Dầu dừa, mặt nạ từ nước dừa tươi nguyên chất

Thảo luận trong 'MỸ PHẨM, LÀM ĐẸP' bởi ACD, 15/12/2010.

  1. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    Chào em,

    Dầu dừa có 2 loại là dầu dừa tinh khiết và dầu dừa tinh luyện. Hai loại này chị đã đề cập đến ở trang 1 nhé.
    Về mục đích sử dụng: cả 2 loại đều có thể dùng để nấu ăn, dưỡng da và uống. Tuy nhiên, theo chị, dùng loại tinh khiết để dưỡng da và uống sẽ thấy thích hơn nhiều. Và để cho đỡ tốn, nhà chị vẫn dùng loại tinh luyện để nấu ăn. Nhưng tất nhiên, em hoàn toàn có thể dùng loại tinh khiết, nếu muốn.

    Về dưỡng da, em có thể xem lại các bài chị đã post về cách dùng nhé. Để ý đến lượng dùng sẽ cho em kết quả rất hài lòng. Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại sử dụng dầu dừa tại các spa làm đẹp. Nên em cứ yên tâm về mức độ lành tính, an toàn và hiệu quả nhé.

    Còn về việc dùng để uống. Ban đầu, việc uống mỗi ngày vài muỗng dầu ko quen và dễ gây ra cảm giác ngán. Thay vào đó, em có thể hòa với muối và cho vào lò vi sóng làm nước sốt và chan lên cơm, sẽ dễ ăn hơn nhiều. Việc uống dầu dừa mỗi ngày là biện pháp thanh lọc cơ thể. Khi uống em nghe ngóng cơ thể mình nhé. Việc giải độc cơ thể có thể thông qua đường tiêu hóa và một số người sẽ bị mắc tiêu chảy. Về liệu pháp này, chị sẽ post 1 bài riêng. Nhưng lưu ý đừng cho người đang bị tiêu chảy áp dụng phương pháp thanh lọc và giải độc này nhé. Lượng dầu nên dùng mỗi ngày chị cũng đã đề cập đến ở trang 1.

    Đúng là ở thời tiết này, dầu dừa đóng băng và có màu trắng đục. Nhưng nếu ngâm vào nước ấm, dầu dừa sẽ tan chảy, rất nhanh.
     
  2. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    Trích “Oil Pulling Therapy: Detoxifying and Healing the Body Through Oral Cleaning” by Dr. Bruce Fife.
    Súc Miệng bằng Dầu Ăn: Phương Pháp Chữa Bệnh, Phòng Bệnh Tuyệt Vời theo bác sĩ Fife

    Về cụm từ dịch tiếng OIL PULLING , NHAI DẦU có thể thay bằng SÚC MIỆNG BẰNG DẦU ĂN hoặc vắn tắt hơn SÚC DẦU.

    Bạn đã đọc và thực hành liệu pháp súc dầu của bác sĩ Karach, bạn từng ngạc nhiên về hiệu quả của súc dầu, nhưng vẫn không sao tìm được lời giải thích cũng như dẫn chứng khoa học vì đâu súc dầu lại hiệu nghiệm trong việc chữa lành bệnh lạ lùng như vậy! Hôm nay bạn sẽ nhận được câu trả lời của bác sĩ Bruce Fife. Ngày 16/10/2008 Joyce Riley đã phỏng vấn bác sĩ Fife về LPSD trong Power Hour, bạn có thể vào Google để nghe (Đánh máy “Dr. Fife’s oil pulling), rất thú vị. Bạn cũng có thể mua sách “Oil Pulling Therapy” của ông để tìm hiểu thêm. Rất hay. Chắc chắn đọc xong, ai cũng thấy mình nên súc dầu hàng ngày để tẩy trừ mầm gầy bệnh.

    Tài liệu sau đây được tóm tắt, trích dẫn từ quyển “Oil Pulling Therapy” ( Liệu pháp súc miệng bằng dầu ăn) của bác sĩ Bruce Fife. Ông là một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Ông đã nghiên cứu liệu pháp này của bác sĩ Karach đồng thời phát triển, hoàn chỉnh và đề ra một phương pháp tẩy độc hoàn hảo hơn mà ông gọi là Liệu Pháp Súc Miệng bằng Dầu Ăn của bác sĩ Bruce Fife ( Dr. Fife’s Oil Pulling Therapy).

    Theo bác sĩ Fife , bệnh có nguồn gốc từ miệng. Thật khó tin được khi hầu hết các bệnh nhiễm trùng và kinh niên lại là hệ quả của vệ sinh răng miệng.
    Miệng phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể của chúng ta. Răng lợi không tốt là cửa ngõ cho bệnh tật xâm chiếm. Cho dù có đánh răng, xỉa răng, tơ răng thường xuyên, thì 90% dân số bị sâu răng hay có vấn đề về lợi, nướu răng ở mức độ nặng nhẹ nào đó. Tệ hơn nữa là có nhiều người vẫn không biết mình đang có bệnh về răng.

    Những nghiên cứu mới đây đã chứng minh có sự tương quan giữa bệnh của răng và những bệnh kinh niên. Chỉ cần làm cho răng miệng sạch thì có thể chữa được bệnh. Gia tăng lần đánh răng, xỉa răng, súc miệng thông thường không cải thiện được tình trạng bệnh. May thay có một cách hiệu nghiệm đó là liệu pháp súc miệng bằng dầu ăn. Làm sạch miệng qua việc súc dầu là phương pháp cổ truyền của y khoa Ấn Độ. Đây là một trong những phương pháp rất hữu hiệu để lấy nguyên nhân gây bệnh là hàng trăm triệu vi khuẩn và độc tố của nó sinh ra ở răng, lợi, nướu răng và trong vòm miệng ra ngoài, mang lại hiệu quả chữa lành cho bệnh nhân.

    Liệu pháp súc miệng bằng dầu ăn của bác sĩ Fife là một cách mạng về lối chữa trị mới phối hợp sự uyên bác của y khoa cổ truyền Ấn Độ và khoa học hiện đại.

    Bác sĩ Fife luôn nhấn mạnh về các điểm sau mà chúng ta gặp luôn trong quyển sách:
    - Các nhiễm trùng từ răng, miệng là nguồn gốc gây bệnh
    - Vai trò của hệ miễn dịch
    - Vai trò của thức ăn dinh dưỡng
    để đi đến kết luận dùng dầu dừa (coconut oil) là loại dầu tốt nhất cho việc súc dầu làm răng miệng sạch, trừ khử nguồn gốc bệnh là các loại vi khuẩn , nấm trong miệng, nên giúp cơ thể sạch, hệ miễn dịch mạnh, kết quả là bệnh tật được đẩy lui và người ta khỏe mạnh, đầy sinh lực.

    Tài liệu này được chia làm ba phần, đăng liên tiếp trong nhiều bài:
    1- Bệnh có nguồn gốc từ miệng.
    2- Súc dầu : Phương pháp chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời của bác sĩ Bruce Fife.
    3- Chia sẻ kinh nghiệm lành bệnh qua súc dầu.
     
  3. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    I- BỆNH CÓ NGUỒN GỐC TỪ MIỆNG

    VI KHUẨN, NẤM , RĂNG SÂU
    Miệng chứa hàng tỉ vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh mặc dù chúng ta không thấy chúng. Chúng có nhiều loại: ngắn, dài, mập, ốm. Lương thực của chúng là những thứ chúng ta ăn. Chúng thích đường, carbohydrates, những đồ ăn dính vào giữa các răng, giữa má và lợi răng. Chúng hạnh phúc nhấm thức ăn này hàng nhiều giờ. Chúng tụ tập thành nhiều nhóm sống trong miệng chúng ta. Nhóm ở răng, nhóm ở nướu, nhóm ở vòm miệng, nhóm ở trên hay dưới lưỡi. Mặc dù chúng có thể gặp nhau nhưng mỗi cộng đồng có dân số riêng.

    Mỗi người có những cộng đồng vi khuẩn đặc trưng tùy theo nơi cư ngụ , thức ăn, lối sống, di truyền, phái tính,v.v. Sức khỏe của chúng ta cũng gây ảnh hưởng trên những loại vi sinh sống ở trong miệng chúng ta. Tiểu đường kích thích sự phát triển của loại vi khuẩn nào đó. Người béo phì có loại vi khuẩn khác người nặng trung bình. Các nghiên cứu về y khoa đã cho thấy có thể định bệnh cho một số bệnh dựa vào loại vi khuẩn ở trong miệng.

    Miệng con người có đến hơn 600 loại vi khuẩn, hàng trăm loại siêu vi, nấm với số lượng khó tưởng tượng khoảng 10 tỉ (nhiều hơn dân số thế giới). Một miếng mảng bám của răng nhỏ bằng đầu ngón tăm chứa từ 10 triệu đến 100 triệu vi khuẩn.

    NƯỚC MIẾNG
    Nước miếng cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn và giữ cho miệng tốt. Nước miếng chứa enzymes, kháng thể, và những chất dinh dưỡng giúp chống lại bệnh và giữ cho răng và lợi trong tình trạng tốt.Tuy nước miếng chứa những loại kháng thể và kháng sinh đặc biệt để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh, nó vẫn không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn, nên trong miệng vẫn còn nhiều vi khuẩn tác hại.
    Trong nước miếng cũng chứa nhiều chất sắt, đặc biệt là calcium và phosphate, là chất chính cấu tạo răng, nên có thể tự trám răng lúc mới bắt đầu hư.
    Nước miếng được tiết ra trong ngày, nhiều nhất vào bữa ăn. Ban đêm, khi chúng ta ngủ, nước miếng ngừng tiết. Cho nên chúng ta cần uống nhiều nước để có đủ nước miếng giữ răng tốt. Người bị khô miệng do thiếu nước không tiết đủ nước miếng thường bị bệnh về răng và lợi.

    NHỮNG BỆNH VỀ RĂNG
    BỆNH HÔI MIỆNG
    Phần lớn bệnh hôi miệng là do vi khuẩn nẩy nở trong những hang hốc trong miệng. Đồ ăn chứa chất trong những lỗ hổng trong lợi, sâu răng, kẽ răng, mặt lưỡi, đều là những chỗ lý tưởng cho vi khuẩn sinh sản.
    Hôi miệng tự nó không thuộc tình trạng trầm trọng, nhưng nó gây phiền toái và mặc cảm cho người bệnh trong xã hội. Hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của sâu răng hay bệnh về lợi.
    Nha sĩ đề nghị chúng ta không chỉ đánh răng, mà còn nạo lưỡi , súc miệng bằng nước sát trùng, nhưng những thứ này chỉ giúp tạm thời vì vi khuẩn tái sinh sản nhanh chóng.

    SÂU RĂNG
    Đường là thức ăn của loại vi khuẩn tiết ra chất acid ăn men răng. Khi lợi tốt, nướu răng chặt, sâu răng khó xảy ra ở chân răng vì không tiếp xúc với acid của vi khuẩn. Khi sâu răng ăn xuống ngà răng, răng dễ bị buốt khi tiếp xúc với nước lạnh, nước nóng hay với chất ngọt. Nếu ăn vào tủy răng, sẽ bị nhức. Nếu không được điều trị, sẽ mưng mủ (áp xe) và răng bị hư. Lúc này nha sĩ sẽ lấy gân máu hay nhổ răng sâu.

    MẢNG BÁM
    Mảng bám của răng là tích tụ của chất nhày, thức ăn, vi khuẩn, vi sinh vật và sản phẩm của chúng tạo thành một lớp mềm có màu vàng bám dính vào men răng. 20 phút sau khi ăn thì mảng bám hình thành. Nó dễ dàng lấy đi bằng đánh răng và tơ răng. Nhưng ở giữa kẻ răng hay mặt sau của răng thì khó hơn. Mảng bám có thể dẫn tới sâu răng và viêm lợi.

    VÔI RĂNG
    Vôi răng do mảng bám dính chặt lâu ngày trở nên cứng, phải dùng dụng cụ đặc biệt của nha sĩ mới lấy ra được. Vôi răng có thể bám ở trên hay dưới chân răng. Vi khuẩn ở vôi răng có thể làm lợi răng sưng đỏ, dẫn đến chứng viêm lợi.

    VIÊM LỢI
    Triệu chứng của viêm lợi là lợi sưng, đỏ, chảy máu khi đánh răng do vi khuẩn và độc tố kích thích lợi. Viêm lợi rất phổ biến trên toàn cầu. Đến tuổi thanh niên, 70%-90% học sinh bị viêm lợi. Viêm lợi thường không gây đau, mắt thường khó nhận ra. Nếu không điều trị có thể dẫn đến nha chu.
    Viêm cận răng: ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng. Loại viêm này lan rộng và ăn sâu vào trong lợi khiến người bệnh đau đớn.

    NHA CHU
    Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt bám vào. Nếu không đánh răng đều để loại trừ màng này, nó sẽ tích tụ, dần dần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng. Nha chu là nguyên nhân quan trọng gây mất răng.

    Triệu chứng của nha chu gồm lợi đỏ hay sưng, mềm hay chảy máu, tụt nướu, răng lung lay, đau khi nhai, nhạy cảm với nóng lạnh, hơi thở hôi dai dẳng.

    UNG MỦ (ÁP XE) NƯỚU RĂNG
    Mủ do các vi sinh vật làm tổn thương các tế bào chỗ sâu răng. Mủ răng bắt đầu ở tủy răng, thường do răng sâu hay răng bị nứt không được điều trị, hoặc do bị nha chu lâu ngày. Lấy gân máu không kỹ cũng có thể gây mủ răng.
    Có hai trường hợp mủ răng: cấp tính hay mãn tính. Mủ răng cấp tính thường gây đau, sưng, và sốt. Mủ răng mãn tính có thể không gây đau gì cả, do đó người bị mủ răng không biết, không điều trị nên mủ có thể lan cả vào bên trong xương hàm. Không trị mủ răng tận gốc có thể dẫn tới nhiễm trùng trầm trọng và có thể làm tổn hại đến tủy xương hàm, cũng như có thể đưa một lượng lớn vi khuẩn vào máu , làm máu bị nhiễm trùng.
     
  4. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    MỌI BỆNH BẮT ĐẦU TỪ TRONG MIỆNG
    Mũi và miệng là hai con đường dẫn nhiên liệu của sự sống vào trong cơ thể để nuôi dưỡng chúng ta: không khí và thức ăn. Khí trong lành cho ta sức khỏe tốt, khí ô nhiễm, khói xăng, khói thuốc lá, phấn hoa gây dị ứng, vi khuẩn, tất cả đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Thức ăn đủ chất dinh dưỡng: tăng cường sức khỏe. Thức ăn thiếu dinh dưỡng gia tăng nguy cơ cho các bệnh suy thoái. Quá nhiều thực phẩm, cho dù giàu dinh dưỡng hay thiếu, có thể dẫn đến béo phì và các chứng bệnh khác.

    Uống nước không đủ hay uống quá lượng cà phê, rượu và nước ngọt có gas có thể dẫn đến bệnh thiếu nước tạm thời hay kinh niên.Thuốc, độc tố trong thực phẩm, trong môi trường, thuốc sâu, chất dụ trữ hóa học trong thức ăn, …có thể vào cơ thể chúng ta qua miệng.
    Tùy theo cách chúng ta chọn lựa thức ăn hay uống có thể giúp tăng hệ miễn dịch duy trì tình trạng khỏe mạnh, hay ngược lại làm suy yếu chức năng miễn nhiễm tạo cơ hội cho bệnh tật xâm chiếm, cũng như ung thư và các bệnh truyền nhiễm có thể là nguy cơ cho chúng ta. Khi hệ miễn dịch mạnh, ngay cả những nhiễm trùng nặng bởi vết thương hay sâu bọ cắn sẽ mau chóng lành.

    Miệng là cửa vào cơ thể của vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Có loại tốt , có loại xấu. Tuy nhiên tất cả đều có khả năng gây hại. Ngay cả vi sinh vật có lợi cũng có thể gây nguy cơ nếu chúng tìm được đường đi vào máu chúng ta qua vết thương hở, nhiễm trùng. Trong máu, những vi sinh vật này có thể gây nhiều tai hại, từ nhiễm trùng bộ phận đến nhiễm trùng toàn thân, và làm sai lạc tác động của hệ miễn dịch dẫn đến nhiều loại bệnh từ thấp khớp đến bệnh tim.

    Trong phần trình bày sau, chúng ta sẽ xem làm thế nào sức khỏe của miệng lại tác động trực tiếp đến sức khỏe của toàn thân.

    LÝ THUYẾT NHIỄM TRÙNG CỤC BỘ
    Lý thuyết nhiễm trùng cục bộ ( focal infection theory) nói rằng vi khuẩn ở tâm điểm nhiễm trùng – như chân răng, răng, lợi hay amidan, lan truyền đến tim, mắt, thận, phổi, hay các cơ quan, các mô khác và hình thành nhiễm trùng ở nơi mới.

    Căn cứ trên lý thuyết này, các nha sĩ xưa có khuynh hướng nhổ những răng bệnh để tránh bệnh có thể lan sang những bộ phận khác của cơ thể. Tương quan giữa răng và sức khỏe toàn thân đã được nói đến cách nay 2700 năm trước. Hippocrates, thày thuốc Hy Lạp, người được xem như là cha đẻ của nền y khoa Tây phương, tường trình về việc chữa lành một bệnh nhân bị thấp khớp bằng nhổ một răng bị nhiễm trùng. Nhiều bệnh nhân đã báo cáo được bình phục từ nhiều bệnh khác nhau nhờ nhổ răng bị nhiễm trùng.

    Vậy làm thế nào mà răng sâu hay lợi sưng lại ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể? Làm thế nào mà một răng bị nhiễm trùng lại gây thấp khớp hay sưng phổi, hay làm tăng tốc những cơn tai biến mạch máu tim hoặc đột quỵ xảy ra? Ai trong chúng ta đang ở trong tình trạng nguy hiểm này?

    Như chúng ta đã biết, miệng của chúng ta luôn được tắm trong vi khuẩn ( nước miếng) . Bất cứ vết cắt hay loét nào đều là cơ hội cho vi khuẩn đi vào máu, huống chi người bị viêm lợi nặng, hay răng mưng mủ khi đánh răng bị chảy máu. Một khi đã đi vào máu, chúng có thể lập cư bất cứ chỗ nào – tim, phổi, gan – hay có thể đi khắp cơ thể. Cũng như trong miệng, vi khuẩn chọn nơi để ở: răng hay lưỡi, thì khi vào máu, chúng cũng chọn nơi chúng thích. Vì vậy vi khuẩn ở miệng có thể gây ra bệnh ở bộ phận nào đó như viêm thấp khớp (joints), như viêm màng trong tim (endocarditis) cũng như bệnh toàn thân (systemic disease) như tiểu đường.

    Một phương châm chẩn bệnh của Vi khuẩn Học: “Bất cứ vi sinh vật nào sống ở ngoài môi trường sinh sống tự nhiên của nó nên xem như mầm gây bệnh.” Nói cách khác vi khuẩn ở trong miệng cứ việc sống ở đó. Nhưng nếu bất ngờ có dịp vào trong máu, nơi không là nhà của chúng, thì cho dù chúng có hiền hay dữ, chúng có thể trở thành ác thần gây bệnh.

