Trò Chuyện Với Một Linh Hồn

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi vo mai anh kiet, 14/11/2013.

By vo mai anh kiet on 14/11/2013 lúc 7:24 AM
  1. vo mai anh kiet

    vo mai anh kiet Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    1,970
    Điểm thành tích:
    273
    TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT LINH HỒN
    TN
    Tôi có một người anh họ con bác ruột, cách đây 5 năm trên đường đi làm về thì bị tai nạn giao thông và tử vong ngay tại chỗ. Khỏi nói hết nỗi bàng hoàng đau đớn của gia đình anh và cả bản thân tôi. Vì anh không chỉ là anh họ mà đối với tôi anh còn là một người bạn có thể sẻ chia bất cứ chuyện gì.

    Từ ngày anh mất tôi luôn hy vọng sẽ có lúc được gặp anh đâu đó, trong mơ hay là qua việc gọi hồn. Nhưng dù tôi và vợ anh đã hai lần tìm đến số 1-Đông tác để gọi hồn cho anh, nhưng không thể nào gặp được. Năm năm trôi qua tôi rất buồn và thất vọng vì khi còn sống, anh và tôi thân thiết với nhau còn hơn anh em ruột.

    Anh là bác sĩ làm ở phòng cấp cứu, không chỉ tiếp xúc với cái chết hàng ngày mà anh còn là người đam mê nghiên cứu về tâm linh và thần học. Nên chúng tôi thường hay nói chuyện với nhau về chủ đề này. Khi anh mất tôi như mất đi một sợi dây , thấy lòng mình lỏng lẻo như không còn nơi buộc. Rồi rất nhiều đề tài chúng tôi đang còn nghiên cứu dở. bao nhiêu điều chưa kịp sẻ chia. Vậy mà bỗng nhiên anh đi, không một chút ngoái lại nhìn về quá khứ.
    Anh không về thăm tôi khiến tôi không chỉ buồn mà còn rất nhiếu nỗi băn khoăn? Vậy đời sống sau cái chết thế nào ? Liệu có linh hồn thật không ? và nó tồn tại ra sao ?. Vì có ai chết rồi sống lại đâu mà biết được.

    Bỗng một hôm tôi đi qua nơi anh bị tai nạn rồi mất, tự nhiên tôi thấy lạnh toát cả người , mơ hồ như có ai đi bên cạnh. Bình tĩnh lại, tôi nghĩ có lẽ do tôi đi qua nơi này nên nhớ tới anh mà có cảm giác vậy thôi. Nhưng đêm ấy tôi lên giường đi ngủ, nằm được một lúc cảm giác còn mơ màng chưa ngủ hẳn, thì tôi thấy anh về. Hình ảnh không khác gì lúc anh còn sống , kể cả chiếc áo sơ mi kẻ sọc, vợ anh may cho anh.

    Tôi mừng quá ôm chầm lấy anh, cứ như là anh đang còn sống vậy , nhưng ngay lúc đấy tôi nhớ ra rằng anh đã chết . Nhưng tôi vẫn hỏi anh sao anh không về thăm tôi. Anh buồn buồn nói :“. Anh bây giờ có được như xưa đâu, muốn thăm em là cả một việc khó khăn không phải cứ muốn là về thăm được.“

    Loáng thoáng một lúc thì bóng anh mờ dần rồi mất dạng. Tôi ú ớ rồi tỉnh hẳn, mồ hôi toát đầm đìa, bình tĩnh lại tôi vội vàng ngồi dậy viết tốc ký những gì mình vừa trải qua. Đêm đấy tôi không tài nào ngủ tiếp. Nước mắt cứ thế chảy dầm ươt gối, tôi thương anh, thương vợ con anh và bác Toàn gái nhà tôi. Từ ngày anh đi bác già đi hàng chục tuổi, buồn phiền mà sinh đau ốm liên miên. Hai năm trước , bác Toàn trai cũng ốm chỉ ba tháng là đi. Tôi băn khoăn không biết ở thế giới bên kia , hai bố con anh có gặp được nhau không ?

