Hội thích đọc truyện cổ tích cho con nghe <3

Thảo luận trong 'Thư viện của con' bởi truyencotich.vn, 24/2/2015.

?

Bạn nghĩ tuổi thơ con sẽ nhớ nhất những điều gì và món quà ý nghĩa nhất cho con là gì?

  1. Con chỉ nhớ Game - Máy tính bảng

    0 phiếu
    0.0%
  2. Những truyện cổ tích bố mẹ kể thời ấu thơ

    100.0%
  3. Tôi bận rộn cả ngày rồi, kệ con thôi :(

    0 phiếu
    0.0%
  1. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    SỰ TÍCH SẦU RIÊNG
    Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.

    Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn.

    Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.

    Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lon, về đến đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà.

    Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm.

    Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây “tu-rên” mà ở xứ sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái “tu-rên” vốn có một mùi khó chịu. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo:

    - Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.

    Không ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tuy cách trở âm dương, nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng.

    Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con ở quê nhà nhắn tin lên bảo chàng về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết sẽ đi theo cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy, cây “tu-rên” tự nhiên chỉ ra mỗi một trái. Trái “tu-rên” ấy lại tự nhiên rụng vào vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ, quyết đưa nó cùng về xứ sở.

    Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt “tu-rên” thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý.

    Nhưng cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ông thấy lòng mình trẻ lại khi những cây mà ông bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới nhà nhân ngày giỗ vợ và nhân thể thưởng thức một thứ trái lạ chưa hề có ở trong vùng.

    Khi những trái “tu-rên” được bưng ra đặt trên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Chủ nhân biết ý, đã nói đón: “… Nó xấu xí, có mùi khó chịu, nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ, thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…”. Ông ta vừa nói vừa bổ những trái “tu-rên” chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Đoạn, ông ta kể hết câu chuyện tình duyên xưa mà từ khi về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy, hai giọt lệ long lanh tự nhiên nhỏ vào múi “tu-rên” đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên trên múi “tu-rên” như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch.

    Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên”bằng hai tiếng “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng loại hạt có hai giọt nước mắt của chàng mới là thứ sầu riêng có trái ngon và thơm hơn các thứ khác.
    Nguồn: http://********.vn/
     
    Đang tải...


  2. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    SỰ TÍCH CHIM TU HÚ

    http://********.vn/wp-content/uploads/2012/10/truyen-co-tich-su-tich-chim-tu-hu.jpg
    Ngày xưa có hai nhà sư Năng Nhẫn và Bất Nhẫn. Hai người cùng cạo đầu xuất gia từ ngày còn trẻ và cùng tu ở một ngôi chùa hẻo lánh. Sau một thời gian dài tu luyện thì bỗng một hôm, Năng Nhẫn được đức Phật độ cho thành chính quả. Bất Nhẫn thấy mình tu hành không kém gì bạn mà không được hưởng may mắn như bạn thì rất buồn bực. Chàng đến trước tòa sen hết sức kêu nài với đức Phật, bày tỏ lòng chân thành tu đạo cùng mọi sự khổ hạnh đã trải qua của mình. Đức Phật bảo chàng: “Nhà ngươi chuyên tâm cầu đạo, lại là người trong sạch, thật đáng khen ngợi. Nhưng tính tình nhà ngươi vẫn như con trâu chưa thuần, chưa thể đắc đạo được. Vậy hãy cố gắng tỏ rõ tấm lòng nhẫn nhục trong một cuộc khổ hạnh trường kỳ rồi sẽ theo bạn cũng chưa muộn”. Bất Nhẫn nghe lời bèn lên núi chọn một gốc cây bắt chước người xưa ngồi xếp bằng tu theo lối trường định. Chàng cương quyết ngồi im lặng như thế mãi trong ba năm, dù có phải thế nào cũng không chịu dậy.

    Và từ hôm đó, Bất Nhẫn như một vật vô tri vô giác. Những con sâu con kiến bò khắp mình chàng. Những con thú cà vào thân chàng. Những con chim ỉa phẹt lên đầu chàng. Chàng đều không hề bận tâm. Chàng chỉ một mực tâm tâm niệm niệm nghĩa lý cao thâm của đạo Phật. Cứ như thế, trải qua hai mùa hè và sắp sửa qua một mùa hè thứ ba là kết liễu cuộc tu luyện. Một hôm tự dưng có hai vợ chồng con chim chích ở đâu đến làm tổ ngay trong vành tai của Bất Nhẫn. Chàng cứ để yên, mặc chúng muốn làm gì thì làm. Chúng đi về tha rác lên đầu, lên mặt. Rồi chim mái đẻ trứng. Rồi cả một thời kỳ hai vợ chồng thay phiên nhau ấp. Cho đến lúc trứng nở, những con chim non kêu léo nhéo suốt ngày. Nhưng Bất Nhẫn không lấy thế làm khó chịu.

    Một hôm, lúc ấy chỉ còn mười ngày nữa thì Bất Nhẫn hết hạn ngồi dưới gốc cây. Hôm đó, đến lượt con chim vợ đi tìm thức ăn cho con. Suốt một buổi chiều nó vẫn không kiếm được một chút gì. Mãi đến gần tối, lúc lượn qua một cái hồ, chim vợ mới thấy một con nhện đang giăng tơ trong một đóa hoa sen. Nhện nhác thấy chim liền ẩn mình vào giữa những cánh hoa làm cho chim mất công tìm mãi. Không ngờ hoa sen vừa tắt ánh mặt trời đã cụp ngay cánh lại, nhốt chim vào trong. Chim cố công tìm lối chui ra nhưng những cánh hoa vây bọc dày quá đành chịu nằm lại đó. ở nhà, chim chồng hết bay đi kiếm vợ lại trở về. Đàn con đói mồi nháo nhác suốt đêm. Mãi đến sáng mai, chờ lúc hoa nở, chim vợ mới thoát được bay về tổ. Một cuộc cãi lộn nổ ra bên tai Bất Nhẫn. Ghen vợ, chim chồng mắng nhiếc vợ hết lời. Nhưng chim vợ vẫn hết sức bày tỏ nỗi lòng trinh bạch của mình. Cuộc đấu khẩu kéo dài suốt cả buổi sáng và có cơ chưa chấm dứt. Bất Nhẫn rất khó chịu. Thêm vào đó, đàn con khóc đói chíu chít điếc cả tai.

    Nhè lúc vợ chồng chim cãi vã đến chỗ găng nhất, Bất Nhẫn bỏ tay lên tai giật cái tổ chim vứt mạnh xuống đất và nói: “Đồ khốn! Chỉ có mỗi một chuyện đó mà chúng mày làm điếc tai ông từ sáng đến giờ”. Thế là công sức tu luyện của Bất Nhẫn sắp hoàn thành thốt nhiên vứt bỏ trong chốc lát. Nhưng Bất Nhẫn vẫn không nản chí. Trước tòa sen, chàng hứa sẽ kiếm cách tỏ rõ sự hối lỗi của mình. Chàng tìm đến một khúc sông chảy xiết, tình nguyện làm người chèo đò đưa khách bộ hành quá giang mà không lấy tiền. Chàng quyết chở cho đến người thứ một trăm mới chịu nghỉ tay. Lần này Bất Nhẫn tỏ ra một người rất nhẫn nại. Tuy bến sông thường vắng khách, chàng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Luôn trong hai năm chàng chở được chín mươi tám người mà không xảy ra việc gì. Một hôm vào khoảng giữa thu, nước sông tự nhiên tràn về chảy xiết hơn mọi ngày. Trời bỗng đổ một trận mưa lớn. Giữa lúc đó có một người đàn bà dắt một em bé đòi qua sông. Hắn có vẻ là vợ một viên quan sở tại; chưa bước xuống thuyền đã dọa Bất Nhẫn:

    -Chú nhớ chèo cho vững nghe không. Che mui cho kín. Nếu để chúng ta mà ướt thì liệu chừng kẻo roi quắn đít đó. Nghe nói thế Bất Nhẫn đã hơi bực, nhưng chàng nín được và vẫn giữ vẻ mặt tươi cười đáp:

    -Bà và cậu đừng sợ gì cả. Tôi xin cố sức. Rồi chàng vận dụng hết tài nghệ để đưa hai mẹ con nhà nọ qua bên kia sông được vô sự. Lúc sắp lên bờ, người đàn bà bỗng kêu lên:

    -Ta quên khuấy đi mất. Có một gói hành lý bỏ quên ở quán bên kia. Vậy nhà ngươi chịu khó chèo sang lấy hộ. Bất Nhẫn nín lặng cắm cổ chèo qua sông giữa sóng gió. Mãi đến gần tối, chật vật lắm chàng mới đưa được gói hành lý sang cho người đàn bà. Nhưng khi soát lại gói, người đàn bà nọ lại kêu lên:

    -Thôi rồi! Còn một đôi giày của thằng bé bỏ ở gậm giường. Thế nào nhà ngươi cũng phải gắng sang lấy cho ta một lần nữa. Người đàn bà nói chưa dứt lời thì Bất Nhẫn đã chỉ tay vào mặt:

    -Cút đi đồ chó ghẻ! Ta có phải sinh ra để hầu hạ mẹ con nhà mày mãi đâu. Nhưng người đàn bà ấy vốn là đức Phật Quan âm hiện hình xuống thử lòng người đệ tử khổ tu đó, bấy giờ lại hiện nguyên hình và cất tiếng bảo chàng:

    -Nhà ngươi vẫn chưa thực tâm nhẫn nhục, như thế thì tu gì mà tu. Có tu hú! Bất Nhẫn thẹn quá đành cúi đầu nhận lỗi. Phật bà Quan âm sau đó bắt Bất Nhẫn hóa thành một giống chim mà người đời sau quen gọi là chim tu hú. Họ bảo thứ chim đó vào khoảng cuối hè sang thu hay xuất hiện, đúng vào lúc xảy ra câu chuyện giữa Bất Nhẫn với Phật bà.
    Nguồn: http://********.vn/
     
  3. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN

    http://********.vn/wp-content/uploads/2013/01/ant-homecoming.jpg

    Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

    Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.
    Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở.. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

    Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  4. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Con lừa và người chủ

    http://********.vn/wp-content/uploads/2013/01/31-donkeycute.jpg

    Một con lừa đang được chủ dong đi trên đường ở triền núi, bỗng dưng nó nảy ra ý nghĩ ngu ngốc là phải chọn lấy con đường đi cho riêng mình. Nó nhìn thấy chuồng của nó ở dưới chân núi, và nó nghĩ lối gần nhất chỉ ở dưới bờ vách đá dựng đứng ngay cạnh đó. Ngay lúc nó sắp sửa nhảy xuống vách đá, người chủ thấy được tóm lấy đuôi nó và cố kéo nó lại, nhưng con lừa bướng bỉnh nhất quyết không chịu và dùng tất cả sức mạnh của nó để bứt ra lao xuống.
    “Tốt lắm,” chủ lừa nói, “cho mày đi luôn, đồ súc sinh ngoan cố, để xem mày sẽ đi được đến đâu.”
    Thế là anh ta buông nó ra, con lừa ngu ngốc rõi lộn cổ xuống vách đá bên sườn núi….

    Những người không chịu lắng nghe điều hay lẽ phải mà cứ ngoan cố làm theo ý mình sẽ phải chuốc lấy tai họa

    Chó và thỏ
    Lần nọ, có một con chó đuổi theo một con thỏ. Vì mới đánh chén một bữa no nê cách đó không lâu nên chó ta không đói lắm, và vì thế nó chưa muốn giết thỏ vội.

    Có lúc con chó cố táp lấy con mồi của mình, lúc thì lại chơi đùa với nó rồi dùng lưỡi liếm nó. Cuối cùng con thỏ tội nghiệp kêu lên:

    – Làm ơn hãy nói cho tôi biết, ông là bạn hay là thù: Nếu là bạn, tại sao ông lại cắn tôi như thế? Và nếu là thù, tại sao ông lại âu yếm tôi đến vậy?

    Chúng ta không tin những kẻ hai mặt!!!

    Nguồn: http://********.vn/
     
  5. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    BA GIỎ KHOAI LANG
    http://********.vn/wp-content/uploads/2013/01/14-khoai-lang.jpg

    Ngày xưa, có một lần Gấu, Thỏ và Khỉ rủ nhau cùng tới thăm nhà bác Dê. Trước khi về, bác Dê bảo chúng: “Ðây là ba giỏ khoai lang, mỗi cháu mang về một giỏ. Bằng giờ sang năm, đưa lại cho bác số khoai lang cũng như thế. Ðược không?”

    Gấu thích quá, liền nói: “Cám ơn bác”. Rồi xách giỏ chạy theo Thỏ và Khỉ.
    Về tới nhà, chúng mới sực nghĩ tới lời bác Dê dặn: làm thế nào đây?
    Gấu nghĩ: “Sang năm nghĩa là còn sớm chán. ăn đã rồi sẽ tính”. Thế là nó ăn luôn một lúc, hết nửa giỏ khoai.
    Thỏ nghĩ: “Dê yếu rồi, sợ gì ông ta, sang năm hãy tính”
    Còn Khỉ thì sao?. Nó chọn ra mấy củ khoai to cất đi…
    Ngày hôm sau, Gấu gặp Khỉ, hỏi:
    – Anh đã ăn hết khoai chưa?
    – Ăn một ít, còn giữ lại cũng không ít.
    – Giữ lại để làm gì?. Ðể cho Chuột ăn à?
    – Không! Ðể trồng mà. Sang năm vào mùa Xuân thì đem trồng, đến mùa Thu thì sẽ thu hoạch. Sẽ có bao nhiêu là khoai để đem trả bác Dê, còn lại thì để ăn.
    Nghe Khỉ nói. Gấu hiểu ra: Khỉ làm như thế là đúng. May quá là mình hãy còn lại ba củ, phải giữ lại để làm giống mới được.
    Mấy ngày sau, Gấu lại lôi khoai ra xem. Gấu thèm rỏ dãi, nghĩ: “Làm giống thì cần gì tới ba củ?. Hai cũng được”. Nghĩ tới đó, nó há to mồm ăn luôn một củ.

    Mùa Đông tới, gió vù vù thổi, bụng Gấu cũng sôi réo lên. “Kiếm cái gì nhét đầy vào cái dạ dày đây?”. Nó lại nghĩ tới khoai: “Ðể giống cần gì tới hai củ? Một không đủ hay sao?”. Thế là nó lại ăn một củ.

    Mùa Xuân tới rồi. Gấu tỉnh giấc, nhìn thấy Ong đang hút nhuỵ hoa, chim Yến đang xây tổ, Khỉ con đang cày ruộng. Nó nghĩ tới củ khoai để giống, bèn đào một cái hố trước cửa nhà, đem củ khoai vùi vào đó.

    Mấy ngày sau, chẳng thấy động tĩnh gì, Gấu bới đất lên xem, củ khoai vẫn đang ngủ ở đó. Nhìn củ khoai, Gấu nghĩ: “Củ khoai đẹp như thế mà phải vùi vào đất, phí quá! Chuột mà biết sẽ lấy trộm. Chuột không lấy trộm đi thì cho dù khoai có mọc mầm, côn trùng cũng gặm chết nó. Côn trùng nếu không gặm thì mưa to cũng dìm ngập. Nếu không ngập mà chết, khoai lớn lên thì Chuột này, Chó con này, Hươu này… cũng lại đào… Hay là bây giờ đặt nó vào dạ dày là chắc nhất”. Nghĩ tới đó, Gấu liền xơi ngay củ khoai.

    Mùa Thu tới, Gấu mang cái gì để trả cho bác Dê? Trong cái giỏ của nó, trừ mạng nhện ra, chẳng có cái gì. Gấu đi tìm Thỏ con, Thỏ con mang giỏ lại. Ôi, chả có lấy một củ. Cả hai đi tới nhà Khỉ. Vừa vào nhà đã thấy khoai mới dỡ chất đầy nhà. Khỉ thấy các bạn tới, vui quá. Nó mời Thỏ và Gấu ăn khoai thoả thích lại còn cho đầy khoai vào hai thúng lớn tặng chúng.
    Khỉ, Gấu, Thỏ mang ba giỏ khoai đầy đi gặp bác Dê

    Bác Dê cười vang:

    - Các cháu ngoan! Các cháu đã ngoan lắm! Bác đâu cần các cháu trả lại bác. Bác muốn xem ai biết suy nghĩ, ai biết lao động. Thôi, bác cám ơn, nhưng các cháu mang khoai về đi nhé!. Cả ba cháu đều là những đứa trẻ ngoan.

    Gấu, Thỏ nghe thế, mặt đỏ tía lên.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  6. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    DÊ CON NHANH TRÍ

    http://********.vn/wp-content/uploads/2013/02/01-goatkid.jpg

    Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và một chú Dê con. Một hôm, trước khi ra đồng cỏ, Dê mẹ dặn Dê con:

    – Con ở nhà cho ngoan, mẹ đi ra đồng ăn một ít cỏ tươi để có nhiều sữa ngọt cho con bú. Ai gọi cửa cũng đừng mở nhé! Nếu không thì con Sói vào ăn thịt con đấy!