    SỰ ĐÓNG GÓP CỦA BÁC SĨ WESTON PRICE
    Qua 25 năm nghiên cứu cùng với đồng nghiệp dựa trên lý thuyết nhiễm trùng cục bộ
    năm 1923 bác sĩ Price đã cho ra đời hai quyển sách dày tổng cộng 1174 trang với tựa đề: Dental Infections, Oral and Systemic – Dental Infections and the Degenerative Disease. Xin dẫn vài trường hợp sau:
    Sau khi quan sát nhiều bệnh nhân, bác sĩ Price cho rằng những răng dù được lấy gân máu vẫn còn nguyên tình trạng bị nhiễm trùng.

    *Một phụ nữ, bệnh nhân của bác sĩ, bị bệnh thấp khớp rất nặng đến nỗi các khớp sưng to và biến dạng, bà không thể đi được vì đau đớn, phải dùng xe lăn trong 6 năm.Vào thời đó, nha sĩ biết rằng thấp khớp và các bệnh khác thường khỏi khi nhổ đi răng bị nhiễm trùng. Mặc dù hình chụp quang tuyến X của răng nhiễm trùng đã được lấy gân máu cho thấy không có dấu vết hay triệu chứng nhiễm trùng nào nữa, răng vẫn được nhổ đi. Răng được rửa và dùng tiểu phẫu ghép vào dưới da của một con thỏ. Trong vòng 2 ngày, con thỏ bị cùng triệu chứng đau thấp khớp như bà . Sau 10 ngày thỏ chết vì nhiễm trùng. Phần bà, không còn răng bệnh đó nữa, đã hồi phục nhanh chóng lạ thường, tự đi được và trở lại việc thêu đan mà bà yêu thích. Bác sĩ Price khuyến khích những bệnh nhân có bệnh kinh niên không chữa trị được nhổ đi những răng trám đã được lấy gân máu ( root-filled teeth).

    *Hàng trăm thí nghiệm tương tự khác tiếp sau đó cho thấy hầu hết thỏ bị nhiễm cùng loại bệnh của người có răng sâu được nhổ đó: bệnh về thận, mắt, tim, loét bao tử, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh về buồng trứng, viêm tĩnh mạch, viêm xương tủy, bất cứ bệnh gì, thỏ lập tức có cùng triệu chứng. Đa số thỏ chết trong vòng 2 tuần vì nhiễm trùng.

    Bác sĩ Rosenow , nhà vi khuẩn học, đã chứng minh một số loại vi khuẩn, đặc biệt streptococci, có thể biến dạng khi thay đổi môi trường sinh sống. Bác sĩ cấy vi khuẩn vào môi trường khác như oxy hóa, đường, và thay đổi nhiệt độ, vi khuẩn nhanh chóng đáp ứng với môi trường mới. Chúng trở nên nhỏ hơn, mạnh hơn, nên tiết ra nhiều độc tố hơn. Ví dụ: vi sinh vật aerobic, sống cần oxy, khi đã thích ứng với môi trường mới trở nên anaerobic, không cần oxy.

    Streptoccoci, thường sống ở miệng , có khả năng rất lớn trong việc đáp ứng với bất kỳ sự thay đổi môi trường nào. Do đó chúng đột biến và trở nên miễn nhiễm với thuốc trụ sinh. Khi streptoccoci đi đến lập cư bên trong chân răng gây mủ (nhiễm trùng gốc - primary infection) hay di cư tới tim hoặc khớp xương, chúng có thể biến dạng nguy hiểm hơn gây nhiễm trùng nặng ở tim, khớp xương ( nhiễm trùng chuyển biến – secondary infection).

    Bắt đầu từ 1940 , penicillin và các loại trụ sinh khác được dùng để trị nhiễm trùng. Ngoài ra những kỹ thuật mới có thể chữa răng, để giúp răng khỏi bị nhổ. Người ta quên dần đi lý thuyết nhiễm trùng cục bộ với các nghiên cứu của các bác sĩ nói trên.

    SỰ SỐNG LẠI CỦA LÝ THUYẾT NHIỄM TRÙNG CỤC BỘ

    Mặc dù lý thuyết này không được các nha sĩ và bác sĩ để ý đến hàng nhiều chục năm, vẫn thường có sự bùng nổ lên về liên quan giữa bệnh răng và bệnh toàn thân. Những nhà nghiên cứu mới quá trẻ để nhớ lại lý thuyết NTCB nên tự làm những nghiên cứu khác. Chuyển sang thế kỷ 21, lý thuyết NTCB được công nhận trên toàn cầu, không còn xem như là lý thuyết, mà là sự kiện. Song thật không may, NTCB vẫn chưa gây được nhiều chú ý nơi nha sĩ và bác sĩ như nó xứng đáng được. Một lý do là bác sĩ cho rằng trụ sinh là giải đáp vấn đề cho loại nhiễm trùng chuyển biến .

    Trích “Oil Pulling Therapy: Detoxifying and Healing the Body Through Oral Cleaning” by Dr. Bruce Fife.
    Người dịch: Kim Tuyến
     
  5. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    LI ÊN QUAN GIỮA BỆNH RĂNG VÀ BỆNH TOÀN THÂN


    Sau đây là những bằng chứng cho thấy sự tương quan giữa sức khỏe của miệng và những bệnh thường gặp.

    BỆNH TIM MẠCH
    Hệ thống tim mạch bao gồm tim và các động mạch. Các nghiên cứu cho biết 20% trong số những người đang có bệnh tim sau khi đi chữa răng (kể cả việc tẩy sạch răng thường lệ) bị nhiễm vi khuẩn làm viêm màng trong tim. Nhiễm trùng có thể hủy hoại van tim, dẫn đến suy tim.
    Vi khuẩn gây bệnh ở tim mạch cũng được tìm thấy ở miệng. Có thể nào vi khuẩn ở miệng là nguồn gây bệnh tim không? Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tim mạch có tỉ số răng sâu và viêm lợi cao hơn gấp 3 lần so với những người khác.

    Steptococcus sanguis, loại vi khuẩn thường sống ở bựa răng, cũng là vi khuẩn gây bệnh tim. Chúng bám vào răng để kết thành bựa rồi thành vôi răng. Nơi thành động mạch chúng có khuynh hướng tương tự là đóng thành lớp xơ vữa và cục máu đông .

    Steptococcus sanguis làm cho máu dính đặc lại và tạo ra cục máu đông, là nguyên nhân của chứng nhồi máu cơ tim (heart attack), đột qụy (stroke). Khi máu trở nên đặc hơn, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Huyết áp tăng. Khi huyết áp tăng, tim phải gắng sức hơn nữa nên gây sức ép vào thành động mạch. Việc này có thể làm nứt động mạch vành. Những vết nứt này được hàn lại bằng cholesterol, máu đông, chất đạm và calcium. Nơi đây sẽ bị viêm. Nếu viêm trở nên kinh niên do bị cao máu kinh niên thì hình thành mảng xơ vữa . Calcium sẽ làm cho plaque cứng hơn, nên chúng ta có từ cứng động mạch. Khi xơ vữa được hình thành, động mạch vành bị hẹp lại.

    Nhồi máu cơ tim hay đột qụy xảy ra không phải do động mạch vành bị hẹp, nhưng chính là do cục máu đông được hình thành ngay chính nơi mạch máu hẹp này, làm nghẽn máu lưu thông.


    BỆNH VIÊM KHỚP
    Viêm khớp làm cho bệnh nhân đau đớn ở các khớp xương. Nó làm biến dạng các khớp và dẫn đầu nguyên nhân gây tàn tật cho người trên 55 tuổi. Bệnh này không chữa được và thường tăng dần lên. Thuốc điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng. Đối với những trường hợp nặng, phải mổ thay khớp nhân tạo.

    Những xét nghiệm nhiều nơi khác nhau trên thế giới cho thấy rằng bệnh viêm khớp và bệnh về răng xuất hiện cùng thời. Thú vị hơn nữa, nơi nào con người có hàm răng tốt, hiếm có răng sâu, thì nơi đó họ không bị viêm khớp, cũng như rất hiếm hoặc không xảy ra bệnh vữa xơ động mạch và những bệnh thoái hóa thông thường khác.

    Một trong phần lớn các kết quả thường được tường trình về việc điều trị răng là hiệu quả về viêm khớp. Khi răng sâu được nhổ, triệu chứng của viêm khớp cũng biến mất. Sự tương quan này đã được ghi nhận vào thế kỷ thứ bảy trước Chúa Giáng Sinh bởi người Assyrians. Ba trăm năm sau Hippocrates cũng có ghi nhận tương tự. Vào thế kỷ thứ 16 bác sĩ Benjamin Rush, người ký bản Tuyên Ngôn Độc Lập, báo cáo rằng một số bệnh nhân của ông sau khi nhổ răng sâu đã hết bị viêm khớp. Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, các nha sĩ cũng báo cáo kết quả tương tự, và báo chí đã đăng các kết quả này. Rồi đến bác sĩ Price và các nhà nghiên cứu sau này tiếp nối công việc trên như chúng ta đã đọc.

    Vi khuẩn ở miệng, khi đã vào máu, có khuynh hướng chọn và gây nhiễm trùng những nơi yếu nhất của cơ thể. Khớp xương bị suy yếu do bệnh hay do chấn thương là vị trí đầu tiên cho nhiễm trùng chuyển biến . Chân tay giả hoặc khớp xương nhân tạo cũng là nơi chính dễ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn ở miệng sẵn sàng tấn công những chỗ này. Vì vậy, bác sĩ thường cho bệnh nhân uống trụ sinh trước và sau khi chữa răng.

    BỆNH NHIỄM TRÙNG PHỔI VÀ CUỐNG PHỔI
    Nhổ hết răng có thể tốt cho phổi! Tại sao? Tự vì nhiễm trùng phổi hiếm xảy ra nơi người không có răng. (Bs Fife không có ý nói phải nhổ hết răng, chỉ đưa ra sự kiện liên quan đến răng và phổi).

    Vi khuẩn ở miệng được tìm thấy thường gây bệnh ở cuống phổi và phổi: Streptococcus pneumoniae, Chlamydia, Mycoplasma và Neisseria. Chúng không luôn gây phiền toái khi ở miệng hay cuống phổi. Thông thường hệ miễn dịch kháng cự lại chúng. Nhưng khi bị stress, dinh dưỡng kém hay bị các nhiễm trùng khác làm suy yếu hệ miễn dịch, chúng tấn công tức thời. Cuống phổi bị nhiễm trùng, phổi có nước làm khó vận chuyển oxygen vào máu.

    Suyễn là một bệnh kinh niên ảnh hưởng tới ống dẫn khí ra vào phổi. Đường dẫn khí này dần dần co lại , bị viêm, và chứa đầy chất nhày, làm cho khó thở. Người ta tin rằng đây là bệnh không chữa được.

    NHỮNG BIẾN CHỨNG TRONG THAI NGHÉN
    Viêm lợi không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn cả thai nhi nữa. Mẹ bị nha chu có thể sanh non và con nhẹ cân khoảng 5.5pounds= 2,500g hay nhẹ hơn nữa.

    Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây nha chu ở miệng có thể đi vào trong nước ối , làm nhiễm nước ối, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và con.

    Vi khuẩn ở miệng cũng có thể gây tiền sản giật ở nửa chu kỳ sau của thai nghén. Triệu chứng của bệnh là cao máu và bí tiểu, ngoài ra có thể bị nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, rối loạn thị giác. Nếu không điều trị sẽ dần dần bị sản giật, có thể nguy hiểm đến tính mạng vì nhiễm độc dẫn đến bị co giật trầm trọng, thận hư, ngay cả tử vong cho cả mẹ lẫn con.

    Khoảng 60%-75% phụ nữ có thai bị viêm lợi. Phụ nữ đang mang thai hoặc muốn mang thai, nên chú trọng đặc biệt đến răng miệng để chắc chắn cả mẹ con có sức khỏe tốt nhất.

    BỆNH TIÊU HÓA
    Vi khuẩn và nấm trong miệng theo đường ăn uống có thể vào dạ dày. Ở đây chúng bị acid và enzymes tiêu diệt, những con còn sống sẽ đi vào ruột. Trong ruột, thường thì chúng không gây hại. Nếu gây bệnh thì trụ sinh được dùng để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên trụ sinh không có ảnh hưởng gì trên nấm. Nấm candida là vi sinh vật một tế bào có mặt trong mọi nơi ở đường tiêu hóa. Khi trụ sinh tiêu diệt vi khuẩn thì nấm không còn bị ai cạnh tranh sẽ sẽ gia tăng dân số rất nhanh, gây nhiễm nấm cục bộ hay toàn thân.

    Vi khuẩn H.pylori có trong bựa răng khi xuống dạ dày có thể ăn những lỗ nhỏ ở màng gây đau loét và có thể gây ung thư dạ dày. Nếu dạ dày của bạn tốt, chúng chỉ nhẹ nhàng dọa thôi. Thuốc tây dùng thường xuyên như: Aspirin, Advil, Motrin, Aleve...làm giảm chức năng bảo vệ màng bao tử; Antacids giảm độ acid của dạ dày , sẽ cho phép vi khuẩn sống lâu đủ để đục màng dạ dày hay đi vào ruột.

    Uống nhiều rượu có thể kích thích và ăn mòn màng dạ dày dễ bị vi khuẩn tấn công. Stress, thiếu dinh dưỡng, và bệnh làm hệ miễn dịch suy yếu, gia tăng cơ hội nhiễm trùng H. pylori.

    BỆNH LOÃNG XƯƠNG
    Tế bào mới của xương luôn tiếp tục được tạo thành để thay cho những tế bào mất đi. Tuổi trẻ, tế bào mới được sản xuất nhanh hơn tế bào cũ hư hoại đi. Lớn tuổi xương mất đi nhanh hơn xương tạo thành. Dần dần, xương trở nên xốp và yếu.

    Tiến trình tạo xương này được điều hòa bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có hormones và cytokines. Cytokines được sản xuất bởi tế bào của hệ miễn dịch để kích thích viêm. Viêm cần thiết để chống nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng kinh niên, sẽ bị viêm kinh niên. Không may nếu viêm xảy ra ở gần xương sẽ ngăn cản tiến trình tạo xương , kết quả là mất xương. Nha chu có liên quan đến mất xương. Răng nhiễm trùng gây viêm làm yếu xương hàm. Xương giữ răng bắt đầu mất dần đi làm răng lung lay. Nhiễm trùng ở đâu sẽ loãng xương ở đó như hàm, sọ, hông. Nếu nhiễm trùng toàn thân, nha chu sẽ dẫn đến loãng xương trầm trọng.

    Sự thay đổi hormone nơi phụ nữ trong thời mãn kinh thường tác động đến những nhóm vi khuẩn ở miệng, có thể tăng cường viêm toàn thân, làm gia tăng loãng xương.

    BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
    Khi vi khuẩn và độc tố của nó từ miệng vào trong máu, chúng làm cho hệ miễn dịch tiết cytokines để tạo viêm chống lại vi khuẩn. Nếu bị viêm toàn thân kinh niên sẽ làm giảm tác động chuyển đường vào tế bào của insulin, nên đường trong máu cao hơn. Cytokines cũng có thể làm thương tổn tế bào của tuyến tụy- sản xuất insulin, vì vậy giảm khả năng của cơ thể tiết insulin .

    Các nghiên cứu cho thấy điều trị nha chu có thể cải thiện insulin resistance và làm tốt hơn việc điều hòa lượng đường trong máu. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng bệnh nha chu kinh niên có thể gây tiểu đường.

    Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Đường làm tăng lượng glucose trong máu, cũng giúp cho vi khuẩn trong miệng mạnh thêm lên gây nhiễm trùng và viêm.

    BỆNH VỀ HỆ THẦN KINH
    Hệ thần kinh gồm não, tủy sống và dây thần kinh. Vi khuẩn ở miệng thường tìm đường đi vào mô thần kinh. Vi khuẩn gây bệnh giời leo, sau lần đầu gây nhiễm trùng, sẽ trú ngụ ở mô thần kinh, nằm im đó, chờ cơ hội để trổi dậy như stress hay hệ miễn dịch bị thương tổn.

    Áp-xe răng có thể kích thích áp-xe não.

    Viêm màng não xảy ra khi vi khuẩn hay siêu vì khuẩn vào trong tủy sống và màng chung quanh não và tủy sống. Nếu tình trạng này trầm trọng, đôi khi có thể gây tử vong, bệnh gây nhức đầu, sốt, nôn mửa, và cổ bị cứng. Viêm màng não do vi khuẩn từ nhiều nguồn gây ra, bao gồm cả vi khuẩn ở miệng.

    Nếu hệ miễn dịch đủ mạnh, nó sẽ trấn áp, kìm hãm những nhiễm trùng nặng ở mô thần kinh và não.

    Bệnh ở răng miệng ngày nay được xem là nhân tố nguy hiểm cho bệnh Alzheimer (mất trí nhớ). Vì vậy gìn giữ răng của bạn có thể gìn giữ trí óc của bạn. Súc dầu giúp bạn việc này. Rất đơn giản mà phòng ngừa được tình trạng lão hóa nhanh theo thời gian.

    NHIỄM TRÙNG VÀ BỆNH KINH NIÊN
    Hệ miễn dịch là sức mạnh chính chống lại nhiễm trùng. Nếu sức khỏe tốt và hệ miễn dịch mạnh, bệnh không thể sống chung với chúng ta.
    Tuy nhiên nếu bị nha chu hay răng sâu thì đây là môi trường tốt cho vi khuẩn có hại không ngừng đi vào máu. Do đó hệ miễn dịch luôn phải chiến đấu với đoàn quân xâm lược vô số ngày càng tăng. Cộng thêm với stress, ma túy, thuốc lá, rượu...hệ miễn dịch bị áp đảo không đủ sức chống lại nhiễm trùng. Chuyện gì xảy ra thì hẳn là bạn có thể đoán được. Bệnh!

    Để chống lại nhiễm trùng, hệ miễn dịch sản xuất cytokines gây viêm. Trong thời gian ngắn, viêm có ích trong nhiệm vụ này và vô hại. Tuy nhiên trong trường hợp nhiễm trùng kinh niên, viêm cũng kinh niên và có thể gây hư hại cho các mô, tế bào. Viêm kinh niên có thể làm thay đổi hóa chất trong máu, gây ra hoặc làm gia tăng một số bệnh như ung thư, thiếu máu, nhức nửa đầu, suy thận, lupus, rối loạn hormon, mệt mỏi kinh niên, bệnh gan, vô sinh, v.v...

    Trụ sinh được dùng để diệt vi khuẩn ở nhiều nơi trong cơ thể, nhưng thường không thành công ở răng sâu. Trụ sinh thường không thể tiến sâu vào bên trong răng hay chỗ nhiễm trùng nằm sâu trong lợi. Vì vậy sau một đợt điều trị bằng trụ sinh làm tạm yên nhiễm trùng, vi khuẩn mới sản sinh từ răng nhiễm trùng lại bùng dậy tấn công đợt khác.

    Bạn không thể dùng trụ sinh mãi để trị nhiễm trùng liên tiếp, vì biến chứng có hại của trụ sinh, vì khi vi khuẩn lờn thuốc, trụ sinh trở thành vô dụng; và nó chỉ diệt được vi khuẩn mà không diệt được vi rút, nấm.

    Cho nên tốt nhất là nên súc dầu hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.





