Thông tin: Cùng Học Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ.

Thảo luận trong 'Các vấn đề sau sinh' bởi cuty123, 15/8/2013.

  1. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Mình đang nuôi con, và luôn đau đầu để tìm cách có đủ sữa cho con. Tình cờ mình tìm được bài viết của chị Betibuti trên facebook, rất hữu ích cho các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Share lại bài viết của chị cho các mẹ cùng đọc nè.


    "KHỚP NGẬM ĐÚNG - chìa khoá NCSM thành công"
    (Good Latch)

    Bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi phổ biến của cm:
    - Vì sao cho bé nút rát ti và sữa k về?
    - Vì sao bơm liên tục mà sữa vẫn mấy ngày k về?
    - Tại sao massage bầu vú, vê đầu ti, làm đủ thứ cách mà sữa k về?
    - Vì sao cho bé bú mẹ 100%, nhưng vẫn k đủ sữa
    - Vì sao bị nứt cổ gà, tắt tuyến sữa?
    ...

    Câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này là : Khớp ngậm đúng (a good latch) khi bú mẹ.

    Cm tham khảo nội dung dưới đây và hình vẽ minh hoạ nhe.

    MÔ TẢ KHỚP NGẬM ĐÚNG:
    1- Cằm bé cắm sâu vào bầu vú mẹ
    2- Đầu bé ngửa ra (góc giữa cằm cổ khoảng 140o)
    3- Lưỡi của bé đưa ra phía trước, đè lên nướu dưới
    4- Miệng bé mở rộng (như cá đớp mồi), không chỉ ngậm đầu ti và ngậm sâu vào quầng vú.
    5- Bé ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú trên. (Đỉnh đầu ti sẽ chạm sát vòm trên trong họng bé.)
    6- Mẹ k có cảm giác đau hay khó chịu khi bé nút.
    7- Khớp bám rất chắc cho dù lúc bé ngưng nút.
    8- Bé nút nhanh ngay lúc đầu (massage), sau đó khi có sữa bé nút, nuốt, thở, thỉnh thoảng nghỉ vài phút rồi lại nút tiêp.

    CƠ SỞ KHOA HỌC:
    1- Từ giữa thai kỳ cho đến 30-40 giờ sau khi sinh, cơ chế sinh sữa và tạo sữa được điều khiển bởi hócmon ("endocrine/ hormonal control") - 2 hocmon chính là hocmon prolactin tạo sữa và hocmon oxytocin tiết sữa. Vậy nên, mặc dù sữa non đã được tạo sẳn trong thai kỳ sẽ không tiết ra cho đến khi có sự kích thích của hocmon oxytocin.

    2- Có một số yếu tố khác giúp não xuất hocmon oxytocin sau khi sinh bao gồm:

    + mẹ tiếp da v trẻ sơ sinh, ngay trong giờ đầu sau khi sinh (càng sớm càng tốt)

    + tại quầng vú mẹ có đầu dây thần kinh kích thích lên não, kích thích hocmon oxytocin, vị trí của đầu dây thần kinh này được xác định ở trên quầng vú, cách chân ti 1cm-1.5cm, góc 7 giờ ở vú phải và đối xứng góc 5 giờ ở vú trái. (CM CHÚ Ý NHE!)

    + ở một số mẹ, chỉ cần nghe con khóc, nhìn ảnh con (nếu con bị cách ly) cũng có thể kích thích được hocmon này.

    LỢI ÍCH CỦA KHỚP NGẬM ĐÚNG:

    1- Giúp lưỡi massage vào đúng đầu dây thần kinh nói trên, phản xạ tiết sữa mất khoảng 2 phút từ khi đầu dây thần kinh được kích thích.

    2- Giúp lưỡi và vòm họng trên "ép vắt sữa" ngay phần ống dẫn sữa phình ra to nhất mỗi đợt tiết sữa, giúp bé bú được nhiều hơn, ống sữa thông nhanh hơn.

    3 - Vị trí cổ ngửa giúp bé nuốt dễ hơn (cm thử tự nuốt khi ngửa cổ và gập cổ,
    sẽ thấy góc hàm cổ 140o là dễ nuốt nhất), đồng thời khi đầu bé k tì lên ngực mẹ giúp các ống sữa chảy thông thoáng hơn.

    4- Giúp tạo nên sự chênh lệch áp suất trong họng và bên ngoài tạo thành lực hút ổn định và "bám chắc", giúp tối ưu lượng sữa truyền từ mẹ sang con.

    CÁCH ĐỂ CÓ KHỚP NGẬM ĐÚNG:

    1- Mẹ chọn tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái, người bé áp sát vào người mẹ (tiếp da càng tốt).

    2- Lau đầu ti mẹ bằng nước sạch (hoặc khi đã có sữa, thì lau bằng sữa mẹ)

    3- đưa đỉnh ti chạm môi trên của bé, nếu bé sẳn sàng để bú, bé sẽ há miệng rộng (chú ý xem lưỡi bé lè dài ra phía trước).

    4- một bàn tay mẹ đỡ cổ bé, để đầu bé ngửa ra thoải mái, cằm bé tựa bầu vú mẹ (phần dưới).

    5- bàn tay kia tạo thành chữ C, ngón tay cái ấn nhẹ phia trên để hướng đỉnh ti lên phía môi trên của bé.

    6- đặt môi dưới của bé vào mép dưới của quầng vú (khoảng 1.5cm từ chân ti) cho bé bắt đầu ngậm từ môi dưới.

    7- đỉnh đầu ti lọt qua môi trên vào miệng bé, bé sẽ tự động ngậm được sâu và chắc.

    8- Nếu bé k mở miệng lớn và k lè lưỡi dài ra, mẹ để đầu ti chạm đầu mũi bé, bé sẽ cố mở miệng rộng, mẹ dùng đầu ngón tay trêu đầu lưỡi bé, để bé thè lưỡi dài ra, rồi sau đó mẹ thực hiên trong vài giây 6 bước mô tả trên hình minh hoạ. Trong thời gian tập cho bé há miêng rộng và lè lưỡi dài ra để đón ti mẹ, cm k cho bé ngậm ti giả hay ti bình nhe.

    VÌ SAO K CÓ KHỚP NGẬM ĐÚNG:

    1- bé nằm quá cao hoặc xa mẹ, cổ bị gập lại.

    2- bé ngậm đầu ti, thay vì quầng vú (bé bú ti bình, ti giả trước - vì ti giả ngậm rất cạn, lưỡi co vào sau nướu dưới khi bú)

    3- bé không đói hoặc chưa thật sự cần bú (có thể vì đã bú sữa ngoài hoăc buồn ngủ), không há miệng đủ to để ngậm sâu

    4- ngực mẹ quá căng, nên quầng vú không ép vào được (vắt bớt vài giọt sữa, và massage quầng vú cho nềm trước khi cho bé bú.


    KHI K CÓ ĐƯỢC KHỚP NGẬM ĐÚNG:

    1- bé dễ bị tuột ra trong khi bú, khi chưa bú đủ

    2- sữa non chậm tiết, sữa già xuống k đủ hoăc ít dần

    3- đầu ti mẹ bị đau (vì đầu ti nhạy cảm để sữa ra, k phải để ngậm/ nút), gây "nứt cổ gà"

    Betibuti tin rằng với chiếc "chìa khoá vàng này" cm sẽ thành công trong công cuộc NCSM!

    [​IMG]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi cuty123
    Đang tải...


  2. Destiny

    Destiny Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/4/2010
    Bài viết:
    8,027
    Đã được thích:
    1,909
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    Hình minh họa dễ hiểu quá. Mình hồi mới sinh chả ai dạy, cứ cho con ngậm ty, rồi con cũng tự biết ty :D
     
    dacsanphanthiet01 thích bài này.
  3. thoitrangphongthuy

    thoitrangphongthuy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/8/2013
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    Bài chia sẽ của chị rất hữu ích đối với các mẹ sinh con lần đầu. Vợ em cũng mới sinh lần đầu, em sẽ cho vợ xem bài chia sẽ này. Xin cảm ơn chị rất nhiều.:rolleyes:
     
  4. mebehant

    mebehant

    Tham gia:
    1/8/2011
    Bài viết:
    11,510
    Đã được thích:
    3,974
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    Cảm ơn bạn chủ top đã chia sẻ thông tin, hồi tập 1 mình cũng bị rát hết cả ti, sau tìm hiểu cho bé bú đúng cách thì đỡ hẳn đấy, có lần trong tháng đầu ti mình nứt chảy cả máu í, đau lắm.
     
  5. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    đúng rồi, do bản năng mẹ nó à, nhưng có một số bé vừa sinh ra mẹ cho bú bình thì sẽ quen cách ngậm bú bình đó. cho nên mọi người nhớ cho con ti mẹ ngay sau khi sinh nhé. không sợ con đói đâu, kể cả khi sữa chưa về, bé không có nhu cầu trong 48h, mà có khi sữa non thì bé bú xong rồi mẹ lại tưởng chưa bú ý, như thế là đủ rồi.
     
  6. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    "PHƯƠNG PHÁP MASSAGE kích thích tạo và tiết sữa mẹ" - fb chị Betibuti.

    Có rất nhiều cách massage kích sữa, đang được thực hành và phổ biến trong chuyên ngành và cộng đồng nuôi con sữa mẹ. Tuy nhiên, sau khi đi sâu vào cơ chế tạo và tiết sữa mẹ (vị trí dây thần kinh, cơ chế kích hoạt tạo sữa, cơ chế kích hoạt tiết sữa), Betibuti cho rằng phương pháp giới thiệu cho các mẹ hôm nay là phương pháp khoa học, dễ hiểu, dễ làm và hiệu quả nhất.

    Chắc cm đã đọc các bài viết chính của Betibuti như: "Sữa non là thần dược", "Khớp Ngậm Đúng", "Tư thế Bú tốt nhất", "Ti mẹ, ti bình", "PP Kích lại sữa cho mẹ đã mất sữa một thời gian". Trong các bài viết này Betibuti đều có nhắc đến đầu dây thần kinh kích thích tiết sữa mẹ, và đặc biệt các hình minh hoạ v các chấm đỏ 3D!

    Từ giờ, Betibuti sẽ gọi vị trí đầu dây thần kinh này là "chấm đỏ" nhe!

    Bài viết này một lần nữa mô tả vị trí "chấm đỏ" nằm ở quầng vú, gốc 5 giờ ở vú trái và 7 giờ ở vú phải, cách chân ti 1cm - 1.5cm. Và 2-3 phút massage gồm ba bước đơn giản, như mô tả trong hình. Phương pháp này sẽ giúp sữa mẹ về nhanh hơn, đều hơn và nhiều hơn.

