vế " dưới phản ảnh tâm trạng ích kỷ thiếu sót, hay kể lể của đứa con, trong đó có đứa con này của Má, kể rằng: Hôm qua tôi đã về quê rước Mẹ lên nhà trị bệnh, tính ra còn... hai mươi chín (?!) ngày nữa cũng được một tháng rồi!

    Quả thật tính tháng, tính ngày mà còn tính cho có lời mới chịu.
    Trên cõi đời này, vui với phận làm con, được chu toàn một phần với hai chữ Hiếu Đạo, con nghĩ không ai bằng được người nhạc sĩ tài hoa tác giả bản Lòng Mẹ!

    Mấy năm trước đây, khi anh qua đời ở quê nhà, bà Mẹ anh, đã tròn 80 tuổi, lúc tiễn đưa con đến nơi an giấc ngàn thu, trong cảnh "lá vàng khóc lá xanh", bà Cụ sụt sùi vĩnh biệt con một câu đáng để đời:
    "- Mẹ nuôi con hai mươi năm, nhưng con đã nuôi Mẹ bốn chục năm tròn"!

    Bốn chục năm! Hạnh phúc thay cho Y-Vân! Anh đã nuôi Mẹ bằng cả cuộc đời khôn lớn thành nhân của mình. Chả bù với con trai của Má, nhiều năm nay ao ước với lòng được về lại quê hương một lần, một lần thôi, để được bưng tô cháo, múc từng muỗng, từ từ đút cho Má ăn để được nhìn nụ cười nhăn nheo, móm mém của Má. Vậy mà cơ hội này vĩnh viễn không bao giờ còn tới được với con!
    Con chưa kịp về, Má đã nhẹ nhàng thanh thoát ra đi!

    Má ơi! Ở đây cứ đến mùa Vu Lan, đến Ngày Của Mẹ, là người ta luôn nhắc đến Mẹ, người ta đề cập công lao của Mẹ.
    Hơn thế nữa, mấy năm trước, một sản phẩm với chủ đề Vinh Danh Mẹ đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong Cộng Đồng; tạo ra sự dè bĩu rằng Mẹ đã bị đem "bán" như một món hàng thương mãi. Tệ hại hơn, Mẹ còn bị lôi kéo vào vòng thị phi, phản bội người nầy, bêu xấu kẻ nọ..., một việc mà không người Mẹ Việt Nam nào làm. Có phải vậy chăng? Nếu đúng vậy thì, thưa Má, trong tình mẫu tử thiêng liêng, lần đầu tiên con được tin người Mẹ bị đám con mình bôi mặt, đưa lên thị trường định giá, đưa ra trước dư luận để dèm pha. Con thật chưa nghe tin người Mẹ nào đã đem con mình đi rao bán ở chợ đời, "chợ gạo" bao giờ!
    Người ta biện minh bằng hai chữ Vinh Danh, Vinh Danh Mẹ!

    Không phải vì trong đời, con chưa bao giờ tổ chức được một cái lể để tạ ơn cha mẹ, hay cho ra đời được một tác phẩm để vinh danh hai đấng sinh thành mà con "đố kỵ" với việc làm của người khác, nhưng vì con nghĩ rằng: Mẹ đâu có cần ai vinh danh. Lòng Mẹ thương con tự nhiên như giòng thác bắt từ nguồn, như sông mang phù sa ra biển, như hiện tượng nắng mưa của trời đất: nắng cho ngọt nước dừa, mưa cho xanh đám mạ! Hiện tượng tự nhiên của Tạo Hóa đâu cần chi đến sự vinh danh....