    Chết vì đau răng.
    Thông thường những vấn đề về răng như răng sâu hoặc nhức răng không được xem là quan trọng, mặc dù có thể đau đớn khổ sở, chỉ việc đi nha sĩ thì sẽ được giúp giảm đau rất nhanh. Tuy nhiên răng sâu hay viêm lợi không thể xem thường; đó là nhữnh bệnh kinh niên. Chúng có thể là nguồn gốc cho bệnh nhiễm trùng toàn thân hay tình trạng suy thoái có thể dẫn đến tử vong. Thật vậy, một cái răng nhức đơn giản có thể gây ra cái chết. Nếu hệ miễn dịch yếu do thiếu dinh dưỡng , do lối sống không lành mạnh, hậu quả của nhiễm trùng cục bộ có thể bi thảm chết người.
    Thật hiếm có một giấy khai tử lại ghi rằng nhức răng là nguyên nhân gây cái chết. Mọi lỗi được đổ cho nhiễm trùng chuyển biến đâu đó trên cơ thể.

    1- Cậu bé Deamonte Driver 12 tuổi phớt lờ một cái răng đau. Mẹ cậu thì bận rộn việc gia đình với 5 người con. Đi nha sĩ phải chờ lâu quá nên thôi. Một thời gian sau, cái nhức chạy lên đầu, đến khi cậu chịu không nổi thì người mẹ phải chở vào nhà thương cấp cứu ở Southern Maryland Hospital.
    Deamonte nhức đầu do áp-xe não. Chính nhiễm trùng răng đã gây ra nhiễm trùng não này. Cái răng trở nên bị áp-xe và vi khuẩn vào máu, chạy lên não và gây nhiễm trùng chuyển biến ở não cậu bé.

    Deamonte trải qua 2 cuộc giải phẫu và nhổ răng nhiễm trùng. Áp-xe não và giải phẫu đã làm suy yếu tay chân phải của cậu. Vài tuần sau, cậu có vẻ hồi phục, thực hành vật lý trị liệu cho tay chân bình thường trở lại.

    Mặc dù đã hoàn toàn khử trùng hố chân răng và uống trụ sinh, một phần nhiễm trùng vẫn còn lại và tiếp tục lan truyền. Trong vòng vài tuần nhiễm trùng não tái trở lại dữ dội hơn. Cậu được đưa đi cấp cứu, nhưng đã quá trễ. Cái chết của Deamonte được quy cho nhiễm trùng não, nhưng thủ phạm chính là cái răng bị nhiễm trùng.

    2- Bệnh viện nhận một người đàn ông 57 tuổi có một cái răng nhức đến phát sốt, làm bị sưng ở má và cổ. Ông bị tiểu đường và xơ gan vì uống rượu quá nhiều. Hệ miễn dịch của ông hiển nhiên làm việc quá sức. Mặc dù được trị liệu bằng thuốc trụ sinh, tình trạng của ông ngày càng tệ hơn. Nhiễm trùng từ răng chạy xuống phổi (sưng phổi), thận và gan. Sau 35 ngày ở bệnh viện bệnh nhân chết vì hư nhiều cơ quan. Trụ sinh đã vô dụng. Nhiễm trùng ở miệng cứ tiếp tục nuôi nhiễm trùng toàn thân cho tới lúc giết ông. Mặc dù cơ thể bị suy nhược do những vấn đề về sức khỏe, cái chết của ông cũng như Deamonte thật sự bởi răng nhiễm trùng gây ra.

    3- Một cô 19 tuổi không có vấn đề về sức khỏe trầm trọng đi nhổ một răng bị nhiễm trùng. Chẳng bao lâu sau, cô có triệu chứng đau ngực thắt. Mặc dù bác sĩ cho cô uống trụ sinh trước và sau khi nhổ răng, vi khuẩn từ răng vẫn lan truyền vào tim. 13 ngày sau khi nhổ răng, cô chết vi bệnh nhồi máu cơ tim do hệ quả nhiễm trùng.

    Trong khi hiếm có trường hợp chết vì răng nhiễm trùng, chúng thật sự xảy ra nhiều hơn chúng ta nghĩ. Đa số, chúng không được báo cáo, hoặc không được nhận ra, hoặc đổ lỗi cho nhiễm trùng chuyển biến . Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân do ăn uống thiếu dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém, hoặc có những bệnh làm tình trạng trầm trọng thêm. Nếu một răng nhiễm trùng có thể gây tử vong, thì nó có thể gây nhiều bệnh khác nữa. Ngay cả khi ăn uống đầy đủ và chăm sóc sức khỏe tốt, chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của răng mình.




    Trích “Oil Pulling Therapy: Detoxifying and Healing the Body Through Oral Cleaning” by Dr. Bruce Fife.
    Người dịch: Kim Tuyến
     
  6. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    II- SÚC MIỆNG BẰNG DẦU ĂN: LI ỆU PHÁP CHỮA BỆNH VÀ PHÒNG BỆNH TUYỆT VỜI

    Hàm răng của chúng ta tồn tại cả cuộc đời, và nó sẽ như vậy nếu như chúng ta biết chăm sóc đúng cách. Từ thủa xa xưa, chúng ta đã được dạy về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng và được hướng dẫn cách chải răng và xỉa răng mỗi ngày. Tuy nhiên, đa số chúng ta chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đối với sức khỏe của toàn cơ thể. Cho dù đã chải răng, xỉa răng và khám nha sĩ đều đặn, sức khỏe răng miệng của chúng ta nhìn chung vẫn chưa phải là toàn hảo. Vâng, có thể là chúng ta có một nụ cười tươi tắn, với hàm răng trắng bóng và đều đặn, nhưng vẻ bề ngoài có thể đánh lừa chúng ta. Nhờ vào những tiến bộ kì diệu của nha khoa hiện đại, miệng chúng ta trông có thể khỏe mạnh đấy, nhưng phía sau hàm răng trắng như ngọc trai ấy vẫn ngầm chứa những chất thải độc hại.

    Bệnh về lợi và sâu răng hiện nay rất phổ biến, hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Những con số thống kê của Hoa-kỳ cho thấy, cho đến tuổi mười bảy, 60 phần trăm dân số đã có dấu hiệu bệnh về lợi; và tới lứa tuổi 50 thì có đến 80 phần trăm dân số bị bệnh này, trong đó một phân nửa có tính cách nghiêm trọng. Sức khỏe răng miệng của người dân rất kém, đến độ tới lứa tuổi 65 thì cứ ba người lại có một người rụng hết răng. Còn riêng bạn, khi bạn được 65 tuổi thì liệu bạn còn bao nhiêu cái răng trong miệng? Dù bạn có chăm sóc răng miệng đến đâu, và răng bạn trông đẹp như thế nào, thì vẫn có thể bạn - ở một mức độ nào đó – bạn đang bị bệnh về lợi hoặc sâu răng.

    Không cần phải sâu răng hay sưng răng thì vi trùng mới xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể. Vi trùng ngay trong miệng có thể lây lan qua bất cứ hoạt động nào liên quan đến răng, kể cả chải răng. Khi lợi bị viêm, nó dễ bị chảy máu, và những sợi của bàn chải, cho dù là mềm nhất, cũng có thể làm rách những mạch máu nhỏ của lợi, khiến cho vi trùng thoải mái xâm nhập vào đường tuần hoàn máu.

    Những phương pháp truyền thống về vệ sinh răng miệng đã tỏ ra chưa đủ, như đã được chứng minh qua tỉ lệ mắc bệnh nha chu (90%), và tỉ lệ ngày càng tăng về các bệnh mang tính cách hệ thống có liên quan đến răng miệng như bệnh tim, phong thấp, thấp khớp…Liệu pháp súc miệng bằng dầu ăn là một phương pháp hữu hiệu tuyệt vời, giúp giảm số lượng vi khuẩn trong miệng và cải thiện sức khỏe răng miệng.

    CÁC BƯỚC TRONG LIỆU PHÁP SÚC MIỆNG BẰNG DẦU ĂN
    Việc thực hiện liệu pháp súc miệng bằng dầu ăn rất đơn giản. Bạn chỉ cần một muỗng canh dầu thực vật và sục sục trong miệng. Tôi khuyên bạn nên dùng dầu dừa. Dùng hai tới ba muỗng cà phê dầu (1 teaspoon= 5ml), nhiều ít sao cho thấy súc miệng thoải mái là được. Ba muỗng cà phê có thể là hơi nhiều đối với một số người, và như vậy đối với họ hai muỗng là vừa. Có thể bạn không nên ngậm quá nhiều, vì còn phải chừa chỗ cho nước bọt tiết ra nữa.

    Hai môi phải luôn ngậm lại, và làm lưu chuyển dầu trong miệng: sục sục, đẩy tới, nút dầu qua các kẽ răng, trên các bề mặt của miệng. Cứ thư thả giữ cho dầu và nước miếng hòa trộn trong khoảng thời gian tối đa 15-20 phút. Có vẻ như là hơi lâu, nhưng bạn cứ vừa súc dầu vừa làm một công việc gì khác thì bạn sẽ thấy 15-20 phút trôi qua lúc nào không biết. Có vẻ như bạn súc dầu càng lâu, thì càng có hiệu quả. Có người tự quan sát thấy rằng, nếu súc dầu đủ 20 phút thì một số vấn đề nào đó về sức khỏe tự nhiên biến mất, nhưng nếu giảm thời lượng còn ít hơn 10 phút thì các hiện tượng đó lại tái phát.

    Nhưng tuyệt đối không được khoọc trong họng, vì bạn sẽ dễ bị nuốt luôn cả dầu, kết quả là bạn sẽ khạc ra dầu hoặc sẽ nôn ra hết.

    Cũng không được nuốt luôn dầu, vì trong đó đầy vi khuẩn và chất độc hại. Tất nhiên là bạn không muốn những thứ đó lọt vào dạ dày của bạn. Nhưng nếu như bạn có nuốt một ít trong khi súc dầu, khi cũng không nên lo lắng lắm – nó không làm bạn chết được đâu; nhưng tránh được thì vẫn tốt hơn. Trong lúc bạn súc dầu thì miệng của bạn vẫn tiết ra nước miếng. Nước miếng sẽ hòa lẫn với dầu và biến nó thành một hỗn hợp có mầu trắng sữa. Nếu như dầu sau khi súc không có mầu trắng sữa này thì có nghĩa là bạn chưa súc kỹ lắm. Nói chung, chỉ cần vài phút súc dầu cho mạnh, thì sẽ làm biến đổi màu của dầu.

    Đôi khi có chất nhờn đọng lại phía sau cuống cọng. Tất nhiên bạn không muốn bị ngộp thở, cho nên nếu cần, bạn nhổ dầu ra và khạc cho hết chất nhờn trong họng. Sau đó lại lấy miếng dầu khác và tiếp tục súc. Không cần phải làm lại từ đầu mà chỉ cần tiếp tục cho đủ thời gian còn lại.

    Trong trường hợp nước miếng làm đầy miệng, bạn có thể nhổ ra hết và súc dầu mới, hoặc chỉ nhổ ra một phần rồi tiếp tục. Dù làm cách nào đi nữa, cũng chỉ súc dầu trong thời gian tổng cộng là 15-20 phút mà thôi. Cũng có một số người phải nhổ ra một lần, thậm chí hai lần trước khi hết 20 phút. Nhưng điều đó cũng không sao.

    Khi nhổ dầu, nên nhổ vào thùng rác hoặc bịch ny-lông. Tôi nghĩ các bạn không nên nhổ vào bồn nước rửa chén hoặc vào bồn cầu, vì lâu ngày sẽ làm cho bồn nước hoặc bồn cầu bị nghẹt. Sau khi nhổ dầu ra, bạn hãy súc miệng lại bằng nước cho sạch. Có thể bạn sẽ cảm thấy miệng và họng bị khô, nếu vậy hãy uống một ngụm nước.

    Bạn có thể súc dầu vào bất cứ lúc nào trong ngày. Thông thường, bạn nên súc dầu ít nhất một lần vào buổi sáng trước bữa điểm tâm. Việc súc dầu nên thực hiện lúc bụng đói, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu thực hiện liệu pháp này. Có người gặp khó khăn trong việc đưa dầu và miệng vì cảm thấy dị ứng, khó chịu với mùi vị của dầu. Lúc súc dầu, họ có thể có cảm giác nhợn nhợn, buồn nôn, thậm chí ói mửa; trong trường hợp này thì rõ ràng cái bụng no thật bất tiện. Sau vài ngày có kinh nghiệm, việc súc dầu sẽ không còn gây khó chịu cho bạn nữa.

    Đa số khuyên nên súc dầu trước khi ăn hoặc trong lúc bụng đói (ít nhất 3,4 tiếng sau khi ăn). Điều này quan trọng nếu như bạn là người mới bắt đầu. Một khi bạn đã quen thuộc với việc súc dầu và cảm thấy thoải mái, bạn có thể làm bất cứ lúc nào, thậm chí ngay cả sau khi ăn. Lý do khiến người ta khuyên không nên súc dầu quá sớm sau khi ăn, là vì lúc bụng no chúng ta dễ bị cảm giác buồn nôn. Một lý do khác nữa là lượng vi khuẩn ở mức cao nhất ngay trước khi ăn, và ở mức thấp nhất ngay sau khi ăn. Vì khi bạn ăn, rất nhiều vi khuẩn cũng bị suy yếu và nuốt trôi đi cùng thức ăn. Bạn sẽ tiêu diệt được nhiều vi khuẩn hơn, nếu bạn súc dầu trước bữa ăn.

    Bạn có thể uống một chút nước trước khi súc dầu. Điều đó cũng nên làm, đặc biệt khi bạn bị khô miệng, hoặc cơ thể bị mất nước. Cơ thể bạn cũng cần có nước để sản xuất ra nước miếng, là thứ cần thiết trong quá trình súc dầu. Nước miếng giúp loại bỏ hoặc chiến đấu với vi khuẩn và giúp cân bằng độ pH.

    Tóm lại, các bước súc dầu như sau:

    ·[FONT=&quot] [/FONT]Súc dầu lúc bụng đói, nên uống nước trước khi súc dầu
    ·[FONT=&quot] [/FONT]Lấy hai hoặc ba muỗng-cà-phê dầu dừa, bỏ vào miệng
    ·[FONT=&quot] [/FONT]Súc, đẩy, và nút dầu qua các kẽ răng và lợi
    ·[FONT=&quot] [/FONT]Dung dịch sẽ đổi sang màu trắng sữa
    ·[FONT=&quot] [/FONT]Súc miệng bằng dầu liên tục trong khoảng 15-20 phút
    ·[FONT=&quot] [/FONT]Làm xong nhổ dầu vào thùng rác
    ·[FONT=&quot] [/FONT]Súc miệng lại bằng nước, và uống một miếng nước
    ·[FONT=&quot] [/FONT]Làm ít nhất một lần mỗi ngày

    Hãy tạo cho mình một thói quen súc miệng bằng dầu tại một thời điểm nhất định trong ngày, thường là ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng trước điểm tâm. Trong khi súc miệng có thể làm những công việc khác để tận dụng thời gian, như thay quần áo, tắm, cạo râu, trang điểm, chuẩn bị bữa điểm tâm, đọc báo…

    Nếu bạn có bị nhiễm trùng miệng hoặc một vấn đề về sức khỏe, bạn có thể súc dầu hai, ba, hoặc nhiều lần hơn nữa, để đẩy nhanh tiến trình chữa bệnh. Súc dầu ngay trước các bữa ăn là lúc thuận tiện nhất, vì bạn sẽ không bị quên.

    Ban đầu có vẻ khó súc dầu trong 20 phút. Lúc tôi mới thực hiện việc súc dầu, tôi không làm được tới vài lần. Nó cứ như có đờm bám vào cổ họng, khiến tôi bị ho, nhảy mũi, nhợn nhợn muốn ói, trước khi kịp chạy tới thùng rác. Điều này hơi phiền phức. Tôi nghĩ ra cách là luôn để một cái ly bên cạnh, hoặc đứng gần thùng rác để lỡ có ói thì vẫn kịp nhổ ra. Bây giờ thì tôi đã quen với cái miệng đầy dầu, mà vẫn có thể ho, hắng giọng, nhảy mũi mà không phải nhả dầu ra.

    Trẻ em cỡ từ năm tuổi trở lên đã có thể súc miệng bằng dầu. Tùy vào độ tuổi, cho chúng từ 1 đến hai muỗng cà phê dầu, hoặc một lượng nào đó miễn là chúng cảm thấy thoải mái. Vì khả năng tập trung của trẻ có giới hạn, nên chỉ cho trẻ súc dầu khoảng từ 3-5 phút. Nên dùng dầu có pha một hương vị nào đó thì dễ cho trẻ hơn. Hãy bảo đảm là đừng để cho chúng khạc nhổ dầu lung tung hoặc nuốt vào trong họng, và cùng nên lưu ý là những dầu có hương vị dễ chịu có thể làm chúng nuốt luôn.

    DẦU NÀO LÀ TỐT NHẤT ?

    Bác sĩ F. Karach có nhắc tới dầu hạt hướng dương. Y khoa truyền thống Ấn Độ lại khuyến khích dùng dầu mè. Những loại dầu này thường được chọn, rõ ràng là vì nó là thứ rất phổ biến tại Ấn độ, nơi phát sinh nền y học Ấn Độ (Ayurvenic). Hai loại dầu này đều có tác dụng tốt, nhưng hầu như bất cứ loại dầu nào cũng có thể dùng được.

    Có một số người cho rằng – mặc dầu chưa được kiểm chứng – bạn phải dùng, hoặc dầu hoa hướng dương, hoặc dầu mè, hoặc dầu phải tinh luyện (refined) hoặc hữu cơ (organic) hoặc ép lạnh (cold pressed), v.v…Sự thật là dầu nào cũng có tác dụng, và người ta đã đạt kết quả tốt khi sử dụng các loại dầu khác nhau, kể cả dầu ô-liu, dầu đậu phọng, dầu dừa, dầu mù-tạt, và thậm chí sữa nguyên chất (whole milk). Tất cả các loại này đều tốt cả, dù là hữu cơ hay không phải là hữu cơ, tinh luyện hay không tinh luyện.

    Riêng tôi, tôi lại thích dùng dầu dừa, hoặc nguyên chất, hoặc tinh luyện. Dầu tinh luyện thì rẻ hơn, kinh tế hơn. Riêng tôi, tôi chọn dầu nào tốt hơn cho sức khỏe, và cho tới hiện tại thì dầu dừa tốt hơn dầu hạt hướng dương, hơn dầu mè, hoặc bất cứ dầu thực vật nào khác. Tôi cũng chọn một loại dầu có mùi vị dịu hơn, và đó cũng là lý do Bác sĩ Karach đề cập đến dầu hoa hướng dương tinh luyện. Một số nhãn hiệu dầu ô-liu như dầu ô-liu nguyên chất (virgin) hoặc dầu mè có mùi rất nồng. Một số nhãn hiệu dầu dừa cũng nồng, nhưng đó là do tác động của tiến trình sản xuất. Một nhãn hiệu dầu dừa nguyên chất tốt có vị dịu, dễ chịu và dầu dừa chế biến cơ bản không có vị.

    Nếu bạn không quen lắm với việc sử dụng dầu dừa, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng ở nhiệt độ trong phòng, nó có thể ở dạng lỏng hoặc đặc. Dầu dừa thường có nhiệt độ nóng chảy cao. Ở 76 độ F hay 24 độ C hoặc cao hơn, nó là chất lỏng, giống như bất cứ loại dầu nào khác. Dưới nhiệt độ này nó sẽ đặc lại. Dầu ô-liu ở nhiệt độ trong phòng sẽ là chất lỏng, nhưng nếu bỏ trong tủ lạnh, nó sẽ là chất rắn.

    Tôi luôn để ở quầy trong bếp một hũ dầu dừa. Suốt mùa hè, nó là chất lỏng, nhưng sang mùa đông nó đặc cứng lại. Khi tôi muốn súc dầu, tôi lấy một muỗng bỏ vào ly rồi đặt trong lò độ một phút và nó nóng chảy ngay.

