Tại sao cứ phải chọn sữa ngoại cho bé?

Thảo luận trong 'Sữa cho bé' bởi cafebuon, 25/12/2009.

  1. cafebuon

    cafebuon Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    31/7/2009
    Bài viết:
    1,180
    Đã được thích:
    202
    Điểm thành tích:
    103
    Xin chào tất cả các mẹ,mình hiện đang nuôi con bằng sữa ngoài và mình cũng luôn quan tâm theo giỏi các bài tranh luận của các mẹ cũng như sụ góp ý từ các mẹ về vấn đề sữa cho bé.Mình ko hiểu và biết nhiều nên ucngx ko dám phát biểu loại sữa nào và như thế nào là tốt.Vấn đề mình đưa ra đó chi là thắc mắc của riêng mình:Tại sao cứ phải chọn sữa ngoại cho con?
    Mình cũng đang cho con dùng similac cuat abbot mình thấy sữa ngoại nói hcung khá đắt so với sữa trong nước nhưng vì kém hiểu biết và cũng là theo số đông và sợ mạo hiểm với sức khỏe của con nên mình vẫn dùng các loại sữa ngoại.Mình chỉ muốn đưa ra vấn đề này mong các mẹ có thể cùng nhau thảo luận xem sữa trong nước và sữa ngoại có khác nhau về giá trị dinh dưỡng ko?và tại sao giá sữa ngoại đắt thê?liệu có phải do dân ta ưa hàng ngoại ko nên vô tình đẩy giá sữa ngoại lên cao là vậy?Nếu sữa Việt cũng tốt vậy có nên cùng nhau chuyển sang dùng để các nhà phân phối hay đại lý sữa ngoại nên xem xét lại vấn đề giá cả cho hợp lý với người tiêu dùng việt hay không.
    Dưới đây là các bài báo mình đã đọc gửi để mọi người tham khảo thêm:
    http://home.vnn.vn/sua_ngoai_doi_gia_bao_nhieu___-33619968-622677651-0
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi cafebuon
    Đang tải...


  2. cafebuon

    cafebuon Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    31/7/2009
    Bài viết:
    1,180
    Đã được thích:
    202
    Điểm thành tích:
    103
    (VTC News) - Giá sữa bột ngoại nhập ở Việt Nam cao hơn các nước từ 100 - 150% được đại diện một Công ty sữa lý giải do tâm lý người Việt "sính"... đồ ngoại.

    > Các bà mẹ VN đẩy giá sữa lên cao nhất thế giới
    > Nhân viên hãng sữa quát nạt "thượng đế"
    > Người tiêu dùng VN phải mua sữa đắt nhất thế giới

    Giá sữa nhập ngoại cao hơn cả thế giới 100 - 150%

    Theo bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng Ban Bảo vệ Người tiêu dùng, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) thì trong một khảo sát cách đây 1 tuần so sánh về giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu với giá sữa sản xuất trong nước, Cục QLCT đã thu thập giá của hơn 100 loại sữa khác nhau thuộc khoảng 10 hãng sữa nước ngoài như Abbott, Mead Jonhnson, Nestle, Dumex, Friso, XO, Dutch Lady...


    Các bà mẹ chọn sữa cho con thậm chí không nhớ tên cả hãng sữa là gì mà chỉ nhớ tên nước như sữa Đan Mạch, sữa Thái, sữa Pháp, sữa Hà Lan... là được hiểu gắn liền với chất lượng sữa cao



    Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam so với các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Indonesia nhìn chung là cao hơn từ 20-60%, cá biệt có trường hợp cao hơn từ 100 - 150%.

    Cụ thể, đối với sữa Ensure Gold của hãng Abbott nhập khẩu từ Mỹ, giá ở một số siêu thị được khảo sát tại một số địa điểm giá cao hơn ở Thailan 20-30%, Sữa Enfa Grow A+ của hãng Mead Jonhson cao hơn giá ở Malaysia khoảng 50%, Enfa Grow 3A+ cao hơn giá ở Thái Lan 60%.

    Ông Vương Trí Dũng, Chi Cục phó, Chi cục QLTT Hà Nội cho biết: Qua kiểm tra phần chênh lệch giá nhập và giá niêm yết của một số loại sữa bột lệch giá khá cao như: Loại Enfa Grow A+ của công ty Mead Johnson loại 900 g chênh lệch 242%.


