Ðề: Bếp Kún tầng 10 cho e bon chen với chị ơi, từ đợt đú đởn đi làm tóc xoăn với nhuộm tóc đến h thấy tóc xơ xác quá, vuốt là ra 1 bối tóc rụng rồi. cứ tình hình này thì chắc phải đi cắt ngẵn thêm nữa mất thôi
Ðề: Bếp Kún tầng 10 Nghe mọi người kể chuyện phục vụ cỗ bàn hay hội họp cho chồng hãi mà em lại tủi.Ngày xửa ngày xưa,cái hồi còn ngây ngây thơ thơ ấy,em cực thích nấu nướng tụ tập anh em bạn bè của ếch.Cứ 1 mình em cặm cụi hì hục nấu nướng xong rồi dọn dẹp thôi,nhưng em vui,vì cách ấy là để giữ chân ếch ở nhà.Nói trước là hồi ấy em k lười và đoảng vị như bây giờ,em chăm lắm,những món ếch thích em đều làm ngon lành,nói chung là đạt.Khổ nỗi con ê hs lại k hề thích ăn uống nhậu nhẹt ở nhà mà chỉ thích ra nhà hàng,quán xá để được oai,để được phục vụ,để được hành người khác.Đấy,mình muốn hầu hạ mà nó có cho hầu hạ đâu cơ chứ
Ðề: Bếp Kún tầng 10 Chả thế nữa,cứ nhìn bác Trọng Chinh lại thấy thương bác ấy,khổ thân,một mình chống chọi với 3 mẹ con gái PH
Ðề: Bếp Kún tầng 10 Bố khỉ, chị bị viêm amidan, đêm qu không ngủ được, cứ như bị bóp cổ. Họng swng tướng, ho như cuốc, người ê ẩm như bị đánh
Ðề: Bếp Kún tầng 10 đừng tin mụ ấy, cái thời c mày tết tóc đuôi sam mắt đeo kính cận thì nhà vẫn ở BTX nhé, mãi đến năm vào ĐH mới về PH
Ðề: Bếp Kún tầng 10 Ối zời cái con này, nó toàn cưa sừng làm nghé. Nó canh giá đậu nhảy nhót, nó đặt giá liên tục khớp mà còn trêu bác. mà xem cái bảng các loại giá trong phiên giao dịch thế giới nó nhảy liên tục nhấp nháy ấy- vui mắt nhỉ ?
Ðề: Bếp Kún tầng 10 CHo chị hỏi tý: nhịn cả tháng như thế, ban ngày thì chỉ uống nước thôi hay có được uống sữa không? Thằng lớn chị cũng học với 1 đứa HG, nó bảo nhìn nó tháng này thương cực vì phải đi thực tập, làm quần quật 12 tiếng tối mới về mà nó cũng nhịn chả ăn gì. Công nhận là đức tin của họ lớn.
Ðề: Bếp Kún tầng 10 Đầu tư cho con du học là đầu tư dài hơi và mạo hiểm đấy. Dài hơi thì chả nói làm gì nhưng mạo hiểm thì nhiều người chắc không nghĩ đến đâu: đơn giản nhất là con mình còn trẻ, ra ngoài đời còn nhiều cám dỗ lắm. nếu nó ở cạnh mình ngày nào cũng bị bố mẹ săm soi, rèn nắm thì nó có bị cám dỗ ngoài đời nhưng bm kịp thời giáo dục, nó sẽ thành đứa trẻ ngoan được. Nhưng cho nó đi du học, đằng đẵng cả năm, con muốn làm gì mình đều không biết. Nó nói sao mình biết vậy nên có những đứa con bạn chị, hư vì môi trường hoàn cảnh đua đòi theo bạn bè. Nên công mình chăm bẵm đầu tư cho con là công cốc. Nếu con mình có bản lĩnh vượt qua cám dỗ và chịu khó học, đấy là may lắm rồi. Chưa kể là không phải ai đi học NN về cũng được vào những chỗ tốt, lương bổng cao đâu, nhiều đứa du học về VN, cao không đến thấp không thông nên khó kiếm được việc làm lắm. Như nhà chị cũng chả phải giàu có gì cả nhưng chị vẫn chọn con đường đầu tư hết mình cho con học. Cũng biết là sang bên ấy không phải là thiên đường đâu. Cho con sang dấy là bm phải gồng mình hết sức để lo đầy đủ tiền học cho con. Nhiều khi đến kỳ nộp tiền vẫn phải chạy đôn chạy đáo lo cho nó đủ kỳ này đi, kỳ sau tính tiếp. Kiểu giật gấu vá vai chứ không như nhiều nhà, họ để hẳn 1 số tiền đủ cho khóa học, khi cấn họ chỉ cần nhấp chuột là xong. Nhưng chị vẫn cố gắng sao cho đủ. Chị sợ cảnh ăn cháo cầm hơi chờ mùa gặt lắm rồi. Phù, đi được 1 nửa quãng đường rồi, cố tiếp 3 năm nữa cho xong rồi tính.
Ðề: Bếp Kún tầng 10 Thôi ấm ức làm gì em, cứ nhìn theo gương cái Kuns mà cung phụng chồng và gđ chồng, nó có dám kêu ca gì đâu. Chuyện này nàh chị bình thường như cân đường hộp sữa thôi, chả tỵ được với ai. Cỗ bàn hay tụ tập ăn uống xong là mình nấu, mình dọn, mình lo chứ chả ai hộ mình được. Lâu dần nó quen đi, tự an ủi mình thi thoảng năm có 1-2 lần thôi mà. Hậm hực làm gì cho tổn hại nhan sắc. Thế là xong.