    Trích “Oil Pulling Therapy: Detoxifying and Healing the Body Through Oral Cleaning” by Dr. Bruce Fife.
    Người dịch: Hoàng Đình Tứ
     
  7. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    1-[FONT=&quot] [/FONT]Kinh nghiệm súc dầu của BS Fife

    Tôi bắt đầu súc miệng bằng dầu dừa ( coconut oil). Để mau thấy kết quả , tôi súc dầu 3 lần mỗi ngày, lúc đói bụng trước mỗi bữa ăn. Kết quả gần như tức khắc, nhưng lại không giống như những điều tôi mong đợi. Nuớc mũi chảy liên tục, giọng thì khản đục, rồi dẫn đến viêm họng. Thoạt tiên, tôi nghĩ tôi bị cúm, nhưng hơn tám năm rồi tôi không hề bị cúm hay cảm lạnh, và không ai trong gia đình hay nơi tôi làm việc bị bệnh cả. Mà cúm làm sao được vì tôi không cảm thấy mình bệnh. Tôi vẫn khỏe như thường, ngủ ngon, và không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh cúm như đau đớn và nhức mỏi.

    Tôi nhanh chóng nhận ra đây không phải cúm, mà là phản ứng do tẩy độc của súc dầu. Tôi đã đọc kinh nghiệm của những người khác về phản ứng chữa lành khi bắt đầu thực hành. Điều thật sự thuyết phục tôi là khi bất ngờ tôi gặp một ông cũng có giống hệt những triệu chứng như tôi. Sau vài ngày khi những triệu chứng này mất đi thì những triệu chứng mới thỉnh thoảng xuất hiện . Có một lần tôi bị nhức răng suốt cả ngày. Nhưng cái nhức nó đến thình lình, mà ra đi cũng bất ngờ nữa. Vài ngày sau, một cái răng khác bị nhức, cũng trong một ngày như cái trước, chợt đến chợt đi. Thỉnh thoảng tôi bị ho và khạc ra nhiều đàm. Cơ thể tôi đang được thanh lọc, đang được tẩy trừ chất độc.

    Nghĩ đến súc dầu, thật thích chí quá, vì tôi đã trải qua nhiều chương trình tẩy độc. Đem ra so sánh thì súc dầu có hiệu quả tuyệt vời nhất, lại ít tốn công tốn của nhất. Ví dụ : súc dầu thật quá dễ dàng so với nhịn ăn và chỉ uống nước trong 3 tuần. Thật không thể nào chối cãi được là miệng tôi sạch, thơm, răng trắng ra, lưỡi có màu hồng khỏe mạnh.

    Sự thay đổi nhận thấy rõ nhất được chứng tỏ trên gương mặt của tôi. Trong suốt 30 năm qua, tôi phải chiến đấu với chứng viêm da. Nó bắt đầu xuất hiện khi tôi đang học đại học. Mặt và ngực tôi theo định kỳ trở nên đỏ đậm, da bị tróc và bong ra, rất ngứa và đau. Thỉnh thoảng khi viêm trở nên nặng hơn, da bị nứt và rỉ nước. Tôi đi vài bác sĩ da liễu, nhưng không ai biết đó là bệnh gì, cũng không quan tâm đến lắm, bảo tôi chỉ đơn giản dùng cream cortisone để giảm sưng và phải sống với nó.

    Theo năm tháng, càng ngày tình trạng càng nặng và xảy ra thường xuyên hơn. Cho đến lúc mặt và ngực tôi bị viêm gần như 24 giờ một ngày với những ngày trầm trọng hơn những ngày khác. Tôi thử mọi thứ tôi có thể tìm: cream, lotion, thuốc tây, dược thảo, nhưng không kết quả. Tôi còn làm cả những thử nghiệm về dị ứng và thức ăn dị ứng, nhưng vẫn không gặp may.

    Tôi bắt đầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn và học về chế độ ăn uống, chất dinh dưỡng và sức khỏe tự nhiên. Tôi thay đổi chế độ ăn uống hoàn toàn. Trong vài năm da tôi thấy khá hơn, viêm giảm đi và số lần cùng bớt dần. Sự tiến triển thật đáng kể, nhưng không hoàn toàn. Tôi đã qua vài chương trình tẩy độc, kể cả ăn chay bằng nước và nước trái cây trong 30 ngày, nhưng tất cả không giải quyết vấn đề. Da tróc và đỏ nhạt vẫn còn đó.

    Tôi nhận thấy rằng khi hệ miễn nhiễm bị suy nhược do stress, nhiễm trùng, hay ăn uống quá nhiều đường, da đỏ sẩn ngứa lại trội lên ngay.

    Ngay ngày đầu tiên súc dầu, màu đỏ trên da mặt biến mất hoàn toàn, cho đến nay vẫn không bị tái trở lại, ngay cả khi tôi ( ngày mừng lễ Giáng Sinh) ăn nhiều đường hơn thường lệ. Thật là phi thường! Súc dầu đã giải trừ bệnh của tôi hiệu quả, hơn bất cứ phương pháp tẩy độc khác mà tôi đã từng thử qua, kể cả phương pháp nhịn ăn trong thời gian dài. Bây giờ thì tôi tin chắc rằng cái sẩn ngứa đó do vi khuẩn bám ở trong miệng. Khi hệ miễn nhiễm của tôi bị suy yếu, vi khuẩn được dịp nảy nở, gia tăng quân số hoạt động khiến da tôi bị phản ứng và sùi lên.

    Lúc này tôi biết súc dầu hiệu nghiệm và là phương pháp hiệu năng nhất bất cứ ai cũng có thể dùng để cải thiện sức khỏe cách tự nhiên.

    Một điều đáng kể khác xảy ra nữa. Suốt đời tôi chịu phiền toái bởi gầu dày đặc trên da đầu. Không phải chỉ một vài mảng, mà là có ở mọi nơi. Không gì tôi thử dùng có thể ngăn gầu được. Chỉ còn cách là dùng xà bông trị gầu loại đặc biệt. Đến khi khám phá ra hữu dụng của dầu dừa, tôi xoa dầu dừa vào da đầu, để yên vài phút rồi gội đầu với xà bông thường. Tôi luôn dùng một trong hai cách này để gội đầu, bằng không chỉ sau một tuần , gàu ra nhanh chóng còn nhiều hơn trước.

    Vì súc dầu đã chữa da mặt tôi, tôi nghĩ chắc nó cũng đem lại hiệu quả trên gàu. Để xác định tôi chỉ gội đầu bằng xà bông thường. Một tuần trôi qua, không có dấu hiệu của gàu, sau hai tuần cũng không. Tôi kinh ngạc quá. Sau 3 tuần thấy sạch gầu 95%. Không bao giờ trong một thời gian dài như vậy tôi được sạch gầu mà không phải dùng dầu dừa hay xà bông đặc biệt - chưa bao giờ.

    Gàu do nấm sinh ra (Malassezeia globosa). Loại nấm này phát triển ở da . Khoảng 90% dân số bị nấm da ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chức năng của hệ miễn nhiễm và chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trên tỉ lệ của gàu. Xà bông thuốc chống nấm giúp hạn chế gàu. Và, rõ ràng súc dầu có kết quả tuyệt vời.

    Một hiệu quả khác nữa. Một cát thẹo ở trên mặt tôi ít nhất 20 năm thình lình biến mất. Thẹo gây ra bởi siêu vi khuẩn. Rõ ràng , súc dầu giống như máy hút bụi, kéo siêu vi khuẩn, vi khuẩn, nấm khỏi cơ thể. Nếu nhiễm trùng là nguồn gốc gây đa số các loại bệnh thì súc dầu có khả năng là một trong những dụng cụ chữa lành tự nhiên hiệu lực nhất sẵn cho mọi người.

    Tôi tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, và nói cho người khác biết về súc dầu. Rồi dần dần khi thực hành súc dầu theo phương pháp của bác sĩ Karach, tôi phối hợp liệu pháp này với những gì tôi học được của khoa học . Tôi kiện toàn nó, phát triển nó, và tạo ra một phương pháp tẩy độc hoàn toàn hơn, mà tôi gọi là “ Liệu Pháp Súc Dầu của Bác sĩ Fife” (Dr. Fife’s Oil Pulling Therapy).

    2- Súc dầu trả lại sức sống cho tôi
    Lấy một muỗng dầu ăn, đổ vào miệng rồi súc dầu trong miệng? Tara không thể nào tin nổi. Làm thế nào mà súc dầu lại tăng cường sức khỏe? Dường như không có lý chút nào. Nhưng sự nghi ngờ đã đổi thành niềm tin từ khi cô bắt đầu thực hành.

    “ Tôi bắt đầu súc dầu từ 7 tháng trước. Tôi bị mệt mỏi kinh niên trong 14 năm. Tôi không thể đi lại được, nằm liệt giường, các cử động chỉ có giới hạn, ngoài ra còn bị viêm khớp, đau nhức các bắp thịt. Đau đớn kinh niên làm tôi có ý định tự tử. Tôi quá đau yếu , chưa bao giờ tôi trải qua kinh nghiệm như thế này.

    Khi tiếp tục súc dầu, sự thay đổi xảy ra càng ngày càng rõ hơn. Vài tuần sau sức khỏe tôi trở lại bình thường...Bây giờ tôi sung sức và tích cực, không cần phải nghỉ ngơi nhiều. Súc dầu cũng chữa tôi khỏi bệnh về da mà các cách chữa liệu khác đã bó tay. Súc dầu đã thay đổi đời sống của tôi. Chỉ trong vòng vài tuần ngắn ngủi này tôi đã khỏi 2 bệnh kinh niên mà bác sĩ nói là không chữa được.”
    Sara ở Melbourne, Canada

    ĐAU RĂNG
    3- Tôi quyết định súc dầu súc dầu từ Thứ Bảy. Xương hàm của tôi bị nhiễm trùng vì cái răng bịt một năm trước, và đã làm tôi chịu nhiều đau đớn. Tôi súc dầu walnut 2 lần hôm Thứ Bảy, những ngày tiếp theo 3 lần. Đến sáng Thứ Hai xương hàm đã trở nên bình thường và tôi có thể nhai phía răng bịt đó lần đầu tiên trong nhiều tháng. Tôi vẫn còn một chỗ u lên ở xương, nhưng không còn đau nữa. Tôi không biết là súc dầu có chữa lành những bệnh khác như tài liệu nói không, nhưng tôi biết chắc nhờ nó tôi đã hết nhiễm trùng.
    Theresa

    4- Đi nha sĩ chữa răng, nhưng về nhà lại còn bị đau thêm. Tôi súc dầu olive - sau đó dầu mè - cái đau biến đi tức khắc. Nhưng có một mùi kim loại rất khó chịu trong miệng. Tôi biết rằng súc dầu đang lấy chất độc ra ngoài. Hai ngày đầu tôi yếu đuối và mệt mỏi, nhưng những ngày sau đó thì đầy sinh lực.
    Sorenna

    5- Trong hai năm tôi không thể nào nhai được ở phía bên phải vì đau răng. Khi tiếp xúc với nóng, lạnh, ngọt, phía răng đau bị ê, buốt. Lại phải đi lấy gân máu một cái răng khác nữa chăng? Sau hai ngày súc dầu, tôi không bị ê răng nữa. Ngày thứ ba tôi có thể từ từ nhai bên phải . Bây giờ sau 3 tuần, tôi có thể nhai cả hai bên như nhau, không đau, không buốt. Tôi cũng nhận thấy rằng nướu răng đã chắc lại, răng không còn bị lung lay nữa.
    Paige

    6- Tôi súc dầu ngày hai lần trong một tháng và thấy rõ bệnh viêm lợi đã giảm đáng kể. Tôi có hai răng đã lấy gân máu, lần đi nha sĩ vừa rồi, ông lại muốn lấy gân máu cái thứ ba nữa. Lợi bị mưng mủ , hàm sưng to, đau không chịu nổi! Tôi bắt đầu súc dầu hướng dương. Đến ngày thứ ba, cái đau giảm dần. Sang ngày thứ bảy thì hết mưng mủ , hết đau. Hết dầu hướng dương, tôi dùng dầu dừa. Có một răng lung lay đã được chắc lại, lợi hồng hào săn chắc. Da mềm mại và tôi không bị ngứa tai làm phiền phức nữa.
    Diane

    NHIỄM TRÙNG
    7- Sau lần súc dầu đầu tiên sáng nay tôi đã thấy hiệu qủa rõ ràng cho bệnh tưa. Không những thế, lợi không còn chảy máu nữa. Tôi đã dùng hết thuốc này đến thuốc khác cho bệnh tưa, nhưng ngày càng tệ hơn, bác sĩ bó tay. Với chỉ 5 phút súc dầu ( cho lần đầu, những lần sau sẽ lâu hơn) đã loại bỏ hầu hết những hạt trắng trong miệng tôi. Phần trắng dày dưới lưỡi, tôi hy vọng sẽ hết trong những ngày sau.
    Paul

    8- Tám tháng trước, chiếc răng khôn đã làm cho tôi đau đến khó nói , khó nhai. Nha sĩ nói tôi đi bác sĩ giải phẫu để mổ lấy răng ra. Bác sĩ bảo tôi trở về nha sĩ vì răng không đủ để nhổ. Sau 2 tuần lưng chừng này, một người bạn nói tôi thử súc dầu. Sau 4 ngày , tôi bắt đầu thấy kết quả . Răng tôi không còn đau bao nhiêu, và sạch hơn. Từ đó tôi không cần phải đi nha sĩ hay bác sĩ nào khác nữa. Cách vài tháng khi đổi thời tiết, tôi thường bị cảm lạnh, sốt, hay viêm mũi, nhưng năm nay thì không. Hai tuần trước tôi bị viêm họng, nhưng chỉ trong 2 ngày thì khỏi. Mặt tôi trông sáng ra, tôi khỏe hơn nhiều. Tôi đề nghị mỗi người nên súc dầu, dù có vấn đề gì về sức khỏe hay không. Liệu pháp súc dầu thật tuyệt vời. Tôi thấy mình khỏe hơn cả 5 năm về trước.
    Jenny

    DỊ ỨNG và SUYỄN

    9- Tôi bị dị ứng và suyễn từ năm 11 tuổi khi có kinh nguyệt lần đầu tiên. Rất nặng và kéo dài 3-4 ngày hàng tháng. Tôi đã qua nhiều loại chữa trị trong 45 năm mà vẫn không khỏi. Sau hai tháng súc dầu, bệnh tôi nặng hơn một chút , nhưng tôi nghĩ đó là do phản ứng hồi phục , và tự an ủi mình trong hy vọng tôi sẽ được lành bệnh hoàn toàn sau phản ứng này. Phản ứng kéo dài hai tháng. Bây giờ sau 9 tháng súc dầu, tôi có sức khỏe tuyệt vời. Hết suyễn, hết đau ở các khớp xương, hết nám da, da lại sáng hơn, tiêu hóa tốt và tôi có thể ăn các thức ăn mà không còn sợ bị dị ứng nữa.
    V.L

    10- Hai tuần trước, tôi phải thở oxy ngày hai lần. Rồi tôi bắt đầu súc dầu. Ngày hôm sau tôi không cần bình oxy nữa. Trong ngày tôi khạc ra nhiều đàm.
    Lúc trước khi lên cơn suyễn, tôi bị thắt ngực , thở khò khè cho đến lúc phải thở bằng oxy. Mỗi cơn kéo dài 3 tiếng, tôi bị nghẹt mũi, phải uống thuốc và khạc đờm liên tục cho tới lúc ngực nhẹ đi. Từ ngày súc dầu, tôi không còn bị các triệu chứng đó nữa.
    Dan

    SỔ MŨI
    11- Tôi súc dầu được 2 tuần. Kết quả thật không ngờ. Tôi không còn sổ mũi nữa sau mấy ngày đầu khạc rất nhiều đờm và xì mũi. Răng trắng hơn và không còn bị chảy máu khi đánh răng nữa.
    Sylvia

    12- Tiếng khò khè khi thở mỗi khi tôi nằm xuống đã hết. Ngủ ngon, phổi thông, hết ho. Tôi bỏ thuốc lá đã 18 năm, sau 20 năm ghiền nặng làm ảnh hưởng tới phổi.
    Peige

    Trích “Oil Pulling Therapy” by Dr. Bruce Fife.
    Người dịch: Kim Tuyến
     
    Sửa lần cuối: 26/1/2011
  8. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI BẠN BẮT ĐẦU SÚC DẦU.

    PHẢN ỨNG HỒI PHỤC (HEALING CRISIS):
    Miệng của chúng ta là nguồn của vô số vi khuẩn, và những vi khuẩn này cuối cùng sẽ tìm đường đi vào phần còn lại của cơ thể chúng ta. Hệ miễn dịch của chúng ta có thể bị quá tải, khi phải trường kỳ chiến đấu với những tên xâm lăng này. Khi bạn bắt đầu liệu pháp súc miệng bằng dầu, bạn tấn công sào huyệt của những tên vi khuẩn xâm lược này, làm giảm rất nhiều quân số của chúng. Việc này giúp tháo gỡ rất nhiều sức ép đè nặng trên hệ miễn dịch, và có thể nói là giải phóng nó, để nó có thể tập trung vào việc dọn sạch căn nhà cơ thể -- tẩy độc và chữa lành cơ thể. Hệ miễn dịch này có thể loại trừ chất độc hại và những chất cặn bã đã tích tụ và tác động tới sức khỏe chúng ta trong nhiều năm đã qua.

    Súc miệng bằng dầu có tác động tẩy độc mạnh mẽ. Ngay lần súc dầu đầu tiên bạn cũng có thể cảm nhận được tác động thanh lọc này. Vài tuần lễ đầu là khoảng thời gian sự thanh lọc diễn ra gay cấn nhất. Điều này cũng hợp lý thôi, vì thời kỳ đầu, còn nhiều vi sinh tích tụ và chất độc hại bám dính vào miệng, họng và các xoang. Do đó bạn cũng dễ bị buồn nôn, và trong trường hợp này, bạn có thể phải nhổ dầu ra sau vài phút vì chất nhờn trong họng có thể khiến bạn bị sặc. Bạn cứ nhổ dầu ra, khạc đờm trong họng, rồi lấy dầu khác mà súc trong tổng cộng 15-20 phút.

    Sau khi súc dầu, các chất nhờn có thể sẽ tiếp tục thoát ra từ họng và các xoang trong ngày. Bạn sẽ có cảm giác như bị cảm cúm và viêm họng. Xin đừng lo, bạn không bị bệnh đâu. Cơ thể bạn chỉ đang bắt đầu tiến trình thanh lọc mà thôi – qua liệu pháp súc miệng bằng dầu.

    Khi cơ thể tẩy độc, bạn có thể sẽ gặp những triệu chứng như buồn nôn, ói, chảy nước mũi, tiêu chảy, thương tổn da, đau nhức, sốt, bồn chồn, mệt mỏi, v.v…Những vấn đề về sức khỏe đang bị cũng có vẻ trở nên trầm trọng hơn trong một thời gian, như đau nhức khớp xương, mất ngủ, bệnh vảy nến. Nhưng tiến trình tẩy độc như thế thông thường chỉ mất có vài ngày hoặc nhiều lắm là vài tuần lễ. Chúng ta cứ yên tâm để hoạt động đó xảy ra, và không nên làm gián đoạn, nghĩa là vẫn tiếp tục súc dầu và không nên dùng thuốc để điều trị những triệu chứng đó. Thảo dược và vitamin thì được, vì chúng không can thiệp vào tiến trình tẩy độc. Thuốc tây, nhìn chung, là những hóa chất lạ đối với cơ thể, chỉ tạo thêm gánh nặng cho hệ miễn dịch, qua những chất cặn bã và chất thải. Chúng có
    thể làm chậm, thậm chí cản trở tiến trình tẩy độc.