    Loại Dugro Gold loại 800g của công ty Dumex chênh lệch 285%. Loại Gain, Pedia Sure của công ty Abbott loại 400 g chênh lệch 220 – 246%. Thấp nhất là loại sữa Milex loại 400g của công ty Arla Foods chênh lệch 30% nhưng giá bán cũng cao như các loại sữa bột nhập khẩu nêu trên.

    Đặc biệt khảo sát đối với giá sữa Dumex nhập khẩu từ nhiều nước thì giá sữa ở Việt Nam cao hơn giá ở các nước Thailan, Malaysia, Indonesia từ 100 - 150%. Sữa Friso nhập khẩu từ Hà Lan giá nhập khẩu cũng cao hơn so với các nước trong khu vực từ 50 - 60%...

    "Tréo ngoe ở chỗ mặc dù ở Việt Nam thuế VAT cũng đều bằng 10% như các nước, thậm chí thuế nhập khẩu nguyên liệu như Thailan (5-40%), Hàn Quốc (36%) còn cao hơn nhiều thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa ở Việt Nam (10-15%) nhưng giá bán sữa ở Việt Nam vẫn cao hơn từ 20-30%, có trường hợp cao hơn 150%", bà Nga cho biết.

    Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, hiện nay trên thị trường VN có trên 200 DN nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm. Đây là một số lượng không nhỏ để tạo ra một thị trường cạnh tranh trong ngành sữa, góp phần đẩy giá sữa nội địa giảm xuống và người tiêu dùng được lợi. Nhưng, giá sữa bột nhập khẩu không vì thế mà giảm đi, thậm chí liên tục tăng lên từ 2007 đến nay, "nghịch lý" này đang tồn tại như một sự... đương nhiên.

    Ông Vũ Công Chính, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng: Thời gian qua, trong khi thị trường các nước Châu Úc, Tây Âu giá sữa liên tục giảm từ 10-13%, thậm chí có nơi giảm tới 43% (Tây Âu) thì giá sữa trong nước không hề giảm, thậm chí còn tăng lên từ 5 - 10%.

    Giá sữa cao là do người tiêu dùng "sính ngoại"?

    Lý giải cho việc giá sữa nhập cao gấp đôi, gấp ba giá sữa nội địa, bà Nguyễn Thị Lan Hương, đại diện Công ty sản xuất sữa trong nước Nitifood cho rằng: Thời gian gần đây, tâm lý người tiêu dùng lo lắng về các sự cố liên quan đến chất lượng sữa như sữa nhiễm Melamine, sữa hàm lượng đạm thấp... nên đã chọn giải pháp quay ra dùng... sữa ngoại để hy vọng được an toàn về chất lượng sản phẩm.

    Lúc đó, họ đã bấm bụng bỏ ra một số tiền gấp hai đến ba lần so với các sản phẩm của các công ty sản suất trong nước để mua các sản phẩm ngoại nhập có cũng chức năng, hàm lượng dinh dưỡng, nguồn cung ứng nguyên liệu và thậm chí dây chuyền công nghệ sản xuất để đổi lấy hai chữ... yên tâm.

    Một nguyên nhân nữa, theo Đại diện Công ty cổ phần sữa Quốc tế, do tâm lý người Việt thích "sính" đồ ngoại, họ đã bị cuốn theo các thông tin quảng cáo, các chiêu khuyến mãi hấp dẫn. Và điều đáng quan tâm là thị phần sữa nhập khẩu của do một số đầu mối nhập về đã chiếm tỷ trọng quá cao trong một số dòng sản phẩm dành riêng cho trẻ em, người bệnh... Tính cạnh tranh vì thế đã không còn nên việc áp đặt giá là không tránh khỏi.

    Đồng tình với quan điểm trên, KS Vương Trí Dũng, Phó chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thừa nhận, một nghịch lý là tâm lý và văn hóa mua hàng ngoại gắn với chất lượng cao đang là rào cản lớn đối với nhà sản xuất và kinh doanh sữa bột trẻ em do trong nước sản xuất.

    "Tâm lý này mạnh đến mức không cần nhớ tên sữa là gì mà chỉ nhớ tên nước như sữa Đan Mạch, sữa Thái, sữa Pháp, sữa Hà Lan... là được hiểu gắn liền với chất lượng sữa cao", ông Dũng nói thêm.

    Cũng theo ông Dũng, các hãng sữa nước ngoài không từ kỹ xảo quảng cáo nào, từ tài trợ các trò chơi trên truyền hình, tổ chức mua sữa từ thiện cho trẻ em gặp khó khăn, mua hàng có thưởng, quảng cáo dùng sữa nên trẻ mới thông minh, thần đồng... tạo văn hóa dùng sữa ngoại cho con mới là yêu con, mới là đẳng cấp.