    Dê con vâng lời mẹ và hỏi thêm:

    – Thế mẹ về thì làm sao con biết mà mở cửa?

    Dê mẹ khen con thông minh và dặn con:

    – Lúc nào mẹ về, mẹ sẽ nói: “con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, thế là con mở cửa cho mẹ.

    Nhưng con Sói hung ác nấp gần đó đã nghe Dê mẹ dặn Dê con như thế rồi. Dê mẹ vừa đi khuất, con Sói hung ác đã chạy lại gõ cửa: “Cạch, cạch , cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, Dê con ở trong nhà, nghe tiếng gõ cửa vội vàng chạy ra. Nghe đúng câu mẹ dặn, nó định mở cửa nhưng nghe tiếng ồm ồm, không giống tiếng mẹ, Dê con liền nghĩ ra một kế và bảo:

    – Mẹ đấy ư? Sao hôm nay tiếng mẹ lại ồm ồm thế?

    Con Sói sợ bị lộ nhưng vẫn khôn ngoan trả lời:

    – Mẹ ra đồng bị cảm gió nên khản tiếng đấy.

    Dê con vẫn còn ngại:

    – Mọi lần mẹ về vẫn thò chân vào khe cửa cơ mà! Chân mẹ thon thon, con nhìn là biết ngay!

    Con Sói lại tìm cách chống chế:

    – Mẹ giẫm phải gai, sưng vù lên, thò vào khe cửa không vừa nữa. Con mở cửa cho mẹ vào! Dê con cúi sát xuống đất nhìn qua khe cửa. Nó thấy cái chân lem luốc, đen sì. Nó bảo chó Sói:

    – Thôi, anh Sói ơi! Chính anh rồi! Anh cút đi kẻo mẹ tôi về húc cho anh vỡ bụng ra đấy! Chân anh đen sì thế kia kìa! Ai còn lạ gì nữa! Bị lộ, con Sói vội vàng bỏ đi. Nhưng nó vẫn nghĩ cách lừa Dê con. Nó chạy ngay đến một cửa hàng bánh. Chờ lúc người làm bánh đi vắng, nó liền thò chân vào thùng bột, bột dính đến đầu gối. Xong xuôi, nó chạy về gọi Dê con:

    – Cạch cạch cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!

    Dê con vội chạy ra, ngó qua khe cửa, lần này nó thấy rõ ràng 4 chân trắng. Thôi, đích là mẹ đã về! Nhưng cái mũi thính của nó lại ngửi thấy mùi gì hôi hôi chứ không thơm như mùi sữa của mẹ. Dê con ngần ngại, khe khẽ bắt ghế trèo lên nghếch cổ nhìn qua khe tường. Nó thấy hai cái tai lem luốc và nhọn hoắt. Thôi đúng là tai Sói rồi, Dê con gọi chó Sói và bảo:

    – Tai anh đen và nhọn, chẳng giống tai mẹ tôi đâu! Anh Sói hung ác ơi, cút ngay đi kẻo mẹ tôi về, mẹ tôi lại húc cho anh vỡ bụng đấy! Sừng mẹ tôi nhọn lắm.

    Con Sói sợ bị lộ, vội vàng bỏ chạy. Nó cố hết sức tìm cách giấu đôi tai lem luốc và nhọn hoắt mà không được. Nó chưa dám trở lại thì Dê mẹ đã về gõ cửa “Cạch, cạch, cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!”

    Dê con nghe đúng tiếng mẹ. Nó cúi nhìn qua khe cửa, đúng là chân mẹ. Nó trèo lên nhìn qua khe tường, đúng là tai mẹ. Nó mở ngay cửa cho mẹ vào và kể chuyện con Sói đến lừa cho mẹ nghe. Dê mẹ ôm con vào lòng và khen con giỏi.
    Dê mẹ cho Dê con bú một bữa sữa thơm và ngọt.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  7. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI

