Kinh nghiệm: Lưu ý trẻ bị ho mùa thu đông

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi dacochong, 4/11/2012.

  1. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Trẻ bị ho là triệu chứng thường thấy nhất khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đặc biệt là vào mùa thu đông, thời tiết thay đổi thất thường, lúc lạnh lúc nóng. Thời tiết khắc nghiệt, độ ẩm hanh khô là nguyên nhân chính khiến cho trẻ dễ bị lạnh, viêm họng và ho khù khụ hoặc dai dẳng.

    Tuy nhiên, ho là triệu chứng rất phổ biến của trẻ và các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi trẻ bị ho, mà có thể tìm cách chữa dứt cơn ho và phòng chống ho cho con trong suốt mùa thu đông lạnh, khô hanh này. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ, từ đó có thể phòng ho cho bé, cũng có thể tránh cho trẻ phải dùng đến kháng sinh gây hại cho bé.

    Trẻ bị ho mùa thu đông do 2 nguyên nhân

    Thứ nhất, trẻ bị ho do nguyên nhân tác động từ bên ngoài như yếu tố môi trường, khí hậu, nhiệt độ. trẻ bị ho do phong hàn, phong nhiệt hoặc các triệu chứng ho khác có thể được điều trị bằng nhiều bài thuốc khác nhau.

    Thứ hai, trẻ bị ho do tổn thương bên trong. Thường thấy là khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi hay các nhiễm khuẩn đường hô hấp khác cũng rất dễ dẫn đến ho.

    Thông thường, khi trẻ bị ho, cha mẹ hay dùng các loại thuốc ho dạng siro, dạng cốm. Dù dùng loại thuốc ho nào, kể cả thuốc ho thảo dược cũng cần lưu ý, cho bé dùng đúng với liều lượng đã chỉ định. Hoặc, cha mẹ dùng sản phẩm nào phòng ho cho con thì có thể dùng giảm liều lượng, hoặc giảm thời gian dùng nhưng không nên tăng liều dùng quá chỉ định bởi vì việc tăng liều lượng tùy tiện hoàn toàn không có lợi cho việc chữa trị cũng như sức khỏe của bé.

    Phòng ngừa trẻ bị ho mùa thu đông

    Mùa thu đông là mùa bùng phát các chứng ho ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đến việc phòng ngừa cho bé từ thói quen sinh hoạt, môi trường, bữa ăn cho bé.

    - Luôn giữ ấm cho trẻ ở mỗi thời tiết khác nhau. Ngoài ra, cần lưu ý giữ cho trẻ tránh xa môi trường nhiều khói, bụi, ô nhiễm. Nếu đưa trẻ đi chơi xa về, nên rửa tay chân, mặt sạch sẽ cho trẻ.
    - Luôn tắm cho trẻ bằng nước ấm phù hợp với nhiệt độ cơ thể bé và nhiệt độ bên ngoài môi trường. Mặt khác, cha mẹ có thể cho thêm một ít tinh dầu húng chanh (hoặc có thể dùng ít muối cùng với chanh tươi) hòa vào nước cho bé tắm cũng có thể gián tiếp phòng tránh viêm đường hô hấp.
    - Cần lưu ý việc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày, tăng cường các thực phẩm dưỡng phổi để phòng ngừa chứng ho. Nên cho trẻ thường xuyên ăn các thực phẩm như bách hợp, mật ong, lê, hạt sen, ngân nhĩ, nho, và các loại rau tươi… Nên tránh xã các thực phẩm cay nóng, và cha mẹ nên thường xuyên chú ý cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi.
    - Cho trẻ uống mật ong mỗi sáng sau khi thức dậy, nên pha một lượng nhỏ mật ong với nước ấm cho trẻ uống, vì mật ong tuy rất tốt cho hô hấp nhưng lại gây nóng nên không nên dùng nguyên mật ong không. Lưu ý, trẻ một tuổi không nên dùng mật ong.
    - Dùng các thực phẩm chức năng thảo dược có tác dụng phòng bệnh cho trẻ cũng là một biện pháp tiết kiệm thời gian, và công sức của các mẹ nhưng lại rất hiệu quả trong phòng bệnh cho bé. Các mẹ nên chú ý đến thành phần của thuốc, nên là những thành phần vô hại như thảo dược, vitamin, nên tránh những thành phần thuốc trong sản phẩm.
    - Không thể thiếu khi cần phòng bệnh cho trẻ là năng cho bé hoạt động hàng ngày, tham gia vào các hoạt động dưỡng khí ngoài trời như đi bộ cùng cha mẹ, vui chơi trong công viên… Điều này giúp bé tăng cường thể chất, củng cố hệ miễn dịch, tránh xa các chứng cảm và ho.


    [​IMG]
    (Ảnh minh họa. Nên cho trẻ đi khám bác sỹ khi ho kéo dài hoặc kèm sốt, nôn trớ)
    Trên đây là những dấu hiệu, biện pháp phòng và chữa ho hiệu quả cho trẻ trong những ngày thời tiết thất thường, hay thay đổi đột ngột trong mùa thu đông này. Quan trong nhất, cha mẹ bé nên nhớ, hầu hết các trường hợp bé bị ho không phải là một vấn đề nghiêm trọng và hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm với các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu bé bị ho lâu ngày, kèm sốt viêm họng, nôn trớ, cha mẹ phải đưa bé đi khám ngay lập tức để phòng gây biến chứng cho trẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dacochong
    Đang tải...


  2. Me_VuMinh

    Me_VuMinh Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    26/9/2012
    Bài viết:
    5,625
    Đã được thích:
    1,009
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Lưu ý trẻ bị ho mùa thu đông

    Đêm qua con lại ho sòng sọc, buốt ruột quá đi mất. hic hic
     
  3. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Sốt có lợi cho sức khỏe của bé

    Rất nhiều bậc cha mẹ, nhất là những người lần đầu có con, thường hoảng sợ mỗi lần bé lên cơn sốt. Thực tế, sốt là một phần tất yếu trong quá trình phát triển, và là "bạn" của trẻ.

