CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

Thảo luận trong 'Các CLB' bởi dtkiencan, 7/5/2012.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,867
    Đã được thích:
    6,471
    Điểm thành tích:
    3,063
    Đang tải...


  2. tranmaithoa

    tranmaithoa Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/8/2010
    Bài viết:
    3,907
    Đã được thích:
    1,049
    Điểm thành tích:
    773
    Re: Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Tớ ko ép con học tối ngày thôi chư vẫn thích con học giỏi. Tớ thấy ngày xưa tớ học trên lớp và về học thêm 1h là giỏi nhất lớp rồi, cần gì phải học nhiều, vẫn giỏi
     
  3. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,867
    Đã được thích:
    6,471
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Học mà tâm thần thì học làm gì?

    (Dân trí) - Các bậc làm cha làm mẹ đừng quá kỳ vọng vào con cái mình mà trở thành hoang tưởng, đừng nghĩ con mình sẽ trở thành thiên tài nếu vào học trường chuyên lớp chọn, nếu được nhồi nhét kiến thức ngày đêm không nghỉ. Làm như vậy là đang hại con mình…

    http://dantri.com.vn/c702/s702-598181/hoc-ma-tam-than-thi-hoc-lam-gi.htm
     
    dtkiencan thích bài này.
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,867
    Đã được thích:
    6,471
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Thiếu nữ tâm thần vì 'ngộ' chữ

    Ở hành lang của Bệnh viện Ban ngày Mai Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một bà mẹ với nét mặt đau khổ đang dõi theo đứa con của mình. Bên trong phòng, cô bé khóc lóc thảm thiết, không chịu hợp tác để bác sĩ tiêm. Em bị stress nặng do áp lực học hành.


    http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/05/thieu-nu-tam-than-vi-ngo-chu/
     
  5. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,867
    Đã được thích:
    6,471
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Hóa điên trước mùa thi

    "Em như phát rồ, đầu óc rỗng tuếch, học đâu quên đấy, muốn ngủ cũng chẳng ngủ được, đã vậy lúc nào bố mẹ cũng lấy tấm gương chị gái học rất giỏi ra để hù dọa", Minh Tuấn, học sinh lớp 9 kể.

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/2008/05/3ba02560/
     
  6. dtkiencan

    dtkiencan Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2011
    Bài viết:
    4,611
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Đúng là khổ học mà không thành tài...................lại thành TAI ƯƠNG

     
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,867
    Đã được thích:
    6,471
    Điểm thành tích:
    3,063
  8. vanhang

    vanhang Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    21/5/2008
    Bài viết:
    4,978
    Đã được thích:
    2,445
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Ủng hộ tư tưởng của chủ top, bậc tiểu học mềnh chỉ quan trọng sức khỏe, , ăn , ngủ, vui chơi của con thui, chả muốn con top nọ top kia làm giề cả, hic hic
    Nhưng khổ nỗi ông bà, hàng xóm....nhiều khi mẹ cháu cũng lung bung quá các bác ạ
    Bé thứ 2 nhà em 4,5 tuổi, thấy con nhà hàng xóm thuộc 24 chữ cái, thuộc hết chữ số mà ông bà cháu cứ sốt hết cả lên ạ, nhưng em cứ tà tà, cho con hưởng nốt tuổi thơ vui chơi tới 6 tuổi vậy, hic hic
     
  9. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,867
    Đã được thích:
    6,471
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Giáo sư Tôn Thất Tùng từng nói từ năm 1974 là, đừng bắt trẻ con học nhiều quá, thi nhiều quá, làm mất đi cái sự phát triển bình thường, nhất là não trạng của đứa trẻ, bởi nó hằn vào đấy cả đời. Đây là quan điểm giáo dục quan trọng cần phải được thực thi hóa trong các nhà lãnh đạo giáo dục.

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/06/toi-ung-ho-bo-thi-tot-nghiep-thpt/
     
  10. dtkiencan

    dtkiencan Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2011
    Bài viết:
    4,611
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Em e rằng nhiều "nhà giáo dục" đang muốn trẻ học nhiều hơn nữa cơ, cả xã hội học tập, xã hội hóa giáo dục

    Thật ra xã hội hóa giáo dục không sai nhưng mà trong cái giai đoạn phát triển sơ khai này, khi Lợi nhuận được đặt lên cao thì "chất lượng" xuống hàng thứ yếu.