    http://********.vn/wp-content/uploads/2012/10/20150320105251-dsc00798.jpg

    Khi xưa ở Thanh Hóa, có một người phú hộ tên là Nguyễn Đình Phương. Nhà ông có vườn cau ao cá, lại có chừng dăm ba chục mẫu ruộng tốt, hằng năm thu hoạch chất đầy kho lẫm.
    Trong nhà ông, vợ con, kẻ làm người lụng khá đông, chi tiêu cũng lắm, nhưng ông không ngại. Vốn là người hào hiệp, nên khi có ai túng thiếu đến nhờ vả, ông sẵn lòng chu cấp hay cho vay mượn, ít khi để họ phải về không.
    Nguyễn Đình Phương có một người bạn cố tri trước học chung một thầy tên là Trần Bính Cung, nay làm nghề buôn gỗ.
    Bính Cung trước kia có của ăn của để, trong nhà vừa mẹ già vừa vợ con năm miệng ăn đều do một mình ông lo liệu chu tất, nhưng từ dạo ông đi mấy chuyến bè thất bại, phần bị cướp, phần bị lừa gạt, nên sinh ra thua lỗ nặng, có bao nhiêu ruộng vườn đều bán sạch để trả mà vẫn không đủ.
    Tiếp đó, Bính Cung bị một trận ốm nặng, trở nên nợ đầm nợ đìa.
    Quá hạn không trả được, chủ nợ cho bọn nặc nô đến đòi ráo riết, may mà có Nguyễn Đình Phương chạy tiền trả hộ, nếu không thì gia đình Bính Cung cũng chẳng còn có cái nhà mà nương thân nữa.
    Sau đó, mỗi khi túng thiếu, Bính Cung còn cho vợ con đến nhờ vả lúc năm quan, lúc ba quan làm tiền thuốc men, Đình Phương vẫn vui lòng chu cấp.
    Thấy bạn quá tốt bụng với mình, Vợ chồng Bính Cung vô cùng cảm kích.
    Không ngờ bệnh của Bính Cung mỗi ngày một nặng, trước còn đi lại được, sau thì nằm liệt giường.
    Biết mình sắp chết, một hôm ông cho mời bạn tới. Khi thấy mặt Đình Phương, ông nói:
    – Tôi mắc nợ của bạn một số tiền lớn đã khá lâu mà chưa nói đến chuyện trả, thật là phụ tấm lòng tử tế của bạn quá.
    Đình Phương liền gạt đi:
    – Anh đừng nói thế! “Tiền là gạch, ngãi là vàng”. Tình nghĩa mới là cái đáng quý, còn tiền bạc nào có nghĩa lý gì. Anh đừng nhắc đến làm chi.
    – Không – Bính Cung nói tiếp: – Sở dĩ tôi mời bạn đến đây là vì món nợ làm tôi không lúc nào nguôi. Bây giờ tôi tính thế này. Ngôi nhà này của tôi như gán món nợ, có văn khế viết sẵn đây, nhưng trước mắt tôi bây giờ, con thơ, vợ dại, em yếu, mẹ già, tình cảnh đáng quan ngại quá.
    – Một mai tôi mất đi, nếu gia đạo tôi có việc gì, dám xin bạn tìm cách cứu vớt. Về sau con tôi lớn lên, gia đình tôi cất đầu lên được, chúng sẽ không bao giờ quên ơn bạn.
    Đình Phương liền bảo:
    – Sao anh lại nói thế? Mẹ anh đây cũng như mẹ tôi, con anh cũng như con tôi. Còn nhà của tôi, cũng như nhà của anh. Dù có thế nào đi nữa, tôi cũng xin gắng sức. Anh cứ thuốc men cho lành, còn món nợ hãy gác lại, đừng bận tâm gì về nó cả.
    Bính Cung không nghe lời, cứ ấn khế vào tay Đình Phương, lại gọi các con mình ra lạy sống Đình Phương rồi nói:
    – Bây giờ tôi chết mới nhắm mắt. Xin đa tạ bạn muôn đời. Tôi xin kết cỏ ngậm vành kiếp sau.
    Bính Cung trối đến đấy thì nhắm mắt xuôi tay, giã biệt cõi đời.
    Ngay sau khi Bính Cung qua đời. Nguyễn Đình Phương tỏ ra là người giữ lời hứa của mình. Ông bỏ tiền ra làm ma cho bạn chu tất.
    Ông sốt sắng giúp đỡ gia đình bạn, khi quan tiền, khi thúng thóc, không biết mỏi. Cả nhà Bính Cung coi ông như cây cột trụ. Làng mạc xóm giềng đều khen ngợi việc làm của ông không tiếc lời.
    Nhưng dần dà người ta thấy lòng hào hiệp của Nguyễn Đình Phương không phải là vô hạn. Sự giúp đỡ theo thời gian cứ thưa dần đi. Càng về sau, việc vay mượn của gia đình Bính Cung đối với ông càng trở nên khó khăn hơn…
    Nhiều lúc người con của Bính Cung phải đợi suốt buổi, mà cuối cùng vẫn phải vác rá về không, vì Đình Phương tuy có nhà nhưng người nhà vẫn đáp là “đi vắng”.
    Thái độ chuyển từ sốt sắng ra lạt lẽo của Đình Phương làm cho mẹ con Bính Cung thất vọng, coi đó như là một sự lừa gạt.
    Một hôm, sau những ngày thiếu ăn, mấy lần đến vay mượn không được, vợ Cung đón đường cố tìm gặp Đình Phương để hỏi cho ra lẽ.
    Khi gặp mặt Đình Phương, người đàn bà vật nài:
    – Mẹ con bà cháu chúng em đói no là nhờ ở một tay bác. Mong bác cố rộng tay giúp đỡ cho nhà em qua được vận này.
    Đình Phương nghe vậy liền vội vàng từ chối:
    – Chị đừng thấy gia đình tôi như thế mà tưởng là sung túc, thuyền to thì sóng lớn, chúng tôi dạo này túng bấn tợn. Chị có thể chạy hỏi các nơi khác xem thử.
    – Mẹ con chúng em chịu ơn bác rất nhiều, không bao giờ quên được. Biết đi lại mãi cũng làm phiền bác, nhưng tin vào lời hứa bác với nhà em lúc sắp mất nên một hai cậy dựa vào bác. Chẳng lẽ tình nghĩa ngắn ngủi có thế thôi ư?
    Vợ Bính Cung không ngờ tới câu trả lời chát chúa của Đình Phương:
    – Chị dạy như thế là lầm. Tôi cũng có vợ con của tôi chứ! Làm sao có đủ mà cứ phải chu cấp cho gia đình chị mãi được?!
    Đình Phương lại buông thêm một câu còn lạnh lùng hơn:
    – Không khéo tôi phải bán ngôi nhà bên chị để trang trải vài món nợ nữa đây!
    Nghe lời nói như một gáo nước lã giội vào mặt, người vợ Bính Cung đành gạt nước mắt ra về, không quên kể lại sự tình cho mọi người trong nhà nghe.
    Cả nhà ngồi lại khóc rấm rứt. Đúng lúc đó thì có một ông lão lối xóm chạy đến hỏi vì sao mà khóc.
    Người vợ Bính Cung kể lại đầu đuôi từ lúc tình bạn đậm đà, cho đến những câu trả lời tuyệt tình vừa rồi của Đình Phương rồi nói:
    – Cụ tính, bác ấy là ân nhân của chúng tôi mà mau thay lòng đổi dạ chóng thế, thì cả nhà còn biết làm sao mà sống bây giờ?
    Nghe người vợ khóc, ông lão nói:
    – Thắm lắm thì phai nhiều, đó là lẽ thường tình ở đời. Thôi, bây giờ mẹ con bà cháu nhà mợ hãy gắng tìm lấy một nghề mà nuôi nhau.
    Vợ Bính Cung liền thưa:
    – Cụ tính, trong nhà một đồng một chữ cũng không có. Ngôi nhà này còn là của họ, họ còn dọa bán, nay mai biết trú ngụ vào đâu. Thế thì cụ bảo làm nghề gì?
    – Mợ cả và các cháu đây có biết dệt sồi chăng?
    – Nuôi tằm dệt lụa cũng có thể học mà làm được cả, nhưng vốn liếng ở đâu? lấy gì mà mua khung cửi? lấy gì mà làm lương ăn cả nhà cho đến lúc có sồi đem đi bán?
    – Tôi thì chả giàu có gì – ông lão nói. – nhưng thấy tình cảnh nhà mợ cũng đáng thương. Bây giờ tôi bàn thế này. Cứ phải luôn nhờ vả người ta mãi quả là không tiện. Trong tay cần phải nắm chắc lấy một nghề, có biết chèo lái thì mới hòng đưa con thuyền vượt qua sóng gió. Nhà tôi vốn làm nghề dệt đã ba đời nay. Nếu mợ quyết chí thì tôi xin truyền cái nghề này cho mợ. Còn vốn liếng khởi sự thì tôi sẽ cố giúp, sau này mợ khá giả sẽ hoàn lại cũng được.
    Ông lão nói rồi bắt tay làm ngay. Người vợ Bính Cung không ngờ một lão thợ dệt sồi ở xóm lại tỏ ra hào hiệp có phần vượt xa Nguyễn Đình Phương. Ông xuất tiền một lúc mua ngay khung cửi và mọi đồ lề khác để cho hai người đàn bà học dệt. Lại bỏ vốn cân tơ mang về làm.
    Ông lão còn mất khá nhiều thời gian để bày vẽ cho họ mọi cái bí mật của nghề nghiệp. Chẳng mấy chốc họ đã có sồi đem ra chợ bán. Càng ngày, nghề của họ càng tinh.
    Không bao lâu, gia đình đã dành dụm được tiền đem đi chuộc lại căn nhà. Họ lờ hẳn Đình Phương, coi như người xa lạ, trái lại, ân cần coi ông lão là một vị ân nhân.
    Thấm thoát đã bảy tám năm trôi qua, người con gái của Bính Cung đã có người dạm hỏi.
    Hôm chuẩn bị lễ cưới, trong nhà rộn rịp giết lợn, bày cỗ, tổ chức linh đình mà theo ý người vợ Bính Cung là để cho bõ những ngày gian truân vất vả vừa qua.
    Nhưng giữa lúc tiệc cưới vui vẻ, khách khứa tấp nập ra vào, bỗng người vợ Bính Cung nhác thấy bóng ai quen quen thấp thoáng trước cửa, bà liền tiến ra xem thử, thì ra đó chính là Nguyễn Đình Phương – bạn của chồng bà ngày xưa, người mà bà cố tình chủ ý không mời nhưng y cũng khăn áo đến dự. Bà thầm nghĩ:
    – Chẳng hiểu gã bạn bất nghĩa này còn đến đây làm gì nhỉ. Chừng ấy chuyện chưa vừa lòng hắn nữa hay sao?
    Tuy vậy, vì lịch sự và hôn trường đang đông người nên vợ Bính Cung cũng tiến ra đón y ở cửa chính và chua chát nói:
    – Bác hôm nay cũng đến đây ư? Xin mời bác vào trong cho. Chao ôi! Tôi tưởng rằng bác phải quên chúng tôi đã lâu rồi. Chắc bác cũng nghĩ rằng gia đình chúng tôi phải chết giấm chết giúi từ thuở đời nào, còn đâu được bác chiếu cố đến thăm nhà hôm nay nữa… Có phải vậy không thưa bác?
    Đình Phương vẫn từ tốn cười mà không trả lời. Vợ Bính Cung thấy vậy định tìm những câu đau hơn nữa để nói cho y biết mặt, nhưng đúng lúc đó thì ông lão ân nhân đã bước ra nói nhỏ vào tai bà:
    – Mợ cả, mợ đừng vội nóng, để tôi nói cho mợ nghe. Tất cả vốn liếng mà tôi giúp mợ, cả công lao bày vẽ của tôi nữa, đều là tiền bạc của ông Phương đây cả. Tôi chỉ là người trao hộ, làm hộ mà không nói ra cho mợ biết đó thôi.
    Vợ Bính Cung nghe nói thế thì không còn chút thần sắc nào nữa, quay lại nhìn chăm chăm vào mặt Đình Phương, miệng ú ớ:
    – Trời ơi, sự thật như vậy sao? Thế mà lâu nay tôi không nghĩ ra…
    Đoạn bà gọi các con lại và nói:
    – Các con ơi, mau đến đây mà lạy tạ vị ân nhân của chúng ta, đã bao năm nay ân nhân không hề oán trách, lại còn mượn tay người khác giúp chúng ta vượt qua cảnh khốn cùng để có được ngày hôm nay.
    Song Đình Phương xua tay gạt đi và nói:
    – Ấy, xin chị và các cháu đừng như thế, tôi vẫn nhớ lời hứa với anh nhà trước lúc nhắm mắt là trên đời này không có gì đáng quý bằng chữ “Nghĩa” mà, chứ tôi thì có tài cán chi đâu.