    [​IMG]
    Hannah Chow-Johnson, trợ lý giáo sư từ Trường Y, đại học Loyola (Chicago) cho biết sốt quan trọng vì chúng giúp trẻ chống lại bệnh nhiễm trùng.
    "Sốt thực tế có thể giúp trẻ phục hồi nhanh hơn, đặc biệt nếu bé bị ốm do virus", Chow nói. "Tôi thường ước các nhiệt kế có một vạch ghi là 'sốt' hay 'không sốt'. Điều đó sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ đang lo lắng liệu con họ có bị sốt quá cao hay không".
    Các chuyên gia cũng cho biết việc cho uống thuốc hạ sốt ngay khi trước khi cơ thể thực hiện nhiệm vụ "tự vệ" thực ra lại khiến quá trình phục hồi chậm hơn, bởi nhiệt độ cao có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh.
    Chow-Johnson đã đưa ra vài chỉ dẫn về việc chăm trẻ khi bị sốt, như sau:
    - Sốt là cách mà cơ thể phản ứng với chứng nhiễm trùng. Bạn không thể hạ thấp thân nhiệt ngay. Để giúp cơ thể chiến đấu tốt hơn, hãy cho bé nghỉ ngơi thật nhiều, cũng đồng nghĩa với việc không bao giờ đánh thức bé dậy chỉ để cho uống thuốc. Nếu bé vẫn ngủ, hãy cứ để bé ngủ thật say.
    - Dùng nhiệt kế cổ điển vì loại kẹp ở tai hay ở trán không cho kết quả tin cậy.
    - Có thể để bé ở nhà để theo dõi nếu bé uống được nước, đi tiểu được và đáp ứng tốt.
    - Cho bé uống nhiều nước, nhưng đừng cho quá nhiều nước hoa quả.
    - Mặc cho trẻ quần áo nhẹ.
    - Chỉ cho uống hạ sốt khi cần thiết (khi trẻ cảm thấy khó chịu), và không bao giờ thay đổi các thuốc này vì chúng có thể gây quá liều, rất nguy hiểm cho trẻ.
    Dấu hiệu bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ:
    - Trẻ nhỏ hơn 8 tuần tuổi và sốt đến 38 độ C hoặc cao hơn.
    - Nếu trẻ sốt 2-3 ngày và không rõ nguyên nhân (không có dấu hiệu chảy nước mũi, đau hay ho).
    - Bất cứ cơn sốt nào kéo dài hơn 5 ngày nên được bác sĩ kiểm tra, ngay cả khi trẻ trông vẫn ổn.


     
  4. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh 4 tuần đầu

    Ngay khi sinh xong về nhà, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Ngoài việc thực hiện đúng giờ giấc cho trẻ bú, thường xuyên tay tã lót cần chú ý cho trẻ ngủ đẫy giấc vì giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Tuần đầu
    Trong tuần đầu trẻ ngủ nhiều. Lúc này, giấc ngủ của trẻ không theo nhịp ngày đêm. Trẻ thường ngủ từ 15 - 18 giờ/ngày, ngủ từng giấc ngắn 2 - 4 giờ. Vì thế, bà mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ. Để sẵn sữa hoặc bình nước bên cạnh (nếu bạn không có hoặc chưa đủ sữa cho trẻ bú) phòng khi cháu thức dậy mà bạn phải cho bú.

    Tuần thứ 2 - 4
    Trong thời gian này, hoạt động của trẻ khó biết trước được. Cha mẹ phải chuẩn bị cho bú, thay tã, hát ru... bất cứ lúc nào. Phần lớn trẻ không ngủ một giấc dài ban đêm. Trẻ chỉ có một giấc ngủ đơn, dài nhất khoảng 3 - 4 giờ. Nếu trẻ không có giấc ngủ đơn dài như vậy có thể trẻ bị đau bụng. Trẻ đẻ non có thể có giấc ngủ dài hơn. Ánh sáng và các tác động lúc này như thay đổi cách vuốt ve, cách cho bú, đều không ảnh hưởng nhiều đến kiểu ngủ. Bà mẹ chỉ cần bế trẻ, ru, đu đưa, đi lại.

    Những lúc sắp ngủ hay vừa ngủ dậy, trẻ có thể đột nhiên giật mình, đôi khi mắt lơ mơ nhìn ngược lên khi chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu. Đó là hành vi bình thường trong nhịp thức - ngủ. Do não phát triển, trẻ có thể tỉnh táo, dễ thức dậy ban đêm hoặc giãy đạp, ưỡn lưng, nấc. Trẻ cũng có thể nuốt hơi, bị đầy bụng, đau bụng hoặc khóc vô cớ (các bà mẹ dễ nhầm là trẻ khóc do đói). Trẻ khóc nhiều hơn, ngủ ít hơn trước, đôi khi nôn trớ vì mẹ quên quấn tã lót. Tất cả đều là các hành vi bình thường của trẻ sơ sinh.

    Khi trẻ ngủ, bà mẹ cần chú ý
    - Tạo điều kiện yên tĩnh để trẻ ngủ say. Không để điện thoại bên cạnh.
    - Tìm mọi cách để ru trẻ, không sợ vì thế mà làm hư hay tạo thói xấu cho trẻ. Có thể hát ru, đu đưa võng, nôi hoặc cho bú để trẻ thôi khóc và ngủ say. Nếu trẻ đang ngủ mà giật mình tỉnh dậy hoặc ngủ lơ mơ, mẹ nên ôm trẻ, vỗ nhè nhẹ để trẻ ngủ say trở lại.
    - Tranh thủ chợp mắt khi con ngủ. Đi ra ngoài thư giãn, vệ sinh cá nhân nếu cần.
     
  5. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Nước ngọt có gas và sức khỏe bé

    Bố mẹ vẫn băn khoăn khi có quá nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng nước ngọt có gas cho con trẻ. Để giúp con trẻ nên hay không nên uống nước ngọt có gas quá nhiều, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này.


    Ngày nay, nước ngọt có gas như một phần tất yếu của cuộc sống. Nhu cầu này được các bé tiếp nhận một cách hào hứng và dễ dàng trở thành thức uống được yêu thích. Mặc dù nước ngọt có thể làm dịu cơn khát tức thì nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh ở trẻ. Thành phần chủ yếu trong nước ngọt có gas bao gồm: nước, đường, acid phosphoric, khoáng phosphate, cafein, cola, sodium benzoate, hương liệu và chất tạo màu. Nếu những chất này được nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng béo phì, sâu răng, nhức đầu, ngủ kém, loãng xương, bệnh dạ dày, ung thư… Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bố mẹ nên hạn chế lượng nước ngọt cho trẻ trong một mức độ vừa phải.

