Con cái chúng tôi cũng cần đòn roi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi bacsihoasung, 16/9/2009.

  1. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Đòn roi không thể là phương pháp "khuất phục" được con trẻ, nhưng vẫn là một biện pháp cần thiết trong giáo dục học sinh hôm nay?
    Nhiều phản hồi của độc giả cho rằng: hiện nay, phụ huynh càng ngày càng nuông chiều con cái, "việc bé xé ra to" khi con mình bị đánh vì thiếu tôn trọng thầy, cô giáo. Nhiều phụ huynh đã bảo vệ cái "tôi", cũng như bênh vực con cái của mình một cách thái quá.

    Học sinh hư, bị đánh là bình thường?
    Đọc bài viết: "Quá bức xúc, thầy đánh trò bầm mông", độc giả ở địa chỉ mrchulong@yahoo.com (Lê Chân, Hải Phòng): "Tôi cảm thấy xót xa cho sự chiều chuộng thái quá của cha mẹ học sinh".
    Anh Nguyễn Trung Thành (thanh.1970@yahoo.com.vn) cho rằng việc thầy giáo đánh học trò quá tay thì khó có thể chấp nhận được.

    Tuy nhiên, đã từng là 1 giáo viên, anh Thành cho biết anh cũng cảm thấy rất buồn vì học sinh không chịu học, mà phụ huynh lại không cầu thị, thậm chí còn bao che cho con cái mình.

    Anh Thành đặt câu hỏi với phụ huynh HS : "Nếu con em của mình không nghe lời thì sẽ xử lý như thế nào?"

    Bạn Minh Châu (lthmchau@gmail.com) khẳng định: nhiều khi có một mẹ, một con mà còn đánh con sưng mông, nữa là thầy phải quản lý tới 40-50 trẻ".

    Vì thế, chị Minh Châu hoàn toàn thông cảm với thầy giáo K: "tận tâm như vậy mà còn vấp phải chuyện này thì chẳng qua là không thể cầm lòng được với học sinh cá biệt".

    Độc giả Trần Việt Anh, 325/22R Bạch Đằng, Bình Thạnh cũng cho rằng: Nếu là mình, có khi mình còn đánh mạnh hơn, bởi có như vậy thì con cái mới... ngoan được.

    Sự việc thầy giáo K đánh học sinh bầm mông, khiến nhiều người nhớ lại chuyện cô giáo Hoàng Thụy Anh Thư (Kiên Giang) đã phạt 86 học sinh của mình 400 roi vì không thuộc bài.

    Khá phổ biến trong những phản hồi gửi về VietNamNet, là những tiếng nói của phụ huynh, bênh vực những trường hợp như cô giáo Thư, thông cảm với sự bức xúc của người thầy khi có học sinh hư.

    Các độc giả này cho rằng: học sinh hư, lười học,... thì việc bị đánh nên coi là chuyện bình thường.

    Chị Dương Thị Hồng Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) thì: "Tôi cũng từng ngồi trên ghế nhà trường và cũng bị thầy, cô giáo cho ăn roi. Nhưng với tôi, tất cả chỉ là những kỉ niệm đẹp và phần nào đó nó giúp tôi thành đạt như ngày hôm nay".
    Bạn Hồng Hà (Kiên Giang) cũng không thể quên kỷ niệm: "Chúng tôi rủ nhau đi đá banh bị cô giáo phạt đánh đòn vì không đến lớp. Trong tốp những bạn tôi cùng bị phạt giờ này đều thành đạt ở nhiều cương vị, có người đã làm phó giám đốc công an tỉnh, người làm chủ tịch huyện, người là tiến sĩ khoa học. Mỗi khi có dịp trở lại quê hương chúng tôi vẫn hẹn nhau đến thăm cô giáo và thầm cảm ơn cô vì những chiếc roi răn dạy đó".

    Anh Ngô Nam Hải (Pháp) nêu câu hỏi: "Có những ai từng thành đạt, là giáo sư, bác sỹ... mà lại chưa từng bị roi vọt hay không? Có ai chỉ bằng những lời đường ngọt mà có thể trưởng thành?"

