Tranh luận: Chia sẻ kinh nghiệm giúp tăng năng lực học hỏi cho bé 1–6 tuổi - Nhận quà tặng hấp dẫn

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi BTC _Học cùng bé, 12/5/2010.

  1. me cua mit

    me cua mit Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/3/2008
    Bài viết:
    2,139
    Đã được thích:
    547
    Điểm thành tích:
    823
    Mình dạy bé khá nhiều và bé so với độ tuổi phát triển bình thường, tiếp thu nhanh. Nhưng có điều là bé nhanh quên quá, nếu khoảng 3-4 tuần mà k nhắc lại bài cũ là quên béng. Mà các bài hát, bài thơ, rồi dạy về các đồ vật, con vật, môi trường xung quanh thì nhiều vô kể, có lúc ngồi rà soát thấy là mình bỏ sót khá nhiều k cho bé '' ôn lại ''.
    Có cách nào cho bé nhớ lâu k?
    Mình cũng thắc mắc là có mẹ nào chú trọng dạy con học 1 chương trình k, hay dàn trải. VD như bé nhà mình mỗi thứ học 1 ít, nhưng vì bé thích hát múa nên mình nghiêng về dạy bé cái bé thích, còn bắt nó ngồi chơi đàn hay ngồi nghe, xem đĩa các bài hát tiếng Anh, nội dung dù rất vui nhộn thì đúng là cóc bỏ đĩa, vậy làm sao để bé hứng thú với các môn học khác nữa nhỉ? Như Tiếng Anh chẳng hạn
     
    Đang tải...


  2. me_bekem

    me_bekem Banned

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Chủ Đề học cùng bé

    mình cũng đồng tình với mẹ!

    mình nên dạy bé từ cái , mà bé đang thích vì như thế bé sẽ nhớ lâu hơn,
    nhưng cũng có quan điểm nên dạy bé ngay bây giờ để khả năng tiếp thu của bé ,nhưng hãy cố gắng lồng ghép cái mà bé đang thích thú thì sẽ có hiêu quả hơn
    như bé nhà mình thích búp bê nên mình cũng dạy bé toán bằng đưa cho bé tập đếm số búp bê hỏi bé "đố con , con có bao nhiêu búp bê rùi hỉ"
    từ những câu hỏi đơn giản mình có thể dạy nhiều hơn cho bé các bài học khác , không nên chú trọng dạy bé chỉ một và một chương trình duy nhất. mình nghĩ vậy ko biết các mẹ thì sau ?
     
    Sửa lần cuối: 24/5/2010
  3. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Không phải đâu, bé hỏi thế là bình thường mà, bé nào chẳng thế
     
    me_bekemmebehoa thích.
  4. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Bạn ơi, đưng mong trẻ nhớ lâu, vì từ 0 đến 6 tuổi, não của bé đang phát triển, chưa điền đầy hết hộp sọ nên bé chưa thể nhớ lâu như người lớn. Bạn hãy tin rằng, con bạn đã từng biết đến điều bạn dạy, đến khi có sự việc, hình ảnh, bé nhà bạn sẽ tự bật ra câu trả lời.

    Giả sử, con nhà mình xem phim nhà máy socola, có hành động chị ăn kẹo cao su ( xem lúc 2-3 tuổi, xem nhiều lần), biến thành màu xanh. Đến khi cô giáo làm thí nghiệm (lúc 4 tuổi) cắm bông hoa vào nước ( thí nghiệm thẩm thấu nước qua ống hút có bông ở giữa), rồi bảo, nếu cô cắm bông hoa vào lọ mực màu xanh, cả lớp cho cô biết hiện tượng gì xảy ra.
    Các bạn bảo bông hoa sẽ ướt.
    Con mình bảo: bông hoa sẽ biến thành màu xanh. Cô giáo kể lại là cô cũng ngạc nhiên, mình cũng ngạc nhiên, sau này tớ hỏi con tớ bảo con thấy giống chị biến thành màu xanh khi ăn kẹo cao su ko nhè ra.


