Chia sẻ của 1 người mẹ Việt ở Mỹ sau khi đi họp phụ huynh cho con

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Tô-Mô-Ê, 18/9/2009.

  1. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Mạn phép bác Magnet trên wtt cho em copy vào LCM chia sẻ của bác về cái sựu học của con bác tại Mỹ cho chúng em học tập ạ.

    Vì topic này bàn về GD Mỹ, nên mình chia sẻ thêm với các bố mẹ về những gì con mình đang được học ở đây. Chả là tối nay cả nhà mới đi họp phụ huynh cho con gái, thấy excited quá, nên chia sẻ với cả nhà luôn.

    Tóm tắt 1 số điểm khiến mình hài lòng (cả về cơ sở vật chất lẫn "đường lối" GD):

    1. Trường công bố tỷ lệ 1:1 laptop cho học sinh lớp 5. Tức là mỗi học sinh có riêng 1 laptop để dùng tại trường (laptop do trường trang bị, tất nhiên cũng từ tiền dân đóng thuế cả). Mình hơi bị choáng vụ này. Năm ngoái, lúc con mình học ở trường kia, nhìn thấy phòng máy tính có vài chục cái máy desktop version mới của Apple, anh xã mình làm bên IT đã choáng, giờ còn choáng hơn.

    2. Cách bài trí phòng học tạo không gian ấm cúng, dễ dàng cho trao đổi chứ không phải nghe giảng. Bàn học xếp thành từng nhóm, 4 hs ngồi quay mặt vào nhau (các bố mẹ đã biết vụ này); các hình trang trí trong lớp đều do hs tự làm, VD mỗi bông hoa có tên 1 bé, trên mỗi cánh hoa là 1 câu các bé tự viết, thể hiện 1 ước muốn của mình--> thể hiện tính độc lập và sáng tạo trong suy nghĩ của trẻ; lớp học còn có 1 bể cá với những con cá 7 màu bé xíu, và có tên riêng-->giúp trẻ nuôi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, động vật và ý thức trách nhiệm (không được cho cá ăn quá nhiều kẻo chúng béo phì).

    3. Đường lối GD của cô giáo rất rõ ràng, giúp trẻ phát triển tư duy hơn là quan tâm tới tiểu tiết. Cô nói rằng cô không quan tâm nhiều tới việc hs viết có đúng chính tả không, cái cô quan tâm hơn ở giai đoạn này là làm sao để trẻ nói lên được suy nghĩ của mình. Vì nếu trẻ quá chú tâm vào việc spell cho thật đúng 1 từ thì rất dễ sao nhãng và quên mất cách diễn đạt luồng suy nghĩ của mình. Mình rất tâm đắc với đường lối này. Nói thêm là bé nhà mình học lớp 2.

    4. SGK. Lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy mấy cuốn SGK của con gái, mình cũng choáng. Sách Science, math, social study đều rất dày, lượng kiến thức thật sự là rất nhiều, nhưng cũng rất hay, vì đều được diễn đạt rất đơn giản, dễ hiểu, có tranh ảnh minh họa phù hợp.

    Science: bé lớp 2 nhà mình sẽ học những thứ này: Life Science, physical science, earth science, human body. Các bố mẹ có thể tham khảo ở link này: http://www.sfscience.com/english/grade_2/index.htm. Còn đây là home page cùa Scott Foresman Science: http://www.sfscience.com/

    Social study: Tham khảo ở link này: http://sfsocialstudies.com/index2.html. Chương trình lớp 2: where we live , our beautiful earth (geography, natural resources, etc.), working together (communty, banks, goods and services, etc.), why we need government, American history, studying the past (family history, celebrations, American Landmarks, people and places in history).

    Math: ôi, nhiều quá, các bố mẹ tham khảo ở đây, giáo trình của lớp con nhà mình là của trường University of Chicago: http://everydaymath.uchicago.edu/

    Language arts: writing, reading, speaking, listening. Cô ko đưa nguồn trong cuốn curriculum, nên mình ko share với cả nhà được.

    Ngoài ra, còn có các môn music, art, physical education, social/emotional (activities to promote self-awereness, interpersonal skill and responsible behaviors).
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Tô-Mô-Ê
    Đang tải...


  2. mehaudau

    mehaudau Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/6/2009
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Ối giời ơi, đọc xong mà thấy tê lòng, bao giờ con mình ở Việt nam đựoc có những môi trường học hành thế này nhỉ? Em cũng không mong là mỗi con có 1 laptop , chỉ mong cách bài trí lớp học và size của lớp nhỏ khoảng 30 thôi....
    Mà mẹ nó ơi, trường To Mo E là ji đấy?
     
