3 tháng đầu: Em có thai 3 tuần

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi cuncon_saysua, 23/9/2009.

  1. cuncon_saysua

    cuncon_saysua Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    29/5/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Chào các mẹ,

    Em mới có thai 3 tuần:rolleyes::rolleyes:, các mẹ nào có kinh nghiệm rồi chỉ giúp em cách theo dõi thai kỳ, chế độ ăn uống, liệu có phải ăn kiêng gì không ạ???:confused:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi cuncon_saysua
    Đang tải...


  2. Mẹ em Chinsu

    Mẹ em Chinsu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    17/7/2009
    Bài viết:
    8,322
    Đã được thích:
    1,020
    Điểm thành tích:
    773
    kiêng đu đủ xanh, rau ngót, quẩy nhé mẹ nó. Nói chung là kiêng cũng kha khá và cũng phải tẩm bổ khơ khớ đấy. Chúc mừng mẹ nó có em bé, hạnh phúc nhỉ mẹ nó nhỉ
     
  3. honmadethuong

    honmadethuong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/9/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn chỉ nên kieng mấy thứ như Mẹ chinsu nói thôi, còn đâu chịu khó ăn uống vào, lúc bầu mình nghén không ăn đc ăn vào nôn ra nôn ra lại ăn vào, đến khổ.
     
  4. MeBeLuoi

    MeBeLuoi Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    21/7/2009
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    Em đi siêu âm lần đầu xem túi ối đã vào tử cung chưa, 12 tuần siêu âm lại, 19 tuần...nói chung không có gì bất thường thì siêu âm 3 lần là đủ. Còn bổ sung thuốc thì em nên thăm khám để được tư vấn của BS. Ăn uống hàng ngày em nên kiêng chất cay nóng, ngoài kiêng ăn rau ngót...em cũng kiêng ăn nhãn, nước dừa non, vừng đen, đỗ đen, đào..., ăn nhiều chất tạo can xi như tôm, canh cua đồng, đồ hải sản, các loại rau xanh đậm có nhiều axit folic...tạm thời chị chỉ nhớ có thế thui. Chúc 2 mẹ con em khỏe.
     
  5. Mẹ rùa con

    Mẹ rùa con Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/4/2008
    Bài viết:
    3,963
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    153
    * * * Mẹ Cuncon_say sua à, mẹ tham khảo thông tin sưu tầm của mình trên mạng nhá về những đồ ăn, thức uống mà bà bầu nên tránh, nên hạn chế nhá:

    1. Rượu, bia:
    + Theo thông tin mới đây (đầu tháng 5/2008 ) từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: những bé được sinh ra từ bà mẹ có uống rượu trong thời gian mang thai có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có "hội chứng nhiễm rượu ở bào thai".
    + Những trẻ mắc hội chứng nhiễm rượu bào thai có những đặc điểm, biểu hiện như: trẻ có thể trạng nhỏ, nhẹ cân và thường có những khiếm khuyết bẩm sinh như chậm phát triển. Khi lớn lên trẻ có thể có những rối loạn về hành vi, nghiêm trọng hơn là chậm phát triển tâm thần.
    + Khi mẹ uống một lượng rượu bao nhiêu, thì thai nhi cũng "hưởng" bấy nhiêu, vì rượu theo máu đến thai nhi. Phụ nữ mang thai lạm dụng bia, rượu có thể làm suy dinh dưỡng thai nhi, gây thai chết lưu, tật bẩm sinh chậm phát triển, đần độn...
    --- <nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/TNTS/2008/5/25/240798.tno>