    Điều đó chỉ nói lên 1 điều, bé nhớ đến màu xanh trong phim, khi cô nhắc đến màu xanh của lọ mực giống thế, đừng nghĩ con mình là thiên tài bạn nhé. trẻ chỉ nghĩ đơn giản thế thôi bạn ạ.
     
    me_bekem thích bài này.
  5. mebehoa

    mebehoa Banned

    Tham gia:
    19/5/2010
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    8
    Chủ Đề học cùng bé

    Nhưng bé nhà , mình cứ hỏi tới hỏi mãi một vấn đề mình không biết làm thế nào mới có thể hài lòng bé đây ? chị có kinh nghiệm gì chia sẽ cho em được ko , cách nào nói khéo bé
     
    me_bekem thích bài này.
  6. me_bekem

    me_bekem Banned

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Những chia sẽ tâm đắc

    Chị Có thể chuyển chủ đề mà bé đang thắc mắc , thành một dạng câu trả lời gần với bé hơn , có thể khi bé cứ thắc mắc về câu chuyện mà hoàn toàn không có câu trả thỏa đáng , mẹ bé nên dẫn dắt bé đến một chủ đề tương tự nhưng gần gũi với bé .Bé sẽ tiếp tiếp thu dễ hơn chúc mẹ bé thành công
     
  7. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Nếu bé hỏi mãi 1 vấn đề, bạn biết chắc bạn đã từng trả lời bé rồi, và biết bé biết câu trả lời của bạn rồi nhưng vẫn hỏi, hãy hỏi ngược lại con bạn. Ví dụ nhé, bé hỏi tại sao người lớn đi xe đạp được mà con không đạp được, bạn đã từng trả lời, vì người lớn lớn hơn con à. giả sử thế, nhưng bé vẫn cứ hỏi đi hỏi lại câu hỏi đó, bạn thử trả lời cách khác như thế này nhé: ngươời lớn lớn hơn con nên dễ chống chân và lấy thăng bằng để đạp xe. Vậy con có muốn đi được như nguời lớn thì con phải tập từng bước, đầu tiên là tập đạp, khi con đạp được rồi con tập lấy thăng bằng rồi con ăn nhiều, lớn lên, cao lên và con thành người lớn, khi đó, con đi xe đạp thật dễ dàng. Hay con có cách lý giải nào tốt hơn ko? - luôn luôn có câu này bạn nhé.
    Chúc bạn thành công.
     
  8. ha hoa

    ha hoa Guest

    Vì quan niệm dạy con là để tạo cho con thói quen, cao hơn nữa là năng khiếu nên mình hok chú trọng dạy con 1 khuôn mẫu. Với lại, thế giới là vô cùng vậy hãy kết hợp cả dạy tính sáng tạo nữa, như cho con tha hồ tìm hiểu, tha hồ học hỏi, và mẹ phải để ý kiểm soát việc học hỏi ấy. Ngày xưa mình nhớ đã đọc 1 tài liệu nói về chuyện trả lời các câu hỏi của trẻ, người ta khuyên rằng nên trả lời theo khoa học, đừng vì nghĩ con hok hiểu mà trả lời khác đi,nếu có thể thì chỉ luôn cả mẫu hình thực tế nữa.
     
  9. hổ86

    hổ86 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/3/2010
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    491
    Điểm thành tích:
    133
    sao bên wtt có quà cho thành viên nhiệt tình tham gia rồi mà bên này chưa có nhỉ
     
  10. sonytran

    sonytran Thành viên mới

    Tham gia:
    26/4/2010
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    ??Cái này có phải là yêu cầu của BTC lúc ban đầu hông ah.Bài học tập trung vào 4 chủ đề chính màu sắc, hình dạng, chữ số, chữ cái
    nếu nói về chủ đề khác thì có sao không ạ
     
  11. lifeshop

    lifeshop Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/12/2009
    Bài viết:
    5,109
    Đã được thích:
    1,958
    Điểm thành tích:
    863
    Theo mình nghĩ thì bạn có thể nói về các chủ đề khác ngoài 4 chủ đề đó, nhưng vẫn phải có liên quan đến việc dạy học cho bé.

