Thông tin: Con tôi vui vẻ vào lớp 1

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi webmaster, 24/10/2008.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Khi con tôi đến trường khai giảng, buổi lễ được bắt đầu với các nhân vật từ truyện cổ tích như Nàng Bạch Tuyết, chú Lùn đến chơi cùng và chia quà cho từng cháu. Buổi họp phụ huynh đầu tiên cô giáo nhấn mạnh gia đình không được ép con học ở nhà nhiều; không được nặng lời khi dạy các cháu và không được mong mỏi con mình phải học giỏi, viết đẹp. (Lê Hải Vân)

    Tôi sống ở nước ngoài (Slovakia) và cũng có 1 cháu năm nay vào học lớp 1 (cháu đi học ở trường nhà nước, không phải trường tư hay quốc tế). Tôi thường hay đọc VnExpress.net và quan tâm đến việc học hành giáo dục tại Việt Nam. Tôi cũng đã học hết đại học ở Việt Nam và hiện các cháu tôi cũng đang học tiểu học ở Hà Nội.

    Tôi rất cảm thông với suy nghĩ, lo lắng của các bậc phụ huynh có con bắt đầu đến trường (vào lớp 1) vì đây là bước khởi đầu rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời các cháu sau này. Tôi nhận thấy có rất nhiều điều khác nhau trong giáo dục tiểu học ở VN và ở đất nước mà tôi đang sống. Tôi xin chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe ở tại đây; hy vọng là các nhà chức trách - quản lý công tác giáo dục tiểu học ở Việt Nam để tâm đến và hãy suy nghĩ về thực trạng giáo dục tiểu học của nước mình.

    1/ Khi con tôi đến trường khai giảng (chỉ khai giảng cho lớp 1), buổi lễ được bắt đầu với các nhân vật từ truyện cổ tích (như Nàng Bạch Tuyết, các chú Lùn, ông già Noel... do các anh chị lớp trên đóng) đến chơi cùng và chia quà cho từng cháu, dù chỉ là mấy cái kẹo nhưng các cháu rất thích; mỗi cháu được trao 1 cái thẻ tên + lớp 1: cháu nào cũng phấn khởi với cảm giác là thành người lớn. Sau đó được chú hề góp vui và chụp ảnh. Cô giáo chỉ làm quen rất nhanh và hỏi bạn nào có thể hát hay đếm đến 5, đến 10 để có thưởng kẹo :) các em thi nhau trổ tài và cô giáo nói sẽ cùng các em học để có thể tự đọc, tự viết... các em đều hào hứng lắm.

    Một lễ khai giảng rất đơn giản và đậm chất trẻ thơ; không làm các em cảm thấy gò bó khi đến trường học và vẫn có cảm giác như được vui chơi ở mẫu giáo. Tuy nhiên lại khơi dậy được ý thức học tập để thành 1 người lớn (giỏi hơn các bạn mẫu giáo).

    Tôi vẫn nhớ lễ khai giảng ở Việt Nam mang tính gò ép quá; học sinh phải ngồi yên dưới trời nắng hoặc rét để nghe bao nhiêu người phát biểu; từ đại diện của Bộ, ngành giáo dục; hiệu trưởng, hiệu phó.... sau đó xem vài tiết mục văn nghệ là hết.

    2/ Buổi họp phụ huynh đầu tiên cô giáo nhấn mạnh gia đình không được ép con học ở nhà nhiều; không được nặng lời khi dạy các cháu và không được mong mỏi con mình phải học giỏi, viết đẹp (thậm chí cô giáo nói viết đẹp hay không là còn do gene nữa :) ) Cô giáo không giao bài tập về nhà trong 3 tháng đầu và không cho bài tập về nhà vào thứ 6 để gia đình được nghỉ ngơi cuối tuần vui vẻ.

    - Cô yêu cầu mang một cái gối đến lớp để khi học mà mệt thì cho nằm ra để nghỉ hoặc vừa ngồi trên gối nghỉ vừa học.

    - 2 tháng đầu tiên các cháu được mang đến lớp 1 thứ đồ chơi yêu thích để có thể chơi cho khỏi bị cảm giác gò bó.