    Bài Tập Đọc trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư nói về Con Vượn Mẹ, mà Má đọc cho con viết Chánh Tả từ nửa thế kỷ về trước, giờ đây con còn thuộc nằm lòng: "Đất Vũ Bình có giống vượn, lông đỏ như vang, trong xa nhấp nháy rất là ngoạn mục. Mẹ thì khôn ngoan tay ngoáy... (cái chữ "ngoáy" này con viết đến ba lần mà không trúng. Má bảo đó là "vần ngược", con phải đánh vần từ chữ thật kỹ trước khi viết), con thì nhẹ dại ngây ngộ... Một hôm, vượn mẹ bị trúng tên của người thợ săn. Biết mình không còn sống được bao lâu, vượn mẹ ôm con vào lòng, cho con bú thật no, trước khi trao con lại cho vượn cha rồi buông tay lìa cành rơi xuống đất.

    Khi hành động như vậy, vượn mẹ đâu có biết rằng: nghĩa cử của mình sẽ được "vinh danh" bởi người thợ săn và đồng bọn, những kẻ đã hủy diệt mạng sống của mình, chia lìa tình mẫu tử, và làm tan nát gia đình nhà vượn.

    * * *

    "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình"...! Bài Lòng Mẹ của Y-Vân đã là một bài hát bất hủ, tuy nhiên, con nghĩ cái bao la của biển Thái Bình không sao giống được cái bao la trong lòng Mẹ. Biển Thái Bình bao la, bát ngát, nhưng vẫn thỉnh thoảng...bình "thủy" nổi phong ba. Trái lại, lòng Mẹ thì không! Mẹ thương con trong cơn nước lớn, thương cả lúc nước đã ròng, mùa Đông Mẹ ủ ấm, mùa Hạ Mẹ quạt nồng...! Mẹ cho con bú, mớm cơm, rót nước, dỗ giấc, lúc lắc võng đưa ầu ợ... Con thức, con ngủ, con khóc, con trở giấc đòi bế, đòi bồng..., tất cả đều chỉ một bàn tay dịu dàng thanh thoát của Mẹ. Mẹ lo cho con đủ cả bốn mùa. Đâu phải mùa nắng lại thương nhiều, mùa mưa thương ít. Gió Chướng đến từ phương Bắc, gió Nồm về từ hướng Nam.... Ngọn gió nào cũng mang tấm lòng mát rượi của Mẹ mơn man, ve vuốt đứa con mình. Lớn lên sao nỡ nào con quên mất? Con lại tính toán thiệt hơn với Mẹ, con lại bày ra thương Mẹ nhưng phải đợi tháng, đợi mùa?

    Trong đời, ai cũng có Mẹ, và ai cũng thương Mẹ, ngoại trừ một số ít trường hợp cá biệt! Ngày Mother's Day, ngày Vu Lan, là những ngày tuyệt vời trong năm, để phận làm con dù có ngược xuôi, tần tảo ở đâu, dù có say mê cảnh phong hoa, tuyết nguyệt nơi nào cũng còn luôn được nhắc nhở, gợi nhớ đến một ngày cho Cha Mẹ; nhưng sau ngày này, xin cũng đừng quên thời gian còn lại trong năm, cha mẹ mình cũng hiện tiền, cũng cần đến "tình con" sưởi ấm.

    Cái Đạo Hiếu ai cũng hiểu nhưng không phải dễ trả, dễ đền.
    Một người nông dân quanh năm cấy lúa, trồng khoai, cơ cực tháng ngày, sáng rau, chiều cháo đạm bạc nhưng có mẹ, có con, còn hơn biết bao ke? Công, Hầu, Khanh, Tướng, vinh thân phì gia nhưng mẹ cha quên mất, chẳng chút đoái hoài!