    Từ hôm thấy anh về, ban đầu tôi còn hơi sợ, nhưng sau đấy thì đêm nào tôi cũng mong rằng có lúc anh sẽ lại về thăm tôi. Vì tôi có biết bao điều muốn hỏi anh.
    Bẵng đi chừng một tháng , tôi đang mơ màng thì lại thấy anh xuất hiện, lần này anh mặc bộ quần áo thể thao mà anh hay mặc đi chơi quần vợt, tôi thấy anh đứng trước cửa nhà tôi. Tôi mừng quá reo lên rồi kéo anh vào nhà. Anh bảo em đừng reo lên vậy làm động giấc ngủ mọi người.

    Tôi không kéo anh nữa mà liền tranh thủ hỏi anh. Anh sống dưới đấy thế nào ? Anh có bao giờ về thăm bác và vợ con không ? Anh lại nhìn tôi buồn buồn rồi anh bảo : Anh vẫn thỉnh thoảng về nhưng không muốn vào nhà . Anh không muốn mẹ anh nhìn thấy anh bà lại càng buồn thêm, còn vợ con anh , anh lại càng không muốn gặp . Anh không muốn khuấy động cuộc sống của mọi người để họ dần quên anh thì sẽ tôt hơn. Nhất là vợ anh cô ấy còn quá trẻ, anh không muốn cô ấy phải ràng buộc với anh .. Nói đến đây tôi thấy anh nhìn lên rất buồn, rồi mờ dần chẳng còn hình dạng nữa. Tôi lại cố thức nhưng không tài nào dậy nổi, nhưng tâm trí dù trong mơ vẫn thấy mọi chuyện rất rõ ràng, cho đến khi buồn giải tôi mới tỉnh hẳn. Thế là tôi lại ghi hết những gì còn nhớ ra quyển vở mà tôi thường để bên giường.

    Từ đấy đêm đêm tôi lại đợi anh về, hy vọng anh sẽ giải đáp được một vài thắc mắc của tôi. Nhưng tôi chờ mãi tới hơn một tháng mà chẳng thấy anh. Thế rồi đến ngày mồng một, tôi cùng vợ anh ra mộ thắp hương cho anh rồi lên chùa nơi gia đình đưa anh lên đấy. Cả hai nơi tôi đều thắp hương rồi rì rầm khấn : Anh Huỳnh ơi ! nếu anh có thiêng thì lại về thăm em nhé, tối nay em đợi.
    Quả nhiên tối đấy anh về, anh còn cười bảo tôi, ban đầu anh tưởng là em sợ . Nhưng nay thấy em vui thế này thì thỉnh thoảng cần thì em gọi như hôm nay anh sẽ lại về . Thấy anh nói thế tôi mừng quá, tôi hỏi vội anh ngay : Anh ơi ! Thế đời sống dưới ấy thế nào hả anh ?

    ( Chuyện còn dài , ngày mai post tiếp )
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vo mai anh kiet
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi vo mai anh kiet, 14/11/2013.