    - 1 tháng đầu bố mẹ được đưa con vào tận lớp, giúp con thay đồ và ổn định chỗ ngồi nhưng sau đó bố mẹ chỉ được đưa con đến cổng trường.

    Tôi thấy những việc này rất khác so với ở Việt Nam và có hiệu quả rất tốt với các cháu lớp 1 và cả bố mẹ nữa, các anh chị nghĩ sao ạ?

    3/ Về cách học trên lớp:

    - 3 năm đầu ở tiểu học, các cháu sẽ học viết chữ với kích cỡ rất to; sang năm lớp 4 mới viết cỡ chữ thông thường.

    - Năm đầu tiên yêu cầu chỉ là nắm được bảng chữ cái và phát âm được một số câu đơn giản; về toán chỉ là các phép tính đến 10 và tư duy logic.

    - Sách vở của các cháu chủ yếu là hình vẽ ; học bằng cách tô màu và hình ảnh.
    Ví dụ: hình con gà sẽ là gắn với chữ G; hình tàu hỏa sẽ là chữ T..hoặc tập phát hiện các hợp âm bằng hình ảnh. Các cháu chủ yếu là dùng bút màu để tô chữa, tô hình khi học.

    - Về nội dung sách giáo khoa của các cháu lớp 1 bên này cực kỳ khác với SGK lớp 1 ở VN vì hè vừa rồi tôi cũng mang SGK lớp 1 ở VN sang để dạy con tiếng Việt (loại mới nhất bán ở Tràng Tiền). Tôi thiết nghĩ SGK cải tiến phức tạp mà chẳng thống nhất gì cả nên rất khó dạy. Phải chăng mình nên tham khảo cách dạy của các nước khác?

    - Cơ cấu môn học của học sinh lớp 1 bên này cũng rất hợp lý (điều này tôi không chắc hiện ở Việt Nam ra sao chứ thời tôi đi học cấp 1 và cả cấp 2, 3, chỉ toàn học lý thuyết, chứ các môn thủ công, hát, múa... quá ít và hầu như chẳng mang lại kiến thức gì - Ví dụ như thế hệ người VN từ tôi trở về trước chẳng mấy ai biết vẽ vời, nhạc họa, lại càng thiếu kiến thức xã hội).

    - Thời khóa biểu lớp 1 hàng ngày đều có tiết học toán và phát âm. Ngoài ra là học viết. Còn lại chia đều các môn học về thiên nhiên, vẽ, nhạc , thể dục.

    Sau 1h chiều các cháu sẽ được chơi như ở mẫu giáo; được ngủ (thời gian đầu cô giáo cho đi ngủ trưa để khỏi mệt).

    - Lớp 1 không cho điểm mà thay bằng hình ảnh để khen chê. Ví dụ hình con ong là học chăm ngoan; hình con gấu là học lười... nếu hư trên lớp là cô cho 1 chấm đen...) như vậy tự các cháu (nhất là bố mẹ) hiểu được thái độ học và kết quả của cháu ra sao.

    - Mỗi cháu có 1 quyển sổ liên lạc để cô giáo viết liên lạc với gia đình từ việc học hành, nhắc nhở, nội quy... vì cháu lớp 1 không thể nắm được hết những điều cô căn dặn.

    - Ngoài giờ học, các cháu được chơi với các anh chị lớp lớn trong các tiết học ngoại khóa như thể thao, khéo tay, bóng bàn, cầu lông... do các cháu bé quá nên một số môn thể thao chưa thể tham gia thì sẽ làm cổ động viên.

    - Mỗi lớp học từ 20-30 cháu gồm 1 cô giáo và một cô bảo mẫu (chăm sóc về ăn uống, vui chơi...)

    Với cách dạy và học như vậy, con tôi rất vui vẻ đến trường. Hàng sáng, cháu thích đến lớp và mỗi chiều về đều nói với tôi là ở lớp rất vui. Thậm chí cháu không muốn mẹ đón về sớm hơn các bạn : ). Quả thật tôi rất mừng và nhẹ cả người khi thấy cháu hăng hái và thoải mái đến lớp như thế, cháu vẫn hiểu được là cần phải học, phải hoàn thành các bài tập được giao và vẫn được chơi; được biết nhiều thứ thú vị hơn là đi mẫu giáo.