    Con của Má chưa bao giờ có ước mơ làm Công, Hầu, Khanh, Tướng, nhưng, muốn được làm anh nông dân suốt đời bên Mẹ thật cũng không dễ dàng!
    Thế mới biết: xưa Thầy Tử Lộ đội gạo đường xa nuôi mẹ già thuở hàn vi, sau làm đến Công Khanh giàu sang phú quí, nhưng mẹ đã ra người thiên cổ. Tử Lộ nhiều lần ao ước... "đổi cả Công Khanh tiếng mẹ cười" (mượn một câu, trại đi hai chữ của nhà thơ TTĐ), để được còn lại mẹ già hầu đội gạo như xưa, giống như con của Má ngày nay, nhiều năm tâm nguyện được một lần về quê thăm Má, đút cháo, pha sữa, nghe Má kể chuyện xưa, tích "Con Chim Thầy Chùa", như ngày Má còn trẻ, ngày con còn bé...! Nhưng mọi chuyện đều đã quá... muộn màng!
    Con mong sao thế hệ cháu, chắt của Má, dù đang sống ở xứ người, với nền văn hóa hoàn toàn xa lạ, sẽ học được bài học xót xa của con bây giờ mà tránh sự hối tiếc về sau như nỗi ước mơ ngẩn ngơ cay đắng trọn đời của Thầy Tử Lộ.
    Thế nên, từ đây những mùa Vu Lan, những Ngày của Mẹ, con đành vĩnh viễn lỗi hẹn không về vì.... Má còn đâu nữa mà về?
     
  18. SepTemBer

    SepTemBer Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    XE ĐẠP ĐÔI

    Những đêm phố yên ả và thanh bình, hai đứa dạo chơi. Tôi thấy mình ấm áp bên em. Lá thì thầm như lời tỏ tình bên tai chỉ hai đứa biết. Tôi lái xe bằng một tay, tay còn lại nắm lấy tay em, chầm chậm đạp xe, có khi vừa đi vừa hát nữa, bài hát tình yêu Love story hơi buồn buồn, nhưng không có đứa nào buồn.

    Tôi đùa Thy: “Anh sẽ thì thầm bên tai em cả đời Thy nhé!”, em nhại lại: “Em cũng thì thầm bên tai anh cả đời, chúng mình chỉ nuốt nước bọt mà sống thôi”. Cả hai cùng cười.

    Tôi yêu Thy chỉ vì hai đứa có cùng sở thích, đó là đi xe đạp đôi vào những buổi chiều. Vô tình chúng tôi gặp nhau ở hiệu cho thuê xe đạp. Lúc đó, hiệu chỉ còn trống một chiếc mà đến hai người thuê. Chủ hiệu bảo hay là hai người đi chung. Em lưỡng lự ngại ngùng, nhưng tôi bảo em thích thì chúng ta cùng đi. Thế là đi. Chúng tôi quen nhau từ đó. Buổi chiều hôm đó đã thành định mệnh cho một tình yêu. Một vòng hồ Tây, em muốn đi vòng nữa. Cả quãng đường chỉ có tiếng cười như thân từ lâu. Đi nữa chứ anh? Em hỏi. Tôi bảo ừ đi. Thế là lại đi. Trên đường Âu Cơ, một chiếc xe tải đi sát vào lề đường, xe chúng tôi dài nên không tránh kịp, loạng choạng rồi đâm vào lề, mỗi người chỉ xước tí da. Tiếng cười vẫn không dứt.

    Đêm đó về, tôi mông lung nghĩ tới người con gái duyên dáng tên Thy có mái tóc vàng hơi xoăn và tôi... làm thơ.

    Chiều hôm sau gặp nhau, tôi trao tặng Thy bài thơ. Thy đọc xong rồi cười. Chúng tôi lại thuê chung một chiếc xe đạp đôi. Chủ hiệu bảo: “Đã thân nhau rồi cơ đấy, lớp trẻ có khác, cái gì cũng nhanh”. Hai đứa nhìn nhau cười ha hả.

    Đường vòng quanh hồ Tây bỗng trở nên quen thuộc. Từ đường Thanh Niên lên Yên Phụ, qua Âu Cơ, đi ra Lạc Long Quân rồi quay lại Thụy Khuê. Hành trình của vòng bánh xe đều đều lăn trên những con đường tôi đã trải thơ. Mỗi chiều đạp xe cùng nhau tôi đều ghi lại bằng những câu thơ tình tứ. Thy bảo: “Anh lãng mạn thế này, cuộc sống lúc nào cũng có niềm vui”. “Đúng rồi, sau này anh rước em về, lối em đi anh trải đầy thơ, anh còn mang xe đạp đôi đón em nữa”, “Vậy thì nhà gái sẽ cười chết, cái thời nào rồi mà còn xe đạp!”. Tôi nói: “Chỉ chúng mình hiểu nhau là được. Vì em là nàng thơ của anh nên cả đời anh đọc thơ cho em”.