  3. tuongvi

    tuongvi Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    1/8/2005
    Bài viết:
    1,991
    Đã được thích:
    573
    Điểm thành tích:
    773
    Em thích cái đoạn 3,4 này quá . Thèm thế .
    Nhân tiện hỏi bác cái trường của bác thế nào rồi ạ ?
     
  4. nguyenbaochau

    nguyenbaochau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/9/2008
    Bài viết:
    4,232
    Đã được thích:
    1,386
    Điểm thành tích:
    863
    :tonqe::tonqe::tonqe::tonqe::tonqe:
    thèm quá nhỉ? ước gì con mình cũng được học ở những nơi như thế!!!
     
  5. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Dạ, em cũng đang phải dùng khăn lau bàn phím vì them quá, nhãi nhỏ ra đầy đây ạ:Cuoi. Nhất định chúng ta phải có một ngôi trường như thế này để con em nhà mình được hưởng thụ một nền giáo dục đúng nghĩa. Bác nào có tâm huyết có ít vốn và cũng đang thèm khát như em thì PM cho em để ta cùng nhau họp sức xây dựng một ngôi trường như thế cho con chúng ta nhé. Em phải đi lấy thêm cái khăn lau bàn nữa đây ạ.
     
    Sửa lần cuối: 18/9/2009
  6. hoalt

    hoalt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/5/2009
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    28
    tớ cũng thèm và cũng tự nhận thấy có tâm huyết , mỗi tội chả có vốn, thì có được ko? :)
     
  7. Thelma

    Thelma Banned

    Tham gia:
    8/4/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Cái cày nước ngoài đầu tư cho con học hành chứ ở ta kô biết cho con latop nó có học ko hay chuyển qua luyện game thủ
     
  8. meduyphong

    meduyphong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/6/2009
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    104
    Điểm thành tích:
    83
    Mẹ này hóm quá cơ, nhưng phải công nhận là bác lo như thể là đúng quá rùi.......
     
  9. sandflake

    sandflake Banned

    Tham gia:
    29/8/2009
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Em thấy cách dạy của phương tây có rất nhiều cái hay mà chúng ta cần học ?. Nhưng em thấy cái vụ mẹ Thelma nói cũng có lo ghê, dạo này trẻ nhỏ học game nhanh còn hơn học chữ
     
  10. bongtomcua

    bongtomcua Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/3/2009
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Đọc xong thấy các con mình ở VN thiệt thòi quá đi thôi.
    Thì đành rằng mình chưa có đủ tiền để trang bị lap top 1:1, phòng học chỉ có 16 cháuvvvv..v
    nhưng xem qua giáo trình dạy các cháu thấy giáo trình đó đâu có khó gì thực hiện ở VN.. Phần khó nhất của SGK ấy là buộc các thầy cô giáo và hệ thống giáo dục của VN phải đổi mới tư duy để dạy.
    Mình thích đường link share SGK của bạn- Thanks, mình cũng đã từng tự hỏi khôg biết SGK ở các nước văn minh nó ra sao- giờ mới được nhìn thấy.
     
  11. gacon2006

    gacon2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/4/2005
    Bài viết:
    1,259
    Đã được thích:
    178
    Điểm thành tích:
    103
    Đọc xong, em cũng ngồi nhắm mắt tưởng tượng xem cách bài trí lớp học, môi trường học... Chắc con em học xong cấp 3, lúc đấy may ra VN có được chuẩn lớp học như thế này. Bây giờ con em gần 4 tuổi, học xong cấp 3 tính ra khoảng 16 năm nữa. Liệu như thế nào các mẹ nhỉ?Thôi đành hi vọng...
     
  12. Mẹ bê nghé

    Mẹ bê nghé Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    6/6/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    :tonqe::tonqe:ước gì con em dược học
     
  13. nguyenbaochau

    nguyenbaochau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/9/2008
    Bài viết:
    4,232
    Đã được thích:
    1,386
    Điểm thành tích:
    863
    các mẹ đọc thêm bài này nữa nhé

    Quả thật, lúc đầu tôi nghĩ đi họp phụ huynh thì chán lắm, lại chuyện thu tiền nong, đóng góp. Nhưng suốt cả buổi, nhà trường chỉ tập trung vào nội dung làm thế nào để cùng gia đình đưa đứa con đến đích vào năm học tới. Tôi đã bỏ hẳn 2 giờ để dự cả hai lớp (1 và 3) cho hai ông con vì thấy “đại hội” PTA này thú vị.