    1. Thai Anh
      Thai Anh
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      theo dõi câu chuyện của chịt ừ năm ngoái,m năm nay mới đọc tiếp 1 lèo đến trang 73 rồi càng tin hơn về những điều chị kể. Có trải nghiệm mới hiểu đc những gì thuộc về tâm linh
      vo mai anh kiet thích bài này.
    2. vo mai anh kiet
      vo mai anh kiet
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Phần 26
      Vinh
      Nhìn thấy chú Hùng tôi liên tưởng tới Vinh, và không thể nào không kể đôi dòng về cậu em đặc biệt này.
      Chú Hùng tôi có 5 người con, ba trai hai gái, Huy là con trai cả của chú rồi đến Vinh, ngày còn nhỏ Vinh và Huy hay quanh quẩn theo tôi và anh Huỳnh, Ân đi chơi, ngoài Ân tôi cũng đặc biệt yêu quí mấy đứa con chú Hùng, các em không những ngoan mà còn mũm mĩm rất dễ thương mấy cô em gái lại rất là xinh, anh chị em tôi cứ quấn quýt nô đùa và không mất khi cãi cọ nhau, hồi nhỏ tôi không để ý lớn lên mới thấy sự giáo dục trong gia đình rất quan trọng. Tôi giờ sau bao tháng ngày lăn lộn trong cuộc đời nhưng những lời dạy bảo của ông bà và mẹ luôn như ngọn đèn phía trước giúp tôi vượt qua rất nhiều tai ương trong đời sống, suy từ mình tôi tin là phần lớn các cháu của ông tôi đều có cách sống và suy nghĩ không khác nhau nhiều cho dù mỗi người một hoàn cảnh một công ciệc khác nhau.
      Trở lại với Vinh, khác với tôi lúc nào cũng mộng mơ và ao ước được đi xa và làm những việc không phải là nhà nông thì Vinh ngược lại, với tình yêu cỏ cây hoa lá ruộng vườn, Vinh âm thầm thực hiện những kế hoạch của mình. Ngày còn đi học Vinh học cũng giỏi thi đại học đỗ điểm cao nhưng Vinh chọn trường Đại học nông nghiệp để thu nhận kiến thức và thực hiện niềm yêu thích của mình là gắn bó với ruộng vườn.
      Học xong Vinh về quê mày mò nghiên cứu và thực hiện vườn cây giống sao cho phù hợp với mảnh đất quê mình và cho năng suất cao, mỗi lần về quê thấy Vinh lúc nào cũng bận rộn với cây, con các loại tôi phục lắm và kết quả công lao không phụ lòng người, chỉ có làm nông thôi mà Vinh có cả cơ ngơi bề thế , có ô tô cộng với bao nhiêu là máy móc thiết bị dùng cho nông nghiệp ngoài việc phục vụ mình còn cho thuê và giúp cho bao nhiêu gia đình khác trong thôn làng cũng khá giả theo. Nói chuyện với mọi người ở quê tôi thấy họ rất quý mến vơ chồng Vinh cũng như vợ chồng Ân. Có gì lạ đâu lợi ích mà Vinh và Ân mang cho mọi người là cụ thể, ngoài ra trong thôn xóm có việc gì từ đường sá cho đến điện đóm .,,, Ân và Vinh đều chủ động và gương mẫu trong mọi chuyện, ngay như bến sông xưa khi tôi ở nhà thường hay trơn trượt lúc trời mưa nay Ân và Vinh đã huy động cả xóm cùng làm còn hai anh em thì chịu tiền nên ai cũng vui vẻ. Riêng việc thờ cúng thì Vinh không thành thạo như Ân. Có lẽ do trong nhà chú