    Tôi đi làm và đi học cũng bằng chiếc xe đạp nửa tây nửa ta. Xe đạp không yếm mác, người ta gọi là “xe cởi truồng”, gò lưng xuống mà đạp. Tôi thường đến thăm và đón em đi chơi cũng bằng chiếc xe đạp này.

    Có lúc vui tôi hỏi em rằng, tại sao em lại thích ngồi xe đạp của một gã làm thơ lãng mạn nghèo nàn, trong khi ở thời buổi này người ta đưa đón nhau bằng ô tô, xe máy. Thy nói, bao giờ em kiếm được anh chàng đưa đón bằng xe máy em sẽ bỏ anh. Tôi nói, em sẽ nhớ anh và thơ anh đến phát khóc, em không xa anh được đâu.

    Tôi biết, bạn bè nhìn em, có đứa còn chế nhạo, sao con Thy lại đi yêu một thằng nhà nghèo. Học ngành ngân hàng thì cũng phải kiếm anh chàng bưu điện hay kinh tế. Bây giờ con gái thường chọn những anh chàng học và làm nghề có tương lai, kiếm được nhiều tiền. Em cãi lại. Lúc gay gắt lên, em bảo chúng mày kệ tao, tao thích thế. Chúng mày không ưa thì thôi.

    Tôi nhìn em hồi lâu, sao em đáng yêu đến thế. Phải thưởng em một chầu xe đạp thôi. Hai đứa lại rủ nhau đi thuê xe, lúc nghỉ, ngồi lại quán ốc bên đường Hồ Tây, ăn thì ít nhưng ngắm người, ngắm xe thì nhiều. Giữa đô thị đang tấp nập người và xe trong bộn bề công việc lo toan, có hai kẻ rong chơi bằng xe đạp. Nhiều ánh mắt nhìn chúng tôi như một vật thể lạ đến từ hành tinh khác.

    Một chiều mưa Thy ốm, không đi xe đạp đôi, tôi đến thăm em. Thấy đầu tôi ướt, em thốt lên sao anh ăn mặc phong phanh thế, chẳng chịu mặc áo mưa. Tôi vào phòng, bảo anh đến đây để em sang bớt cái sốt cho anh, em đỡ nóng còn anh đỡ lạnh. Em gắt lên “Cái anh ngốc này!”. Tôi đọc một đoạn thơ để lấp cái gắt gỏng đáng yêu kia. Em đưa tay ra hứng mưa, bảo em sẽ nhớ mãi chiều mưa này. Rồi em khoe, hôm nay em học đến giá trị thặng dư đấy. Anh có nghĩ tình yêu cũng có giá trị thặng dư không? Tôi chỉ cười, không trả lời. Em bảo đúng là “nhà thơ” có khác, nhắc đến kinh tế là im thin thít.

    Thầy giáo của tôi làm thơ, ông luôn tự hào về mối tình xưa cũ của mình. Một mối tình đầy thơ và sóng gió. Người thầy yêu cũng giống như cô gái trong kịch bản thầy đã viết. Về sau cô ta đã theo một người đàn ông khác. Người con gái thầy yêu cũng thế. Bây giờ thầy chỉ có một mình dạy học và làm thơ, cuộc sống rất vui vẻ. Thầy luôn yêu đời và quý mến học trò. Có thể con gái không thích người làm thơ vì họ lãng mạn, mây gió và đặc biệt là họ nghèo không bảo đảm cho người bạn đời có một cuộc sống đầy đủ. Gặp chúng tôi, thầy hay bảo: “Đừng nản, các cậu còn trẻ, làm thơ nhưng vẫn nhiều em theo”. Hôm tôi đưa Thy đến thăm thầy, thầy nói với Thy: “Thằng Khánh thế mà tài, tài mới được em yêu”. Em cười. Khen thầy đẹp trai và lãng mạn nữa.

