Kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp bé tăng cân

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi ZOE, 3/2/2010.

  1. cun_1072008

    cun_1072008 Iu 3 bố con nhất trên đời

    Tham gia:
    13/3/2009
    Bài viết:
    23,643
    Đã được thích:
    5,971
    Điểm thành tích:
    3,063
    Mẹ nó ơi, Zn có nhiều trong những thực phẩm nào thế, chỉ mình với nhá!
     
    Đang tải...


  2. misu83

    misu83 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/5/2010
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Hic con mình hôm 1/6 đi uống vitamin A, về lại bị tiêu chảy chứ. Chả hỉu sao. Thế là mấy ngày toàn ăn cháo cà rốt uống bioacimin. Hôm qua ko đi. Hôm nay thấy phân vàng, vẫn có hạt sữa nhưng tốt lên nhiều rồi. May quá.
     
  3. ZOE

    ZOE Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/1/2010
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    83
    MỜI CẢ NHÀ ĐỌC BÀI: "Kẽm Zn trong dinh dưỡng" -

    Kẽm là một yếu tố vi lượng quan trọng, nó chịu trách nhiệm trong hoạt động của gen chứa thông tin ở các tế bào của chúng ta. Thiếu kẽm xảy ra nhiều hơn so với thiếu sắt cho đến bây giờ kẽm vẫn là một yếu tố vi lượng mà vị trí của nó bị đánh giá thấp hơn sự thật.

    Kẽm có trong tất cả loài vật sống. Cơ thể người lớn chứa trung bình từ 2 đến 3g. Tầm quan trọng của nó cũng như sắt, hơn một nửa kẽm nằm trong cơ, một phần ba trong xương. Đặc biệt một vài mô có hàm lượng kẽm tăng cao : tuyến tiền liệt, tóc, mắt.

    Vai trò của kẽm?
    Kẽm có rất nhiều trong thịt bò và trứng.

    Hơn 200 phản ứng sinh hóa được xác định có lệ thuộc vào kẽm. Do đó kẽm can thiệp vào nhiều chuyển hóa, chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic. Một trong những vai trò rõ nhất của nó là chứa chương trình gen trong acid nucleic. Thực vậy, kẽm rất cần thiết cho quá trình tổng hợp của gen, cho sự sao chép ADN có sẵn để tế bào nhân lên. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng lên tất cả những gì có liên quan đến hoạt động nhân đôi của tế bào, sinh sản, tăng trưởng, liền sẹo, tính miễn dịch.

    Kẽm còn can thiệp vào khả năng thể hiện của gen và quá trình tổng hợp của protein, cũng như trong chuyển hóa của acid béo không no tạo ra màng tế bào. Xuất phát từ đây, các chất trung gian chủ yếu đi đến trương lực mạch máu, hoạt tính của tiểu cầu máu và bạch cầu.

    Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần hoạt động của hormon sinh dục nam, testosteron, và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon khác: Insulin, hormon tăng trưởng, NGF (yếu tố tăng trưởng của dây thần kinh), thymulin, gestin…

    Nó cũng tác động đến những bộ phận thụ cảm có khả năng giải mã thông tin được lưu hành bởi một vài hormon hay vitamin, giống như vitamin A. Những công trình gần đây còn cho thấy vai trò quan trọng của kẽm trong cấu trúc và hoạt động của tác nhân cơ bản trong việc ngăn ngừa ung thư, protein 53, cũng như ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào bất thường, các tế bào mà ADN của chúng bị hư hỏng bởi những gốc tự do và chất ô nhiễm.

    Đặc biệt, ngoài đặc tính can thiệp vào cấu trúc và hoạt hóa coenzym của nhiều phân tử, kẽm cũng như magesi, calci, natri và kali còn tham gia vào hoạt động và sức khỏe của cơ thể. Nó được thu hút bởi nhóm thiols hay gốc lưu huỳnh của các acid amin, và bảo vệ, chúng chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Kẽm là một chất bảo vệ chống ôxy hóa. Nó chống lại các tác dụng của một vài chất độc, kim loại nặng như cadimi và các chất ô nhiễm khác.

