Kinh nghiệm: Mùa này các mẹ cần đề phòng cho bé các bệnh sau

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi phongnhi, 6/10/2009.

  1. phongnhi

    phongnhi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/7/2009
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ngoài dịch cúm H1N1 thì mùa này các mẹ cần đề phòng cho bé các bệnh sau: bệnh sốt xuất huyết, bệnh chân tay miệng, bệnh tiêu chảy,...

    mình có 1 cách này chia xẻ với các mẹ giúp làm tăng hệ miễn dịch cho bé
    cho trẻ ăn thêm tỏi, vì tỏi có rất nhiều tác dụng mà ít người để ý, đặc biệt là rất ít bà mẹ cho bé ăn.Tỏi có hàm lượng những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong số những gia vị thông dụng. Tỏi vị cay, tính ấm, có thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, sát trùng, sát khuẩn, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng để phòng chống nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm các chứng cảm cúm. Ở nước ngoài người ta ăn tỏi rất nhiều. Mỗi bửa ăn nên ăn một vài tép tỏi dưới hình thức xắt lát móng hoặc đập dập dùng với nước chấm hoặc ăn với rau trộn trong bửa ăn hàng ngày. Trong những đợt dịch cúm có thể sử dụng dung dịch tỏi pha loãng nhỏ mũi giúp ngừa cúm và ngặn chận một số chứng nhiễm trùng hoặc các loại bệnh lây lan qua đường hô hấp. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. Cũng có thể hít hơi tỏi qua mũi sau khi đun sôi khoảng 200g tỏi giã nát trong 300cc nước khoảng 10 phút. Hít thở sâu khi nước tỏi còn nóng thông qua 1cái phễu úp trên miệng ấm khi vừa bắt xuống. Độ nóng và hít sâu vừa với khả năng chịu đựng của cơ thể để tránh bị phỏng.
    Đặc biệt tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nữa đấy..
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phongnhi
    Đang tải...


  2. woolala

    woolala Banned. Cẩn thận người này không trung thực

    Tham gia:
    7/8/2009
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    mình cũng dc vị bác sĩ gần nhà dặn mỗi ngày nên ăn 1,2 tép tỏi sẽ tốt cho cơ thể lắm. Ăn mà chưa biết công dụng như thế nào, cám ơn bài viết nhé.
     
  3. holypop

    holypop Banned

    Tham gia:
    7/10/2009
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Để nâng cao khả năng miễn dịch cho bé
    Nâng cao khả năng miễn dịch là cách giúp bé chống lại bệnh tật. Dưới đây là những cách đơn giản để bạn giúp bé yêu tăng sức đề kháng tốt hơn.

    1. Cho bé bú sữa mẹ

    Trong sữa mẹ có chứa một hàm lượng lớn các chất có khả năng miễn dịch, chính vì thế mà bé uống sữa mẹ có sức đề kháng tốt hơn. Chúng ta có thể nói rằng sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất có thể giúp bé nâng cao khả năng miễn dịch.

    2. Thường xuyên vuốt ve bé

    Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng mà từ trước tới nay chúng ta vẫn luôn tôn thờ. Trong thời kỳ mang thai, các thai phụ xuyên vuốt ve, nói chuyện với thai nhi là cách rất tốt để thai nhi cảm nhận được thế giới bên ngoài. Cách làm này có thể có lợi giúp kích thích phát triển hệ thống thần kinh. Sau khi sinh con, các bà mẹ thường xuyên vỗ về bé sẽ làm cho bé có cảm giác an toàn và giúp cho sự sinh trưởng diễn ra nhanh hơn. Vuốt ve có thể cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp bé hấp thụ tốt hơn và bớt quấy khóc, mất ngủ.

    3. Tiêm chủng phòng bệnh cho bé

    Vì sức khỏe của bé, các bà mẹ nên đưa bé đi tiêm chủng để phòng chống các loại bệnh không có lợi.

