"Khi người lớn làm hộ điều trẻ có thể làm, người lớn đang là vật cản trên con đường phát triển của trẻ”, bà Chiristine Munn, Chủ tịch Hiệp hội Montessori Mỹ chia sẻ. Trong hội thảo “Làm sao để trẻ tự lập” vừa được tổ chức tại Hà Nội, bà Chiristine Munn chia sẻ, thực tế người lớn thường không nhận ra trẻ con từ 2 tuổi đã khao khát tự mình làm mọi việc. Theo quan sát của bà, những câu trẻ 2 tuổi thường nói bên cạnh các từ “bố”, “mẹ”, “không” là “Con có thể tự làm được”, “Để con tự làm”... Dựa trên kiến thức về sự phát triển của trẻ cũng như quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non, chuyên gia này khẳng định trẻ em 2 tuổi đã có thể tự lập ở 4 lĩnh vực cơ bản trong cuộc sống: ăn, ngủ, đi vệ sinh và tự mặc quần áo. Bà chia sẻ những bức ảnh thực tế ở Mỹ bé 2 tuổi có thể rót sữa từ một chiếc bình lớn và tự uống; bé 3 tuổi có thể tự cắt chuối, táo và tự làm một bữa ăn đơn giản… Thực tế, các con của nhà giáo dục này từ 5-6 tuổi đã có thể tự dậy, chuẩn bị đồ ăn sáng cho mình (bữa sáng đơn giản với bánh mì, ngũ cốc, sữa) và thậm chí phục vụ bố mẹ tận giường… “Không thể tin được”, “làm sao con tôi có thể tự làm được việc đó?”, “tại sao ở trường con tự làm mọi thứ mà ở nhà con không thể làm việc gì?”… là những câu hỏi giáo viên trường bà thường gặp từ phụ huynh, cũng là một thực tế mà nhiều cha mẹ Việt băn khoăn. Theo bà Chris, vấn đề nằm ở chỗ người lớn thường làm hộ, ngăn cản trẻ con khi chúng đòi làm việc gì đó. “Chúng ta yêu thương con và muốn làm mọi điều tốt đẹp cho con, nhưng chúng ta không thể đi cùng chúng cả đời. Do vậy, hãy để trẻ tự làm”, bà nói. Nhiều phụ huynh lo lắng khi trẻ đến trường Montessori được sử dụng kéo, dao (loại dao nhỏ phù hợp, an toàn cho trẻ em) để cắt đồ ăn. Họ thường hỏi: “Lỡ trẻ cắt đứt tay thì sao?”. Các giáo viên trả lời: “Cũng có trường hợp cắt phải tay, nhưng chỉ xây xước tí thôi, không nghiêm trọng. Đây chính là cách chúng ta học. Người lớn cũng thế, có ai chẳng một vài lần bị đứt tay. Chúng sẽ học sử dụng dao một cách khéo léo hơn. Và quả thật, thường các em chỉ cắt phải tay một lần”. Khi nhìn vào danh sách việc trẻ có thể tự làm và bức ảnh làm việc thực tế của trẻ em, một phụ huynh đặt câu hỏi: Rất nhiều cha mẹ Việt vẫn đút cho con ăn, rót nước cho con uống, mặc quần áo, đi giày cho con…, thậm chí tới lúc con 5 tuổi, vẫn dọa nạt, dụ dỗ để đút từng thìa cơm, có phải chúng tôi đang là vật cản của con? Một phụ huynh khác có con 4 tuổi chia sẻ, đã làm hộ con mọi thứ từ nhỏ đến giờ, hiện nay con chẳng chịu làm bất cứ việc gì, làm sao để con tự lập trở lại? “Hãy bắt đầu từ những việc mà con thích, làm từng việc một. Hãy thử cách làm cho việc đó thú vị. Chẳng hạn cha mẹ có thể đổ nước vào một bình nhỏ, cho con tự rót ra cốc. Trẻ em thường rất hào hứng với việc đó”. Tư duy lại về việc “dạy con tự lập” Dạy con tự lập là một chủ đề nóng, được nhiều cha mẹ quan tâm trong những năm gần đây. Những chủ đề như người Mỹ dạy con tự lập như thế nào, làm sao trẻ con Pháp, Đức có thể tự chủ, tự tin như vậy… là thông tin được tìm kiếm và trao đổi nhiều trên các diễn đàn và báo mạng. Nhà giáo dục Maria Montessori đã khẳng định, trẻ em tự phát triển. Trẻ 0-6 tuổi có trí tuệ thẩm thấu, khả năng học hỏi kỳ diệu từ môi trường, như một miếng bọt biển có thể thấm hút mọi thứ xung quanh mình. Chỉ cần cung cấp một môi trường an toàn, hỗ trợ, với những đồ đạc vừa kích cỡ, các dụng cụ thực hành mời gọi trên giá, trẻ sẽ háo hức tự mình làm mọi thứ. Những quan sát và trải nghiệm