    Nguồn: http://********.vn/
     
    thungabnbg thích bài này.
  8. thungabnbg

    thungabnbg

    Tham gia:
    27/8/2013
    Bài viết:
    19,457
    Đã được thích:
    4,066
    Điểm thành tích:
    2,063
    tối nay đọc cho con trai,...thi thoảng khi chuẩn bị ngủ mình cũng onlien lcm đọc thơ và truyện cho con nghe
    hôm trc đc các mẹ cảnh báo ,nên cố chăm soc con nhiều khi mẹ mải onlien cũng bỏ bê con quá
     
  9. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    BA BÀ KÉO SỢI
    http://********.vn/wp-content/uploads/2012/10/The-Three-Spinners-660x440.jpg


    Ngày xưa có một cô gái lười biếng, không chịu kéo sợi. Mẹ cô khuyên bảo thế nào cô cũng không nghe. Một hôm, bà mẹ không chịu được nữa, tức quá đánh cô, cô khóc gào lên. Vừa lúc đó, hoàng hậu đi qua nghe tiếng khóc bèn dừng xe lại, vào nhà hỏi bà mẹ vì cớ gì mà lại đánh con gái đến nỗi nó kêu ầm lên thế. Bà mẹ sợ nói con gái mình lười thì xấu hổ, nên mới tâu:

    - Thần bảo cháu thôi đừng kéo sợi nữa vì nhà nghèo làm gì có cúi đưa cho cháu, nhưng cháu cứ đòi kéo mãi.

    Hoàng hậu nói:

    - Ta thích nghe tiếng guồng sợi vù vù lắm. Ngươi cứ cho con gái nhà ngươi đến cung, ta có nhiều cúi, nó tha hồ mà kéo.

    Bà mẹ thấy vậy mừng lắm để hoàng hậu đem con gái về cung. Về đến cung, hoàng hậu dẫn cô đến ba buồng đầy ngập cúi rất tốt. Hoàng hậu bảo cô gái:

    - Con kéo cho hết chỗ cúi này. Kéo xong ta sẽ cho lấy con trai cả ta. Con nghèo khổ ta không kể làm chi, chăm chỉ là của hồi môn quí giá lắm rồi.

    Cô gái rất lo vì dù có sống đến ba trăm năm và làm việc từ sáng đến tối cũng không sao kéo hết chỗ cúi đó. Cô ngồi khóc một mình ba ngày liền không nhúc nhích. Hôm thứ ba, hoàng hậu tới ngạc nhiên thấy cô vẫn chưa làm gì cả. Nhưng cô thoái thác rằng vì xa mẹ, buồn rầu nên chưa làm được. Hoàng hậu cũng cho là phải, nhưng khi quay gót, dặn rằng:

    - Mai con phải bắt đầu làm đi nhé.

    Khi cô gái còn lại một mình một bóng, không biết xoay xở ra sao. Trong lúc bối rối, cô ra đứng cửa sổ. Cô thấy có ba bà đến. Bà thứ nhất có một bàn chân to bèn bẹt. Môi dưới bà thứ hai trễ xuống quá cằm. Bà thứ ba có một ngón tay cái bèn bẹt. Ba bà ngừng lại trước cửa sổ, ngước mắt lên nhìn cô và hỏi cô có việc gì mà phải lo âu. Cô gái kể lể sự tình khốn khổ. Ba bà hứa sẽ đến giúp:

    - Nếu em bằng lòng mời chúng ta đi ăn cưới em, nếu em không thẹn gọi chúng ta là chị họ, nếu em bằng lòng để chúng ta ngồi cùng tiệc cưới với em, thì chúng ta sẽ kéo sợi giúp cho, chẳng mấy chốc mà xong.

    Cô gái đáp:

    - Vâng, em rất đồng ý. Xin mời các chị vào làm ngay cho.

    Ba bà thợ dệt lạ lùng vào buồng thứ nhất, thu xếp chỗ ngồi và bắt đầu kéo sợi. Bà thứ nhất chắp sợi và đạp guồng. Bà thứ hai rấp nước vào sợi. Bà thứ ba xe chỉ và ấn xuống bàn cho nhẵn. Mỗi lần bà hất ngón tay cái là một con sợi rất mịn rơi xuống đất. Cô gái dấu không cho hoàng hậu biết có ba bà giúp mình. Mỗi khi xe hoàng hậu đến, cô cho hoàng hậu xem số sợi đã xe. Hoàng hậukhen cô hết lời.

    Cúi buồng thứ nhất xe hết, ba bà xe đến cúi buồng thứ hai. Rồi đến cúi buồng thứ ba, chẳng mấy chốc cũng xe xong. Ba bà từ giao cô và dặn:

    - Em chớ quên lời hứa nhé, hạnh phúc sẽ tới với em.

    Sau khi thấy buồng đã hết cúi và những con chỉ chất thành đống, hoàng hậu định ngày cưới. Chú rể sung sướng lấy được vợ khéo léo đảm đang, ca tụng vợ mãi. Cô dâu nói:

    - Em có ba người chị, họ đã giúp đỡ em nhiều. Trong hạnh phúc của em, em không thể quên các chị ấy được, xin chàng cho phép em mời ba chị đến ăn cưới và dự tiệc với chúng ta.

    Chú rể và hoàng hậu nói:

    - Nhẽ nào lại không cho phép?

    Nghi lễ vừa bắt đầu thì ba bà đến, ăn mặc kỳ quặc. Cô dâu nói:

    - Em xin chào mừng ba chị!

    Chú rể hỏi thầm cô dâu:

    - Chết nỗi, sao em có họ hàng xấu xí thế?

    Rồi chàng hỏi bà có chân bẹt:

    - Vì đâu mà chân bà rộng thế?

    - Vì tôi đạp guồng.

    Rồi chàng hỏi bà thứ hai:

    - Vì đâu mà môi mà trễ như thế?

    - Vì tôi rấp nước bọt vào sợi.

    Rồi chàng hỏi bà thứ ba:

    - Vì đâu mà ngón tay cái bà bèn bẹt?

    - Vì tôi xe chỉ.

    Hoàng tử khiếp sợ, nói:

    - Từ nay về sau vợ đẹp của ta không được mó đến guồng sợi nữa.

    Thế là vợ chàng thoát được cái việc kéo sợi mà cô ta không thích.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  10. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    HAI CON NGỰA
    http://********.vn/wp-content/uploads/2015/03/Stallion-Of-The-Cimarron.jpg


    Một con Ngựa trắng rất đẹp, nó được người chủ giàu có cho ăn uống đầy đủ, suốt ngày chẳng làm gì. Con Ngựa trắng thấy con Ngựa đen làm việc vất vả bèn bảo:

    - Sao anh không bỏ đi chọn lấy người chủ khác cho đỡ vất vả hơn, nếu là tôi thì tôi đã bỏ đi lâu rồi, tội gì ở lại cho khổ thân cơ chứ.

    Con Ngựa đen nói:

    - Tính tôi ưa lao động từ bé cho nên nhàn rỗi tôi không chịu được, vả lại ông chủ coi tôi như người bạn, có việc vui buồn gì ông chủ cũng tâm sự cùng tôi vì thế tôi không nỡ lòng nào bỏ ông ấy.

    Thế rồi vì người chủ giàu có do ham chơi chẳng chịu lao động cho nên của cải cũng hết, túng tiền ông ta bán con Ngựa trắng cho một người nông dân. Người nông dân bắt con Ngựa trắng kia phải làm việc, ban đầu nó nhất quyết không chịu làm nhưng bị đánh nhiều nên rồi cũng phải làm việc.

    Còn con Ngựa đen nhờ có người chủ chịu khó cho nên dần dần ông ta trở nên giàu có, nghĩ lại công lao của con Ngựa đã trung thành với mình ông ta cho nó một cuộc sống sung túc và không phải làm việc nữa.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  11. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    TRUYỆN CÔNG CHÚA THỦY CUNG

    http://********.vn/wp-content/uploads/2012/10/ariel-ariel-2470339-1024-768-660x440.jpg

    Ngày xưa, có một nàng công chúa xinh đẹp con của Thuỷ Tề (vua của Sông Biển), một hôm hoá thành con cá bơi ngược dòng sông để du ngoạn. Chẳng may, cá mắc phải lưới của một người thuyền chài. Cá công chúa bị bắt, thả vào gầm thuyền, bị đói cả ngày không có gì ăn. May có người con trai ông thuyền chài ngồi ăn làm rớt cơm xuống, cá công chúa mới khỏi chết đói.

    Trông thấy cô cái xinh đẹp, người con trai chủ thuyền bắt lên chơi rồi anh tuột tay làm rơi cá xuống sông. Nhờ vậy, công chúa được trở về thuỷ cung an toàn.

    Tuy nhiên, từ ngày trở về cung điện, công chuá đâm ra tưởng nhớ đến người con trai ở trần gian đã vô tình cứu mình. Công chúa sinh ra ốm bệnh tương tự. Vua cha là Thủy Vương hỏi duyên cớ, công chuá thật tình thưa lại đầu đuôi câu chuyện, rồi xin phép vua cha đội lốt làm người lên ở trên mặt đất để kết duyên vợ chồng cùng chàng trai kia.