    4. Duy trì thói quen sinh hoạt

    Về vấn đề này, các ông bố bà mẹ nên hỗ trợ, giúp đỡ bé sớm hình thành thói quen cho bản thân. Ví dụ như bé cần ngủ đủ giấc mỗi ngày thì ban ngày sẽ không quấy khóc. Thường xuyên đưa bé ra ngoài chơi để hít thở không khí và làm quen với môi trường bên ngoài cũng là cách giúp hình thành tính cách của bé, đây là điều hoàn toàn có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

    5. Cân bằng lượng thức ăn cho bé

    Khi bạn thay đổi thức ăn cho bé, nếu không chú ý giữ vững cân bằng dinh dường thì sẽ khiến cho sức đề kháng của bé bị yếu đi. Bạn nên cho bé ăn nhiều trứng, thịt, và các loại rau hoa quả tươi. Tránh sử dụng thực phẩm dầu, quá mặn hay quá ngọt cũng không tốt cho sức khỏe của bé.

    6. Không nên cho bé ăn quá no

    Hệ tiêu hóa của trẻ em thường rất yếu, nếu bạn cho bé ăn quá no sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, bé sẽ bị đau bụng hoặc cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, không có cảm giác ngon miệng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của be sau này, chính vì thế mà bạn không nên cho bé ăn quá no.

    7. Uống nhiều nước đun sôi để nguội

    Thường xuyên uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa. Khi bé đến tuổi đi học mẫu giáo, bạn nên cho bé mang theo một bình nước đun sôi để nguội để tiện uống khi khát. Nhưng bạn nên chú ý chỉ nên cho bé uống trong ngày, không nên để qua ngày rồi uống tiếp.

    8. Không nên giữ cho môi trường trong nhà quá sạch đến mức không cần thiết

    Chúng ta hiểu rằng, môi trường vô trùng quá sạch sẽ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bé sẽ ít có nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc cảm nhiễm. Điều này sẽ khiến cho hệ miễn dịch của bé suy giảm, và khi sang một môi trường khác, bắt gặp những loại vi khẩn, bé sẽ nhanh chóng bị nhiễm bệnh. Bởi vậy, thường ngày bạn chỉ cần dùng xà phòng và nước để tắm cho bé và giữ môi trường sạch sẽ chứ không nhất thiết phải dùng hóa chất diệt khuẩn.

    9. Giữ cho nhà vệ sinh sạch sẽ

    Bạn nên rèn cho bé thói quen sạch sẽ và chú ý rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là trước khi ăn cơm. Bởi như vậy, bé sẽ hình thành thói quen tránh việc đưa vi khuẩn vào người.

    10. Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh

    Để hệ thống miễn dịch của cơ thể bé quen với một vài loại vi khuẩn thì bạn sẽ tránh ho bé được việc mắc bệnh. Nếu cứ tùy ý dùng thuốc kháng sinh thì sẽ dẫn tới hiện tượng “nhờn” thuốc và cơ thể của bé sẽ không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
    (Trích tại http://baovebetubentrong.com/news)


    mình thấy cái này cũng hơi chung chung, nhưng cũng ko bit chia xẻ cái gì, bé nhà mình cũng hay bệnh vặt, chán ghê
     
  4. ziuzang

    ziuzang Thành viên mới

    Tham gia:
    7/10/2009
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    bây giờ đi ra ngoài đường lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, bịt kín mít: khẩu trang, đội nón, găng tay, với chân,....thế mà vẫn cảm , sổ mũi, hắt xì liên tục
     
  5. Girlvip Fashion

    Girlvip Fashion Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    18/1/2009
    Bài viết:
    8,640
    Đã được thích:
    1,476
    Điểm thành tích:
    863
    kiu bạn lắm, cuộc sống bận rộn nhưng đúng là phải chú ý những điều này
     
