Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi shop_metit, 8/9/2011.

  1. huonghnstar

    huonghnstar Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/9/2011
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    con mình cg rất thích xem đĩa, mình sẽ học theo cách này của bạn
     
    Đang tải...


  2. mecuntung

    mecuntung Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/9/2011
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Em đang đọc cuốn này, lúc sinh em bé xong ông xã mang về cho mới biết tới cuốn sách này. Em nghĩ tất cả các mẹ đều nên đọc. Em có bản mềm nếu mẹ nào có nhu cầu thì gửi mail cho em em sẽ gửi lại bản mềm qua mail để các mẹ in ra đọc. Mail của em là soandt@vatgia.com . Cảm ơn chủ top tốt bụng. Quyển sách này có ý nghĩa và rất cần thiết cho các chị em chuẩn bị làm mẹ và đã làm mẹ như em :D
     
  3. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    giữa cách dạyc ủa cha Witte và cho Mill, tôi nghĩ mình sẽ cố gắng áp dụng cả hai nhưng nghiêng về phần gần gũi thiên nhiên và xã hội hơn
    Nếu con chỉ biết tróng ách vở thì khi ra đời thật con sẽ rất bỡ ngỡ va khó hòa nhập, nhưng nếu chỉ biết bên ngoài mà thiếu kiến thất sâu sắc thì cũng có lỗ hổng lớn.
    Điếu quan trọng là các cha mẹ nên chuẩn bị cho mình 1 kiến thức nhất định
     
  4. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    các nhà khoa học lại không khuyến khich bé xem tivi trước 3 tuổi mà các mẹ
     
  5. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mình cũng thích cách dạy của Witte hơn. Một quyển sách khi đọc mà không hiểu gì thì mình cũng oải nói gì bọn trẻ. Hơn nữa thời nay nhiều sách ảnh đẹp hấp dẫn bọn trẻ hơn nhiều. Với lại mình nghĩ việc ép con đọc 1 cuốn sách nào đó "khó hơn lên trời" ấy, may ra mình đọc cho chúng nghe chưa chắc đã ổn
     
  6. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Vẫn biết thế, nhưng một khi phải mở đĩa cho xem bé mới chịu ăn thì phải làm thế nào? Khi mắc phải chuyện này thì cho bé xem đĩa ấy chẳng tốt hơn xem siêu nhân hay hoạt hình hay sao (lúc này là đang tận dụng được thời gian "lãng phí" của bé đó).
    Mình chỉ xem ý kiến của các nhà khoa học để tham khảo thôi còn thực tế thế nào chỉ có mình mới có thể hiểu và "chiến đấu" với bé được.
    Lại nhớ đến báo chí mấy hôm nay ầm ĩ vụ Bộ trưởng đi xe Bus, thấy BT giống nhà khoa học quá đi mất.
     