    Cơ sở khoa học:

    - Trong 6 tuần đầu, cơ chế tạo sữa và tiết sữa của cơ thể mẹ vận hành theo kích thích của hocmon (endocrine control): chủ yếu là tạo sữa Prolactin và hocmon tiết sữa Oxytocin.

    - Các hocmon này được tiết ra khi tinh thần mẹ thoải mái, con tiếp da mẹ nhiều giờ trong ngày, con mút ti mẹ nhiều lần trong ngày (10 - 12 lần trong tuần đầu), mẹ con cảm nhận được mối liên kết mẫu tử. Trong đó, việc con ngậm ti mẹ đúng cách là cách kích thích "chấm đỏ" rất hiệu quả.

    [Vì thế trong giai đoạn 6 tuần này, tinh thần mẹ k thoải mái, giận, stress thì lượng sữa sẽ giảm đáng kể.]

    - Sau 6 tuần, cơ chế tạo sữa vẫn phụ thuộc vào 2 hocmon, nhưng lại được "kiểm soát" bởi lực hút tại chổ (autocrine control). Tốc độ tạo sữa dựa vào độ trống của tuyến sữa và ống dẫn sữa sau cử bú. Càng trống sữa tạo cho lần sau sẽ càng nhanh.

    [Sữa mẹ còn thừa trong vú trong cử trước sẽ được trả về tuyến sữa, quá trình tạo sữa sẽ chậm lại và ít hơn, vì cơ thể điều chỉnh giảm để chống dư thừa (do đó quan niệm "để dành sữa" cho cử sau, là nguyên nhân làm mất sữa). Ngoài ra, nếu cách quá 6g vú mẹ không được làm trống tuyến sữa (cho con bú, hoặc hút) thì cơ thể mẹ cũng sẽ giảm lượng sữa đáng kể, và mau mất sữa.]

    Con bú ti càng nhiều (hút), sữa mẹ càng nhiều là do vậy.

    - PP massage này đáp ứng nhu cầu kích thích cho cả hai cơ chế nói trên. (Đương nhiên cách kích thich tốt nhất vẫn là cho bé bú mẹ 100% với Khớp Ngậm Đúng!)


    Áp dụng:

    Bất cứ bà mẹ nào, từ ngay sau khi sinh đến suốt thời gian nuôi con sữa mẹ, nuôi bú mẹ trực tiếp hoàn toàn, hoặc bú mẹ trực tiếp phối hợp hút sữa mẹ, đều có thể áp dụng phương pháp massage này.

    Ngoài ra, trong 6 tuần đầu, sữa mẹ được tiết theo cơ chế hocmon nên một khi kích thích 1 bên vú, thì cả 2 bên đều tiết sữa (không phải do sữa loãng, hay tia sữa rỗng như quan niệm dân gian). "Tranh thủ cơ chế này, mẹ có thể giúp con kích sữa khi con đang bú, bằng cách đồng thời áp dụng phương pháp này để massage vú bên kia!

    * Chú ý:

    - Cm nhớ phải rửa tay xà bông kỹ hoặc dùng gel tiệt trùng để rửa sạch 2 tay trước khi massage nhé!
    - K được sử dụng bất kỳ loại dầu massage nào (nếu có sữa mẹ rồi, thì có thể dùng vài giọt sữa mẹ như dầu massage), vì bé rất nhạy cảm v mùi lạ và rất được "cám dỗ" bởi mùi tự nhiên tiết ra bởi quầng vú mẹ.
    - Động tác massage phải nhẹ nhàng, k lạm dụng massage bằng động tác mạnh, k ấn sâu.
    - K massage đầu ti. Sau cử bú/ hút, mẹ xoa đều vài giọt sữa mẹ ở đầu ti và quầng vú, vừa bảo vệ, vừa dưỡng mềm.
    - PP massage này cũng giúp hạn chế tắc tia sữa (kết hợp chườm nóng để tan chất béo ở điểm bị tắc), cương sữa (kết hợp chườm lạnh để giảm đau).

    Cm đọc, áp dụng và giới thiệu cho bạn bè nhé!

    Chúc tất cả cm nuôi con sữa mẹ thành công!

    [​IMG]
     
  7. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    "SỮA TRƯỚC, SỮA SAU"
    (Foremilk - Hindmilk)

    Betibuti giải đáp băn khoăn của các mẹ rằng sao việc tăng cân của bé bú mẹ thường cứ giảm dần ở tháng thứ 3, thứ 4... dẫn đến quyết định của nhiều mẹ cho con bú sữa ct, hoặc cho ăn dặm sớm.

    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bé k bú tròn cử, không phải do chất lượng/ số lượng của sữa mẹ.

    Sữa già (matured milk) [- khác v sữa non (colostrum) của 5 ngày đầu sau khi sinh - một dịp khác betibuti sẽ bàn về sữa non sau nhe] được tạo ra trong 1 cữ bú gồm 2 phần: sữa trước (foremilk) và sữa sau (hindmilk).

    Sữa trước giống như món tráng miệng rất nhiều nước, nhiều vitamin, protein.. (vì thế bé k cần uống nước) giải khát và tạo cảm giác ngon miệng cho bé.

    Sữa sau giống như món chính rất nhiều năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng, chất béo... giúp cho bé no và tăng cân.

    Trong hình minh hoạ là sữa trước và sữa sau.

    Nguyên do 1:

    Tuỳ từng bé, nhưng thường thì từ cuối tháng thứ 2, đầu tháng thứ 3, bé đã rất tỉnh táo và lanh lợi, nhiều bé rất thích hóng chuyện và tò mò với mọi tiếng động, hoăc mọi câu chuyện diễn ra quanh mình.

    Vì hóng chuyện nên bé ham chơi hơn ham ăn, nên khi bú hết sữa đầu, chưa được bao nhiêu sữa sau đã bỏ cử bú.

    Cách khắc phục:

    Mẹ tuyệt đối im lặng, k nói chuyện v bé hay v bất kỳ ai khác khi đang cho bé bú. Chọn nơi cho bú yên ắng, có ít người qua lại, ít tiếng động, tác động từ bên ngoài. Cố gắng cho bé bú càng lâu càng tốt.

    Nguyên do 2:

    Một số mẹ sợ mất cân đối ngực hay sợ con bú một bên k đủ no, nên mỗi cử bú đều cho bé bú 2 bên ti đều nhau. Dẫn đến tình trạng bé bú nhiều sữa đầu ở cả 2 bên ti, và không có đủ bửa ăn chính là sữa sau, mặc dù mẹ và bé đều có cảm giác bé bú rất nhiều và rất no.
    Nhưng bé lại k tăng cân đều, cứ như sữa mẹ k đủ chất.

    Cách khắc phục:

    Mỗi cử bú, cho bé bú trọn một bên ngực (khoảng 15'-20') cho đến khi mẹ cảm thấy sữa thật sự cạn. Nếu bé vẫn chưa no mới đổi sang ti kia bú tiếp.

    Cử bú sau, mẹ sẽ cho bé bú đổi bên thì sẽ tốt cho cả mẹ và bé về dinh dưỡng cho bé và thẩm mỹ cho mẹ .

    Nguyên do 3:

    Ngực mẹ to quá lượng sữa đầu về quá nhiều, mẹ cảm thấy bé bú hết 1 cử no nê rồi mà 1 bên ngực cũng chưa cạn. Giống như khai vị nhiều quá, mà phải ăn hết khai vị mới được ra món chính, nhưng đến khi đó thì lại no mất rồi.

    Cách khắc phục:

    Mẹ vắt bớt sữa đầu (sữa này trữ đông lạnh, sau này ra 6 tháng dùng pha v bột cho bé ăn dặm rất tốt nhe), sau đó cho bé bú đến cạn bầu vú để đảm bảo bé bú đủ phần sữa sau.
     
  8. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    "CÁCH SỬ DỤNG HMS ĐỂ có thể vừa cho con bú, vừa giữ và kích thêm sữa hiệu quả" nguồn fb betibuti

    Dành cho:
    - cm đang cho con bú nhưng luôn cảm thấy mình thiếu sữa, muốn dùng mhs hỗ trợ để kích thêm sữa mẹ
    - cm đang cho con bú và đủ sữa cho con, nhưng lo rằng con lớn dần sẽ không đủ sữa nên muốn kích cho sữa dồi dào hơn
    - cm đang cho con bú hoàn toàn, sắp đi làm trở lại, muốn giữ sữa cho con vừa ăn dặm vừa bú mẹ, từ 6 tháng đến 2 tuổi.

    Cách 1- Dùng mhs đồng thời lúc con đang bú (như hình mình hoạ), cách này hiệu quả nhất trong 6 tuần đầu, khi sữa mẹ về cả 2 bên lúc được kích thích bởi hocmon (Betibuti đã giải thích về cơ chế này trong vài bài viết trước.) Betibuti thích cách kich sữa này vì bé vẫn được bú mẹ hoàn toàn, cơ thể sản xuất sữa như sinh đôi, như vậy lượng sữa của mẹ lúc nào cũng dồi dào, và có thể dự trữ cho bé sau này.

    [Quan niệm sai lầm trong cộng đồng là nếu bơm bên vú kia trong khi bé bú thì sẽ thiếu sữa cho bé bú bên này là không đúng. Tuyến sữa của hai bầu vú không có ống thông nhau. Mà sự thật là cơ thể mẹ sẽ hiểu nhu cầu nuôi sinh đôi, nên sẽ càng tạo sữa dồi dào.]

    Cách 2- Dùng mhs ngay sau khi bé bú xong 10' mỗi bên, đối với khoảng cách các cử không ổn định hoặc rất gần nhau (dưới 2 giờ). Cách này giúp làm trống tuyến sữa hoàn toàn giúp việc tạo và tiết sữa cho cử sau nhanh hơn, dồi dào hơn. Cũng nhờ đó có thêm một lượng sữa dự trữ tích luỹ dần.

    [Quan niệm sai lầm trong cộng đồng là để "dành sữa cho cử sau", thậm chí có mẹ còn tin rằng cho con bú dặm 1 cử sữa ct, sữa mẹ để dành lâu hơn sẽ nhiều hơn.]

    Cách 3- Dùng mhs cách cử bú trước 1g, 20' mỗi bên, đối với khoảng cách cử bú trên 3g và ổn định. Cách này cũng giúp tăng lượng sữa cho những bé ngủ nhiều, khi lớn dần bé thức nhiều hơn, nhu cầu bú nhiều hơn, mẹ sẽ vẫn đủ sữa cho bé.

