Mang thai, sinh nở

Những vấn đề liên quan đến việc mang thai, sinh nở.

 
nhung-thu-tuc-me-bat-buoc-phai-lam-khi-vao-phong-sinh-1590.jpg
Thay đồ, làm sạch vùng kín, thử máu, "tháo thụt", khám trong, ... Mẹ nào cũng sẽ trải qua những điều này trước khi đón bé chào đời.

Nếu chưa từng sinh nở, chắc chắn nhiều mẹ sẽ nghĩ khi vào viện là chỉ việc… nằm lên giường và rặn! Không đâu, thực tế là có khá nhiều “thủ tục” mà dù muốn hay không, mẹ đều bắt buộc phải làm theo trình tự sau:

Thay “đồng phục”
Sau khi làm thủ tục nhập viện, mẹ sẽ được phát giấy vệ sinh, bỉm cho bà bầu, quần lót giấy, dép và một bộ váy dành riêng cho sản phụ để thay. Tùy vào bệnh viện mà màu sắc, kiểu dáng trang phục khác nhau (tuy nhiên điểm chung là tất cả đều rộng thùng thình và thậm chí “cũ rích” khiến mẹ vừa mặc vừa… nhăn).

Ngoài những thứ đó thì mẹ sẽ chẳng được mang theo bất cứ vật dụng gì, điện thoại, giày dép, quần áo vừa thay,… sẽ được bỏ vào túi nilon để người nhà giữ. Tốt nhất, trước khi đi sinh mẹ cũng nên tháo hết nữ trang như dây chuyền, nhẫn, lắc,… để ở nhà cho an toàn và không làm em bé bị thương khi va quệt với...
sinh%20thuong%20hay%20sinh%20mo.jpg
Sinh thường hay sinh mổ? Đây như là câu hỏi luôn thường trực trong đầu và là nỗi băn khoăn của các mẹ bầu nhất là các mẹ trong giai đoạn cuối thai kì.



Sinh thường là phương pháp sinh tự nhiên theo chức năng và bản năng của cơ thể mỗi người mẹ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều mẹ bầu dù đủ điều kiện sinh thường nhưng vẫn chọn sinh mổ. Vì sợ đau, mất thẩm mĩ hoặc muốn chọn ngày đẹp, giờ đẹp với mong muốn con thông minh... Song dù sinh thường hay sinh mổ thì đều có những ưu và nhược điểm đáng cân nhắc như trong bài viết sau của nick: ngatn.mecaphe đã chia sẻ: Sinh thường và sinh mổ - Cái nào tốt...
thuc-pham-cho-ba-bau.jpeg
Ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, tài giỏi. Vậy nên những câu hỏi: Mang thai nên ăn gì? Làm gì? để con khỏe mạnh, thông minh, trắng trẻo ngay từ trong bụng mẹ luôn là nỗi lo của không ít các mẹ bầu.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bên cạnh yếu tố di truyền thì chế độ dinh dưỡng, thói quen hàng ngày... của mẹ trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của bé sau này.

Vậy bà bầu nên ăn gì để con thông minh và khoẻ mạnh? Bài viết: Mẹ ăn gì để con thông minh nhất? của mẹ key_of_life sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề này. Hay trong topic: Mẹ bầu ăn gì cho con thông minh?? cũng được nhiều mẹ quan tâm về những món ăn bổ dưỡng, dễ tìm và không quá đắt như cháo cá chép, trứng gà, trứng...
Ớt là một trong những loại gia vị phổ biến trong các món ăn của người Việt. Ớt chứa nhiều vitamin và các chất giúp cơ thể phòng tránh một số bệnh đồng thời giúp ăn ngon miệng tuy nhiên ớt cũng được biết đến là thực phẩm cay, nóng dễ sinh nhiệt cho cơ thể. Trong thời gian thai nghén nhiều mẹ bầu thèm ăn ớt cay, vậy mang thai ăn ớt có tốt hay không?

Tại topic thèm ăn ớt khi mang thai nhiều mẹ cho rằng ăn nhiều đồ cay sẽ khiến con cái trở nên nóng tính và khuyên mẹ bầu nếu thèm ăn ớt quá thì nên bỏ hạt ớt. Hay ở topic mang thai tuần 6 mà lại thèm ớt cay và ăn mặn nhiều mẹ cho rằng ăn cay nhiều con sẽ bị nóng trong và ảnh hưởng tới hệ thần kinh của con.

