Chọn đồ chơi cho con thế nào là phù hợp?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi thuhien, 10/7/2007.

  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
  2. Bin 2002

    Bin 2002 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/4/2007
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Nhà mình thì có bé trai . Hồi bé còn nhỉ thì toàn tập trung mua các đồ chơi bằng nhựa, kiểu lắp ghép, nhiều màu sắc, cho bé tự lắp ráp hình theo ý của bé . Còn hình hướng dẫn trong quyển tài liệu kèm theo thì chẳng bao giờ ép bé xếp theo cả . Bây giờ thì bé lớn hơn rồi, không chơi các loại lắp ráp đó nữa, mà toàn chơi vẽ tranh, tô màu.
     
  3. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Có chứ vì với mình, đồ chơi là một trong những phương pháp dạy trẻ rất hiệu quả mà. Tuy nhiên, rất tiếc, hồi mình đẻ nhóc, mình chưa được biết nhiều thứ như bây giờ.

    Các tiêu chí cơ bản của mình khi mua đồ cho con:
    - An toàn
    - Có tính giáo dục cao
    - Con cảm thấy thích thú
    - Chơi cùng con (vậy nên dù đồ chơi có vẻ hơi khó như xếp hình nhưng cu cậu vẫn rất khoái).

    Hôm nay, mình vừa tặng cu cậu một cây đàn xylophone. Khi đưa cho cu cậu chơi thử, cu cậu mê ngay, vừa gõ lại còn hát một bài nữa chứ... Yêu con quá cơ! :rock:
     
  4. therichcafe

    therichcafe Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/4/2007
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    em chưa có con nhưng nếu sau này mà có chọn đồ chơi chắc em chỉ tập trung vào mấy game tài chính ví dụ như trò Cờ Tỷ Phú hoặc trò Cashflow của Robert. Còn những vấn đề liên quan đến tính sáng tạo thì.... em thích cho nhóc nhà em học trực tiếp từ thiên nhiên, môi trường sống xung quanh
     
  5. donganh

    donganh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/7/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Bé gái trên 1 tuổi thì nên chơi những đồ chơi gì các mẹ nhỉ
     
  6. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Sự phát triển của trẻ trên 1 tuổi​


    Bước được những bước chân đầu tiên là sự kiện quan trọng đầu tiên của trẻ trong giai đoạn này. Ðôi khi trong tháng này, con bạn đã tự mình bước những bước chân đầu tiên (nhưng nếu cháu chưa đi được, bạn cũng đừng lo lắng). Hầu hết trẻ em bước những bước dài trên đầu ngón chân và hai mũi chân đưa về hai bên. Cũng vào thời gian này, con bạn bắt đầu tự ăn bằng muỗng mặc dù cháu vẫn thường đút thức ăn ra ngoài miệng.
    [red]Trò chơi mới:[/red][/size=3]
    Giờ đây, trò chơi của con bạn sẽ thay đổi, bắt đầu từ việc nắm vững các kỹ năng vận động (cháu biết dùng ngón cái và ngón trỏ để cầm nắm một vật) đến việc luyện tập các cơ bắp. Một số trẻ em ở tuổi này kéo dài thời gian chú ý khoảng 2 đến 5 phút vào những hoạt động im lặng: chăm chú ngắm nghía và mân mê bàn chân nó chẳng hạn.

    Cháu thích đẩy, ném và xô ngã mọi thứ. Cháu sẽ cho bạn một món đồ chơi rồi đòi lấy lại, và thích chơi với những thứ có thể bỏ đồ vào rồi đổ ra như cái thùng giấy, hộp...

    [green]Cháu cũng thích chơi với những chiếc bình và xoong nồi bằng cách đặt cái nhỏ vào trong cái lớn hơn, thích làm mọi người giật mình bởi tiếng động lớn chúng gây ra khi đập các đồ vật vào nhau [/green]
    (vì vậy mà nên cho bé chơi trò xếp hình vào trụ với nhạc chuông ngân vang)
    Làm cho giờ đi ngủ trở nên thoải mái hơn:
    Khi trẻ ngủ những giấc ngắn trong ngày, bạn sẽ có chút ít thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Nhưng khi con bạn được gần 1 tuổi, cháu sẽ bắt đầu không chịu ngủ trưa, và sự tự do phát triển sẽ khiến cháu làm rối loạn giờ giấc ngủ.

    Nếu bạn tắm hay kể chuyện cho cháu nghe trước khi đi ngủ, điều đó sẽ giúp ổn định giờ giấc ngủ của cháu. Ðó cũng là một ý kiến hay trong việc kiên trì thực hiện một chuỗi hành động nào đó cho đến khi bé thiu thiu ngủ: cho ăn, tắm và mặc đồ ngủ vào cho cháu, chơi một trò chơi nào đó, đọc sách cho cháu nghe, hát một bài hát hay cho nghe một bản nhạc, sau đó đặt cháu xuống giường. Bất cứ điều gì bạn làm đều nên xếp vào kế hoạch đều đặn, điều đó sẽ tạo nhiều thời gian cho bạn ở bên con mình nhiều hơn. Bạn có thể phân chia các hoạt động này với chồng mình (bạn tắm cho con, anh ấy đọc truyện và cứ như thế) vào mỗi buổi tối, hoặc tạo cho cả hai một ít thời gian nghỉ mỗi tuần, cố gắng cắt bớt những đêm bạn phải đảm nhận việc cho con ngủ.

