Thông tin: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Rongcon299, 10/4/2013.

  1. Rongcon299

    Rongcon299 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2012
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    101
    Điểm thành tích:
    83
    Táo tây là một trong những loại quả thân thiện dành cho bé tập ăn dặm. Táo phổ biến, dễ tiêu hóa lại nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, táo cũng rất thích hợp để làm bánh hoặc trộn với bột ăn dặm của bé (giống như một loại rau, củ).

    Cha mẹ cũng có thể cho táo vào ngăn mát tủ lạnh và để bé nhấm nháp những lát táo mỏng, giúp giảm cơn đau trong quá trình mọc răng.

    [​IMG]

    Táo có thể trộn chung với nhiều loại hoa quả

    Tác dụng của táo
    Táo chứa hai loại chất xơ: chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan.

    Cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng làm khỏe đường ruột, ngăn ngừa viêm ruột thừa và ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất xơ trong táo còn có tác dụng tương tự thức ăn thô, giúp bé đi tiêu đều đặn (tránh táo bón và phòng tiêu chảy).

    Những cách chế biến táo hợp lý
    Táo sẽ giữ nguyên hương vị và dinh dưỡng khi được nướng (như món bánh táo). Cũng có thể hấp táo vì cách này hạn chế bay hơi dưỡng chất có trong táo.

    Luộc táo với một lượng nước phù hợp cũng là cách chế biến táo khoa học. Vì táo chứa nhiều nước nên táo có xu hướng chảy nước nếu được xay nhuyễn. Đó là lý do bạn không cần phải thêm nước lọc vào hỗn hợp táo xay.

    Với bé mới ăn dặm (khoảng 4-6 tháng tuổi), bạn nên hấp táo để bé làm quen. Tuy nhiên, với bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé ăn táo tươi (không cần hấp).

    Thực phẩm có thể trộn chung với táo là: Bột ăn liền dành cho bé; chuối, lê, khoai lang, carrot, thịt gà, thịt bò, sữa chua...

    6 gợi ý với táo

    1. Hỗn hợp táo và chuối: Táo được hấp chín. Sau đó, bạn xay táo chung với chuối chín (số lượng đủ khẩu phần ăn của bé), có thể thêm một chút nước lọc, sữa chua hoặc phômai, nếu cần.

    Phương pháp này phù hợp với những loại táo xanh vì vị ngọt trong chuối sẽ giảm bớt độ chua có trong táo xanh.

    2. Táo và bột ăn dặm: Hấp hoặc luộc táo cho chín mềm. Tiếp đến, bạn xay nhuyễn táo rồi trộn với bột ăn dặm thành món "bột táo" thơm ngon.

    Cách 2: Táo, bột ăn dặm và sữa công thức. Trước tiên, bạn hấp chín và xay nhuyễn táo. Tiếp đến, bạn trộn táo vào bát sữa công thức đã được pha sẵn dành cho bé (khoảng 50-100ml sữa). Cuối cùng, bạn trộn chung hỗn hợp sữa táo vào bột ăn dặm cho bé.

    3. Hỗn hợp táo xay: Thái táo thành những miếng hạt lựu. Sau đó, bạn luộc táo trong một nồi nước (mực nước trong nồi cao hơn táo một chút là được). Luộc táo trong nồi đến khi táo chín mềm (bạn nên nhớ kiểm tra mực nước trong nồi). Cuối cùng, bạn có thể dùng thìa dầm táo đã chín mềm thành một hỗn hợp sền sệt và cho bé thưởng thức.

    4. Hỗn hợp táo, khoai lang: Khoai lang và táo hấp chín được xay nhuyễn cùng nhau (có thể thêm chút nước lọc, phômai vào xay cùng, nếu cần).

    5. Hỗn hợp táo, lê và sữa chua: Táo, lê hấp chín được xay nhuyễn cùng nhau (có thể thêm chút nước lọc, nếu cần). Cuối cùng, bạn trộn sữa chua (loại dành riêng cho bé) vào hỗn hợp táo, lê rồi cho bé thưởng thức.

    6. Táo, thịt gà (dành cho bé 8-10 tháng tuổi): Táo được luộc chín, nghiền nát thành hỗn hợp sền sệt như nước sốt. Thịt gà, đã được nấu chín, xay nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt như nước sốt. Trộn hỗn hợp táo và thịt gà rồi cho bé thưởng thức.