    [​IMG]
    Tại sao không nên cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt? Nhiều người vẫn cho rằng, nước ngọt là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, gây nguy hại lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Điều đó là có lý do vì mỗi chai nước ngọt chứa khoảng 125 calo. Hàm lượng calo này chủ yếu tồn tại ở dạng đường, không có chất béo hay protein. Nếu trẻ tiêu thụ nhiều nước ngọt sẽ dẫn đến việc tích tụ mỡ và nguy cơ về bệnh tật là khó tránh khỏi. Việc uống nhiều nước ngọt còn là nguyên nhân làm tăng quá trình đào thải canxi qua đường nước tiểu. Do đó, lượng nước ngọt trong cơ thể càng nhiều thì nguy cơ trẻ thiếu canxi càng tăng, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chiều cao. Mặt khác, thành phần acid trong nước ngọt có chứa các chất như phosphoric, citric… cộng với đường là tác nhân bào món, hủy hoại men răng, gây sâu răng ở bé. Nước bọt có độ kiềm Ph là 7.4, khi bé uống quá nhiều nước ngọt, nước miếng sẽ chuyển hóa thành acid. Để phục hồi độ kiềm, cơ thể sẽ phải rút một phần canxi từ men răng. Do đó, răng sẽ bị bào mòn, yếu và dễ bị tổn thương hơn. Khi bé uống nước bọt, khí gas và acid còn ảnh hưởng tới dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa. Mặt khác acid phosphoric có thể làm vô hiệu hóa acid hydrochloric, dẫn tới các hiện tượng đầy hơi và khó tiêu, gây nên các triệu chứng chán ăn, bỏ bữa. Như vậy, nước ngọt có gas không những là thủ phạm của bệnh béo phì mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ làm giảm cân, suy dinh dưỡng ở trẻ. Bất kỳ một thức uống công nghiệp nào cũng đều có phẩm màu, chất phụ gia và chất bảo quản… - những chất không tốt cho cơ thể. Ví dụ như chất sulphites gây gia tăng bệnh hen suyễn ở trẻ, chất fructore có thể gây ra hội chứng đau dạ dày. Đặc biệt là chất sodium benzoate khi tác dụng với acid ascorbic trong nước uống có gas sẽ tạo ra chất benzene, một chất đã được coi như có khả năng gây ung thư, phổ biến nhất là ung thư máu. Ngoài ra, một số loại nước ngọt có gas có chứa cafein gây tác động xấu đến hệ tim mạch, kích thích hưng phấn, gây khó ngủ, dẫn đến hiện tượng đau đầu, bồn chồn, hốt hoảng, rối loạn nhịp tim, tăng đào thải canxi qua nước tiểu, tăng nguy cơ loãng xương và các hiệu ứng phụ khác. Đó là lý do tại sao ba mẹ nên hạn chế việc uống nước ngọt của trẻ để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
    [​IMG]
    Sử dụng nước ngọt có gas như thế nào là đúng? Nếu như được uống với một liều lượng vừa đủ, không quá thường xuyên thì nước ngọt có gas sẽ cung cấp một phần năng lượng cho các hoạt động, tạo cảm giác thoải mái và kích thích hệ tiêu hóa. Hơn nữa, hầu như trẻ nào cũng thích uống nước ngọt có gas hơn nước đun sôi để nguội. Vì vậy, để trẻ vẫn hứng thú với việc ăn uống, ba mẹ cũng có thể cho bé uống nước ngọt có gas, tuy nhiên, nên cân đối để bảo đảm sức khỏe cho con trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ uống thêm sữa ít béo và các loại nước ép trái cây, sinh tố các loại để đảm bảo không bị tăng cân hay gặp các trở ngại về thể lực, sức khỏe. Mặt khác, vẫn cung cấp cho cơ thể được hàm lượng vitamin lẫn khoáng chất thiết yếu.

    Những thói quen nên bỏ - Nhiều người vẫn cho rằng, uống nước ngọt có gas được ướp lạnh hoặc cho đá vào sẽ làm giảm được cơn khát. Tuy nhiên, cảm giác đó chỉ mang tính tạm thời, được một lúc sau cơn khát sẽ trở nên mạnh hơn. Vì trong nước ngọt chứa nhiều đường, khi uống vào lượng đường này sẽ khiến cho cổ họng thêm khó chịu và cơn khát sẽ xuất hiện trở lại nhanh hơn. - Uống nước ngọt có gas quá lạnh là lý do làm cho cổ họng bị viêm, sưng, đau rát khó chịu. Nếu không kiêng cữ, các chất có trong thành phần nước ngọt sẽ làm cho bệnh tình trở nên tệ hơn, về lâu dài dễ bị viêm loét dạ dày. Thói quen uống nước ngọt có gas lúc bụng đói cũng là nguy cơ gây nên chứng đau bao từ. - Hãy xóa bỏ suy nghĩ về việc uống nước ngọt thay cho nước lọc thường ngày. Uống nước ngọt nhiều có thể tăng nguy cơ bệnh tật mà cũng không thể đáp ứng đủ lượng nước theo nhu cầu của cơ thể. Vì thế, ngoài việc cho trẻ uống nước ngọt, mẹ nên khuyến khích trẻ uống thêm nước lọc, để đảm bảo cho cơ thể được phát triển cân đối và tránh tình trạng mất nước.
     
  6. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ra đời trước 37 tuần thai tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng và nặng dưới 2 kilôgam lúc chào đời là sinh thiếu tháng hay sinh non.


    [​IMG]
    I- Thế nào là trẻ sinh thiếu tháng ?
    Do không đủ tháng, các cháu sinh ra rất yếu ớt, tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao. Theo nhiều nhà khoa học, có nhiều nguyên nhân gây sinh thiếu tháng ở các bà mẹ, bao gồm các nguyên nhân do lối sống (hút thuốc lá, uống nhiều rượu, sống buông thả, làm việc trong môi trường ô nhiễm, áp lực cao, lao động nặng nhọc, stress kéo dài); do mắc một số bệnh (huyết áp cao, tiểu đường, viêm nhiễm phụ khoa, sản giật, tử cung hay cổ tử cung dị dạng); do tuổi tác ( mang thai sớm dưới 18 tuổi hoặc sinh đẻ muộn trên 40 tuổi). Gần đây, một số nhà khoa học còn cho rằng nguyên nhân gây sinh thiếu tháng là do di truyền.



    Trẻ sinh thiếu tháng cần được đặc biệt quan tâm tới những chức năng sau:
    1- Chức năng điều hòa thân nhiệt : Trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng bức. Nguyên nhân là lớp mỡ dưới da quá mỏng, khả năng sinh nhiệt kém, lại dễ mất nhiệt Trung tâm điều hòa thân nhiệt của trẻ sinh thiếu tháng hoạt động yếu. Nên nhiệt độ môi trường rất dễ khiến trẻ bị lạnh và phù cứng. Nếu để thân nhiệt trẻ xuống dưới 35 độ C có thẻ dẫn tới hàng loạt các biến chứng như suy hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết não.



    2-Chức năng hô hấp: Trẻ sinh thiếu tháng dễ bị suy hô hấp vì lồng ngực dễ biến dạng, cơ hoành yếu, phổi kém giãn nở, các phế nang chưa trưởng thành. Trong phổi trẻ sinh thiếu tháng thiếu chất tráng bề mặt (surfacetant) do phổi tiết ra để ngăn không cho phổi xẹp và ngăn ngừa rối loạn về hô hấp. Cấu tạo trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho việc trao đổi khí. Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sinh thiếu tháng.



