Thông tin: Hiểu đúng về Canxi

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi aquagreen.vn, 1/8/2013.

  1. aquagreen.vn

    aquagreen.vn Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/10/2011
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    156
    Điểm thành tích:
    83
    Cơ thể bạn cần nồng độ canxi trong máu luôn duy trì ở mức ổn định. Nếu sự cân bằng canxi này bị phá vỡ, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật.

    Tầm quan trọng của canxi

    Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay; 1% tồn tại trong máu, tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.

    Canxi có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất, góp phần duy trì sự hưng phấn của các mô cơ, mô thần kinh. Canxi cần thiết cho sự tạo xương và răng.

    Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm mất máu do thấm ra ngoài mao mạch. Canxi cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với một số bệnh xuất huyết và bệnh dị ứng.

    Canxi có tác dụng kích hoạt một số enzyme chuyển hóa chất béo nên có khả năng làm giảm mỡ máu và giảm béo phì. Ngoài ra, canxi còn tham gia vào enzyme làm phân giải protein.

    Canxi làm cho các tế bào kết dính với nhau. Dưới tác dụng của ion canxi, hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau, cấu trúc nên tim, gan, tỳ, thận…

    Ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp. Những người mắc bệnh phế quản mãn tính, bệnh phổi nếu thường xuyên dùng canxi sẽ sớm đẩy lùi được bệnh.

    Thiếu canxi gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với cơ thể con người. Nếu chế độ ăn bị thiếu canxi, canxi trong xương phải chuyển một phần cho máu, dần dần xương bị giảm mật độ canxi, gây ra bệnh loãng xương. Trẻ em bị thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn thấp, còi xương, xương biến dạng (chân vòng kiềng, lồng ngực nhô…) răng mọc không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, dễ sún răng, sâu răng...

    Mối liên hệ giữa canxi và xương khớp

    Chế độ ăn uống thiếu canxi khi còn trẻ có thể làm bạn bị thiếu hụt 5-10% lượng canxi cần có trong xương khi trưởng thành, và bạn sẽ bị gia tăng đáng kể nguy cơ loãng xương lúc về già.

    Trong giai đoạn trưởng thành và về già, nếu cơ thể vẫn thiếu hụt canxi thì tình trạng mất xương do loãng xương sẽ càng thêm trầm trọng. Bạn sẽ rất dễ bị gãy xương dù chỉ chấn thương nhẹ.

    Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng và cổ xương đùi. Gãy xương cột sống có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có giảm chiều cao, đau lưng dữ dội, biến dạng...

    Người cao tuổi nếu bị loãng xương nặng (thiếu chất khoáng và protein của xương), kết hợp với nhiều bệnh lý do tuổi tác như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... thì việc liền xương sẽ rất khó khăn. Đa số người bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày trong bệnh viện, dẫn đến dễ bị bội nhiễm (viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét lâu ngày ở các điểm tỳ đè...). Đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế, giảm chất lượng sống và giảm tuổi thọ người cao tuổi.

    Bạn có biết

    Hiện nay tại Việt Nam, 71% người dân sống ở nông thôn và 65% người dân sống ở thành thị có khẩu phần canxi thấp hơn so với khuyến nghị (500mg/ngày). Khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2011 cho biết: 16,8% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, và có đến hơn 27,5% trẻ em bị thấp chiều cao so với tuổi.

    Theo số liệu khảo sát bước đầu của Viện Dinh dưỡng, bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông Việt Nam trên 50 tuổi. Khẩu phần ăn của người Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu canxi để hạn chế loãng xương. Lượng canxi đưa vào cơ thể trung bình là 524mg/người/ngày, thấp hơn nhiều so với nhu cầu trung bình 800 - 1.000mg/người/ngày đối với trưởng thành và người cao tuổi.

    Các nhà khoa học khuyến cáo rằng, ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã phải nạp đủ lượng canxi cho cơ thể từ nguồn thực phẩm giàu canxi (sữa và các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua và phomát tươi...) Trong trường hợp bạn phải ăn kiêng hoặc cơ thể không nạp được các thức ăn có chất đường, sữa thì cần tìm những thức ăn thay thế có chứa nhiều canxi như sữa đậu nành; rau có lá màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, cải xoong; các loại hạt như vừng, lạc; các trái cây như quả hạnh, trám, chà là, sung hoặc có thể cung cấp canxi hằng ngày bằng dược phẩm (Calcium Corbiere dạng ống hoặc viên sủi).
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi aquagreen.vn
    Đang tải...


  2. trangdoan.gx

    trangdoan.gx Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/6/2012
    Bài viết:
    1,541
    Đã được thích:
    885
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Hiểu đúng về Canxi

    Em đang bị thiếu canxi máu. Đọc bài này của bác xong, phải mua canxi uống bổ sung ngay thôi :)
     
  3. mebelala

    mebelala Thành viên tích cực

    Tham gia:
    21/8/2010
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Hiểu đúng về Canxi

    e rất thích uống sữa tươi vào buổi sáng. Nhưng mà có 1 ly thì có đủ hok nhỉ?
     
  4. lenam88

    lenam88 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/2/2013
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Hiểu đúng về Canxi

    Trong 100ml sữa bò chỉ có khoảng ~104mg Canxi. Một hộp sữa uống liền bán ngoài thị trường thường có dung tích 180ml. Nhu cầu Canxi của 1 người trưởng thành từ 800 - 1000 mg / ngày. Điều này có nghĩa bạn phải uống khoảng 800 - 1000 ml sữa mỗi ngày (tương ứng 4 - 6 hộp).

    Tham khảo: Hàm lượng Canxi trong thực phẩm
     
  5. lhathu999

    lhathu999 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/4/2011
    Bài viết:
    6,548
    Đã được thích:
    930
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Hiểu đúng về Canxi

    Choáng quá! Hèn chi nước ngoài trẻ em uống sữa thay nước. Em thì hay đau lưng, bé thì thấp còi. Cả 2 đều thiếu canxi rồi.
     
  6. aquagreen.vn

    aquagreen.vn Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/10/2011
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    156
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Hiểu đúng về Canxi

    Việc cung cấp canxi còn ở các thực phẩm ăn hàng ngày mà
     

Chia sẻ trang này