    Khi những phản ứng tẩy độc diễn ra, chúng ta gọi nó là phản ứng hồi phục.
    Nó được gọi là phản ứng bởi vì các triệu chứng này có thể không dễ chịu. Phản ứng hồi phục là một điều tốt, vì điều đó báo hiệu cơ thể đang tự điều chỉnh. Nếu trong trường hợp này, bạn dùng thuốc để điều trị, thì tiến trình tẩy độc sẽ chấm dứt. Chẳng hạn, nếu bạn bị chảy nước mũi, và dùng thuốc để chặn nó lại. Điều gì sẽ xảy ra: chất độc không còn có thể theo nước mũi tống ra ngoài được nữa, không còn lối thoát, và vẫn còn kẹt lại trong cơ thể, trong các mô.

    Các triệu chứng kèm theo việc súc dầu của mỗi người mỗi khác. Một người có thể bị nghẹt mũi, nhức đầu; người khác có thể bị nổi mẩn ngứa ngáy; người khác có thể không thấy có triệu chứng gì quan sát được khiến cho bạn không biết mình mang triệu chứng gì. Tất cả chúng ta đều có cấu trúc di truyền khác nhau, chế độ ăn uống, lối sống…khác nhau, cho nên cơ thể chúng ta cũng phản ứng khác biệt đối với bất cứ chương trình tẩy độc nào.

    Không phải ai cũng trải qua những triệu chứng khó chịu. Thông thường triệu chứng dễ thấy nhất là chảy nước mũi trong khi súc dầu. Theo thời gian, khi cơ thể trở nên sạch hơn, khỏe mạnh hơn, thì những triệu chứng này sẽ dần dần biến mất.

    Một số người khi gặp các phản ứng hồi phục này, thì bối rối sợ hãi. Họ tưởng rằng mình không hợp với liệu pháp súc dầu này, và nó làm cho bệnh. Khi họ ngưng súc dầu thì các triệu chứng cũng biến mất. Họ nghĩ như vậy là súc dầu đã gây nguy hại cho mình. Họ tuyên bố là liệu pháp súc dầu không hợp cho họ, hoặc thậm chí gây nguy hại. Cho nên khi bắt đầu sử dụng liệu pháp súc miệng bằng dầu, bạn phải ý thức rằng bạn có thể gặp những triệu chứng khó chịu. Súc dầu thực vật trong miệng không hề nguy hiểm cho sức khỏe. Đó là liệu pháp lành tính nhất, mà lại hiệu quả nhất, một phương pháp thanh lọc, tẩy độc tự nhiên.

    Để hiểu thêm về phản ứng hồi phục, cách phân biệt nó với phản ứng bệnh, phải làm gì và không nên làm gì lúc gặp phản ứng hồi phục, các bạn có thể đọc thêm cuốn Phản Ứng Hồi Phục ( The Healing Crisis ) của bác sĩ Bruce Fife.

    LUNG LAY VẾT TRÁM RĂNG

    Có một số người sử dụng liệu pháp súc dầu đã cho biết việc súc dầu đã làm lung lay những vết trám răng. Những động tác súc, nút, có thể làm lỏng những vết trám. Điều này nghe có vẻ tồi tệ, nhưng không phải như vậy. Nếu như súc dầu mà làm lung lay vết trám răng, thì có nghĩa là vết trám này sắp sửa lung lay rồi, và như vậy cần phải sớm lấy ra. Điều gì đã khiến nó bị lung lay? Hoặc là do nha sĩ trám răng không tốt, hoặc do sâu răng kéo dài. Trong cả hai trường hợp, cách tốt nhất là đi trám răng lại.

    Vết trám quá lâu rồi thì không nói làm gì, ngay cả những vết trám mới cũng có thể bị lung lay. Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là nha sĩ làm chưa được tốt, vì vết trám không bám chắc vào răng. Theo thời gian vi khuẩn ăn mòn chung quanh và ăn sâu vào chỗ trám, làm răng bị sâu hơn, kết quả cuối cùng có thể là vết trám bị bung ra, hoặc có thể phải nhổ luôn cả cái răng.

    Nếu bạn có một vết trám rơi ra lúc súc dầu, đặc biệt khi đó là chất amalgam, thì bạn nên mừng, vì đây là dịp để bạn có thể trám răng mới bằng chất composite an toàn hơn. Nếu là vết trám mới thì không nên trở lại nha sĩ cũ, nhưng hãy đi nha sĩ khác. Nếu lần đầu ông ta đã làm không tốt rồi thì có khả năng lần sau làm khó mà tốt được. Hãy tìm một nha sĩ có năng lực hơn. Kết luận, bất cứ vết trám nào lung lay lúc súc dầu thì cần phải thay mới ngay, nếu không nó sẽ gây nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

    Trích “Oil Pulling Therapy: Detoxifying and Healing the Body Through Oral Cleaning” by Dr. Bruce Fife.
    Người dịch: Hoàng Đình Tứ
     
  9. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    SÚC DẦU HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

    Súc dầu tuy là một công việc đơn giản, nhưng là một phương pháp điều trị hiệu nghiệm nhất trong các phương pháp điều trị tự nhiên. Đối với một số người thì điều này không thể hiểu nổi. Làm sao mà chỉ cần sục sục ít dầu trong miệng lại, lại có thể chữa được nhiễm trùng và bệnh tật?
    Súc dầu đã hoạt động thế nào? Làm sao dầu trong miệng lại có thể cải thiện được sức khỏe như vậy?

    Bản thân chất dầu không chữa trị bệnh tật được. Chính cơ thể chúng ta làm việc đó. Công việc duy nhất của dầu là cung cấp một phương tiện cho cơ thể tự phục hồi. Cơ thể chúng ta có những cơ cấu tuyệt vời. Trong người chúng ta chứa sẵn khả năng tự chữa lành, từ những trường hợp nhiễm trùng cho đến những căn bệnh nguy hiểm, nếu như nó có được cơ hội. Bằng cách loại bỏ những điều kiện cho bệnh tật phát sinh và hoành hành đồng thời cung cấp cho nó những thứ cần thiết để tái tạo và duy trì sức khỏe tốt, bạn có thể chiến thắng được hầu như mọi bệnh tật.

    Liệu pháp súc dầu hoạt động qua việc loại bỏ những tác nhân gây bệnh như những vật vi sinh và các chất độc hại trong miệng. Làm sao súc dầu lại làm nên điều kỳ diệu này? Chẳng có gì là cao siêu cả - chỉ là vấn đề sinh học. Như chúng ta đã biết, đa số các sinh vật vi sinh sống trong miệng là những đơn bào. Những tế bào này được bao phủ bằng một màng chất béo lipid, màng da của tế bào. Ngay cả những màng bao quanh tế bào của chúng ta cũng có thành phần chính yếu là chất béo.

    Khi bạn trộn lẫn dầu (chất béo) với nước, điều gì sẽ xảy ra? Không có gì hết, dầu và nước không hòa tan được. Nhưng khi bạn trộn hai chất dầu với nhau, chúng sẽ tan vào nhau. Chúng hấp thụ lẫn nhau. Đây chính là bí mật cúa việc súc dầu chữa bệnh. Khi đưa dầu vào miệng, những màng bao bọc chất béo sẽ bị chất dầu hút vào. Khi ta súc dầu quanh răng và lợi, các vật vi sinh sẽ bị hút vào dầu, như những vụn sắt bị nam châm cực mạnh hút. Vi khuẩn ẩn núp trong những hang hốc, vết nứt vết hở trong răng lợi bị hút ra khỏi nơi ẩn núp và bám vào dung dịch dầu. Bạn càng súc dầu lâu, thì càng nhiều vi khuẩn bị hút đi. Sau hai mươi phút thì dung dịch chứa đầy vi khuẩn, vi siêu vi, và các vật vi sinh khác. Đó là lý do chúng ta phải nhổ dầu đi sau khi súc, chứ không được nuốt vào.

    Các mảng thức ăn bị dính vào kẽ răng cũng bị lôi đi. Hầu hết cũng bị thu hút bởi dầu, nếu không cũng bị hút bởi nước miếng (cơ bản là nước). Như vậy, việc súc dầu thực tế đã “lôi cổ” những vật vi sinh và mảng thức ăn ra khỏi miệng. Nước miếng trong miệng cũng có tác dụng chống lại một số vi sinh vật khác và giúp làm cân bằng độ pH. Như vậy mỗi lần súc dầu là bạn đang loại trừ những tác nhân gây bệnh, và tăng cường những tác nhân chữa bệnh. Bớt đi gánh nặng thường xuyên chiến đấu với nhiễm trùng miệng và loại bỏ vi khuẩn và chất độc hại, cơ thể của bạn được rảnh rang hơn để tập trung vào việc tự chữa bệnh. Hết nhiễm trùng, hoạt động của máu trở lại bình thường, các mô được phục hồi, và thế là…hết bệnh.
    LIỆU PHÁP SÚC DẦU

    Tôi cũng thường nghe một số người than phiền rằng họ súc dầu chữa bệnh, nhưng chẳng thấy gì. Một số khác lại tuyên bố là, nó còn tệ hại hơn nữa. Vì sao liệu pháp chữa bệnh bằng cách súc dầu mang hiệu quả tuyệt vời cho một số người, lại tỏ ra vô giá trị đối với một số người khác? Súc dầu là một kỹ thuật hữu ích, nhưng nó không phải là một loại thuốc chữa bá bệnh. Thực vậy, bản thân nó cũng không phải là một loại thuốc.

    Súc dầu là một phương tiện hữu ích để loại trừ những vi khuẩn độc hại ra khỏi miệng. Mục đích của nó là như vậy. Nếu bạn bị nhiễm trùng trong miệng, nó sẽ lôi đi tất cả những vi khuẩn độc hại, giúp cơ thể bạn có cơ hội tự phục hồi.

    Thế tại sao trong những trường hợp khác, cơ thể không thể tự phục hồi? Khi bạn đọc được những câu chuyện thành công của người khác, bạn trở nên quá tự tin, và tin tưởng rằng nó có khả năng giải quyết mọi vấn để về sức khỏe, chỉ trong một sớm một chiều. Điều này quả là không tưởng. Nếu như bạn đang có một vấn đề về sức khỏe vốn cần tới 10 năm, 20 năm mới phát ra, thì bạn không thể nào mơ rằng căn bệnh sẽ biến mất sau một đêm. Hãy nhớ rằng, súc dầu không phải là thuốc chữa bệnh, chính cơ thể chúng ta tự chữa bệnh. Muốn thế, cần phải có thời gian. Nếu bạn biết một cái xương gẫy, muốn phục hồi, cần vài ngày, một hai tuần, hoặc thậm chí vài ba tháng, thì không có lý gì bạn chờ đợi một căn bệnh sớm phục hồi, đặc biệt khi đó là một căn bệnh kinh niên ngày càng trầm trọng, đã kéo dài nhiều năm. Bạn cần phải thực tế hơn.

    Một lý do nữa giải thích tại sao tiến trình lành bệnh không xảy ra sớm như bạn mong đợi được, đó và vì bạn không cho phép nó! Nếu như bạn mang bệnh vì chế độ ăn uống kém, hoặc do thói quen trong lối sống, thì bạn đừng mong đợi nó phục hồi cho tới khi bạn thay đổi mọi sự. Nó giống như lấy búa nện vào ngón tay. Dán băng keo chữa trị không ăn thua gì, nếu như vẫn cứ lấy búa nện vào tay. Hãy ngưng tất cả những việc gây hại cho sức khỏe trước khi chờ đợi cơ thể bạn tự phục hồi.

    Việc súc dầu sẽ làm mọi thứ nó cần làm, nhưng nếu một căn bệnh không liên hệ tới sức khỏe răng miệng thì nó sẽ không mang lại kết quả bạn trông đợi. Không phải vấn đề sức khỏe nào cũng phát sinh từ nhiễm trùng miệng. Bệnh tật có thể phát sinh từ sự mất cân bằng trong hệ tiêu hóa, một vết thương bị nhiễm trùng, quan hệ tình dục, khuyết tật di truyền, và các nguyên nhân khác. Một số những vi sinh vật tương tự làm miệng nhiễm trùng, gây nguy hại cho máu, cũng sống trên da và trong môi trường, có thể đi vào cơ thể bằng những con đường khác. Ngay cả trong những trường hợp này, việc súc dầu cũng giúp giảm gánh nặng cho hệ miễn dịch, cho nên điều này được xem là rất có ích.

    Trích “Oil Pulling Therapy” by Dr. Bruce Fife.
    Hoàng Đình Tứ chuyển ngữ
     
  10. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    Sức mạnh làm đẹp toàn năng từ tinh dầu dừa

    Tinh dầu dừa rất giàu axit lauric có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống virut một cách hiệu quả. Vì vậy mà dầu dừa rất được ưa thích trong các công thức chăm sóc sắc đẹp cả từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Thành phần có trong dầu dừa sẽ giúp tái tạo một làn da tươi trẻ và hạn chết sự xuất hiện của nếp nhăn. Dầu dừa còn có khả năng giữ ẩm cao, tăng sức đề kháng của da, làm da tươi trẻ hơn, ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do và bảo vệ làn da một cách tối đa.

    [​IMG]
    Tinh dầu dừa có đặc điểm là thẩm thấu sâu vào da, tác động đến cấu trúc từng tế bào, làm tăng tính liên kết giữa các tế bào, tăng khả năng bảo vệ da khỏi sự tác hại của nắng và phục hồi các vùng da thương tổn.

    Tinh dầu dừa không chỉ có tác dụng tái tạo sức sống cho làn da tức thời mà nó còn có khả năng làm lành và phục hồi da. Các lợi ích nuôi dưỡng và dưỡng ẩm của tinh dầu dừa được duy trì trong một thời gian dài vì vậy nó giúp làn da lưu giữ nét tươi trẻ dài lâu. Tinh dầu dừa còn hỗ trợ quá trình loại bỏ các tế bào chết và tế bào lão hóa, làm bề mặt da mịn màng và tươi sáng hơn. Khả năng thẩm thấu sâu giúp loại tinh dầu này làm da khỏe từ bên trong bằng cách tăng cường lớp sức dẻo dai của lớp đáy tế bào.

    Nhiều người không thích sử dụng dầu dừa vì có cảm giác nó quá béo và gây nhờn dính khó chịu. Dầu dừa có màu trắng và hơi sệt, vì vậy nó khiến người khác nghi ngại về khả năng thẩm thấu, tuy nhiên, dầu dừa lại thấm rất nhanh vào da và không hề để lại dấu vết nào nhờ nó được hâm nóng bằng nhiệt độ của cơ thể, cũng nhờ vậy mà khả năng dưỡng ẩm của dầu dừa được phát huy cao trong một thời gian ngắn.

    Khả năng giữ ẩm là một trong những lợi ích cao nhất của dầu dừa, hơn nữa đặc tính giữ ẩm này là hoàn toàn tự nhiên và an toàn. Dầu dừa còn có thể dùng để dưỡng ẩm cho môi, giúp môi luôn bóng, mọng một cách gợi cảm. Bạn có thể thoa một lớp dầu dừa lên môi sau khi tô son thỏi để có hiệu ứng giống như khi sử dụng son bóng.

    [​IMG]Sử dụng dầu dừa thường xuyên như một thói quen chăm sóc sắc đẹp sẽ làm cho làn da và mái tóc tăng độ láng mượt, óng ả, giảm thiểu tình trạng nếp nhăn nông và sâu trên da. đối với việc chăm sóc tóc, dầu dừa làm tăng độ bóng mượt của mái tóc, hạn chế tình trạng da đầu bong vảy. Bạn có thể massage tóc với dầu dừa và tắm nắng trong vòng vài tiếng đồng hồ để tận hưởng tối đa lợi ích mà dầu dừa mang lại. Nếu không có thời gian, bạn có thể hâm nóng dầu dừa và bôi lên tóc, ủ với nón ủ tóc hoặc khăn bông trong khoảng 30 phút rồi xả sạch với dầu gội dịu nhẹ. Nhiệt nóng sẽ giúp tinh dầu thẩm thấu sâu và nuôi dưỡng da đầu.

    Dầu dừa cũng là bí quyết chăm sóc để móng được chắc khỏe hơn. Massage tay và móng với một chút dầu dừa trước khi đi ngủ rồi dùng khăn tay thấm nhẹ, biện pháp đơn giản này sẽ giúp đôi tay bạn luôn mềm mại, tươi sáng và được cân bằng hoàn hảo.

    Điều khiến loại tinh dầu thiên nhiên này được yêu thích chính là cấu trúc nhẹ và mịn của nó, nhờ vậy mà nó có thể thẩm thấu nhanh vào da và không hề gây cảm giác nhờn dính khó chịu.

    Dầu dừa là bí quyết tuyệt hảo cho làn da lão hóa và da bị tổn thương, nhưng nó không phải là sự lựa chọn cho da dầu và da hỗn hợp thiên dầu.
    Theo KHÁMPHÁĐẸP.VN ​
     
    Sửa lần cuối: 27/1/2011
  11. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    Chúc các bạn và gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng. Chúc các bạn và gia đình sức khỏe, may mắn, tình yêu, và hạnh phúc!
     
  12. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    Chúc mừng năm mới cả nhà. Chúc các mẹ ngày càng xinh tươi, trẻ đẹp, các bố khỏe mạnh để yêu chiều vợ con, chúc các con hay ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, thông minh.

    @ lioness: Về nhà bận rộn quá, chả online, giờ thì qua Tết rồi nhỉ? Bận quá, chả qua được nhà mày :D Chúc mừng năm mới mày nhé :D Khi nào hẹn hò nữa nhỉ?
     
  13. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    Hiện tại, lô hàng tinh khiết mới loại 100k/l đã về đến Hà Nội. Bạn nào có nhu cầu mua với số lượng lớn thì liên hệ với mình để có giá tốt nhất nhé!
    Chúc các bạn một tuần làm việc hiệu quả!
     