của bà đã và đang được chứng minh ở các trường học Montessori. Khi được ở trong môi trường phù hợp, với đầy đủ vật dụng, trẻ sẽ tự lấy đồ dùng học tập, tự cất vào giá khi sử dụng xong, tự lau dọn bàn ghế và phòng học, tự đi vệ sinh, mặc quần áo, đi giày và các hoạt động thực hành cuộc sống khác… Cũng tương tự như vậy, để trẻ có thể tự lập, việc của bố mẹ không phải là giảng dạy hay ép buộc, mà chìa khóa nằm ở chỗ: Tạo ra môi trường để khuyến khích mời gọi trẻ tự làm - vốn dĩ là nhu cầu lớn lao của các em bé 2-3 tuổi. “Khi tự làm thành công một việc gì đó, trẻ sẽ tự tin vào chính mình, có hình ảnh bản thân tốt đẹp, cảm thấy mình có giá trị, khi lớn lên trẻ sẽ tự chủ, có khả năng để đối phó với những thách thức của cuộc sống”, bà Christine Munn nói. Một yếu tố khác mà nhà giáo dục này nhắc đi nhắc lại là sự kiên nhẫn của bố mẹ. “Trẻ con chân ngắn hơn chúng ta, bước chậm hơn chúng ta. Thay vì bế để con đi nhanh hơn, bố mẹ hãy đi chậm lại. Lúc đầu làm việc gì, con cũng sẽ vụng về, lóng ngóng, nhưng dần dần con sẽ tự làm được", bà nói. Những gợi ý cụ thể để trẻ tự lập: - Nếu trẻ có thể tự đi, không bế. - Cho con thấy cách bố mẹ lau dọn và để con tự làm. - Nếu có thể, hãy chuẩn bị cho con những đồ đạc, dụng cụ vừa cỡ: Để nước ở nơi con có thể tự rót được, chuẩn bị giẻ lau sặc sỡ để con yêu thích việc lau chùi bàn ghế, để quần áo ở nơi con có thể tự lấy được, mua quần áo đơn giản, dễ mặc vào cởi ra để con có thể tự làm… - Dạy con bằng cách làm mẫu cho con, không chỉnh sửa lỗi sai của con. - Chỉ giúp đỡ khi con cần, không nhảy vào làm hộ khi thấy con gặp khó khăn hoặc làm chưa tốt. (nguồn: vnexpress)
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Hay đấy chủ Tôp. Bây giờ cũng nhiều mẹ và bố hiểu được việc cho con tự lập rùi ko như trước nữa. Cháu e ở nhà nó ngã e toàn bắt nó tự đứng dậy chạy lại chỗ mình rùi khen nó chứ ko chạy ra bế nó nên. Như thế nó ko ỉ lại vào ng lớn
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản mình nghĩ muốn con tự lập thì phải rènt ừ nhỏ, chứ ko thể lớn mà đòi tự dưng tự lập (trừ khi đời có biến cố ) từ nhỏ ba mẹ nên để bé ngủ riêng, dạy con làm những điều con có khả năng tự làm, và hơn hết là nên tập cho bé ý thức tự lập để con ko cần lúc nào cũng ba mẹ nhắc :-k
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản hic mình cugnx muốn con gái mfinh tự lập làm thế nào bây giờ....
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Mình nghĩ có nhiều cách mà, tập cho con tự làm việc, bố mẹ nên để con tự lập, ko phải cái gì cũng làm thay con
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản những ng trẻ đc tiếp xúc với Internet, đọc nhiều hơn, biết nhiều hơn nên đã bắt đầu cho các bé tự biết cách đứng dậy hôm nọ e bế cô cháu gái, cho bé tự chơi trong tay e thôi , nhưng bé lấy 2 tay bám vào thành ghế rồi gõ nhẹ trán vào thành ghế, ko đau , mình ko nghĩ gì, , nhưng ông bé nhìn thấy là "con đau ở đâu? ở đầu à? đánh chừa cái ghế nhé, đau ở đầu nhớ về bảo mẹ là đau ở đầu nhé" ) e bó tay haha. con bé nó chả phản ứng gì mà ông làm thế lại khiến nó đâm nghĩ thế là đau đớn lắm. đúng là 2 thế hệ , cách suy nghĩ cũng khác nhau nhiều.
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Con nhà mình được cái là hay thích tự làm,ko muồn bố mẹ giúp
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Chuẩn đó, các cụ nhiều khi làm hư các cháu ra Nó ngã thì kệ cho nó tự đứng dậy, để lần sau rút kinh nghiệm. Sao con ngã lại bảo đánh cái bàn, ghê, hay nền nhà là sao ta??