    [Quan niệm sai lầm trong cộng đồng, cách cử càng xa, sữa mẹ càng nhiều. Nhưng sau khi cm cách cử hơn 4-5g, sữa mẹ chẳng thấy được bao nhiêu, cm lại tưởng rằng nếu cách cử ngắn hơn, sữa sẽ còn ít hơn! Sự sự thật lại hoàn toàn ngược lại, nếu cách cử khoảng 1g30 - 2g30' và được bơm cạn, lượng sữa sẽ rất dồi dào!]

    3 cách trên Betibuti k khuyến khích áp dụng cho các cử bú đêm, để mẹ cho bé bú mẹ hoàn toàn và thêm thời gian nghỉ ngơi cho mẹ.

    Cách 4- Dùng mhs 20' mỗi bên, hút bù một cử bú bị bỏ qua cho dù ngày hay đêm (vd 3g - 4g/ lần), vd, nếu bé ngủ qua đêm k bú, khi mẹ đi làm lại... để đảm bảo khoảng cách giữa hai lần làm trống tuyến sữa (bú/ hút) không quá 6 giờ.

    [Quan niệm sai lầm trong cộng đồng, cho bé bú sữa ct cho dễ ngủ qua đêm. Cảm giác này có thật, k phải vì sữa ct nhiều chất hơn, bé no hơn, ngủ lâu hơn, mà theo phân tích chất thì sữa bò có chất an thần và gây buồn ngủ mạnh hơn sữa mẹ! (có lẻ vì bò mẹ không thể ôm ấp, dỗ dành hay chăm sóc bê con) Việc mẹ k cho con bú đêm, cách cử quá 6 tiếng (nếu k bơm bù cử) thì sữa mẹ sẽ giảm nhanh chóng, và nhiều mẹ ngạc nhiên và bối rối mình vẫn cho con bú mẹ hoàn toàn (trừ mỗi cử bú đêm) mà sữa vẫn ít không đủ cho con bú, khiến số cử phải dặm sữa ngoài ngày càng nhiều!]

    Cách 4 này cũng áp dụng cho cm đi làm trở lại nhưng không thể về nhà cho con ti cữ trưa, có thể hút cách cử 3g- 4g (không quá 6 giờ) tuỳ công việc và điều kiện ở nơi làm việc. ví dụ: Con bú lúc 7g sáng trước khi mẹ đi làm. Ở nơi làm việc, mẹ sẽ bơm sữa lúc 11g trưa và 3g chiều mỗi lần 20' mỗi bên (ít nhất 10' mỗi bên, nếu mẹ dùng máy đơn và bị giới hạn thời gian). Khi mẹ về nhà lại cho con ti khoảng 6g chiều.

    Betibuti không cầu kỳ loại mhs nào, tuy nhiên nếu điều kiện kinh tế cho phép, máy điện đôi sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho mẹ.

    Cm cũng nên tham khảo các bài viết khác của Beitibuti về ncsm, đặc biệt là bài "PP MASSAGE", để cho con bú và hút sữa hiệu quả.

    Các mẹ chiêm nghiệm, chọn cách áp dụng phù hợp với mẹ con và điều kiện gia đình nhe!

    Chúc tất cả cm nuôi con sữa mẹ thành công!
     
  9. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    "CHẤT LƯỢNG SỮA MẸ" và "DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ NUÔI CON BÚ"
    - Phần 1

    Khi mang thai và nuôi con bú mẹ, cm nhận được vô số lời khuyên về dinh dưỡng và những lời bình luận về chất lượng sữa mẹ, chẳng biết như thế nào mới là đúng.

    Hình ảnh minh hoạ: Sữa mẹ là "sữa buffet", sữa ct là "sữa cỏ + hoá chất".

    **Bài viết áp dụng cho mẹ mạnh khoẻ, đủ dinh dưỡng và tăng cân tốt trong quá trình mang thai. Không áp dụng cho mẹ suy dinh dưỡng hoặc có thể trạng suy nhược.**

    A - Sữa mẹ gồm những chất gì, và được chế tạo như thế nào?

    Sữa mẹ có hàng ngàn chất, ngoài những thành phần chính [mà sữa ct luôn cố gắng sao chép], đến nay khoa học đã nghiên cứu khoảng 200 chất, còn rất nhiều thành phần khác của sữa mẹ vẫn chưa được nghiên cứu hết. Tuy nhiên, theo đặc tính "đặc điểm giống loài", sữa của loài nào là tối ưu cho loài đó, thì tất cả các thành phần của sữa mẹ đều là tốt nhất cho con.

    Sữa mẹ được chế tạo theo "công thức định sẳn", trung bình mỗi lít sữa già (matured milk) chứa khoảng 700 kcal, 890mL nước, 74 g chất bột đường, 42g chất béo, và 13g chất đạm, tuy thành phần chất có thay đổi linh hoạt, nhưng luôn trong một ngưỡng tối ưu nhất định, tính trên 24 giờ, vì sữa mẹ thay đổi trong mỗi cử (sữa trước, sữa sau) và các cử không giống y nhau.

    Một số thành phần chính trong sữa mẹ chủ yếu được sản xuất tại chỗ ngay trong "nan sữa" (lactocyte) của tuyến vú từ các phân tử hữu cơ vi sinh trong cơ thể mẹ, không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian cho con bú.

    Một số thành phần khác trong sữa mẹ, được truyền trực tiếp từ huyết thanh của mẹ vào thời điểm tạo sữa, có nghĩa là có phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày/ từng bửa ăn của mẹ.

    1- Các CHẤT CÓ HÀM LƯỢNG ỔN ĐỊNH, chủ yếu được sản xuất trong nang sữa, KHÔNG PHỤ THUỘC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA MẸ khi cho con bú:

    + CHẤT ĐẠM (PROTEIN) cung cấp amino-acid cho bé, giúp tăng trưởng cơ và xương, tạo kháng thể, làm dung môi cho hocmon, tạo các men cần thiết.

    - WHEY protein chiếm 60%, nhiều gấp 5 lần hàm lượng trong sữa ct. Bên cạnh chức năng dinh dưỡng cho bé, whey protein có chức năng bảo vệ (a-lactalbumin, lysozyne, lactoferrin, immoglobulin...), đào thải chất dư thừa, chất độc, tế bào lạ. Whey protein sữa mẹ ở dạng lõng, tiêu hoá và hấp thụ dễ dàng trong ruột của bé giúp hoàn chỉnh niêm mạc ruột, tạo kháng thể...

    - CASIEN protein chiếm 40%, có chức năng chính là đạm dinh dưỡng, kết tủa trong ruột dạng mềm như đậu phụ (tàu hủ) dễ tiêu hoá hấp thụ, do đó phân thải ra mềm, nhẹ không gây táo bón cho bé.

    [Trong khi đó, thành phần chính của sữa ct là CASIEN protein bò, Betibuti đã có nhắc đến chất an thần CASOMORPHINE trong casien protein trong sữa ct ở một bài viết khác. Casien bò trong sữa ct hàm lượng lớn kết tủa trong ruột dai và khó tiêu dạng cao su, khiến phân thải cứng dễ gây táo bón.]

    + KHÁNG THỂ (thụ động):

    Một số kháng thể (protein) được truyền từ huyết thanh của mẹ theo thể trạng hàng ngày của mẹ vào sữa mẹ cho bé. Ngay khi mẹ tiêp xúc 1 loại vi khuẩn (có nghĩa là bé cũng có khả năng tiếp xúc loại vi khuẩn này khi tiếp xúc với mẹ), kháng thể đối với loại khuẩn đó sẽ được tạo ra và truyền vào sữa mẹ, giúp bé có sẳn khả năng chống khuẩn, để bé được bảo vệ tối ưu.

    + CÁC HỢP CHẤT NPN (NON-PROTEIN NITROGEN): có hơn 200 loại hợp chất NPN trong sữa mẹ: taurine, carnitine, amino-sugar, nucleic acid,... giúp phát triển não, võng mạc, gan. Ngoài ra, NPN còn làm dung môi cho các vi khuẩn có ích, giúp cơ thể điều tiết đối ứng (Betibuti cũng đã có 1 bài viết về cơ chế điều tiết đối ứng) để sử dụng năng lượng và chất dinh dưỡng dự trữ khi cần thiết.

    + CHẤT BỘT ĐƯỜNG (CARBOHYDRATE)

    - DISACCHARIDE LACTOSE còn gọi là đường lactose, là thành phần chính trong sữa mẹ, cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng của bé.

    Lactose là thành phần ổn định nhất trong sữa già, không phụ thuộc và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ. Hàm lượng lactose trong sữa mẹ là cao nhất trong tất cả các loài nuôi con bằng sữa mẹ, phù hợp v đặc điểm của loài người là não bộ tiếp tục phát triển đáng kể trong 2 năm đầu đời.

    Lượng sữa non đầu tiên được tạo sẳn trong tuyến vú từ khoản giữa thai kỳ có hàm lượng lactose 23g/L vừa là thức ăn đầu tiên của bé, vừa giúp "hút nước" vào tuyến vú để kích thích quá trình tạo sữa trong các nan sữa ngay sau khi sinh. Lactose cũng giúp gia tăng việc hấp thụ canxi và sắt.

    Lactose không phân huỷ trong miệng mà chỉ phân huỷ tại thành ruột non bởi men lactase thành GLUCOSE và GALACTOSE. (Do đó, bé bú mẹ buổi đêm không bị hư răng sữa, như bé bú sữa ct.) Glucose đặc biệt cần thiết cho việc phát triển bộ não và galactose cần thiết cho việc phát triển hệ thần kinh trung ương.

    + CHẤT BÉO (LIPID)

    Chất béo trong sữa mẹ cung cấp 50% năng lượng cho bé. Mặc dù số lượng acid-béo và tổng năng lượng không đổi, chất béo thay đổi trong cử bú tỉ lệ nghịch với độ trống của tuyến vú. Có nghĩa đầu cử sữa ít béo, cuối cử sữa nhiều béo. Tuyến vú được bú/ hút cạn thường xuyên hơn, sữa sẽ béo hơn.

    Chất béo trong sữa mẹ chủ yếu là TRIGlYCERIDE, và các acid-béo dài và trung (long and medium fatty acid), AA và DHA là những acid béo dài có dồi dào trong sữa mẹ, giúp phát triển võng mạc, bộ não, các mô thần kinh và hệ miễn nhiểm.

    [AA và DHA không có trong sữa bò. Loại AA và DHA bổ sung trong một số sữa ct là chất béo động vật/ thực vật qua tác động biến đổi cấu trúc phân tử, nhưng không hoàn toàn giống với AA và DHA trong sữa mẹ.]