    3- Chức năng hệ thần kinh: Não trẻ sinh thiếu tháng chưa hoàn chỉnh, dễ bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực của các hệ khác và trong trường hợp thiếu dưỡng khí. Gần đây, một số nhà khoa học tập trung nghiên cứu những yếu tố tác động tới sự phát triển của hệ thần kinh bào thai nhằm ngăn chặn những hậu quả tiêu cực sau này đối với trẻ sinh thiếu tháng. Nhóm các nhà khoa học thuộc Stanford University đã phát hiện ra hai loại hooc-môn có tác động tới sự phát triển hệ thần kinh bào thai, đó là progesteron – có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các tế bào thần kinh và oksytocyna – có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh. Nồng độ của hai kích thích tố này đạt mức cao nhất trong giai đoạn sắp sinh. Như vậy, khi trẻ sinh thiếu tháng sẽ thiếu hụt hai loại kích thích tố quan trọng này, có thể là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ hoặc những khó khăn trong ứng xử và hòa nhập xã hội sau này.
    [​IMG]




    II- Trẻ sinh thiếu tháng có đáng lo ngại ?
    Trong những năm 40 của thế kỷ XX, những trẻ sinh thiếu tháng và có trọng lượng dưới 2 kilôgam bị coi là những đứa trẻ khó nuôi. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học và những thiết bị hiện đại, trẻ sinh thiếu tháng không còn là vấn đề đáng lo ngại. Tháng 6 năm 2009 tại một bệnh viện tại thành phố Getynga (Đức) một bé trai sinh ra ở 25 tuần tuổi thai, có trọng lượng 275 gam (tương đương hai quả chuối). Tháng 9 năm 2004 tại bệnh viện ở Chicago (Mỹ) một bé gái chào đời ở 26 tuần tuổi thai có trọng lượng 244 gam. Những cháu này ra đời được coi là trẻ sinh thiếu tháng có trọng lượng thấp nhất trên thế giới được cứu sống. Tiến sĩ y khoa Magda Siporzynska, Giám đốc Viện trẻ em Ba lan cho biết, số trẻ sinh thiếu tháng từ 22-36 tuần tuổi tại Viện chiếm khoảng 15% tổng số trẻ sinh ra. Các cháu có trọng lượng từ dưới 1 kg đến dưới 2,5 kg; thậm chí không ít cháu cháu chỉ nặng 800 gam nhưng đều được cứu sống và lớn lên như bao đứa trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng sẽ vất vả hơn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian nhiều hơn.
    Việc dùng lồng ấp đối với các cháu sinh thiếu tháng là một tiến bộ của y học, đã giúp cứu sống hàng triệu cháu sinh non. Lồng ấp được coi như dạ con nhân tạo với đầy đủ các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm…giúp các cháu có sức tồn tại. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ và Israel đã thiết kế chế tạo thiết bị tạo khói sương trong lồng ấp dã chiến có tên “BabyAir” . Đây được coi là một tiến bộ mới trong việc nuôi dưỡng các cháu trong lồng ấp, tạo thuận lợi trong việc cung cấp dưỡng khí, thuốc men cho các cháu cả khi chúng đang ngủ.



    III- Cách thức chăm sóc
    “Các nhà khoa học có công cứu sống những cháu sinh thiếu tháng, nhưng việc nuôi dưỡng chúng, để có trí tuệ như những cháu sinh đầy tháng là nhiệm vụ của người mẹ” – tiến sĩ Anna Bern, nhà thần kinh học trẻ em thuộc Stanford University khẳng định. Trong hội thảo về trẻ thiếu tháng tổ chức tại Thụy Điển, nhiều nhà khoa học cho rằng, vật lý trị liệu, trong đó có phục hồi chức năng do chính các bà mẹ thực hiện là liệu pháp duy nhất giúp các cháu bù đắp những thiệt thòi về mặt trí tuệ do sinh thiếu tháng. Là những liệu pháp đòi hỏi lòng kiên nhẫn, tình yêu thương và thời gian – nhưng đem lại hiệu quả.
    Nhiều bà mẹ sau sinh con thiếu tháng có tâm trạng hoảng hốt, lo sợ về số phận con mình, nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, phiền muộn, lo lắng. Nhiều bà mẹ lại phó mặc cho bệnh viện trong việc chăm sóc con cái mình trong những tháng đầu sau sinh. “Đấy là những cách hành xử sai lầm, vô hình dung đẩy con mình vào tình cảnh trầm trọng hơn” - tiến sĩ Anna Bern giải thích. Hơn lúc nào hết, các cháu sinh thiếu tháng rất cần bàn tay nâng niu, yêu thương, âu yếm hàng ngày của người đã sinh ra chúng. Một số nhà tâm lý học cho rằng, việc chăm sóc các cháu sinh thiếu tháng phải giống như việc nuôi con của các chú chuột túi Châu Úc, lúc nào cũng để con trong túi trước ngực.
    Các nhà khoa học Mỹ thuộc Stanford University phát hiện ra rằng, ở những cháu bé thường xuyên được mẹ âu yếm, ôm ấp nồng độ hai kích thích tố progesteron và oksytocyna cao hơn hẳn so với các cháu ít được mẹ âu yếm, ôm ấp. Các nhà khoa học gọi chúng là “hooc-môn của sự âu yếm”. Trong thời gian mới sinh, những kích thích tố này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh hoàn chỉnh.
    + Mát xa nhẹ nhàng cho trẻ : Đây là liệu pháp rất cần thiết đối với trẻ sinh thiếu tháng. Người mẹ phải thường xuyên vuốt ve, xoa nhẹ toàn bộ cơ thể chúng, vừa mát xa vừa trò chuyện, hát cho cháu nghe những bài hát ru con đó là liệu pháp nuôi dưỡng các cháu sinh thiếu tháng được chỉ định. Tiến sĩ Teresa Kaszpszak thuộc Viện Trẻ em Ba lan cho biết, xoa bóp nhẹ nhàng toàn cơ thể trẻ là cách thức truyền cảm mạnh mẽ nhất của tình yêu người mẹ tới con cái, nó tăng cường mối liên kết cảm xúc giữa mẹ và con, giúp mẹ, con gần gũi nhau hơn.
    Theo GS Teresa Kaszpszak, xoa bóp thường xuyên cho trẻ phát huy những tác dụng chủ yếu : giúp bộ máy hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn; nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể; dẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải những độc tố qua da; kích thích cơ bắp của trẻ phát triển; chống táo bón và giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
    + Cho trẻ bú sữa mẹ : Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất không chỉ đối với trẻ sinh thiếu tháng. Tuy nhiên việc bú sữa mẹ đối với trẻ sinh thiếu tháng không dễ dàng bởi cơ miệng của chúng rất yếu, không đủ sức để hút sữa. Điều này đòi hỏi người mẹ phải kiên nhẫn, không nản lòng. Khi các cháu bỏ bú, không có nghĩa là các cháu không muốn bú nữa hay đã no bụng – mà chính là nguyên nhân các cháu không có sức để bú. Các bà mẹ cần hiểu được điều đó để có cách dỗ dành thích hợp Theo tiến sĩ Teresa Kaszpszak, việc cho con bú không chỉ là công việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ, mà điều quan trọng hơn là trẻ nhận được hơi ấm từ người mẹ, được cảm nhận tình cảm ấm áp của người mẹ. Nhà khoa học nói thêm: “Đừng lầm tưởng rằng, trẻ sơ sinh không biết gì. Thực chất, các cháu là những chiếc “hàn thử biểu” rất nhạy cảm đối với môi trường xung quanh, đối với cách hành xử của người sinh ra chúng”.
     