    "Việc quảng cáo với chi phí lớn trên các kênh truyền hình, báo nói, báo viết, tổ chức tiếp thị và chia sẻ hoa hồng trực tiếp đến người mua, đến các bác sĩ, y tá tại các bệnh viện là vũ khí sắc bén của các nhà nhập khẩu, phân phối sữa. Chi phí này đẩy vào chênh lệch giá cũng là nguyên nhân gây chênh lệch giá cao như hiện nay", ông Dũng khẳng định.

    Cần kiểm soát hành vi liên kết độc quyền để ngăn đợt tăng giá sữa mới

    Về diễn biến của thị trường sữa trong nước thời gian tới, Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp - Nông thôn, Bộ NN&PTNT cho rằng giá sữa tại thị trường nội địa thời điểm cuối quý III, đầu quý IV/2009 có nhiều khả năng sẽ tăng khoảng 6-8% so với quý I. Riêng giá sữa tươi nguyên liệu có thể sẽ tăng khoảng 3 – 4%.

    Ông Vũ Công Chính kiến nghị Bộ Công thương phải tiến hành thanh kiểm tra các điểm đại lý bán sữa, bán đúng giá niêm yết, đồng thời khuyến khích các hãng sữa ngoại chất lượng tốt tham gia vào thị trường sữa Viêt Nam để tăng tính cạnh tranh cho thị trường sữa, giám sát độc quyền trong phân phối, kinh doanh sữa bột nhập ngoại. Chỉ đạo Cục QLCT xem xét hành vi liên kết độc quyền của các DN phân phối độc quyền những hãng sữa bột nhập ngoại.

    “Chúng tôi đã hỏi một số bà mẹ mua sữa cho con, hầu hết đều nói chỉ vì nghe người khác hướng dẫn, cho con dùng thử thấy con chịu uống, dễ uống thì mua. Hầu hết không đọc kỹ thành phần trên nhãn, không quan tâm đến chất lượng các loại sữa khác nhau ra sao. Do vậy, cần điều tra việc quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh đồng thời phải điều tra xem có việc độc quyền liên kết làm giá hay không của các DN nước ngoài”, ông Chính kiến nghị.

    Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển ngành chế biến sữa nguyên liệu, để chủ động nguồn cung cho sản xuất trong nước.

    Ở góc độ DN, bà Lan Hương (công ty Nutifood) kiến nghị: Các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông cần có hướng dẫn rộng rãi cho người tiêu dùng các kiến thức cần thiết, cơ bản về dinh dưỡng, hiểu rõ hơn cách thức đo lường, đánh giá sản phẩm cũng như các quy định về công bố sản phẩm giúp họ lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp với chi phí chứ không phải trả cho cái giá của thương hiệu, hay nhãn mác "tây" có giá bán đắt hơn hai đến ba lần so với các sản phẩm sản xuất trong nước có chức năng và thành phần dinh dưỡng tương đương.

    Lê Minh
     
  3. cafebuon

    cafebuon Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    31/7/2009
    Bài viết:
    1,180
    Đã được thích:
    202
    Điểm thành tích:
    103
    Vì sao sữa ngoại giá cao ngất ngưởng?



    Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, so với các nước Âu - Mỹ, giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đắt gấp 2-3 lần.
    Thị trường sữa Việt Nam vẫn nóng bỏng với chuyện giá sữa ngoại ở mức quá cao. Người tiêu dùng quá sính hàng ngoại hay cơ quan quản lý chưa đủ công cụ để thẩm định giá nhập khẩu?

    Một số thông tin trên báo chí gần đây phản ánh, giá sữa Việt Nam cao nhất thế giới, và đây là nghịch lý của thị trường này khi đầu vào nguyên liệu sữa nhập khẩu ở mức thấp và thuế nhập khẩu đã giảm.

    Giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi ở Malaysia

    So với năm 2007, giá sữa nguyên liệu giảm 60% nhưng giá sữa thành phẩm tại Việt Nam lại tăng. Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, so với các nước Âu - Mỹ, giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đắt gấp 2-3 lần. Riêng ở khu vực ASEAN thì giá sữa Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.