    Trong đời bạn thích họp phụ huynh học sinh không? Chắc ít ai muốn, vì đến là phải đóng góp, xin xỏ, nói khó vì con mình hư. Nhà tôi có hai thằng cu đi học (lớp 3 và lớp 1), bố mẹ đùn đẩy, đành bốc thăm. Bố nó thua nên vác máy ảnh đi… tác nghiệp và xem dân Mỹ dạy dỗ con cái thế nào.


    Các “ông” con đi học

    Lũ con nhà tôi suốt mùa hè này không được đi đâu, vì bố đi công tác liên miên. Thằng lớn luôn hỏi, bao giờ con đi học. Với chúng, trường lớp là cái gì đó thân thương, xa mấy tháng hè như đã lâu lắm.

    Cháu Hồng Hạnh, con gái anh Đặng Hoàng Duy, đồng nghiệp World Bank ở Washington DC, học xong lớp 5 ở Hà Nội, sang đây cháu vào lớp 6, trước đó cháu đã học mấy năm ở DC. Dự khai giảng về, cháu hỏi: “Bố có thấy ngày khai trường ở đây khác ta thế nào không?”.

    Nghe cháu giải thích, anh không khỏi ngạc nhiên: “Ở Mỹ ngày khai trường là ngày hội, bố ạ. Sau một kỳ nghỉ hè dài, ai cũng mong được tới trường nên cười rạng rỡ. Cô trò gặp nhau như mẹ con. Ở VN ta thì…mùa hè vui vẻ đã qua, sắp tới phải đến trường”. Cháu nhấn mạnh hai chữ “phải” và “được” rất rõ.

    Anh Duy giật mình vì so sánh của con gái mình- một học sinh lớp 6 về hai cách “trồng người”. Một nơi cho ra lò rất nhiều em văn hay, chữ đẹp, nhiều giải quốc tế. Một nơi học sinh rất kém tính nhẩm, chữ như gà bới, nhưng ra đời có nhiều giải Nobel.

    Với bố mẹ, khai trường lại là ngày… hạnh phúc vì các con đến trường để cô giáo lo. Suốt mấy tháng hè, cả nhà tôi tranh cãi ai nghỉ phép để trông con. Riêng chuyện này, bố mẹ từ tây đến ta, ở đâu cũng giống nhau.

    Hội Phụ huynh (PTA)...

    The Parent Teacher Association (PTA) tạm dịch là Hiệp hội Phụ huynh và Giáo viên. PTA không thuộc tổ chức đảng phái, nhà nước hay tiểu bang, mà hoạt động hoàn toàn độc lập, có khả năng vận động hành lang vươn tới Quốc hội Mỹ nhằm tranh đấu quyền lợi cho học sinh và trường sở.


    Một buổi họp phụ huynh

    Thoạt nhìn, có thể nghĩ, PTA gồm toàn những bà nội trợ, ở nhà trông con để chồng đi làm, ngồi với nhau trao đổi cách thức làm bánh hay rỉ tai mua hàng hạ giá. Trong thực tế, PTA có nhiều việc quan trọng hơn bếp núc. Hoạt động của PTA hướng tới xây dựng quan hệ gắn bó giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường với mục tiêu cuối cùng “vì quyền lợi của học sinh”.

    Đại loại như bên ta, công nhân có công đoàn, tuổi trẻ có Đoàn TN, trường học có...PTA. Người tham gia hoạt động cho PTA không ăn lương, mà theo kiểu “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

    Hội Phụ huynh có đóng góp không? Đương nhiên, có thực mới vực được đạo. Chẳng nhà nước nào đủ “sữa” để chi cho các tổ chức xã hội. Phí thành viên 5$/ người/ năm (lương tháng khoảng 2000$ cho người lao công). Nhà tôi có hai ông con, đóng 5$ hay 10$ đều được, ai giàu đóng hàng trăm đô.

    Phí đó dùng cho các hoạt động “chào mừng” như học sinh được giải cao, biết ơn giáo viên vào ngày lễ, hội thảo về cách dậy dỗ con cái trong nhà, các buổi nói chuyện mời chuyên gia cao cấp, xây dựng website, in ấn tài liệu. Cuối năm, PTA đưa ra thông báo chi tiêu công khai.