  7. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Bắt 'bệnh' của bé qua tiếng khóc

    Mỗi kiểu khóc của bé có thể được "dịch" khác nhau. Hiểu được tiếng khóc của con là bạn có thể bớt căng thẳng hơn rất nhiều trong quá trình chăm sóc bé.
    [​IMG]


    Babycenter sẽ mang tới cho bạn "chìa khóa" để hiểu được ý nghĩa của từng kiểu khóc ở trẻ sơ sinh.

    1. Tiếng khóc của bé rất to, lăp đi lặp lại, và ngày càng to hơn, thậm chí là gào thét, gắt gỏng. Con muốn nói là:
    a. Con đầy hơi
    b. Con đói
    c. Con buồn ngủ
    d. Con muốn được bế

    Câu trả lời đúng là b.

    Tiếng khóc vì đói bụng thường lặp đi lặp lại và không dừng cho tới khi bé có được thứ mình muốn - được cho ăn.
    Đôi khi, vì gào khóc thái quá khi đói, bé nuốt nhiều không khí, dẫn tới bị đầy hơi và điều này càng khiến bé khó chịu rồi khóc nhiều hơn. Vì thế, ngay khi nhận ra con đói, hãy cho bé ăn, trước khi con bị kích động.
    Một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết con đói là: miệng chóp chép, mút tay, dụi mặt vào ngực mẹ...

    2. Ngay khi vừa ăn xong, bé khóc to, dữ dội. Con đang cố gắng cho bạn biết là:
    a. Con muốn ngủ khi đã ăn no
    b. Con vẫn đói
    c. Con cần phải được ợ hơi
    d. Con muốn được thay tã mới

    Câu trả lời đúng là c


    Kêu ầm lên ngay khi vừa được cho ăn thường là do đau bụng và bé sẽ khó chịu cho tới khi được ợ hơi. Hãy thử cho con ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ lên lưng bé. Hãy lót một chiếc khăn sữa dưới cằm con, đề phòng bé trớ ra, và có thể chọn 1 trong 3 cách sau để giúp bé: Bế bé đứng thẳng và quay mặt vào ngực bạn, cằm tựa lên vai bạn. Giữ bé bằng một tay và đỡ lấy đầu, cổ con, tay kia nhẹ nhàng vỗ lưng bé. Cách 2 là đặt bé lên đầu gối, một tay đỡ ngực bé và nâng cằm, tay kia vỗ lưng nhẹ. Cách 3 là đặt bé nằm úp bụng lên lòng bạn, đầu ngẩng cao hơn ngực
    Một số dấu hiệu khác cho thấy bé cần được ợ hơi là bé co đầu gối lên ngực. Hãy giúp con bằng cách đặt bé nằm ngửa, giữ chân con và di chuyển chân như động tác đạp xe.

    3. Tiếng khóc của bé có vẻ cáu kỉnh và có thể đan xen giữa tiếng cười và tiếng khóc, thậm chí con gào lên. Bé muốn nói:

    a. Con bắt đầu thấy đói
    b. Con cần được ợ hơi
    c. Con cần được thay tã mới
    d. Con bị kích thích quá mức

    Câu trả lời đúng là d.

    Bé đang nhận được quá nhiều kích thích - ánh sáng, âm thanh hay được truyền tay qua hết người này tới người khác. Bé có thể thích như vậy, nhưng khi nó quá nhiều, con sẽ khó chịu.
    Một số dấu hiệu nữa là: Bé quay đầu khỏi nơi có quá nhiều kích thích. Nhiều trẻ sơ sinh thích được bảo vệ bằng cách quấn chặt trong tã khi xung quanh quá ồn ào. Nếu bé đã lớn, không thể quấn tã hay không thích điều này, bạn hãy thử bế con tới nơi yên tĩnh hơn để làm dịu bé.

    4. Bé khóc ê a, khóc rồi lại nín. Bạn dỗ thì con nín nhưng sau đó lại khóc và cứ đều đều kêu mãi. Bé muốn nói gì?

    a. Con thực sự mệt và cần đi ngủ
    b. Con thấy buồn chán và muốn làm điều gì đó khác
    c. Con bị đau bụng
    d. Con gặp vấn đề về tiêu hóa

    Câu trả lời đúng là a.

    Bố mẹ thường bỏ qua tiếng khóc buồn ngủ của con, nhất là khi nó rơi vào thời gian họ không mong đợi. Có những ngày bé lúc nào cũng buồn ngủ, có thể do giai đoạn phát triển hay đơn giản là con mệt. Thậm chí nếu con bạn vừa có một giấc ngủ ngắn một giờ trước, mà bé vẫn ê a khóc thì có thể là con vẫn chưa ngủ đủ và cần ngủ tiếp.
    Dấu hiệu khác: Bé dụi mắt, khóc trong khi mắt nhắm và ngáp.

    5. Âm thanh con khóc có vẻ lạ, khác hẳn mọi lần bạn từng nghe. Bé muốn nói với mẹ là:

    a. Con mọc răng
    b. Con thấy mệt
    c. Con bị ốm
    d. Con muốn được bế và âu yếm

    Câu trả lời đúng là c.

    Tiếng khóc của một em bé bị ốm khác hẳn tiếng khóc do đói hay buồn chán. Nếu bạn thấy tiếng khóc của con có vẻ khác lạ, hay bé không thể ngưng khóc suốt vài giờ, hãy tin vào bản năng của bạn và gọi cho bác sĩ.
    Dấu hiệu khác là: Bé sốt, bé không muốn ăn, bé ngủ li bì hay khó ngủ, lượng nước tiểu ít hay có những hành vi khác thường ngày.