Hùng là con út nên không để ý nhiều và Vinh cũng qua đó mà chịu ảnh hưởng. Mà kể ra thì nhà chú Hùng tôi cũng đơn giản thật, ngay như Huy là con trai trưởng vợ Huy bị vô sinh nhưng cả nhà cũng không có sức ép gì với Huy cả. Liên vẫn được cả nhà chăm lo, cách đây mấy năm Liên phải mổ gì đó mà tốn rất nhiều tiền.Lúc này Huy đang đi công tác vắng, may mà có cậu Bằng là thằng bé hàng xóm hay ăn chực nhà ông tôi hồi nhỏ sau này được Huy đưa ra thành phố học hành rồi lập nghiệp, đưa đi bệnh viện rồi lo lắng tiền nong ngay trong đêm không thì Liên chưa chắc đã qua khỏi. Nghe tin chú Hùng, thím Hoa và hai cô em gái vội vã vào Sài Gòn để lo lắng và chăm sóc cho Liên, ơn trời Liên cũng tai qua nạn khỏi tuy ỏ thành phố nhưng có lẽ cũng cảm được cái tình của gia đình chồng nên Liên và gia đinh cũng rất quý mến gia đình tôi, tiếc là vợ chồng Huy không có mụn con nào sau một thời gian chạy chữa không khỏi cuối cùng hai vợ chồng xin cậu con trai của Châu là em
      trai út của Huy về nuôi, nói chung là mọi chuyện rồi cũng ổn. Tôi thấy may mắn cho Liên vì sự thủy chung của Huy và sự cảm thông của gia đình chồng nên Liên cũng không đến nỗi bất hạnh như nhiều người cùng hoàn cảnh. Mặc dù thím Hoa rất buồn nhưng ai cũng thông cảm và thương Liên.
      Nhăc đền thím Hoa tự nhiên tôi lại nhớ lới nhận xét của mọi người về thím là vô sự và việc nhà chồng thì chỉ đâu đánh đấy, nhưng thật lạ ngoài xã hội thì thím là người rất sôi nổi năng động, đã rất nhiều năm khi tôi còn đi học thì thím đã làm hiệu phó rồi sau này là hiệu trưởng trường Phổ thông trung học quê tôi.Tôi có cô bạn dạy cùng trường với thím bảo rằng. Giáo viên trong trường rất nể thím chỉ riêng việc thím không bao giờ đi muộn đã là một việc khó học theo rồi. Vậy mới hay mỗi con người một tính cách nhưng hiểu đời hiểu người thì cũng dễ sống thôi, cũng như bác Toàn, thím Hoa không va chạm với ai trong nhà chồng mà thực ra trong nhà tôi hình như vì mọi người đều hiểu được sự tôn ti trật tự trong gia đình nên rất ít xảy ra mâu thuẫn, ngay cả bác An và cô Hào cô Hồng đều rất thân thiết với các chị em dâu, đấy là điều tôi ít thấy ngoài xã hội, mà như thế cũng có lợi cho tất cả mọi người vì ở đời không có gì mệt hơn những mâu thuẫn gia đình, mặc dù cũng yêu thương nhau cả thôi nhưng nếu hành xứ không khéo thì phức tạp vô cùng, ngoài ra cũng phải kể đến vai trò của người đứng đầu gia đình là vô cùng quan trọng vì xưa nay có câu : "Thượng bất chính thì hạ tắc loạn". Ngày nay thỉnh thoảng tôi có đọc những tâm sự của nhiều người, lạ thật, nhà có mỗi hai anh em mà nhiều gia đình cũng có mâu thuẫn thậm chí rất nặng nề. Mà nhiều khi do thiếu sự công bằng từ cha mẹ hoặc là từ sự thiếu rộng lượng của anh chị em dâu, rể nhất là chị em dâu.
      Còn tiếp...[/QUOTE]