    Tôi nghĩ quan trọng nhất là chúng ta nên giảm bớt các yêu cầu đối với giáo dục; nhất là tiểu học. Lớp 1 là để tập viết, tập đọc chứ sao lại yêu cầu cháu vào lớp 1 đã phải đọc thông viết thạo? Như vậy cả cô giáo, gia đình và các cháu sẽ bớt gánh nặng, thoải mái tâm lý để cùng nhau đến trường. Hãy làm nhà trường thành tổ ấm thân yêu của các cháu, chứ đừng biến thành đấu trường để tranh dành thắng thua.

    Kính mong các vị trong ngành giáo dục nên xem xét.

    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. luckybaby

    luckybaby Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/3/2008
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    úi trời ỡi! Ở HN việt nam minh mà đuọc trường nào dư thế này nhỉ bác nhi?! Mẫu giấo đã phải rèn chữ rồi! Lớp 1 đeo cái cặp nặng tới 3,4 kg, mẹ xách còn lệch cả vạiToois nào đi học về cũng cặm cụi tới 9,19h mới xong bài tập để được đi ngủ!Hic! Nghĩ mà thương các con quá !
     
    Me Minh_tommy thích bài này.
  3. meyeuthonhim

    meyeuthonhim Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/6/2007
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    À, con bác mới học ở nhà đến 9h và vác cặp nặng, cháu em học trường có tiếng ở Hà Nội đấy, vào năm học được 1.5 tháng cô giáo bảo các phụ huynh không dạy cháu ở nhà vì không biết cách dạy sẽ làm khó cho cô, cô mở lớp học thêm để các cháu được theo 1 phương pháp dạy thôi. Sáng đi học lúc 7h30 đến 4h30, tối đi học từ 19h đến 21h, em hỏi các bác xem cháu nó ăn, tắm lúc nào chứ đừng nói đến chơi. Làm việc cường độ cao hơn cả bố mẹ đi làm như thế thì cháu nào nó thích học được cơ chứ
     
  4. luckybaby

    luckybaby Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/3/2008
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    k bác ạ, con em mới có gần 2 tuổi thôi, nhưng nhìn con hàng xóm toàn thế! Thương quá! Lịa còn cái vụ cô giáo thế kia nữa!!hu hu....
     
  5. Tukhang

    Tukhang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Đọc bài này nghĩ mà thương các con quá! Con em đi học cả ngày về mệt lử rồi ạ,đến mình đi làm 8 tiếng còn mệt nói gì một đứa trẻ 6 tuổi. Đã thế lại còn chương trình học quá sức nữa chứ,những bé nào vào lớp 1 mà chưa học hè thì ko theo kịp đc chương trình.
    Chẳng biết đến bao giờ mới có một mô hình giáo dục như thế xuất hiện ở VN
     
    architect thích bài này.
  6. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Thực ra mong ước sẽ mãi là mong ước. Còn rất nhiều người muốn hành động nhưng thật chẳng có mấy ai ủng hộ... chắc sẽ khó khăn lắm. Nếu mọi người thấy hay, ủng hộ những người có quyết tâm làm bằng lời nói thôi chắc cũng có thể làm thay đổi phần nào hiện trạng rồi.
     
    Me Minh_tommyarchitect thích.
  7. bichla

    bichla Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/6/2009
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Bài viết của Bác rất hay .

    Em thấy quá bất cập hay có thể do thằng em út nhà em kém quá hay không . Mới học lớp 1 cầm cây bút còn chưa vững đã phải viết chữ nhỏ rồi -> viết chữ rất xấu. Còn quá nhiều vấn đề cần nói . Em thấy càng cải cách càng khó hiểu, càng bất cập . Chỉ tội cho em, cho con mình thôi .

    Em rất ủng hộ Bác Kiên với chương trình home schooling . Em rất muốn được học tập Bác . Thật tình là em rất muốn được áp dụng chương trình home schooling cho con em sau này . Nhưng em chưa hiểu lắm Bác có thể giúp em với được không ạ . Em chưa hiểu là khi cho bé học ở nhà như vậy thì sau này khi bé học lên các môn vật lý , hóa học thì làm sao mình tự dạy cho bé được . Mà không tự dạy cho bé được thì lại phải nhờ đến một cô giáo đến để dạy . Bác ở HN còn có điều kiện để tìm được cô giáo tốt cho Bé chứ em ở vùng xâu vùng xa nên chịu thua .