    Một thành phần béo hữu ích trong sữa mẹ là CHOLESTEROL, 100mg/L - 150mg/L vừa đủ nhu cầu tạo vỏ tế bào và cần thiết cho việc tăng trưởng não của trẻ nhỏ. Do được cung cấp đầy đủ nhu cầu, nên cơ thể bé sử dụng trực tiếp lượng cholesterol này mà không cần tự tạo, hay dự trữ.

    [Ngược lại, sữa ct không có cholesterol, để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, cơ thể nhưng bé bú sữa ct sẽ kích hoạt khả năng tự tạo và lưu trữ cholesterol, khi trưởng thành cơ thể vẫn tạo và trữ, sinh dư thừa cholosterole ở nhóm này.]

    PHOSPHOLIPIDS cũng là một thành phần chất béo trong sữa mẹ có vai trò quan trọng trong việc phát triển võng mạc, hệ thần kinh trung ương và bộ não.

    MHO: (human milk oligosaccharides) là một loại axit béo ngắn có tính năng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột, giống như tác dụng của chất xơ (trong sữa mẹ không có chất xơ). Do đó, bé bú mẹ hoàn toàn không bị táo bón hay tiêu chảy dù bé đi nhiều lần 1 ngày hay nhiều ngày 1 lần phân vẫn mềm, vàng.

    Chất béo còn là dung môi để giúp hấp thụ một số vitamin quan trọng.

    + CAN XI (Calcium)

    Trong khi hầu hết các vitamin và khoáng chất có hàm lượng rất nhỏ (vi lượng) trong sữa mẹ và phụ thuộc và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ, Canxi là khoáng chất có hàm lượng lớn (250mg/L - 300mg/L) trong sữa mẹ không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nồng độ canxi trong máu của mẹ.

    Canxi được chú ý nhiều nhất, do thể hiện rõ nhất trong sự phát triển của trẻ nhỏ qua chiều cao và cân nặng. Canxi (Phospho và Magnesium) giúp phát triển xương, chức năng cơ, chức năng tim. Canxi trong sữa mẹ có đặc tính sinh học dễ hấp thụ nhất cho bé. Hầu hết canxi trong sữa mẹ bé có thể hấp thụ được hoàn toàn khiến bé cứng cáp khoẻ mạnh.

    [Canxi, sắt kẻm trong sữa ct có hàm lượng cao hơn sữa mẹ, nhưng ở dạng khó hấp thụ, bị thải ra ngoài nhiều qua phân và nước tiểu, khiến hệ tiêu hoá và hệ bài tiết phải làm việc vất vả hơn.]

    + CHẤT SẮT:

    Cần để tạo hồng cầu. Tương tự như canxi, chất sắt có hàm lượng rất nhỏ và ổn định trong sữa mẹ, không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ. Chất sắt trong sữa mẹ được lấy từ máu mẹ. Cơ thể bé hấp thụ được 50% - 70% chất sắt trong sữa mẹ, nhưng chỉ hấp thụ được 5% - 10% chất sắt trong sữa ct. Trẻ bú sữa ct, k hấp thụ đủ sắt có nguy cơ thiếu máu.

    Một em bé bú mẹ hoang toàn khó có thể thiếu bất kỳ một chất quang trọng nào. Loài người vẫn được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến khi sữa ct ra đời trong thế kỷ trước.

    Bé chỉ cần một lượng chất sắt thấp hơn chuẩn bình thường để hoàn toàn mạnh khoẻ. Bổ sung sắt trực tiếp cho bé bú mẹ là một chỉ định cần phải xem xét lại, vì có thể nguy hiểm nếu chỉ định k chính xác và dùng lâu dài. Bổ sung sắt có thể gây táo bón, và ngộ độc nếu dư thừa. Trong các protein bảo vệ (một thành phần của hệ miễn nhiểm) của sữa mẹ có lactoferrin và transferrin, có chức năng "bắt" các vi khuẩn gây bệnh để đào thải ra ngoài qua phân, hoặc nước tiểu. Khi cơ thể bé thừa sắt, lactoferrin và transferrin thay vì bắt vi khuẩn thì sẽ "bắt" các phân tử sắt thừa để thải ra ngoài, làm giảm khả năng bắt vi khuẩn cần thiết của hệ miễn nhiểm.

    + ĐỒNG, KẼM:

    Cần cho các phản ứng hoá học trong cơ thể, kẽm cần cho men, chức năng miễn nhiểm, chữa lành vết thương, tạo protein, phân chia tế bào, tạo DNA. Kẽm trong sữa mẹ ở dạng vi sinh sẳn sàng để hấp thụ. Mẹ không cần bồi dưỡng đặc biệt, sữa mẹ vẫn đảm bảo có các khoáng chất này.

    + NƯỚC:

    Nước chiếm 89% thành phần của sữa mẹ, khi mẹ không uống đủ nước (khoảng 12 ly x 250ml / ngày đều đặn trong 24g) lượng sữa sản xuất được sẽ ít đi (k ảnh hưởng đến chất lượng sữa).

    2- Các CHẤT CÓ HÀM LƯỢNG PHỤ THUỘC vào CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA MẸ khi cho con bú:

    + VITAMIN A:

    Vitamin A cần cho thị giác và duy trì cấu trúc da (biểu bì). Sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A (retinol) dồi dào được lấy từ nồng độ vitamin A trong máu của mẹ. Khuyến khích mẹ ăn nhiều thực phẩm có màu đỏ giàu vitamin A và uống bổ sung vitamin để tăng lượng vitamin A trong sữa mẹ. Khuyến khích bé bú sữa mẹ để nhận vitamin A trực tiếp từ sữa, không khuyến khích bổ sung vitamin A trực tiếp cho bé.

    + VITAMIN D:

    Vitamin D cần cho việc phát triển xương, tạo tế bào, phòng chống một số nguy cơ (cao áp, rối loạn cơ chế tạo kháng thể chủ động...). Sữa mẹ có thể cung cấp lượng vitamin D cần thiết hoàn hảo cho bé. Mẹ cần bổ sung vitamin D trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ và phơi nắng 45% da, 15' mỗi ngày, để sữa mẹ cung cấp vitamin D hoàn hảo cho bé. Bé cũng được khuyến khích phơi nắng sáng sáng 45% da, 15' mỗi ngày.

    Lượng vitamin D bao nhiêu là chuẩn, chưa được xác định cho toàn cầu. Lượng vitamin D trong cơ thể phụ thuộc vào việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do đó khác nhau giữa từng vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết theo mùa, phong cách sinh hoạt, màu da, lứa tuổi... Ở các nước ôn đới lạnh (như Canada, Mỹ, Bắc Âu) khả năng tiếp xúc 45% da trong nắng hàng ngày là không khả thi, hoặc khả năng tầng ozon bị mỏng và nguy cơ ung thư da cao (như Úc, New Zealand), thì bà mẹ và bé được chỉ định uống D bổ sung liên tục trong suốt thời gian k tiếp xúc nắng. Do đó, ở xứ nắng ấm quanh năm như Việt Nam (trừ vài tháng mùa Đông lạnh miền Bắc), k khuyến khích trẻ em bổ sung vitamin D giọt, mà khuyến khích bé bú sữa mẹ để nhận được lượng vitamin D cần thiết.

    Hiện nay ở VN, một quan niệm sai lệch được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng "rụng tóc chiếu liếm, rụng tóc vành khăn", trẻ vừa ngủ vừa vặn mình, thỉnh thoảng gồng người đỏ mặt, là thiếu canxi. Tuy nhiên cả 3 biểu hiện này đều là biểu hiện chung tự nhiên của trẻ khoẻ mạnh. (Khi sợ con mình thiếu canxi, nhiều mẹ tham khảo thông tin Mỹ, Canada, Anh, Đức, thấy bạn bè có con bên đó có Bsi chỉ định uống D... nên tự động bổ sung vitamin D giọt cho bé uống, có khi lâu dài đến 12, 18 tháng.) Uống D như thế dẫn đến thừa vitamin D. Vitamin D là loại vitamin không tự đào thải khỏi cơ thể khi dư thừa, mà sẽ tù đọng trong bàng quang gây mệt mõi, biếng ăn, chóng mặt, về lâu dài gây vôi hoá xương, đóng vôi trong thận, tác hại lâu dài không nhỏ.

    + Vitamin E

    Vitamin E giúp bảo vệ lớp màng các tế bào khỏi bị oxy hoá, lão hoá, giãm stress (intra-patrum stress). Sữa mẹ dồi dào vitamin E. Vitamin E cần hấp thụ trong chất béo, do đó được hấp thụ tốt hơn trong sữa sau (hindmilk) nhiều béo. Trong chế độ ăn uống thông thường của mẹ, cũng dễ dàng có đủ vitamin E cho mẹ và con, không cần bổ sung thêm dạng thuốc.

    + Vitamin K

    Vitamin K giúp đông máu, nhận từ mẹ qua sữa mẹ. Trẻ sơ sinh được tiêm Vitamin K một lần duy nhất ngay sau khi sinh. Sau đó, nhận từ sữa mẹ và không cần bổ sung nữa. Mẹ được khuyến khích ăn nhiều rau quả có màu xanh.

    + Vitamin C:

    Vitamin C giúp chống oxy hoá, giúp hấp thụ chất sắt, chống dị ứng, tăng sức đề kháng. Cơ thể bé không tự tạo vitamin C, mà chỉ nhận được vitamin C từ sữa mẹ, do đó phụ thuộc trực tiếp vào khẩu phần ăn của mẹ. Chỉ C từ thực phẩm mới giúp gia tăng lượng C trong sữa mẹ. Mẹ cần được ăn nhiều rau củ, trái cây màu xanh, màu vàng, màu cam giàu C như bông cải xanh, cải, đu đủ... (ngoại trừ họ cam chanh có nhiều axit có thể làm nóng dạ dày, đặc biệt các bé bị trơ nhiều, hoặc trào ngược thực quản.)

    + Vitamin B (các loại B1, B2, B6, B12...):

    Giúp chuyển hoá năng lượng trong tế bào, được nhận từ huyết thanh của mẹ dồi dào. Mẹ được khuyến khích ăn các thực phẩm giàu vitamin B: chuối, khoai tay, cá hồi, gian, ngũ cốc, gạo lứt, các sf sữa...

    + Muối và Clo (Sodium, Cloride): cần để sát trùng và chống viêm cho mẹ và bé. Khi mẹ bị viêm tuyến sữa, nồng độ muối trong sữa mẹ tăng lên giúp chống viêm cho mẹ và bé có thể bú mẹ bình thường.