    Thật khó rời cháu ra:
    Con bạn tự nhiên yêu và nương tựa vào bạn. Vì thế, cháu rất buồn khi bạn phải có việc rời cháu ra như phải đi chợ, đi vệ sinh, cháu phải đi ngủ... Hãy đơn giản hóa việc bạn đi khỏi, đừng kéo dài tình trạng này quá mức cần thiết bởi những lời tạm biệt, mi gió, "bái bai"... Hãy nhanh lên và chỉ cần hôn một cái là đủ. Con bạn sẽ sớm ngừng khóc khi bạn ra ngoài.

    Học nhiều ngôn ngữ hơn:
    Thời điểm này, vốn từ của trẻ có thể chỉ gồm một vài từ ngoài những từ quen thuộc như "ma ma", "măm măm" và "ba ba". Nhiều đứa trẻ 1 tuổi đã bập bẹ nói được những câu ngắn, đầy đủ giọng điệu mà nghe như chúng đang nói một thứ tiếng nước ngoài.

    Lúc này con bạn cũng có thể đáp lại những câu hỏi và những yêu cầu đơn giản, đặc biệt nếu bạn cho cháu một số gợi ý bằng những điệu bộ. Ví dụ hỏi cháu "miệng con đâu?" và chỉ vào miệng. Hoặc thử bảo cháu "đưa mẹ cái tách nào" và chỉ vào cái tách. Con bạn cũng có thể trả lời theo cách riêng của cháu, chỉ sử dụng cử chỉ riêng, như là lắc đầu để nói "không".

    Hãy tận dụng sự tiếp thu của trẻ để bắt đầu dạy trẻ cách ứng xử và làm thế nào để giúp đỡ người khác. Hãy nhấn mạnh từ "làm ơn" và "cảm ơn" khi bảo cháu làm điều gì và làm cho các trò chơi của cháu thêm thú vị bằng cách chuyển hướng sang một trò chơi mới. Dù cháu bé có thể không tiếp thu ngay được nhưng bắt đầu từ lúc này cũng không bao giờ là sớm.

    Ðặt tên cho mọi thứ:

    Việc giúp trẻ gọi đúng tên đồ vật và tên của cháu hay không là tùy thuộc ở bạn. Bạn làm càng nhiều, vốn từ của con bạn càng phong phú hơn. Không ngừng nói chuyện với cháu và dán nhãn vào đồ vật. Ðếm những bậc cầu thang khi con bạn đi lên và chỉ vào tên cùng màu sắc của trái cây hay hoa quả ở cửa hàng thực phẩm. Ðọc cho con bạn nghe những cuốn sách có tranh ảnh minh họa và yêu cầu cháu chỉ hay gọi tên những nhân vật quen thuộc. Hỏi về suy nghĩ của cháu: thích mang vớ màu đỏ hay màu xanh, hoặc cháu thích chơi với con gấu hay búp bê... Cháu có thể sẽ không trả lời nhưng cứ thử lại lần nữa xem, bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng học hỏi của cháu!

    Con tôi có phát triển bình thường không?
    Bạn nên nhớ rằng, mỗi trẻ em là một cá nhân riêng biệt và cháu có những sự phát triển riêng về thể chất với tốc độ tiến triển khác nhau. Những kỹ năng này đơn giản chỉ là một hướng dẫn về những gì trẻ có khả năng làm được bây giờ hay sau đó ít lâu.

    Và nếu bạn sinh non thì con bạn cũng có thể làm được những điều tương tự như những đứa trẻ cùng tuổi. Ðừng lo lắng quá!
     
  7. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Oái, bác đồ chơi thông minh ơi, bác có kinh nghiệm hay tiêu chí gì trong việc lựa đồ cho con không?
    @mẹ Donganh: Em thấy đồ chơi dành cho các bé 1 tuổi thường chưa phân biệt rõ ràng bé dành cho bé trai hay bé gái đâu. Thông thường, mẹ nên dựa vào tính cách và sở thích của con để mua đồ chơi cho bé thì dễ hơn. Ví dụ, bé hiếu động thì có thể chơi các món đồ chơi động. Bé có tính kiên nhẫn thì có thể chơi các món đòi hỏi tỉ mỉ một chút. Nhưng đồ chơi cho bé trên 1 tuổi thường là các hình khối bằng nhựa, gỗ hoặc bông vải chẳng hạn, đặc biệt các món đồ chơi mà phát ra tiếng động khi bé tương tác thì càng tốt.
     
  8. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Đây là 1 bài báo hay mà mình tìm đc trên vietnamnet còn thì mình hoàn toàn không có những thứ mình nếu sau đây đâu nhé
    Đồ chơi cho trẻ sơ sinh