    Thức ăn nào cung cấp kẽm?

    Kẽm được tìm thấy trong thịt, cá, thức ăn biển nguồn giàu nhất là con hàu. Ngũ cốc, rau khô và hạt có dầu cũng chứa kẽm, nhưng như sắt, nó khó được hấp thu từ thực vật. Sợi có trong bắp hạt, mầm đậu nành chống lại khả năng hấp thu của kẽm.
    Nguồn tự nhiên của kẽm: Hàu, Gan, Sò, Thịt đỏ, Trứng. Sắt cũng là một chất ức chế mạnh khả năng hấp thu của kẽm. Không nên trộn lẫn kẽm và sắt để bổ sung.
    Aspirin ức chế khả năng hấp thu sắt ở mức độ ít hơn so với kẽm. Rượu đỏ dường như cải thiện khả năng hấp thu.

    Nhu cầu hàng ngày về kẽm là bao nhiêu?

    Lượng kẽm cung cấp được khuyên (mg/ngày)
    Trẻ còn bú: 6
    Trẻ từ 1 đến 9 tuổi: 10
    Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: 12
    Thanh niên từ 13 đến 19 (nam):15
    Thanh niên từ 13 đến 19 (nữ): 12
    Người lớn nam:15
    Người lớn nữ :12
    Phụ nữ có thai:15
    Phụ nữ cho con bú: 19
    Người già:12

    Thiếu kẽm biểu hiện triệu chứng như thế nào?
    Ảnh: Corbis

    Rất dễ nhận thấy: Móng dễ gãy, hoặc chậm mọc và có những vết trắng. Da khô (biến đổi chuyển hóa acid béo) là một dấu hiệu gián tiếp. Những dấu hiệu bên ngoài thường được biểu hiện là gia tăng tính tổn thương với nhiễm trùng, ở trẻ em thì chậm phát triển, đàn ông giảm khả năng sinh sản, ở phụ nữ có thai gia tăng biến chứng của thai nghén.

    Phụ nữ có thai, thiếu kẽm có nguy cơ sinh non tăng gấp 3 lần. Sắt được cung cấp một cách hệ thống trong lúc có thai sẽ ngăn cản sự hấp thu kẽm và có thể làm mức độ thiếu kẽm nặng thêm. Ngoài ra, bổ sung kẽm còn làm giảm nguy cơ biến chứng lúc đẻ.

    Một khía cạnh quan trọng hơn nữa của kẽm là sự phát triển của trẻ em. Thiếu kẽm ở bà mẹ trong lúc có thai sẽ đi kèm với nguy cơ thiếu cân lúc sinh, tăng nguy cơ biến dạng của hệ thần kinh hoặc kém phát triển tinh thần vận động của trẻ.

    Trong những điều kiện này ngày nay người ta vẫn không hiểu rõ rằng tiếp tục bổ sung không hoàn toàn sắt sẽ tạo ra tác dụng âm tính, trong khi đó kẽm và một số yếu tố khác như magesi, calci, vitamin B9 và B6 có một tầm quan trọng ở thời kỳ mang thai, cho bà mẹ lẫn em bé.

    Đối với người già, thiếu kẽm góp phần gây mất cân bằng đồng hóa với các tác nhân của lão hóa như gốc tự do và chất độc. Về lâu dài thiếu kẽm góp phần làm giảm độ dày của da, cũng như tan khối cơ và loãng xương.

    Những dấu hiệu thiếu kẽm khác là: giảm sự ngon miệng, giảm vị giác, chậm liền sẹo, chậm mọc tóc và móng, hay dễ rụng tóc.

    Những ai dễ bị thiếu kẽm?