    Thanks Bác về bài viết bổ ích .
     
    mebeluanarchitect thích.
  8. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Về chuyện home schooling thì phần lớn mọi người cũng lo ngại như vậy.

    Nhưng home schooling là học ở nhà, cũng có nghĩa là cha mẹ cũng có thể cùng học với con. Ở nhà mình, một số môn con mình phải dạy mình đấy chứ. Ví dụ như trượt patin chẳng hạn.

    Vấn đề là niềm đam mê học tập của trẻ nếu được khơi gợi đúng thì trẻ có thể tự học được khá nhiều. Bây giờ thiếu gì phương tiện để trẻ tự học? Đến các chương trình học của trường đại học danh tiếng như MIT còn công khai và miễn phí trên Internet cho ai thích sử dụng thì lấy. Trẻ con nếu thích có thể ngồi nhà cũng có thể trở thành bác học hay doanh nhân thì ngại gì mấy môn toán, lý, hóa..?

    Vả lại chúng ta không nên lấy tiêu chuẩn của giáo dục cổ lỗ để so sánh với tương lai.

    Theo mình hiểu trong tương lai con người cần một số thứ như:

    1. Tính cách tốt: Vì mối giao tiếp không bị bó hẹp, mọi người đều có thể kiểm tra chéo các mối quan hệ nên nếu một người hay lừa dối, lười nhác, hoặc tham lam sẽ không dấu được. Ngược lại, nếu một người chăm chỉ, trung thực, sáng tạo, dũng cảm thì cũng có nhiều cơ hội hơn.

    2. Có niềm đam mê: Khi làm một việc gì mà không thích thú chắc chắn chẳng đạt được kết quả tốt còn ngược lại nếu có niềm đam mê thì anh ta dành nhiều thời gian, sự tập trung và kết quả thường sẽ tốt hơn.

    3. Biết cách học hỏi: Việc học bây giờ thật dễ dàng, với internet mọi người có thể ngồi một nơi để tìm và học được từ rất nhiều người. Vấn đề là biết chọn lựa và có phương pháp tốt.

    4. Sáng tạo và ghép nối: Một chiếc iPhone xịn giá gần 1000 USD trong khi đó đồ Tầu giá có 1/10 như vậy. Sự sáng tạo bây giờ có giá hơn.

    ...


    Hôm nay mình cũng có gửi câu hỏi cho ông phó thủ tướng về việc hình thức home schooling liệu có được chấp nhận không nhưng chẳng thấy gì cả. Chắc nhiều người hỏi quá. Nhưng thằng cu nhà mình nó cũng dạy cho mình nhiều bài học về sự dũng cảm nên dù họ có chấp nhận mình hay không thì đâu có sao? Ngoài home schooling ta còn có freelancing, home business cơ mà.
     
    architectbichla thích.
  9. bongtomcua

    bongtomcua Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/3/2009
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Trước khi con đi hoc 2 năm, mình đã rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến giáo dục..
    Có lẽ chỉ có những người làm cha làm mẹ có con chập chững bước vào lớp một mới thấy hết sức ép nặng nề của môi trường giáo dục hiện nay đối với con trẻ..
    Gần đây những vấn đề giáo dục ngày càng trở nên nổi côm hơn (hay bởi vì mình là ngưùơi trong cuộc nên mình thấy nổi cộm hơn không biết)
    Tôi rất tâm đắc các bài viết về giáo dục hiện đại, không phải để so sánh nước ngoài với việt nam, mà để chính tôi điều chỉnh lại tiêu chuẩn dậy cho con mình hướng tới những giá trị thực sự hữu ích cho cuộc sống của nó sau này
    Cùng chủ để với topic của bkien có một bài viết rất hay ở VNN xin để post lên đây để các bạn cùng đọc, trên báo này cũng rất nhiều phụ huynh đã có ý kiến, đọc xong thấy giáo dục của ta còn quá nhiều vấn đề khó giải quyết được ít nhất là trong nhiều thế hệ học sinh sắp tới, các bạn ah
    'Kết thúc lễ khai giảng, tôi thấy thiêu thiếu...'
    Cập nhật lúc 10:54, Chủ Nhật, 06/09/2009 (GMT+7)
    ,
    - Tôi có 2 con đang đi học. Cháu lớn cấp 3, cháu bé lớp 3. Đã định ngồi ở nhà làm việc cả ngày, nhưng nghe tiếng loa trường rộn ràng hối hả, lòng đầy tâm trạng, tôi dắt xe đến trường con học để hòa vào không khí "toàn dân đưa trẻ đến trường". Buổi lễ diễn ra long trọng, chính tắc nhưng tự nó gợi ra rất nhiều tâm trạng...