    Mỗi tuổi đều có loại đồ chơi thích ứng.
    Từng món đồ chơi sẽ góp phần vào sự phát triển của bé, với điều kiện là bạn phải biết ở thời điểm nào thì chúng tương ứng với khả năng của bé.
    Từ 0 đến 3 tháng: Bạn nên cho bé chơi các món đồ chơi bằng cao su vì đồ này mềm, bé có thể chơi thoải mái. Qua đó trẻ sơ sinh sẽ biết đến cái vui của chuyện nhai mút. Hơn nữa, trẻ rất thích làm như thế.
    Búp bê bằng vải cũng rất lý tưởng để phát triển giác quan sờ mó. Bạn nên chọn loại búp bê có thể lau rửa được như nhung, satin… Ngoài ra, ở 6 tuần tuổi, bé đã nhạy cảm với âm thanh. Bạn hãy chọn một hộp nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và du dương. Để bé có thể nghe tốt hơn, hãy đặt hộp nhạc bên cạnh bé.
    Từ 2 tháng tuổi, bé đã bắt đầu quan sát. Hãy đặt cách mắt bé 30 cm món đồ chơi chuyển động để bé có thể ngắm nhìn thỏa thích.
    Từ 3 đến 6 tháng tuổi: Từ 3 tháng tuổi, bé có thể cầm nắm, lắc nhẹ đồ chơi lúc lắc mà không sợ nguy hiểm cho mắt. Bạn hãy bắt đầu bằng cách đưa cho bé cầm đồ chơi trong tay và lắc nhẹ để kích thích óc tò mò của bé. Hiệu quả hơn, bạn nên chọn đồ chơi có lục lạc.
    Những dạng hình học đủ màu sắc và những nhân vật nhỏ sẽ kích thích thị lực và những chuyển động khi bé tìm cách nắm bắt.
    Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn nên kiểm tra chữ EC hoặc CE (tức phù hợp với tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu) có ghi trên bao bì hay không. Nên luôn tôn trọng độ tuổi sử dụng được nhà sản xuất ghi trên món đồ chơi.
    Tuy nhiên, cần chú ý một món đồ chơi có quá nhiều bộ phận lắp ráp dễ bị bé nuốt vào miệng. Đồ chơi bằng gỗ không được có những sần sùi lồi lõm và sơn không được tróc vảy. Nên sử dụng búp bê bằng vải hơn là thú nhồi bông để tránh dị ứng.
    Lắp đặt đồ chơi theo đúng chỉ dẫn. Các giàn treo đồ chơi rất nguy hiểm nếu không được gắn chặt. Nên chọn những món đồ chơi nhẹ không làm bé bị thương khi rớt ra.
    Đồ hoá trang cho trẻ

    Đồ hoá trang ngày càng có nhiều mẫu mã.
    Mỗi bộ đồ hoá trang là hiện thân cho các nhân vật khác nhau trong truyện cổ tích. Để phục vụ trẻ nhỏ, nhiều cửa hàng quà lưu niệm và đồ chơi đã đưa ra thị trường những bộ đồ hoá trang với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau.
    Đồ hoá trang được làm từ các loại vải phi bóng, voan với nhiều hoa văn và chi tiết lạ mắt, cùng các gam màu vàng, cam, đỏ, xanh, hồng cánh sen sặc sỡ. Mỗi bộ có giá từ 130.000-500.000 đồng, chủ yếu dành cho trẻ em từ 4-5 tuổi trở lên.
    Với bé gái, bạn có thể chọn kiểu quần áo của công chúa, bà tiên, thiên thần hay chú thỏ, mèo. Nét đặc sắc của những bộ quần áo này là được may khá công phu và cầu kỳ giống như các nhân vật trong phim. Chẳng hạn như bộ quần áo thiên thần. Bên cạnh chiếc áo đầm xinh xắn với màu trắng lấp lánh ánh kim tuyến và dạ quang, bộ quần áo còn được thiết kế thêm đôi cánh có màu trắng bạc tạo cho bé vẻ đẹp đáng yêu và thánh thiện. Với bé trai, có thể chọn các mẫu hoàng tử, chú hề hay phù thuỷ.
    Không chỉ có các mẫu quần áo hoá trang dành cho bé, loại dành cho người lớn cũng khá đa dạng về màu sắc và kích cỡ. Nếu không tìm được bộ quần áo hoá trang về nhân vật mà mình yêu thích, bạn có thể đặt may theo ý tưởng của mình. Một tuần sau khi đặt, bạn và bé đã có được những bộ quần áo vừa ý.
    Ngoài các bộ quần áo hoá trang, bạn có thể chọn các phụ kiện đi kèm như các kiểu mũ, nón, găng tay, vương miện, chổi phù thủy, con ngựa hay mặt nạ. Tùy theo từng mẫu, các sản phẩm này có giá từ 45.000 đồng trở lên. Găng tay rối giá từ 65.000-120.000 đồng, mũ 40.000 đồng, mặt nạ phù thuỷ, quỷ với gương mặt ghê rợn, làn da xù xì và tóc tai bù xù giá từ 85.000-175.000 đồng.
    Đối với bé khoảng từ 1 tuổi trở lên, bạn có thể cùng đùa vui với bé bằng các găng tay rối. Điểm đặc biệt là găng tay được may theo hình các con vật, đặt bàn tay vào và dùng các ngón tay để làm con vật chuyển động. Sản phẩm mỗi cái có giá từ 68.000 đồng trở lên.
    Nếu không thích dùng găng tay rối, bạn có thể điều khiển con rối được thiết kế với nhiều loại rối, giá khoảng 85.000 đồng trở lên. Với các con rối này, bạn có thể vừa chơi và trò chuyện với bé. Những hình ảnh này sẽ giúp cho trí tưởng tượng của bé phong phú và sinh động hơn.
     
  9. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Trẻ dễ ngộ độc vì đồ chơi

    [​IMG]
    Ảnh: Cchealth.
    Các loại đồ chơi bằng nhựa khá nguy hiểm cho trẻ em, nhất là ở lứa tuổi thích cho mọi thứ vào mồm gặm. Chất phtalate trong nhựa có thể làm hại gan thận và cơ quan sinh sản.