    Trong quần thể người lành, 80% trẻ em và người lớn không nhận đủ từ thực phẩm hàng ngày nhu cầu của cơ thể. Tại Pháp, gần toàn bộ phụ nữ trong tuổi sinh đẻ bị thiếu kẽm, hơn 70% trong số họ không nhận được 2/3 nhu cầu đề nghị.

    Kẽm không chỉ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động phần lớn các cơ quan và mô, mà nó còn có tầm quan trọng ở phụ nữ khi có thai, đặc biệt ảnh hưởng đến bà mẹ và trẻ em. Người ăn chay có nhu cầu cung cấp kẽm thấp hơn những người khác, người già hấp thu kẽm kém.

    Trẻ em đang phát triển, phụ nữ có thai hay cho con bú, người bị phẫu thuật, bị chấn thương, bị đái tháo đường, uống rượu nhiều, người dùng sắt hay aspirin. Có nhu cầu tăng cao, đơn giản ở đàn ông sẽ mất 1mg kẽm cho một lần phóng tinh.

    Người hút thuốc, tiếp xúc với cadimi, cũng có nhu cầu tăng lên. Người ta phát hiện rằng thiếu kẽm thường xảy ra ở người chán ăn, bao gồm tinh thần, những bệnh nhân bị bệnh crohn, và phần lớn các bệnh đường ruột khác, sẽ đưa đến các rối loạn hấp thu, vảy nến, loét, bỏng.

    Trường hợp nào nên dùng kẽm?

    Kẽm được kê trong những tình huống thiếu, có những dấu hiệu xuất hiện như chậm mọc hay rụng lông tóc, móng chậm phát triển ở trẻ em, giảm khả năng sinh sản ở đàn ông. Người ta có thể phát hiện ra thiếu trước khi xuất hiện các rối loạn này, bằng cách định lượng trong máu.

    Kẽm được cho với liều cao hơn liều điều chỉnh trong trường hợp bị mụn trứng cá, chán ăn tâm lý, loét tiêu hóa, herpes…

    Từ thời Ai Cập cổ kẽm được đưa vào bằng đường bên ngoài để kích thích sự tạo sẹo. Cuối cùng kẽm được dùng với liều thấp trong phương pháp điều trị vi lượng hay phép vi lượng đồng căn, thường được dùng kèm với các yếu tố khác.

    Dùng kẽm thường xuyên hay dùng liều cao hơn khuyến cáo của bác sĩ có nguy hiểm không?
    Người ta khuyên rằng không dùng kẽm khi bị nhiễm trùng, vì vi khuẩn có thể lợi dụng kẽm (cũng như sắt) làm tác nhân tăng trưởng khi hệ thống miễn dịch của cơ thể sử dụng đến nó. Ngược lại, kẽm có xu hướng tạo hoạt động chống virus bằng cách hiệp đồng với acid béo không no và các chất chống ôxy hóa.

    Liều quá cao, trên 150mg/ngày có thể gây ức chế miễn dịch, thay vì kích thích miễn dịch. Liều cao kẽm kéo dài sẽ tạo điều kiện thiếu đồng.

    Phần lớn muối kẽm khó hấp thu và khó được dung nạp. Nó còn gây buồn nôn. Một vài muối, giống như citrat kẽm không có những tác dụng phụ này.
    Theo Encyclopédie des minéraux/BS.PHÙNG HOÀNG ĐẠO
     
    Sửa lần cuối: 9/6/2010
    hsg_ausomevicky_h thích.
  4. ZOE

    ZOE Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/1/2010
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    83
    Đọc xong nhận ra ngay, con mình đang thiếu kẽm. hihihi... Tóc thì chẳng thay đổi 2 năm nay, sợi dài rụng đi và sọi ngắn mọc lên nên độ dài luôn đảm bảo... không dài thêm và độ mỏng cũng đảm bảo không... thể mỏng hơn. Hị hị hị
     