    Những đòn roi trách nhiệm
    "Tôi nghĩ, thầy giáo K cũng rất đau lòng, xót xa khi cầm roi đánh vào mông học sinh như thế", bạn Bùi Văn Bửu (buivanbuu@yahoo.com.vn) thông cảm.
    Còn bạn Phạm Khanh (phamkhanh178@yahoo.com) cho rằng, thầy K có lỗi khi đánh học sinh như vậy. Thế nhưng, "việc thầy đánh trò như báo nói, phần nhiều là xuất phát từ lương tâm của người thầy mà thôi. Tôi nghĩ, nếu sau này em Tài trưởng thành, chắc sẽ phải cảm ơn thầy K vì trận đòn này".

    "Thời học sinh, tôi cũng từng bị phạt roi, đó là những lúc tôi nghịch dại hay không học bài, làm bài đầy đủ. Lúc đó, thoáng qua trong tôi chỉ là nỗi oán trách và hổ thẹn của trẻ con, nỗi oán trách qua đi rất nhanh, còn sự hổ thẹn là một động lực. Giờ đây, tôi xin gửi đến các thầy cô lời tri ân và sự kính trọng nhất", độc giả Vương Công (Nha Trang, Khánh Hòa) viết.

    Cũng như anh Công, nhiều độc giả thẳng thắn: Ngành giáo dục và bản thân mỗi phụ huynh cũng không nên quá "nhạy cảm" với những hành động tương tự như thầy K và cô Thư. Và hiện nay, việc dùng "đòn roi" vẫn là một biện pháp cần thiết để giáo dục học sinh.

    Việc cô giáo Thư phạt 86 học sinh 400 roi, độc giả Phạm Thị Thúy ở Bình Thuận viết: Tôi nghĩ, một lớp mà toàn bộ học sinh đứng lên với lý do không thuộc bài thì phải xem lại tư cách đạo đức của các em trước, đó là thái độ coi thường giáo viên, nếu không nói là hỗn láo. Con tôi đang học lớp 2, mặc dù không thích việc đánh đòn học sinh, nhưng tôi vẫn đề nghị cô giáo nếu cần thiết vẫn cứ phạt roi cháu. Chúng ta ai cũng đã qua thời học sinh, việc bị cô giáo đánh đòn chưa hẳn là biện pháp xấu, mà ở một mức độ thích hợp cũng làm học sinh hoàn thiện mình hơn.

    Theo Bạn Nguyễn Khúc Lương (Long Biên, Hà Nội) thì câu tục ngữ của ông cha ta từ xưa: "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

    Anh Nguyễn Tuấn Hùng (Hải Phòng) khẳng định: "Con cái của chúng tôi cũng cần đòn roi".

    Đồng tình với ý kiến này, bạn Le Quang (margo.hugo@yahoo.fr) nêu ý kiến: Hình phạt đòn roi vẫn luôn cần thiết, nhưng đó phải là những đòn roi xuất phát từ trách nhiệm, tình yêu thương của thầy với trò.

    Anh Quang cho rằng: Thầy K mạnh tay với em Tài như vậy rõ ràng là không phải, nhưng "điều tôi rất quý ở thầy K là trong thời buổi cơm áo gạo tiền này mà mỗi ngày đã dành 30 phút để phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu kém".

    Lan Anh (tổng hợp)
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/09/868935/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bacsihoasung
    Đang tải...


  2. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    học sinh hư, lười học,... thì việc bị đánh nên coi là chuyện bình thường => hoàn toàn chính xác
     
  3. Thoc's mom

    Thoc's mom Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/1/2007
    Bài viết:
    2,231
    Đã được thích:
    3,852
    Điểm thành tích:
    1,063
    Như thế là phạm luật. Dùng đến vũ lực là thể hiện sự bất lực rồi. Là thày giáo thì hơn ai hết phải dạy học sinh biết cách giải quyết vấn đề bằng cách không sử dụng vũ lực.
     