    Lúc bấy giờ, chàng trai này đang ở hang Non Nước (tỉnh Ninh Bình ngày nay), sau khi cha mẹ đã mất, chàng ngày ngày đi câu cá để sống. Một hôm, nàng công chúa Thủy Cung tìm đến gặp làm quen, rồi người lấy nhau. Vợ chồng tuy sống trong cảnh nghèo túng, nhưng rất hạnh phúc, hết sức thương yêu nhau.

    Chàng và nàng sống giữa hòn đảo Non Nước vắng vẻ, cách biệt đời sống dân gian. Vợ chồng có tình duyên đằm thắm, cho đến ngày kia, nàng đưa chồng cùng về thăm Thuỷ Cung. Từ đó biền biệt, không còn ai thấy 2 người nữa. Dân gian ngày nay có truyền câu ca dao:

    “Chung quanh những chị em người
    Giữa hòn Non Nước mình tôi với chàng”

    Câu ca dao nhắc đến mối tình hi hữu của nàng công chúa con của Thần Nước, với anh chàng đánh cá ở miền Bắc Việt Nam.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  12. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG

    http://********.vn/wp-content/uploads/2012/10/1379582633_news.jpg

    Ở huyện Nam Xương tỉnh Hà Nam, miền Bắc, ngày xưa có một người con gái xinh đẹp, nết na, tên là Vũ Thị Thiết, chồng là Trương Sinh, người cùng làng. Hai vợ chồng rất yêu nhau, tuy trong cảnh túng thiếu nhưng hai người không bao giờ có lời qua tiếng lại. Chỉ có một điều là Trương Sinh hay đa nghi, làm cho vợ lúc nào cũng phải ý tứ, giữ gìn.
    Lấy nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh bị gọi đi lính canh giữ bờ cõi nước nhà. Lúc ấy, vợ chàng có thai sắp đến ngày sinh. Trương Sinh đi chưa được nửa tháng thì nàng sinh được đứa con trai rất kháu khỉnh. Một nách con mọn, lại có mẹ chồng già, nàng thay chồng làm đủ mọi việc. Mẹ chồng ốm nặng, nàng hết sức chạy chữa trong nửa năm trời, nhưng bà cụ không qua khỏi được. Nàng làm ma cho mẹ chồng rất chu tất, xóm làng ai cũng khen.
    Hơn một năm sau, quân lính đều được trở về làng. Trương Sinh về thì đứa con trai đã bập bẹ nói. Trương giơ tay bế con thì thằng bé không chịu theo.
    Anh hỏi nó:
    – Bố đây mà, sao con lại không cho bế?
    Thằng bé bập bẹ nói:
    – Bố đến tối mới đến kia.
    Trương Sinh tính đa nghi, trong lòng bực tức, nhưng không nói ra. Ðợi khi đứa bé ngồi một mình, chàng gạn hỏi thì thằng bé lại nói:
    – Ðến tối, bố mới đến. Hễ mẹ đi, bố cũng đi theo sau; mẹ ngồi, bố cũng ngồi…
    Nghe con nói, Trương Sinh yên trí vợ mình đã tằng tịu với một kẻ nào trong khi mình đi vắng và kẻ ấy rất say mê vợ mình, nên mới không rời được ra như thế! Thấy vợ xinh đẹp, tươi giòn, “gái một con trông mòn con mắt”, máu ghen của chàng lại càng xung lên. Trương tra hỏi vợ và giữ kín là không phải do con nói. Nàng một mực chối cãi; nhưng chàng không tin, mắng chửi, đánh đập vợ tàn nhẫn.
    Làng xóm, họ hàng biết chuyện đều đến can ngăn, chàng nhất định không nghe, cho là vợ khéo đon đả cái mồm, nên mới được lòng mọi người.
    Người thiếu phụ phẫn uất quá, ôm con khóc nức nở, rồi thừa lúc chồng sang hàng xóm, chị đặt con xuống giường, chạy ra sông đâm đầu xuống dòng nước chảy xiết.
    Chồng về, biết sự chẳng lành, vội chạy ra sông, nhưng mò mãi không tìm thấy xác vợ. Ðến tối đứa trẻ khóc, Trương bế con, thắp đèn dỗ cho nó nín. Thốt nhiên đứa trẻ chỉ vào cái bóng của Trương trên vách và nói:
    – Bố kia kìa!
    Thì ra trong những ngày Trương đi vắng, buổi tối đứa trẻ hay hỏi mẹ: “Bố đâu?”, người thiếu phụ thường chỉ vào cái bóng của mình trên vách, nói đùa với con: “Bố kia kìa!”.
    Bấy giờ người chồng mới hiểu lời con nói, chàng lạnh toát người, nhận ra ngay tất cả sự lầm lẫn ghê gớm của mình đã giết mất người vợ chung thủy. Qua hôm sau, người chồng bế con ra bờ sông khóc lóc thảm thiết, rồi lập đàn cầu siêu cho người vợ chết oan. Để tạ tội với vợ, người chồng thề nhất quyết sống một mình cho đến chết, lo nuôi con học hành thành đạt. Về sau, dân làng dựng miếu thờ nàng họ Vũ, gọi là: “Miếu vợ chàng Trương”.
    Đến đời hậu Lê, Vua Lê Thái Tôn có dịp đi ngang qua, thấy cái miếu và nghe kể về câu chuyện thương tâm đó bèn ứng khẩu một bài thơ truyền đến ngày nay:

    Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
    Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
    Ngọn đèn dầu nhắn đừng nghe trẻ,
    Làn nước chi cho lụy đến nàng.
    Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt,
    Giải oan chi mượn đến đàn tràng.
    Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
    Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  13. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    CẬU BÉ MỒ CÔI VÀ BẬT LỬA THẦN

    http://********.vn/wp-content/uploads/2015/03/hqdefault1-640x440.jpg

    Xưa, có một đứa bé mồ côi, không anh em, cũng chẳng có họ hàng thân thích. Mồ Côi phải đi xin ăn. Nhưng lang thang hết làng nọ sang xóm khác, chẳng mấy khi Mồ Côi được no bụng.
    Một hôm, Mồ Côi gặp thầy mo già đi cúng ở làng bên đang trên đường về. Thầy mo thấy Mồ Côi quần áo rách rưới, mặt mày hốc hác, bèn hỏi:

    - Này thằng bé nghèo khổ kia, mày muốn có nhiều tiền tiêu không?

    Cậu bé Mồ Côi buồn bã đáp:

    - Sao cụ lại hỏi thế? Cháu cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, bây giờ có tiền tiêu sao lại không muốn. Nhưng làm thế nào lại có được hả cụ?

    Thầy mo bảo:

    - Cứ theo lời tao bảo mà làm thì tức khắc có nhiều tiền. Tao biết ở dưới hang núi sâu kia có rất nhiều vàng bạc. Mày vào lấy ra. Nhưng mày hãy nghe cho kỹ mà nhớ lấy điều này: vàng bạc thì cho tha hồ, mày muốn lấy bao nhiêu cũng được. Nhưng còn chiếc hộp nhỏ nằm trên phiến đá vuông thì đấy là của tao. Mày cầm ra cho ta thì khắc sung sướng.

    Mồ Côi nghe theo lời dặn, cố lần theo đường hang tối dưới nước đi tìm cái hộp. Hang sâu lắm, càng đi sâu vào càng thăm thẳm. Mồ côi vẫn cố dò dẫm tiến vào. Một lúc sau, trong hang bớt tối, lại còn ít ánh sáng mờ mờ ở góc hang. Mồ Côi liền mạnh bạo đi đến, thì thấy một con chó đá ngồi sừng sững trong hang. Mồ Côi sợ quá, nhìn quanh lại chẳng thấy vàng bạc đâu cả. Nó bèn lên tiếng hỏi chó đá:

    - Chó đá ơi! Chó đá ngồi đây canh giữ hang, có thấy vàng bạc ở đâu chỉ giúp tôi với.

    Mồ Côi vừa nói dứt lời thì bỗng nhiên chó đá cất tiếng nói:

    - Bạc thì phía sau lưng ta đây rồi. Còn vàng thì ở sâu phía trong kia, cứ việc vào mà lấy.

    Mồ Côi mừng rỡ đi vào trong trước, lấy vàng đã. Vừa bước vào phía trong hang sâu, nó giật mình vì lại thấy con chó đá vừa rồi. Mồ Côi hết sợ, lên tiếng hỏi xin, con chó đá lại chỉ ra phía sau:

    - Vàng ở sau lưng ta ấy, vào mà lấy.

