Khác: Huyết áp cao khi mang thai

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Birua, 19/5/2010.

  1. Birua

    Birua Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/8/2008
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    134
    Điểm thành tích:
    83
    Huyết áp cao khi mang thai

    Huyết áp cao khi mang thai có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ và khiến em bé trong bụng chậm phát triển.
    Với bà bầu chứng huyết áp cao đặc biệt nguy hiểm. Nếu chứng bệnh này chỉ thoáng qua thì không gây hại gì.

    Trong trường hợp bệnh tăng nặng, ngoài việc có thể khiến thai nhi chậm phát triển, huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng sinh nở nghiêm trọng khi chuyển dạ (trong đó có nguy cơ tiền sản giật).
    Phần lớn thai phụ mắc chứng huyết áp cao không có biểu hiện gì rõ ràng, một số thai phụ thấy xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ, đau đầu…

    Cách phòng tránh
    - Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất.
    - Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.
    - Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.
    - Nên kiểm tra huyết áp đầy đủ.
    - Tuyệt đối không sử dụng rượu hay các chất kích thích.
    - Nếu bạn đã mắc chứng cao huyết áp trước khi mang thai, nên thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, các loại thuốc đã dùng để bác sĩ điều chỉnh liều lượng và kê đơn phù hợp cho bạn mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

    Càng gần đến cuối thai kỳ, bạn càng nên đi khám và đo huyết áp nhiều hơn.
    - Nên kiểm tra cả sức khỏe tim mạch của bạn đều đặn.
    - Nếu cao huyết áp chuyển thành tiền sản giật, tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất

    Những đồ uống có lợi cho bà bầu cao huyết áp
    - Sinh tố táo: Chứa nhiều chất xơ, photpho, sắt, kali và nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe khác. Nó cũng rất hữu ích với những bà bầu mắc bệnh bàng quang, sỏi thận. Có thể dùng từ 1-2 cốc nước táo một ngày.
    - Sinh tố dưa chuột: Giàu canxi, sắt, photpho và các loại vitamin khác. Ngoài ra, dưa chuột cũng có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm sưng viêm.
    - Các loại nước hoa quả, sinh tố chứa nhiều vitamin C như cam, chanh… cũng rất tốt cho thai phụ cao huyết áp. Vitamin C có tác dụng kìm hãm sự căng thẳng của hệ thần kinh trung ương và làm dịu huyết áp. Nó cũng giúp tăng cường sinh lực, hỗ trợ lưu thông máu.

    Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng những loại hoa quả thuộc họ cam quýt có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nhiều loại hoa quả này trong quá trình điều trị bằng thuốc, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
    - Nước ép củ cải đường: Chứa nhiều vitamin B1, B2, C, photpho, sắt, mangan… Hàm lượng magiê lớn trong củ cải đường có tác dụng loại bỏ stress, củng cố và làm ổn định hệ thần kinh.
    Tuy nhiên, nước ép củ cải đường dễ kết hợp với các vi khuẩn trong không khí và gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên uống ngay sau khi chế biến hoặc chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa 3 giờ trước khi dùng.
    Loại nước ép này có mùi vị hơi khó chịu, cho nên lúc mới đầu bạn nên uống từng chút một, sau quen rồi, có thể tăng thêm liều lượng. Bạn cũng có thể pha loãng thêm nước ép này với nước đun sôi để nguội cho dễ uống.

    Theo Healthday
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Birua
    Đang tải...


  2. mekubin238

    mekubin238 Thành viên mới

    Tham gia:
    14/4/2015
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Kiểm soát cao huyết áp mạn tính thai kỳ

    [​IMG]

    Hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ

    Nếu bạn chưa mang thai, hãy thảo luận kế hoạch muốn có con với bác sĩ điều trị cao huyết áp. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết về mức độ cao huyết áp của bạn trong lần khám sức khỏe trước khi mang thai.

    Bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc trị cao huyết áp của bạn, vì một số thuốc hạ huyết áp, như thuốc ức chế ACE, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh khi dùng trong thai kỳ.
    Nếu bạn đã mang thai, hãy đảm bảo thảo luận với bác sĩ bất kỳ loại thuốc mà bạn dùng. Nếu chưa có bác sĩ sản khoa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cao huyết áp của bạn. Một lần nữa, tùy vào tình trạng cao huyết áp, bạn có thể được giới thiệu bạn tới một chuyên gia điều trị cho thai phụ có nguy cơ cao.

    Nhiều phụ nữ bị cao huyết áp khi mang thai

    Trong lần khám thai đầu tiên, hãy chuẩn bị để nói với bác sĩ tất cả những gì bạn biết về tình trạng cao huyết áp của mình. Ví dụ, thời điểm bệnh khởi phát, các xét nghiệm hoặc thủ tục đã được thực hiện, và loại thuốc mà bạn đã dùng trước đây và hiện đang dùng (nếu có).

    Một ý tưởng tốt cho bạn là hãy chuẩn bị bản sao hồ sơ bệnh án và gửi trước (hoặc mang theo) cho bác sĩ. Nhờ vậy họ có thể xem lại chỉ số huyết áp được theo dõi trước đây của bạn, cũng như kết quả của các xét nghiệm và đánh giá khác.