    Càng học nhiều càng nộp học phí nhiều Doanh thu càng lớn, càng tốt

    Các Trường Mẫu giáo thì học võ, học vẽ, học tiếng Anh, bảng tính...

    Các trường Tiểu học thì bán trú (bán trú cũng tốt nhưng buổi chiều vì ko có điều kiện sinh hoạt ngoại khóa nên lại học tiếp...)

    Các trường đại học tuyển sinh ồ ạt làm các trường trung cấp, ko có đầu vào kể cả cửa học liên thông mở rộng

    Em đi học hộ 1 buổi học thạc sỹ mà lớp học như chợ chiều, lác đác những con người mỏi mệt và vạ vật, Giảng viên cứ như cái đài bật lên cho hết trách nhiệm


     
  11. dtkiencan

    dtkiencan Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2011
    Bài viết:
    4,611
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Em ngẫm lại bạn bè em những đứa học thường thường thôi có khi học dốt thì được làm sếp hoặc làm giàu được. Còn những đứa học giỏi thì chỉ làm nhân viên thươngnf thường thôi.

    Hay cuộc đời thế nó là bù trừ ko ai bị thiệt nhỉ hihi
     
  12. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,867
    Đã được thích:
    6,471
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Đúng vậy. Mỗi người thường chỉ giỏi một lĩnh vực.

    Học giỏi thì trở thành chuyên gia giỏi.

    Học kiến thức không giỏi nhưng thường lại có những khả năng khác giỏi hơn (quản lý, thể thao, âm nhạc, giao tiếp...) do vậy thường làm sếp, làm người bán hàng giỏi... :)
     
    dtkiencan thích bài này.
  13. dtkiencan

    dtkiencan Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2011
    Bài viết:
    4,611
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Zeta ngày xưa học có ... dốt không hihi. Em hỏi đùa thôi nhé ko có ý gì đâu ạ
     
  14. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,867
    Đã được thích:
    6,471
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Mình thì lúc học dốt, lúc lại học giỏi :)
     
  15. dtkiencan

    dtkiencan Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2011
    Bài viết:
    4,611
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Hì hì thế chắc cuộc sống đoạn đã qua cũng lúc xuống lúc lên ạ. Thôi như thế rất hay. Bình lặng quá ko hay lắm ạ

     
  16. Mẹ Kjn

    Mẹ Kjn 0904.716.839

    Tham gia:
    21/6/2012
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Ko bắt con đi học thêm, để con vui chơi cũng là xu hướng giáo dục của vk ck nhà e. Mình định hướng cho con hướng đến cái đúng là được. Học nhìu con nào cũng đầu to mắt cận. Sau này chả có kĩ năng sống gì cả.
     
    dtkiencan thích bài này.
  17. dtkiencan

    dtkiencan Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2011
    Bài viết:
    4,611
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Báo Mỹ bình luận về giáo dục Việt Nam

    Anh Đào Quốc Huy và vợ là hai trong số những người "cắm rễ" bên ngoài cổng trường Thực Nghiệm lúc 3h sáng. Khi mặt trời lên, đám đông ùa vào, xô đổ cả cổng sắt, giẫm bồn hoa, chỉ để tranh suất mua hồ sơ vào học lớp một.
    > Đạp đổ cổng trường, xô đẩy xin học lớp 1
    > Báo Mỹ viết về cánh cửa hẹp vào đại học ở VN

    Trường tiểu học Thực nghiệm là một trong số những trường công hiếm hoi ở Việt Nam đi theo mô hình dạy học của Mỹ, thay vì cách dạy học thuộc lòng thường thấy. Khoảng 600 trẻ mẫu giáo trên khắp Hà Nội sẽ phải cạnh tranh nhau để giành 200 đơn xin học lớp một mùa thu này.

    [​IMG]

    "Giống như chơi xổ số vậy", anh Huy, 35 tuổi, đi nộp hồ sơ cho con gái chia sẻ. "Chúng tôi cần phải gặp may".

    Vụ chen lấn ở trường Thực nghiệm mới đây, chỉ gây ra một vài xô xát nhỏ và không ai bị bắt, nhưng lại phản ánh một vấn đề vốn là gánh nặng ở Việt Nam. Nền giáo dục nước nhà vẫn ở trong tình trạng trì trệ và lạc hậu, cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo hiện nay rơi vào tình trạng tuyệt vọng vì không thể thay đổi được tình hình.