    Nhiều PTA địa phương tranh thủ được sự đóng góp rất lớn của những phụ huynh giầu có. Có tiền, PTA có thể can thiệp với trường là nên dạy môn ngoại khóa nào thích hợp vì PTA có thể trang trải chi phí, hoặc thay đổi chương trình giảng dạy tốt nhất cho con em

    ... Và họp phụ huynh

    Trường của hai đứa con tôi có 630 học sinh từ 43 nước và nói 27 thứ tiếng, gọi là trường quốc tế cũng không ngoa. Vào phòng họp, thấy một bác Việt kiều ngồi bàn phiên dịch cho những phụ huynh VN yếu ngoại ngữ. Tiền thuê phiên dịch do PTA trả.

    Khi vị chủ tọa hỏi là ai là người mới “di cư” đến vùng này, hơn nửa phòng giơ tay. Thật lạ, dân Mỹ di chuyển nhà từ vùng này sang vùng khác như mình đi xe máy ra Bờ Hồ. Khó mà xin “học trái tuyến” vì con học ở đâu theo ZIP CODE (mã vùng của bưu điện) theo địa chỉ nhà ở.


    Đoán xem tôi là ai?

    Vào đầu năm học, thường có “đại hội” PTA. Bà hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn và mời các thầy cô lên “sân khấu” cho phụ huynh biết mặt. Rất lạ, toàn cô giáo, có mấy cô xinh như hoa hậu. Hội trường chật ních các phụ huynh.

    Từng cô đứng ra trước mic và tự nói về mình trong vòng 15 giây. Mấy chục cô tự “PR” trong 5 phút, xong màn chào hỏi. Trình độ nói trước công chúng (public speaking) của những giáo viên này thuộc đẳng cấp quốc tế, rất tự tin và hòa nhã.

    Càng tự lập sớm càng tốt

    Màn tiếp theo là mời bố mẹ về lớp cô chủ nhiệm họp. Bố mẹ được xếp vào chỗ của con mình hàng ngày vẫn ngồi. Trên đó có tên con, tập tài liệu về chương trình học, thời khóa biểu, vài tờ rơi và…bức thư của “ông con” gửi chính bố mẹ mình.

    Trước cửa lớp 3 là danh sách lớp và tờ tự giới thiệu rất PR của lũ học trò. Thôi thì đủ kiểu. Ví dụ, “Tôi có em trai 6 tuổi, tôi năm nay 8 tuổi, tóc đen và ngắn. Tôi thích kẹo không ngọt vì sợ béo. Đố biết tôi là ai”. Mới đọc cứ tưởng con trai nhà mình, nhưng nét chữ lại là lạ. Tìm mỏi mắt mới ra nét chữ gà bới quen quen.

    Cô giáo giới thiệu rất kỹ về chương trình học tập trong năm, mục tiêu cuối năm, cách trao đổi giữa bố mẹ và giáo viên. Cách chấm điểm O-Outstanding, G-Good, S-Satisfied, N-Need Improvement (xuất sắc, khá, đạt và cần cố gắng) cũng được giải thích rất kỹ. Cô nhấn mạnh, S là hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của lớp. Từ lớp 3 trở đi, O và G sẽ rất hạn chế vì sợ các trò, bố mẹ đua nhau “học vì điểm”.


    Ở nhà cần 30 phút đọc sách buổi tối và có ghi chép lại đầy đủ những sách đã đọc. Đó là một thói quen quan trọng của đứa bé. Bài tập về nhà không quá 30 phút với lớp 3, lớp 1 chỉ cần 20 phút. Còn lại các cháu nên được đi ra ngoài, đi công viên, đi xe đạp. Học nhiều quá sẽ mụ đầu.

    Cô khuyên, bố mẹ cần nói chuyện với con càng nhiều càng tốt. Có đứa trẻ đến lớp được hỏi, cuối tuần em làm gì. Cu cậu ngắc ngứ không trả lời được, vì chỉ nói: “Em đến shopping mall rồi về”. Shopping chỗ nào cũng không biết, chỉ nhớ chỗ đó nhiều quần áo, hình nộm, rộng mông mênh. Lời khuyên của cô, đưa con đi mua sắm thì cũng nên nói là ở đâu, mua cái gì và tại sao. Đó là tập cho con kỹ năng nhớ, kể hay viết lại.

