các mẹ ơi cho mình xin tí kinh nghiệm đặc trị đi, Bin nhà mình được 30 tháng rồi nói chuyện cứ lắp ba lắp bắp, đặc biệt là những lúc cu cậu cà cuống... Chán quá, nghe con nói xong mà thấy mệt quá
Thằng nhà mình trước kia cũng thế, mỗi lần nói lắp mẹ bắt nói lại từ từ từng câu một, cứ như thế bé sẽ hạn chế dần và không bị nói lắp nữa, tuy nhiên những lúc bé muốn diễn đạt một sự việc nào đó và bé muốn kể câu chuyện thật nhanh thì mẹ lại phải nói con cứ từ từ kể nếu không mẹ sẽ ko nghe đâu, cứ như thế bé sẽ không bị nói lắp nữa
Đúng rồi con nhà tớ trước đây cũng thế . Vậy mà bây giờ khi cháu được 3tuổi thì lại bình thường . Mẹ nó đừng lo quá, mình tin là khi cháu lớn một chút thì chuyện nói lắp sẽ hết thôi .
Trẻ nói lắp còn do thời điểm nói hoặc tâm trạng của bé nữa, vd thời điểm đó bé chưa đủ từ ngữ để diễn đạt, rất muốn bày tỏ nhưng chưa đủ từ để nói nên cứ lắp bắp, hoặc lúc đó bé rất muốn san sẻ 1 chuyện gì đó thật nhanh với người khác, muốn mọi người tập trung chú ý vào mình chẳng hạn. Do vậy người lớn nên tuỳ vào từng hoàn cảnh mà uốn nắn cho bé, nhưng Bông nhà mình đi trẻ về mẹ thì mệt nhưng con thì muốn kể chuyện ở lớp thật nhanh thế là cứ liến thoắng, lắp lung tung luôn, lúc mẹ hơi bực thì hay quát con yên lặng (bây giờ mẹ sửa được vụ này rồi), còn lúc mẹ bình tĩnh hơn thì thường nhắc con nói từ từ, suy nghĩ kỹ rồi hẵng kể cho mẹ nghe, hoặc đoán xem con muốn kể gì rồi đặt câu hỏi ngược lại cho con.
cám ơn các mẹ nhiều nhé, có lẽ cũng tại mình nói chuyện với con như tua nhanh nên cu cậu cà cuộng Mình sẽ áp dụng các chiêu của các mẹ, hì hi..
Em cũng thử cho Nấm nói từng từ một, thật rõ và chậm thôi. Nhưng mà chị biết không, đến giờ vẫn thế. Mỗi một từ nói ra, cô bé há to mồm và phát âm thật châm. Kết quả thế này: MẸ...(5s sau) MẸ...( 3s sau)... MẸ...( 5s sau) con yêu mẹ.....mẹ.... nhất...nhất.... trên đời. Nghe yêu và buồn cười quá cơ. Giờ vẫn phải kiên trì dạy con nói sao cho tròn vành rõ chữ, hy vọng đến khi con đi học sẽ không như vậy nữa.
Con nhà mình cũng thế, mỗi lần nghe con nói mình đau hết cả đầu, cả nhà cùng tập trung vào sửa cho bé mà vẫn chưa tiến triển gi. Hy vọng thời gian nữa bé sẽ thay đổi
ko có kinh nghiệm gì hết ngoài việc kiên trì lắng nghe và uốn nắn cho con thội. Bé nhà mình ngày trước cũng vậy, vì thế mình luôn để ý khi con nói, con bắt đầu nói lắp là mẹ ngắt lời ngay và nhắc con bình tĩnh, suy nghĩ cho đầy đủ câu rồi hãy nói từ từ, bây giờ cháu nói bình thương.
Hầu như những trẻ sinh bằng con đường đẻ thường và có bị ngạt thì sau này đều nói lắp. Khi lớn lên, trẻ sẽ dần dần hết nói lắp. Nếu người lớn uốn nắn bắt trẻ nói chậm lại, thì cũng chỉ là tạm thời miễn cưỡng. Phụ huynh cần hiểu và chấp nhận tình trạng nói lắp đó.
Chị dâu tôi bảo là ai lúc mang bầu hay đi siêu âm thì con sau này hay nói ngọng. Chả biết đúng không nhưng con chị tôi và con tôi nói ngọng. Vì hồi tôi mang bầu, tuần nào tôi cũng đi siêu âm. 3 tháng đầu tôi tuần nào tôi cũng đi siêu âm 2 lần( vì lúc đó động thai nên phải theo dõi mà). Mà tôi sinh mổ có sinh thường đâu nhỉ?. Chả biết thế nào?.
Hai tình trạng nói lắp và nói ngọng là 2 vấn để khác nhau - Nói lắp chủ yếu là do trẻ có tính nhạy cảm, chưa đủ vốn từ, chưa có khả năng "điều chỉnh" tốc độ nói nên khi cần nói một câu dài ( trên 5 từ ) dễ bị vấp ở từ đầu tiên và sau đó có thể nói lắp luôn ở những từ sau. Cũng có khi lúc đó trẻ đang tức giận, lo sợ hay quá vui nên không kiểm soát được ... Đúng là khi trên 5 tuổi trẻ sẽ bớt dần, nhưng nếu được quan tâm lắng nghe và hướng dẫn cách nói thì trẻ sẽ bớt nhanh hơn. Còn nói ngọng thường là do người trực tiếp chăm sóc trẻ nói ngọng, trẻ nghe và bắt chước theo ( đây là ngọng theo từng địa phương ) cũng có khi là do bố mẹ không quan tâm khi trẻ phát âm không chuẩn, lâu dần thành tật hoặc bộ phận phát âm của trẻ ( lưỡi - vòm họng ) có vấn đề ! Còn nếu nói rằng trẻ sinh ngạt thường nói lắp và hay siêu âm thì sinh con nói ngọng, có thể đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt mang tính trùng hợp chứ không phải là tất cả. Có khi đó là do sự suy đoán mang tính chủ quan ( giông như kiểu khi gặp tại nạn, rơi vào ngày thứ sáu 13 thì lại cho vì ngày đó nên mới bị ) Việc điều chỉnh các tật nói trên phải quan tâm tìm hiểu cho rõ nguyên nhân phát sinh rồi kiên trì và chậm rãi điều chỉnh. Nếu cho rằng trẻ lớn lên tự hết thì cũng chỉ là những trường hợp cá biệt, còn phần lớn thì chỉ có khả năng giảm nhẹ nếu bị nói lắp, còn nói ngọng mà không kiên trì điều chỉnh thì sẽ không thể khắc phục nổi khi đã qua tuổi dậy thì.
Đọc bài của anh,tôi phát hiện ra con tôi không chỉ nói lắp mà còn nói ngọng nữa. Tôi và chồng cố gắng rất nhiều để giúp con sửa. Hy vọng với sự cố gắng của chúng tôi+ thời gian con tôi sửa được 2 tật nói trên.