    Trời nắng quá! Các con phải phơi mình ra nắng hàng giờ. Hình như hơi quá sức. Các đại biểu ngồi đối diện với mặt trời dường như mất đi vẻ uy nghi mà toát lên vẻ chịu trận. Các tiết mục đã được chuẩn bị rất công phu nay trình diễn một cách vội vàng và kết thúc chóng vánh trong sự mừng rỡ chứ không phải trong trân trọng hay tiếc nuối.


    Kết thúc buổi lễ, tôi cứ thấy thiêu thiếu cái gì. Có thể, là thiếu đi sự linh hoạt, chủ động cho phù hợp với hoàn cảnh. Mà lại thừa cái tính công thức, chung chung và lệ thuộc.

    Giá kể nhà trường nghe sự báo thời tiết, thay đổi giờ khai mạc, bế mạc cho phù hợp. Giá kể những lời phát biểu đừng kể lể. Hay giá kể nhà trường trồng thêm vài hàng cây cao, thoáng che bóng trong sân (loại ấy bây giờ đâu có thiếu).

    Đứng trong tốp các phụ huynh chờ con, tôi thấy hơi giật mình. Thiết nghĩ, trong những thành công hay thất bại của công cuộc trồng người, phụ huynh đóng vai trò đặc biệt.

    Ở chỗ dạy trẻ trong những ngày thơ bé, giúp hình thành định hướng nhân cách.

    Ở chỗ ngay cả khi trẻ đã đến tuổi đi học thì thời gian cần giáo dưỡng ở gia đình cũng vẫn phải chiếm hơn ½ tổng thời gian hàng ngày của trẻ.

    Vai trò còn được thể hiện trong thái độ với nhà trường để tạo cho trẻ niềm tin hay thái độ phản kháng đối với các thày cô cũng nhưcác giải pháp giáo dục của nhà trường.

    Những phụ huynh cùng đợi con như tôi, phần lớn đều chăm chú dõi theo con mình.

    Ai cũng lo lắng vì cái nắng đang gay gắt quá. Nhưng có nhiều vị nói năng lung tung, trách cứ thầy cô một cách vô lí. Nhiều vị khi nói chuyện với nhau thì nói năng bậy bạ, nói đệm, nói đổng, nghe rất khó lọt tai. Lại có nhiều người ăn mặc quá tự do, quần áo ngủ, ngố, sooc... thoải mái.


    Hôm nọ, con đi học về có nói trong lớp có bạn học kém mà vẫn lên lớp. Tại sao trẻ đáng phải học lại mà không cho học lại? Rõ ràng, không phải chủ trương của Bộ. Thế thì nó ở đâu nhỉ? Có phải ở bệnh hình thức, bệnh thành tích của cấp dưới và ở tính qua loa đại khái, đao to búa lớn nhưng không đến nơi đến chốn của cơ quan cấp trên và từ đó sinh nhờn.

    Năm ngoái và năm kia, khấp khởi vì chủ trương giảm bỏ một kì thi. Nhưng nay, chợt thấy chủ trương ấy cộng với cách làm cũ thì không đáng tin nữa. Lý do vì sao thì những gì mình biết chắc là các nhà quản lí cũng hiểu. Giá kể vẫn chủ trương ấy mà có cách làm hợp lí hơn thì có hay hơn không. Tự hỏi: Sao không đưa các thí sinh thi tốt nghiệp đến dự thi ngay tại các trường mà họ đăng kí học đại học hay cao đẳng nhỉ? Như thế thì sẽ có đủ độ tự tin để tuyển sinh mà lại bỏ được một kì thi.