    2. Các đồ ăn, thức uống chứa chất Cafein (cà phê, trà, soda, cocacola, socola,...):
    + Nguy cơ sẩy thai sẽ tăng cao đối với thai phụ nếu trước và trong khi mang bầu, họ uống nhiều cà phê, trà, soda hay sô cô la nóng mỗi ngày, nghiên cứu của Viện Kaiser Permanente (Oakland, Mỹ).
    + Nghiên cứu này tiến xa hơn một bước đó là họ xác định được thủ phạm là do chất cafein chứ không phải bất kỳ một thành phần nào khác trong những đồ uống cà phê, trà, soda, sô cô la.
    + Kết quả cho thấy, những phụ nữ uống 200mg cafein hoặc nhiều hơn thế trong một ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai so với những phụ nữ hoàn toàn không uống gì liên quan đến chất cafein. Lượng cafein này tương đương với 2 tách cà phê, 5 lon nhỏ sô-đa hay 6 tách trà.
    + TS De-Kun Li cho biết rất nhiều nhà nghiên cứu nghĩ rằng cafein gây hại cho thai nhi bởi vì nó gây sức ép lên sự chuyển dưỡng còn non nớt của thai nhi. Ngoài ra, nó cũng làm giảm sự lưu chuyển dòng máu qua dây rốn.
    “Không có bất kỳ một giới hạn nào được coi là an toàn khi dùng đồ uống chứa cafein. Nếu bạn chót “nghiện” cà phê thì thấy cố gắng chỉ uống 1 tách hay cùng lắm là 2 tách nhưng tốt hơn cả là uống loại cà phê đã lọc bỏ hết cafein”, TS Li khuyên.
    --- <nguồn: Dantri.com.vn ngày 22/01/2008:
    http://dantri.com.vn/suckhoe/Cafein-lam-tang-gap-doi-nguy-co-say-thai-/2008/1/215608.vip>

    3. Quả đào:
    + Đào từ lâu đã được biết đến là 1 loại quả tươi ngon, đẹp mắt và bổ dưỡng, với nhiều tác dụng như bổ khí huyết, thông mạch, nhuận tràng, rất tốt trong điều trị các chứng bệnh kiết lị, tắc kinh, máu không thông... Tuy vậy, có những người không nên ăn đào.
    (...) Các bà bầu trong quá trình mang thai ăn nhiều đào sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết.
    --- <nguồn: Dantri.com.vn ngày 07/8/2008:
    http://dantri.com.vn/suckhoe/Qua-dao-khong-tot-cho-ai/2008/8/244948.vip>

    4. Quả nhãn:
    + Long nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần.
    + Vì sao phụ nữ có thai lại phải kiêng, không ăn long nhãn?
    Sở dĩ như vậy là do phụ nữ khi có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lương huyết an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7, 8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.
    + Trong dân gian, có những phụ nữ có thai, trước khi sinh nở uống nước long nhãn, đó chủ yếu là chỉ những phụ nữ mang thai có thể chất yếu. Vì khi sinh nở phải tiêu hao thể lực khá lớn. Phụ nữ mang thai có thể lực yếu, khi sắp "ở cữ" thường dễ xuất hiện tay chân mềm nhũn bất lực, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi. Cho họ uống một bát nước long nhãn có khí nóng bốc lên, vừa thơm vừa ngon, sẽ rất có lợi cho việc tăng cường thể lực, ổn định tinh thần, giúp cho việc sinh nở tốt hơn. Đương nhiên, những phụ nữ mang thai có thể lực tốt thì không nhất thiết phải uống một bát nước long nhãn.
    --- <nguồn: Dantri.com.vn ngày 03/4/2006:
    http://dantri.com.vn/suckhoe/An-nhan-de-say-thai/2006/4/109566.vip>

    --> :confused: Các mẹ à, em chỉ ko hiểu vì sao lại phải kiêng rau ngót vì theo mình được biết thì rau ngót là loại rau các cụ nhà ta bảo là rất lành - thậm chí bà đẻ trong tháng đầu sau sinh ăn rau ngót là tốt nhất, theo khoa học thì là loại rau chứa nhiều vitamin C cũng như nhiều axit folic vì có màu xanh đậm. Hồi có bầu em ăn rau ngót nấu với tôm nõn khô liên tục à, đẻ bé Rùa nhà em ra đúng 3,3 kg (tóc tốt lắm, đen như người nhớn ý ạ!) & bé hoàn toàn ko bị dị tật gì. Các mẹ giải thích giùm em vì sao kiêng rau ngót khi có bầu nhá???
     
    Last edited by a moderator: 23/9/2009
  6. bibi_0409

    bibi_0409 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/6/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Híc. Em cũng chẳng hiểu sao các mẹ bảo kiêng rau ngót. Đợt đầu em cũng nói y chang các chị, bảo ko ăn rau ngót làm mẹ em mắng gần chết. Sau đó em ăn rau ngót suốt mà thai em được 35 tuần rồi, bé nặng 2,5kg khỏe mạnh, bình thường. Có sao đâu nhỉ? Sao lại phải kiêng rau ngót?
     