  14. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    [FONT=&quot]DẦU DỪA – MỘT VŨ KHÍ MỚI CHỐNG LẠI AIDS[/FONT]


    [FONT=&quot]Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, trong năm 2004 có khoảng 4,9 triệu người trên thế giới bị nhiễm siêu vi khuẩn làm suy giảm hệ miễn dịch của con người (HIV), là nguyên nhân gây bệnh AIDS. Năm ngoái, con số mắc bệnh AIDS đã lên tới mức kỉ lục. Ước lượng có tới 39,4 triệu người hiện đang sống chung với HIV. Ở Mỹ mỗi năm lại có thêm 40,000 trường hợp được báo cáo.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Vấn đề đối với HIV là, không giống như thuốc kháng sinh có thể diệt trừ vi khuẩn, những thuốc chống siêu vi chỉ có thể làm giảm mức độ trầm trọng của nhiễm trùng, chứ không có thể loại trừ chúng hoàn toàn.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]HIV tấn công và làm suy yếu hệ miễn nhiễm. Khi khả năng phòng thủ của hệ miễn nhiễm bị suy yếu, các loại vi-rút khác cũng như vi-khuẩn và nấm độc sẽ tận dụng cơ hội này và gây nhiễm trùng cho cơ thể. Loại nhiễm trùng chuyển biến này là nguyên nhân gây nên những nhức nhối, khó chịu, và cuối cùng dẫn đến cái chết của các nạn nhân AIDS. Vì lý do này, bệnh nhân nhiễm HIV cần phải uống một loại thuốc pha trộn gồm nhiều thứ như kháng sinh, kháng vi-rút, chống nấm. Cũng có cả các loại thuốc chống ung thư trong hỗn hợp này, vì hệ thống miễn nhiễm khi bị suy yếu dễ làm phát triển bệnh ung thư. Người ta cũng nhận thấy có cả những phản ứng phụ không tốt.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Theo dòng thời gian, y khoa đã tiến những bước dài trong việc điều trị AIDS. Với những phác đồ điều trị và lối sống phù hợp, tuổi thọ của các bệnh nhân nhiễm HIV đã được tăng dần. Các loại thuốc chống vi-rút HIV đã có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Nhưng đối với tuyệt đại đa số bệnh nhân nhiễm HIV, giải pháp dùng thuốc này cũng không phải là một lựa chọn hữu hiệu. Chi phí cho việc sử dụng thuốc kiểm soát vi-rút theo kiểu này có thể lên tới 15.000 đô-la Mỹ cho mỗi người trong một năm. Con số này vượt quá khả năng tài chánh của nhiều bệnh nhân.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Làm sao tìm được một phương pháp điều trị an toàn, hữu hiệu, rẻ tiền, đó mới là cách duy nhất để làm giảm nỗi đau của hàng triệu nạn nhân đang chịu căn bệnh HIV/AIDS dày vò. Cũng may là các nhà nghiên cứu đã tìm ra một giải pháp đầy triển vọng: dùng DẦU DỪA. Mặc dù dầu dừa chưa có vẻ như là một vị anh hùng cứu tinh, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy nó mang lại nhiều hứa hẹn cho việc điều trị HIV/AIDS.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Dầu dừa được cấu tạo bởi một nhóm chất béo đặc biệt mang tên triglycerides chuỗi trung bình: Tctb Khi ăn vào, cơ thể chúng ta biến Tctb thành chất a-xít béo chuỗi trung bình: ABctb và monoglycerides, cả hai chất này có đặc điểm có khả năng chống vi-rút. Những kiến thức về tác dụng của dầu dừa đối với bệnh nhân nhiễm HIV đã từng phổ biến trong cộng đồng bệnh nhân từ khi nhà nghiên cứu xứ Iceland tên Halldor Thormar công bố những nghiên cứu của ông về đề tài này từ đầu thập niên 1990. Kể từ đó, nhiều bệnh nhân nhiễm HIV đã thành công trong việc làm giảm khối lượng vi-rút, và có nhiều cải thiện về sức vể sức khỏe tổng quát, nhờ vào việc thêm dầu dừa hoặc các sản phẩm của dầu dừa vào trong bữa ăn của họ.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Những vi-rút nào được bao bọc bởi một màng mỡ, sẽ là những vi-rút rất kỵ tác động diệt trừ của ABctb trong dầu dừa. Khi ABctb tiếp xúc với những vi-rút này, nó sẽ thấm vào màng bên ngoài của vi-rút, làm chúng bị mất ổn định tới mức màng bao bị tan rã, và giết chết vi-rút. Vi-rút HIV có một màng mỏng chất béo bao bọc, do đó sẽ dễ bị tác động hủy hoại của ABctb. Các nghiên cứu đã cho thấy khi ABctb được đưa vào máu và tinh dịch của nạn nhân HIV, vi-rút sẽ bị tiêu diệt ngay. Bác sĩ Thormar và các đồng nghiệp báo cáo rằng ABctb tạo ra chất hydrogel * “và trong ống nghiệm nó có khả năng vô hiệu hóa vi-rút cao tới hơn 100.000 lần, trong một phút.” Các nhà nghiên cứu còn nói thêm rằng, chúng là “những kẻ tiêu diệt các vi-rút truyền qua đường tình dục.”[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Các nghiên cứu cho thấy ABctb không chỉ hiệu quả trong việc tiêu trừ vi-rút HIV, mà còn cả rất nhiều vi-rút khác có màng bọc chất béo, chẳng hạn các vi-rút gây bệnh sởi, chứng mụn giộp (herpes), viên gan C, chứng viêm miệng, CMV (cytomegalovirus). ABctb cũng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có màng bao bằng mỡ, cũng như nấm và cả kí sinh trùng. (Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori, Candida albicans, and giardia)[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Dầu dừa có công thức cấu tạo căn bản gồm ABctb, và có khả năng làm giảm những nhiễm trùng cơ hội mà các nạn nhân AIDS đều phải gánh chịu. Không như những thuốc hỗn hợp khác dùng trong việc điều trị HIV/AID, dầu dừa thì hoàn toàn vô hại, làm một sản phẩm của tự nhiên đã được sử dụng như một loại thức ăn an toàn hàng ngàn năm nay. Nó cũng không hề có những phản ứng phụ nguy hại.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Một số những triệu chứng thường gặp gắn liền với bệnh AIDS, là chứng tiêu chảy kinh niên, kém hấp thụ chất béo, suy dinh dưỡng, sụt cân, suy kiệt, và rất nhiều biến chứng khác do nhiễm trùng chuyển biến. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy có những cải thiện vượt bực về những tình trạng này khi các bệnh nhân được cho ăn dầu dừa hoặc Tctb (triglycerides chuỗi trung bình). Chẳng hạn trường hợp C.A.Wanke và các đồng nghiệp thử nghiệm trên 24 bệnh nhân nhiễm vi-rút HIV đang bị tiêu chảy kinh niên, kém hấp thu chất béo, hoặc suy dinh dưỡng. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm. Tctb được đưa vào khẩu phần của một nhóm. Nhóm kia thì không. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, những bệnh nhân có ăn chất Tctb giảm đáng kể số lần đi cầu, lượng phân, lượng chất béo trong phân. Điều này cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong tình trạng dinh dưỡng. Sự hấp thụ tốt chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới sức khỏe và chức năng miễn nhiễm được cải thiện.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Tổ chức Keep Hope Alive (Mãi luôn Hy vọng) đã thu thập tài liệu về nhiều trường hợp được báo cáo, có nhiều cải thiện rõ nét sau khi dùng sản phẩm dừa. Trong một số trường hợp, hoàn toàn không còn dấu hiệu nhiễm trùng. Thí dụ, một người có khối lượng vi rút từ 600.000 con, giảm xuống tới mức không tìm ra được nữa, trong vòng hai tháng, nhờ mỗi ngày dùng thêm một chén nước cốt dừa, cùng với ngũ cốc nấu chín, theo một chế độ ăn uống nhiều hoa quả và rau cải tươi . Anh ta không hề đụng tới các loại thuốc chống vi-rút.[/FONT]

    [FONT=&quot]Trường hợp thứ hai, một bệnh nhân mang lượng vi-rút là 900.000, ăn một nửa trái dừa mỗi ngày. Sau bốn tuần lễ, lượng vi-rút giảm xuống còn 350.000. Sau hai tháng, lượng vi-rút này giữ nguyên như cũ, và bác sĩ đã thêm thuốc Crixivan** vào phác đồ điều trị. Sau bốn tuần lễ, lượng vi-rút xuống tới mức không thể tìm được. Không giống như trường hợp thứ nhất, bệnh nhân thứ hai này là một người Mỹ với chế độ ăn uống tiêu biểu của Mỹ, bao gồm một lượng lớn thức ăn vặt vãnh. Tình trạng của anh còn có thể tiến triển tốt nếu có một chế độ ăn uống tốt hơn.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Một trường hợp khác nữa: Một người mỗi ngày dùng một ly cốt dừa, trong vòng bốn tuần lễ. Sau đó số lượng vi-rút HIV trong người anh giảm tư 30.000 còn 7.000. Cả số CD4 và CD8 đều tăng gấp đôi. Anh không hề dùng thuốc kháng vi-rút.[/FONT]
    [FONT=&quot]Cuộc thí nghiệm lâm sàng đầu tiên sử dụng dừa trong việc điều trị bệnh nhân HIV do bác sĩ y khoa Conrado Dayrit báo cáo vào năm 1999. Trong cuộc nghiên cứu này, 14 bệnh nhân nhiễm HIV được cho dùng mỗi ngày ba muỗng canh dầu dừa hoặc monolaurin (một loại thực phẩm bổ sung chế biến từ dừa). Sáu tháng sau, có 60% số người tham gia chương trình có những dấu hiệu cải thiện. Những dấu hiệu này được đo lường qua số lượng CD4, lượng vi-rút giảm, và sức khỏe tổng quát tốt hơn. Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy dầu dừa thực sự có tác dụng chống vi-rút và có thể sử dụng thành công trong việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Lượng dầu dừa sử dụng cũng quan trọng. Lượng dầu càng cao thì càng hiệu quả trong việc vô hiệu hóa vi-rút và những vật vi sinh gây bệnh. Những đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu của Bác sĩ Dayrit chỉ dùng 3 muỗng canh rưỡi mỗi ngày; Tony dùng 6 muỗng. Các tài liệu nghiên cứu các trường hợp dùng dầu dừa kết hợp với những liệu pháp khác cho thấy chế độ ăn uống và lối sống cũng rất quan trọng. Ăn những thức ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, và tránh những thức ăn vặt vãnh, giúp tăng cường hệ miễn nhiễm và nâng cao tỉ lệ thành công.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Sử dụng nhiều dầu dừa, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, có vẻ là một giải pháp điều trị nhiễm HIV, đầy hứa hẹn, an toàn và rẻ tiền[/FONT]
    [FONT=&quot]Vì dừa có thể trồng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nơi HIV đang là một vấn đề y tế nghiêm trọng, dùng dầu dừa xem ra lại là một giải pháp khả thi, thú vị, cho bệnh dịch toàn cầu này.[/FONT]
     
    Sửa lần cuối: 15/2/2011
  15. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    D[FONT=&quot]Ầ[/FONT]U D[FONT=&quot]Ừ[/FONT]A và HIV – AIDS

    D
    [FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a có th[FONT=&quot]ể[/FONT] làm gi[FONT=&quot]ả[/FONT]m l[FONT=&quot]ượ[/FONT]ng virus trong b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh nhân HIV-AIDS không?

    Giáo s[FONT=&quot]ư[/FONT] Đ[FONT=&quot]ạ[/FONT]i H[FONT=&quot]ọ[/FONT]c D[FONT=&quot]ượ[/FONT]c Khoa c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a Philippines Emeritus, Dr. Conrado S. Dayrit nói: “Nh[FONT=&quot]ữ[/FONT]ng th[FONT=&quot]ử[/FONT] nghi[FONT=&quot]ệ[/FONT]m ban đ[FONT=&quot]ầ[/FONT]u đã ch[FONT=&quot]ứ[/FONT]ng th[FONT=&quot]ự[/FONT]c r[FONT=&quot]ằ[/FONT]ng d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a đúng là có hi[FONT=&quot]ệ[/FONT]u tính kháng vi sinh và h[FONT=&quot]ữ[/FONT]u d[FONT=&quot]ụ[/FONT]ng trong vi[FONT=&quot]ệ[/FONT]c làm gi[FONT=&quot]ả[/FONT]m l[FONT=&quot]ượ[/FONT]ng virus c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a nh[FONT=&quot]ữ[/FONT]ng b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh nhân AIDS.”

    M[FONT=&quot]ộ[/FONT]t l[FONT=&quot]ượ[/FONT]ng d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a t[FONT=&quot]ố[/FONT]i thi[FONT=&quot]ể[/FONT]u 50ml ch[FONT=&quot]ứ[/FONT]a 20 đ[FONT=&quot]ế[/FONT]n 25 gram acid lauric. Acid lauric chuy[FONT=&quot]ể[/FONT]n hóa trong c[FONT=&quot]ơ[/FONT] th[FONT=&quot]ể[/FONT] đ[FONT=&quot]ể[/FONT] t[FONT=&quot]ạ[/FONT]o ra monolaurin, là m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t ch[FONT=&quot]ấ[/FONT]t kháng sinh và kháng virus. Dr. Dayrit nói: “Trong các lo[FONT=&quot]ạ[/FONT]i acid béo bão hòa, thì acid lauric có tính kháng virus m[FONT=&quot]ạ[/FONT]nh nh[FONT=&quot]ấ[/FONT]t.” Căn c[FONT=&quot]ứ[/FONT] trên nghiên c[FONT=&quot]ứ[/FONT]u này, th[FONT=&quot]ử[/FONT] nghi[FONT=&quot]ệ[/FONT]m c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh vi[FONT=&quot]ệ[/FONT]n đ[FONT=&quot]ầ[/FONT]u tiên ch[FONT=&quot]ỉ[/FONT] dùng monolaurin nh[FONT=&quot]ư[/FONT] là cách ch[FONT=&quot]ữ[/FONT]a b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh duy nh[FONT=&quot]ấ[/FONT]t trên m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t s[FONT=&quot]ố[/FONT] nh[FONT=&quot]ữ[/FONT]ng b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh nhân HIV đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c ch[FONT=&quot]ỉ[/FONT] đ[FONT=&quot]ạ[/FONT]o trong năm 1999-2000. Nh[FONT=&quot]ữ[/FONT]ng k[FONT=&quot]ế[/FONT]t lu[FONT=&quot]ậ[/FONT]n c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a Dr. Dayrit sau nghiên c[FONT=&quot]ứ[/FONT]u nh[FONT=&quot]ư[/FONT] sau: Nh[FONT=&quot]ữ[/FONT]ng th[FONT=&quot]ử[/FONT] nghi[FONT=&quot]ệ[/FONT]m ban đ[FONT=&quot]ầ[/FONT]u đã ch[FONT=&quot]ứ[/FONT]ng th[FONT=&quot]ự[/FONT]c r[FONT=&quot]ằ[/FONT]ng d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a đúng là có hi[FONT=&quot]ệ[/FONT]u tính kháng vi sinh và h[FONT=&quot]ữ[/FONT]u d[FONT=&quot]ụ[/FONT]ng trong vi[FONT=&quot]ệ[/FONT]c làm gi[FONT=&quot]ả[/FONT]m l[FONT=&quot]ượ[/FONT]ng virus c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a nh[FONT=&quot]ữ[/FONT]ng b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh nhân AIDS. Tác đ[FONT=&quot]ộ[/FONT]ng kháng virus tích c[FONT=&quot]ự[/FONT]c này không nh[FONT=&quot]ữ[/FONT]ng th[FONT=&quot]ấ[/FONT]y [FONT=&quot]ở[/FONT] trong monoglyceride c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a acid lauric mà còn th[FONT=&quot]ấ[/FONT]y trong chính d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a n[FONT=&quot]ữ[/FONT]a. Đi[FONT=&quot]ề[/FONT]u này cho th[FONT=&quot]ấ[/FONT]y r[FONT=&quot]ằ[/FONT]ng d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c chuy[FONT=&quot]ể[/FONT]n hóa thành d[FONT=&quot]ạ[/FONT]ng monoglyceride c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a acid béo chu[FONT=&quot]ỗ[/FONT]i trung bình C-8, C-10, C-12 có ch[FONT=&quot]ứ[/FONT]a ho[FONT=&quot]ạ[/FONT]t tính kháng sinh.

    Ngày 19-7-1995, Dr. Mary Enig trích d[FONT=&quot]ẫ[/FONT]n m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t bài báo đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c xu[FONT=&quot]ấ[/FONT]t b[FONT=&quot]ả[/FONT]n trong The HINDU, India’s National Newspaper nói r[FONT=&quot]ằ[/FONT]ng d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c chuy[FONT=&quot]ế[/FONT]n hoá b[FONT=&quot]ở[/FONT]i c[FONT=&quot]ơ[/FONT] th[FONT=&quot]ể[/FONT] thành “monolaurin”, m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t acid béo v[FONT=&quot]ớ[/FONT]i đ[FONT=&quot]ặ[/FONT]c tính kháng virus có kh[FONT=&quot]ả[/FONT] năng dùng trong vi[FONT=&quot]ệ[/FONT]c đi[FONT=&quot]ề[/FONT]u tr[FONT=&quot]ị[/FONT]b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh AIDS. Nh[FONT=&quot]ữ[/FONT]ng phóng viên c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a t[FONT=&quot]ờ[/FONT] HINDU đã vi[FONT=&quot]ế[/FONT]t v[FONT=&quot]ề[/FONT] bài t[FONT=&quot]ườ[/FONT]ng trình c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a Dr.Enig t[FONT=&quot]ạ[/FONT]i m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t h[FONT=&quot]ộ[/FONT]i ngh[FONT=&quot]ị[/FONT] đông ng[FONT=&quot]ườ[/FONT]i [FONT=&quot]ở[/FONT] Kochi, vi[FONT=&quot]ế[/FONT]t thêm:
    “Có m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t tr[FONT=&quot]ườ[/FONT]ng h[FONT=&quot]ợ[/FONT]p đ[FONT=&quot]ặ[/FONT]c bi[FONT=&quot]ệ[/FONT]t x[FONT=&quot]ả[/FONT]y ra [FONT=&quot]ở[/FONT] Hoa Kỳ, n[FONT=&quot]ơ[/FONT]i mà m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t em bé b[FONT=&quot]ị[/FONT] HIV d[FONT=&quot]ươ[/FONT]ng tính đã tr[FONT=&quot]ở[/FONT] thành HIV âm tính. Đó là vì em bé đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c nuôi th[FONT=&quot]ứ[/FONT]c ăn có công th[FONT=&quot]ứ[/FONT]c v[FONT=&quot]ớ[/FONT]i s[FONT=&quot]ố[/FONT] l[FONT=&quot]ượ[/FONT]ng d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a cao. S[FONT=&quot]ự[/FONT] ki[FONT=&quot]ệ[/FONT]n này đã rõ ràng gây đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c s[FONT=&quot]ự[/FONT] chú ý đ[FONT=&quot]ể[/FONT] có n[FONT=&quot]ỗ[/FONT] l[FONT=&quot]ự[/FONT]c trong vi[FONT=&quot]ệ[/FONT]c khám phá ra làm cách nào mà l[FONT=&quot]ượ[/FONT]ng virus c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t em bé b[FONT=&quot]ị[/FONT] nhi[FONT=&quot]ễ[/FONT]m HIV l[FONT=&quot]ạ[/FONT]i không còn n[FONT=&quot]ữ[/FONT]a khi cho ăn th[FONT=&quot]ứ[/FONT]c ăn đ[FONT=&quot]ể[/FONT] c[FONT=&quot]ơ[/FONT] th[FONT=&quot]ể[/FONT] có th[FONT=&quot]ể[/FONT] s[FONT=&quot]ả[/FONT]n sinh ra monolaurin.”