    + I-ốt: Cần để tạo hocmon tuyến giáp cần cho quá trình phát triển não trong thai kỳ và trọn đời. Ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Mẹ cần ăn các thức ăn giàu i-ốt như cá biển, hải sản, rong biển và muối i-ốt. Ở những vùng thiếu i-ốt, bà mẹ cần được uống bổ sung i-ốt.

    + Flo: Cần cho quá trình tạo xương, làm chắc lớp vỏ xương vỏ răng. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, có đầy đủ trong sữa mẹ. Nhiều nơi có nguồn nước đã bổ sung flo, mẹ không cần dinh dưỡng đặc biệt hay bổ sung flo. [Đối với sữa ct đã có flo, nếu được pha với nguồn nước cũng có flo, bé uống sữa này sẽ bị hiện tượng thừa flo (florosis) sẽ bị vôi hoá sớm.]
     
  10. BaoFun

    BaoFun Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/9/2013
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỚI NHỮNG NGƯỜI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

    Khi nuôi con bằng sữa mẹ, chị em hẳn sẽ có rất nhiều thắc mắc như: “Nên cho con bú thế nào là đúng?”, “Cần vắt sữa trong trường hợp nào?”. Bài viết này chúng xin được giúp các chị em giải đáp những thắc thắc đó.
    Có cần thường xuyên vắt hết sữa thừa sau khi cho con bú không?
    Liệu pháp này (trong phần lớn các trường hợp) không thể tiến hành thường xuyên. Cơ thể người mẹ cho con bú sản sinh sữa theo nhu cầu của trẻ. Nếu bạn cho con bú theo nhu cầu, tức là cho bú mỗi khi bé đòi ăn, thì bạn sẽ chẳng còn cơ hội để vắt sữa thừa.
    Nhưng đôi khi cũng có thể phát sinh những tình huống mà bạn nhất thiết phải
    vắt sữa. Và đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

    [​IMG]

    Cần phải vắt sữa trong những trường hợp nào?
    Vắt sữa để duy trì việc tiết sữa, nếu mẹ vì một lí do nào đó không thể cho con bú (mẹ đang phải dùng kháng sinh hoặc đi công tác…). Nên vắt sữa từ 8 đến 10 lần mỗi ngày.
    Nếu mẹ có việc phải đi đâu đó một lúc và để sữa lại cho bé ăn trong thời gian vắng mẹ.
    Nếu sữa “về” nhiều hơn lượng sữa bé có thể bú vào thời điểm đó. Trường hợp này thường xảy ra trong hai tháng đầu sau khi sinh, khi việc tiết sữa còn chưa được ổn định. Chẳng hạn 4 – 5 ngày sau khi sinh, sữa có thể về ồ ạt khiến ngực bạn căng nhức, thậm chí có thể phát sốt. Lúc này dùng máy hút sữa để lấy hết phần sữa thừa ra là tốt nhất.
    - Trong trường hợp con bạn bị sinh non và phải ăn bằng ống thông. Nếu bạn muốn sau này nuôi con bằng sữa mẹ thì ngay từ ngày thứ hai sau khi sinh bạn nên vắt sữa đều đặn 3 – 4 tiếng một lần.
    - Trong thời kì khủng hoảng tiết sữa.
    - Nếu như bạn muốn có sữa dự trữ.
    Có cần phải vắt đến giọt sữa cuối cùng không?
    Hoàn toàn không. Chỉ cần vắt cho đến khi nào bạn cảm thấy dễ chịu. Nếu vắt sữa đến mức “cạn kiệt” thì sữa sẽ về ngày càng nhiều, dẫn đến hiện tượng tiết sữa quá mức (dư thừa sữa).
    Bảo quản sữa vắt ra như thế nào cho đúng?
    Sữa vắt ra có thể để được từ 6 đến 8 tiếng, nếu được bảo quản trong bình đậy nắp kín và giữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C. Bạn chú ý không nên để chai sữa gần những thực phẩm nặng mùi, và nhất thiết phải đậy nắp bọc núm vú cao su!
    Trước khi cho con ăn bạn phải hâm nóng bình bằng dụng cụ hâm nóng chuyên dụng hoặc ngâm vào nước ấm (chứ không phải nước nóng) cho đến khi sữa được 36 độ. Không được hâm nóng sữa bằng lò vi sóng hoặc cho vào nồi đun sôi trên bếp.
    Trong trường hợp phải đi đường xa và không có điều kiện cho con bú thì bạn hãy để bình sữa vào hộp đựng thức ăn cho trẻ kèm với đá. Trên đường bạn cũng có thể hâm nóng sữa bằng cách kẹp bình sữa vào nách từ 15 đến 20 phút.
    Sữa dự trữ
    Nếu muốn bảo quản sữa trong tình trạng đông lạnh, bạn có thể mua các loại túi trữ sữa chuyên dụng, bình hoặc thậm chí là loại túi thường có khóa dùng để đựng thực phẩm trong ngăn đá. Khi vắt sữa vào túi hay bình để bảo quản, lưu ý không nên vắt quá đầy, vì sữa khi bị đóng băng sẽ nở ra. Nhớ ghi rõ ngày vắt sữa.
    Nếu ngăn đá bạn dùng để bảo quản sữa nằm trực tiếp trong tủ lạnh thì thời gian bảo quản sữa đến 2 tuần. Nếu tủ lạnh chuyên dụng (lạnh
    Khi muốn rã đông, bạn hãy đặt đứng túi sữa trong bình rồi ngâm bình vào nồi nước ấm. Thỉnh thoảng nên xoay bình để sữa nóng đều. Không được dùng lò vi sóng hoặc đun sôi sữa. Nhiệt độ cao sẽ giết chết những vi khuẩn có lợi và làm mất tính năng miễn dịch của sữa.
    Phải làm gì với sữa đã quá hạn sử dụng? Các bác sĩ nhi khoa khuyên nên dùng sữa này để nấu cháo cho trẻ. Tất nhiên, sữa đun sôi sẽ bị mất đi nhiều dưỡng chất có lợi, nhưng việc đun sôi không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sữa của trẻ.

     
    Sửa lần cuối: 23/9/2013
  11. vietebuy

    vietebuy Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/12/2010
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    Chủ top có nhiều bài bổ ích quá. Em cũng xin đóng góp 1 bài để các mẹ tham khảo nhé!

    Tiệt trùng và pha sữa cho bé đúng cách

    Khi pha sữa cho con, bạn không nên thử độ nóng bằng miệng mình mà nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để không lây bệnh cho bé mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp cho bé bú chưa.

    Cách tiệt trùng

    Các bước chung nhất bạn nên lưu ý là:
    - Tráng tất cả đồ dùng (bình, núm vú, nắp đậy, vòng đệm, đĩa tròn, thìa, dao...) qua nước.
    - Cho chúng vào trong nước nóng pha xà phòng và rửa kỹ.
    - Dùng bàn chải cọ sạch bình sữa để không còn vết sữa bám trên bình.
    - Dùng muối ăn xát vào bên trong núm vú để rửa sạch các vết sữa.
    - Tráng sạch các đồ dùng dưới vòi nước.
    Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo những cách cụ thể sau:
    Tiệt trùng bằng cách đun sôi: Cách này được sử dụng phổ biến vì tương đối đơn giản, dễ thực hiện: Để bình sữa vào nồi đun sôi khoảng 15 phút (có thể pha thêm 1 thìa giấm để loại bỏ cặn vôi), sau đó cho núm vú, nắp đậy, nắp vặn và các vật dụng khác vào đun tiếp 5 phút. Dùng kẹp vớt mọi vật dụng ra để tránh bị bỏng.

    Lưu ý:
    - Nếu dùng bình sữa thủy tinh thì không nên vớt ra ngay vì bình rất dễ vỡ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
    - Không nên để bình và núm vú chạm vào thành nồi.

    [​IMG]

    Tiệt trùng bằng hơi nước: Cách này sử dụng khá tiện lợi với máy tiệt trùng bằng hơi nước dùng điện. Sau khi đổ nước vào khay chứa nước, chỉ cần đặt bình sữa vào máy, đậy kín và bật nút bấm, máy sẽ tự động ngắt điện sau khoảng 10-15 phút.

    Tiệt trùng bằng lò viba: Cách này giống phương pháp tiệt trùng bằng cách đun sôi: Đổ nước vào nồi cho ngập các vật dụng rồi đun sôi trong 5-6 phút.

    Cách chăm sóc núm vú
    Ở núm vú hay có những hạt trắng là do chất béo trong sữa bám vào. Để loại bỏ chúng, bạn cần rửa sạch núm vú ngay sau khi cho bé bú. Bạn nên cho bé bú bằng một núm có lưu lượng giọt sữa nhỏ ra thích hợp với trẻ, trung bình 2-3 giọt/giây.

    [​IMG]

    Các bước pha sữa cụ thể là:
    - Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé.
    - Đun sôi nước sạch, để nước ấm khoảng 40-50ºC và rót lượng nước cần dùng vào bình.
    - Múc sữa bột trong hộp bằng thìa có sẵn, có thể dùng dao để gạt sữa.
    - Cho sữa vào bình đã có nước theo đúng lượng nhà sản xuất đã hướng dẫn.
    - Đậy miếng lót tròn, vặn chặt vòng giữ cổ chai, sau đó lắc đều cho sữa tan hết. Cuối cùng, đặt núm vú cao su lại.
    - Có thể thử nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt ra tay.

    Cách bảo quản sữa
    Nếu sữa bột đựng trong túi, bạn nên gấp và kẹp kín miệng túi sau mỗi lần sử dụng. Hộp sữa nên được để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
    Hộp hoặc túi sữa đã được mở ra nên sử dụng trong vòng 1 tháng trở lại.
    Sữa pha xong có thể được bảo quản trong tủ lạnh nhưng không quá 24 giờ.
    Cách tốt nhất là nên pha sữa với lượng đủ cho một cữ bú của bé và cho bé bú ngay để không phải bảo quản trong tủ lạnh.
    Sữa chảy thành tia hay nhỏ xuống chậm cho thấy lỗ trên núm nú quá to hoặc quá nhỏ. Nếu lỗ trên núm vú quá nhỏ, bạn có thể lấy chiếc kim đã được hơ nóng để châm to ra.