  4. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn xử lý thế nào với các trường hợp con cháu không nghe lời do bố mẹ, ông bà nuông chiều thái quá, đến lớp không học bài, tự do đi lại, gây mất trật tự, cô giáo nói không nghe lời, phạt cũng không nghe ??????????????????????????????
     
  5. binbinvahinhin

    binbinvahinhin Số 9, ngõ 231 Chùa Bộc

    Tham gia:
    31/5/2008
    Bài viết:
    1,685
    Đã được thích:
    1,132
    Điểm thành tích:
    723
    Không thể dùng đòn roi !

    Hiện tượng bạo hành đối với trẻ em ngày càng nhiều và đã trở thành nỗi nhức nhối của toàn xã hội.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạo hành đối với trẻ em, đầu tiên phải kể đến là do nhận thức chưa đúng, chưa đủ về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách trẻ, cho rằng bạo hành là một phương pháp giáo dục hiệu quả (!). Hoặc trong cơn bực tức, không làm chủ được cảm xúc, nhiều người đã hành động theo bản năng cho hả cơn tức giận; không loại trừ trường hợp đánh trẻ để “trả thù người lớn”...

    Nhiều phụ huynh còn quan niệm sai lầm “cha mẹ sinh ra con thì con thuộc quyền sở hữu của cha mẹ” mà quên rằng con cái là một chủ thể sống động, một thành viên của cộng đồng xã hội. Ngoài ra, do thiếu phương pháp, kỹ năng thuyết phục bằng lý lẽ và cảm hóa bằng tình cảm nhưng lại mong muốn có kết quả tức thì nên đành dùng bạo lực. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân, nhưng trên hết là do thiếu ý thức bảo vệ trẻ.

    Bạo hành ảnh hưởng đến nhân cách trẻ

    Trong lịch sử hàng ngàn năm của nhân loại, chỉ có một nhà giáo chủ trương phải đánh trẻ mới giáo dục được trẻ. Ông nói: “Giáo dục đứa trẻ giống như uốn một cành cây. Muốn cành cây cong theo ý mình, phải dùng sức mạnh và cả nhiệt độ để bẻ cong.

    Muốn giáo dục trẻ phải dùng roi vọt, bởi cơ quan thính giác của trẻ không nằm trên đầu mà nằm dưới mông. Không đánh, trẻ sẽ không nghe (!)”. Phần lớn các nhà giáo đều cực lực phản đối tệ nạn bạo hành trẻ.

    Ngay thế kỷ XVI, Michel De Montaigne (1553-1592) cũng đã lên tiếng một cách mạnh mẽ: “Giáo dục trẻ bằng roi vọt, bạn chỉ nghe thấy những tiếng hét la khủng khiếp! Và kết quả của việc giáo dục bằng bạo lực đó chỉ có thể tạo ra những con người, hoặc là nhút nhát một cách đáng thương hoặc là ranh mãnh một cách đáng sợ!” .

    Các công trình nghiên cứu thực nghiệm về giáo dục của thế giới đã cùng đi đến một kết luận chung: Trẻ bị đòn roi nhiều sẽ rơi vào một trong hai tình huống sau đây (không có tình huống thứ ba):

    1 – Hoặc trẻ sẽ nhát đòn và trở thành hèn nhát. Đứa trẻ bị đòn roi một lần, lần sau thấy người lớn cầm roi, nó sẽ riu ríu nghe theo, làm theo, dù thật lòng không muốn. Những đứa trẻ này khi lớn lên vào đời sẽ sẵn sàng đầu hàng trước khi chiến đấu.

    2 – Hoặc trẻ trở nên lì đòn, không còn cảm nhận nỗi đau trên da thịt mình. Một người đã không cảm nhận được nỗi đau trên chính cơ thể mình sẽ vô cảm với nỗi đau của đồng loại, sẵn sàng chà đạp lên thân phận người khác...

