Thông tin: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Chuot*con*cua*me, 13/3/2013.

  1. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    [h=1]Trò chơi khi tắm giúp bé phát triển trí tuệ[/h]
    Đong nước, vịt mẹ vịt con bơi lội... là những trò chơi khiến bé thích thú mỗi lần đi tắm.
    Tắm là một hoạt động rất thú vị với trẻ. Hơn nữa tắm gội hằng ngày là một thói quen vệ sinh cần được xây dựng từ bé. Bé nào cũng thích tắm vì được ngâm mình trong nước là được quay lại với cảm giác êm ái, yên ấm như khi còn trong bụng mẹ.
    Ngay từ khi mới sinh, nên duy trì thói quen tắm ngày một lần, vừa để giữ vệ sinh, vừa để cơ thể bé được mát xa, kích thích, giúp bé mau lớn, vừa để bé được thư giãn không bị căng thẳng. Tắm xong, uống sữa ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng hay được mẹ ru bé sẽ ngủ ngon lành cả đêm.
    Giờ tắm cũng thành giờ học kiến thức cho trẻ, chỉ cho bé biết các bộ phận trên cơ thể, để bé tự xoa xà phòng, kỳ cọ, tự khám phá cơ thể, sau này khi bị đau ở đâu bé biết chỉ, nói cho bố mẹ biết.
    Lớn hơn bé có thể tự chơi trong bồn tắm, mỗi ngày một hoạt động khác nhau, để bé vừa học vừa chơi, thư giãn. Dưới đây là 10 hoạt động đơn giản nhưng rất vui mà lại không tốn kém để giúp bé luôn thích tắm:





    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Evespecial.com.
    1. Ếch nhảy lên lá sen: Mua một con ếch cao su, đặt một cái đĩa nhựa nổi trên mặt nước làm lá sen. Kể chuyện về chú ếch con hay hát bài hát về chú ếch sau đó làm động tác chú ếch đi bơi, mệt quá nhảy lên lá sen nghỉ. Sau đó để bé tự chơi.
    2. Vịt mẹ vịt con. Mua hai chú vịt cao su. Hướng dẫn bé, vịt mẹ bơi trước, vịt con bơi theo đằng sau. Hai tay hai con vịt làm theo. Vịt mẹ bơi nhanh, vịt con cũng bơi nhanh. Vịt mẹ bơi chậm, vịt con cũng bơi chậm. Vịt mẹ vòng sang trái, vịt con cũng vòng sang trái... Bé vừa chơi vừa học điều khiển hai tay như nhau, giúp kích thích cả hai bán cầu não.
    3. Mưa to rồi. Chai nhựa nhỏ, lấy kim chọc mấy lỗ ở đáy. Hướng dẫn trẻ lấy nước đầy chai, giơ cao lên, vừa chơi vừa hát hay đọc thơ liên quan đến trời mưa. Trời mưa to không lo ướt áo, trời mưa nhỏ lấy cỏ mà che. Hay trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng...
    4. Chìm hay nổi? Chọn cho bé mấy đồ như bóng bàn, bi ve, bóng cao su, bóng gỗ... tất cả hình tròn. Để cho bé quan sát, có thứ chìm, có thứ nổi. Lấy tay ấn quả bóng nhựa xuống để cho chìm rồi thả tay để cho nổi lên để bé quan sát. Từ chìm và nổi chỉ nên giới thiệu khi bé đã trải nghiệm. Không nói trước, cũng không nói khi chính bạn đang hướng dẫn. Để bé tự suy nghĩ trước về điều đó khi tự tay bé làm. Đó là khám phá của bé.
    5. Mua bộ các động vật biển, giúp bé học tên các con vật, tên các bộ phận trên một con vật, con gì bơi, con gì bò...
    6. Đong nước. Bạn cần một chai nhựa nhỏ, một cái phễu, một cái cốc bé, để bé tự múc nước, đong, đếm xem mấy ca thì đầy chai, khi bé làm tốt chuyển sang rót không cần phễu.
    7. Cốc to cốc nhỏ. Chọn hai cái cốc to nhỏ rõ ràng cho bé thử đong nước bằng cốc bé, rót vào cốc to, có đầy không nhỉ? Làm ngược cốc to sang nhỏ, ôi tràn cả ra ngoài, sao thế nhỉ? Để bé tự khám phá.
    8. Đua thuyền. Hướng dẫn bé làm thuyền bằng xốp hay bọt biển, dán hình tam giác vào một que tăm, cắm làm cờ. Làm hai cái rồi chơi đua thuyền. Cả hai tay làm sóng để cho thuyền đi.
    9. Bong bóng xà phòng. Chậu tắm với rất nhiều bọt xà phòng để con thỏa thích khám phá, chơi tự do tưởng tượng, làm ảo thuật với các đồ vật hay xới cơm vào bát, hay làm bánh ga tô...
    10. Đi thuyền. Bạn cần một cái đĩa nhựa, nắp chai các màu. Để đĩa nổi trên mặt nước, nhặt nút chai để lên thuyền vừa đếm xem được bao nhiêu nắp chai thì thuyền nặng quá chìm.
    Mỗi ngày bé chỉ chọn một hoạt động để bé có thể tập trung và hiểu được ý nghĩa của hoạt động đó. Bạn có thể để bé tắm một mình nhưng luôn để ý bé để trợ giúp kịp thời. Nếu bé không thích một mình hãy chơi cùng con vì bạn đang giúp con học qua các trò chơi đơn giản trên.
    Lê Mai Hương
    Nhà giáo Montessori
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Chuot*con*cua*me
    Đang tải...