    Cách pha sữa
    Các loại sữa có hướng dẫn cách pha rất cụ thể về số thìa, nước dùng, tỷ lệ nước và sữa. Bạn giữ tỷ lệ đó càng chính xác càng tốt bởi nếu sữa đặc quá sẽ khiến bé béo phì và không tốt cho thận, còn nếu sữa quá loãng thì bé sẽ tăng cân chậm do không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.
    Khi pha sữa nên dùng thìa nhựa có sẵn trong hộp, không nên lèn chặt hay vun có ngọn. Thường thì sẽ pha 1 thìa gạt (cỡ bình thường) với 30 ml hoặc 60 ml nước (thìa cỡ lớn gấp đôi).
     
    cuty123 thích bài này.
  12. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    PHƯƠNG PHÁP "NUÔI DƯỠNG SINH HỌC", MẸ ẤP CON DA-TIẾP-DA
    và CHO CON TI MẸ TRỰC TIẾP

    (Ảnh minh hoạ: Con ngủ trong bụng mẹ trước khi chào đời, và con ngủ trên ngực mẹ sau khi chào đời.)

    Chúng ta cần ghi nhớ điều này:
    - Trẻ sơ sinh là một THAI NHI, vừa trải qua những sự thay đổi lớn.
    - Trẻ sơ sinh cần được tiếp tục nuôi dưỡng sinh học để phát triển không gián đoạn.
    - Trẻ sơ sinh cần cảm thấy yêu thương, cần biết là có mẹ ngay từ lúc chào đời."

    Betibuti nhớ đến bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" của Xuân Quỳnh:
    "Tôi cũng không hiểu rõ
    Tôi sinh ra vì sao
    Tôi đạp vỡ màu nâu
    Bầu trời trong quả trứng
    Bỗng thấy nhiều gió lộng
    Bỗng thấy nhiều nắng reo
    Bỗng tôi thấy thương yêu
    Tôi biết là có mẹ..."

    I- Phương pháp "nuôi dưỡng sinh học" (biological nurturing) là gì?

    Trước tiên, chúng ta luôn luôn phải nhớ rằng bé, khi còn là thai nhi, đã được nuôi dưỡng sinh học bên trong cơ thể mẹ trong 9 tháng. Thai nhi được cung cấp môi trường nhiệt độ ấm áp ổn định từ thân nhiệt của mẹ, được bao bọc trong môi trường tiệt trùng của nước ối, được nghe hơi thở, nhịp tim, tiếng nói của mẹ, được cung cấp tất cả dưỡng chất và oxy qua dây nhau của mẹ.

    Thế mà chỉ sau vài phút, tất cả thế giới của bé thay đổi hoàn toàn: "từ thế giới bào thai vào thế giới rộng lớn" (from womb to world). Do đó, chúng ta phải hiểu rằng nuôi dưỡng sinh học sau khi bé sinh ra là tạo mối liên kết, là giai đoạn chuyển tiếp tối cần thiết giữa thế giới bào thai và thế giới này cho bé.

    Ở Việt Nam, và một số nơi trên thế giới vẫn áp dụng theo pp cũ, hầu như tất cả trẻ sơ sinh luôn được quấn chặt trong khăn và được nằm riêng, hoặc người khác bế, vì sợ bé lạnh, vì sợ bé bám hơi mẹ, sau này con không tách được mẹ để mẹ đi làm, do đó pp mẹ ấp con không có ở Việt Nam -- ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt bé sinh non, được nuôi kiểu Kangaroo (KMC - Kangaroo Mother Care).

    Pp mẹ ấp con "da-tiếp-da" (skin-to-skin) và kiểu Kangaroo đã được chứng minh có năng lực tiếp tục nuôi bé phát triển và hoàn chỉnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ yếu được áp dụng để nuôi bé sinh non. Từ đầu những năm 2000, pp da-tiếp-da này đã được thực hành tại các bệnh viện trên thế giới và được WHO đặc biệt khuyến khích cho TẤT CẢ trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh đủ tháng và mạnh khoẻ.

    Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy rằng bé được nuôi theo pp da-tiếp-da bị bám hơi mẹ hơn những trẻ em khác. Ngược lại, trẻ được nuôi bằng pp nuôi dưỡng sinh học phát triển tốt, thể hiện sự tự tin trong các bước phát triển tiếp theo.

    II- Phương pháp nuôi dưỡng sinh học có những lợi ích gì?

    1- Tăng cường việc tiếp tục phát triển não: Da-tiếp-da là một trải nghiệm "đa giác quan" (multi-sensory) giúp gia tăng sự phát triển các mạch thần kinh và sự trưởng thành của não bộ. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được ấp kiểu Kangaroo có được nhiều thời gian ngủ yên và sâu, giúp mạng lưới thần kinh tổ chức các mẫu tương tác và phát triển não.

    2- Giúp trẻ an tâm: Được mẹ ấp da-tiếp-da kiểu Kangaroo, chỉ sau 20', nồng độ hocmon stress cortisol đo được giảm đi đáng kể (hocmon này được phát ra một cách tự nhiên trong những phút đầu sau khi chào đời, giúp kích hoạt một số tuyến thần kinh, hócmon và men nội tại). Và, đặc biệt là cảm giác đau của bé cũng giảm đi đáng kể (cũng tự nhiên tại gan vài phút đầu chào đời, khi hệ tuần hệ tuần hoàn thai nhi chuyển thành hệ tuần hoàn sơ sinh). Kết quả là, trẻ sơ sinh, được mẹ ấp thường xuyên ít khóc hơn và ít bị kích động hơn.

    3- Ổn định thân nhiệt cho trẻ: Mặc dù, trẻ sơ sinh mạnh khoẻ có khoảng 2%-5% trọng lượng cơ thể là mô mỡ nâu (brown adipose tissue) giúp giữ ấm cơ thể bé, bé vẫn cần được da-tiếp-da với mẹ để điều chỉnh và ổn định thân nhiệt, bởi vì duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định là điều cần thiết cho sự phát triển liên tục của trẻ sơ sinh. Trong vòng vài phút sau khi mẹ bắt đầu ấp con, phần ngực của mẹ tự động điều chỉnh để "làm mát" hoặc "sưởi ấm" cho bé, để đáp ứng đúng nhiệt độ cơ thể cần thiết, gọi là "cơ chế điều nhiệt" (thermoregulation). Thật là kỳ diệu, đối với mẹ sinh đôi, sinh ba và ấp tiếp da nhiều bé cùng một lúc, từng phần da ngực của mẹ có thể điều nhiệt để đáp ứng thân nhiệt riêng của mỗi bé trong cùng một lúc!

    4- Hỗ trợ phát triển hệ miễn nhiểm: Hệ thống miễn dịch của em bé được kích thích khi được mẹ ấp da-tiếp-da. Hệ thống miễn dịch trưởng thành của mẹ truyền các kháng thể thông qua làn da của mẹ và sữa mẹ cho bé, tăng độ ẩm cho da bé và tạo một lớp bảo vệ chống vi khuẩn có hại thâm nhập qua da của bé.

    5- Hấp thụ dinh dưỡng tốt: Phương pháp mẹ ấp con giúp giảm hocmon stress cortisol + somatostatin ở trẻ sơ sinh, giúp bé hấp thụ tốt nhất sữa non của mẹ và chuyển hoá năng lượng dữ trữ từ glycogen và mô mỡ trắng(*), giúp tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, giúp nuôi não tối ưu và giảm các vấn đề tiêu hóa. Chỉ sau một giờ da-tiếp-da, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khôi phục lại sự cân bằng tạo nên "chức năng tiêu hóa" (GI function) tối ưu.

    6- Ổn định nhịp tim và nhịp thở: Như được "dẫn dắt" bởi nhịp tim và nhịp thở đều đặn của mẹ, và sự điều tiết tối ưu của các hocmon cần thiết, nên khi được tiếp da với mẹ, cơ thể bé học cách tự điều chỉnh để có nhịp thở và nhịp tim ổn đinh. Khảo sát cho thấy 75% trường hợp hơi thở yếu và nhịp tim chậm được tự điều chỉnh chỉ nhờ được mẹ ấp da-tiếp-da.

    7- Gia tăng khả năng bú mẹ: Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được mẹ ấp tiếp da sớm ngay sau khi chào đời, có khả năng bú mẹ trong giờ đầu tiên gấp hai lần so với trẻ được quấn khăn. 60 phút da-tiếp-da làm tăng hocmon prolactin ở mẹ giúp tạo sữa và giúp bé bú mẹ liên tục.

    Ngoài ra, phương pháp mẹ ấp con da-tiếp-da và cho con bú mẹ sớm còn giúp mẹ giảm những hocmon cần giảm, gia tăng những hocmon cần tăng, giúp mẹ phục hồi tâm lý và cơ thể sau khi sinh một cách nhanh chóng và tự nhiên.

    (*) "Cơ chế điều tiết đối ứng" (counter-regulation - Betibuti sẽ viết một bài chi tiết về cơ chế này) giúp cân đối nồng độ đường trong máu và năng lượng dự trữ 72g ở trẻ sơ sinh: Glycogen là hình thức dự trữ của đường glucose, lượng glycogen ở trẻ sơ sinh nhiều gấp 3 lần lượng glycogen dự trữ ở người lớn tính theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể và mô mỡ trắng được dự trữ trong thai nhi trong quý 3 thai kỳ chiếm 10-12% trọng lượng. Sau khi bị cắt rời khỏi dây nhau 3g, nồng độ đường glucose ở trẻ sơ sinh giảm thấp nhất, gọi là hạ đường huyết sơ sinh sinh lý ở trẻ sinh đủ tháng và khoẻ mạnh (không phải hạ đường huyết bệnh lý). Hiện tượng này kích thích tuyến tuỵ tạo hocmon glucagon và kích hoạt cơ chế "điều tiết đối ứng". Cơ chế này giúp cân bằng nồng độ đường glucose trong máu bằng cách "tái chế đường glucose từ glycogen" (glycogenolysis) và axit béo tự do từ mô mỡ trắng (lipolysis of white adipose tissue) cung cấp năng lượng liên tục cho bé trong 72g đầu đời, đảm bảo đủ thời gian dạ dày bé nhỏ tiếp nhận vừa đủ lượng sữa non của mẹ và cho niêm mạc ruột học "lập trình đầu đời" (Betibuti cũng đã có bài viết về cơ chế "lập trình đầu đời") mà không cần glucose/ sữa ct bổ sung cho đến khi sữa già của mẹ về dồi dào.

    III- Cách mẹ thực hành "nuôi dưỡng sinh học" bé sơ sinh:

    Bé chỉ mặc tả, người để trần được ấp trên ngực trần của mẹ. Bé được đắp khăn che kín lưng, hoặc được ấp trên ngực trần của mẹ bên trong áo mẹ. Thời gian ấp càng sớm càng tốt ngay sau khi chào đời trong ít nhất 1 tiếng 1 lần, và càng liên tục càng tốt. Và bé được bú ti sữa non mẹ trực tiếp càng sớm càng tốt, từ 8 - 12 cử trong 3 ngày đầu tiên, nếu có thể, tiếp tục trong tuần đầu tiên.