  5. vicky_h

    vicky_h Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    22/5/2009
    Bài viết:
    997
    Đã được thích:
    184
    Điểm thành tích:
    103
    con gái em 9 tháng,chỗ tóc dài nhất khoảng 2cm,lơ thơ,mỏng dính dù từ hồi sinh tới giờ em chưa hề cắt ,tỉa .tóc sát lẻm.Thấy mà buồn:(
     
  6. tintinmum

    tintinmum Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/11/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Êmdyc là thuốc tổng hợp 3 loại enzym giúp tăg khả năng hấp thu.Em cũng đang kiếm laọi này mà ko hiểu sao ở sài gòn ko thấy bán.Ai biết chỗ nào bán thuốc này thì chỉ dùm e với nhé.Tks.
     
  7. ZOE

    ZOE Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/1/2010
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    83
    Hơi ít tóc nhỉ? Nhưng chẳng sao mẹ nó ạ, sau 1 tuổi tóc sẽ dài ra. Con mình thì lúc sinh nhiều tóc, và bây giờ vẫn bằng lượng tóc đấy, thế mới kỳ.
     
  8. Mom Mickey

    Mom Mickey MẸ GÀ YÊU CHUỘT CON!

    Tham gia:
    19/11/2008
    Bài viết:
    11,738
    Đã được thích:
    1,771
    Điểm thành tích:
    863
    Bé nhà mình hok tự giác uống sữa,phải đút từng thìa,rùi phải dụ hết chỗ này đến hết chỗ khác,bé hok chịu bú bình từ hồi 11th,mình tâp cho bé uống ba72ng ly,bé chỉ uống khi khát thui,mà chỉ uống nước thui nha,còn sữa thì phải ép,đút từng muỗng,haizzzzzzzzzzzz,ước j có bí kíp nào mà bé chịu uống sữa tự nguyện nhỉ???
     
  9. Le train bleu

    Le train bleu Thành viên mới

    Tham gia:
    12/8/2008
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Mình thực sự không hiểu tại sao hầu hết trẻ con ở nhà mình đều khó ăn đến thế. Cứ gặp nhau là mẹ nào cũng kể tội con, đứa ăn thì khóc, đứa thì nôn với phun....Thế này thì vấn đề không thể tại các cháu mà là tại............món ăn rồi. Chẳng nhẽ trẻ con cứ phải ăn cháo mà không thể thay thế bằng các món khác? Nói thế này các mẹ đừng mắng mình, nhưng trẻ con tây có ăn cháo bao giờ đâu mà nó vẫn nhớn nhỉ?

    Thực đơn ở lớp thì mình không thể can thiệp được, đành chịu. nhưng thực đơn ở nhà các mẹ thử mạnh dạn thay cháo bằng các thứ khác (fromage, sữa chua, bột ngũ cốc.....). Chứ cứ đến bữa con khóc, mẹ khóc thì có khi bố bỏ chạy vì nhức đầu mất. Để mấy hôm nữa có thời gian mình nghiên cứu xem thực đơn của trẻ con ở Pháp nó ăn ra sao rồi chia sẻ với các mẹ nhé.

    Đan Thi
     
    meyeuvy2007Mom Mickey thích.
  10. meyeututi

    meyeututi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/6/2010
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    hồi bé tuti nhà em từ dưới 6 tháng tăng cân chậm lắm, sau đó em nấu cháo, pha với sữa và bột dinh dưỡng chẳng hiểu có phải bé hấp thụ được ko mà từ tháng thứ 7 toàn tăng trên 1kg, đến nay bé được 9 tháng mà được 11.8kg rùi, chỉ tội chưa mọc răng thui, híc híc, cách của em là như vậy thôi, ngoài ra em vẫn bổ sung cho bé thêm nhiều thức ăn khi bé ăn bột nữa, các mẹ thử cách của em xem
     