    Chất phtalate được thêm vào đồ nhựa để làm mềm và biến nhựa thành nhựa dẻo. Các quốc gia châu Âu đã cấm dùng phtalate trong chế tạo đồ chơi do trẻ thường đưa đồ chơi vào miệng, nhất là trẻ dưới 36 tháng tuổi. Tại Pháp, từ năm 1999, các sản phẩm đồ chơi làm từ nhựa bị ngưng lưu hành nếu chứa trên 0,1% các dẫn xuất của phtalate (DINP, DIDP, DEHP, DBP, DNOP, BBP) mà thông dụng nhất là DINP, DEHP.

    Cùng thời gian đó, Cơ quan Sức khỏe Canada đã khuyến cáo, đồ dùng bằng nhựa dành cho trẻ em có nguy cơ gây tai biến cho trẻ nặng dưới 8 kg, nếu trẻ thường xuyên ngậm đồ chơi.

    Lượng phtalat do chất nhựa PVC phóng thích ra mới gây hại, như phtalate diisononyle (DINP). Thí nghiệm trên súc vật cho thấy sự phơi nhiễm một lượng lớn DINP gây phì đại gan, thận, thay đổi lá lách và tuyến thượng thận.

    Nghiên cứu tại Đại học Rochester (Mỹ) cho thấy, việc phơi nhiễm với những hóa chất này làm tăng nguy cơ dị tật cơ quan sinh dục ở bé trai. Các nghiên cứu trước đây trên động vật cho thấy phtalate có thể gây rối loạn hoóc môn, làm tổn thương quá trình sinh sản.

    Do đó, các bà mẹ nên cẩn thận khi mua đồ chơi bằng nhựa cho con, nhất là khi trẻ ở lứa tuổi mọc răng.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     
  10. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Để phát triển trí thông minh, phải tạo được môi trường thuận lợi nhất để trẻ tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tương tác. Muốn vậy, cha mẹ cần phải tạo ra một thế giới các trò chơi xuất phát từ ý thích của bé, tạo cảm xúc tích cực trong khi chơi, cổ vũ khen ngợi bé mỗi khi bé thực thiện thành công... Không phê phán mà kịp thời động viên khi bé chưa làm được (hôm nay bé không làm được thì hôm sau bé sẽ làm được). Nên dành thời gian và kiên trì chơi cùng bé.

    Người lớn luôn cảm thấy bận rộn, hiếm khi có thời gian để cùng trẻ chơi những trò không đầu, không cuối hoặc không mang lại lợi nhuận. Người lớn luôn có rất nhiều công việc quan trọng hơn, đáng làm hơn là dành thời gian để chơi cùng trẻ. Thật là sai lầm đáng tiếc nếu ai đó nghĩ như vậy, bởi thông qua việc chơi cùng trẻ, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển.

    Các trò chơi xếp hình, cắt/xé dán, tô màu, vẽ, kể chuyện sáng tạo, tạo hình các con vật từ các vật liệu như củ quả, lá cây... là những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh. Cần tạo cảm xúc tích cực trong khi chơi, chuyển trò khác khi bé tỏ ra không hứng thú hoặc chán.
     
  11. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Món đồ chơi "ồn ào"
    Con bạn thích những món đồ chơi có nhạc hoặc tiếng động lạ, thế nhưng, âm thanh quá lớn có thể làm tổn thương thính giác của trẻ

    Xe ô-tô đồ chơi hụ còi inh ỏi, chiếc đèn Trung thu phát ra tiếng nhạc hay một cô búp bê biết hát véo von... những món đồ chơi này luôn làm bé thích thú. Chúng trông sinh động hơn những món đồ chơi khác nên dễ thu hút sự chú ý của trẻ.

    Thế nhưng, bạn có biết âm thanh ấy có thể là nguyên nhân khiến con bạn mắc các căn bệnh mãn tính, trong đó, tình trạng thường gặp nhất là tổn thương thính giác.

    Những âm thanh làm tổn thương tai của bé

    Theo các bác sĩ khoa Tai-Mũi-Họng, tai có chức năng tiếp nhận thông tin và truyền về não bộ để xử lý lượng thông tin này. Những thông điệp bằng âm thanh được não xử lý và truyền lệnh cho các bộ phận khác trên cơ thể.

    Âm thanh quá lớn có thể làm các tế bào thính giác trong tai bị tổn thương và mất đi chức năng của chúng. Ngoài ra, nó còn có thể làm các tế bào trong tai chết, khiến trẻ mất hẳn khả năng nghe.

    Nhiều trẻ em sống gần sân bay, đường tàu hỏa, trạm xe buýt, những con đường thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông hoặc chơi các món đồ có tiếng nhạc quá lớn, tai sẽ có những triệu chứng nghe kém hơn các bé bình thường.

    Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của trẻ, tiếng động phát ra từ các món đồ chơi còn làm bé mắc bệnh tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, giật mình trong khi ngủ hoặc ngủ li bì, mất tập trung, khó tiếp thu bài học. Ngoài ra, con bạn có thể gặp khó khăn trong việc nghe, hiểu và tiếp thu ngôn ngữ.

    Đồ chơi "ồn ào" là con dao hai lưỡi

    Hầu hết các món đồ chơi đều giúp trẻ phát triển trí não, kích thích sự sáng tạo, cải thiện thể chất, xây dựng lòng tự trọng và kỹ năng giao tiếp xã hội. Thế nhưng, cũng có một số loại gây ra tác dụng ngược lại.

    Đồ chơi là người bạn đồng hành của tuổi thơ, nhưng nếu thiếu kiến thức cơ bản, các bậc phụ huynh có thể vô tình làm hại con bằng chính "người bạn" ấy.