    IV- Kết luận:

    Thế nên khi trẻ sơ sinh khóc, chúng ta có hai cách hiểu và hai lựa chọn:

    1- cho rằng bé khóc vì đói, cho rằng sữa non của mẹ không đủ no, nên cho bé bú 1 bình sữa công thức. Kết quả: bé ngừng khóc và ngủ do chất gây buồn ngủ casomorphin trong casien protein của sữa bò, thành phần chính của sữa ct.

    2- hiểu rằng bé khóc do stress vì bị bất ngờ tách rời khỏi mẹ, nên cho bé được ấp da-tiếp-da với mẹ. Kết quả: bé ngừng khóc và ngủ say và hưởng được trọn vẹn 7 lợi ích kể trên.

    Từ kiến thức bài viết cung cấp, Betibuti hy vọng các bố mẹ, ông bà lựa chọn cách 2 (đúng nhưng hiếm thấy ở VN) thay vì cách 1 (sai nhưng rất phổ biến), để bé được phát triển tối ưu.

    Chúc cm nuôi con sữa mẹ thành công!
     
  13. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    GIẤC NGỦ CỦA BÉ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA GIẤC NGỦ CÁC CỬ BÚ

    PHẦN 1- TẬP CHO BÉ THÓI QUEN NGỦ TỐT

    Có một mối tương quan giữa việc bú mẹ và giấc ngủ của bé, vì vậy Betibuti chia sẻ một số nét căn bản (đối với trẻ mạnh khoẻ, không có tác động bệnh lý, con ngậm đúng khớp, mẹ kích đủ sữa và biết cách massage để mỗi cử bú con bú được hiệu quả) về đề tài này giới hạn ở giấc ngủ để các mẹ tham khảo và áp dụng phù hợp với mẹ và con nhe.

    Khi nói về việc ngủ, một điều căn bản nhất các bố mẹ cần nhớ rằng mỗi đứa trẻ, mỗi độ tuổi cho nhu cầu và nếp ngủ (sleep patterns) khác nhau, thay đổi lúc này lúc khác, cũng như người lớn có hôm ngủ ngon, có hôm ngủ khó ngủ.


    1 - NHU CẦU NGỦ VÀ GIẤC NGỦ CỦA BÉ và SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO TRONG GIẤC NGỦ

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều để bảo toàn năng lượng để tăng trưởng và tiếp tục PHÁT TRIỂN NÃO (trẻ bú mẹ tiếp tục phát triển nảo đến 2 tuổi, do đó các mẹ cho con bú chú ý đến điểm này nhe).

    Khác với mọi người lầm tưởng ngủ sâu là "ngủ yên" (quite sleep). Thật ra giai đoạn trong giấc ngủ khi NÃO PHÁT TRIỂN là giai đoạn "ngủ động" (active sleep - REM rapid eye movements) là khi ngủ mơ và đôi khi có nhiều cử động hoặc biểu cảm trên mặt và cơ thể. Do đó, mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh có khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái "ngủ động" (trẻ vặn mình, thay đổi tư thế, uốn éo, nhăn mặt, khóc nhưng vẫn ngủ), giúp nảo hoạt động và phát triển trong khi bé ngủ.

    (Vậy cm có nên lo lắng khi bé vặn vẹo khi ngủ? có phải do bé thiếu canxi và cần bổ sung canxi và D, như quan niệm phổ biến trong cộng đồng hiện nay?).

    Tương ứng với mức độ trưởng thành của nảo (> 5 tuổi), tỉ lệ "ngủ động" trong giấc ngủ sẽ giảm dần còn khoảng 20% thời gian của giấc ngủ, và 80% là ngủ yên.

    Nhu cầu ngủ mỗi ngày có thể thay đổi khác nhau (có thể từ 10 giờ đến 19 giờ) mỗi ngày, và không có nghiên cứu khoa học nào đưa ra số giờ ngủ tối ưu chung cho tất cả các bé.

    Bảng thông số dưới đây có tình tham khảo, về số giờ ngủ thông thường trong 24 giờ của bé, và cho thấy bé càng lớn, càng ngủ ít đi:
    > 1 tháng: 16.5 giờ
    > 3 tháng: 15.5 giờ
    > 9 tháng: 15 giờ
    > 2 tuổi: 13 giờ
    > 5 tuổi: 11 giờ

    Cm có thể giữ một cuốn sổ nhỏ để ghi lại giờ ngủ của con trong ngày, để biết số giờ bé thật sự ngủ được dù là những giấc dài hay lắt nhắt cộng lại.

    2- NUÔI DƯỠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BIỆT NGÀY ĐÊM GIÚP BÉ CHUYỂN TIẾP TỪ GIẤC NGỦ TRONG BỤNG MẸ

    Nhiều nghiên cứu cho rằng bé sẽ đi vào nề nếp ngủ (tự ngủ được một mình và ngủ thằng giấc về đêm từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, bé vẫn cần được rèn luyện một số khả năng và thói quen tốt về giấc ngủ ngay từ vài ngày sau khi sinh (cụ thể là ngay khi rời bệnh viện về nhà).

    Kết hợp nuôi dưỡng sinh học (da-tiếp-da + bú mẹ trực tiếp) và tập phân biệt ngày đêm ngay từ tuần đầu tiên đến ra tháng.

    Trong bài "Nuôi Dưỡng Sinh Học", Betibuti có nhắc rằng cm chăm sóc bé sơ sinh thường quên rằng bé đã được nuôi 9 tháng trong bụng mẹ như thế nào, nên không chú ý vào việc tạo nên môi trường chuyển tiếp cần thiết cho bé dần dần thích nghi với cuộc sống hoàn toàn mới lạ bên ngoài. Trong bụng mẹ, bé thức ngủ không theo giờ giấc không biết sáng tối (và được truyền dinh dưỡng liên tục không ăn theo cử.)

    3- CHĂM SÓC BÉ TRONG THÁNG - "CHUYỂN TIẾP"

    Giai đoạn chuyển tiếp giúp bé yên tâm và tự tin thay đổi từ một phần cơ thể của mẹ thành một cá thể tách rời khỏi mẹ, đặc biệt là có được giấc ngủ độc lập.

    - Ban ngày: (khoảng 5-6g sáng -> 8-9g tối)

    + bắt đầu đánh dấu 1 buổi sáng cho bé khi phòng tràn ngập ánh sáng (ánh sáng mặt trời và khí trời - nếu có thể) & và 1 lần lau mình BẰNG NƯỚC MÁT (hoặc tắm mát) thay đồ & massage & nắn bóp chân tay & tắm nắng sáng.
    + ấp bé tiếp da mẹ (kangaroo) + bé bú mẹ trực tiếp + bé ngủ 1, 2 giấc trên ngực mẹ các giấc ngủ ngày khác có thể nằm cạnh mẹ hoặc nằm riêng.
    + tránh bế trên tay đễ dỗ bé ngủ, vì đây là thói quen khó chữa sau này.
    + dù bé đang ngủ, mẹ và mọi người xung quanh có thể sinh hoạt bình thường (không nên nói quá lớn, cúng không vần thì thào) & tiếng động tự nhiên bên ngoài, hoặc tiếng TV, nhạc...
    + nếu bé ngủ ngày quá 3 giờ, mẹ nên cởi đồ cho bé, lau mình bằng nước mát cho bé thức và tỉnh táo, massage nắn bóp chân tay cho bé, xoa lòng bàn tay và lòng bàn chân cho bé...
    + lúc bé đã tỉnh táo có thể cho bé nằm chơi, nói chuyện với bé, nếu bé có biểu hiện muốn bú, thì mẹ cho tiếp da và bú mẹ luôn và khi đã bú no, bé có thể ngủ luôn vào giấc tiếp theo.
    + tránh cho bé bú tiếp lúc đang ngủ, khiến bé ngủ nối từ giấc này sang giấc khác vào ban ngày, cách đó khiến bé không phân biệt được ăn với ngủ và không phân biệt được ngày với đêm.
    + mẹ giảm dần số lần tiếp da và số cử ngủ trên ngực mẹ ban ngày từ sau tuần đầu tiên đến hết tháng, bé có thể ngủ hoàn toàn khi nằm riêng mà không cần dỗ trên tay.

    - Ban đêm: (khoảng 8-9g tối -> 5-6 giờ sáng)

    + bắt đầu đánh dấu buổi tối cho bé bằng việc lau mình BẰNG NƯỚC ẤM (hoặc tắm ấm) thay đồ
    + tắt hết đèn, chỉ còn đèn ngủ, vừa đủ để mẹ quan sát bé, bé có thể ngủ cạnh mẹ hoặc ngủ riêng, mẹ có thể vỗ vai hoặc mông bé 5' - 20' cho bé ngủ, tránh bế dỗ bé trên tay.
    + giảm âm thanh của mọi sinh hoạt xung quanh bé, mẹ không trò chuyện với bé kể cả cho bú buổi đêm
    + các cử bú đêm (không nên cách cử quá 5g) nên là bú ngủ, bé có thể bú lim dim và ngủ lại ngay sau cử bú.

    Trong trường hợp, bé không được tập ngay từ những ngày đầu, đã có những thói quen không tốt như thức đêm, khóc đêm, ngủ trên tay, Betibuti sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục trong Phần 2.

    4- CHĂM SÓC BÉ TỪ 1 THÁNG ĐẾN 3 THÁNG - "TẠO THÓI QUEN"

    Được chuyển tiếp đúng cách, đến giai đoạn này, bé chỉ cần nghe thấy mẹ, ngửi thấy mẹ, biết mẹ đang ở xung quanh là yên tâm. Tuy nhiên, bé chưa hoàn toàn theo giờ giấc thức ngủ bú ổn định, bé bú theo nhu cầu, nên các giấc ngủ và cử bú ngày có thể lắt nhắt.

    Mẹ tiếp tục áp dụng cách làm trong tháng, tuy nhiên bé có thể thức nhiều hơn, nên mẹ phải chuẩn bị các cách để chơi và tương tác với bé khi thức, chất lượng tương tác lúc thức sẽ giúp bé bú giỏi và ngủ ngon sau đó. (Các mẹ lúng túng khi bé bắt đầu thức nhiều hơn, và cố dỗ cho bé ngủ như trong tháng, kể cả bế dỗ làm các thói quen ngủ không tốt ngày càng in sâu vào bé.)