    Mồ Côi nhanh nhẹn giắt vàng vào người rồi quay trở ra. Mãi đến lúc này nó mới chợt nhớ đến cái hộp thầy mo dặn. Nhưng chiếc hộp ấy nằm ngay trên lưng phiến đá, chẳng phải tìm lâu. Nó nhặt chiếc hộp rồi tìm đường ra khỏi hang. Bao nhiêu vàng bạc, Mồ Côi không quên khuân hết ra cửa hang, lão thầy mo vội vã giục:

    - Cái hộp đâu? Đưa ngay cho ta đã!

    Thầy mo cuống quýt vì cái hộp, cậu bé Mồ Côi giấu đi và nói:

    - Trong hang chỉ toàn là vàng bạc thôi, chẳng thấy cái hộp ở đâu cả! Không tin ông thử lần vào hang mà xem.

    Thầy mo nghe thế thì giận lắm. Vừa tiếc, vừa chẳng biết làm thế nào hơn, lão đành bảo:

    - Mày thật là đồ ăn hại! Thôi thế này vậy: không tìm thấy cái hộp thì mày phải nhường hết vàng này cho tao. Còn bạc thì phần mày. Thế là may lắm rồi đấy!

    Nói rồi thầy mo lấy vàng, Mồ Côi lấy bạc, đường ai nấy đi.

    Mồ Côi được bạc trở nên giàu có. Nhưng cậu không giữ lấy một mình. Cậu đi khắp thiên hạ, thấy ai nghèo khổ thì lại lấy bạc đem cho. Chẳng bao lâu số bạc đã hết sạch, Mồ Côi lại trở nên nghèo túng. Một hôm trong lúc vét túi, Mồ Côi mới sực nhớ ra có cái hộp mà bấy lâu nay quên bẵng. Cậu vội mở hộp thì bên trong có một chiếc bật lửa, cậu lấy tay thử bật một lần đầu. Chiếc bật lửa vừa kêu ”xạch” một tiếng thì xung quanh sáng loé lên: Tiền bạc ở đâu đã theo lửa bắn ra tung toé. Cậu lấy tay bật liên hồi một lúc thì đã đầy vàng bạc. Mồ Côi lại lấy tiền vàng bạc đi khắp nơi cho người nghèo, và ai ai cũng yêu quí cậu. Mồ Côi trở nên giàu có nhưng vẫn không quen cuộc sống nghèo khó cũ. Vì thế hễ thấy các em bé đói rách, bao giờ cậu cũng mua quần áo và cho ăn uống. Các em bé nghèo rất quý bạn mới của mình, trong số đó có một em bé nhà nghèo thấy Mồ Côi, cứ đi theo không rời nửa bước.

    Tin đồn về cậu bé có bật lửa quý xôn xao đến tai vua. Vua sai lính bắt Mồ Côi đến. Nhưng Mồ Côi đoán biết được mưu mô nên đã để bật lửa ở nhà. Vừa nhìn thấy Mồ Côi, vua đã vội vã hỏi ngay:

    - Nghe nói mày có bật lửa quý bật ra tiền và bạc phải không? Mày hãy nộp cho tao.

    Mồ Côi không chịu. Vua sai quân lính bắt nhốt Mồ Côi, đánh đập rất đau. Tin đó lan truyền đi trong dân chúng, cậu bé nhà nghèo chạy về nhà lấy chiếc bật lửa ra. Cậu bé bật lên hai cái thì hai con hổ xông ra chỗ nhà vua. Cả lũ quan cũng bị hổ cắn chết. Từ đấy Mồ Côi lại lang thang trên khắp các bản làng, với chiếc bật lửa thần trong tay, cậu mang đến sự no ấm và bình yên cho mọi người.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  14. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    VƯƠNG QUỐC KHỈ

    http://********.vn/wp-content/uploads/2013/01/27-khi.jpg

    Có hai người nọ rất thích đi du lịch, một người chỉ nói thật còn một kẻ toàn nói dối. Một lần, họ cùng nhau đi du lịch đến vương quốc Khỉ. Một toán Khỉ đã tóm được hai người, định sẽ giam bọn này ở chỗ Vương hầu. Vương hầu nghĩ, từ miệng hai tên này nói ra, chắc chắn sẽ biết được mình là một vị vua như thế nào. Cung điện của Vương hầu, ngọc ngà châu báu, uy nghiêm tráng lệ. Triều thần chia thành 2 hàng đứng ở 2 bên cung điện. Ở giữa là vị trí cao quý, bên trên có treo đầy da thú quý hiếm, và đây chính là ngai vàng của Vương hầu.

    Vương hầu ra lệnh cho dẫn 2 tên này đến cung điện, rồi hỏi:
    – Này, trong con mắt loài người các ngươi, ta là một vị vua như thế nào?
    Kẻ thích nói dối liền đáp:
    – Thưa bệ hạ, trong con mắt của tôi, ông là một vị vua vô cùng uy quyền, có tư cách giống hệt như quốc vương vĩ đại của loài người.
    – Thế còn những người bên cạnh thì sao?
    Kẻ thích nói dối lại tiếp tục tâng bốc:
    – Họ đều là những nhân tài của ngài, họ đều có thể làm đại sứ hoặc tướng quân.

    Hầu vương và các thuộc hạ của ông nghe thấy vậy vô cùng đắc ý, và đem tặng cho tên khoác lác rất nhiều ngọc ngà châu báu.
    Hầu vương tiếp tục hỏi người còn lại:
    – Thế anh thấy ta là một vị vua như thế nào? Và những đại thần này của ta nữa?
    Anh chàng thật thà nói thẳng:
    – Tuy ngài là vua, nhưng trong con mắt của loài người, ngài chẳng qua chỉ là một con Khỉ, và các đại thần của ngài cũng vậy.
    Sau khi nghe thấy những lời nói thẳng như vậy, Vương hầu vô cùng tức giận, và quyết định trừng phạt anh thật nặng.

    Lời bàn:
    Sự thật thường mất lòng. Nhưng cần phân biệt lời nói thật và những lời nói dối nhằm phỉnh nịnh.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  15. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Hai người du khách
    http://********.vn/wp-content/uploads/2015/02/tourists-cartoon.jpg

    Có hai người du khách đang đi với nhau trong rừng thì thình lình gặp một con gấu ra chặn đường. Một người nhanh chân leo lên một cây cao. Người còn lại thấy là thế nào mình cũng bị tấn công liền nằm lăn ra đất.

    [​IMG]
    Khi gấu lại gần và dí mõm vào anh ta ngửi khắp người, anh ta nín thở và giả bộ như đã chết thực sự. Chẳng bao lâu, con gấu bỏ đi vì gấu không bao giờ đụng đến xác chết.

    [​IMG]
    Khi con gấu đã đi khỏi, người ở trên cây leo xuống và đùa cợt hỏi thăm người bạn mình là gấu đã thầm thì điều gì vào tai anh thế. “Nó khuyên tôi,” người bạn trả lời, “đừng bao giờ làm bạn với một người bỏ mình khi gặp nguy hiểm.”
    Nguồn: http://********.vn/
     
  16. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    SỰ TÍCH NGÀY VÀ ĐÊM
    http://********.vn/wp-content/uploads/2015/01/ngaydem.jpg

    Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống:

    - Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé!

    Gà Trống đáp:

    - Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu!

    Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất. Gà Trống vội bay xuống đất để nhặt mũ. Nhưng Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi:

    http://anh.*********/upload/2-2013/images/2013-06-04/1370315000-ngaydem.JPG
    Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ.

    - Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi!

    Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Nhờ có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống, Gà Trống nhìn thấy cái mũ đỏ của mình mắc trên một cành cây. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu.

    Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Gà Trống cất tiếng gọi:

    - Mặt Trời ơi! Kéo tớ lên với!

    Nhưng Mặt Trời không thể kéo Gà Trống lên được. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống:

    - Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi “Ò ó o…! Mặt trời ơi!”, tôi sẽ thức dậy và trò chuyện với bạn nhé!

    Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Ở tít trên cao, Mặt Trời với gương mặt hồng hào tròn trịa, mỉm cười nhìn Gà Trống. Muôn loài hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ. Cây lá cũng mở bừng mắt reo vui chào đón ánh Mặt Trời. Người ta gọi lúc đó là ngày.

    Còn Mặt Trăng thì cảm thấy rất hối hận và xấu hổ vì đã đối xử không tốt với bạn Gà Trống. Vì thế, Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống phía bên kia rặng núi, Gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng tỏa những tia sáng dịu dàng, yếu ớt gọi là đêm.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  17. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    CẬU BÉ VÀ BỨC TRANH SƯ TỬ

    http://********.vn/wp-content/uploads/2013/01/27-lion.jpg

    Ngày xửa ngày xưa, có một người thợ săn cùng đứa con trai độc nhất sống ở ven một khu rừng đẹp. Người thợ săn vô cùng thương yêu con mình nên luôn lo lắng thú hoang sẽ hại cậu bé.