    Theo Tin Tức
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Rongcon299
    Đang tải...


  2. Rongcon299

    Rongcon299 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2012
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    101
    Điểm thành tích:
    83
    Bổ sung kẽm để bé luôn vui tươi, khỏe mạnh

    Đặc biệt, những trẻ thiếu kẽm có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao hơn những trẻ được bổ sung kẽm đầy đủ...


    Vì sao trẻ hay nổi cáu?
    Cơn cáu giận thường xuyên xuất hiện khi trẻ đang trong tình trạng bực tức, không kiềm chế được. Trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi, thỉnh thoảng đều có những cơn cáu giận tột độ như thế. Điều này thường gặp ở những đứa trẻ có cá tính mạnh, quyết đoán. Ở một số trẻ, nổi cáu là khoảnh khắc bùng nổ của một cơn bực tức.


    Trẻ có thể lăn đùng ra nhà, quẫy đạp và la hét, ném đồ đạc lung tung. Thật ra, thỉnh thoảng nổi cáu cũng tốt cho việc phát triển cảm xúc của trẻ. Nó có thể giải tỏa nỗi thất vọng bị đè nén trong trẻ nhỏ.


    Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên nổi cáu, cha mẹ lẫn bản thân trẻ sẽ rất mệt mỏi, đồng thời làm cho tính cách của trẻ trở nên khó gần. Do đó, nếu con bạn thường xuyên nổi cáu, hãy tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách ngăn chặn trước khi nó bùng phát.


    Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay nổi cáu như: Trẻ mong muốn một điều gì đó như yêu cầu không được đáp ứng, có thể do đói bụng hay mệt mỏi....vv.


    Đặc biệt, có một nguyên nhân sâu xa mà các bậc cha mẹ ít khi để ý đến, đó là việc con mình có thể đang bị thiếu kẽm. Một nghiên cứu thú vị mới đây của các nhà khoa học khi tiến hành kiểm tra nồng độ kẽm trong cơ thể cho thấy: đa số những trẻ thường xuyên cáu giận vô cớ do nguyên nhân bị thiếu hụt nghiêm trọng nguyên tố vi chất kẽm.


    Theo giải thích của các nhà khoa học: "Kẽm không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh."

    Trẻ hay nổi cáu có thể do thiếu kẽm


    Kẽm đóng vai trò quan trọng như thế nào?
    Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.


    Việc thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng xấu đến tinh thần trẻ mà thiếu kẽm còn khiến trẻ dễ mắc chứng tự kỷ. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho biết, sau khi tìm thấy số lớn các trẻ mắc tự kỷ và những bệnh liên quan như hội chứng Asperger đều cho thấy thiếu vi chất kẽm. Ngoài ra, những trẻ thiếu kẽm còn có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy...vv


    Theo Eva
     
  3. Rongcon299

    Rongcon299 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2012
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    101
    Điểm thành tích:
    83
    Thực phẩm 'cấm' đối với trẻ dưới 1 tuổi

    Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ và nên tránh những loại thực phẩm sau đây:


    Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao (Hình minh họa)


    1. Muối
    Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng quá 0,4g muối mỗi ngày. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.


    2. Đường
    Tốt nhất các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem,... vì trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất ngọt gây sâu răng khi răng trẻ vừa mới nhú mọc. Chính vì vậy, các mẹ chỉ nên thêm đường vào thức ăn của trẻ khi thực sự cần thiết thôi nhé.


    3. Mật ong
    Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được dùng để chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì mật ong lại không phát huy được những tác dụng tuyệt vời ấy. Bởi vì, trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, mật ong là loại thực phẩm nằm trong danh sách "cấm" đối với trẻ dưới 1 tuổi mà các mẹ cần phải lưu tâm nhé.


    4. Dâu
    Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.


    5. Trứng
    Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào, tuy nhiên trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ. Có thể cho trẻ ăn trứng nhưng các mẹ phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng thôi nhé, vì các protein trong lòng trắng trứng có thể làm bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai.


    6. Trái cây ép
    Trong nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác mà chỉ có trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.


    Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.


    7. Hải sản có vỏ
    Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc... là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.