    Ông Vũ Công Chính, Cục phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định, chỉ có giá sữa ngoại nhập khẩu nguyên hộp là đang ở mức quá cao, còn lại, giá sữa nhập nguyên liệu về đóng gói trong nước và sữa sản xuất trong nước không có vấn đề gì.

    “Giá sữa nhập nguyên liệu về đóng gói trong nước chỉ bằng 1/2 giá sữa nhập nguyên hộp. Đây là một nghịch lý khi giá nguyên liệu sữa trên thế giới giảm mạnh trong thời gian qua”, ông Chính nêu quan điểm.

    Tổng doanh thu của các doanh nghiệp sữa trong nước chỉ chiếm khoảng 30% tổng doanh thu bán hàng của thị trường sữa Việt Nam, nhưng sản lượng sữa tiêu thụ của sữa nội không ở mức thấp như vậy, do giá thành sữa “Made in Vietnam” thấp hơn sữa ngoại rất nhiều.

    Một nguyên nhân khiến giá sữa nhập ngoại nguyên hộp cao là do thị hiếu “sính hàng ngoại” của người tiêu dùng Việt Nam. Riêng với sữa nhập khẩu nguyên hộp, giá nhập khẩu đầu vào đã chiếm đến hơn 90% giá vốn hàng bán.

    Vì nhu cầu người tiêu dùng trong nước đối với sữa nguyên hộp nhập ngoại vẫn cao nên giá sữa loại này bán ra trên thị trường trong nước không thể thấp được.

    “Nếu tuyên truyền mạnh mẽ hơn, để người tiêu dùng có kiến thức và hiểu rõ rằng, tất cả sữa bột của chúng ta hiện nay, về nguyên liệu đều được nhập khẩu. Do đó, chất lượng không thua kém các sản phẩm sữa nhập thành phẩm. Giá sữa ngoại bị đẩy lên một phần do tâm lý và thói quen của người tiêu dùng”, ông Chính nói.

    Cơ quan quản lý vào cuộc

    Về phía công cụ quản lý, theo Nghị định 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008, sữa là mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá và để cơ quan chức năng ra tay xử lý vi phạm, giá sữa trên thị trường phải đảm bảo điều kiện vô cùng khó khăn là: biến động bất thường đối với sản phẩm sữa là giá sữa phải biến động liên tục trong vòng 15 ngày và tăng 20% so với trước đó.

    Thực tế đây là điều kiện hầu như không thể xảy ra, bởi lẽ, chưa bao giờ có tình trạng này và chuyện lách quy định này đối với doanh nghiệp là quá đơn giản.

    Thời gian qua, giá sữa chưa hề có những biến động bất thường như quy định, tuy nhiên, trước phản ánh của dư luận, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế và Cục Quản lý hàng hóa tiến hành thanh tra, kiểm tra giá sữa. Cơ quan này cũng cho biết, kết quả thanh tra sẽ được công bố chính thức trong tháng 6 này.

    Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo sở công thương, sở tài chính, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra giá sữa trên thị trường.

    Ngoài ra, Nghị định 169/2004/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cũng đang được Bộ Tài chính đề xuất phương án sửa đổi.

    Theo ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó trưởng ban Chính sách giá (Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính), tinh thần của người soạn thảo là sẽ sửa đổi theo hướng: “Tất cả các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước bình ổn giá phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo quy định pháp luật”.

    Thêm vào đó, sẽ có một số bổ sung một số hành vi vi phạm, mức phạt sẽ được nâng cao khoảng 40% - 50%. Dự thảo sửa đổi này dự định sẽ được trình Chính phủ vào tháng 12/2009.

    Về việc kiểm soát giá sữa nhập khẩu, hiện nay, cơ quan hải quan là đơn vị có thể biết được doanh nghiệp nhập khẩu giá sữa với giá nhập khẩu là bao nhiêu căn cứ trên chứng từ nhập khẩu hàng hóa.

    Đây cũng là “nguyên liệu đầu vào” để Bộ Tài chính tính toán và thanh tra về cơ cấu hình thành giá bán của doanh nghiệp phân phối.

    Thế nhưng, một vấn đề đặt ra là, trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu trong nước câu kết với doanh nghiệp nước ngoài nâng giá nhập khẩu sữa “trên chứng từ” cao hẳn so với giá nhập khẩu thực tế thì ai là người kiểm soát?

    Trả lời vấn đề này, ông Vũ Công Chính cho biết, hiện chưa có công cụ để kiểm soát việc gian lận này của các doanh nghiệp nhập khẩu sữa ngoại nguyên hộp.