    nghe yeu thích bài này.
  11. meyeututi

    meyeututi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/6/2010
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    hồi bé tuti nhà em từ dưới 6 tháng tăng cân chậm lắm, sau đó em nấu cháo, pha với sữa và bột dinh dưỡng chẳng hiểu có phải bé hấp thụ được ko mà từ tháng thứ 7 toàn tăng trên 1kg, đến nay bé được 9 tháng mà được 11.8kg rùi, chỉ tội chưa mọc răng thui, híc híc, cách của em là như vậy thôi, ngoài ra em vẫn bổ sung cho bé thêm nhiều thức ăn khi bé ăn bột nữa, các mẹ thử cách của em xem
    ___________

    mẹ nó ơi bột dinh dưỡng của mẹ nó là loại gì thế.chỉ cho mình với.thank mẹ nó nhiều
    ---------------------
    em xin trả lời cho nghe yeu nhé, cháo em nấu xong em xay nhỏ ra, em cho cháu uống sữa friso loại 2 dùng cho trẻ từ 6 tháng trở lên đó, còn bột dinh dưỡng em dùng bột ngũ cốc, loại bột mà có tên là Re-dielac ý, dùng cho trẻ từ bốn tháng trở lên ý, mẹ bé nhớ pha cho bé đừng đặc quá mà cũng đừng lỏng quá nhé, cứ thế cho bé bú bình nhé, mỗi lần bé nhà em bú được từ 150-200ml đấy
     
    nghe yeu thích bài này.
  12. nghe yeu

    nghe yeu mẹ thế phong

    Tham gia:
    7/10/2009
    Bài viết:
    1,950
    Đã được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    103
    mẹ nó cháo thì mẹ nó có nầu cùng với thịt hay rau ko..có phải loại bột ngũ cốc trắng mà họ nói là có sẵn sữa rồi ko hả.thế là bạn vừ cho cháo vừa cho bọt ngũ cốc và sữa đúng ko
     
  13. meyeututi

    meyeututi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/6/2010
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    mẹ nó cháo thì mẹ nó có nầu cùng với thịt hay rau ko..có phải loại bột ngũ cốc trắng mà họ nói là có sẵn sữa rồi ko hả.thế là bạn vừ cho cháo vừa cho bọt ngũ cốc và sữa đúng ko
    ----------------
    vâng, ban đầu em cũng ninh xương rồi lấy nước để nấu cháo cho bé, cháo xay nhỏ để trong tủ lạnh chỉ ăn trong một ngày thôi, mỗi lần lấy ra khoảng 100ml, sau đó cho hai thìa sữa friso và hai thìa sữa bột ngũ cốc đó, rồi thêm nước lọc vào và pha lên, cháo phải nấu đặc nhé đừng nấu loãng quá mà mất hết chất của cháo, em chỉ cắm cháo vào nồi cơm điện, xôi khoảng 10 phút em bật lên nấc trên, nấc hâm nóng đó, để nấc thứ hai khoảng 15 phút sau đó bỏ ra và xay cho cháu, cháo xay mà đặc là ok nhất, bé nhà em lười ăn bột lắm nhưng vẫn ăn cháo vì trong cháo có tinh bột mà, chứ ăn sữa ko thì tí là hết rùi, ăn cháo với sữa vẫn có chất tinh bột nên trộm vía bé nhà mình mập lắm, mẹ nghé thử cho bé ăn xem
     
    giodongnghe yeu thích.
  14. meyeututi

    meyeututi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/6/2010
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    em ko ninh với rau đâu, vì như thế mà để thì dễ bị hỏng cháo lắm, mà cháo em cũng cho bé ăn trong ngày thôi, thừa thì đổ đi nấu cháo mới, em ko cho bé ăn cháo đến ngày hôm sau đâu, mất ngon mà cũng mất chất nữa,
     
    nghe yeu thích bài này.
  15. nghe yeu

    nghe yeu mẹ thế phong

    Tham gia:
    7/10/2009
    Bài viết:
    1,950
    Đã được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    103
    để tớ thử xem sao.nghé nhà tớ 14m rồi mà có 8,7kg à.lười ăn kinh khủng luôn.dợt này lại ốm nữa chứ chắc lại sụt cân rồi.thank mẹ nó nhiều nhiều
     