  2. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    con mình thích tắm vầy nc lắm cơ lúc nào cũng phải có cái cốc cho nó nghịch
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  3. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    [h=1]Trò chơi giúp bé nhanh biết chữ[/h]
    Bạn muốn dạy cho bé biết mặt chữ cái, còn bé thì rất miễn cưỡng tham gia hoặc có vẻ như không nắm được khái niệm nào? Đừng nản chí. Bạn hãy bỏ bảng và phấn sang một bên và thử những cách dưới đây.
    1. Câu cá
    Bé sẽ rất thích thú khi được câu cá theo bảng chữ cái. Hãy cắt hình những con cá trên giấy nhiều màu sắc khác nhau, sau đó in các chữ cái lên đó – chữ thường, chữ hoa hoặc cả hai. đục một lỗ ở con cá và mắc vào đó một cái kẹp giấy. Buộc một đầu sợi chỉ vào thước và đầu kia buộc một cục nam châm nhỏ. Mỗi khi bé “câu” được một con cá bằng cục nam châm, hãy nói cho bé biết tên của chữ cái. Đây là một trong nhiều cách hay để dạy chữ cho bé.





    [​IMG]
    Ảnh: allwomenstalk.
    2. Thử trí nhớ
    Áp dụng luật của trò chơi “Thử trí nhớ” để dạy chữ cho bé. Hãy in các chữ cái lên hai bộ bài, một bộ cho bé và một bộ cho bạn. Bạn lật các chữ cái trong bộ bài của mình lên và bé sẽ lần lượt lật các quân bài của mình để tìm ra chữ giống như thế dựa trên trí nhớ.
    3. Đi tìm đồ vật
    Các bé luôn thích đi tìm đồ vật, vậy thì tại sao không nhân cơ hội này để dạy chữ cho bé? Bạn hãy đọc tên và cách phát âm của một chữ cái, sau đó cho bé đi tìm những đồ vật bắt đầu bằng chữ cái đó. Trò này cũng sẽ rất thú vị khi chơi trong siêu thị!
    4. Nhảy lò cò
    Bé sẽ vừa được vận động thể lực vừa học chữ. Viết các chữ cái lên vỉa hè và cho bé vừa nhảy lò cò vừa đọc tên chữ cái. Để trò chơi khó hơn thì bạn hãy viết các chữ hơi lộn xộn một chút. Trờ chơi này hơi giống trò chơi ô lò cò của trẻ con!
    5. Cầu vồng chữ
    Tạo một cầu vồng đầy màu sắc trong khi học chữ. Hãy in mỗi chữ lên một mảnh giấy và cho bé tô bằng những màu sắc khác nhau.
    6. Cắt dán
    Hoạt động này giúp bé củng cố nhận biết về phát âm của chữ cái và rèn luyện kỹ năng vận động khéo léo. Hãy viết chữ cái hoa và thường lên một mảnh giấy và dạy bé biết âm của chữ đó. Sau đó cho cho bé cắt những bức tranh từ tạp chí hoặc những vòng tròn bắt đầu bằng chữ cái đã cho, và bé có thể dán bức tranh quanh chữ đã cho.
    Thanh Mai (theo allwomenstalk)​
     