    Cách tương tác với bé lúc bé thức, ví dụ như:
    - cho bé quan sát đồ chơi treo trên củi
    - cho bé nằm sấp (tummy time) với đồ chơi mềm trước mặt, giúp bé khám phá khả năng ngóc đầu cao, điều khiển cơ cổ, vai, lưng và chân tay (giúp bé mau cứng cáp), và bé sẽ lật lẫy từ 2 - 3 tháng như một bài thể dục và tương tác với bố mẹ lúc thức
    - múa/ tập thể dục theo nhạc với bé
    - trò chuyện với bé, bé thích hóng, thích nghe được âm thanh cho chính bé phát ra

    Mẹ học quan sát các biểu hiện buồn ngủ của bé, lau mình nước ấm giúp bé thư giãn và ngủ ngon. Bé có thể ti mẹ để ngủ, hoặc ngậm ti giả (từ sau 6 tuần tuổi) và nếu áp dụng cách này, ngay từ đầu mẹ phải lấy ti mẹ và ti giả ra ngay khi bé chợp ngủ.

    Buổi đêm, cm tiếp tục áp dụng hoàn toàn các cách thức như bé trong tháng.

    5- CHĂM SÓC BÉ TỪ 3 THÁNG - "THÀNH NẾP"

    Nhiều nghiên cứu cho thấy bé sẽ có nề nếp ngủ ra từng giấc rỏ rệt và có khả năng tự ngủ từ tháng thứ 3.

    Cơ thể con người được lập trình theo chu kỳ và nhịp điệu tốt nhất theo mặt trời, các hocmon va hoá chất giúp tỉnh táo khi mặt trời mọc và giảm dần khi mặt trời lặn. Do hiện tượng giảm các hoá chất này, nhiều bố mẹ dễ dàng nhận thấy bé ểu oải, cáu kỉnh, dễ quấy, dễ khóc vào giờ mặt trời lặn (5 g - 7 g tối).

    Để giảm ảnh hưởng của hiện tượng này, cm có để ý:
    + không để bé ngủ ngày giấc măt trời lặn (thức bé dậy, tắm mát, thay đồ cho bé chơi trước 5g chiều)
    + cho bé nghe nhạc hoặc chơi những trò mà bé yêu thích
    + cho bé bú mẹ lúc mặt trời vừa lặn, cũng là một cách giúp bé thích ứng với hiện tượng này, một số bé có thể ngủ giấc đêm ngay từ sau cử bú này (7 giờ), và có thể bắt đầu các "thủ tục" phân biệt ngày đêm cho bé ngay từ lúc này.

    Buổi đêm, cm có thể tiếp tục áp dụng các cách thức đã áp dụng từ trong tháng, hoặc các mẹ bắt đầu suy nghĩ đến việc giảm hoặc bỏ cử bú đêm.

    6- CỬ BÚ ĐÊM

    Khi cm hỏi Betibuti là có nên tiếp tục các cử bú đêm cho con sau 3 - 4 tháng tuổi hay không. Có vài yếu tố, Betibuti khuyến khích cm xem xét khi quyết định

    Đối với bé bú sữa mẹ hoàn toàn:

    Mặc dù dạ dày của bé đã có dung tích ổn định, và bé cần trung bình 6 đến 8 cử bú mẹ (trung bình khoảng 700ml - 800ml/ ngày).

    Một số bé đã bú được gần đủ lượng sữa này trong các cử ngày, như thế bé có thể có thể ngủ suốt đêm (giấc ngủ 5 - 6 giờ liên tục). Bé có thể trở mình ở khoảng 2.5 giờ - 3 giờ ở giữa giấc ngủ, nếu muốn cắt cử, mẹ trở người cho bé và vỗ vai/ mông bé 5' để bé có thể ngủ qua giấc tiếp theo. (Tuy nhiên khi bé cách cử suốt đêm quá 6 giờ, mẹ nên vắt bớt sữa để duy trì sữa mẹ và k bị cương sữa.)

    Tuy nhiên, đa số các bé ở giai đoạn này thích hóng, thích chơi, thích khám phá hơn là thích ăn trong các cử ngày, nên không bú đủ số cử hoặc không đủ lượng sữa cần thiết để bé vận động và phát triển. Nhiều trường hợp các cử bú đêm cung cấp 40% - 60% nhu cầu dinh dưỡng của bé trong ngày, do đó, cm vẫn nên tiếp tục cho con bú cử đêm theo nhu cầu, nhưng nên cách cử khoảng 3g để cũng đảm bảo giấc ngủ và sức khoẻ cho mẹ. Khi bé bú cử đêm, cm không trò chuyện với bé, mà nên cho bé bú ngủ, bú khi lim dim và bú xong ngủ lại ngay. Bé nên được mặc tả giấy loại tốt, vì bé bú nhiều, tè nhiều vẫn ngủ được thẳng giấc.

    Tinh bột trong sữa mẹ là Lactose, chỉ phân huỷ trong ruột non, không phân huỷ trong miệng, nên bé bú mẹ buổi đêm không bị sâu răng, nên có thể tiếp tục bú đêm ngay cả khi bé đã mọc răng.

    Đối với bé bú sữa ct:

    Betibuti không khuyến khích cho bé bú sữa công thức tiếp tục cử bú đêm ở giai đoạn chuẩn bị mọc răng hoặc bé đã có răng. Tinh bột trong sữa ct la Glucose, phân huỷ ngay trong miệng, gây sâu răng và dễ nhiểm sang các bệnh nhiểm trùng tai mũi họng khác. Sữa ct chứa nhiều chất gây buồn ngủ casomorphins (trong casein protein là thành phần đạm chính của sữa ct), khiến bé ngủ mê mang, mà không giúp não bé tiếp tục phát triển vì không có lactose và các axit béo dài (DHA, AA) của sữa mẹ, nên khoảng thời gian "ngủ động" của bé bú sữa công thức giảm đi nhanh so với bé bú mẹ, đặc biệt là giấc ngủ đêm, mặc dù cm có cảm giác bé bú sữa ct ngủ ngon và sâu hơn - không có nghĩa là tốt hơn cho sự phát triển toàn diện của bé.

    7- NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ:

    Khi bé mọc răng, hoặc có các tác động bên ngoài (đông người, ồn ào, mùi hương khó chịu...) cũng dễ khiến bé khó ngủ hay mất ngủ trong vài ngày.

    Ngoài ra, cộng đồng chúng ta có một số cách thực hành ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé:

    - Bé mặc quá nóng: ở miền Nam quanh năm nóng, hay mùa hè ở miền Bắc, Betibuti nhận thấy ít có người biết được bé sơ sinh có một lớp mỡ nâu (brown fat) để giữ ấm (và rất nhiều mỡ trắng - năng lượng dự trữ). Lớp mỡ nâu không trải đều khắp cơ thể bé mà tập trung ở những khu vực cần giữ ấm, lưng, bụng, ngực, cổ. Lớp mỡ nâu này giảm dần đi khi bé lớn và hầu như không còn ở người lớn. Do đó, khi chúng ta tưởng rằng, bé cảm thấy lạnh ta và dễ nhiểm lạnh thì lại là ngược lại, ngay cả khi ở trần, người bé cũng vẫn ấm.

    Một số gia đình mở máy điều hoà hay mở quạt, nhưng lại cho bé mặc quá nóng, nên khi úp vào mẹ để bú (đúng tư thế) hoặc đắp thêm chăn khi ngủ khiến bé mướp mát mồ hôi khiến dễ nhiểm bệnh (do ẩm ướt). Khi bé ốm, lại nghĩ rằng bé ốm do máy lạnh và quạt và không nhận ra rằng bé ốm do quá nóng và thường xuyên trong người ướt sủng mồ hôi.

    Vậy cách làm đúng là cho bé mặc thoáng mát với vải cotton thoát mồ hôi.

    - Bé được ngủ quá nhiều ban ngày: chúng ta cũng có thói quen dỗ bé ngủ quá nhiều ban ngày, điều đó đương nhiên khiến bé thức đêm vì đã ngủ đủ. Vậy nên khi người lớn ngủ hết, bé muốn thức thì chẳng được ai quan tâm, nên quấy khóc.
    Bé cũng được ngủ buổi chiều muộn khiến bé cáu kỉnh khi mặt trời lặn.

    - Bé được bế để dỗ ngủ, do khi bé mới sinh ra, các bà nội ngoại và cả gia đình tham gia chăm sóc bé, nhiều người có nhiều thời gian cho bé, nên tạo thành thói quen này. Khi bé ra tháng, cm không còn được giúp đở nữa, phải lo con một mình bên cạnh nhiều công việc khác, và cũng bắt đầu đi làm lại, thì không khắc phục được thói quen phải bế bé ngủ.

    Vậy cách làm đúng là áp dụng các phương pháp gợi ý nói trên giúp bé có thói quen tốt ngay từ đầu, với giai đoạn chuyển tiếp giúp bé đi vào nề nếp mới suông sẻ và nhẹ nhàng.

    Con ngủ tốt có nề nếp, mẹ không bị stress, sữa mẹ sẽ dồi dào. Bé bú được tốt lại càng ngủ tốt hơn!

    Chúc cm nuôi con sữa mẹ thành công!
     
  14. mebaoxau

    mebaoxau Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/7/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    các mẹ có biết cách nào có nhiều sữa cho con k
     
  15. Me_moka

    Me_moka

    Tham gia:
    19/4/2014
    Bài viết:
    10,001
    Đã được thích:
    1,148
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    Mình cũng đang nuôi con bằng sữa mẹ cho bé có sức đề kháng tốt hơn
     
  16. bạch_dương_hn

    bạch_dương_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/2/2011
    Bài viết:
    1,249
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    Không có gì tốt bằng sữa mẹ............
     
  17. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    Có rất nhiều món ăn để lợi sữa và cách để có nhiều sữa là cho con ti thật nhiêu vì sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu của con mẹ nó ạ. Mn xem bé ngậm đúng chưa nhé, khớp ngậm đúng sẽ giúp be ti đựoc nhiều sữa, Như bé nhà mình vì sinh ra được có 2,2 cân, bú yếu nên mình đành vắt kích sữa nhưng cũng chỉ kiên trì đựoc đến 6 tháng. Đau lưng lắm ý.
     
  18. Thuhang12

    Thuhang12 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    24/2/2014
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    Các hướng dẫn bổ ích quá mẹ nó ạ
     
  19. cuty123

    cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    2,629
    Đã được thích:
    434
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    Mẹ nó vào fb betibuti để đọc thêm nhé, chị betibuti có rất nhiều bài bổ ích đó.
     
  20. má mì ^_^

    má mì ^_^ Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/5/2011
    Bài viết:
    7,411
    Đã được thích:
    923
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cùng học nuôi con bằng sữa mẹ.

    tớ toèn tống ti vào miêng em thui >"<:rolleyes:
     

Chia sẻ trang này