    Phụ huynh học sinh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm để vào mua đơn xin học ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

    Tại quốc gia từng theo Nho giáo đề cao giáo dục và thi cử, các trường học ở mọi cấp đều đối mặt với tình trạng gian lận, hối lộ và thiếu các nhà nghiên cứu cũng như các chương trình tiêu chuẩn thế giới. Kết quả là số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học các trường tư có chương trình quốc tế và sau đó ra nước ngoài học cao đẳng, đại học, ngày càng tăng.

    Dù thu nhập trung bình của người Việt Nam chỉ dừng ở mức 1.400 USD, năm ngoái vẫn có hơn 30.000 người Việt theo học ở các trường của nước ngoài. Việt Nam xếp thứ 5 về số du học sinh ở Australia và thứ 8 ở Mỹ, trên cả Mexico, Brazil và Pháp.

    Số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ đã tăng gấp 7 lần kể từ con số 2.000 học sinh trong thập kỷ vừa qua. Hầu hết trong số gần 15.000 học sinh theo học ở Mỹ năm ngoái không đi theo diện học bổng của các trường danh tiếng, mà thay vào đó là ghi tên vào các trường cao đẳng cộng đồng với học phí do gia đình chi trả, theo Viện Giáo dục Quốc tế ở New York.

    Không giống những trường đại học ở nước láng giềng Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo đã đi vào cải cách sâu rộng từ những năm 1980, các trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa thể bắt kịp tốc độ với một thế giới đang toàn cầu hóa không ngừng, các chuyên gia nhận xét. Thay vào đó, giáo dục ở Việt Nam vẫn duy trì một hệ thống quản lý tập trung kém hiệu quả và thiếu tư duy phê phán.

    Hình mẫu giáo dục Việt Nam là “một cho tất cả” và vì thế các nhà lãnh đạo “cần hành động nhiều hơn để biến giáo dục trở thành một trong những tài sản của quốc gia”, Mai Thanh, một chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Hà Nội cho biết. “Tôi xem đó như một cơ hội bị bỏ lỡ”.

    Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam vẫn ở mức 6%, dù là một trong những nước châu Á có tỷ lệ lạm phát cao nhất và nền kinh tế đang còng lưng gánh những công ty nhà nước trì trệ. Nhưng các nhà phân tích nhận định rằng khủng hoảng giáo dục sẽ khiến lực lượng lao động trong nước “cằn cỗi” và cản trở sự phát triển của quốc gia.

    Intel, nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, vừa phải vật lộn để tuyển dụng được các nhân viên lành nghề cho cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu từ trường Kennedy thuộc đại học Harvard cho biết.

    Sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho hay “cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực” của Việt Nam không hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục đang tăng lên của quốc gia, trong khi các nhà nghiên cứu của Harvard nói rằng việc cải cách hệ thống giáo dục của Việt Nam đã bị “đóng băng” dù cho công cuộc cải cách và tự do hóa bắt đầu vào giữa những năm 1980.

    Dù Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, tương đương một phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội, hơn so với nhiều nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình dương, vấn đề cốt lõi nằm ở quản lý kém chứ không do thiếu đầu tư.

    “Chính phủ nhận thức sâu sắc rằng đang có sự bất mãn đối với thực trạng giáo dục hiện nay, trong những người kể cả người có điều kiện kinh tế và chính trị cao hơn lẫn những người bình dân đại chúng", Ben Wilkinson, đồng tác giả một báo cáo quan trọng năm 2008 và là phó giám đốc Chương trình Việt Nam của trường Kennedy ở TP. HCM nói. Ông thêm rằng vẫn còn quá sớm để nói về những hệ lụy của trào lưu học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài đối với tương lai của đất nước.

    Một vấn đề khác là thực trạng các bậc phụ huynh hối lộ cho giáo viên để con em được điểm cao và khiến bằng cấp trở nên tầm thường. Trong một báo cáo năm 2010, Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin đã kết luận rằng giáo dục là ngành tham nhũng thứ hai, sau ngành hành pháp, ở Việt Nam.

    Truyền thông quốc gia thường xuyên đưa tin về những vụ bê bối liên quan đến giáo dục, trong đó vụ việc gây xôn xao gần đây nhất là việc giám thị ở một trường THPT dân lập tại tỉnh Bắc Giang ném đáp án cho các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Sau khi bị một thí sinh quay lại hành động gian lận này bằng camera, 6 giáo viên và cán bộ đã bị cách chức.