    Theo quy định dành cho các nhà sản xuất, âm thanh của các loại đồ chơi, âm thanh của các loại đồ chơi không được quá 90 đề-xi-ben.

    Những đồ chơi có tiếng nhạc hoặc phát ra âm thanh lớn phải để cách xa tai bé từ 16cm trở lên.

    Nhiều đứa trẻ có thói quen áp sát đồ chơi lên tai và mở nhạc lớn hết cỡ. Thậm chí, chúng không ngủ được khi thiếu tiếng nhạc ồn ào ấy. Trẻ không biết thói quen này khiến thính giác bị tổn thương và có thể dẫn đến thủng màng nhĩ.

    Hiện nay, phần lớn đồ chơi trên thị trường có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì thế, việc thẩm định âm thanh của những món đồ chơi thường không được đảm bảo.

    Khi mua những loại đồ chơi này cho trẻ, bạn cần kiểm tra độ lớn của âm thanh.

    Những biện pháp phòng ngừa

    Để tiếng động phát ra từ đồ chơi không làm tổn thương đến sức khỏe của trẻ, bạn hãy hướng dẫn con cách sử dụng xe ô-tô đồ chơi, búp bê biết hát, súng điện tử, nhạc cụ chạy bằng pin...

    Dặn trẻ không bị áp sát bộ phận loa của món đồ chơi vào tai và không nên chơi trong thời gian dài để tránh "nghiện" những âm thanh ấy.

    Những đồ chơi có tiếng nhạc hoặc phát ra âm thanh lớn phải để cách xa tai bé từ 16cm trở lên.

    Hạn chế mua những món đồ chơi không rõ nguồn gốc và chưa qua kiểm định chất lượng âm thanh. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra thính giác hoặc kiểm tra tổng quát nếu thấy bé có những triệu chứng bất thường do tiếng ồn từ đồ chơi gây nên.
     
  12. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Một số đồ chơi phát ra âm thanh dành cho trẻ em có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến khả năng nghe của trẻ, các nhà khoa học thuộc Viện tai - Trường ĐH London cảnh báo.



    Âm thanh từ đồ chơi có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến khả năng nghe của trẻ - Ảnh minh họa

    “Với hầu hết đồ chơi, trẻ chỉ bị tổn hại thính giác khi chúng dùng trong thời gian quá dài hoặc khi chúng gắn đồ chơi vào tai. Lời khuyên của chúng tôi chỉ đơn giản là: đừng để trẻ cầm đồ chơi phát ra âm thanh quá gần tai, và đừng để chúng chơi những đồ chơi ấy lâu hơn 1 giờ mỗi ngày”, Tiến sĩ Brad Backus - người thực hiện nghiên cứu nói.

    Trong nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu điếc Anh quốc “đặt hàng”, Backus đã kiểm tra các mức âm thanh của 15 món đồ chơi thông dụng nhất dành cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến 15 tuổi. Kết quả ông phát hiện có 8 loại đồ chơi phát ra âm thanh từ 81-105 decibel (đơn vị đo âm thanh) nếu đặt cách tai trẻ 25 cm, tương đương tầm tay trẻ. Nếu đặt cách tai trẻ 2,5 cm, có đến 14 đồ chơi phát ra âm thanh từ 84-115 decibel.

    Trong số các đồ chơi này, súng đồ chơi có âm thanh to nhất, từ 120-140 decibel khi cầm trên tay và từ 130-143 decibel khi đưa đến gần tai. Trong khi đó mức âm thanh tối đa được khuyến cáo là 85 decibel. Nếu nghe âm thanh trên mức này trong thời gian dài, trẻ có thể bị tổn hại khả năng nghe vĩnh viễn.
     
  13. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    ;)Loại đồ chơi tự động phát ra âm thanh khác với loại đồ chơi phát ra âm thanh khi bé tương tác nhé. ĐÂy là hai loại khác hẳn nhau: Loại tự động phát ra âm thanh thường là chạy bằng pin. Còn loại phát ra âm thanh khi tương tác là loại bé phải tác động vào thì mới phát ra được âmthanh như đàn gõ chẳng hạn hoặc trống lắc (mà lực của các bé tương tác cũng không đủ mạnh và thường xuyên:cool:). Mục đích của loại đồ chơi phát ra âm thanh khi tương tác là giúp bé hiểu về khái niệm nguyên nhân - kết quả. Khi bé tác động thì vật sẽ phát ra âm thanh.
     
  14. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Không mua đồ chơi chế tạo từ thiếc lá có góc cạnh sắc bén, thủy tinh và các kim loại không được xử lý bề mặt. Tuyệt đối không mua đồ chơi chế tạo từ nhựa PVC, nhựa tái sinh, gỗ đã bị mối mọt hay các loại phế liệu tận dụng khác.

    Đối với những món đồ chơi mà trẻ em hay tiếp xúc bằng miệng như còi, kèn, ca, cốc... thì kích thước không được quá nhỏ, trẻ sẽ dễ nhét vào tai, mũi hoặc nuốt mà phải được chế tạo bằng nhựa nguyên chất, không độc hại, hoặc những vật liệu dễ sát trùng và không hút ẩm.

    Ở lứa tuổi mẫu giáo, hệ thần kinh của các em đang trong giai đoạn phát triển nên rất yếu ớt. Các bậc phụ huynh không nên lựa chọn những món đồ có hình dáng gây cho trẻ sự sợ hãi, hay quá cách điệu với thực tế và phải là mầu cơ bản, không độc, không chứa những chất gây dị ứng da. Nếu đồ chơi có dây phải không có nút thòng lọng, những đồ chơi như kính lúp, ống nhòm... phải được chế tạo bằng thủy tinh trung tính hoặc nhựa nguyên chất loại trong. Đối với những đồ chơi lắp ráp phức tạp cần có hướng dẫn rõ ràng và sơ đồ mô tả.