    Xét nghiệm và thuốc

    Nếu xét nghiệm máu và nước tiểu liên quan đến cao huyết áp chưa được thực hiện gần đây, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện toàn bộ xét nghiệm này. Tùy thuộc vào tình trạng và những gì bạn đã thực hiện, họ có thể chỉ định EKG, kiểm tra mắt, xét nghiệm nước tiểu, và xét nghiệm cần thiết khác. Nếu đây là lần đầu tiên bạn được chẩn đoán cao huyết áp, bạn sẽ được kiểm tra toàn diện, bao gồm những xét nghiệm để loại trừ các bệnh có thể là nguyên nhân gây cao huyết áp.


    [​IMG]

    Nếu có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng thể
    Nếu bị cao huyết áp trầm trọng, bạn cần tiếp tục dùng thuốc trị cao huyết áp trong thai kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cần thay thế loại thuốc mà bạn thường dùng bằng loại khác an toàn hơn cho thai nhi, đặc biệt nếu bạn đang dùng loại thuốc ức chế ACE.

    Bác sĩ có thể quyết định cho bạn nhập viện một vài ngày để bạn có thể được theo dõi chặt chẽ cho đến khi thuốc được điều chỉnh và huyết áp được kiểm soát. Việc tiếp tục dùng thuốc là rất quan trọng, vì cao huyết áp không được kiểm soát một cách thận trọng có thể đe dọa đến tính mạng.

    Nếu bạn bị cao huyết áp mạn tính mức độ nhẹ (không có biến chứng khác, như tiểu đường hay bệnh thận), bác sĩ có thể khuyên bạn ngưng dùng thuốc trị huyết áp hoặc giảm liều. Ngưng uống thuốc tạm thời sẽ không gây ra vấn đề gì nếu bệnh của bạn là nhẹ.

    Nếu bạn chưa dùng thuốc trị cao huyết áp, bác sĩ có thể sẽ không khuyên bạn dùng thuốc ngay. Vì khi mang thai, huyết áp có xu hướng giảm ở thời gian cuối của 3 tháng đầu thai kỳ, giữ huyết áp ổn định trong 3 tháng giữa thai kỳ, cho dù huyết áp sẽ trở lại mức bình thường vào thời gian cuối 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu huyết áp xuống quá thấp, nó thực sự có thể làm giảm lưu lượng máu tới nhau thai.

    [​IMG]

    Khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm soát tình trạng cao huyết áp giúp bạn
    Thêm vào đó, các nghiên cứu cho thấy thuốc trị cao huyết áp không làm giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai. Nghĩa là, nếu huyết áp bắt đầu tăng cao, bạn có thể bắt đầu dùng thuốc (hoặc tăng liều thuốc) để bảo vệ bạn khỏi những hậu quả nghiêm trọng của cao huyết áp trầm trọng.

    Theo dõi tình trạng mẹ bầu và thai nhi
    cao huyết áp của bạn là nặng hay nhẹ, điều quan trọng là thực hiện đầy đủ việc khám thai định kỳ. Nhờ đó bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn và thai nhi hay bất kỳ những vấn đề khác, như tăng huyết áp, dấu hiệu của tiền sản giật, hoặc tình trạng thai nhi tăng trưởng kém.

    Trong thực tế, bạn sẽ cần khám thai định kỳ thường xuyên hơn và làm các xét nghiệm kiểm tra tình trạng hiện tại. Bạn cũng có thể được giới thiệu đến chuyên gia để giúp quản lý việc mang thai.

    Nếu bất cứ khi nào tình trạng huyết áp tăng quá cao trong thai kỳ, bạn sẽ được nhập viện cho đến khi tình trạng này được kiểm soát. Và nếu bị thêm tiền sản giật khi nhập viện, bạn có thể phải nằm viện cho đến khi sinh con. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn và sức khỏe của thai nhi, bạn có thể cần sinh sớm, thậm chí là trẻ phải sinh non.

    [​IMG]

    Lối sống khoa học rất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
    Thay đổi lối sống

    Bạn cần phải đặc biệt chú ý đến lượng muối mà bạn ăn: tránh sử dụng lọ rắc muối; cố gắng dùng những thực phẩm tươi thay vì thức ăn chế biến sẵn hoặc đóng hộp và nhớ kiểm tra hàm lượng muối trong đó. Nếu bạn chưa được tư vấn về dinh dưỡng hay chưa biết cách để hấp thu hàm lượng muối trong mức khuyến nghị giới hạn của bác sĩ, hãy tư vấn chuyên gia về dinh dưỡng - người có thể đưa ra một chế độ ăn uống hiệu quả cho bạn.

    Nếu huyết áp của bạn tăng trầm trọng, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn giảm bớt các hoạt động và tránh tập erobic, đặc biệt nếu bạn không tập thể dục nhiều trước khi mang thai. Nếu bạn bị cao huyết áp nhẹ, có thể không có bất kỳ hạn chế nào và bạn có thể tiếp tục tập thể dục. Nếu bạn hút thuốc lá hoặc uống rượu, quan trọng nhất là cần dừng lại ngay, vì chúng có thể làm huyết áp của bạn trở nên tồi tệ hơn.

    Ảnh minh họa: Internet
    http://suckhoenhaban.blogspot.com/
     

Chia sẻ trang này