      TIẾP THEO

      Viết đến đây tôi lại nhớ đến ông bà nội tôi có những cách dạy con rất đặc biệt. Bà tôi kể con cái trong gia đình cứ đến tuổi 25 là tuổi thực sự trưởng thành vì đã có thu nhập ông tôi từ trẻ đã lập một quỹ gọi là quỹ dự phòng, và con cái mỗi tháng có nhiệm vụ phải cho một số tiền vào quỹ, khi ông còn sống quỹ được ông bà quản lý và làm cho nó sinh sôi để khi cần khẩn cấp thì dùng, (NGÀY XƯA CHƯA CÓ QUỸ BẢO HIỂM NÊN ÔNG TÔI LẬP QUỸ NÀY CŨNG GIỐNG NHƯ TA ĐÓNG BẢO HIỂM BÂY GIỜ) mỗi thành viên sẽ được hỗ trợ tối đa là bao nhiêu đó, khi ba tôi mất gia đình bảo mẹ tôi không phải đóng nữa nhưng mẹ tôi vẫn xin tiếp tục thay ba tôi đóng góp. Từ bấy đến nay các cháu cũng đến tuổi 25 là góp vào và ai cũng hăng hái tham gia vì thực ra thì số tiền không Nhiều nhưng mà nó lại có ý nghĩa giáo dục rất hay và cho đến nay vì chỉ góp vào và dùng nó đầu tư nên quỹ cũng phình to rất nhanh chóng. Hiện quỹ này do Ân quản lý. Hàng năm được thông báo thu chi rất rõ ràng. Hiện giờ quỹ dùng để giỗ chạp, tu bổ sửa chữa nhà thờ Tổ nhà bác Toàn hay khu mộ gia đình .Và một lần lấy ra trả tiền viện phí cho Liên vợ Huy. Quỹ chủ yếu là thu, chi không nhiều.
      Còn việc nhà cửa lo cho các con thì ông tôi quy định rất rõ ràng ai làm nhà sẽ được hỗ trợ từ anh chị em trong gia đình số tiền khoảng 10% của ngôi nhà coi như cho vay không tính lãi sau này có nhiệm vụ phải trả lại khi ổn định rồi. Nhơ vậy mà nhà tôi ai cũng có nhà cửa đàng hoàng tuy sớm muộn khác nhau và cũng có ý thức tự lập không ỷ lại vào gia đình. số tiền cho vay hay hỗ trợ được tính theo giá vàng, riêng nhà bác Toàn ở chung với ông bà nên không xây mới nhưng bác Toàn vẫn có nhiệm vụ phải đóng góp.
      Còn một chuyện nữa cũng rất hay là bác Toàn gái từ ngày về làm dâu mỗi tháng lại được một khoản tiền lương tôi không biết là bao nhiêu nhưng vì vậy bác cũng có tiền riêng không phụ thuộc vào ai. Ông bà tôi Cũng vậy nhờ thế mà năm cải cách bị tịch thu chẳng còn gì, nhờ số tiền tích góp mà sau đấy gia đình lại moi ra mà sinh sống làm ăn. Và chẳng mấy chốc ông bà tôi lại trở thành nhà khá giả trong làng, còn những gia đình được chia của nhà tôi và những nhà địa chủ khác thì cũng chỉ thời gian rất ngắn đâu lại hoàn đó tức là nghèo. Sau này quan sát tôi mới thấy sự nghèp có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là họ không biết tính toán làm ăn là chính trừ những trường hợp như đau yếu thì chẳng nói làm gì. Thực tế trong làng tôi sau này con cái gia đình địa chủ dù bị đánh cho tan tành nhưng ngày nay phần lớn họ đều thành đạt, giàu có hơn người.
      Còn trong gia đình tôi, ngày các con còn nhỏ ông bà tôi đã có cách tính toán rất rõ ràng rồi, tôi còn nhớ cuốn sổ chi thu của bà nội, nó là cuốn sổ bìa bằng da nên rất bền,cứ ghi hết là bà lại thay cuốn sổ mới nhưng bìa da thì giữ lại bà tôi bảo đấy là món quà mà cụ tặng bà khi mới lấy chồng và dặn dò con gái những việc cần làm ra sao. Bà tôi là người phụ trách việc ghi chép, hình như cuối tháng thì cộng lại và cho cả nhà biết việc thu chi, rất rõ ràng.
      Rồi mua bán cái nhỏ như chợ búa thì không sao nhưng thứ lớn được đưa ra bạn bạc rất công khai và phải được sự đồng thuận của cả gia đình thì mới mua, nhưng trong nhà ông bà nội tôi đều là người rất biết tính toán nên con cái chỉ có học theo thôi không cần phải lo lắng gì nhiều.Và cũng nhờ được bàn bạc rất dân chủ nên có việc gì xảy ra cũng không phải cãi cọ nhau. Và cẩn thận hơn ông tôi con viết biên bản rồi cả nhà cùng ký đàng hoàng, nghĩ cũng hay.