  7. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    VIII. Nhà bác học Edison từng nói: “Phần lớn người dân nước ta ăn quá nhiều, vì thế năng lượng phải dồn xuống dạ dày để tiêu hóa hơn là cung cấp cho cái đầu làm việc”. Khi đó dạ dày sẽ phải làm việc hơn mức cần thiết, tương ứng với nó, bộ não lại không hoạt động. Người có cái bụng luôn no căng sẽ có xu hướng trì trệ.
    Đọc tự truyện của Franklin cũng sẽ thấy sinh thời ông rất chú ý đến điều này. Và Witte cha, từ cách đó hàng trăm năm đã biết áp dụng với con trai đúng như thế. Ông cũng có suy nghĩ rằng, tinh lực của trẻ nếu chỉ tiêu hao vào việc tiêu hóa thì sẽ không thể phát triển não bộ. Vì thế trong quá trình nuôi dạy Witte, ông chủ trương không bắt con ăn nhiều hơn mức cần thiết. Trong khi đó có những đứa trẻ ăn không biết chán, ăn quá nhiều dẫn đến bị bệnh.
    Có điều đấy không phải là đặc điểm trời sinh của trẻ mà chính là do thói quen ăn uống phát sinh từ sự thiếu hiểu biết của bố mẹ. Đương nhiên ai cũng mong con chóng lớn, nhưng ko thể bừa bãi được mà phải có chể độ dinh dưỡng phù hợp.
    Witte cha rất chú ý đến điểm này. Witte con chỉ ăn những thứ được cho phép, và điều đó cũng được dạy bảo hợp lý.
    Ông giải thích cho con nghe về tầm quan trọng của sức khỏe như thế này: “Người ta nếu ăn quá nhiều thì cơ thể sẽ khó chịu, đầu óc sẽ kém minh mẫn, lâu dần sẽ sinh bệnh. Nếu bị bệnh thì không thể học được mà cũng chẳng thể chơi được. Không những thế, khi con bệnh thì bố mẹ cũng sẽ phải vì chăm sóc con mà không thể làm việc được.” Nếu thấy có đứa trẻ con nhà người quen biết bị ốm, Witte cha sẽ dẫn con đến thăm, không quên những lời giáo huấn từ thiết thực: “Đó con xem, bạn ấy vì ăn uống bừa bãi nên sinh bệnh đó…”
    Ông kể lại, “Có lần 2 cha con đi dạo gặp người quen và nói chuyện như sau:
    -Xin chào, mọi người trong nhà có khỏe không ạ?
    -Dạ cảm ơn.
    -Chẳng phải cháu ở nhà bị ốm sao?
    -Vâng, nhưng sao bác biết ạ?
    -Cái đó tôi biết chứ, vì là sau Giáng sinh mà.
    Tôi hoàn toàn không nói mò. Đứa trẻ đó ngày thường đã ăn quá nhiều, sau lễ Giáng sinh thì chắc chắn sẽ phát ốm. Sự thực đúng như vậy. Tôi đưa con trai đến thăm, đứa bé đó đang rên hừ hừ vì đau bụng và đau đầu, và khi nói chuyện thì quả thật là do ăn uống. Con trai tôi bên cạnh khi đó cũng đã tận mắt chứng kiến và hiểu được mọi chuyện.
    Nhờ cách giáo dục này mà Witte hầu như không bao giờ bị ốm vì ăn uống. Khi đến chơi nhà người quen, được mời kẹo, nhưng dù có hấp dẫn thế nào và họ nói gì đi nữa thì con trai tôi vẫn không đụng đến. Mọi người nhìn vào, ko nghĩ đó là do Witte tự nguyện. Ai cũng cho rằng đó là do tôi quá nghiêm khắc. Suy từ bản thân họ và con họ thì đúng là không thể hiểu nổi tại sao Witte lại có thể tự kiềm chế như vậy. Nhưng nếu được dạy bảo từ đầu, chắc chắn đứa trẻ nào cũng sẽ giống như con tôi.”
    Đúng như Witte cha nói, nhiều cha mẹ vì nuông chiều con nên để con ăn uống không có quy tắc, không có giới hạn, tạo cho con thói quen ăn uống bừa bãi. Điều đó làm giảm sút tinh thần và trí lực của trẻ. Và như thế dù có giáo dục từ sớm hay giáo dục kiểu gì đi nữa thì cũng không có hiệu quả.
     
  8. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Ôi hay quá, không ngờ Witte cha lại chú trọng đến cả việc ăn uống của con đến vậy. Thật đúng là 1 cuốn sách đa chiều nhưng gần gũi và thiết thực biết mấy
     
  9. muamaytinhcuhn

    muamaytinhcuhn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/8/2011
    Bài viết:
    1,069
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    cảm ơn chị nhé, một cuốn sách rất hay
     
  10. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    đúng là quyển sách hướng dẫn đa chiều, phải học tập thôi
     
  11. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    IX. Witte cha khuyến khích con toàn tâm toàn ý trong lúc học, phân biệt rõ ràng thời gian học và chơi. Còn phương pháp giáo dục của bản thân ông lại không mấy phân biệt điều đó.
    Khi chơi, khi đi dạo hay lúc ăn uống ông đều nỗ lực mở rộng hiểu biết cho con. Nói đến sự toàn tâm toàn ý ở đây là nói đến thời gian dành cho việc học. Như đã nói, ông bắt đầu dạy Witte tiếng Pháp từ khi lên 6. Đầu tiên mỗi ngày học 15 phút, trong thời gian đó Witte con phải tuyệt đối chuyên tâm vào việc học, nếu không sẽ bị mắng. Nếu mẹ hay người hầu có gì cần hỏi thì ông cũng sẽ nghiêm khắc từ chối “Bây giờ thì không được, Karl đang học”.
    Nếu có khách đến chơi ông cũng sẽ “Xin lỗi đợi tôi một lúc” và nhất thiết không rời khỏi ghế. Chính điều này giúp cho Karl hiểu được học có nghĩa là phải tập trung toàn bộ tinh thần.