    T[FONT=&quot]ườ[/FONT]ng thu[FONT=&quot]ậ[/FONT]t viên còn ghi chú thêm r[FONT=&quot]ằ[/FONT]ng “Monolaurin giúp kh[FONT=&quot]ử[/FONT] ho[FONT=&quot]ạ[/FONT]t tính các lo[FONT=&quot]ạ[/FONT]i virus khác nh[FONT=&quot]ư[/FONT] measles (b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh s[FONT=&quot]ở[/FONT]i), herpes (b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh m[FONT=&quot]ụ[/FONT]n gi[FONT=&quot]ộ[/FONT]p), vesicular stomatitis và Cytomegalovirus (CMV), và d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a cũng giúp phòng ch[FONT=&quot]ố[/FONT]ng ung th[FONT=&quot]ư[/FONT].”
    Trong t[FONT=&quot]ờ[/FONT] Indian Coconut Journal, tháng 9-1995, Dr. Enig vi[FONT=&quot]ế[/FONT]t r[FONT=&quot]ằ[/FONT]ng monolaurin làm v[FONT=&quot]ỡ[/FONT] màng lipid bao b[FONT=&quot]ọ[/FONT]c con virus nên di[FONT=&quot]ệ[/FONT]t đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c virus, đ[FONT=&quot]ồ[/FONT]ng th[FONT=&quot]ờ[/FONT]i cũng kh[FONT=&quot]ử[/FONT] ho[FONT=&quot]ạ[/FONT]t tính c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a các lo[FONT=&quot]ạ[/FONT]i vi khu[FONT=&quot]ẩ[/FONT]n, men và n[FONT=&quot]ấ[/FONT]m. Trong các lo[FONT=&quot]ạ[/FONT]i acid béo bão hoà, thì acid lauric có ho[FONT=&quot]ạ[/FONT]t tính kháng virus m[FONT=&quot]ạ[/FONT]nh h[FONT=&quot]ơ[/FONT]n c[FONT=&quot]ả[/FONT] acid caprylic (C-10) hay acid myristic (C-14). Vì monolauric có kh[FONT=&quot]ả[/FONT] năng th[FONT=&quot]ấ[/FONT]m vào trong màng b[FONT=&quot]ả[/FONT]o v[FONT=&quot]ệ[/FONT] c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a virus làm tan rã màng này, nên di[FONT=&quot]ệ[/FONT]t tr[FONT=&quot]ừ[/FONT] đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c virus HIV.

    Bill trong Forum Th[FONT=&quot]ứ[/FONT]c ăn b[FONT=&quot]ằ[/FONT]ng D[FONT=&quot]ầ[/FONT]u D[FONT=&quot]ừ[/FONT]a tr[FONT=&quot]ả[/FONT] l[FONT=&quot]ờ[/FONT]i cho nh[FONT=&quot]ữ[/FONT]ng ng[FONT=&quot]ườ[/FONT]i yêu c[FONT=&quot]ầ[/FONT]u có thông tin v[FONT=&quot]ề[/FONT] d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a và b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh AIDS nói: “ Là m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh nhân HIV d[FONT=&quot]ươ[/FONT]ng tính, nh[FONT=&quot]ư[/FONT]ng tôi đã v[FONT=&quot]ượ[/FONT]t th[FONT=&quot]ắ[/FONT]ng, ki[FONT=&quot]ề[/FONT]m ch[FONT=&quot]ế[/FONT] đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh. Tôi t[FONT=&quot]ự[/FONT] h[FONT=&quot]ỏ[/FONT]i ph[FONT=&quot]ả[/FONT]i chăng là nh[FONT=&quot]ờ[/FONT] vào d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a? Vâng d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a q[FONT=&quot]ủ[/FONT]a đúng là m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t th[FONT=&quot]ự[/FONT]c ph[FONT=&quot]ẩ[/FONT]m đáng ca ng[FONT=&quot]ợ[/FONT]i. D[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a đã giúp tôi h[FONT=&quot]ồ[/FONT]i ph[FONT=&quot]ụ[/FONT]c sinh l[FONT=&quot]ự[/FONT]c và ni[FONT=&quot]ề[/FONT]m vui m[FONT=&quot]ừ[/FONT]ng r[FONT=&quot]ằ[/FONT]ng ch[FONT=&quot]ấ[/FONT]t kháng sinh đã lo[FONT=&quot]ạ[/FONT]i tr[FONT=&quot]ừ[/FONT] virus HIV ra kh[FONT=&quot]ỏ[/FONT]i ng[FONT=&quot]ườ[/FONT]i tôi.”

    Dr. Mary Enig cũng đã vi[FONT=&quot]ế[/FONT]t m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t quy[FONT=&quot]ể[/FONT]n sách t[FONT=&quot]ự[/FONT]a đ[FONT=&quot]ề[/FONT] “Nutrients ad Foods in AIDS (Ch[FONT=&quot]ấ[/FONT]t Dinh D[FONT=&quot]ưỡ[/FONT]ng và Th[FONT=&quot]ự[/FONT]c Ph[FONT=&quot]ẩ[/FONT]m cho ng[FONT=&quot]ườ[/FONT]i b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh AIDS).”

    Tháng 7-1997 t
    [FONT=&quot]ờ[/FONT] báo th[FONT=&quot]ư[/FONT] t[FONT=&quot]ự[/FONT]a đ[FONT=&quot]ề[/FONT]: “ Mãi Luôn Hy V[FONT=&quot]ọ[/FONT]ng ( Keep Hope Alive)” c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a anh Mark Konlee, ph[FONT=&quot]ỏ[/FONT]ng v[FONT=&quot]ấ[/FONT]n anh Chris Dafoe đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c thu âm. Chris Dafoe [FONT=&quot]ở[/FONT] Cloverdale, ti[FONT=&quot]ể[/FONT]u bang Indiana, Hoa Kỳ, căn c[FONT=&quot]ứ[/FONT] trên k[FONT=&quot]ế[/FONT]t qu[FONT=&quot]ả[/FONT] xét nghi[FONT=&quot]ệ[/FONT]m máu, cho r[FONT=&quot]ằ[/FONT]ng cái ch[FONT=&quot]ế[/FONT]t đã k[FONT=&quot]ề[/FONT] bên c[FONT=&quot]ử[/FONT]a. Ch[FONT=&quot]ỉ[/FONT] s[FONT=&quot]ố[/FONT] virus HIV đã lên trên 600.000, s[FONT=&quot]ố[/FONT] CD4* ch[FONT=&quot]ỉ[/FONT] còn 10 và s[FONT=&quot]ố[/FONT] CD8 là 300. Anh thu x[FONT=&quot]ế[/FONT]p và tr[FONT=&quot]ả[/FONT] tr[FONT=&quot]ướ[/FONT]c cho tang l[FONT=&quot]ễ[/FONT] c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a anh r[FONT=&quot]ồ[/FONT]i quy[FONT=&quot]ế[/FONT]t đ[FONT=&quot]ị[/FONT]nh đi chuy[FONT=&quot]ế[/FONT]n ngh[FONT=&quot]ỉ[/FONT] nghè cu[FONT=&quot]ố[/FONT]i cùng [FONT=&quot]ở[/FONT] vùng r[FONT=&quot]ừ[/FONT]ng nhi[FONT=&quot]ệ[/FONT]t đ[FONT=&quot]ớ[/FONT]i Nam M[FONT=&quot]ỹ[/FONT] v[FONT=&quot]ớ[/FONT]i m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t b[FONT=&quot]ộ[/FONT] l[FONT=&quot]ạ[/FONT]c ng[FONT=&quot]ườ[/FONT]i da đ[FONT=&quot]ỏ[/FONT] (Indian) c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a n[FONT=&quot]ướ[/FONT]c C[FONT=&quot]ộ[/FONT]ng Hòa Surinam. T[FONT=&quot]ừ[/FONT] 14-10-1996, anh b[FONT=&quot]ắ[/FONT]t đ[FONT=&quot]ầ[/FONT]u ăn m[FONT=&quot]ỗ[/FONT]i ngày v[FONT=&quot]ớ[/FONT]i các món ăn là d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c n[FONT=&quot]ấ[/FONT]u chín c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a ng[FONT=&quot]ườ[/FONT]i b[FONT=&quot]ả[/FONT]n t[FONT=&quot]ộ[/FONT]c . Đ[FONT=&quot]ế[/FONT]n 27-12-1996, suýt soát hai tháng r[FONT=&quot]ưỡ[/FONT]i sau, l[FONT=&quot]ượ[/FONT]ng virus đã xu[FONT=&quot]ố[/FONT]ng t[FONT=&quot]ớ[/FONT]i m[FONT=&quot]ứ[/FONT]c không còn có th[FONT=&quot]ế[/FONT] phát hi[FONT=&quot]ệ[/FONT]n ra đ[FONT=&quot]ượ[/FONT]c. Anh lên 14,5 kg (32 pounds) và th[FONT=&quot]ấ[/FONT]y th[FONT=&quot]ậ[/FONT]t kh[FONT=&quot]ỏ[/FONT]e. Anh có nhi[FONT=&quot]ề[/FONT]u b[FONT=&quot]ạ[/FONT]n khác cũng b[FONT=&quot]ị[/FONT] HIV, h[FONT=&quot]ọ[/FONT] th[FONT=&quot]ử[/FONT] dùng d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a trong th[FONT=&quot]ứ[/FONT]c ăn, và t[FONT=&quot]ấ[/FONT]t c[FONT=&quot]ả[/FONT] đ[FONT=&quot]ề[/FONT]u kinh nghi[FONT=&quot]ệ[/FONT]m cùng k[FONT=&quot]ế[/FONT]t qu[FONT=&quot]ả[/FONT].

    Bà Betty mua d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a tinh khi[FONT=&quot]ế[/FONT]t và dùng nó đ[FONT=&quot]ể[/FONT] ch[FONT=&quot]ữ[/FONT]a cho b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh nhân [FONT=&quot]ở[/FONT] giáo x[FONT=&quot]ứ[/FONT] c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a bà. Bà k[FONT=&quot]ể[/FONT] l[FONT=&quot]ạ[/FONT]i câu chuy[FONT=&quot]ệ[/FONT]n c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t ng[FONT=&quot]ườ[/FONT]i b[FONT=&quot]ạ[/FONT]n b[FONT=&quot]ị[/FONT] HIV (mu[FONT=&quot]ố[/FONT]n d[FONT=&quot]ấ[/FONT]u tên) sau đây:

    B[FONT=&quot]ạ[/FONT]n tôi, B, là m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh nhân HIV. Anh b[FONT=&quot]ị[/FONT] b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh n[FONT=&quot]ặ[/FONT]ng và [FONT=&quot]ở[/FONT] b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh vi[FONT=&quot]ệ[/FONT]n đã 3 năm r[FONT=&quot]ồ[/FONT]i, toàn thân anh đ[FONT=&quot]ầ[/FONT]y m[FONT=&quot]ụ[/FONT]n. Khi tôi b[FONT=&quot]ắ[/FONT]t đ[FONT=&quot]ầ[/FONT]u mua d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a, tôi t[FONT=&quot]ặ[/FONT]ng anh m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t lít đ[FONT=&quot]ể[/FONT] th[FONT=&quot]ử[/FONT]. K[FONT=&quot]ế[/FONT]t qu[FONT=&quot]ả[/FONT] th[FONT=&quot]ậ[/FONT]t không ng[FONT=&quot]ờ[/FONT]. Sau hai tu[FONT=&quot]ầ[/FONT]n dùng d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a, m[FONT=&quot]ụ[/FONT]n bi[FONT=&quot]ế[/FONT]n m[FONT=&quot]ấ[/FONT]t. Ch[FONT=&quot]ỗ[/FONT] m[FONT=&quot]ụ[/FONT]n nh[FONT=&quot]ọ[/FONT]t l[FONT=&quot]ớ[/FONT]n [FONT=&quot]ở[/FONT] mông b[FONT=&quot]ắ[/FONT]t đ[FONT=&quot]ầ[/FONT]u lành và gi[FONT=&quot]ờ[/FONT] đã kh[FONT=&quot]ỏ[/FONT]i hoàn toàn. Sau m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t tháng dùng d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a, da c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a anh m[FONT=&quot]ị[/FONT]n màng nh[FONT=&quot]ư[/FONT] da th[FONT=&quot]ờ[/FONT]i tr[FONT=&quot]ẻ[/FONT]. Trông anh khác h[FONT=&quot]ẳ[/FONT]n lúc tr[FONT=&quot]ướ[/FONT]c.Sau m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t tháng r[FONT=&quot]ưỡ[/FONT]ixét nghi[FONT=&quot]ệ[/FONT]m máu c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a anh cho th[FONT=&quot]ấ[/FONT]y m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t ti[FONT=&quot]ế[/FONT]n tri[FONT=&quot]ể[/FONT]n t[FONT=&quot]ố[/FONT]t đ[FONT=&quot]ẹ[/FONT]p. T[FONT=&quot]ế[/FONT] bào b[FONT=&quot]ổ[/FONT] tr[FONT=&quot]ợ[/FONT] (T-cells) t[FONT=&quot]ừ[/FONT] 60 nay đã lên 608. Anh u[FONT=&quot]ố[/FONT]ng 3 mu[FONT=&quot]ỗ[/FONT]ng canh d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a m[FONT=&quot]ỗ[/FONT]i ngày (chia làm 3 l[FONT=&quot]ầ[/FONT]n, m[FONT=&quot]ỗ[/FONT]i l[FONT=&quot]ầ[/FONT]n 1 mu[FONT=&quot]ỗ[/FONT]ng). L[FONT=&quot]ượ[/FONT]ng virus nay ch[FONT=&quot]ỉ[/FONT] còn 50. Tuy anh ch[FONT=&quot]ư[/FONT]a kh[FONT=&quot]ỏ[/FONT]i h[FONT=&quot]ẳ[/FONT]n, nh[FONT=&quot]ư[/FONT]ng anh đã ti[FONT=&quot]ế[/FONT]n m[FONT=&quot]ộ[/FONT]t b[FONT=&quot]ướ[/FONT]c r[FONT=&quot]ấ[/FONT]t dài nh[FONT=&quot]ờ[/FONT] d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a kỳ di[FONT=&quot]ệ[/FONT]u. Tôi s[FONT=&quot]ẽ[/FONT] ti[FONT=&quot]ế[/FONT]p t[FONT=&quot]ụ[/FONT]c gi[FONT=&quot]ớ[/FONT]i thi[FONT=&quot]ệ[/FONT]u d[FONT=&quot]ầ[/FONT]u d[FONT=&quot]ừ[/FONT]a cho các b[FONT=&quot]ạ[/FONT]n tôi.
    Trích d[FONT=&quot]ị[/FONT]ch t[FONT=&quot]ừ[/FONT] sách : “Virgin Coconut Oil” c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a Marianita Jader Shilhavy, CND vàBrian W. Shilhavy, BA, MA

    *Trong máu có ba lo
    [FONT=&quot]ạ[/FONT]i lymphocyte: t[FONT=&quot]ế[/FONT] bào B, t[FONT=&quot]ế[/FONT] bào T và các t[FONT=&quot]ế[/FONT] bào gi[FONT=&quot]ế[/FONT]t t[FONT=&quot]ự[/FONT] nhiên (natural killer (NK) cell). Các t[FONT=&quot]ế[/FONT] bào B s[FONT=&quot]ả[/FONT]n xu[FONT=&quot]ấ[/FONT]t ra kháng th[FONT=&quot]ể[/FONT] liên k[FONT=&quot]ế[/FONT]t v[FONT=&quot]ớ[/FONT]i tác nhân gây b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh nh[FONT=&quot]ằ[/FONT]m t[FONT=&quot]ạ[/FONT]o đi[FONT=&quot]ề[/FONT]u ki[FONT=&quot]ệ[/FONT]n đ[FONT=&quot]ể[/FONT] có th[FONT=&quot]ể[/FONT] phá h[FONT=&quot]ủ[/FONT]y chúng. Các t[FONT=&quot]ế[/FONT] bào T CD4+ (T b[FONT=&quot]ổ[/FONT] tr[FONT=&quot]ợ[/FONT]) ph[FONT=&quot]ố[/FONT]i h[FONT=&quot]ợ[/FONT]p các ph[FONT=&quot]ả[/FONT]n [FONT=&quot]ứ[/FONT]ng c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a h[FONT=&quot]ệ[/FONT] mi[FONT=&quot]ễ[/FONT]n d[FONT=&quot]ị[/FONT]ch (lo[FONT=&quot]ạ[/FONT]i t[FONT=&quot]ế[/FONT] bào này b[FONT=&quot]ị[/FONT] suy gi[FONT=&quot]ả[/FONT]m khi c[FONT=&quot]ơ[/FONT] th[FONT=&quot]ể[/FONT] b[FONT=&quot]ị[/FONT] nhi[FONT=&quot]ễ[/FONT]m virus HIV). Các t[FONT=&quot]ế[/FONT] bào T CD8+ (T gây đ[FONT=&quot]ộ[/FONT]c) và t[FONT=&quot]ế[/FONT] bào gi[FONT=&quot]ế[/FONT]t t[FONT=&quot]ự[/FONT] nhiên có kh[FONT=&quot]ả[/FONT] năng gi[FONT=&quot]ế[/FONT]t các t[FONT=&quot]ế[/FONT] bào c[FONT=&quot]ủ[/FONT]a c[FONT=&quot]ơ[/FONT] th[FONT=&quot]ể[/FONT] b[FONT=&quot]ị[/FONT] nhi[FONT=&quot]ễ[/FONT]m các tác nhân gây b[FONT=&quot]ệ[/FONT]nh n[FONT=&quot]ộ[/FONT]i bào.
     
    Sửa lần cuối: 14/2/2011
  16. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    [FONT=&quot]DẦU DỪA VÀ UNG THƯ[/FONT][FONT=&quot][/FONT]

    NHÂN CHỨNG DẦU DỪA CHỮA UNG THƯ


    Năm 1998 , tôi đang làm chủ một hãng computer ở New York. Tôi cũng có một hãng internet ở Phi Luật Tân (Philippines) , và cũng đang điều hành việc kinh doanh internet rất hứng thú ở Á Châu. Dù rất bận và hăng say với công việc, tôi vẫn không quên đi khám sức khỏe tổng quát hàng năm, kể cả chụp tia X ngực (mammogram). Kết qủa tháng 2 năm 1998 cho thấy sức khỏe của tôi không có vấn đề gì cả.


    Nhưng vài tháng sau tôi bắt đầu thấy một cảm giác lạ ở ngực. Cuối tháng 10 thì thấy đau. Tôi đi bác sĩ thì lập tức được gởi tới bác sĩ về ung thư để xét nghiệm. Bác sĩ cho biết tôi bị ung thư ngực ác tính cần tiến hành giải phẫu gấp.
    Tôi sửng sốt, tái người! Tại sao? Gia đình tôi không có tiền sử bị ung thư. Có phải do chất thải ô nhiễm ở New Jersey mà tôi đã sống 10 năm qua? Có phải công việc làm tôi bị căng thẳng (stresss) mà tôi không biết? Tại sao người ta bị ung thư?


    Trước khi cắt bỏ tuyến vú, tôi cố gắng tìm xem có giải pháp nào khác không. Tôi đi một bác sĩ chuyên môn khác nhưng ông nói cùng một lời như bác sĩ trước. Tôi mong gặp một danh y với hy vọng ông nói tôi chỉ cần cắt bỏ một phần tuyến ngực hay chemotherapy. Sau cùng bác sĩ thứ năm nói thẳng với tôi: “Bà không còn chọn lựa nào khác. Ngay cả chúng tôi cũng không biết là có thể cứu được bà hay không nữa. Ung thư ở giai đọan 4, giai đoạn cuối cùng nguy hiểm nhất. Chúng tôi cần giải phẫu ngay lập tức.”


    Mới tháng 2 không hề có dấu ung thư, 8 tháng sau tôi đứng trước ngưỡng cửa sự chết. Tôi qua cuộc giải phẫu và vài tháng chemotherapy.
    Tôi phải uống thuốc liên tục sau đó vì gốc ung thư vẫn còn.


    Tôi quyết định trở về Phi Luật Tân một chuyến. Tôi sở hữu một trang trại dừa để lấy cùi dừa khô làm dầu dừa. Tôi dự định trồng cà phê dưới cây dừa và bắt đầu trồng vườn dược thảo.