  4. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    Cu nhà mình tắm hay ngồi nghịch nước lắm ý
    cứ đứng lên ngồi xuống phịch phịch
    mà nó lớn rồi, đang nghĩ k lẽ phải mua cái chậu # to hơn cho hắn nghịch, híc
     
  5. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    [h=1]Cách người lớn nói cho trẻ con vâng lời[/h]
    Muốn con vâng lời, bố mẹ nên đặt mình vào vị trí của con, không nên dùng mẫu câu “nếu… thì” mà nên thay bằng “khi nào… thì”...
    Bé làm ngơ yêu cầu của mẹ, phải làm gì?
    Bí quyết dạy trẻ văn hóa ứng xử
    Cách rèn con sống với lòng tự trọng

    Đó là chia sẻ của các ông bố bà mẹ trong một buổi gặp gỡ bàn về việc nuôi dạy con nên người tại TP HCM diễn ra vào sáng 10/3. Gần 30 phụ huynh tham gia buổi nói chuyện, từ người sắp lên chức bố đến người đã có 20 năm làm cha mẹ, có người chuẩn bị sinh con hoặc đã 3, 4 mặt trẻ.
    Rất nhiều phụ huynh lo lắng bởi nói mà con không chịu nghe lời, hoặc cố tình làm trái ý bố mẹ. Thậm chí có người đã không dám góp ý gì với con vì sợ bé bướng bỉnh lại càng làm trái ý hơn.
    [​IMG]
    Nếu bố mẹ biết cách nói chuyện, bé sẽ không còn bướng bỉnh. Ảnh: Phương Nhung.
    Từ kinh nghiệm nuôi 3 đứa con 13, 8 và 7 tuổi cũng như quản lý nhân viên của mình, ông Trần Việt Quân, Tổng Giám đốc Bách Khoa Computer, chia sẻ nếu muốn con vâng lời, bố mẹ cũng nên biết lựa lời mà nói. Theo đó, kinh nghiệm của ông như sau:
    1. Bố mẹ nên dùng mẫu câu “Khi nào… thì”
    Bố mẹ hãy nói “Khi nào con làm bài tập xong thì sẽ được xem tivi”, mà không nên dùng cụm “Nếu… thì”. “Khi nào” ngụ ý công việc bé cần hoàn thành và mang ý nghĩa tích cực hơn, bé sẽ thấy thoải mái hơn. “Nếu… thì” khiến bé cảm thấy giống như một mệnh lệnh ép buộc.
    2. Nói với con, bố mẹ nên “chân trước, miệng sau”
    Bố mẹ nên tránh tình trạng con chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng quát. Anh Quân kể mình đã từng chứng kiến có bà mẹ đang nấu ăn trong bếp, nghe tiếng cốc chén vỡ loảng xoảng ở ngoài phòng khách, liền quát lên: “Con làm vỡ phải không”, đến khi chạy ra, mới biết con mình không làm vỡ, mà tội đồ là con mèo. Khi bị bố mẹ đổ oan như thế, bé sẽ không phục và sẵn sàng tư tưởng chống đối.
    3. Hãy cho bé được lựa chọn
    Bố mẹ muốn con thu dọn đồ chơi thay vì ép: “Con phải thu dọn ngay lập tức”, có thể nói “Mẹ đếm từ 1 đến 5, hoặc con hãy dọn xong đồ chơi, hoặc mẹ sẽ thu và bỏ vào thùng rác”. Sự thực thì tất cả những lựa chọn này đều đã được bố mẹ kiểm duyệt và giới hạn nhưng bé vẫn thấy vui vẻ và không cảm thấy bị gò bó. Tất nhiên, bố mẹ không nên đưa quá nhiều lựa chọn khiến bé rối trí và chính bố mẹ cũng khó xử, chỉ nên 2 đến 3 lựa chọn là tốt nhất.
    4. Nói trực tiếp với bé, mắt miệng bố mẹ ở cùng tầm với mắt miệng của bé
    Nếu bé đang tuổi mầm non, bố mẹ hãy hạ mình và ngồi xuống để nói cùng với bé. Anh Quân ví von, cũng như khi quản lý nhân viên, nếu anh ngồi ở phòng giám đốc và ra lệnh, nhiều khi nhân viên vâng vâng dạ dạ rồi việc để đấy. Nhưng khi anh trực tiếp xuống tận chỗ nhân viên hướng dẫn và chỉ đạo, công việc được hoàn thành rất nhanh.
    5. Nêu đích danh bé
    Nếu bố mẹ cứ nói chung chung: “Tắt tivi đi”, nhiều bé bướng bỉnh tảng lờ không nghe thấy, nhưng khi được nêu đích danh: “Bi, con tắt tivi đi”, bé sẽ dễ dàng làm theo lời bố mẹ hơn.