  6. BOVAME

    BOVAME Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/9/2009
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Mình rất đồng quan điểm với bạn, bé nhà mình ở với ông bà nội từ sáng đến tối. Nhiều lúc tranh thủ giữa giờ mình về thấy hai bà cháu trong nhà bế nhau, cửa đóng kín mít mình thấy lo quá nhưng không giám nói vì bà hay tự ái lắm, nhờ chồng rồi nhưng không thấy tác dụng mấy. đúng ra nhà ông bà nội mình có môi trường rất tốt nhà có vườn , có non bộ, có chim chóc, cây cối tốt tươi, cho bé ra vườn chơi sẽ rất tốt cho bé. Nhưng ông bà quá cẩn thận hôm nào mà vợ chồng muốn cho con đi chới thì việc xin phép ông bà như là cửa ải vậy. Biết là ông bà quý cháu thôi nhưng mà cũng khổ cho cháu.
     
    Meyeujolie thích bài này.
  7. mywife

    mywife Banned

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Người lớn ăn tỏi đã thấy mùi hăng rất khó ăn , làm sao cho bé ăn được hả chị.
     
  8. lifestyle

    lifestyle Thành viên mới

    Tham gia:
    6/10/2009
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Phòng bệnh mùa đông cho trẻ

    Cảm mạo

    Gây ra ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, sợ lạnh, toàn thân khó chịu. Để đề phòng cảm mạo phong hàn cho trẻ trong mùa đông, phải luôn giữ ấm cho trẻ, cho trẻ ăn uống nóng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không để trẻ ra nơi lạnh, có gió. Ban đêm đi ngủ phải chu y cho tre đi tât va không năm nơi có gió lùa.

    Viêm mũi


    Ban đầu trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 390C. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới sinh, mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ, trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch.

    Viêm V.A


    Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Trẻ bị sốt 38-390C, cũng có thể sốt cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi, dấu hiệu này được thấy rõ hơn khi trẻ ngủ.

    Ở những trẻ còn bú mẹ, dấu hiệu ngạt mũi còn thấy khi trẻ muốn bú mẹ nhưng ngậm vú thì không thở được nên trẻ lại phải nhả vú mẹ ra để thở và tất nhiên là trẻ sẽ khóc. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn.

    Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi.

    Tùy mức độ bệnh của trẻ mà bác sĩ ra chỉ định như: điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 380C, các thuốc làm loãng đờm giảm ho, các thuốc nhỏ mũi. Ngoài ra, việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng. Dùng kháng sinh phải do thầy thuốc chỉ định trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng.

    Viêm amiđan

    Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40oC, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.

    Viêm họng cấp

    Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.

    Viêm phế quản


    Có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi... Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi và ăn uống bình thường.

    Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm.

    Bệnh suyễn (hen phế quản)


    Thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa...

    Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi.

    Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.

    Sốt xuất huyết

    Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp.

    Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-400C) trong vòng 1-6 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng...

    Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn, tránh nhiễm lạnh, giữ ấm và đặc biệt là gió lạnh khi chiều về.

    Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Hơn nữa, thói quen ngoáy mũi và bú tay của trẻ cần được khắc phục triệt để.

    Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra
    ----------------
    Theo http://www.tinsuckhoe.com/nd5/detail/cham-soc-suc-khoe/suc-khoe-tre-em/phong-benh-mua-dong-cho-tre/53980.004032.html
     
  9. canhcai

    canhcai Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/10/2009
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    mình cũng đang muốn đổi sữa cho con để tăng sức đề kháng, thời buổi bây giờ có hãng sữa nào tin cậy dc ko nhỉ. nhiều chuyện về sữa wa, muốn cho con ăn uống gì cũng nghiên cứu thật kỹ
     
  10. lifestyle

    lifestyle Thành viên mới

    Tham gia:
    6/10/2009
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Chị canhcai ơi, vào nhầm nhà rồi chị kìa! :p
     
  11. phongnhi

    phongnhi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/7/2009
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    mọi người có cách nào hay để giúp bé tăng sức đề kháng trong mùa dịch này thì cùng thảo luận nhé
     
  12. phongnhi

    phongnhi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/7/2009
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    up cho mẹ nào quan tâm xem nhé
     
  13. CoiNguan

    CoiNguan Banned

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Không biết mẹ chồng em nghe ai bày, mấy bữa nay cứ bắt em phải mua đủ các loại trái cây để cho Cún cà nhà em ăn. Em không đồng ý vì Cún cà nhà em mới có 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa toàn diện. Mấy hôm nay hai mẹ con lục đục vì chuyện này hoài. Các chị ơi, vậy Cún cà nhà em có thể ăn được trái cây chưa?
     