    Ngày khai trường thiêng liêng. Mong lắm sự thiêng liêng ấy gieo vào, động lại trong mỗi con người ...

    Nguyễn Đăng Chung
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/09/867126/
     
    architect thích bài này.
  10. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Nếu ai cũng chỉ biết mong ước mà không ai chịu hành động thì biết đến bao giờ mới thay đổi được các bác ơi? Chả lẽ ta cứ ngồi đó đợi các bác trên chính phủ thay đổi cho con ta hưởng hay sao ạ?
    Đau lòng thay là con cháu các bác ý đều được cho đi du học ở các nước phát triển hết ạ. Họ được nhân dân đóng thuế một sương hai nắng cho để nuôi ăn nuôi học và nuôi cho ngồi đó nghĩ ra các chiến lược giáo dục con dân mà họ chỉ làm càn, đến lượt con cái họ sợ bị nhuốm bẩn bởi cái nền giáo dục mà do chính bản thân họ tạo ra thì họ giải quyết bằng cách cho đi nước ngoài du học. Ôi nghịch lí trên quê hương ta!!:drinkers:](*,)](*,)](*,).
     
    architect thích bài này.
  11. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Đúng vậy. Có những hành động để thay đổi là rất quan trọng. Nhưng những lời nói đồng tình ủng hộ khi thấy hành động đúng cũng rất quan trọng.

    Những thông tin về các nền giáo dục ở các nước khác cũng nên được phổ biến để người VN có một cái nhìn rộng mở hơn.
     
  12. Bacbara

    Bacbara Thành viên tập sự

    Tham gia:
    19/10/2009
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Cái này em thấy rất đúng nhá. Ai cũng mong muốn thế này thế kia...nhưng không ai dám đứng ra hành động. Thậm chí có người đứng ra thì những người khác lại lặn mất tăm.

    Nghĩ mà chán.
     
  13. nanaductan

    nanaductan 0988.000.199

    Tham gia:
    27/4/2009
    Bài viết:
    5,424
    Đã được thích:
    920
    Điểm thành tích:
    773
    Trường nào mà kinh thế hả bác ơi. Con nhà em cũng đang học lớp 1. Bài về nhà ko nhiều, chủ yếu là ôn lại bài ở lớp 1 chút thôi. Rèn chữ theo bài cô gửi về. Đâu có nặng lắm đâu. Bé nhà em viết xấu thì thi thoảng cô giữ lại luyện thêm khi tan học thôi.
     
  14. vinhchi

    vinhchi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/4/2009
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đọc bài này mà tôi thấy thương cho cu nhà tôi quá các mẹ ah, năm nay đang học lớp 1 mới được 2 tháng mà đã phải nghe đọc viết chính tả rồi nhìn bảng viết cả đoạn văn dài , rồi lại nhìn tranh kể chuyện nói thật là mình mà kô có sách hướng dẫn thì cũng chẳng biết kể gì trong đó nữa.
    Mới học lớp 1 thôi mà tuần đi học thêm 3 buổi tối nói thật là kô biết tắm cho con vào lúc nào nữa mà kô học thì sợ con kô theo nổi, rồi còn bao nhiêu môn khác, mình nghĩ nền giáo dục của VN phải thay đổi kô nặng quá, ngày xưa mình chỉ đi học có nửa buổi sao bây giờ học nhiều vậy.

    Có mẹ nào có con học lớp 1 lên tiếng đi.....
     
  15. Chipbebong

    Chipbebong Đồng phục gia đình

    Tham gia:
    22/8/2007
    Bài viết:
    1,086
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    103
    Hay là ko biết Home schooling là gì hở bác? (Lúc ấy chả kịp tra google:mrgreen:)
     
