Các phản ứng tự vệ của cơ thể khi ăn uống quá tải

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi lightrain, 28/8/2013.

  1. lightrain

    lightrain Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/8/2013
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cơ thể con người, do tiến hóa lên từ động vật, nên đã được lập trình để thích nghi với môi trường. Để tồn tại, chống chọi tốt với các nguy cơ đe dọa sự sinh tồn, cơ thể, trong đó có bộ máy tiêu hóa, cần khỏe mạnh. Hàng ngày, chúng ta ăn uống các chất vào cơ thể để phục vụ cho các vận động, cho sự duy trì hoạt động và phát triển của cơ thể. Cơ thể có khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng để dùng vào những việc trên khi thiếu thức ăn đưa vào, nhưng khả năng tích lũy là có giới hạn. Khi chất dinh dưỡng được đưa vào quá khả năng tích lũy, cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng “tự vệ” để tiết giảm sự quá tải này, cụ thể là các phản ứng sau:
    1. Có cảm giác “no”
    2. Có cảm giác “chán” (chẳng hạn, khi ăn mãi một loại thức ăn, các chất do loại thức ăn này cung cấp đã được tích lũy nhiều trong cơ thể, cơ thể không cần thêm nữa, ta sẽ thấy chán loại thức ăn đó. Ngược lại, khi thiếu chất nào đó, ta sẽ thèm ăn những thức ăn có nhiều chất đó. Khi ốm, do khả năng tiêu hóa kém, ta cũng thấy chán ăn.)
    Hai loại cảm giác trên “ngăn chặn vòng ngoài”, trước khi thức ăn được đưa thêm vào. Nếu thức ăn vẫn được đưa vào thì cơ thể sẽ có các phản ứng “đào thải” như:
    3. Nôn mửa (chẳng hạn, khi ốm, do khả năng tiêu hóa yếu ớt nên ta rất dễ bị nôn mửa. Đây không nói đến sự nôn mửa do thực quản bị kích thích quá mạnh như khi bị hóc, bị sặc… Khi nôn rồi, đừng cố ăn bù vì nước bọt và dịch dạ dày không còn nhiều như trước khi nôn nữa, nếu có ăn vào cũng không tiêu được).
    4. Đào thải qua đường tiêu hóa (đường ruột)
    5. Đào thải qua đường bài tiết (qua đường tiểu tiện, mồ hôi)
    Ba loại phản ứng này “ngăn chặn vòng trong” sự quá tải. Nhưng khi đã phải đào thải các chất dư thừa thì các cơ quan nội tạng phải làm việc quá sức và dễ bị tổn thương, nhẹ thì bị suy yếu, nặng thì bị đau. Chẳng hạn, họng bị rát hoặc viêm, dạ dày bị “đày hơi” hoặc đau, ruột bị rối loạn hoạt động hoặc chảy máu, gan, mật phải tiết ra nhiều dịch, thận phải lọc nhiều, tim cũng phải đập nhiều hơn (để đưa máu đi nuôi các bộ phận này) cũng sẽ suy yếu, máu cũng chứa nhiều chất dư thừa, dễ gây ra sơ vữa mạch (chất cặn bám vào thành mạch, làm hẹp mạch) v.v… Khi các cơ quan nội tạng bị tổn thương, khả năng hấp thụ dưỡng chất lại càng suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng và rơi vào vòng luẩn quẩn: muốn khỏe lên thì cần có nhiều chất dinh dưỡng (đường, protein, béo, vitamine, muối khoáng…), nhưng càng đưa nhiều thức ăn vào lại càng làm tổn thương các cơ quan này và làm giảm hiệu suất hấp thụ. Do vậy, khi đã suy dinh dưỡng, không được nóng vội tăng cường ăn uống, mà phải kiên trì ăn tăng dần dần, thường mất nhiều năm.
    Tuy nhiên, khả năng tích lũy của cơ thể cũng không phải cố định mà có thể thay đổi dần theo thời gian. Bên cạnh đó, nếu sự quá tải không lớn, các phản ứng của cơ thể sẽ không rõ rệt lắm (chẳng hạn chỉ cảm thấy hơi “đầy bụng” một chút mà không thấy bị đau gì), dễ làm cho người ta chủ quan và mắc sai lầm. Nếu mắc sai lầm nhiều lần, cơ thể có thể tăng trưởng nhanh hơn trong một giai đoạn nào đó (do cơ thể tích lũy thêm dần, mỗi lần một ít, hầu hết dưới dạng mỡ), da căng mịn hơn… nhưng chớ tự hào về điều này! Đó là trạng thái “tăng trưởng nóng” (mà khi nhẹ, người ta gọi là “thừa cân”, nặng gọi là bệnh “béo phì”) tiềm ẩn những nguy cơ mà sau này mới rõ (dẫn đến nhiều bệnh về tim mạch, hô hấp, đường ruột, sỏi gan mật, tiểu đường, xương khớp, ung thư…), tức là các cơ quan nội tạng cũng đã bị suy yếu dần trong quá trình sống trước đó mà không biết. Khả năng tích lũy của cơ thể có thể ví như một “kho chứa” mà nếu đầy quá, nó giãn nở được chút ít. Nhưng ta phải nhớ rằng không cần và không nên lúc nào cũng phải “đầy kho”!
    Con người khác với động vật là có ý thức, nhưng nhiều khi ý thức lại đi ngược lại với bản năng sinh tồn mà quá trình tiến hóa đã chắt lọc được. Rất nhiều người tưởng rằng ăn uống nhiều sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, tăng trưởng tốt, đó là lầm to. Muốn khỏe mạnh và tăng trưởng tốt (tăng trưởng “bền vững”), chúng ta cần ăn uống vừa phải, điều độ cả lượng, chất (ăn nhiều loại thức ăn hoặc các loại thức ăn chứa các chất dinh dưỡng một cách cân đối) và thời gian, không để thiếu nhưng cũng không để thừa chất đưa vào cơ thể để các cơ quan nội tạng khỏi bị tổn thương. Nói một cách khác, chúng ta cần tôn trọng các phản ứng tự vệ của cơ thể, cần ăn và uống vừa phải, phù hợp với nhu cầu của nó

    Ngày 27 tháng 8 năm 2013
    PGS. TS. Nguyễn Hướng Điền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lightrain
    Đang tải...


  2. mẹ nhím baby

    mẹ nhím baby Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    21/11/2012
    Bài viết:
    7,657
    Đã được thích:
    1,243
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Các phản ứng tự vệ của cơ thể khi ăn uống quá tải

    mình ăn no cảm giác đầu tiên là khó chịu đi lại k nổi
     
  3. nhumai899

    nhumai899 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    16/7/2013
    Bài viết:
    1,277
    Đã được thích:
    192
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Các phản ứng tự vệ của cơ thể khi ăn uống quá tải

    em cũng như mẹ nó chỉ muốn nằm ịch xuống :D
     
  4. chien

    chien Ước gì....

    Tham gia:
    27/2/2006
    Bài viết:
    8,277
    Đã được thích:
    1,952
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Các phản ứng tự vệ của cơ thể khi ăn uống quá tải

    ăn nhiều quá cảm giác của mình là khó thở, sau đó là buồn nôn và sợ. Nên tốt nhất là ăn vừa đủ thì mới thấy ngon miệng được
     

Chia sẻ trang này