    6. Bạn đã cố gắng vận dụng tất cả các cách nhưng vẫn không thể dỗ được tiếng khóc to, liên tục của con. Và điều này không xảy ra một lần. Con khóc như thế hằng ngày và kéo dài nhiều giờ. Con muốn nói với mẹ là:

    a. Con mắc hội chứng Colic - khóc dạ đề
    b. Con cần được chơi đùa nhiều hơn
    c. Con đói
    d. Con quá mệt

    Câu trả lời đúng là a.

    Colic - Hội chứng quấy khóc kéo dài là một thuật ngữ được dùng để mô tả việc một em bé khỏe mạnh khóc quá nhiều. Nếu con bạn dưới 5 tháng tuổi và khóc nhiều hơn 3 giờ một ngày, hơn 3 ngày tronng một tuần, hơn 3 tuần trong một đợt, thì có lẽ bé bị Colic. Đây không phải là một bệnh và không gây hại về sức khỏe lâu dài cho bé nhưng làm cả bé và bạn đều mệt.
    Dấu hiệu khác: Ở hội chứng Colic, hầu hết các bé sơ sinh đều khóc không lý do rõ ràng, đặc biệt là vào đầu buổi tối.
    Khi khóc, trẻ với hội chứng này thường quấy gắt, ôm chặt bụng, đạp chân, khóc thét lên khiến nhiều bố mẹ dễ nhầm là con bị đau bụng.
    Nếu bạn quá mệt và chán nản vì con khóc quá nhiều, sẽ không có vấn đề gì khi bạn đặt con xuống một nơi an toàn và đi bộ vài phút để hít thở.
    Tin tốt là, điều này sẽ không kéo dài mãi, thường kết thúc sau khoảng 6 đến 8 tuần và giảm dần trong vòng 3-4 tháng.
     
    tunglam0983 thích bài này.
  8. nhuphuongilthd1810

    nhuphuongilthd1810 BT chà bông, Flan, Yaourt

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Nước ngọt có gas và sức khỏe bé

    "Nếu như được uống với một liều lượng vừa đủ, không quá thường xuyên thì nước ngọt có gas sẽ cung cấp một phần năng lượng cho các hoạt động, tạo cảm giác thoải mái và kích thích hệ tiêu hóa. Hơn nữa, hầu như trẻ nào cũng thích uống nước ngọt có gas hơn nước đun sôi để nguội. Vì vậy, để trẻ vẫn hứng thú với việc ăn uống, ba mẹ cũng có thể cho bé uống nước ngọt có gas, tuy nhiên, nên cân đối để bảo đảm sức khỏe cho con trẻ."

    điều này có chính xác không ạ, nếu vậy thì em cũng đỡ lo, vì lâu lâu, khoảng 2-3 lần/ tuần, em cũng có cho bé uống :-k
     
  9. hanhphuc_trontron

    hanhphuc_trontron Nhà chỉ có tiếng cười

    Tham gia:
    12/4/2012
    Bài viết:
    11,574
    Đã được thích:
    2,103
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nước ngọt có gas và sức khỏe bé

    em nghĩ càng hạn chế cáng tốt cho bé, ko nên cho bé dùng các loại nước này là tốt nhất
     
  10. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nước ngọt có gas và sức khỏe bé

    theo mình nên hạn chế cho bé uống nước ngọt có gas, nước này hoàn toàn không tốt cho các bé
     
  11. Me_VuMinh

    Me_VuMinh Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    26/9/2012
    Bài viết:
    5,625
    Đã được thích:
    1,009
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Nước ngọt có gas và sức khỏe bé

    Em cũng đồng ý với ý kiến của mẹ thanhhoa
     
  12. bacsigiadinhhanoi

    bacsigiadinhhanoi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/11/2012
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng

    Điều dưỡng viên chăm sóc tại nhà cho mẹ và bé sau sinh, gọi 0435.430.430 để biết thêm.
     
  13. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng

    k may trẻ mà sinh thiếu tháng thì càng cần chăm sóc kỹ hơn vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện mà
     
  14. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nước ngọt có gas và sức khỏe bé

    cái này hạn chế đc càng tốt vì nó k tốt gì cho sức khỏe của trẻ
     
  15. rachaex161

    rachaex161 Banned

    Tham gia:
    26/11/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Nước ngọt có gas và sức khỏe bé

    úp úp lên tóp nào
    Mật ong | Mật ong rừng| Mật ong thật | Mật ong nguyên chất | Phấn hoa|gia công cơ khí|gia công inox| gia công khuôn mẫu|bảo dưỡng máy móc|lắp đặt nhà xưởng|thiết bị công nghiệp|cơ khí chính xác|lắp đặt mái vòm| vật tư thiết bị công nghiệp| sửa chữa máy móc công nghiệp|xử lý khuôn mẫu|lắp đặt đường ống|bồn áp lực|mái vòm nhà xưởng|thiết bị vật tư| bảo trì máy công nghiệp|gia công cơ khí chính xác|Auto Feeder Incense Machine|Incense Making Machine|Mixxing Incense powder machine|Spare part Incense machine|máy làm nhang|máy làm nhang chạy nhông xích|máy làm nhang thủy lực|máy làm nhang chạy bằng hộp số|máy làm nhang tự động|Gọi về VN giá rẻ, nhanh, chất lượng nhất|thẻ gọi việt nam|goiquocte|goigiare|thegioihaichieu|tuthienthe|goivevietnam|điện thoại pinless|goivn|điện thoại việt nam|điện thoại vn|điện thoại về việt nam|điện thoại về vn|điện thoại cho người thân|điện thoại quốc tế|call to vietnam|mã vùng điện thoại ở việt nam|thế giới apple|check serial iphone|check serial apple|kiểm tra chính hãng macbook|kiểm tra chính hãng apple|kiểm tra chính hãng iphone|Kiểm tra sản phẩm chính hãng apple|cung cấp sản phẩm apple|dịch vụ macbook|bán macbook cũ|thu mua macbook cũ|mua bán macbook
     
  16. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    5 điều phải chú ý khi chăm bé sơ sinh

    5 điều phải chú ý khi chăm bé sơ sinh: Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.
    [​IMG]
    Không bao giờ được tung hứng hay rung lắc trẻ dưới 2 tuổi

    Việc chăm sóc một em bé mới sinh đòi hỏi rất nhiều thời gian và kinh nghiệm. Không chỉ với những bà mẹ trẻ mà đôi khi với những bà mẹ đã có nhiều kinh nghiệm cũng phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Do đó để giữ sự an toàn cho em bé, các bậc cha mẹ đều nhờ sự trợ giúp của gia đình, bạn bè hoặc thuê y tá.