    (Theo Kinh Tế Đô Thị)
     
  15. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Chọn đồ chơi cho trẻ

    (21/01/2002, 15:54)


    Đứa trẻ nào cũng thích đồ chơi. Bạn chọn món đồ nào cho con mình? Một chú gấu bông, chàng siêu nhân, hay bộ đồ bán hàng...?

    Trẻ em ở quê chơi đồ chơi nào?

    Nếu lớn lên ở thôn quê, hẳn bạn chưa quên những trò chơi thuở ấu thơ. Kiếm một vùng đất trống và kéo nhau đi thả diều. Diều ở quê làm bằng giấy vở đã học của năm trước hoặc báo cũ. Lén ăn trộm một chiếc đũa làm gọng thẳng đứng, lấy cái vành nón lá cũ của mẹ làm cái gọng vòng cung. Đứa nào sang lắm thì xin được hẳn một cuộn chỉ. Nắng chang chang, dựa gốc cây nhìn con diều của mình tung tăng trên trời xanh thì còn gì bằng!

    Con gái thường chơi đồ hàng. Cắt chỗ bụng phình phình của cây bèo làm bánh mì. Tiền làm bằng lá cây ngũ sắc hoặc lá cây râm bụt... Đứa nào có bộ đồ nấu ăn bằng nhựa thì ra vẻ "cao giá" lắm! Muốn nhảy dây phải để dành thun hàng mấy tháng trời mới được sợi dây dài dài một chút.

    Bởi vậy, mỗi khi trong xóm xuất hiện "chiếc-xe-đạp-xanh-đỏ-bóp-kèn-toe-toe" thì đó là trung tâm chú ý của bọn trẻ con. Đứa nhìn quả bóng thèm thuồng, đứa ráng chạy theo sờ vào con gà trống bằng nhựa có hạt xúc xắc bên trong...

    Nỗi khổ của những người thành thị

    Bạn và con bạn sẽ bị ngập trong thị trường đầy ắp đồ chơi. Đồ chơi nội, đồ chơi nhập từ châu Âu, đồ chơi đến từ Trung Quốc... Muốn bộ đồ chơi hiền lành như bộ đồ bán hàng, cây kèn, xe ôtô... hay muốn đồ chơi kiểu siêu nhân đấu kiếm, rambô khạc ra lửa, súng, kiếm... Người ta chỉ bạn đến khu Chợ Lớn (Q5, TPHCM). Đó là chợ đầu mối, cung cấp sỉ lẻ đồ chơi trẻ em. người bạn cùng cơ quan lại bảo chị thường đưa con đi các nhà sách mua bộ sưu tập các động vật, mua thú nhồi bông, hoặc vào các cửa hàng Lego mua bộ đồ lắp ráp, mua đồ chơi giáo dục... Hàng xóm nhà bạn thì khoán luôn cho con mình một bộ chiếu video. Người thì cho con vài nghìn đi chơi điện tử.

    Thật không biết đường nào mà chọn lựa!

    Những mẹo chọn đồ chơi cho trẻ

    Không phải trẻ con thì cứ mua thú nhồi bông.
    Trẻ dưới một tuổi thích đồ vật để nhìn, sờ, nghe. Nên chọn đồ chơi đơn giản, dễ cầm, màu tươi, làm bằng vải để dễ giặt. Sau một tuổi, trẻ sẽ thích có một con thú nhồi bông đáng yêu làm vật thân thiết nhất.

    Đừng mua đồ chơi quá tầm tuổi của bé
    Tuổi là tiêu chuẩn đầu tiên để lựa đồ chơi cho con trẻ. Bạn vui nếu con mình thông minh. Nhưng hãy để chúng được chơi với nhịp phát triển của chúng. Đồ chơi lý tưởng là phải kích thích trí tò mò, khả năng điều khiển nhưng không làm trẻ bị hẫng vì quá khó, quá lạ.

    Hành động chơi cũng quan trọng như đồ chơi
    Động tác xây nhà, đi chợ... giúp trẻ kết hợp các nỗ lực của nó. Vì vậy, hãy chọn cho trẻ đồ chơi kết hợp các giác quan, bắt chước người lớn (xây nhà, buôn bán, nấu ăn...)

    Trẻ càng lớn càng thích đồ chơi phức tạp
    Với trẻ dưới một tuổi, thật vô ích khi cho nó những món đồ chơi khêu gợi nhiều giác quan cùng lúc. Nhưng lớn lên, con bạn sẽ thích đồ chơi có nhiều chức năng: Chiếc xe có nhiều phần, gây tiếng động, thấy được bộ máy, bộ "đồ nghề" có thể ráp thành nhiều mẫu khác nhau... Để cho trẻ tự rút kinh nghiệm. Qua những sai sót, trẻ sẽ học suy nghĩ và thấy vui thích.

    Đừng lo nếu con trai bạn thích chơi nấu ăn...
    Thường thì bé gái bắt chước mẹ, bé trai bắt chước bố. Nhưng đừng quá lo nếu con gái bạn lại thích chơi cung kiếm, xe hơi hay con trai thích chơi đồ hàng. Khoảng 4-5 tuổi, bọn trẻ mới thể hiện rõ giới tính và sở thích của chúng mới khác nhau.