    Thực ra thì việc dạy bé về màu sắc, hình dạng, chữ số, chữ cái sẽ giúp bé:

    1. Phát huy tính hiếu kỳ

    2. Khả năng quan sát và tinh ý

    3. Cách đặt những câu hỏi thông minh và sâu sắc

    4. Bày tỏ ý kiến một cách trôi chảy

    5. Trí nhớ tốt

    6. Phát triển gu thẩm mỹ

    7. Có trí tưởng tượng phong phú

    8. Sắp xếp mọi thứ một cách logic

    9. Thích đọc sách

    Điều này mình đọc được từ 1 bài báo nào đó, lâu quá rồi mình không nhớ.

    Bạn có kinh nghiệm gì hay chia sẻ cho mình với nhé!
     
    mebutbong thích bài này.
  12. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Tớ đồng ý với ý kiến của mẹ này, vì thế tớ hay cho con xem phim, có những tình huống của trẻ con để phân tích cho con mình.
    Giả sử: con thấy con sóc nó chìa tay kéo e nó lên ko, lại còn bảo cố lên nữa, con sóc nó còn làm được vậy, mình là anh e, mình có thương nhau và giúp đỡ nhau được như vậy ko?
    Hoặc cùng hành động con sóc đề nghị 1 chú được ngủ cùng vì nó sợ ma, 1 chú thì cho nó ngủ cùng - chú này thì khắt khe, bắt chúng nó ngủ, dọn dẹp nhà cửa, bảo chúng chỉ là đứa trẻ con nhưng ko được vô tổ chức, 1 chú thì cầm con sóc lên, ném ra xa, mặc dù chú thứ 2 này cho những con sóc đó rất nhiều đồ chơi, ăn đủ thứ và cũng bắt lao động ( hát ) đến kiệt sức. Cùng tình huống tương tự nhau, nhưng chủ thể khác nhau để phân biệt người tốt người xấu.
     
    mebutbong thích bài này.
  13. bé Đô

    bé Đô Biển sóng... đừng xô tôi

    Tham gia:
    6/1/2009
    Bài viết:
    2,654
    Đã được thích:
    2,638
    Điểm thành tích:
    863
    Các chị ơi, bé nhà em mới được 14 tháng, em đang băn khoăn về lựa chọn các trò chơi cho bé. Vậy em nên chọn những đồ chơi loại nào cho bé thì phù hợp ạ?
     
  14. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Việc lựa chon đồ chơi, trò chơi cho bé còn tùy thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh gia đình ( tính cách mọi người trong gia đình, có bao nhiêu người, không gian cho bé chơi ở đâu, nhà tầng hay nhà đất- tức là nhà 1 tầng, , kinh tế gia đình, quan điểm dạy cháu của chính bạn và những người trong gia đình bạn) ví dụ tớ khuyên bạn mua đồ chơi gỗ, bạn lại bảo dằm nó đâm vào tay cháu, chơi đồ chơi nhựa thôi, nhưng nhựa thì đa phần đồ chơi của TQ mới bắt mắt bố mẹ, của VN có hình củ quả đơn giản thì lại bảo cái này xung quanh có đầy, việc gì phải mua. thế nên bạn cứ thử lọ mọ các shop 1 tí, thấy cái nào hay hay, hợp túi tiền thì mua cho con.
    Giả sử nhé, nhà mình có khá nhiều đồ chơi, nhưng chỉ cần 1 cái bàn của Mejji, có mẹ bán trên này 80K cộng với 2 cái ghế như hình [​IMG] 1 cái hình con hổ, 1 cái hình quả dưa, trước tớ mua ở hội chợ đồ chơi, ghế gỗ bình thường và bé bé, nó đã là cả thế giới với 2 nhóc nhà tớ, bé có thẻ để đủ thứ lên bàn, ngồi như người lớn, ........... và trên bàn là rất nhiều hình, số,... đơn giản vậy thôi bạn à.