    Witte cha còn rèn luyện cho con thói quen làm gì cũng phải nhanh nhẹn hoạt bát. Nếu Witte con mà lần chần, chậm chạp thì dù có làm được việc ông cũng không vui. Kết quả của việc giáo dục này là Witte con làm gì cũng nhanh chóng và vì thế có rất nhiều thời gian cho việc vận động, nghỉ ngơi cũng như tham gia các hoạt động xã hội. Trên thực tế có nhiều người rất lãng phí thời gian, họ có thói quen rất xấu là trong khoảng 1 giờ thường chỉ loanh quanh luẩn quẩn chẳng làm được việc gì. Witte cha đã tránh cho con mình thói quen đó, và đến nhiều năm sau này Witte con vẫn thầm cảm tạ cha mình.
    Về việc học Toán và Ngữ văn, Witte cha nghiêm cấm con mình học theo kiểu đại khái mà phải thật triệt để, tường tận, minh bạch. Ông coi việc đó cũng giống như xây một bức tường gạch, nếu không làm như thế thì nhất định không thể đạt kết quả. Trên thế giới có những người được gọi là học giả, và họ nói, họ viết bằng những “thuật ngữ” mà người khác không hiểu nổi, Witte cha cho rằng những người này, trong quá trình học tập nghiên cứu của mình đã có những điều chưa được lý giải chính xác, hoặc là đã hiểu và ghi nhớ một cách thô thiển. Ông đả kích những người này là Học giả “dổm”, chỉ đáng làm trò cười cho thiên hạ.
    Chủ trương giáo dục của ông là phải thật tường tận.
    Đọc đến đây, người ta có thể nghĩ rằng chắc hẳn Witte cha đã mất rất nhiều thời gian để dạy con. Thực tế không phải như vậy. Ông là một mục sư với công việc rất bận rộn, muốn có nhiều thời gian cho con cũng không được. Hàng ngày ông chỉ dành 1-2 giờ để dạy con. Sức phát huy năng lực của con lớn hơn ông nghĩ rất nhiều. Ban đầu ông chỉ nghĩ là sẽ giáo dục để Witte con không thua kém các bạn, đến 17-18 tuổi là có thể vào đại học… Còn việc khả năng của Witte con đã phát triển vượt xa cả mong đợi là điều ông không ngờ tới. Ông đã hứa là sẽ giáo dục con để sao cho “kỳ phát triển” không bị muộn, nên sau đó cũng cố gắng để thực hiện. Ông đã xác định từ đầu rằng sẽ phải mất nhiều công sức để giáo dục con, nhưng về sau những môn như Ngữ văn và nhiều môn học khác Witte đều tự mình học và nhớ được là chính. Đến năm 8, 9 tuổi thì học vấn của Witte con đã vượt hơn cả cha mình.
     
    cncstarhoanglanauto thích.
  12. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Đoạn này thì hơi khó với mình vì bản thân mình là người rất hay mất tập trung, lại lề mề nữa. Hic, phải làm sao đây???
     
  13. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    em cũng thế, làm việc chúa không tập trung
     