  7. Mẹ em Chinsu

    Mẹ em Chinsu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    17/7/2009
    Bài viết:
    8,322
    Đã được thích:
    1,020
    Điểm thành tích:
    773
    vì nghe nói là trong rau ngót, nhất là rau ngót sống có chất dễ làm bong thai mẹ nó ạ. Chỉ biết là thýa n ng nói nên có kiêng có lành thôi
     
  8. MeBeLuoi

    MeBeLuoi Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    21/7/2009
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ bé nói đúng rồi đấy, nếu thai khỏe thì không sao cả, tớ cũng thích ăn rau ngót nhưng khi mang bầu tớ cũng phải kiêng vì rau ngót làm co bóp tử cung, rau này thường ăn khi đẻ xong để ra hết chất bẩn trong người...cả mấy thứ tớ nói nữa...rất bổ nhưng hay bị bong rau nếu thai còn nhỏ hoặc thai yếu.
    Phụ nữ mang thai không nên ăn:

    1. Táo mèo (tên khác là sơn tra)
    Sơn tra giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa chua vừa ngọt, rất “vừa miệng” đối với bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này. Có tài liệu đã chứng tỏ, sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non.

    2. Lạc
    Ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ. Mặc dù, lạc là nguồn cung cấp axit folic, chất không thể thiếu cho việc phát triển nơ ron thần kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ta vẫn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng đậu Hà Lan, loại thực phẩm này có chứa axit folic nhiều hơn và ít chất béo hơn.

    3. Long nhãn
    Sở dĩ như vậy là do phụ nữ khi có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lương huyết an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7, 8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.
    Trong dân gian, có những phụ nữ có thai, trước khi sinh nở uống nước long nhãn, đó chủ yếu là những phụ nữ mang thai có thể chất yếu. Vì khi sinh nở phải tiêu hao thể lực khá lớn. Phụ nữ mang thai có thể lực yếu, khi sắp "ở cữ" thường dễ xuất hiện tay chân mềm nhũn bất lực, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi. Cho họ uống một bát nước long nhãn có khí nóng bốc lên, vừa thơm vừa ngon, sẽ rất có lợi cho việc tăng cường thể lực, ổn định tinh thần, giúp cho việc sinh nở tốt hơn. Đương nhiên, những phụ nữ mang thai có thể lực tốt thì không nhất thiết phải uống một bát nước long nhãn.
    Thế nhưng, sản phụ sau khi sinh con mà ăn long nhãn hoặc uống nước long nhãn thì lại rất tốt. Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với long nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt.
    Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước long nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực - cách ăn phải kết hợp với sâm style rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút long nhãn... Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu.

    4. Đậu tương, đậu nành
    Một nghiên cứu mới trên động vật của Viện Hopkins đã làm dấy lên câu hỏi liệu ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tốt nhất là chúng ta tự nên tránh vì đậu tương có thể là an toàn, nhưng đối với thai nhi hoặc trẻ em, chúng ta vẫn chưa đủ thông tin về độ an toàn của nó.

    5. Các loại cá họ kiếm như cá ngừ, cá thu đại dương, cá kiếm, cá mập, cá cờ...
    Vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Một lượng lớn kim loại này có thể huỷ hoại hệ thần kinh của con người, đặc biệt ở những bào thai đang phát triển. Nhưng không phải loại cá nào cũng chứa thủy ngân. Có những loại hải sản bạn có thể ăn thường xuyên như: tôm, cá hồi,…Bạn có thể ăn kết hợp với các loại tôm cá nước ngọt.

    6. Quẩy
    Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm - một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.

    7. Gan động vật
    Những phụ nữ có thai, nói chung chỉ được ăn lương vitamin A có trong thực phẩm trong khoảng 8.000 đến 10.000 đơn vị. Hàm lượng vitamin A có trong gan của con lợn có thể gấp 3-4 lần lượng cần thiết này. Ngoài ra, qua thí nghiệm trên con bò, người ta thấy thức ăn được đổi chất và chuyển hoá qua gan của nó, vì thế mà trong gan có lắng đọng lượng chất độc hại rất nhiều, các chất độc hại đó có hại vô cùng lớn đối với những phụ nữ có thai.
    Nhiều công trình nghiên cứu đã cho rằng Vitamin A có tác dụng gây dị dạng thai nhi rất mạn, cho nên người mẹ mang thai nếu dùng quá lượng vitamin A cần thiết sẽ làm cho thai nhi bị dị dạng. Ở Anh, ở Mỹ và một số nước khác cũng đã công bố các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của vitamin A đối với người mang thai, có những công trình nghiên cứu có giá trị học thuật cao đề xuất những ý kiến là phụ nữ có thai không nên ăn gan động vật.