  16. BimCua

    BimCua Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    298
    Điểm thành tích:
    103
    Bim nhà mình vừa tròn 1 tuổi , sáng ngủ dậy bà cho uống 120ml sữa ( Bim chỉ uống được như thế thôi , hơn là trớ ra hết ) 10h làm hộp váng sữa hoặc hoa quả , 12h làm bát con cháo (thịt +rau +dầu ăn+cháo) chỉ đựoc lưng bát thôi xong đi ngủ
    Đến chiều 3h30 uống 120ml sữa nữa , 5h lại 1hộp sữa chua phomai ,mẹ ssi làm về bú mẹ đến 8h30 ăn 1 bát cháo nữa rồi đi ngủ
    Lúc sinh ra được 3,6 kg giiờ 1 tuổi được 8kg !suy dinh dưỡng , mẹ bị stress vì con chẳng biết làm thế nào !hic
    Nhiều lúc muốn ép con ăn thêm thì lại trớ ra , chẳng thấy hấp thụ vào người , đi khám VDD cho thuốc uống đều đều từ hồi 6 tháng đến giờ chẳng ăn thua , vẫn lười ăn khủng khiếp , Có mẹ nào có kinh nghiệm giúp mẹ Bim với !!!!!!!!!!!!!
     
  17. mekenvin

    mekenvin Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    12/6/2010
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Kenvin nhà em hồi 3 tuổi lười ăn lắm, bắt ăn, uống sữa nhiều hơn nhưng cũng chẳng ăn thua.Nhiều khi cho con ăn mà 2 mẹ con cùng khóc, :confused:con khóc vì mẹ tức quá ko ăn cho nên bị ăn roi, còn mẹ khóc vì con lười ăn quá.Có chị cùng cơ quan cho kenvin 1 hộp hồng sâm baby nhỏ , mình nghĩ kenvin nhà mình có uống hết cũng chẳng ăn thua gi........nhưng lạ thay từ hồi uống cái đó kenvin lại ăn tốt, ngủ tốt.Bây giờ mekenvin chẳng dám cho kenvin ăn nhiều nữa vì sợ kenvin béo ị:p
     
  18. nghe yeu

    nghe yeu mẹ thế phong

    Tham gia:
    7/10/2009
    Bài viết:
    1,950
    Đã được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    103
    trời nhà này giống mình quá.con mình 14m rồi cũng có 8,7kg nè.mình cũng đau đầu vì vụ ăn uống của con đây
     
  19. Me va Nghe

    Me va Nghe Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/5/2010
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Sao giống nghé nhà mình thế. Sáng 8h chỉ ăn được 120ml sữa thôi. 10h30 ăn bột, 12h - sữa chua, 2h - cháo, 4h30 - 120ml sữa, 19h30 bột, 22h - sữa. Bây giờ 15 tháng rồi mà chưa nặng 9kg. Mẹ stress lắm vì cứ ép con ăn thêm một tý là nôn hết ra. Buồn vì con quá! Hic... hic....hic.....
     
  20. BimCua

    BimCua Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    298
    Điểm thành tích:
    103
    Mình cũng nghe nói đến hồng sâm baby định cho cu Bim dùng thử nhưng lại thấy bác bảo con trai dùng hồng sâm thì không tốt cho giới tính lắm ( chẳng biết có phải không vì chẳng thấy ai nói thế bao giờ ) nhưng cũng run không dám cho uống , có nhiều mẹ nào cho con uống không tư vấn cho mình với để về thử cho Cu Bim nhé ! Cám ơn nhiều nhiều !
     

Chia sẻ trang này