    Giáo dục trẻ là một khoa học, nghệ thuật

    Trước hết, cần nhấn mạnh, giáo dục trẻ là một khoa học, đòi hỏi nhà giáo dục, phụ huynh phải khổ công học. Học một cách nghiêm túc, có bài bản, để có nhận thức đúng, ý thức sâu trước khi dạy trẻ. Giáo dục còn là một nghệ thuật, đòi hỏi sự say mê, hứng thú theo đuổi một cách kiên trì, bền bỉ và một quá trình khổ luyện.

    Vì thế, mỗi khi tác động đến trẻ, chúng ta phải bình tâm cân nhắc để đặt lợi ích của trẻ lên trên hết. Mọi lời nói, cử chỉ, hành động, tình huống đặt ra cho trẻ phải luôn xuất phát từ lợi ích lâu dài, lợi ích cả đời của trẻ, chứ không chỉ là sự yên ổn trước mắt của công việc hay gia đình. Phải hiểu rằng trẻ có lỗi không phải do bản chất trẻ xấu, mà do trẻ là nạn nhân của hoàn cảnh nào đó.
     
    Thoc's mom thích bài này.
  6. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Vấn đề không phải đòn roi hay không mà vấn đề là người lớn chưa tôn trọng quyền trẻ con. Sao người lớn ít dùng đòn roi với người lớn mà lại đòn roi với trẻ con?

    Vì trẻ con bé, yếu và phụ thuộc.

    Đòn roi có những tác hại lớn về thể xác nhưng đòn về tâm lý thì sao?
     
  7. Thoc's mom

    Thoc's mom Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/1/2007
    Bài viết:
    2,231
    Đã được thích:
    3,852
    Điểm thành tích:
    1,063
    Bài của bạn binbinvahinhin đã trả lời hộ mình rồi.
     
  8. Shop RÙA

    Shop RÙA Không dùng nick này mà chuyển sang dùng nick Emila

    Tham gia:
    1/9/2009
    Bài viết:
    1,906
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    103
    Ôi, mọi người bàn tán rôm rả nhỉ :D. Có ai ở trường hợp thầy giáo đó chưa vậy? Nếu rồi, thì cách xử trí của các anh chị ra sao? Em thì ko ý kiến, bởi trong chuyện này em....ba phải :D. Không nên đánh trẻ con là đúng rồi, nhưng hư quá thì vẫn phải đánh thôi. Thử hỏi các anh các chị đã ai từng rơi vào hoàn cảnh thầy giáo đó chưa, khi đó các anh chị có đủ bình tĩnh để làm được cái điều mình đang nói ko nhỉ? Khi mình chưa từng trải qua tình huống đó, thì nói cái gì cũng hay :D . Tuy nhiên, nói hay chỉ có trong sách vở mà thực tế bên ngoài lại sai số rất rất nhiều.
    Bây giờ mình thử đặt trường hợp có 1 cô, cậu học sinh quá hư, quá láo, quá cứng đầu, ko chịu học, ko chịu nghe lời, ảnh hưởng đến thành tích lớp, rồi chính bản thân mình phải chịu trách nhiệm về em đó trước nhà trường và phụ huynh, vậy thử hỏi, ai trong chúng ta đủ " sáng suốt, thông thái" để suy xét mọi chuyện vẹn toàn?
    Vốn chẳng có cách nào là tối ưu cả. Đánh là sai, đúng! Nhưng hư thì phải đánh, thế thôi. Tất nhiên cách đánh cũng quan trọng, lạm dụng để đánh đòn thù thì đáng lên án thật, còn đánh để răn đe, dạy dỗ thì em thấy chẳng sao cả. Bản thân em chưa có con, nhưng dạy em và cháu bằng lời lẽ ngon ngọt, bằng roi vọt có đủ, quan trọng là thái độ mình thôi, chúng vẫn quý mình ngay cả khi bị ăn đòn, tại sao nào? Con em sau này đi học mà hư, em cũng đồng ý cho thầy giáo đánh, với điều kiện nếu nó hư thực sự. Tôn trọng quyền trẻ em khi chúng ngoan, nghe lời, chứ ko phải là muốn thế nào cũng mình cũng phải tôn trọng. Trẻ lên 3 chửi thì cười, trẻ lên 10 chửi thì mắng. Vậy trẻ đi học mà quá hư đi, không đáng ăn đòn sao? Vô lí!
     