    Năm 2001 tôi bắt đầu bị nhức đầu. Những cơn nhức càng ngày càng nặng đến nỗi tôi có cảm tưởng xương sọ bị nứt. Tôi đến một bác sĩ và yêu cầu được chụp quang tuyến X sọ.
    “Bà có bị tai nạn gì không?” Bác sĩ hỏi.
    “Không, Tôi chỉ cảm thấy dường như xương sọ bị nứt.”
    “Làm sao bà biết bị nứt sọ? Có thể thuốc giảm đau mạnh sẽ giúp bà.”
    “ Tôi biết nứt xương đau như thế nào mà. Tôi đã có vài xương gẫy và tôi biết nó đau làm sao rồi.”


    Bác sĩ không tranh luận với tôi nữa và cho tôi chụp quang tuyến. Ngày hôm sau tôi trở lại để nghe kết qủa. Không phải tôi gặp một mà là tám bác sĩ. Họ chưa bao giờ thấy loại ung thư sọ não nào giống như của tôi. Phân nửa sọ của tôi giống như phó mát bị chuột gặm. Thật kinh hãi quá! Tôi hỏi họ tôi có hy vọng sống sót bao nhiêu phần trăm? Bác sĩ trả lời: “Ở Phi Luật Tân thì vô phương, may ra được 2 tháng”.


    Tôi lập tức bay về Mỹ và đi bác sĩ ngay. Bác sĩ ở Manila đã fax và nói về tình trạng của tôi rồi. Ngày hôm sau tôi gặp bác sĩ giải phẫu thần kinh và được hẹn giờ cho mổ sọ. Bác sĩ làm nhiều xét nghiệm trước giải phẫu: MRI, chụp CT, chụp xương, thử máu, v.v. Họ làm các xét nghiệm y như lần trị ung thư vú ác tính trước. Từ ngực nay nó đã chạy lên sọ của tôi. Giải phẫu được hẹn vào sáng hôm sau.


    Vùng ung thư chỉ cách mạch máu não một sợi tóc, cho nên bác sĩ không thể lấy hết khối ung thư ra, mà còn chừa lại khoảng 20% ngay sau trung tâm sọ phía trên mạch máu chính. Vì chemotherapy đã không thành công sau giải phẫu ngực, nên càng ít hy vọng hơn cho lần này. Vài tháng sau giải phẫu, tôi trở về trang trại của tôi ở Phi luật Tân để thăm gia đình.


    Tôi rất yếu, chỉ có thể ngồi trên đồi nhìn các nông dân trồng cây cà phê giữa những hàng dừa. Tôi biết tôi cần phải làm gì đó để tăng cường hệ miễn dịch. Tôi muốn trồng một vườn dược thảo. Tôi bắt đầu tìm kiếm những cây thuốc nào có thể tăng sức đề kháng của tôi. Có thể là sâm hay khổ qua chăng? Tìm kiếm trên internet dẫn tôi đến trang dầu dừa (coconut oil). Tôi đọc về những thử nghiệm của bệnh viện cho bệnh AIDS ở Phi Luật Tân dùng dầu dừa. Tôi nghĩ nếu dầu dừa có thể tăng hệ miễn dịch và chữa bệnh AIDS, thì cũng có thể chữa ung thư.


    Thế là tôi bắt đầu ăn 3 đến 4 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày. Tôi cho dầu dừa vào cháo, vào chocolate nóng, tôi nấu ăn với dầu dừa. Tôi cũng uống nước dừa và ăn cơm dừa nữa.


    Đến tháng bảy, 6 tháng sau khi rời bệnh viện, bác sĩ của tôi bắt đầu lo lắng . Họ cần quan sát phần ung thư vẫn còn ở trong sọ tôi. Vì vậy tôi bay trở lại Mỹ. Ung thư đã thuyên giảm rõ rệt gây ngạc nhiên sửng sốt cho các bác sĩ. Họ hỏi tôi đã làm gì. Tôi trả lời tôi đã tìm ra phương cách chữa bệnh : dầu dừa. Cho đến nay tôi vẫn dùng dầu dừa và không còn dấu vết của ung thư nữa.


    Tôi đã lớn lên giữa rừng dừa ở Phi Luật Tân. Bà tôi thường làm dầu dừa cũng như những nông dân khác. Nhưng không bao giờ tôi ăn dầu dừa vì nghe nói nó có chất béo bão hòa (saturate fat), thay vào đó tôi đã dùng dầu đậu nành hay dầu bắp được hydrô hóa. Sống giữa dầu dừa nhưng mãi đến khi bị ung thư 2 lần tiếp giáp cái chết, và đang khi tuyệt vọng tìm kiếm phương cách chữa trị tôi mới phát hiện được giá trị đích thực của dầu dừa kỳ diệu này.
    Julie Figueroa


    UNG THƯ


    Khi tôi bắt đầu dùng dầu dừa và nói với người khác về nó, tôi chú ý thấy khi thoa dầu dừa, nó giúp chữa lành các bệnh về da. Các mụn chai cứng, vảy mụn, đốm bớt ruồi trở nên láng và mịn. Ngay cả các thương tổn tiền ung thư cũng biến mất khi đều đặn bôi dầu dừa.


    Một ông có vài thương tổn tiền ung thư ở da đầu. Những mụn này hơi mềm, viêm nhẹ, và không bao giờ lành. Vì chúng ở da đầu và do không nhìn thấy , nghĩ chỉ là những mụn đau nhẹ nên ông phớt lờ đi. Chúng ở đó 3 hay 4 năm trrước khi ông bắt đầu quan tâm tới. Tôi bảo ông thoa dầu dừa, giữ dầu luôn ẩm. Trong vòng một tháng, những mụn tiền ung thư này được khỏi hoàn toàn. Tôi cũng thấy những kết qủa tương tự nơi những người khác.


    Việc lành các bệnh về da cũng được thấy nơi các gia cầm. Một bà dùng dầu dừa làm thức ăn cho các con chó của bà. Bà nhận thấy sự khác biệt đáng kể về sức khỏe của chúng có thể nhận ra qua mắt, qua da, qua sinh lực, v.v..Hai con chó đực mới đây bị ung thư đã khỏi hoàn toàn. Y sĩ thú y của tôi nói anh chưa hề thấy ung thư được khỏi nhanh như vậy. Từ đó anh tin vào dầu dừa và thường dùng dầu dừa để chữa bệnh cho gia súc nữa.


    Những sự kiện này đã cho thấy rõ ràng rằng dầu dừa sở hữu dược chất chống ung thư. Các nghiên cứu chứng tỏ rằng dầu dừa có hiệu qủa đặc biệt trên các loại ung thư có liên quan tới ruột già, ngực, da và gan.


    *Trong một nghiên cứu, một nhóm chuột được cấy chất ung thư ruột già. Sau đó chuột được cho ăn với các loại chất béo khác nhau như dầu bắp, safflower, olive, một phần dầu dừa và dầu dừa, để xem độ ảnh hưởng của nó trên ung thư.
    Với chuột ăn dầu bắp và safflower, có những u bướu phát triển giữa 10 nếp gấp khác nhau trong ruột.
    Chuột ăn dầu olive có bướu ở mức thấp.
    Và chuột ăn dầu dừa không có bướu.
    *Hiệu quả ngăn chặn ung thư của ABctb trong dầu dừa cũng đã được chứng minh qua việc cấy tác nhân ung thư ngực vào súc vật. Nghiên cứu bởi L.A. Cohen và đồng nghiệp cho thấy súc vật ăn thức ăn có ABctb không phát triển bướu, nhưng với các loại dầu ăn khác thì có.
    *Dầu dừa cũng bảo vệ da không bị ung thư. Khi tác nhân gây ung thư được thoa lên da chuột, bướu phát triển trong vòng 20 tuần. Tuy nhiên, khi dầu dừa được thoa cùng lúc với tác nhân này thì hoàn toàn không có bướu nào phát triển cả.
    *Lúa và đậu lưu trữ thường bị nhiễm aflatoxin do mốc, một chất gây ung thư gan. Aflatoxin gây ung thư gan trên súc vật và người ở Phi Châu, Á Châu. Ung thư gan là vấn đề nghiêm trọng nhiều nơi ở Phi Luật Tân, những vùng người dân ăn nhiều bắp. Bắp bị nhiễm aflatoxin nhiều nhất. Càng ăn nhiều bắp bị mốc, ung thư gan càng tăng. Nhưng khi ăn chung với dầu dừa, thì dầu dừa bảo vệ gan không bị ảnh hưởng của aflatoxin. Dân vùng Bicol vừa ăn bắp vừa ăn dầu dừa nhiều nên mức độ ung thư gan thấp hơn nhiều so với các vùng khác của Phi Luật Tân.
    *Sarcoma là ung thư của các dây chằng nâng đỡ chung quanh các cơ quan. Dùng trilycerides chuỗi trung bình trong dầu dừa kết hợp với dầu cá ngăn chặn bướu phát triển .
    *Nhiều yếu tố khác có thể gây ung thư như gốc tự do và chất hoá học carcinogen, hai tác nhân này bị dầu dừa kiềm chế. Một nguyên nhân gây ung thư khác nữa là virus. Human papillomavirus (HTV), được tìm thấy trong mọi trường hợp ung thư cổ. Những virus khác có liên quan đến ung thư như Epstein-Barr, Cytokininsomegalovirus, Adenovirus. Dầu dừa rất hữu dụng trong việc phòng ngừa những ung thư này .


    Trong cơ thể của chúng ta có nhiều tế bào ung thư. Sở dĩ chúng ta không bị ung thư rồi chết vì hệ miễn nhiễm tiêu diệt những tế bào phản bội này trước khi chúng hành động. Bao lâu hệ miễn nhiễm mạnh, chúng ta không cần phải lo lắng về bất cứ loại ung thư nào. Nói cách khác ung thư chỉ phát triển khi hệ miễn nhiễm bị gánh nặng đè bẹp hay quá yếu đến nỗi chúng mất khả năng chống giữ hữu hiệu. Nếu hệ miễn nhiễm mạnh, ngay cả khi chúng ta tiếp cận với chất gây ung thư carcinogen, ung thư cũng không thể phát triển. Như vậy một hệ miễn nhiễm khỏe mạnh là yếu tố then chốt trong việc phòng ngừa mọi loại ung thư.


    Vì dầu dừa bảo vệ không bị ung thư, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng ABctb trong dầu dừa tăng cường hệ miễn nhiễm. Witcher và đồng nghiệp đã cho thử nghiệm giả thuyết này và tìm thấy rằng monolaurin trong dầu dừa kích thích sự sản xuất các tế bào bạch huyết cầu, đặc biệt T cells. T cells tấn công và diệt bất cứ những gì khác lạ vào cơ thể kể cả tế bào ung thư.
    Một nghiên cứu khác chứng minh rằng ABctb có khả năng ảnh hưởng đến sự cấu tạo acid béo của mô bướu ngăn cản bướu phát triển.
    Dầu dừa hành động như một bảo vệ chống oxy hóa chận đứng hoạt động hủy hoại hay xúc tiến ung thư của gốc tự do. Nó tăng cường hệ miễn nhiễm. Che chở tế bào không bị ảnh hưởng của chất sinh ung thư carcinogen. Vì không có hại khi dùng dầu dừa, trong ăn uống ngoài xoa bóp sẽ cung cấp một phương tiện hữu hiệu và an toàn để bảo vệ bạn khỏi ung thư.


    Điều trị ung thư:
    Tránh không dùng các loại dầu thực vật (vegetable oils), dầu hyddro hóa, và đường, ngay cả đường tự nhiên , vì chúng làm suy yếu chức năng của hệ miễn nhiễm. Dùng stevia thay cho đường. Ăn uống dầu dừa liều lượng theo bảng hướng dẫn . Massage dầu dừa vào da (toàn thân) hàng ngày đặc biệt nơi bị ung thư. Đặt trọng tâm vào việc ăn rau và trái cây tươi, hầu hết là ăn sống . Không ăn những thực phẩm tinh chế, chế biến sẵn. Ăn nhiều rau salad xanh tươi trộn dầu dừa. Uống thymus extract theo hướng dẫn ghi trên chai và thuốc bổ sung chống oxy hóa (antioxidant supplement) chứa vitamin A, vitamin E, zinc, và selenium. Uống đủ vitamin C ít nhất 1000mg, và 100mg grape seed extract. Uống một viên cayenne pepper mỗi bữa ăn để tăng lưu thông máu và tăng sự chuyên chở oxy đến các tế bào. Tập thể dục hàng ngày. Uống 1000 IU vitamin D ( tương đương 30 phút ngoài nắng : tốt hơn). Đi bác sĩ để được hướng dẫn qua tiến trình chữa bệnh.


    Trích: “Coconut Cures, Preventing and Treating Common Health Prolems with Coconut” by Dr.Bruce Fife


     
  17. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    [FONT=&quot]DẦU DỪA VÀ BỆNH GAN[/FONT]

    [FONT=&quot]Là chất chống oxy hóa, dầu dừa có khả năng cung cấp binh lực bảo vệ không chỉ khỏi ung thư mà còn nhiều bệnh khác có liên hệ đến tế bào gốc tự do. Ví dụ: Acid Béo chuỗi trung bình (ABctb) trong dầu dừa đã và đang được cho thấy ngăn ngừa hoạt động hủy hoại của gốc tự do ở gan. [/FONT]

    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Một nghiên cứu của H. Kono và đồng nghiệp chứng tỏ ABctb có thể ngăn ngừa thương tổn gan do rượu bằng cách ngăn cản sự thành lập gốc tự do. [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Vài nghiên cứu khác cũng chứng tỏ rằng acid béo như acid béo có trong dầu dừa bảo vệ gan khỏi thương tổn do gốc tự do và mô chết, cho thấy rằng việc dùng dầu dừa không những ngăn ngừa thương tổn mà còn tái tạo lại những mô bị bệnh nữa. [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Bác sĩ A. Nanji và các nhà nghiên cứu khác đề nghị dùng acid béo ( từ dầu vùng nhiệt đới) như một thức ăn chữa trị cho bệnh gan do rượu.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Trong tất cả các cơ quan của cơ thể, thì gan nhận được lợi ích nhất từ dầu dừa[/FONT]
    [FONT=&quot]. Gan đảm nhiệm quá nhiều chức vụ, không ngừng vác gánh nặng: lọc chất cặn bã, trung hòa chất độc, phá vỡ và xây dựng lại những chất béo và protein, dự trữ và cung cấp năng lượng, cùng thi hành hàng trăm nhiệm vụ khác nữa. Những vi trùng gây bệnh và gốc tự do không ngừng tấn công gan, ảnh hưởng đến chức năng của gan. ABctb của dầu dừa giúp giảm gánh nặng (stress) bằng cách ngăn chặn gốc tự do và diệt vi trùng gây hại. Dầu dừa cũng có chức năng của chất tẩy độc tự nhiên bằng cách trung hòa chất độc. Ăn dầu dừa sẽ cho gan được nghỉ ngơi , giảm gánh nặng, bảo vệ khỏi những gốc tự do và cung cấp năng lượng cần thiết. Hãy nhớ rằng ABctb được gan sử dụng như nguồn nhiên liệu để tăng sức mạnh và kích thích sự chuyển hóa. Triglycerides chuỗi trung bình trong dầu dừa cũng giúp tăng cường chức năng của gan.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Dầu dừa cũng giúp gan không bị nhiễm mỡ. Thức ăn chứa ABctb hạ mỡ trong gan cách đáng kể so với acid béo chuỗi dài . Điều này nghe có vẻ nghịch với ý nghĩ thông thường, nhưng dầu chứa ABcd như dầu đậu nành hay canola, sản xuất một lượng mỡ cao trong gan thấy rõ hơn là dầu dừa.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Mặc dù việc ăn dầu thực vật không có chất béo bão hòa làm giảm mỡ trong máu, nhưng lại làm tăng mỡ trong các mô, kể cả gan. Ăn dầu thực vật đa liên kết không bão hòa giảm mỡ trong máu. Nhưng khi cholesterol ra khỏi máu thì nó đi đâu? Nó không thể biến mất tài tình. Nó được đưa vào các mô. Cho nên mỡ trong máu thấp, nhưng mỡ trong các mô lại cao. Ăn quá nhiều dầu ăn cấu tạo bởi acid béo chuỗi dài làm gan nhiễm mỡ. Trái lại ABctb giảm lượng mỡ trong gan. Nói tóm lại, ABctb có khuynh hướng giảm mỡ trong tất cả các mô[/FONT][FONT=&quot]. [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]A.B. Awad so sánh hiệu qủa của thức ăn cho chuột chứa:[/FONT]
    [FONT=&quot]14% dầu dừa + 2% dầu bắp[/FONT]
    [FONT=&quot]14% dầu safflower + 2% dầu bắp[/FONT]
    [FONT=&quot]5% dầu đậu nành[/FONT]
    [FONT=&quot]Chuột ăn thức ăn với dầu safflower có lượng mỡ trong các mô cao gấp 6 lần so với dầu dừa, và cao hơn 2 lần khi dùng dầu đậu nành.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Các bệnh về gan như viêm gan (hepatitis) và xơ gan (cirrhosis) có thể được chữa trị bằng cách ăn uống dầu dừa đều đặn. Acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa bảo vệ các mô của gan khỏi sự hủy hoại của gốc tự do, một trong những nguyên nhân chính của thương tổn gan. ABctb cũng giúp chống lại nhiễm trùng. Ăn uống dầu dừa theo số lượng đã hướng dẫn theo thể trọng. Uống Milk Thistle còn gọi là Silymarin có thể giúp tái tạo và phục hồi chức năng của gan. Uống 1000mg vitamin C hàng ngày. Tránh ăn dầu thực vật tinh chế, dầu được hydầu dừarô hóa, và rượu.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trích: “Coconut Cures, Preventing and Treating Common Health Prolems with Coconut” by Dr.Bruce Fife [/FONT]
     
  18. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    Mình thấy có nhiều mẹ mua sản phẩm dầu dừa về để làm rất nhiều thứ, như kẹo dừa, bánh dừa, xà phòng, sữa tắm, kem ủ tóc, sữa tẩy trang, kem bôi móng. Mẹ nào đã làm thành công và có công thức thì đưa lên đây cho mọi người học tập nhé. Cảm ơn các mẹ!
     
  19. Uniform Shop

    Uniform Shop Thịt bò khô nhà tự làm

    Tham gia:
    29/9/2009
    Bài viết:
    3,326
    Đã được thích:
    643
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    nàng ơi, chẳng biết làm thế nào để mua được đầu dừa của nàng đây, hihi. Mình ngại đến chỗ nhà nàng vì hơi xa. Nàng cố gắng tìm người ship hàng đi nhé
     
  20. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Giới thiệu Dầu dừa tinh khiết - đẹp cho mẹ, bổ cho bé, tốt cho cả gia đình

    Nàng ơi, nàng vẫn ở 25 Ngô Quyền ah? Nhà nàng thì ở đâu nhỉ và có ở nhà lúc nào nhỉ? Để tiện đường thì tớ mang qua. Hẹn ọp ẹp với nàng mãi mà vẫn chưa được. Nàng lấy loại nào và số lượng bao nhiêu thế? Để tớ sắp xếp và chuyển cho nàng nhé. Sozi nàng đợt này tớ bận quá nên chỉ phục vụ được các mẹ ở gần và các mẹ đến nhà mua. Đợt tới này sẽ cố sắp xếp công việc ổn hơn. Nàng tiếp tục ủng hộ tớ nhé :)
     

Chia sẻ trang này