    Bác sỹ là nguồn thông tin tốt nhất cho các bà mẹ trong vấn đề chăm sóc trẻ mới sinh. Trong những ngày đầu, em bé dễ bị nhiễm trùng hơn. Do đó mà bạn cần phải chăm sóc em bé cẩn thận và hạn chế số lượng khách đến thăm bé để đảm bảo an toàn vì rất có thể lây nhiễm nhiều mầm bệnh. Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.

    1. Tránh nhiễm trùng cho bé
    Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ. Do vậy khi đến gần hoặc trông giữ bé bạn cần phải rửa tay thật sạch với xà bông tiệt trùng. Ngoài ra cần phải chăm sóc vệ sinh cho bé cẩn thận ở các vùng dễ nhiễm trùng như rốn, mắt. Phòng ở cũng cần phải ấm, thoáng, sạch sẽ.

    2. Bảo vệ đầu cổ
    Trẻ sơ sinh có xương sống rất yếu và dễ gãy vì chưa phát triển đủ. Vì vậy cần phải cẩn thận khi đỡ đầu và cổ cho bé. Khi bế bé bạn phải luồn một tay dưới cổ để đỡ lấy đầu bé. Còn tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn.

    Khi đặt bé nằm xuống, bạn cũng phải nhớ giữ đầu bé. Đưa cánh tay đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé. Cũng có thể dùng khăn choàng quấn bé hơi chặt một chút để đầu bé được nâng giữ cho đến khi bạn đặt bé vào nôi hoặc vào giường, lúc đó bạn mới nhẹ nhàng cởi khăn quấn ra.

    3. Không được lắc bé
    Khi bạn muốn bé thức giấc, không bao giờ được lắc bé. Nếu bị lắc, hộp sọ của bé sẽ bị tổn thương. Các mạch máu bị rách, chảy máu và gây thương tổn trong não không thể chữa được và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất là không bao giờ được lắc bé kể cả khi vui đùa hay trong bất kỳ trường hợp nào.

    4. Giữ an toàn trong khi di chuyển bé
    Khi có ý định cho bé đi đâu bạn phải giữ bé an toàn. An toàn từ người giữ, ghế xe, đến đường đi không nên gập ghềnh. Một chuyến đi gập ghềnh có thể gây ra thương tích cho trẻ. Khi di chuyển bé, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định để tránh những tổn thương đến vùng đầu và cổ.

    5. Không tung hứng bé
    Không được chơi với em bé sơ sinh như bạn đang tung hứng một quả bóng trong không khí. Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.

    Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

    Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
     
  17. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: 5 điều phải chú ý khi chăm bé sơ sinh

    trường hợp di chuyển mà không bị sóc thì khó lắm vì ở quê đường đâu có bằng phẳng như ở thành phố được
     
  18. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Giấm đối với sức khỏe trẻ em

    Giấm đối với sức khỏe trẻ em: Như chúng ta đã biết, giấm là gia vị rất lành mạnh cho cơ thể con người. Giấm là một thành phần thường được sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp mỗi gia đình. Nó thường được lên men tự nhiên và được coi như một biện pháp hỗ trợ khắc phục sức khỏe.

    Giấm cũng có nhiều loại khác nhau như giấm rượu, giấm cất, dấm trắng và giấm táo… Hầu hết tất cả những loại giấm đều rất có lợi cho sức khỏe con người. Dưới đây các những lợi ích của giấm đối với sức khỏe trẻ em.
    [​IMG]

    1. giấm có thể kích thích sự tiết acid dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Đối với những trẻ em thiếu acid dạ dày trong cơ thể, uống một lượng giấm thích hợp rất là hữu ích, vì nó có thể cải thiện sự thèm ăn của trẻ. Trong mùa hè nóng bức, trẻ em thường có cảm giác không ngon miệng và chán ăn. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể thêm một lượng giấm trong chế độ ăn, chẳng hạn như rau lạnh, dưa chuột, ngó sen ngâm giấm... dùng làm món ăn khai vị cho trẻ em gây cảm giác muốn ăn cho trẻ.

    2. giấm có thể bảo vệ vitamin C trong cơ thể của trẻ em và làm giúp cho trể tràn đầy năng lượng. Bởi vitamin C được hấp thụ bởi một loại tế bào chọn lọc ở đường tiêu hóa. Loại tế bào này thường sống trong môi trường có tính axit. Axit axetic chứa trong giấm sẽ kích thích các tế bào này và làm cho nó hấp thụ một số lượng lớn vitamin C. Đồng thời, hầu hết các loại rau có chứa nhiều vitamin C là thực phẩm có tính axit, trong khi giấm cũng có tính axit tự nhiên. Nếu hai loại thực phẩm có tính axit phản ứng với nhau, nó sẽ tạo ra một hiệu ứng xúc tác, có thể cải thiện tỷ lệ hấp thu và tỷ lệ sử dụng vitamin C của cơ thể.

    3. giấm có thể thúc đẩy sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Khi cha mẹ làm món ăn cho con cái, họ có thể thêm một lượng giấm vào thực phẩm, nó không chỉ có thể cải thiện mùi vị của thực phẩm và làm cho nó ngon hơn mà có thể làm tăng sự thèm ăn của trẻ em và thúc đẩy sự hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm .

    4. giấm có thể tăng cường chức năng của gan và thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể. Nghiên cứu y học đã phát hiện rằng, giấm rất tốt cho đường tiết liệu và có tác dụng lợi tiểu. Giấm có thể làm giảm gánh nặng cho thận và tăng cường chức năng của gan.

    5. giấm có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi. Khi cha mẹ nấu súp sườn lợn cho con trẻ ăn, bạn có thể thêm một chút giấm trong các món canh. Điều này có thể thúc đẩy việc sản sinh canxi có trong xương ở các món canh, để cho trẻ có thể dễ dàng hấp thụ canxi khi ăn các món canh đó.

    Ngoài ra, giấm còn có một số tác dụng khác:
    Thông tiện: Nếu bị táo bón quá nặng chúng ta có thể uống một thìa giấm khi bụng đang đói vào mỗi sáng thức dậy, sau đó uống một cốc nước sôi để nguội, uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả thông tiện rất tốt.

    Giảm béo: Giảm béo là một đề tài muôn thuở của phụ nữ, trong giấm hàm chứa 20 loại axit amin và 16 loại axit hữu cơ, có thể thúc đẩy chất đường bài tiết, giảm thấp cholesterol. Axit amin hàm chứa trong giấm ăn thường ngày của chúng ta không những có thể làm tiêu hao chất béo trong cơ thể mà còn có thể thúc đẩy chất đường, protein trao đổi thuận lợi, đạt được hiệu quả giảm béo.