    Còn nếu bạn có điều kiện hơn, có thể xem link đồ chơi của tớ và add nick yahoo của tớ, tớ có thể tư vấn thêm cho bạn, dù sao, tớ cũng đã nuôi 2 con và cũng làm bên cty thiết bị giáo dục nữa.
    Chúc bạn và các bà mẹ khác luôn là người bạn đồng hành của con trong mọi lĩnh vực.
     
    bé Đô thích bài này.
  15. bé Đô

    bé Đô Biển sóng... đừng xô tôi

    Tham gia:
    6/1/2009
    Bài viết:
    2,654
    Đã được thích:
    2,638
    Điểm thành tích:
    863
    Cảm ơn bạn đã trả lời rất cẩn thận.

    Nhà mình khá là chật nên bé ít có không gian để chơi lắm :(.
    Kinh tế cũng ở mức trung bình thôi.
    Bạn nói đến cái bàn nên Mình đang cân nhắc, có vẻ hợp lý nếu bé chịu ngồi yên 1 chỗ để chơi.

    Về chủng loại đồ chơi, mình rất thích các đồ chơi bằng gỗ, có sơn màu.

    Dần dà, chắc mình sẽ tìm hiểu thêm. Cảm ơn bạn nhé!!!
     
  16. mekhoinho

    mekhoinho Thành viên mới

    Tham gia:
    21/4/2010
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    3
    Với ai đó, mỗi một gia đình hạnh phúc có thể chỉ đơn giản là nụ cười của mỗi thành viên dưới một mái nhà, hay đôi khi được sum hợp một bữa cơm gia đình sau một ngày làm việc tất bật. Riêng đối với mình, không chỉ có vậy, mà có chút "tham lam" hơn nếu con mình cái gì cũng được như vợ chồng mình mong ước: đẹp như ba mẹ bé :)p), thông minh hơn ba mẹ bé, và sức khỏe thật dồi dào, và (lại và :D) những cái tốt tốt nhất muốn con mình đều có...
    Nhưng các ba mẹ ơi, đó đâu phải chỉ là nỗi niềm (mơ ước) của riêng Mekhoinho không thôi phải không? Tuy vậy mình biết chắc một điều rằng nếu các bạn là những bậc cha mẹ sẵn sàng vì con sẽ luôn đạt phần trăm cao hơn để có được những bé trai, bé gái có sự phát triển tốt không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần lành mạnh, khỏe khoắn. Bé nhà mình may mắn có được một thể chất ổn định ngay từ khi chào đời, nhưng thế hệ ngày nay có được một chế độ dinh dưỡng tốt hơn nhiều so với thời cha mẹ của chúng, ngoài những trẻ nào không được lợi thế bề ngoài do yếu tố di truyền thì chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thể lực tốt bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lí, các bé vẫn có thể cao to hơn cả cha mẹ của bé. Tuy vậy, sức khỏe tốt là một lợi thế để hổ trợ cho việc học, sức tiếp thu của bé sắc bén hơn. Đó là một trong những kinh nghiệm tuy hơi cũ đối với nhiều người, nhưng đối với mình nó rất quan trọng, thậm chí mình cũng không ép bé hoàn tất bữa ăn nếu con đang bệnh.
    Bên cạnh vấn đề sức khỏe của trẻ, mình còn tích lũy được cho bản thân một số kinh nghiệm định hướng sự phát triển nhân cách, trí tuệ cho bé nhà mình ngay từ lúc bé chào đời đến khi vào lớp một. Mình luôn cho rằng, học là chơi, mà chơi là học. Bạn đừng quên rằng với lợi thế làm mẹ, giọng nói của bạn luôn được bé ghi nhớ và nhận ra khi vừa chào đời, đó cũng là một cách học đơn giản nhất ở trẻ sơ sinh, học qua âm giọng. Do đó, bạn đừng quên tận dụng ưu thế đó để trò truyện cùng con, kể một câu chuyện nho nhỏ, hát một bài hát êm dịu...và bạn có thể sẽ được đền đáp ngay lập tức bằng sự thôi khóc của bé, cái nhìn đáp lại, hay ở những bé lớn tháng hơn chút là những tiếng ơ ớ dễ thương như muốn trò truyện cùng bạn.
    Tất nhiên vai trò của người cha cũng quan trọng không kém, ba bé cũng rất kiên nhẫn ê a chữ "ba" với bé nhà mình, và kết quả là bé đã biết bật ra kêu "ba" khi vừa 6 tháng. Trước đây mình từng coi nhẹ vấn đề nói sớm ở trẻ, nghĩ là mới 5, 6 tháng là không nói được, ngoại trừ ê a thôi. Nhưng sau khi có dịp chứng kiến khả năng phát âm từ đơn lẻ ở một số trẻ khác, mình mới rút ra được một điểm chung là do cha mẹ chịu khó "tám" với bé thường xuyên và một phần bé có thể phát âm được những chữ ấy như ba, ma, ca...do dễ phát âm hơn những chữ khác, tức bé không phải dùng sức bật của môi, uốn cong của lưỡi... Một lần nữa lại cho thấy, trẻ có khả năng ghi nhớ và nhận biết âm (bao nhiêu âm chẳng hạn) và giọng (của người thân bé) từ rất sớm.