    Như vậy, song song với việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng hàng nội, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người tiêu dùng khi các công cụ thanh kiểm tra giá của các công ty phân phối sữa ngoại vẫn còn thiếu.

    Do đó, có thể nghĩ đến việc thanh kiểm tra chi tiết và sâu sát hơn trên chứng từ thanh toán cũng như hậu kiểm quá trình thanh toán của doanh nghiệp nhập khẩu.
     
  4. cafebuon

    cafebuon Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    31/7/2009
    Bài viết:
    1,180
    Đã được thích:
    202
    Điểm thành tích:
    103
    up len kai cho mọi người cùng thảo luận..................
     
  5. duonglanchi

    duonglanchi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/8/2009
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    83
    Theo mình nên chọn loại sữa nào mà phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và con vẫn hấp thụ tốt là ổn.
     
  6. cafebuon

    cafebuon Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    31/7/2009
    Bài viết:
    1,180
    Đã được thích:
    202
    Điểm thành tích:
    103
    Mình cũng mới thử ra các cửa hàng bán sữa hỏi thử 1 số giá các sp sữa trong nước như của vinamil thì loai 900g step 2 dành cho trẻ từ 6-12th giá là:133k còn sữa của Aboot cùng loai là 335k,sữa Anfa cùng loại là 305k...hiện mình đang thử so sánh thành phần dinh dưỡng xem thế nào...
     
  7. trang_0908130366

    trang_0908130366 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/3/2009
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    uhm mình dùng sữa ngoại cho con bởi mình là ng cảm nhận sữa ngoại ngon hơn, con mình uống n hơn, qtrong là kinh te, con mình hợp loại nào thôi
     
  8. ỐC BƯƠU CON!

    ỐC BƯƠU CON! Quần áo trẻ em VNXK

    Tham gia:
    7/7/2009
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Theo mình thì sữa nào cho con uống mà phát triển tốt là đc
     
  9. TomMum

    TomMum Tổng tư lệnh

    Tham gia:
    20/5/2009
    Bài viết:
    3,158
    Đã được thích:
    591
    Điểm thành tích:
    773
    ban đầu mình cũng dùng sữa vinamilk cho con vì ox nói nghe trên đài báo tivi là thành phần cũng giống sữa ngoại, hôm vừa rồi mình được cho hộp sữa Abbott, loay hoay so sánh thì thấy
    Thứ nhất: Thành phần sữa vinamilk thấy ít hơn của Abbott nhiều, có nhiều loại vitamin trong sữa Abbott mà trong sữa vinamilk không có.
    Thứ hai: Trong sữa vinamilk, tỉ lệ gam dinh dưỡng, năng lượng tính là trong 1000g, còn trong Abbott thì là trong 100ml.
    Thứ ba: Những chất quan trọng như DHA, ARA, ... trong vinamilk không thấy có.
    Tóm lại thì mình thấy sữa ngoại vẫn hơn nhiều nên chuyển hẳn sang Abbott cho con rồi.
     
  10. coniucuabame

    coniucuabame Banned

    Tham gia:
    4/9/2008
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Hic..con tớ thì hợp toàn sữa ngoại...:) Nhưng vì tương lai của con nên cũng ráng thôi.:rolleyes:
     
  11. huongson

    huongson Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/12/2007
    Bài viết:
    1,105
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    123
    Ko phải là các mẹ sinh sữa ngoại mà vì sữa nội đánh mất lòng tin của các mẹ (vụ sữa tươi của vinamilk, ...)
     
  12. thuoctinhyeu.vn

    thuoctinhyeu.vn Banned

    Tham gia:
    5/1/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Sữa ngoại đúng là chất lượng hơn hẳn sữa nội. Tiền nào của đó mặc dù đắt
     
    NhimHaPhuong thích bài này.
  13. BigMama

    BigMama Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/6/2006
    Bài viết:
    1,561
    Đã được thích:
    763
    Điểm thành tích:
    773
    Theo kinh nghiệm của bản thân mình khi so sánh thì thậm chí cả sữa ngoại bán tại VN cũng không bằng sữa ngoại xách tay về. Mình đã so sánh 2 hộp Pediasure bán tại VN và Pediasure mua tại Malaysia: VN - sữa rất ngọt và không có vị thơm, cảm giác như sữa để lâu, bé ko thích uống. Malay - vị ngọt vừa và rất thơm, bé rất thích

    Bé nhà mình khi còn nhỏ thay đủ loại sữa bán tại VN vẫn ko thấy khả quan, từ sau khi đổi sang sữa nhập bé phát triển tốt hơn, cũng ko lên cân nhiều nhưng thấy con thích uống sữa và phát triển tốt là mẹ yên tâm rồi. Mà theo mình thấy thì sữa xách tay không đắt hơn nhiều sữa bán tại VN mà chất lượng hơn hẳn, quan trọng là tìm được nơi bán tin cậy thôi. Một số kinh nghiệm chia sẻ cùng các mẹ.
     