    Chống lão hóa: Đông Y cho rằng, giấm có tác dụng đẩy đi những cái tích tụ và sản sinh ra cái mới, có tác dụng hỗ trợ nhất định đối với cải thiện tuần hoàn máu cho da, thúc đẩy da trao đổi chất cũ mới. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, giấm có tác dụng hỗ trợ chống ôxy hóa, chống lão hóa, đẩy lùi nếp nhăn.

    Cải thiện giấc ngủ: Đông y cho rằng giấm có thể hoạt huyết tản tụ, dùng giấm ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, giải trừ mệt mỏi, giúp chúng ta ngủ ngon. Khi đi tắm chúng ta cũng có thể cho một lượng giấm thích hợp vào bồn tắm sẽ giúp tẩy trừ mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.

    Phòng bệnh phụ khoa: Giấm trắng có tác dụng diệt khuẩn, có hiệu quả trị liệu viêm âm đạo và ngứa ngoài âm đạo rất tốt.

    Lưu ý: không nên uống giấm với số lượng lớn, đặc biệt là người mắc bệnh loét dạ dày, axit vị toan bài tiết quá nhiều.... Ngoài ra, người có da nhạy cảm cũng cẩn thận khi sử dụng.


     
    ha.vi2011 thích bài này.
  19. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giấm đối với sức khỏe trẻ em

    bài viết hay ah.nấu ăn hơi chua chua các bé cũng thích
     
  20. dacochong

    dacochong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    43
    Khẩn cấp ngừng sử dụng vắc-xin "5 trong 1" tiêm ở trẻ

    Khẩn cấp ngừng sử dụng vắc-xin "5 trong 1" tiêm ở trẻ
    [​IMG]
    Chiều nay 4-5, Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố khẩn cấp yêu cầu tạm ngừng sử dụng vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem để “đảm bảo an toàn cho người sử dụng”.

    Chiều 4-5, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi các tỉnh, thành phố yêu cầu tạm ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem.

    Cụ thể, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng, Y tế các ngành, Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng và các Trung tâm y tế dự phòng... phải tạm ngừng ngay việc sử dụng vắc-xin Quinvaxem trong dự án tiêm chủng mở rộng (vắc-xin phối hợp 5 thành phần DTwP-HepB-Hib dạng lỏng), SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation (BBKC) sản xuất.

    Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Nguyễn Việt Hùng cho biết yêu cầu khẩn cấp này nhằm “đảm bảo an toàn cho người sử dụng”.

    Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu đại diện Công ty BBKC phải gửi thông báo tạm ngừng sử dụng tới những nơi phân phối, sử dụng vắc-xin Quinvaxem. Đồng thời, phải báo cáo về tình hình nhập khẩu, quá trình phân phối và sử dụng vắc xin Quinvaxem về Cục Quản lý Dược và Cục Y tế dự phòng trước ngày 15-5-2013.

    Quyết định trên của Cục Quản lý Dược dựa trên “kết luận của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế” đưa ra từ cuối tháng 4-2013.

    Vắc-xin Quinvaxem hiện đang sử dụng ở 90 quốc gia. Đây là vắc-xin có giá thành thấp (gần 100.000 đồng/liều) song có chứa thành phần ho gà toàn tế bào nên có thể gây phản ứng tại chỗ sau tiêm, thường là sốt, sưng đỏ chỗ tiêm và nặng hơn là sốc phản vệ, trong khi các vắc-xin phối hợp mới chứa thành phần ho gà vô bào nên ít gây phản ứng.

    Tại Việt Nam, sau những vụ tai biến cuối năm 2012, mới đây, lại có thêm nhiều trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem.

    Vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem được đưa vào chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng từ tháng 6-2010, tiêm cho trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi. Vắc-xin này do Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ cho Việt Nam đến hết năm 2015. Trong hơn 2 năm qua, Việt Nam nhập về gần 15 triệu liều và đã sử dụng hơn 11 triệu liều.

    Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng Phạm Thị Bạch Yến cho biết đã thu hồi toàn bộ lô văcxin 5 trong 1 chích ngừa ở Đà Lạt vào ngày 15/3, để kiểm tra quy trình bảo quản và tiêm chủng, sau cái chết của bé trai 4 tháng tuổi.

    Hiện chưa có kết quả kiểm tra cuối cùng về nguyên nhân tử vong bé Đinh Ngô Ngọc Vương Anh, qua đời sau khi tiêm văcxin 5 trong 1.

    Theo bà Bạch Yến, Sở cũng đã mời Viện Pasteur TP HCM, Viện Văcxin và Bệnh viện Nhi Đồng 1 tham gia hội đồng tư vấn chuyên môn sau khi có kết quả điều tra tổng hợp.
    Lô văcxin cháu bé được tiêm chủng có hiệu Quinvaxem nhập khẩu từ Hàn Quốc, được Sở Y tế Lâm Đồng tiếp nhận 3 tháng trước. Văcxin được phân bổ đến các trạm y tế địa phương để tiến hành chủng ngừa cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

    Ngày 15/3, bé trai 4 tháng tuổi Đinh Ngô Ngọc Vương Anh ở phường 7, thành phố Đà Lạt, được mẹ đưa đến trạm y tế phường tiêm chủng văcxin 5 trong 1 theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Sau khi tiêm, về nhà bé có biểu hiện quấy khóc và sốt li bì, gia đình đã tự ý cho uống 3 liều Paracetamol. Mẹ bé cho biết sáng hôm sau sức khỏe bé tốt hơn và chịu bú sữa mẹ nhưng hơn 2 tiếng đồng hồ sau thì gia đình phát hiện bé đã tử vong.

    Đây là trường hợp thứ hai tử vong tại Lâm Đồng sau khi tiêm Quinvaxem, từ năm ngoái đến nay. Lô văcxin tiêm chủng đợt này không trùng với lô Quinvaxem liên quan gây tai biến cho ca tử vong đầu tiên của địa phương.

    Văcxin Quinvaxem được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010. Đây là văcxin của Hàn Quốc ngừa cùng lúc 5 loại bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi. Năm ngoái, nhiều em bé bị tai biến sau khi tiêm văcxin này, trong đó không ít trường hợp tử vong. Bộ Y tế phải tạm ngưng chủng ngừa và thu hồi lô văcxin 5 trong 1, đồng thời yêu cầu Tổ chức Y tế thế giới và nhà sản xuất kiểm tra tính an toàn của văcxin. Phúc đáp của hai nơi này sau đó cho thấy văcxin an toàn.
     

Chia sẻ trang này