    8.Tuyệt đối không được ăn các loại thức ăn chưa nấu chín kỹ hoặc các đồ nem, chạo, gỏi cá…Thậm chí, kiêng ăn các loại rau, củ, quả nấu chưa chín nhừ.

    9. Các đồ uống có chất caffeine như nước trà đặc, nước cà phê và nước cocacola.
     
    Sửa lần cuối: 23/9/2009
    www.tomcuaghe.com thích bài này.
  9. Mẹ rùa con

    Mẹ rùa con Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/4/2008
    Bài viết:
    3,963
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    153
    * * * Các mẹ à, thời đại của chúng ta bây giờ là thời đại của thông tin, khoa học & công nghệ (ko như thời các cụ hồi xưa chỉ có hình thức truyền miệng là chủ yếu). Chính vì vậy, với bất cứ thông tin nào dù là "các cụ bảo vậy" thì các mẹ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra lại tính chính xác & có cơ sở khoa học của thông tin đó, chứ ko thể răm rắp nghe theo 1 cách mù quáng, các mẹ thấy có phải ko ạ?
    @ Về vấn đề có nên kiêng hay ko nên kiêng rau ngót, em vừa search trong google, post 1 số thông tin lên để các mẹ tham khảo và tự quyết định:

    1. Bài viết "Thai phụ ko cần kiêng rau ngót, mồng tơi" tại trang Sức khỏe & Đời sống:
    Hỏi: Tôi có mang gần 7 tháng, sức khỏe bình thường. Có người nói nên kiêng rau ngót, rau mồng tơi, mực, tôm... sau khi sinh phải nằm than thì mẹ mới khỏe. Xin hỏi như vậy có đúng không?

    Trả lời:
    - Các loại rau ngót, mồng tơi hay mực, tôm... đều là những thức ăn lành, bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Điều quan trọng là chọn những loại rau và thực phẩm sạch, tươi sống để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh bị ngộ độc.
    - Hiện tại nhiều làng quê vẫn tồn tại quan niệm dùng than hun dưới giường cho sản phụ sau sinh. Đây là điều không nên, cần phải bỏ. Trong than cháy có rất nhiều khí độc hại cho cơ thể sản phụ và đặc biệt là trẻ sơ sinh.
    - Muốn bảo vệ sức khỏe tốt sau sinh, bạn cần có sức khỏe tốt ngay từ khi mang thai; sau sinh cần ăn uống đủ chất, tâm lý thoải mái và vận động ngay khi có thể. Điều này không chỉ giúp cho sản phụ có sức khỏe tốt, có nhiều sữa cho con mà còn tránh được tình trạng stress sau sinh.
    <Nguồn: http://www.suckhoe360.com/Hoi-dap-chuyen-gia/Me-va-be/thai-phu-khong-can-kien-rau-ngot-mong-toi.php>

    2. Bài viết "Rau ngót lọc độc cơ thể" - Báo Khoa học và đời sống:
    * Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ.
    - Ngoài các vita-min và muối khoáng (trong 100g rau ngót có 169mg canxi, 64,5mg photpho, 185mg vitamin C... ), rau ngót còn có một lượng protit đáng kể. Tỷ lệ protit trong rau ngót nhiều gần gấp đôi rau muống và tương đương với một số loại đậu như đậu ván, đậu đũa, đậu co ve... là những thức ăn thực vật từ xưa vẫn nổi tiếng giàu chất đạm (trong 100g rau ngót có 5,3g protit, đậu ván có 2,8g, đậu co ve 5g, đậu đũa có 6g).
    - Chất protit trong rau ngót thuộc loại protit thực vật quý, hiếm có ở những loại rau khác. Trong 100g protit của rau ngót có 3,1g lysine, 2,5g methionine, 1g tryptophane, 4,7g phenylalanine, 6,5g threonine, 3,3g valine, 4,6g leucine, 3,3g isoleucine là những axit amin rất cần thiết cho cơ thể.

    # Ngoài giá trị dinh dưỡng, rau ngót còn là một vị thuốc chữa bệnh tốt. Theo Đông y, lá rau ngót vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, giảm độc, lợi tiểu.