Theo nhiều tài liệu, ăn cay trong thời gian mang thai...
an-trung-ngong-khi-mang-thai-co-tac-dung-gi1.jpg
Hầu hết các mẹ khi bầu đều đã từng nghe hoặc "bị" các bậc tiền bối ép ăn trứng Ngỗng, rằng trứng ngỗng thì rất tốt cho mẹ, khỏe cho con. Rồi thì các mẹ, các ông các bà vẫn hay truyền tai nhau rằng ăn trứng ngỗng cũng có thể để được con trai hay gái tùy thuộc vào mẹ bầu ăn 7 hay 9 quả...Vậy sự thật có đúng thế không?


Đầu tiên xét về mặt chất lượng, trứng ngỗng so với trứng gà quả thật to hơn về kích cỡ và hiếm hơn trứng gà. Nhưng không phải cứ hiếm mà sẽ quý. Theo các nhà khoa học thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng tuy giàu protein hơn trứng gà (trứng ngỗng 13,5%, trứng gà 12,5%) nhưng lượng lipit lại cao hơn hẳn(ở trứng ngỗng là 13,2%, còn trứng gà 11,6%). Lượng khoáng chất và vitamin có trong trứng ngỗng cũng ít hơn so với trứng gà. Có những loại rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và thai nhi như vitamin A, ở trứng...
3dfngf-5.jpg
Đã đi được hai phần ba chặng đường của hành trình làm mẹ. 3 tháng cuối của thai kỳ cũng là quãng thời gian khó khăn hơn và cũng là lúc đan xen trong mẹ là sự háo hức lẫn hoang mang, lo lắng. Ở giai đoạn này mẹ đã cảm nhận rõ rệt hoạt động hàng ngày của bé qua những cú đạp, cú huých, lộn nhào; có lẽ đó cũng là động lực để mẹ bước qua giai đoạn nặng nề để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn chào đón bé yêu.


Ở tam cá nguyệt thứ 3, ngoài việc đối diện với những rắc rối gặp phải ở 3 tháng giữa thai kỳ, cơ thể người mẹ cũng có rất nhiều thay đổi và rắc rối khác như: rạn da, nám da, trứng cá khiến mẹ mất tự tin; ra nhiều mô hôi, nổi ban đỏ, ngứa gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu; đi tiểu...
che-do-dinh-duong-cho-ba-bau1.jpg
Trải qua 3 tháng đầu của quá trình mang thai, mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ 2 là 3 tháng giữa thai kỳ. Đây có lẽ là quảng thời gian thoải mái và tuyệt vời nhất và cũng là lúc mẹ cảm thấy hân hoan, hạnh phúc khi cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé.


Trong giai đoạn này hầu như cảm giác nghén ngẩm, mệt mỏi đã tan biến. Nhưng thay vào đó mẹ cũng phải đối diện với hàng loạt rắc rối mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ như: rạn da, phù nề, táo bón, chóng mặt, khó thở...Vậy làm thế nào để...
Nh%E1%BB%AFng-bi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%95i-c%E1%BB%A7a-c%C6%A1-th%E1%BB%83-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-sau-khi-mang-thai-Ph%E1%BA%A7n-1.jpg
Mang thai là khởi đầu tuyệt vời cho hành trình làm mẹ. Đan xen trong niềm vui, hạnh phúc, chờ đợi là biết bao sự băn khoăn, lo lắng cho khởi đầu này nhất là với những ai lần đầu làm mẹ.

Nhiều bà mẹ băn khoăn, lo lắng và cảm thấy bối rối khi biết mình mang thai, bởi các mẹ phân vân không biết phải bắt đầu từ đâu, nên làm gì và không nên làm gì để con yêu phát triển khỏe mạnh.


Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ có lẽ là quãng thời gian khó khăn của hầu hết các bà mẹ. Từ sự thay đổi rõ rệt của cơ thể khi mang thai đến việc trải qua quá trình ốm ghén là những bước đầu để mẹ làm...