    6. Đưa ra yêu cầu một cách đơn giản
    Bố mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách hỏi xem bé có thể nhắc lại điều bố mẹ vừa nói hay không. Nếu bé nhắc lại gần chính xác tức là bố mẹ đã đi đúng hướng. Không ai có thể làm đúng yêu cầu của người khác nếu không hiểu yêu cầu đó như thế nào, đặc biệt là một đứa trẻ.
    7. Nêu những lợi ích cũng như bất lợi dành cho bé khi bảo bé làm một việc gì
    Ví dụ “Đi học vui vẻ và được phiếu bé ngoan, cuối tuần bố mẹ sẽ cho con đi chơi”, “Nếu con phá hỏng món đồ chơi này thì sẽ không được mua thêm một món đồ chơi nào nữa cho đến sinh nhật con”. Một điều quan trọng là bố mẹ phải giữ đúng lời hứa với bé.
    8. Nên tự đặt mình vào vị trí của bé
    Anh Luận, bố của một cô con gái 11 tuổi đồng thời cũng là một doanh nhân đã có kinh nghiệm hơn một năm làm quản lý của một trường mầm non bổ sung thêm, nếu muốn bé vâng lời, người lớn nên tự đặt mình vào vị trí của bé để xem yêu cầu của mình có phù hợp không. Tại sao chúng ta bắt bé phải ăn hết suất cơm trong khi mình nấu quá dở? Tại sao ngày nghỉ chúng ta bắt bé đi ngủ đúng giờ như ở lớp học, trong khi buổi sáng chúng ta cho phép mình và bé được ngủ nướng đến 10h? Nếu bố mẹ đặt mình vào vị trí của con, sẽ không có những yêu cầu vô lý, bé không phải chịu những trận đòn oan và gia đình cũng không ầm ĩ tiếng quát tháo như ong vỡ tổ.
    9. Thể hiện thái độ tôn trọng con
    Chị Thu Linh (bà mẹ của 4 đứa con lần lượt 18, 16, 13 và 10 tuổi) cho rằng cách sử dụng từ ngữ khi nói chuyện với con rất quan trọng. Nếu lúc nào bố mẹ cũng giở giọng quát nạt từ những việc đơn giản, bé sẽ nhờn và không còn nể sợ nữa. Bé sẽ dễ dàng làm những việc đáng bực mình hơn rất nhiều. Từ thực tế nhà mình, chị Linh chia sẻ, nếu muốn các con vâng lời, bố mẹ nên thể hiện thái độ tôn trọng con. Ở nhà chị, nếu bé nào mắc lỗi, chị đều gọi riêng ra nói chuyện và nhắc nhở, không để các anh chị em khác trong nhà biết mà chế giễu bé.
    Kim Kim
     
    Sửa lần cuối: 13/3/2013
    hamymy2011 thích bài này.
  6. cutimummim

    cutimummim Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    29/12/2011
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    Cảm ơn mẹ nó nhé. Em phải đánh dấu lại để dạy con mí được
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  7. Me_VuMinh

    Me_VuMinh Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    26/9/2012
    Bài viết:
    5,625
    Đã được thích:
    1,009
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    bé nhà em thì thích nghịch bong bóng xà phòng
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  8. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    nhà em còn đầu tư mua cho cái bể bơi phao nhỏ cho lên thượng hum nào nắng ấm bơm nc cho nàng ngich học bơi lun
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  9. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    [h=1]Các dấu hiệu bất thường ở trẻ 3 năm đầu đời[/h]
    Trẻ nhỏ có thể đạt các mốc phát triển ở độ tuổi khác nhau, nhưng bạn cần đưa con đi khám và cân nhắc việc can thiệp sớm nếu con bộc lộ các dấu hiệu dưới đây.
    Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói

    Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ liệt kê những "dấu hiệu đỏ" cha mẹ cần lưu tâm trong quá trình phát triển của con, theo Parents:





    [​IMG]
    Cần cho trẻ đi khám sớm khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở từng lứa tuổi. Ảnh minh họa: MT.
    Từ 0 đến 4 tháng tuổi:
    - Trẻ khó di chuyển mắt hoặc lúc nào mắt cũng có vẻ lác.
    - Không phản ứng với âm thanh mạnh.
    - Không chú ý đến bàn tay của chính mình (khoảng 2 tháng).
    - Không nhìn theo vật (khoảng 3 tháng).
    - Không với đồ vật (khoảng 3 tháng).
    - Không cười với mọi người (khoảng 3 tháng).
    - Không ngay cổ (khoảng 3 tháng).
    - Không bập bẹ hoặc cố gắng bắt chước âm thanh (khoảng 4 tháng).
    - Không đưa vật vào miệng (khoảng 4 tháng).
    - Không nhún chân khi để chân chạm mặt phẳng rắn
    Đến 7 tháng:
    - Có vẻ rất cứng, với cơ bắp căng ra.
    - Có vẻ rất mềm, giống như một búp bê bằng vải.
    - Từ chối vuốt ve.
    - Thể hiện không có tình cảm với người chăm sóc bé.
    - Liên tục chảy nước mắt hoặc mắt quá nhạy cảm với ánh sáng.
    - Khó khăn khi đưa vật vào miệng.
    - Không thể ngồi với sự trợ giúp (khoảng 6 tháng).
    - Không cười thành tiếng hay tạo âm thanh hò hét (khoảng 6 tháng).
    Trong 1 tuổi
    - Không thể bò hay kéo một bên cơ thể lúc đang bò.
    - Không thể đứng khi được trợ giúp.
    - Không tìm đồ khi thấy người khác giấu đi.
    - Không nói được một từ đơn.
    - Không sử dụng các cử chỉ như lắc đầu để biểu thị "không".
    - Không biết chỉ đồ vật hay bức tranh.
    - Không thể đi (đến 18 tháng).
    - Không thể đi bằng gót chân trong vòng vài tháng biết đi.
    Trong vòng 2 tuổi
    - Không thể nói ít nhất 15 từ.
    - Không thể sử dụng câu hai từ.
    - Không bắt chước hành động hay lời nói.
    - Không biết làm theo những chỉ dẫn đơn giản.
    - Không thể đẩy một đồ chơi có bánh xe.
    Trong vòng 3 tuổi:
    - Thường xuyên ngã hoặc khó khăn khi leo cầu thang.
    - Thò lò mũi xanh liên tục hoặc nói không rõ ràng.
    - Không thể xây dựng một tòa tháp hơn 4 khối.
    - Gặp khó khăn khi thao tác bằng tay với các đồ vật nhỏ.
    - Không thể giao tiếp bằng cụm từ ngắn.
    - Không tham gia vào trò chơi giả vờ.
    - Không hiểu được chỉ dẫn đơn giản.
    - Thể hiện không quan tâm tới trẻ khác.
    - Ít giao tiếp mắt.
    - Rất ít chú ý đến đồ chơi.
    Vương Linh
     
  10. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    28 tháng tuổi, bé kiểm soát các cử động của mình tốt hơn