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Cho phép trẻ lựa chọn và quyết định Từ những việc rất nhỏ, như con muốn ăn món gì, muốn mặc chiếc áo màu nào, con muốn đi siêu thị hay đi công viên cuối tuần… trao cho con quyền quyết định sẽ tạo cho trẻ cơ hội được thực hành khả năng tự lựa chọn, tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Nhắc nhở nhưng không làm thay Hãy cầm tay, chỉ dẫn trẻ những lần đầu tiên bạn hướng dẫn con tự rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, quét nhà, rửa chén bát… nhưng những lần sau, hãy để con tự làm. Có thể trẻ sẽ làm rất lâu, rất vụng, nhưng tuyệt đối bạn không được đẩy trẻ ra và tự mình làm cho nhanh. Hãy để trẻ tự làm và luôn khuyến khích trẻ. Khi con làm xong, đừng quên khen con để trẻ càng cố gắng trong những công việc khác. Khuyến khích con chơi những trò chơi tập thể Trẻ em rất thích tham gia các hoạt động tập thể, chơi đùa với những trẻ khác. Nếu bé nhút nhát, bạn càng nên cho trẻ có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động. Bé sẽ trở nên hòa đồng và có thêm bạn bè. Bằng cách chơi các trò chơi có tính tương tác, bé sẽ tự tin hơn. Có nhiều bố mẹ phàn nàn rằng rất khó khăn để tìm mua những trò chơi tập thể hay cho con: “Hầu hết các đồ chơi đều có tính cá nhân cao khiến bé có xu hướng nội tậm, đặc biệt là đồ chơi dành cho bé gái”. Khi tìm kiếm rất lâu thì mình phát hiện ra 1 trò rất thú vị là trò chơi thẻ trí tuệ Mắt Trố phù hợp với các bé trên 5 tuổi mà bố mẹ chắc chắn nên thử. Mình đã chơi thử trò này rồi. Chỉ cần có 1 bộ Mắt Trố là 2-6 người có thể cùng chơi. Luật chơi đơn giản mà sáng tạo ra nhiều cách chơi không nhàm chán. Mỗi cách chơi phát triển 1 kỹ năng cho bé. Để bé tự chủ động khi chơi sẽ giúp bé nhận ra được năng lực của mình và bé sẽ dần dần muốn tự làm Các mẹ tham khảo nhé
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Các bậc làm cha mẹ người Việt Nam mình luôn luôn có ý nghĩ con cái bé nhỏ, cần phải dạy dỗ nên nhiều khi làm giảm đi tính tự lập của con. Mình đã từng thấy 1 cụ già gần 90 tuổi nhắc con trai cũng là 1 ông cụ 70 tuổi ra đường nhớ mang áo mưa vì trờ sắp mưa
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản mình luôn khuyến khích và tạo cơ hội cho con tự lập, mong con trường thành chứ ko ỷ lại cha mẹ
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản suy nghĩ là muốn con tự lập. nhưng mà ít con, lại thương con nên nhiều khi lại không làm đc những gì như chủ top nói
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Khuyến khích con tự lập nhưng mà để con 1 mình nhiều khá là nguy hiểm nên cũng cần cân nhắc lắm các mẹ à
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Mình cũng phải học tập cách dạy con cách tự lập ngay từ đầu ms dk
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Em nghĩ giống mẹ này, giờ nhiều yếu tố ko an toàn lắm các mẹ ạ, sơ xẩy tý lại xảy ra chuyện không may thì hối hận cả đời
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Hình như thoi quen của người việt mình là vậy rồi, cha mẹ ngày xưa ông bà nuôi cũng vậy nên giờ thành thói quen, giờ cha mẹ cũng dậy con theo nếp cũ, dọc bài viết chắc mình cố gắng chao đổi với chông vè cách dậy bé thôi, thanks mẹ bé đã chia sẻ
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản bé nhà mình trước bé thì ý thức, càng lớn và giờ là 5 tuổi người ta bảo độ tuổi 3 là bướng thế mà mình thấy lên 5 mới là khó trị ở con mình, nói rồi nói mãi nói mỏi mồm , có lúc đánh cho thật đau để mà nhớ thế mà vẫn cứ nghịch ngợm những trò linh tinh như tự ý lấy bút bi ra vẽ vời, chùm chăn đi khắp nhà, lúc thì lấy son lấy kem dưỡng ra ra bôi linh tinh, hic....\
Ðề: Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản Những việc trẻ có thể làm được thì nên cho trẻ làm, phải làm thì trẻ mới biết nó sử dụng như thế nào, làm như thế nào để mình không bị thương, k ảnh hưởng tới người khác, cái gì bố mẹ cũng làm hết sẽ làm trẻ ỉ lại và thành thói quen, không thể làm được cái gì. Như thế là cha mẹ đang hại chính những đứa con của mình, khi chúng ra ngoài môi trường không có bố mẹ thì chúng sẽ ra sao?