    Đầu tháng này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một điều luật cho phép các trường đại học tự quản nhiều hơn, nhưng các nhà cải cách giáo dục thì vẫn tỏ ra hoài nghi.

    “Nhiều trường đại học chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để tuyển dụng được nhiều sinh viên nhất”, đại biểu quốc hội Mỹ Hương cho biết. “Rồi các cử nhân sẽ đi về đâu? Liệu họ có thể tìm được công ăn việc làm không?”.

    Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam vẫn đang loay hoay nghĩ xem làm thế nào để giúp con em họ học tập tốt trong một hệ thống trường lớp lạc hậu như thế. Một trong những giải pháp phổ biến là đăng ký vào các lớp học thêm ban đêm do các giáo viên trường công, những người có mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng (250 USD), giảng dạy. Không giống các quan chức cấp cao, hầu hết các gia đình ở Việt Nam không đủ tiền cho con em theo học ở các trường tư và đi du học.

    Tuy nhiên, vợ chồng anh Đào Quốc Huy, những người đã đợi cả đêm cùng nhiều bậc cha mẹ khác bên ngoài cổng trường Thực nghiệm, vẫn còn may mắn hơn nhiều phụ huynh. Cô con gái 6 tuổi của anh mới đây đã đỗ vào một trường khác với học phí 870.000 đồng/tháng (40 USD), rẻ hơn 10 lần so với một số trường tư thục.

    “Mọi người đều muốn cải cách giáo dục nhưng chẳng thể làm gì cả”, anh nói.

    Anh Ngọc (theo AP
     
  18. Mẹ Kjn

    Mẹ Kjn 0904.716.839

    Tham gia:
    21/6/2012
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Nhìn hình ảnh tr thực nghiệm thấy sợ quá. Đi mua hồ sơ cho con cứ như đi ăn cướp.
     
  19. dtkiencan

    dtkiencan Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/6/2011
    Bài viết:
    4,611
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Re: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Giá có nhiều trường chất lượng thực sự cho dân Việt Nam

    Có lẽ có cầu rồi sẽ có cung nhưng có 2 tình huống

    - Một số trường sẽ xây dựng danh tiếng thực sự dựa trên chất lượng và khả năng giáo dục toàn diên
    - Một số trường tham giao giải phong trào, tiếng tăm chủ yếu dựa trên PR và tâm lý chạy đua của người Việt ta. Kiểu như phòng khám Maria

    Mong là cái số 1 sẽ nhiều hơn.

     
  20. thucnc

    thucnc Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/7/2009
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: CLB Các mẹ không cho con học thêm, Không cần con học giỏi

    Ở Việt Nam mình tình trạng trẻ học quá tải nhiều - ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Ở tuổi chúng thời gian chủ yếu là chơi và khám phá những cái mới lạ, không nên gò ép quá mức, chơi mà học , học mà chơi. Do nền kinh tế cũng như cơ chế của Việt Nam chúng ta nên mới dẫn đến tình trạng này. Đó là lương giáo viên không đủ cho cuộc sống gia đình , do vậy mới dẫn đến tình trạng dạy thêm để bù đắp những chi phí hàng ngày => Ngay trên lớp giáo viên (động chạm đến ai thì bỏ qua nhé) không nhiệt tình và tâm huyết với trẻ.
    Như mấy đứa con của bạn mình cũng đi học trường công có, tư có, quốc tế có....đem ra so sánh giữa các cháu này cùng độ tuổi cùng thể lực...thì thấy mấy cháu học trường công tư duy không được nhanh nhậy và có thói quen ỉ lại và không mạnh dạn như mấy cháu học ở trường tư hoặc trường quốc tế. Vì các cháu ở trường công phải học quá nhiều (tối lại phải đi học thêm.....) Mình ngày xưa ghét nhất môn văn, cả lớp phải đi học thêm, riêng mình thì không đi thế là bị thầy giáo trù dập tìm mọi cách bắt mình phải đi. Nhưng nhà làm gì có tiền mà đi học thêm, thích nhất là môn toán chẳng cần học thêm nếm gì mà điểm lúc nào cũng xuất sắc , điểm văn thì tồi tệ :(.

    Mình nghĩ tất cả là do cơ chế thôi. Con mình sắp đến tuổi đi học mà cũng lo lắng quá, học trường tư thì không đủ tiền, mà học trường công thì.....Đây là một vài cảm nghĩ của mình , xin các thành viên cho ý kiến.

    Thanks
     

Chia sẻ trang này