    Khi trò chuyện với bé, cả nhà mình luôn tận dụng những hình ảnh thật rất đỗi bình thường mà quen thuộc với cuộc sống của bé, như chi tiết trên khuôn mặt của vợ chồng mình: cái mũi, cái miệng, con mắt...vừa chỉ vừa lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tuần, thậm chí trong nhiều tháng liền, miễn sao nhớ là nói, và luôn phải kiên nhẫn, đừng quá trông đợi mà nôn nao, mà vấn đề là để bé nghe quen tai kết hợp hình ảnh cụ thể. Cuộc sống quanh ta rất phong phú, nên không nhất thiết phải luôn mua đủ thứ đồ chơi, mà chính cha mẹ có thể tận dụng ngay mọi thứ xung quanh bé, vừa thiết thực, vừa cần là có, vừa tập cho bé tính quan sát sau này. Nếu cha mẹ nào có điều kiện hơn, có thể mua những loại đồ chơi giúp bé phát triển thêm về thế giới âm thanh, như nhạc cụ, những màu sắc ngộ nghĩnh, những kích dáng phong phú, hay thậm chí chỉ một đồ chơi nhưng kết hợp các yếu tố trên... Khi bé lớn chút, đã có vốn từ kha khá để nói, mình lại sử dụng những hình ảnh cũ kết hợp hình ảnh mới để giúp bé hiểu thêm những vấn đề mới và học thêm một từ mới. Một điều rất quan trọng là đừng bao giờ lơ là khi bé phát âm sai, có bé thậm chí đến 4, 5 tuổi vẫn có thể gặp chút rắc rối phát âm một từ cụ thể nào đó, bạn cũng đừng nôn nóng, đừng quên kiên nhẫn là bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình giúp đỡ con, hãy nói mẫu cho con nghe nhiều lần một cách từ tốn, và phải đảm bảo là bé đang lắng nghe và nhìn miệng bạn phát âm.
    Trong quá trình bé học bằng nghe, bằng nhìn và quan sát, bạn đừng quên tạo mọi điều kiện để bé được tiếp xúc thực tế nếu có thể sau mỗi lần bạn kể rõ tên một món đồ cụ thể nào đó cho bé nghe. Bằng cách tiếp xúc, sờ, đụng ấy, mình đã cho con mình hiểu món đồ ấy cứng hay mềm, ướt hay khô... bên cạnh nhìn thấy nó có hình dáng tròn vuông, màu sắc ra sao. Cách hướng dẫn ấy, sẽ tạo cho bé một thói quen tốt về sau, bé có một khái niệm về thế giới sống, động thì thế nào, mà tĩnh thì ra sao, một trật tự rõ ràng cũng như quy luật cơ bản của thiên nhiên, đồng thời tạo cho bé có ý thức tự giác tìm tòi khám phá một cách chủ động hơn, và từ đó bé sẽ được bồi đắp thêm kinh nghiệm từ những lần tự quan sát, học hỏi của chính bản thân mà không cần nhiều đến sự trợ giúp của cha mẹ.
    Con bạn có thể nghe tốt, có thể quan sát tốt, có thể rất thích thú và tò mò khi rờ và cảm nhận được sự vật xung quanh, nhưhg bạn phải luôn đảm bảo bé có được những mắc xích liên kết lại với nhau, ví dụ, khi bé nghe bạn phát âm "banh", bạn chú ý phản ứng của bé, bé nhìn bạn hay ở lứa tuổi vài tháng có thể đầu hơi hướng về phía bạn và phát ra âm thanh hưởng ứng thì đó là dấu hiệu phản ứng tích cực của bé, khi đó bạn có thể tiếp tục chỉ vào trái banh và lặp lại từ "banh", rồi đặt tay bé lên trái banh để bé cảm nhận được trái banh có hình dạng tròn thế nào. Đối với bé đã có thể tự phát âm vài từ, bạn có thể phát âm phức tạp hơn chút bằng cách nói từ đôi "trái banh" hay hơn là "banh màu xanh", "trái banh màu xanh"...bên cạnh kết hợp nhiều trái banh khác nhau để bé hình dung không chỉ có một trái banh không thôi mà còn rất nhiều trái banh lớn nhỏ, màu sắc khác nhau...Đó luôn là mắc xích cần thiết nhằm giúp bé học hỏi những sự việc khác nhưng tương tự sau này.
    Nghe, quan sát, cầm rờ nắm, cùng với những phản ứng tích cực của trẻ sơ sinh cũng như lứa tuổi chập chững trước một sự vật, hay một ai đó là một trong những kỹ năng sống rất cơ bản nhưng cũng rất quan trọng cho sự hình thành những kỹ năng khác sau này cho bé. Phương pháp bản thân nó không sai, nhưng tùy vào cha mẹ, gia đình của bé, môi trường bé sinh hoạt mà mình nghĩ mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống, cũng như cách xử lí sẽ khác nhau sau cho phù hợp với hướng phát triển của mỗi bé. Những kinh nghiệm ít ỏi của bản thân mình được trình bày như trên nếu có sai sót, mong các bậc cha mẹ góp ý hay chia sẻ kinh nghiệm nào đó về những chuẩn mực trong việc phát triển tư duy, trí tuệ và cả nhân cách của các bé.
     