    Sửa lần cuối: 17/9/2009
  9. Thoc's mom

    Thoc's mom Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/1/2007
    Bài viết:
    2,231
    Đã được thích:
    3,852
    Điểm thành tích:
    1,063
    Nếu như chưa đủ sáng suốt, thông thái, túm lại là chưa biết làm gì thì không nên động thủ.
     
  10. Shop RÙA

    Shop RÙA Không dùng nick này mà chuyển sang dùng nick Emila

    Tham gia:
    1/9/2009
    Bài viết:
    1,906
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    103
    Bác chưa hiểu hết ý của em rồi. Bác chắc chẳng lạ gì câu "nóng quá mất khôn" đúng không? Trẻ con hư, ai không nóng? Biết là đánh nó là mình ko khôn, nhưng chẳng thế nào làm khác đc, vì quá hư, ko nói nổi nữa rồi. Em nói ý sáng suốt ở đây là thế - là khi đã ko thể dùng cách đối thoại, thì người lớn chúng ta ít ai đủ bình tĩnh để tiếp tục nuông theo trẻ như thế lắm. Nó hư ko nói đc mà lại cứ cố công giảng giải, lên lớp, chẳng gì mất thời gian bằng việc đó. Em cũng có nói rõ là đánh thì ko bao giờ nên, nhưng nếu cần, thì đánh cũng được.
    Chắc bác hiểu ý em theo cách khác :D. Bác thử là thầy giáo đó xem, bác có đợi đc đến khi "biết làm gì" rồi mới " động thủ" không? :D. Em nói thật nhé, khó cực luôn ý! :D.
    Thực tế nó thế bác ạ, nếu để nói hay thì em cũng có thể chép ra từ đâu đó vài lời, nhưng mà thực sự là thực tế nhất là khi nóng lên, chả ai đợi đc đến lúc biết làm gì đâu bác ơi. Hay tại em nóng tính quá? :D Thế nên em mới bảo, mình chưa từng trải qua, nói gì cũng dễ, nói gì cũng hay, nhưng nếu mình ở hoàn cảnh của thầy giáo đó, ai biết được mình sẽ làm gì? Lời lẽ dùng cạn cũng ko nghe, thì phải làm sao? Chịu nó ah?
     
    Sửa lần cuối: 17/9/2009
  11. Thoc's mom

    Thoc's mom Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/1/2007
    Bài viết:
    2,231
    Đã được thích:
    3,852
    Điểm thành tích:
    1,063
    Thực ra, câu đó mình nói với kiểu hài hước thôi, chứ diễn giải ra, thì nó thế này:
    Thế mới nói: Dạy trẻ là khoa học và nghệ thuật, phải học chứ không thể đơn giản bảo không nghe, tức quá - đánh. Mà những người đầu tiên dạy trẻ là bố mẹ và thày giáo phải học cách dạy trẻ. Chứ, Rùa bảo "Đánh là sai nhưng hư thì phải đánh" - mâu thuẫn quá!
    Như Rùa nhận thấy đấy "giữ bình tĩnh" là cái khó nhất trong việc dạy trẻ, chứ không phải là việc trẻ cứng đầu, hư, khó bảo, lếu láo. Đúng là việc này rất khó nhưng là người dạy trẻ mình bắt buộc phải vượt qua thử thách này. Bởi lẽ, người lớn chỉ có thể đánh trẻ con khi chúng không nghe lời chứ người lớn đâu có đánh 1 người lớn nếu họ không nghe lời, đúng không? Vấn đề là là ở chỗ này, đó là ta phải tôn trọng trẻ con như người lớn vậy, kể cả nó hư, lếu láo, ta cũng không thể đánh nó. Ta cũng phải coi nó là người lớn đi, để không thể ra tay mà phải tìm cách khác để nó thay đổi hành vi. Việc này không thể nhanh được, đứa trẻ sẽ không nghe lời ta ngay lúc đó, ta phải chấp nhận và tìm những cách khác có thể tác động được đến nó. Nếu nhận thức được rằng không thể đánh trẻ để dạy lúc nó hư và là những người bố mẹ muốn con mình phát triển, thành người, là những người thày tâm huyết với việc giáo dục trẻ thì họ sẽ tìm ra cách thức xử lý trong các tình huống như Rùa đặt ra thôi.