    # Trong nhân dân, rau ngót được dùng chữa nhiều bệnh, hầu hết các bài thuốc và cách chữa đều rất đơn giản:
    - Chữa trẻ em đái dầm (dùng một trong hai bài thuốc đơn giản sau):
    + Bài 1: Lấy một nắm rau ngót, tuốt hết cuộng, rửa sạch, tráng nước chín cho thật sạch rồi vò sống trong nước đun sôi để nguội, Cho trẻ uống mỗi lần một bát con, thường chỉ uống 2 -3 lần đã thấy kết quả.
    + Bài 2: Lấy 40g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội vào, khuấy đều, để lắng, gạn lấy nước uống làm hai lần cách nhau 10 phút. Bài thuốc này có tác dụng chữa trẻ em đái dầm và chữa dị ứng.
    - Chữa tưa lưỡi:
    Lấy là rau ngót tươi, rửa sạch, giã lấy nước, bôi đều lên lưỡi.
    - Chữa trẻ ra mồ hôi trộm:
    Lấy 30g lá rau ngót tươi, 30g rau bầu đất, đem nấu canh với bầu dục cho trẻ ăn. Ngoài tác dụng chữa ra mồ hôi trộm, bài thuốc này còn giúp trẻ em ngon miệng, tránh táo bón.

    <Nguồn: http://sokhoahoccn.angiang.gov.vn/xem.asp?maidtt=155&maidmuc=16&tenmuc=&page=10>

    @ Theo thiển ý của em thì không nên kiêng ăn 1 loại rau rất bổ dưỡng như rau ngót, còn nếu mẹ nào kiêng kỹ quá (lo sợ với thông tin "rau ngót có chất dễ làm bong thai") thì cũng chỉ cần kiêng ăn trong quý I của thai kỳ - tức 3 tháng đầu (khi mà liên kết giữa thai nhi và tử cung còn lỏng lẻo) & 2 tháng cuối của thai kỳ (tránh việc sinh non từ các món gây co bóp tử cung) còn thai kỳ giữa (là lúc thai nhi & tử cung của mẹ bền chặt nhất) thì ko cần phải kiêng, mẹ cứ vô tư dùng để thai nhi càng có nhiều chất bổ vào cơ thể càng tốt ạ. Theo em, trường hợp rau ngót nè cũng giống như là món "nước dừa" vậy.
    - Tuy nhiên em cũng đồng tình với MeBeLuoi là nên kiêng rau ngót trong trường hợp Thai phụ yếu hoặc có tiền sử sảy thai
    - Kiêng hay ko nên kiêng là tùy ở mỗi mẹ ạ!
     
    Last edited by a moderator: 25/9/2009
  10. Mẹ QA

    Mẹ QA Thành viên tích cực

    Tham gia:
    6/6/2009
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    83
    Mình nghĩ khi có bầu thì nên ăn đa dạng thực phẩm đừng kiêng khem quá, theo mình chẳng phải kiêng cái gì, những thứ mà thai phụ cần kiêng thì ăn ít cũng ko sao đâu. Hồi mình có bầu nói chung là ăn thập cẩm luôn bé nhà mình 3.5kg đẻ thường. Cứ ăn đi cho mẹ khỏe con khỏe các bạn ạ.
     
  11. cuncon_saysua

    cuncon_saysua Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    29/5/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Hihi, bao nhiêu là thông tin hữu ích. Em cảm ơn tất cả các chị nhé!!!
     
  12. honmadethuong

    honmadethuong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/9/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ em làm ngành Y cũng nói kiêng rau ngót vì nó dễ làm bong thai tức là dễ gay dọa xảy đó ạ.Nhưng chỉ kiêng 3 tháng đầu thôi còn sau đó ăn uống bình thường vì 3 tháng đầu thai dễ bị bong nhất. Hồi em được 8 tuần ăn 1 bữa rau ngót xong đi khám cũng có hiện tượng hơi bong, phải nằm an dưỡng 1 tuần hic
     
  13. babycool

    babycool Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    trải qua giai đoạn nhìn lại mới thấy gian nan :D
    kiêng vừa phải thôi cũng ko nên kiêng quá ăn một chút cũng chả sao
    rau ngót ăn ít thôi vì thực chất nó làm cho dạ con có hiện tượng co thắt một chút
    ko nên ăn lẩu , quẩy , long nhãn ( ăn xíu xíu cũng được )
    nước dừa non ai nói kiêng thì thấy hơi lạ vì uống vào thấy tốt mà chả vấn đề gì cả
    với lại nó cũng tùy cơ thể cứ lựa lựa mà ăn uống nên để ý theo dõi cơ thể là được
    à hạn chế xoa núm ti khi mang bầu nhé xoa cũng phải biết cách vì thấy bảo nó kích thích co giãn nên ko tốt lắm khi mang bầu
    ...
     