    Khi Thy khỏi ốm, tôi đưa em về quê bằng chiếc xe đạp “cởi truồng” của mình. Em ngồi lên đòn ngang phía trước. Con đường về quê chỉ có 30 km. Không xa. Trước khi đi em hỏi:

    - Anh có ngại không?

    Tôi lắc đầu bảo không, rồi hỏi lại:

    - Vậy em có ngại không?

    Em cũng lắc đầu. Lát sau đổi ý, em bảo có ngại. Ngại vì không biết bố tôi sẽ nói thế nào. Đi giữa đường, em quay lại hỏi:

    - Nếu bố anh cấm chúng mình quan hệ với nhau thì sao?

    - Em này, làm sao bố anh lại cấm? Bố anh là người rất tâm lý.

    Tôi vừa đi vừa huýt sáo cho em vui. Con đường quen thuộc về nhà ngắn dần. Thoáng chốc đã thấy cánh đồng quê trước mặt. Đêm ấy em đã ngủ nhưng bố còn thức. Bố gọi tôi ra sân nhắc nhở, giọng buồn buồn:

    - Bố không có ý nhiều chuyện, cũng chẳng phải tướng số gì. Nhưng bố nhìn con Thy không hợp với con. Đôi mắt nó sắc, mệnh nó trái với mệnh con, lấy nhau sẽ không hợp. Trông nó tiểu thư lắm, mà nhà mình thì... Mày theo bố, làm thơ. Cuộc đời mày cũng gian truân lắm con ạ!

    Tôi thấy lo. Dẫu rằng tôi chẳng tin những điều đó bởi Thy rất yêu tôi. Nhưng bố tôi chưa nói sai bao giờ. Bố tôi ngày xưa nổi tiếng lãng mạn, một nhà thơ cầm súng, đi khắp các chiến trường. Bố gặp mẹ ở chiến trường. Mẹ lúc ấy là thanh niên xung phong mê thơ của anh chàng gầy còm là bố tôi. Bố kể lại rằng, khi ấy đi lại khó khăn lắm. Nhưng hai người vẫn thường xuyên gặp nhau. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm đất nước hoàn toàn thống nhất thì bố mẹ tôi cưới nhau. Sau này, khi đã có tuổi bố vẫn thường đèo mẹ đi ngoài đê đến đầm sen ngắm cảnh và làm thơ. Chỉ tiếc mẹ đã mất sau một căn bệnh hiểm nghèo, không còn được cùng bố an hưởng hạnh phúc tuổi già.

    Bố nghèo nhưng mẹ không bao giờ thôi yêu. Tình yêu ấy khiến cho tôi kính nể. Khi còn sống, mẹ bảo: “Cuộc sống giàu niềm vui và hạnh phúc mới có ý nghĩa, tuy vật chất có nghèo nàn”. Tôi làm thơ, cũng mong mình sẽ có một người vợ cùng sống cuộc sống có ý nghĩa bằng niềm vui do hai người tạo ra. Và tôi đã có Thy ngự trị trong tim.

    Những ngày sau, tôi và Thy vẫn đi với nhau, vẫn dạo phố bằng xe đạp đôi quanh hồ Tây. Thi thoảng tôi vẫn đứng đợi em ngoài cổng trường. Bạn em cười vì thấy riêng mình tôi đón người yêu bằng xe đạp. Hai đứa cứ nhắc nhau ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp này để mai sau nhớ đến như một kỷ niệm. Những góc phố, những hàng cây liêu xiêu, những vòng xe quay, những quán cóc nhỏ bé, hàng ốc luộc quen thuộc. Tất cả những bình dị đó khi có ánh sáng tình yêu bỗng trở nên đẹp lạ lùng. Chúng sẽ được nhắc lại sau này, khi hai đứa thành vợ chồng, ngồi thủ thỉ với nhau và cười.