    Chọn đồ theo ý thích của trẻ. Nhưng...
    Trẻ có ý thích riêng, nhưng hãy điều chỉnh, giáo dục con bằng cách chọn đồ chơi. Ngoài đồ chơi trẻ đã chọn, nên thêm vào những món quà của chính bạn và gợi ý cho trẻ thấy lý do bạn chọn. Chúng sẽ ngạc nhiên và thích thú.




    Young Parents
     
  16. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi của trẻ

    (08/03/2002, 14:20)

    Mỗi loại đồ chơi đều được chế tạo cho một lứa tuổi, đây là điều đầu tiên phải phải nghĩ đến khi chọn mua một món đồ chơi nào đó cho con, và cũng đừng quên xem xét sự phù hợp của đồ chơi với khả năng cũng như độ trưởng thành của cháu. Ví dụ như, đối với những đồ chơi có vật bắn ra thì nhất định là không thể cho cách cháu dưới 4 tuổi đụng vào và chưa hẳn các cháu 6 tuổi đã đủ khôn để kiểm soát được trò chơi này. Cũng giống như việc các cháu 3 tuổi thường cho mọi thứ vào miệng bất kể vật đó nóng hay lạnh, cứng hay mềm.

    Nên chọn những đồ chơi có kích thước to đối với những bé dưới 3 tuổi để cháu không thể bỏ vào miệng được. Tuy nhiên cũng phải quan tâm đến trọng lượng của món đồ chơi, nếu đồ chơi đó khá nặng có thể làm cho cháu bị dập chân, dập tay thì đừng mua về nhà.

    Tìm những đồ chơi có thể xếp gọn vào với nhau: thú nhồi bông phải được khâu kỹ càng. Không nên chọn những đồ chơi có đính nút, chỉ còn lòng thòng ra ngoài, hoặc được trang điểm dây ruy băng, vì trẻ sẽ táy máy tháo chúng ra và cho vào miệng.

    Liệu con bạn có đủ lớn để chơi hay không? Khi đến tuổi cho con tập chạy xe đạp, phụ huynh thường mua xe lớn hơn vóc dáng của con vì họ đơn giản cho rằng “Con mình lớn nhanh lắm, mua xe lớn hơn thì năm sau khỏi phải mua nữa, tiết kiệm được chừng nào hay chừng nấy”. Họ đặt nặng về vấn đề tài chính hơn là quan tâm đến việc con mình không đủ cao, đủ lớn để điều khiển cái xe đạp đó.

    Chọn đồ chơi tốt. Những đồ chơi của anh chị để lại cho em hoặc những đồ chơi được mua từ những cửa hàng bán đồ cũ thường hay bị cũ rách hoặc bị sơ cứng có thể sẽ có hại cho trẻ. Kiểm tra đồ chơi mới cũng như đồ chơi cũ xem nó có nút không, mắt làm bằng gì, pin như thế nào, những phần phụ bằng nhựa ra sao, xem kỹ liệu trẻ có thể bứt rời và nhai hoặc nuốt trọng.

    Đồ chơi được trang trí bằng nơ hoặc có mang một dải lụa dài hơn 12 cm? Một sợi vải dài dễ dàng quấn quanh cổ đứa trẻ và làm chúng tử vong vì ngạt thở. Thận trọng với những đồ chơi của đứa trẻ lớn hơn. Bộ đồ chơi “gia đình” của trẻ năm tuổi có cả điện thoại với cái dây nhựa nối ống nói dài loằng ngoằng, nhưng rất may sau này các nhà sản xuất đã thay đổi mẫu mã để phù hợp với xu thế hiện đại cũng như để tránh rủi ro cho trẻ, điện thoại đi kèm trong bộ đồ chơi này là điện thoại không dây.



    babycenter.com
     
  17. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Đồ chơi

    (17/12/2001, 15:45)

    Ở cửa hàng đồ chơi Bách Việt có một câu khẩu hiệu rất hay: "Hãy để con bạn vui chơi và lớn lên". Trẻ con lớn lên nhờ được chơi. Vì vậy, đồ chơi đối với trẻ con rất quan trọng. Bạn nên biết một số nguyên tắc về đồ chơi và cách cho trẻ em chơi.

    1. Một vài lưu ý:

    Đừng để cho đứa trẻ chơi đồ chơi nhỏ hơn nắm tay của nó.
    Tránh những sợi dây quá dài (trên 25 cm), tránh những vật có góc nhọn, sắc, hoặc những vật dễ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ vì em bé có thể nuốt nó hoặc bị thương. Đối với thú có lông thì phải đảm bảo không đâm vào mắt em bé và các chất để nhồi bên trong đồ chơi không bị thoát ra ngoài.
    Nên tránh những đồ chơi khó giặt, nên chọn những đồ chơi có thể giặt máy được, dễ dàng bảo quản.
    2. Một đứa trẻ không cần có nhiều đồ chơi cùng một lúc bởi vì nó sẽ chán. Tốt hơn nên cất giữ những đồ chơi mà nó thích. Một hoặc hai tuần sau khi đứa bé chán đồ chơi mà chúng đang có, đòi đồ chơi mới, lúc đó hãy đem những đồ chơi mà bạn cất giữ trước đó ra. Dù là cũ nhưng những đồ chơi này cũng hấp dẫn đứa trẻ giống như mới.

    3. Những đồ chơi chưa hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ không làm cho đứa trẻ thích thú, nó dễ bị thất vọng vì không sử dụng được những đồ chơi này. Tốt hơn hết nên cất đi và đưa ra cho em bé sử dụng lại sau vài tháng.