    Cập nhật:
    Thứ Năm, 18-07-2013

    Nhiều bé sẽ phát triển sớm hay muộn hơn một chút so với những mô tả trong bài này, bạn hãy tập trung vào những gì bé của bạn có thể làm, và ghi nhận để giúp bé phát triển những kỹ năng mới của bé nhé[​IMG]
    Sự tập trung của bé
    Bây giờ, bé đã kiểm soát các cử động của mình tốt hơn. Lúc này, bé có thể chơi với những đồ vật nhỏ một cách dễ dàng và chồng (chứ không chỉ là lật lại) các khối thành tháp. Bé cũng có thể tập trung trong một khoảng thời gian dài hơn một chút, khoảng chừng 20 phút nếu bé bị thu hút sâu sắc. Thỉnh thoảng, bé sẽ trở nên quá nhập tâm chơi đến nỗi bé sẽ cáu khi bạn làm gián đoạn. Bạn có thể tạo sự chuyển tiếp dễ dàng hơn bằng cách, đưa ra cảnh báo cho bé trước như: “Con có thể chơi thêm 5 phút nữa, nhưng sau đó sẽ đến giờ ăn đấy!”. Nếu bạn có thời gian biểu linh hoạt, bạn có thể đưa ra vài lời cảnh báo trước khi bạn bắt bé ngừng chơi.
    Những đứa trẻ tài năng
    Bé có vẻ học được rất nhiều và rất nhanh. Ở lứa tuổi này, bạn có thể biết liệu bé có năng khiếu hay không? Các chuyên gia về nhận thức nói rằng, thỉnh thoảng điều đó thể hiện khá rõ ràng từ khi bé còn là trẻ sơ sinh. Ví dụ, trẻ hiểu nhanh hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi. Nhưng với nhiều trẻ, dấu hiệu tài năng thường được xác định như sự thành công trong một lĩnh vực nào đó mà sâu hơn và nhanh hơn so với những trẻ đồng trang lứa. Tuy nhiên, nó không rõ rệt cho đến khi bé bắt đầu đi học.
    Có nhiều loại năng khiếu và phổ biến hơn việc xuất sắc ở mọi lĩnh vực, những trẻ có năng khiếu thường chỉ thể hiện ở những lĩnh vực nhất định. Một số có thể có năng khiếu phi thường về không gian hoặc âm nhạc chẳng hạn, trong khi những bé khác nổi trội trong những hoạt động thể chất, hoặc sâu sắc hơn về lời nói đối với những bé cùng tuổi.
    Bạn đừng cố gắng gán mác tài năng cho bé. Điều mà một đứa trẻ xuất sắc cần là được giống với những đứa trẻ khác: được tạo nhiều điều kiện nói chuyện, có sách, không khí trong lành, kinh nghiệm đa dạng và thử thách trong các trò chơi, sự tiếp xúc với những người mới và chỗ mới – kèm với nhiều trò chơi thoải mái và thời gian nghỉ ngơi.
    Ở tuổi này, một đứa trẻ tài năng có thể phát triển ở nhà cũng như ở trường mẫu giáo, miễn là đáp ứng những yêu cầu trên. Nhưng, một môi trường với trọng tâm sư phạm là học đi đôi với hành, thậm chí đối với đứa trẻ nổi bật nhất cũng không được các chuyên gia về phát triển ở trẻ em tán thành, bởi vì nó thường nhấn mạnh các kỹ năng mà sẽ được học một cách dễ dàng sau này như việc luyện tập sáng tạo, trò chơi lặp đi lặp lại, và giữ an toàn mà những nghiên cứu chỉ ra rằng, bộ não cần nhất trong suốt những năm mẫu giáo để vận hành tối ưu sau này.
    Kết bạn
    Dù con bạn có tính cách hoà đồng hay rụt rè, bé cũng sẽ thể hiện niềm thích thú ngày càng tăng đối với trẻ khác. Trong khi các trò chơi của chúng thường có vẻ phớt lờ nhau hoặc cãi nhau, những tình bạn đầu tiên này rất thiết thực đối với con bạn. Chúng cũng giúp bé thực hành những kỹ năng xã hội và làm đa dạng thêm cho trò chơi của bé. Nếu bé đi học mẫu giáo, bé có thể đã đang kết bạn với một số người bạn yêu thích. Nếu bé ở nhà cả ngày, sân chơi và bạn bé là cơ hội tuyệt vời cho sự giao tiếp với các bé khác.
    Để giúp nuôi dưỡng những tình bạn đầu tiên của bé, bạn cần:
    • Tạo những nhóm chơi nhỏ. Nếu có quá nhiều trẻ ở cùng một chỗ có thể tạo sự lấn át và cãi nhau. Kinh nghiệm cho thấy: Trẻ thường hoạt động tốt trong nhóm cùng tuổi, vì thế 2 tuổi là kết bạn tốt nhất.
    • Thu hẹp thời gian chơi. Đặc biệt với những bạn mới, bạn đừng tin rằng lũ trẻ có thể chơi hoà bình với nhau quá nửa tiếng đến 1 tiếng ở độ tuổi này.
    • Hoà lẫn các lứa tuổi. Con bạn 2 tuổi có thể học được nhiều từ những bé hơi lớn hoặc nhỏ tuổi hơn một chút.