    Những ngày bên nhau qua đi êm đềm như một buổi chiều dạo xe. Em sắp phải theo gia đình vào TPHCM. Thy nói rằng, bố mẹ em muốn em đi xin việc làm trong đó. Tôi buồn chẳng muốn làm thơ. Ngày em đi, tôi không được đèo em bằng chiếc xe đạp của mình. Đã có ô tô chở cả nhà ra sân bay. Tôi ngẩn ngơ, nghĩ rằng em đi rồi nay mai em lại về.

    Thành phố vào xuân, cảnh vật ngủ vùi trong màn mưa xuân li ti và hương hoa ngào ngạt. Nhưng không có em. Tôi không đi dạo xe mỗi chiều nữa. Những đêm về da diết nhớ, tôi lại làm thơ. Chiếc xe đạp cọc cạch chỏng chơ góc nhà. Tôi nhìn nó rồi cười, nụ cười méo xệch. Nhiều lần trong mưa, tôi đạp xe đến nhà em, đến nơi mới nhớ ra là em đã xa rồi. Tình yêu đôi khi làm cho con người lú lẫn. Tôi ngậm ngùi quay về. Ba tháng trời qua đi, em gọi điện ba lần, bảo em mới vào nên còn nhiều chuyện dang dở và phải làm gấp. Đến tháng thứ tư vì nhớ quá nên tôi đã quyết định vào TPHCM. Em cản. Tôi hỏi, em chỉ nói anh chưa vào được.

    Không phải là chuyện trong kịch bản mà là sự thật. Một sự thật phũ phàng. Tôi đã tìm được nhà em nhờ vào địa chỉ mà em nói trong cuộc gọi lần trước. Cửa khóa bên trong. Tôi quay đi. Buổi tối, tôi lại đến bằng chiếc xe đạp mượn của người bạn. Căn phòng trên gác sáng đèn. Tôi đã nhìn thấy em và một người đàn ông khác. Tôi hiểu vì sao em không muốn tôi vào với em. Có lẽ bố tôi đã đúng. Câu nói sâu xa của thầy giáo cũng đúng. Thầy không viết kịch bản để tự an ủi mình. Có những điều tưởng đã trong tầm tay nhưng rồi vẫn vuột mất.

    Em không biết là tôi đã tìm em, càng không biết vì em mà bây giờ tôi phải lang thang trên những con phố Sài Gòn xa lạ. Phố thì tấp nập mà tôi cô đơn và thờ thẫn quá. Những lời hứa đợi chờ ngày trước đã thoảng như gió bay.
    Truyện ngắn của Nguyễn Văn Học
     
  19. ketcuame

    ketcuame Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    6/10/2011
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Đọc truyện hay trong giờ nghỉ trưa trên LCM

    Giải pháp đơn giản

    Tờ tạp chí gia đình tới phỏng vấn người phụ nữ có 12 đứa con trai. "Bà có thể cho chúng tôi biết tên cậu bé nhỏ tuổi nhất là gì?", cuộc phỏng vấn bắt đầu.
    > Tuần trăng mật/ Chết vì sướng

    - Kevin! - bà mẹ đáp.

    - Ồ, cái tên thật đẹp. Vậy cậu tóc vàng đằng kia tên gì?

    - Kevin.

    - Thế thằng bé hơi cao và có đầy tàn nhang kia?

    - Kevin.

    - Còn cậu thanh niên tóc đen?

    - Kevin.

    - Cái gì? Chẳng lẽ tất cả chúng đều có tên là Kevin hả? Như vậy có phiền phức không?

    - Không hề gì. Mọi thứ rất đơn giản. Khi tôi gọi: "Kevin, bữa sáng đã sẵn sàng" thì tất cả chúng chạy đến. Khi tôi nói: "Kevin, đã đến giờ đi ngủ" thì tất cả chúng đều đi ngủ...

    - Nhưng... nếu bà muốn một trong số chúng thì làm thế nào?

    - Không vấn đề gì, chỉ cần gọi họ của chúng là được.
     

Chia sẻ trang này