    8. Thực phẩm nhiều chất xơ
    Trẻ nhỏ phát triển nhanh do đó rất cần được cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng từ một lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày. Các loại đồ ăn giàu xơ như hoa quả và rau xanh thì tốt cho em bé. Tuy nhiên, bé cần tránh những loại đồ ăn có hàm lượng xơ quá cao như bánh mỳ đen, một số loại bánh mỳ giàu xơ. Những loại thực phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.


    9. Một số loại cá
    Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá maclin,... bởi thủy ngân có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.


    10. Pate
    Nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn pate bởi pate gồm có cả pate thực vật, chúng có thể chứa vi khuẩn listeria dẫn tới ngộ độc thực phẩm cho trẻ.


    11. Sữa bò

    Mặc dù nhiều loại sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò. Nhưng không nên dùng sữa bò là đồ uống cho bé dưới 1 tuổi. Không giống sữa công thức và sữa mẹ, sữa bò quá ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.


    Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi không thể tiêu hóa được các enzyme và protein có trong sữa bò. Không chỉ có vậy, các chất trong sữa bò có thể gây hại đến thận của trẻ.


    12. Một số loại phômai

    Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm nhé, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.


    13. Nho hay thực phẩm cứng
    Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn bởi chúng là nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở bé. Các mẹ nên cắt thật nhỏ và nấu thức ăn cho bé tới khi chín mềm mới được cho bé ăn.

    Theo Eva
     
  4. ElenaNgan

    ElenaNgan Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    2/9/2011
    Bài viết:
    1,431
    Đã được thích:
    320
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

    Cám ơn mẹ nó chia sẻ...............
     
  5. ElenaNgan

    ElenaNgan Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    2/9/2011
    Bài viết:
    1,431
    Đã được thích:
    320
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Thực phẩm 'cấm' đối với trẻ dưới 1 tuổi

    Cám ơn mẹ nó chia sẻ, mình sẽ chú ý những thực phẩm này cho bé nhà mình
     
  6. ElenaNgan

    ElenaNgan Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    2/9/2011
    Bài viết:
    1,431
    Đã được thích:
    320
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Bổ sung kẽm để bé luôn vui tươi, khỏe mạnh

    Bài viết hay...... cám ơn mẹ nó chia sẻ.
     
  7. mecuncon90

    mecuncon90 bà mẹ trẻ

    Tham gia:
    8/11/2012
    Bài viết:
    2,246
    Đã được thích:
    232
    Điểm thành tích:
    203
    Ðề: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

    nghiên cứu , sẽ làm thử cho con trai ............
     
  8. Rongcon299

    Rongcon299 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2012
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    101
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

    Ôi, MoD ghép topic kiểu gì mà tài thế nhỉ?
    Em phải nghiên cứu vụ này mới được.
    Cảm ơn MoD nhìu nhé.
     
  9. Lấy dấu vân tay cho bé

    Lấy dấu vân tay cho bé Tắm bé và lấy dấy tay 3D

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    1,308
    Đã được thích:
    273
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

    món này khoái khẩu của chị nhà, cảm ơn mẹ nó chia sẻ hay ghê
     
  10. Rongcon299

    Rongcon299 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2012
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    101
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

    Hôm qua đọc xong em cũng vừa đi siêu thị mua táo, sáng nay dậy làm món táo hấp và xay ra cho con ăn.
    Táo này vị thanh mát, ko ngọt lắm, nên bé dễ ăn các mẹ ạ.
     
  11. Khểnh

    Khểnh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2012
    Bài viết:
    1,623
    Đã được thích:
    452
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

    Mình thích táo cực kỳ luôn đó! Cứ nhìn thấy táo là mắt sáng lên luôn, hii, nhìn quả táo chụp trong hình đã thấy ngon ơi là ngon rồi
     
  12. Rongcon299

    Rongcon299 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2012
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    101
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

    Người nước ngoài có câu "An apple per day, throw the doctor away".
    Ăn táo hàng ngày rất khỏe các mẹ nhé.
     
    sourlemonvn thích bài này.
  13. mẹ nhím baby

    mẹ nhím baby Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    21/11/2012
    Bài viết:
    7,657
    Đã được thích:
    1,243
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

    bài viết thật hữu ích cảm ơn chủ top
     
  14. harilama

    harilama Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/11/2009
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    184
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Táo - Những cách chế biến món táo cho bé ăn dặm

    cám ơn mẹ nó nhiều nhé, m cũng đang nuôi con đầu lòng nên cái gì cũng chưa biết
     

Chia sẻ trang này