    • Tránh dùng đồ chơi khi có thể. Chạy lăng xăng ở ngoài trời, hoặc chơi với những đồ đơn giản – một chiếc hộp lớn chẳng hạn sẽ khuyến khích sự tương tác mà không gây ra tranh giành giữa các trẻ. Hãy dùng gối và chăn để tạo ra chướng ngại vật, một pháo đài hoặc một hang động bí mật cho bé.
    • Dùng từ “bạn”. Nói với bé về bạn của mẹ và của bé: “Bạn mẹ, bác Hà sẽ đến thăm sau khi con ngủ dậy”…
    Bé hiểu ngữ pháp
    Bé ở tuổi này học được nhiều từ mới và nghĩa của chúng mỗi ngày. Lý do là khi được 24 tháng tuổi, bộ não của bé phát triển những âm thanh mới nhanh hơn trước đấy. Tuy nhiên, việc đặt chúng cùng nhau theo đúng ngữ pháp là một việc khó với bé. Ngữ pháp tiếng Việt rất phức tạp, vì thế bé phải mất rất nhiều thời gian để học (ngay cả nhiều người lớn vẫn còn dùng từ sai).
    Bạn không phải dạy ngữ pháp chuẩn cho bé. Một ngạc nhiên là, giữa độ tuổi 2 và 3, chúng chọn dùng được đúng động từ, đại từ, giới từ và tất cả những phần, mẩu của ngôn ngữ một cách đơn giản bằng cách nghe và thực hành.
    Những thay đổi thú vị có thể nhìn thấy trong năm tiếp theo:
    Dùng đại từ chính xác. Chuyển từ “em” hoặc tên của bé thành “con”.
    Thêm từ chỉ số nhiều khi nhìn thấy nhiều vật. Những con chó này, những cái bánh này.
    Dùng tính từ: Con cún xinh.
    • Dùng từ đang: Con đang chơi.
    Những lỗi về ngữ pháp và nhầm lẫn đôi lúc vẫn tiếp tục xảy ra – đặc biệt khi có sự phán đoán về những thứ lạ lẫm với bé.
    Cuộc sống của bạn
    Thật mệt mỏi khi phải trông trừng bé suốt ngày. Nhưng, bé 1 đến 2 tuổi đặc biệt dễ bị nguy hiểm bởi các tai nạn như chết đuối và trúng độc. Hầu hết các tai nạn không xảy ra do cha mẹ không cẩn thận mà là do thỉnh thoảng họ hơi lơ đãng. Vì thế, cần đặc biệt đề phòng trong suốt những lúc căng thẳng quan trọng: lao ra khỏi cửa vào buổi sáng, ngay trước bữa tối, ở các buổi tiệc, trong dịp lễ, khi bạn có khách, hoặc khi bạn đang mệt mỏi.
    Một đứa trẻ hiếu động là một đứa trẻ lúc nào cũng làm cho nhà cửa lộn xộn. Không chỉ vứt rải rác đồ chơi, sách mọi nơi mà còn thích lôi đồ trên giá và trong ngăn tủ xuống. Chúng còn vẽ lên tường, làm đổ nước hoa quả, xé giấy và vứt quần áo lung tung.
    Bé làm lộn xộn nhiều thứ một cách nhanh chóng. Một phần của sự biến đổi đột ngột là kiểu tập trung được một lúc của bé; rất dễ bị phân tâm, chúng bỏ rơi ngay một thứ gì đó và tiến tới thứ mới. Sự tò mò cũng đóng một vai trò trong vấn đề này. Bé chỉ biết cái gì trong tủ này, hoặc chuyện gì xảy ra khi bé kéo chiếc khăn cuối cùng ra khỏi hộp. Nó cần có thời gian và sự thực hành – được cổ vũ bằng sự kiên nhẫn lớn lao của cha mẹ để bé biết rằng nơi nào để tất bẩn và nơi nào không được để bút chì màu… Hãy tiếp tục mơ ước về sự gọn gàng hơn trong khi bé đang tiến triển trên biểu đồ nhận thức.
    Theo hội Nhi khoa Hoa Kỳ, nếu bé dưới 2 tuổi mà xem ti ti dưới 2 tiếng/ngày sẽ không gây tổn hại đến bé. Nhưng hãy nhớ rằng, xem TV quá nhiều khi còn quá nhỏ sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể việc phát triển ngôn ngữ sẽ chậm hơn, có thể bị béo phì và những vấn đề về chú ý.
    Hãy chọn chương trình thích hợp với độ tuổi của trẻ như: hoạt hình và các chương trình thiếu nhi (phim dành cho trẻ em ở lứa tuổi lớn hơn có thể gây cho bé sợ hãi và bối rối). Hãy để sẵn các chương trình này, dự trữ để bật cho những lúc bạn thực sự bận, thay vì biến chúng thành một phần trong thói quen hàng ngày của bé.
    Hãy biến sự hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ của bé thành công việc cho bạn! Bây giờ, bé có thể làm theo được mệnh lệnh có 2 đến 4 phần: “Hãy ngừng xếp hình lại nào con yêu và xếp các khối lại vào hộp đi. Rồi đi vào phòng con lấy giày và mang ra cho mẹ nhé!”. Điều này có thể tiết kiệm được một khoảng thời gian lớn, gần giống như bạn có thêm một đôi tay mới! Bé 2 tuổi thích được đi lấy đồ và trở thành người trợ giúp
    Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon





    PS: Con trai tròn 28th, chưa nói rõ, lý do là xem ct trên máy tính nhiều, có thể hát nguyên bài ABC, đếm số từ one->ten, nhưng không nói tiếng việt, chưa biết gọi bố, mẹ, muốn làm j thì vẫy tay hoặc lại vỗ vai, kéo tay bố/mẹ
    Hay dỗi ( được chiều)
    Hay ốm vào các ngày rằm/m1
    ....
     
  11. yenannt88

    yenannt88 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/7/2013
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    bé nhà em thì gần 6 tháng tuổi rồi, từ lâu rồi khi tắm chanh là nàng ý cứ đòi túm vỏ chanh đưa lên miệng, còn không có chanh cứ giật lấy khăn tắm đòi đưa lên miệng:)
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  12. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    cảm ơn chủ top sưu tầm và share nhé
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  13. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Re: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé


    Giỏi nhờ, vỏ chanh đắng vậy mà nàng ta ngậm đươc cơ á
     
  14. bedoremon

    bedoremon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/4/2012
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    hic hic đứa lớn nhà mình cũng thế chanh chua như vậy mà nó liếm liếm chả nhấy nhăn mặt gì cả hic hic mình nhin mà thấy còn run lúc tắm thì phải giục mãi mới chịu đứng lên ko thì cứ ngồi lì trong chậu để mà vầy nc có hôm mình chạy vào vì thèng ku em nó khóc khi đi ra thấy nàng cúi dìm cả đầu xuống chậu nc thấy mà sợ thế mà nó chả sợ gì cả
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  15. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé


    Oài, dã man quá cơ
    con gại mẹ nó nghịch thế
     
  16. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
  17. miss stop1

    miss stop1 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/8/2013
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    cái trò mưa to rùi thật thú vị chắc các con sẽ thích
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  18. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    những chia sẻ hay thật.con gái mình đang học chữ ,mình mua bảng chữ cái cho em lắp ghép vào các ô của nó ,cũng hứng thú lắm học cũng nhanh nhưng cũng chán đc lun hài thật
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  19. voimamut2011

    voimamut2011 VoimamutShop- Mẹ Phi Tùng

    Tham gia:
    5/5/2012
    Bài viết:
    11,232
    Đã được thích:
    2,372
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé

    mình cũng đang tìm hiểu để phát triển ngôn ngữ cho con, 28t rồi mà chẳng chịu gọi bố, mẹ gi cả
     
    Chuot*con*cua*me thích bài này.
  20. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: [ST] Các trò chơi, các cách phát triển trí tuệ cho bé


    Bạn mua ở đâu đấy?
    tớ đang muốn mua bảng chữ cái bằng gỗ cho con lắp ghép đây
    hắn thích đọc chữ, cơ mà = tiếng anh :(
     

Chia sẻ trang này