    Để thấy 1 lý do của phần lớn những người vào dđ lamchame này, tham gia vào các chủ đền này cũng chính là để tìm cách dạy con cho đúng và hiệu quả đấy sao!

    Rùa cũng thức khuya quá nhỉ. ;)
     
    binbinvahinhin thích bài này.
  12. mebecoi@yahoo.com

    mebecoi@yahoo.com Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    5/8/2009
    Bài viết:
    3,099
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    173
    e đồng ý với nhà bác này, cái chính là ở chỗ trường hợp nào cần đánh, đánh vào đâu, như thế nào, chứ ko phải trẻ nào cũng thành người do giáo dục bằng lời nói và tình cảm. Có đôi khi vẫn phải nghiêm khắc với trẻ bằng đòn roi (cái này chắc ở bên mẫu giáo các cô phải được học cách đánh trẻ an toàn nhỉ, tại e thấy phần lớn các cháu nghịch ngợm, đi học về đều rất ngoan, mà bm có bao giờ phát hiện ra cháu bị đánh đâu,hihi).
    Còn những trường hợp ko kiềm chế được bản thân mà đánh trẻ khi ko thực sự cần và đúng mực thì có lẽ phải trách là người lớn kém cỏi, ko có năng lực chứ ko nên trách trẻ
     
  13. Aquarius

    Aquarius Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    9/5/2008
    Bài viết:
    1,630
    Đã được thích:
    447
    Điểm thành tích:
    123
    Bạn nói có lý một phần, nhưng vẫn còn hơi lý thuyết. Không biết đã lúc nào bạn cảm thấy bất lực với con bạn chưa? Và kết quả ra sao? Tớ cũng phản đối bạo hành trẻ em, nhưng cũng không phản đối hoàn toàn đòn roi (Nói vậy chứ tự nghĩ ko biết mình có gan đánh con mình thật đau ko nữa)... Không thể so sánh trẻ em với người lớn một cách bình đẳng để nói "người lớn ko nói được thì đâu có đánh"... vì rõ ràng là trẻ em cần được uốn nắn để trở thành một người lớn có trách nhiệm. Tớ ủng hộ các thầy cô giáo tìm được những cách "phạt" học sinh thật thấm một cách tốt nhất để các em biết sợ mà không cần dùng đến đòn vọt (èo nghĩ đến con bị cô đánh sợ phết nhỉ), nhưng trong gia đình, một cái phét đít có khi là cần thiết, và tớ cũng sẽ ko trách cô nếu có cho con một roi nhẹ mà đau khi con tớ hư. Miễn là cô đừng vì thế mà trù dập cháu hay đánh quá tay thôi!
     
  14. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Các BM thử tính xem bao nhiêu tỉ lệ phần trăm không sử dụng đòn roi với con mình, biết là đánh con mình cũng đau lắm chứ nhưng khi cần cũng phải đánh (không những dọa mà còn răn đe)
    Việc sử dụng đòn roi hợp lý mới khó, lỗi ntn thì nên đòn roi, lỗi nào thì không nên. Việc làm dụng đòn roi hay không dùng đòn roi đều phản khoa học
    Ai nói không dùng đòn roi tôi có thể khẳng định người đó chưa có con hoặc có con chỉ nuôi chứ không dạy.
    Xin các bạn góp ý để chúng ta cùng dạy dỗ các con nên người
     

Chia sẻ trang này