    Vào một đêm nọ, khi người thợ săn mơ thấy đứa con trai yêu quý của mình bị Sư tử cắp đi, và chết một cách thảm thương dưới móng vuốt của Sư tử. Sau khi tỉnh dậy, người thợ săn vô cùng sợ hãi. Ông sợ rằng giấc mơ sẽ thành sự thật, nhưng liệu có cách nào để con trai ông được an toàn đây? Cuối cùng, ông cũng nghĩ ra được một cách hay, rằng sẽ làm cho con một căn phòng ở trên không trung.Như vậy, thú dữ không có cách nào có thể hại được cậu bé nữa.

    Người thợ săn vào rừng đốn những cây gỗ to nhất, làm một căn phòng thật đẹp cho con trên không trung rồi nhốt con mình trên đó. Bốn bức tường của căn phòng có vẽ đầy đủ các loại thú. Khi vừa bước vào phòng, con trai người thợ săn vô cùng thích thú, vì từ nhỏ đến giờ cậu chưa bao giờ nhìn thấy nhiều con vật đến vậy. Nhưng nhìn mãi rồi cũng chán, những con vật trên tường không thể nhúc nhích và cũng chẳng có ai có thể chơi cùng cậu.

    Một lần, cậu bé đứng trước bức tranh vẽ Sư tử, và nói với Sư tử:
    - Con thú đáng ghét này, vì mày và cơn ác mộng của bố tao mà tao mới bị nhốt ở đây. Cứ bị giam giống như là tù nhân, không có chút tự do nào.
    Nói tới nói lui, cậu bé cuối cùng dùng hết sức đấm vào bức tường có vẽ hình Sư tử. Một cái dằm trên tường đã đâm vào ngón tay trỏ, sau đó ngón tay bị nhiễm trùng, cậu bé sốt cao liên miên và cuối cùng đã không qua khỏi.

    Lời bàn:
    Cha mẹ không thể làm cái ô che cho con cả đời. Từ nhỏ trẻ cần phải biết tự lập, tự cường thì sau này lớn lên mới có đủ dũng khí để đối mặt với cuộc sống.

    Nguồn: http://********.vn/
     
  18. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    ÔNG LÃO VÀ CON LỪA

    http://********.vn/wp-content/uploads/2013/01/17-donkey.jpg

    Ông lão nhà quê và đứa cháu bàn nhau đem con lừa ra hội chợ bán. Để con lừa khỏi mệt mỏi hầu có thể bán được giá cao, họ buộc chân lừa lại và hai ông cháu khệ nệ gánh con lừa đi.

    Đi được một đoạn, người đi đường thấy thế phá ra cười và bảo: “Có con lừa mà không chịu cỡi lại khiêng nó. Sao mà ngu thế!” Ông lão nhận thấy mình ngu thật, vội để con lừa xuống, cởi trói cho nó, và để đứa cháu cỡi lên lưng lừa, còn ông thì đi theo sau.

    Một lúc sau, khách bộ hành trông thấy thế, mắng thằng cháu: “Mày là đồ bất hiếu bất mục! Sao lại để Ông mày già yếu thế mà đi bộ. Chính mày phải đi bộ mới phải!” Một lần nữa, nghe theo ý khách bộ hành, Ông già leo lên lưng con lừa, đứa cháu bước theo sau.

    Đến một đoạn đường khác, ba cô gái đi qua thấy vậy, một cô bảo: “Tội nghiệp thằng bé, phải đi khập khễnh theo sau, trong khi ông già tưởng mình khôn ngoan lại ngồi chễm chệ trên lưng lừa!” Ông già nhận thấy ý kiến đúng, bảo thằng cháu cùng lên ngồi trên lưng lừa.

    Rồi một toán người khác đi ngang qua lại phê bình: “Sao lại bắt con lừa đáng thương ấy chở nặng như vậy? Họ không biết thương hại con vật già nua của họ tí nào cả. Ra đến hội chợ thì họ chỉ còn mảnh da lừa để bán!” Một lần nữa, hai ông cháu xuống đi bộ, để con lừa đi thong dong đằng trước.

    Vẫn chưa hết, một khách qua đường thấy vậy than rằng: “Sao họ không để con lừa vào lồng kính mà thờ! Họ đi mòn giầy của họ để bảo vệ con lừa. Đúng là ba con lừa!”

    Bấy giờ Ông lão mới trả lời: “Vâng, chính tôi là con lừa! Nhưng từ nay về sau, dù người ta khen hay chê tôi, dù người ta nói điều gì hay không nói điều gì, tôi chỉ làm theo đầu óc của tôi mà thôi!”
    Nguồn: http://********.vn/
     
  19. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    THỎ VÀ EM BÉ

    http://********.vn/wp-content/uploads/2015/02/pcay1370059891.jpg

    Đến một khu rừng, Thỏ gặp một em bé chăn trâu đang ngồi khóc. Thỏ động lòng thương, bước lại gần, hỏi:

    – Em tên là gì? Sao lại ngồi đây mà khóc?

    – Em tên là Rít. Trâu của em là trâu cái, mới đẻ được con nghé. Vậy mà có một lão Cọp đến đòi con nghé, lão ấy nói: nghé là do trâu đực của lão đẻ ra. Lão bắt mất nghé của em rồi.

    Thỏ dỗ em bé:

    – Thôi, đừng khóc nữa, để ta đi đòi nghé về cho.

    Lần đến hang Cọp, Thỏ vồn vã:

    – Kìa, bác Cọp! Sao lâu nay bác đi đâu mà không thấy. Vắng bác cả rừng ai cũng nhớ bác đấy.
    Cọp thích lắm, cười hà hà:

    – À, chú Thỏ, chú đến chơi có việc gì thế?

    – Ngày mai em làm giỗ mẹ, định lại mời bác đến chơi uống vài chén rượu!

    – Ồ, rượu thì tốt quá! Được, mai thế nào tôi cũng đến.

    Sáng mai, Cọp mò đến, thấy Thỏ vẫn ngủ khì, Cọp tức mình lay dậy:

    – Thế nào, giỗ chạp gì mà mời khách đến lại ngủ khì thế?

    Thỏ làm bộ mệt mỏi, dụi mắt đáp:

    – Chả nói giấu gì bác, em vất vả suốt đêm, cực khổ quá.

    – Chuyện gì mà vất vả suốt đêm?

    – Ấy, bố em giở dạ, đẻ được con em gái.

    Cọp trợn mắt:

    – Mày nói gì thế? Đàn ông sao lại đẻ?

    Thỏ mừng quýnh ngồi dỏm dậy:

    – Đó, đó. Bác nói đàn ông không đẻ, tại sao bác nhận con nghé là do trâu đực nhà bác đẻ ra? Thôi, bác phải trả lại con nghé cho thằng Y Rít.

    Cọp cứng lưỡi đành phải trả lại nghé cho Y Rít. Thấy Thỏ vui tính và nhanh trí, Cọp kết bạn với Thỏ rồi mời Thỏ về nhà mình ở. Nhưng vì tính thích lang thang nên Thỏ từ giã Cọp ra đi.

    (Truyện cổ Ê Đê)

    Nguồn: http://********.vn/
     
  20. truyencotich.vn

    truyencotich.vn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/2/2015
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    QUẠ VÀ THIÊN NGA

    Một con Quạ, đen như than, nó ganh ghét với một con Thiên Nga, vì bộ lông của Thiên Nga luôn trắng đẹp như bông.

    [​IMG]
    Quạ ngu ngốc một hôm bỗng nảy ra một ý nghĩ rằng nếu nó cứ sống như Thiên Nga, tức là cứ bơi lội và vùng vẫy suốt ngày trong nước, và ăn cây cỏ rong rêu mọc dưới nước, ắt bộ lông nó sẽ trắng ra như bộ lông của Thiên Nga vậy. Thế là Quạ liền bỏ rừng bay về vùng sông hồ và đầm lầy để sống.

    [​IMG]
    Nhưng dù cho nó ra sức tắm giặt suốt ngày này qua ngày khác bộ lông của nó vẫn cứ đen như ngày nào vậy.

    [​IMG]
    Và khi rong rêu trong nước ăn vào không phù hợp với cái dạ dày của nó, nó càng ngày càng gầy đét, và cuối cùng, ngã lăn ra chết.
    Nguồn: http://********.vn/
     

Chia sẻ trang này