  17. Gấu Nhím

    Gấu Nhím Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    20/8/2009
    Bài viết:
    4,367
    Đã được thích:
    424
    Điểm thành tích:
    223
    Ai cũng muốn con mình thông minh vượt trội. Hiện tại thì mình có 2bé sinh đôi. Cũng không dám nói gì là có nhiều kinh nghiệm, và con mình cũng chẳng phải thông minh hơn ai. Nhưng có 1vấn đề là thực tế,

    1. Từ khi chào đời ta nên chỉ cho bé tất cả những gì thế giới xung quanh bé. Người lớn cứ nói cứ diễn đạt dù chúng còn rất bé.

    2. Mua tranh ảnh, về đồ vật, hoa củ quả, dán đầy khắp nhà.

    3. Mua bộ số, chữ, dụng cụ thả hình,... bằng gỗ,

    4. Cho xem đĩa bé yêu biết đọc, baby Einstein... (Nhưng trong điều kiện nhà minh tư khi có con, toàn bộ chưong trình ti vi chẳng bao giờ bố mẹ được xem nữa), 1ngày bật cho chúng xem đĩa khoảng 2-3 lần/ngày (mỗi lần 30phút).

    ----------> Mỗi lần chơi cùng bé, cứ nói cho chúng nghe, cứ bày cho chúng cách làm, dù nó có thích hay không không quan trọng, nghĩa là mình cứ nói. Nhiều lúc nghĩ làm sao chúng biết, nên cũng nản, nhưng thôi cứ dạy. nước đổ lá khoai cũng chẳng sao, miễn là mình đã cố gắng hết sức.

    -----------> Kết quả vào lúc 17tháng, vô tình mẹ làm rơi mấy thẻ chữ (cái này mẹ chẳng bao giờ dậy mấy, chúng chỉ xem đĩa bé yêu biết đọc), thì thấy con gái đọc luôn 1 từ, và bỏ ra mấy từ khác, xáo trộn lên, cháu cũng đọc tuốt (tuy đọc hơi khó nghe).