    Trên tường là nội qui của lớp do chính tập thể học sinh trong lớp viết ra. Chúng tự nghĩ ra luật lệ, cách phạt và ký tên ở dưới. Lời thề danh dự này được treo cho đến cuối năm học. Mỗi lớp có lời thề "chui ống" khác nhau. Không lớp nào giống lớp nào. Tự ra luật và tự chịu trách nhiệm.

    Điều cuối cùng là cô mong, bố mẹ nên dạy con tự làm lấy mọi việc. Nhà trường sẽ rất vui khi thấy các em tự buộc dây giầy, mặc quần áo, gấp jacket, đề tên vào balo hay biết đánh răng. Càng tự lập sớm càng tốt, đó là cách dạy các em nên người ngay từ bé.

    Gia đình tôi cũng như hề, lũ trẻ khi cười nắc nẻ, lúc khóc tấm tức. “Nổi điên” lên có lúc cũng muốn bay về HN học cho sướng. Kém, đưa cái phong bì ra là được Oustanding ngay. Nhưng nghĩ đến cái nóng hầm hập, không điều hòa, ngày khai trường ít nụ cười, đưa con đến lớp như đánh vật vì chúng đâu có thích học, lại nhắm mắt... đưa chân.

    Lời kết

    Quả thật, lúc đầu tôi nghĩ đi họp phụ huynh thì chán lắm, lại chuyện thu tiền nong, đóng góp. Nhưng suốt cả buổi, nhà trường chỉ tập trung vào nội dung làm thế nào để cùng gia đình đưa đứa con đến đích vào năm học tới. Tôi đã bỏ hẳn 2 giờ để dự cả hai lớp (1 và 3) cho hai ông con vì thấy “đại hội” PTA này thú vị.

    Cả hai lớp, tôi cũng viết trên tờ giấy nhỏ rằng, bố đã đến lớp con, ngồi vào ghế của con, gặp cô giáo tuyệt vời và mong con học giỏi. Bức “tâm thư” ấy sẽ được hai đứa đọc vào sáng hôm sau trên lớp.

    Viết đến đây, tôi bỗng nhớ tới bài “Lạm thu tiền trường hay quản lý giáo dục “lờ” luật” được đọc mới đây mà thấy bùi ngùi…

    (theo tuanvietnam.net)
    __________________
     
  14. Mẹ rùa con

    Mẹ rùa con Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/4/2008
    Bài viết:
    3,963
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    153
    @ Em cũng phải công nhận là SGK mà mẹ Tô-mô-ê gửi đường link thật là tuyệt, là người lớn mà e đọc đã thik mê đi, thật dễ hiểu và gần gụi với đời sống thực tế.
    ~ Cám ơn chị Tô-mô-ê rất nhìu ạ!
     
  15. halethuy

    halethuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/8/2009
    Bài viết:
    1,177
    Đã được thích:
    573
    Điểm thành tích:
    723
    Dạ sách giáo trình học như thế thì đại học còn thua xa nói gì chương trình học của bọn trẻ!Nói chung là hơi buồn về giáo trình nước mình:vừa khó vừa nặng hơn nước ngoài,thảo nào sinh viên du học VN mình chỉ cần chịu khó học là lúc nào cũng học rất giỏi!Thôi thì đành chờ các bác cải cách giáo dục nước nhà vậy,cái link đọc giáo trình của bác chủ topic phải đưa cho bộ trưởng giáo dục nước VN mình xem mới phải!
     
  16. mebekevin

    mebekevin Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    28/12/2008
    Bài viết:
    5,229
    Đã được thích:
    1,585
    Điểm thành tích:
    863
    Con trai tớ học tư thục lớp nhà trẻ lớn vậy mà mới học có 1 tháng họp phụ huynh liên tục :(. ngoài đóng tiền ra thì cũng chẳng có hơn :(.
    Đọc bài này mà phát thèm :)
    Tớ cũng thích link sách giáo khoa :). mình có thể thay đổi grade...thích hợp với trình độ của con mình để dạy thêm con mình ở nhà. Hay ra phết hihihihihi. Cảm ơn nhé!
     
  17. TrQuynh

    TrQuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/4/2009
    Bài viết:
    1,758
    Đã được thích:
    350
    Điểm thành tích:
    123
    Hix, hay thật đấy, ước gì con mình cũng được phát triển trong môi trường như thế, nhìn khoản đón góp phát thèm. Có $5 với $10 tùy năng lực - khéo còn rẻ hơn cả ở nhà.
     

Chia sẻ trang này