  14. cuncon_saysua

    cuncon_saysua Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    29/5/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Em cảm ơn chị nhiều nha. Mà em đang định dùng thêm sữa, hic nhưng em lại bị đau dạ dày nên không biết dùng sữa nào sẽ thích hợp. Các chị thường dùng sữa nào à.???
     
  15. myanh273

    myanh273 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/9/2009
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình cũng đang có bầu đc hơn 8 tháng rồi, có những thư bạn nên kiêng như quả táo mèo, đồ xông khói, nướng, lẩu, quẩy, nhãn, gan động vật, rau chân vịt, nước cola.Ngoài ra các bác sỹ cũng khuyên ko đc xoa đầu ti và xoa bụng nhiều đâu nhé, bạn nên chú ý vẫn đề này đấy.Còn sũa thì bạn nên thử các loại để xem mình thik hợp với sữa nào nhất, vì mang thai uống sữa rất khó, mình cũng phải thử và bây h mình đang dùng sữa XO, bạn thử xem sao
     
  16. cuncon_saysua

    cuncon_saysua Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    29/5/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Hic, em có tiền sử đau dạ dày, dùng nhiều đồ bơ sữa là tiêu luôn, bụng đầy chướng lên hic hic, giờ em không bít làm thế nào nữa:D
     
  17. Mẹ em Chinsu

    Mẹ em Chinsu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    17/7/2009
    Bài viết:
    8,322
    Đã được thích:
    1,020
    Điểm thành tích:
    773
    nói chung uống sữa bà bầu khó uống lắm. Mẹ nó nên tham khảo các loại xem hợp loại nào thì uống. 3 tháng đầu tớ uống similac mom mà như tra tấn, phải chuyển sang dielac mama. Nhưng h uống similac mom thấy ngon và dielac mama thấy nhạt :D.
    mà thấy bảo 3 tháng đầu mẹ nó cứ uống sữa tươi là tốt nhất
     
  18. honmadethuong

    honmadethuong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/9/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Mình chỉ nghe BS nói không nên xoa bụng thôi chứ chưa nghe không xoa đầu ti bao giờ.Mấy BS mình khám còn khuyên nên xoa đầu ti và kéo đầu ti ra, vì đầu ti mình không được to

    Sữa thì mới đầu mình uống enfa bị đi ngoài xong mình chuyển sang dielac thấy dễ uống hơn nhiều. Nhưng mình cũng uống có 1 2 hộp gì thôi còn lại toàn uống sữa tươi, nước mía, ngày nào cũng mua 1 quả dừa về uống, ăn uống thì hầu như mình chẳng kiêng gì, thích ăn gì là mình ăn nấy luôn, mình khuyên các bạn có abàu chịu khó ăn cua nhé. Lúc bầu mình ăn cua biển và cua đồng nhiều lắm. Bé nhà mình lúc ra đời nặng 3,8kg trộm vía nhìn thích lắm
     
  19. linhtran79

    linhtran79 Hạnh phúc là đây :)

    Tham gia:
    10/4/2009
    Bài viết:
    6,576
    Đã được thích:
    1,325
    Điểm thành tích:
    863
    Mẹ Chinsu nói đúng đấy ... sữa mama không quan trọng lắm đâu ... mình uống sữa tươi cũng được. Lúc mình có tập 2 ý mình toàn uống sữa tươi mà trộm vía cháu ra cũng cứng cáp và nặng cân lắm hiiii... ko cần thiết phải uống sữa bà bầu làm gì ... mình uống sữa tươi và ăn uống bồi bổ là ok. Chúc mẹ nó mạnh khỏe :D:D:D
     
  20. MeCuaTit

    MeCuaTit Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/1/2009
    Bài viết:
    1,048
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    103
    các mẹ cho e hỏi là uống sữa tươi thì uống loại nào ạ?
     

Chia sẻ trang này