    -----------> Còn cu con trai 18 tháng thuộc hết bảng số từ 1-9 và lắp thành thạo, tuy đôi lúc có hơi lẫn số 6 và 9 hoặc 3 và 8.

    Còn 1 vấn đề quan trọng mà mình đang muốn xin kinh nghiệm của các mẹ là làm thế nào để giúp bé tập trung hơn trong khi chơi mà học, cô con gái của mình hiện giờ không tập trung, nói thật là cô con gái lười ăn có lẽ nhất quả đất, nên còi, bé tí tẹo, có lẽ vì vậy đã ảnh hưởng tới trí tuệ của bé, có mẹ nào biết giúp mình với.
     
  18. Thien Lam

    Thien Lam Thành viên tích cực

    Tham gia:
    6/6/2008
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    119
    Điểm thành tích:
    83
    Em đăng kí tham gia. Mong rằng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
     
  19. ha hoa

    ha hoa Guest

    Tập trung sự chú ý- Đó là vấn đê nan giải của cả người lớn và trẻ em.
    Hôm trước đã có 1 mẹ nói trên diễn đàn rằng dạy con cái j đó nhưng chỉ vài tháng là bé quên.Mình cũng đã tiếp xúc vs nhiều hs trí nhớ rất kém. Hay có những người tự hào rằng con mình rất giỏi, xem TV xong kể vanh vách, thế nhưng học thì hok vào đầu nói trước quên sau.Hoặc cũng có những trẻ ngồi ở bàn học nhưng cứ táy ma táy máy chr chịu ngồi yên ...Tất cả những cái đó chỉ có 1 nguyên nhân là khả năng tập trung sự chú ý kém và hok được chú trọng giáo dục ngay từ thủa còn thơ.Thực tế cho thấy làm việc j mà tập trung sự chú ý thì hiệu quả sẽ tốt hơn.Lý do là khi tập trung sự chú ý thì trong tầng vỏ não chỉ hình thành 1 trung tâm hưng phấn, cho nên các tế bào thần kinh đều tập trung vào phục vụ nó , khiến dấu tích của việc ghi nhớ lưu lại rõ ràng.Với mình, giáo dục sớm cho con chỉ nhằm mục đích rèn cho con 1 trí nhớ và 1 khả năng tập trung sự chú ý. VD, khi con còn chưa biết lẫy, đâu như 2-3 tháng, mẹ đã giơ trước mặt con cái hộp tăm tre, xóc cho nó kêu, rồi đưa đi đưa lại ngang tầm mắt con. Một hôm mẹ rất vui khi mắt con đảo theo hộp tăm đó.Con 4 tháng, một hôm mẹ bế con ra ngõ ngóng bà. thấy bóng bà từ xa, mẹ hỏi con "Bà đâu?", con đưa mắt theo hướng bà đang về. Ngày hôm đó mẹ rất vui vì bình minh trí tuệ bắt đầu bừng sáng trong con.Nó khích lệ mẹ tiếp tục con đường mẹ hướng con đi.
    Hok tập trung sự chú ý, ở trẻ em, đó chính là tính hiếu động.Nó làm cho trẻ bị phân tán tư tưởng, lúc nào cũng nhảy nhót, múa may quay cuồng. Điều này phần lớn là do người lớn, vd, cho trẻ đi rong để ăn. Quả thật việc đi rong ấy hôm dầu tiên đem lại hiệu quả, bé ăn hết, bố mẹ hỉ hả. Nhưng hôm sau thì bé mải khám phá xung quanh , kết quả còn tệ hơn. Do đó, con mình ăn là phải ngồi 1 chỗ, bé nthì ngồi xe tập đi, lớn thì ngồi xe đạp có quây, để khó trèo ra, rồi mẹ bật quảng cáo ... Dần dần thành thói quen.
     
    Last edited by a moderator: 5/6/2010
    BTC _Học cùng bé thích bài này.
  20. ha hoa

    ha hoa Guest

    Mẹ phuongedu cho mình hỏi cái mặt bàn có mặt nào khác dành cho con gái hok? Bàn đó có ghế cùng bộ hok?
     

Chia sẻ trang này