    4. Nếu bạn có thói quen giấu đứa bé những món đồ chơi cũ và sau đó sử dụng lại, đứa bé sẽ có ấn tượng mỗi ngày có thêm một đồ chơi mới. Đây là một phương tiện tốt để canh chừng trẻ.

    5. Dùng một hộp đựng bánh bằng sắt hoặc hộp đựng giày rồi cất giữ lại, những thứ đã nêu trên để làm đồ chơi cho em bé. Rất hữu ích trong những trường hợp bạn đang nói điện thoại, nấu nướng, hoặc ngay cả khi dỗ bé để cho nó bớt quấy.

    6. Những đồ chơi ngộ nghĩnh nhất và lý thú nhất không bắt buộc là những thứ đắt tiền được bán ở tiệm. Hãy tìm hiểu con của bạn để chọn đồ chơi cho nó tuỳ theo lứa tuổi:

    Hộp đựng đồ ăn bằng nhựa.
    Hộp không bằng nhựa hoặc bằng giấy carton.
    Muỗng bằng gỗ, thìa, ly, dĩa bằng giấy bìa cứng.
    Nhiều hộp với nhiều kích cỡ khác nhau dễ dàng đóng mở (ví dụ hộp đựng thuốc, hộp đựng xà phòng, hộp đựng trà), không được dùng hộp bằng thủy tinh.
    Ống bằng giấy bìa cứng.
    Túi xách bằng giấy.
    Vớ ngắn hoặc găng tay chỉ còn lại một chiếc.
    Kẹp để cặp áo quần.
    Bàn chải chân, bàn chải áo quần.
    Giấy bạc, giấy màu, giấy hoa.
    Banh tennis.
    Những mẩu vải thừa.
    Những hũ đựng yaout trống, có màu sắc sặc sỡ.
    Thẻ bằng nhựa, ví dụ: thẻ điện thoại đã sử dụng hết.
    Chìa khoá cũ.
    Cái đeo chìa khoá, những đồ quảng cáo.
     
  18. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Cảm ơn dochoithongminh up bài này nhé. Rất thú vị và thiết thực!
     
  19. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Trẻ không nên chơi gì?

    Trò chơi tốt nhất cho sự phát triển của trẻ chính là những trò chơi mang tính vận động cao.
    Đồ chơi giúp trẻ phát triển nhận thức nhưng có phải cứ mua thật nhiều là tốt? Đồ chơi phát ra tiếng nhạc sẽ bồi dưỡng tố chất âm nhạc trong trẻ?... Thật ngạc nhiên khi câu trả lời của các nhà nghiên cứu lại không hẳn như suy nghĩ của đa số chúng ta.


    1. Không nên có quá nhiều đồ chơi


    Hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ rất phát triển, đặc biệt những khu vực có liên quan đến hệ thống xúc giác, vị giác, thính giác và sự vận động của cơ bắp do đại não điều khiển sẽ phát triển sớm nhất.


    Tuy nhiên, chính vì sự phát triển mạnh mẽ này mà hệ thống thần kinh của trẻ cũng chưa được kiện toàn. Vậy nên nếu bị kích thích quá nhiều thì các loại hưng phấn sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau, dẫn tới hiện tượng suy nhược hóa hưng phấn, kết quả sẽ ngược lại mong muốn.


    2. Không nên mua đồ chơi có tiếng ồn quá lớn


    Để bảo đảm sức khỏe cho trẻ em, Tổ chức Y tế thế giới đã quy định tiếng ồn của đồ chơi không nên cao quá 70 decibel.

    Nếu thường xuyên chơi những đồ chơi có lượng âm thanh quá ngưỡng này, sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hệ thống thính giác của trẻ em, thậm chí còn dẫn đến bệnh nghễnh ngãng tạm thời.


    3. Không nên mua đàn điện tử đồ chơi


    Không ít bậc phụ huynh cho rằng, các loại đàn điện tử sẽ góp phần bồi dưỡng âm nhạc cho con mình.


    Kỳ thực những loại đàn điện tử này, chất lượng âm thanh không chuẩn, âm thanh do các loại đàn điện tử đồ chơi tấu lên không phải là âm nhạc mà là tiếng ồn.


    Nếu dùng đàn điện tử đồ chơi để giáo dục khởi điểm tri thức âm nhạc cho trẻ thì chỉ khiến cho "tai âm nhạc" của trẻ bị tàn lụi.


    4. Tuyệt đối không để cho trẻ em chơi mèo


    Mèo là vật có nhiều ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm ác tính cư trú. Những loại ký sinh trùng này đều có thể thông qua tiếp xúc, rồi từ đường miệng hoặc đường da vào cơ thể con người.


    Ngoài ra, trên mèo còn có bọ chét, khi cắn nó có thể truyền sang người những vi trùng bệnh như bệnh hạch, phát ban, thương hàn... làm cho các em dễ mắc bệnh.


    Nếu không chú ý, móng chân mèo cũng rất dễ gây thương tổn cho con trẻ. Rất có thể thông qua những vết thương này mà trẻ bị mắc bệnh sốt xuất huyết, uốn ván.
     
  20. donganh

    donganh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/7/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Dochoithongminh Post bài lia lịa làm mình đọc hoa cả mắt, đành phải in ra để đọc Thanh kiu mẹ nó nhiều nhiều. Mấy bài này mình thấy hay và ý nghĩa lắm.
     

Chia sẻ trang này