  14. Mẹ Jerry_tl2008

    Mẹ Jerry_tl2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/8/2008
    Bài viết:
    1,020
    Đã được thích:
    139
    Điểm thành tích:
    103
    Ăn được rồi mà bạn, bạn xay sinh tố trộn sữa chua cho bé ăn. 7 tháng rồi cơ mà
     
  15. trando

    trando Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/10/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    tang suc de khang cho tre

    Chao Cac Me!
    Cac Me oi, con em nam nay duoc 3 tuoi ma van cu hay bi cam ho hoai, em da cho con em an nhieu trai cay va uong nhieu sua nhung em thay chau no van cu ho hen hoai thoi. Cac Me co biet loai thuoc nao lam tang mien dich thi chi cho em voi!
     
  16. hongyen

    hongyen 0988773381

    Tham gia:
    5/10/2009
    Bài viết:
    3,518
    Đã được thích:
    676
    Điểm thành tích:
    773
    Mình vẫn sử dụng cây húng chanh cho bé từ lúc 2 tháng, mỗi khi bé có biểu hiện của cảm, cúm, ho, bây h cây húng chanh nhà mình tốt um, bạn cần alo cho tớ tớ cho cây về trồng.
    Ngoài ra bạn có thể tham khảo nguồn sau:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=336200&ChannelID=12
     
  17. hichimi

    hichimi Banned

    Tham gia:
    16/10/2009
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    mỗi ngày 1, 2 tép tỏi mà phòng dc bệnh, quá tuyệt rồi
     
  18. zoec

    zoec Thành viên mới

    Tham gia:
    16/10/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    húng chanh ép rồi pha vô sữa hả chị?
     
  19. hongyen

    hongyen 0988773381

    Tham gia:
    5/10/2009
    Bài viết:
    3,518
    Đã được thích:
    676
    Điểm thành tích:
    773
    K phải đâu bạn ạ. Húng chanh rửa sạch cho vào bát, cho khoảng 1/2 bát ăn cơm nước, thêm ít đường phèn cho bé dễ uống. Hấp cách thủy 15phút (kể từ lúc nước sôi)h. Được rồi thì xúc 2-3 thìa 1 lần, cứ 3-4 tiếng lại cho uống tiếp. Bé trên 10tháng tuổi thì cho uống 4-6 thìa, còn lại trên 1 tuổi thì uống nhiều hơn.
     
    Sửa lần cuối: 19/10/2009
  20. LittleTim

    LittleTim Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Trước đây khi bé nhà mình ăn bột, mình vẫn thỉnh thoảng giã nát tỏi ra rồi khi cháo gần chín bỏ vào, hoặc xào với thịt cá rồi xay ra, cho vào cháo cho bé, rất thơm và không bị hăng. Giờ bé 2 tuổi, ăn cơm với thức ăn, thì mình lại phi tỏi sơ rồi đảo với thức ăn, nhất là cá hồi, thịt gà, thơm cực. Mọi người bảo nhỏ nước tỏi tốt lắm mà chưa dám làm, sợ cay bé không chịu được.
    Ngày nào mình cũng xịt mũi cho bé bằng Vesim, khoảng 3 lần, nhớ ra thì nhiều hơn. Ngày nào cũng cho bé uống Ceelin (Vitamin C) để tăng sức đề kháng cho bé. Uống được mấy tháng rồi, trộm vía, có vẻ tốt.
    Rửa tay cho bé, nghe đơn giản thế thôi, nhưng cũng dễ quên lắm đấy.
     

Chia sẻ trang này