  14. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    X. Người đọc có thể cảm thấy PHƯƠNG PHÁP giáo dục của Witte cha là giáo dục “lệch”, chủ yếu nhằm nâng cao trí tuệ, còn ông lý giải về phương pháp Giáo dục của mình như sau:
    “Mọi người nghĩ tôi giáo dục con theo phương châm đào tạo học giả, hơn nữa còn cho rằng tôi muốn con trở thành thần đồng, làm cả thế giới phải ngạc nhiên. Thực sự không phải như thế. Tôi chỉ muốn con tôi được phát triển toàn diện. Tôi đã hứa sẽ giúp con phát huy mọi khả năng sẵn có, và tôi nỗ lực để con tôi có thể lớn lên trở thành một người hoạt bát, khỏe mạnh, hạnh phúc. Bản thân tôi thích những người hoàn thiện cả về tinh thần và trí lực, rất ghét những kẻ gọi là học giả nhưng lại chỉ biết về 1 phía. Vì thể tôi dạy con cả tiếng Hy Lạp, tiếng La tinh, Toán học cũng là để giáo dục con theo hướng toàn diện ngay từ đầu.
    Tôi cũng không phải người chỉ giáo dục tri thức cho con. Tôi và vợ tôi luôn động viên khuyến khích những sở thích cũng như trí tưởng tượng của con, đồng thời cũng cố gắng để con hiểu rằng yêu hay ghét không phải chỉ dựa trên cảm tính mà phải được quyết định bởi đạo đức và lương tâm.
    Tôi ghét cái gọi là học giả, là những người giống như cái cây khô không có tình cảm và không thể kết bạn, những người chỉ chăm chăm vào cái mình biết, đi đến đâu, gặp bất kỳ ai cũng thao thao về chuyên môn của mình. Đó là những kẻ không bình thường, là trò cười cho thiên hạ. Tôi không muốn con tôi trở thành học giả theo kiểu đó. Chuyện con tôi là thần đồng chỉ là tin đồn nhảm. Thần đồng là gì chứ? Chẳng phải chỉ là hoa trong nhà kính hay sao? Nếu tôi mà có thể lập kế hoạch biến con mình thành thần đồng, chẳng phải là tôi đã mạo danh cả các vị thần làm công việc của họ hay sao?”
    Nếu xét đến phương diện trí tuệ của 1 đứa trẻ, 8 tuổi biết 6 thứ tiếng, 9 tuổi vào đại học, 14 tuổi thành tiến sĩ, là một kết quả rất tuyệt vời, nhưng nhìn theo một khía cạnh khác thì có thể chỉ là bình thường. Những người thời đó, chỉ nhìn vào thành tích học tập của Witte con nên cho rằng phương pháp giáo dục của Witte cha là phương pháp hướng vào tri thức. Còn đối với Witte cha, ông mong muốn giáo dục con đầy đủ về mọi mặt. Việc trí tuệ của Witte con trở nên xuất chúng như vậy là hoàn toàn bất ngờ. Thực tế để thực hiên mong muốn giáo dục toàn diện của mình, ông đã dồn nhiều tâm sức để giáo dục đức độ cho con hơn là tài năng. Bản thân ông lại là mục sư, vì thế Witte con ngay từ nhỏ đã được dạy về lòng mộ đạo, và kết quả là cậu bé thông thạo kinh thánh một cách đáng ngạc nhiên, đặc biệt là lời của Chúa thì Witte thuộc lòng từng chữ. Có không ít những đứa trẻ là con mục sư, nói về kinh thánh thì cái gì cũng biết, nhưng lại quá đỗi nghịch ngợm, khó bảo. Nhưng Witte thì không như thế. Đó là 1 cậu bé sùng đạo tuyệt vời với trái tim nhân ái sâu sắc, theo lời mọi người là “thanh khiết như Thiên sứ”. Từ nhỏ tới lớn cậu không tranh giành với ai, thậm chí còn không cả làm đau hoa cỏ. Cả cuộc đời mình, Witte là tiêu biểu cho một tâm hồn hào hiệp với lòng kính Chúa sâu đậm.
     
  15. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    giáo dục con cái đạo đức và lòng nhân hậu. Đó là tiêu chí màem theo đuổi .
     
  16. boi92

    boi92 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/10/2011
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    đúng như vậy, phải dạy con từ lúc con nhỏ
     
  17. boi92

    boi92 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/10/2011
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    bài viết rất hay. cám ơn bạn nhiều
     
  18. thubinh_bn

    thubinh_bn Banned

    Tham gia:
    10/3/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    mỗi gia đình có một cách giáo dục trẻ khác nhau, em đã biết thêm một cách nữa bổ sung cho thiên tài cu tí nhà em hì hì
    Cảm ơn chị nhiều nhiều :)
     
  19. phuongthao1

    phuongthao1 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/10/2011
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    cám ơn bài chia sẽ bổ ích này của chị
     
  20. menghe

    menghe

    Tham gia:
    1/9/2005
    Bài viết:
    23,431
    Đã được thích:
    146
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    oánh dấu theo dõi, mình cũng quan tâm cuốn này mà chưa có dịp đọc, thanks chủ top nha
     

Chia sẻ trang này