  14. bongbangBaoNgoc

    bongbangBaoNgoc Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    5/1/2010
    Bài viết:
    1,115
    Đã được thích:
    193
    Điểm thành tích:
    103
    vấn đề này rất nhiền , người tranh cãim tuy nhiên me Bống suy nghĩ thế này
    1.sữa ngoại nhập khẩu vào vn chủ yếu là các hãng sữa co danh tiếng .Các nhà nhập khẩu khi lựa chọn đối tác đã cân nhắc chán rồi ạ.đây đều là những hãng lâuu đời đã qua kiểm chứng thực tế. Tớ thấy bọn trẻ tây nó thông minh khỏe manh la phần lớn.Vậy cái gì đã biết là tốt thì cứ cho con dùng. E ko muốn đưa con mình ra làm thí nghiệm.
    2.nguyên liệu để sx sữa trẻ em rất nhạy cảmm chỉ cần có một sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng .hơn nữa kĩ thuật máy móc quan trọng ko kém.Về công nghệ mình chưa thể bằng nươc ngoài.vd thời gian chế biến. độ đồng đều , đống gói chẳng hạn....
    3. E đã dùng thử và so sánh...thích sữa ngoại hơn vì hợp hơn... có thể....ì tốt hơn!
     
  15. MebeThuan

    MebeThuan

    Tham gia:
    22/10/2009
    Bài viết:
    10,671
    Đã được thích:
    3,381
    Điểm thành tích:
    2,063
    Tâm lý ng tiêu dùng, mình mua áo quần giày dép thì rất chuộng hàng Made in Vn, nhưng k hiểu sao vẫn cứ thích mua sữa ngoại về cho con uống, dù đã được chính bác sỹ Viện dinh dưỡng khuyên cho dùng sữa VN (vinamilk). Tâm lý này thật khó thay đổi...
     
  16. yeutit

    yeutit Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/7/2009
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Uh, mình cũng cho con dùng S26 1 năm nay rồi, trước đấy thì dùng Hipp. Cũng công nhận là sữa ngoại ngon hơn thật vì ngay như bé nhà mình cho ăn thử sữa của Vinamil thì chàng ta không ăn lun, đến khi pha sữa ngoại cho thì chén lem lẻm (Mẹ cũng sót ruột lắm) vì bị Viêm màng túi dài dài nhưng vẫn phải cố vì nhóc đình công với sữa trong nước thì bít làm thế nào:eek:
     
  17. nangvangbienxanh

    nangvangbienxanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/8/2008
    Bài viết:
    1,411
    Đã được thích:
    201
    Điểm thành tích:
    103
    Bên cạnh tâm lý người VN luôn ưa chuộng hàng ngoại thì mình thấy một vấn đề cũng rất quan trọng là ở các nước phát triển việc kiểm tra chất lượng thực phẩm thuốc men đuợc thực hiện rất gắt gao, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, thành phần như nhãn mác đã ghi, không nhập nhèm đánh lừa người tiêu dùng.
     
  18. cafebuon

    cafebuon Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    31/7/2009
    Bài viết:
    1,180
    Đã được thích:
    202
    Điểm thành tích:
    103
    Ôi,chả biết nói sao nữa sữa nội sữa ngoại tăng cả nhưng có 1 điều là kute nhà mình ko thích và ko thèm uống sữa nội...híc
     
  19. nancy2008

    nancy2008 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/10/2008
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    Sự thật là bản thân mình uống sữa ngoại thấy nó thật và hấp dẫn hơn.
     
  20. me_mimi

    me_mimi Thành viên mới

    Tham gia:
    19/1/2010
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Mình cũng phải cho con uống sữa ngoại nè. Thấy con mình khỏe mạnh và phát triển rất tốt về chiều cao cũng như cân năng nên dù hơi tốn kém nhưng mình đâu có dzám dùng sữa khác vì sợ như các bé gần nhà mình "suốt ngày thăm bác sĩ".
     

Chia sẻ trang này