  16. MeBillBon

    MeBillBon Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/12/2009
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Cu nhà mình cũng đang học lớp 1, phải học cả ngày ở trường thì đấy là quy định của nhà trường rồi, mình không thể thay đổi một sớm một chiều được. Nhưng mình cũng biết là BGD có quy định là h/s lớp 1, lớp 2 nếu đã học 2 buổi/ngày thì cô giáo không được giao bài tập về nhà nữa. Vậy mà đi họp phụ huynh đầu năm học thì rất nhiều bố mẹ cứ đề nghị cô phải cho bài tập về nhà cho các con...lại còn tổ chức học thêm vào thứ 7 nữa chứ...Thật không thể nào hiểu nổi. Mình cũng là một nhà giáo, đành tự giúp con mình vậy, không thể cứ theo mọi người được, có thể hiện tại phải bằng lòng với việc con không được danh hiệu học sinh giỏi, quan trọng là giải quyết yếu tố tâm lý cho con, để con thấy thích được đi học. Mình dạy con tập đọc bằng những quyển truyện tranh, bây giờ cu cậu rất thích đọc sách, hôm SN bố cháu mua tặng một quyển sách rất dày nhưng rất nhiều hình ảnh(Bách khoa bằng hình ảnh), cháu thích lắm và đọc rất say sưa. Hs lớp 1 thì quan trọng là biết đọc, biết viết, viết ở đây là ngồi đúng tư thế và cầm bút đúng, viết chữ sao cho đúng quy cách, chứ chưa phải là viết đẹp viết nhanh. Chữ to viết chưa thạo, đã phải viết chữ nhỏ rồi, thế thì làm gì chả sai nét cơ bản. Môn Toán thì cô cho học thuộc lòng bảng cộng và trừ, để làm tính cho nhanh? Mình cũng dạy con làm phép cộng phép trừ nhưng là những phép toán bất kỳ nào đó khi mẹ đang tranh thủ làm việc nhà chứ không phải bắt con ngồi học thuộc lòng như tụng kinh thế...Cu nhà mình rất thích trò vừa học vừa chơi như thế, chỉ cảm thấy học thật sự khi ngồi vào bàn để tập viết thôi. Mà để tập viết chữ đẹp thì phải lâu dài, người lớn còn phải đi học viết chữ đẹp cơ mà, định là đến hè này sẽ cho con theo học một lớp luyện chữ đẹp, chữ viết nết người mà...
     
    mebutbong thích bài này.
  17. thaihabook

    thaihabook Banned

    Tham gia:
    26/11/2009
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Vấn đề là do các lãnh đạo của VN chúng ta. VN chúng ta vẫn còn rất bảo thủ và ngại thay đổi. Gia đoạn trẻ từ 0 -6 tuổi là khoảng thời gian trẻ phát triển trí thông minh đến 80%. Nếu không để trẻ thể hiện nhiều sẽ khó phát hiện ra ưu điểm của trẻ, tài năng của trẻ.
     
  18. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Trước thằng cháu nhà em vào lớp 1 mà phải thi cho vã cả mồ hôi, còn tỉ lệ chọi cao nữa chứ, đã thế lại còn phải mất tiền nữa. Không biết vài năm nữa con mình đi học thì thế nào đây, huhu
     
  19. In&De

    In&De Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    111
    Điểm thành tích:
    43
    Hôm khai giảng năm học mới của con vào lớp 1 mà tôi thực sực bức xúc. Các con ngồi dưới trời nắng gay gắt mà các cô thì hết phải biểu này đến phát biểu khác làm việc thì không có khoa học. học bài thì nặng đã hoc cả ngày ở trường rồi, tối về lại núi bài tập. vẫn là những bài ở lớp. thương con quá mà không biết làm sao. Tôi không sợ con bị điểm kém, mà chỉ sợ nếu không cho con học, nó sẽ bị điểm kém và ảnh hưởng đến tâm lý của con, từ bé đến tận sau này. Buồn thật.
     
  20. nanaductan

    nanaductan 0988.000.199

    Tham gia:
    27/4/2009
    Bài viết:
    5,424
    Đã được thích:
    920
    Điểm thành tích:
    773
    Bé nhà em học Dịch Vọng A. Bài về nhà rất ít. Nếu bé nào chăm học chắc chỉ nửa tiếng là xong thôi. Cô giáo nói bố mẹ chỉ nên cho con học 1 tiếng ở nhà thôi, đừng bắt con học nhiều quá. Thằng cu nhà em vừa học vừa chơi, bực hết cả mình. Hôm nào 2 mẹ con cũng đánh vật 2 tiếng mới xong vài chữ, hic
     

Chia sẻ trang này