      Ông tôi sinh thời luôn nhắc nhở con cháu có hai thứ là tình yêu và tiền bạc phải rành mạch rõ ràng nếu muốn giữ tình thân lâu bền thì không bao giờ được sơ suất dù là trong gia đình hay ngoài xã hội. Càng thân thiết thương quý nhau càng cần sòng phẳng rõ ràng, anh em cái gì tặng ra tặng mà vay ra vay không được nhập nhằng, có lẽ nhờ vậy mà trong gia đình tôi không có mâu thuẫn nhau về tiền bạc, cái mà rất dễ xảy ra trong mỗi gia đình...Và điều quan trọng nhất ông bà tôi dạy là chỉ lầy cái gì thuộc về mình thôi ai cho ai tặng cái gì quá lớn thì nhất thiết không được nhận. Vì đằng sau đồng tiền ấy mục đích đã khác đi và tiền lúc này dễ dàng trở thành bạc.( Triết lý này có vẻ như ngày nay không còn hợp nhưng trong nhà tôi phần lớn con cháu vẫn nhớ nhập tâm lời dạy đó không phải vì vấn đề đạo đức không mà còn vì vấn đề an toàn cho gia đình và bản thân. Tiếc là Yến đã không thực hiện lời ông bà tôi dạy.. Nên giờ thì hối hận cũng đã muộn màng rồi...
      Còn tiếp...
    3. Mẹ bé Tôm béo
      Mẹ bé Tôm béo
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      hi hi, câu chuyện của bạn nghe hơi hoang đường, nhưng khơi đc trí tò mò của mn
    4. phamlinh9xnd
      phamlinh9xnd
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      câu chuyện này có thật không chủ thớt. đọc cũng thấy khá hay. linh hồn có thật không nhỉ?
    5. me_thienthan
      me_thienthan
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Đánh dấu hóng chuyện của bạn. Mới đọc dc trang một, lát đọc tiếp
    6. phamlinh9xnd
      phamlinh9xnd
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      híc. đọc xong mấy câu chuyện thì mình thấy sợ sợ. híc. linh hồn chắc có thật.
    7. phanbichlua
      phanbichlua
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Trang 44, em đánh dấu tối về đọc ạ
    8. ibongcam
      ibongcam
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Lại đợi chị viết tiếp để đọc .............
    9. bum_iubi
      bum_iubi
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Em nghĩ linh hồn có thật đấy :).
      Em có mấy chuyện mà ko dám kể không các mẹ sợ hihi. Nhưng về cơ bản em thấy mình cứ hiền lành, sống tử tế thì tránh được nhiều cái xấu ạ ^^
    10. ping'shouse
      ping'shouse
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Em không dám khẳng định gì chỉ luôn nghĩ rằng, nếu thật sự có thì em tin sẽ có những người tốt đi theo để quan tâm bảo vệ em ạ nên rất chi là k sợ. :)
    11. bum_iubi
      bum_iubi
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Hihi, em nhiều khi hơi sợ sợ cơ mà cũng nghĩ mình đường hoàng nên ứ sợ nữa. :p
    12. Lam Khe
      Lam Khe
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      mà thực ra trong nhà tôi hình như vì mọi người đều hiểu được sự tôn ti trật tự trong gia đình nên rất ít xảy ra mâu thuẫn, ngay cả bác An và cô Hào cô Hồng đều rất thân thiết với các chị em dâu, đấy là điều tôi ít thấy ngoài xã hội, mà như thế cũng có lợi cho tất cả mọi người vì ở đời không có gì mệt hơn những mâu thuẫn gia đình, mặc dù cũng yêu thương nhau cả thôi nhưng nếu hành xứ không khéo thì phức tạp vô cùng, ngoài ra cũng phải kể đến vai trò của người đứng đầu gia đình là vô cùng quan trọng vì xưa nay có câu : "Thượng bất chính thì hạ tắc loạn". Ngày nay thỉnh thoảng tôi có đọc những tâm sự của nhiều người, lạ thật, nhà có mỗi hai anh em mà nhiều gia đình cũng có mâu thuẫn thậm chí rất nặng nề. Mà nhiều khi do thiếu sự công bằng từ cha mẹ hoặc là từ sự thiếu rộng lượng của anh chị em dâu, rể nhất là chị em dâu.
      Phần này bạn nói rất đúng hiện nay rất nhiều gia đình gặp phải cảnh này trong đó có gia đình mình, thực sự là buồn.
      vo mai anh kiet thích bài này.
    13. Lam Khe
      Lam Khe
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Viết đến đây tôi lại nhớ đến ông bà nội tôi có những cách dạy con rất đặc biệt. Bà tôi kể con cái trong gia đình cứ đến tuổi 25 là tuổi thực sự trưởng thành vì đã có thu nhập ông tôi từ trẻ đã lập một quỹ gọi là quỹ dự phòng, và con cái mỗi tháng có nhiệm vụ phải cho một số tiền vào quỹ, khi ông còn sống quỹ được ông bà quản lý và làm cho nó sinh sôi để khi cần khẩn cấp thì dùng, (NGÀY XƯA CHƯA CÓ QUỸ BẢO HIỂM NÊN ÔNG TÔI LẬP QUỸ NÀY CŨNG GIỐNG NHƯ TA ĐÓNG BẢO HIỂM BÂY GIỜ) mỗi thành viên sẽ được hỗ trợ tối đa là bao nhiêu đó, khi ba tôi mất gia đình bảo mẹ tôi không phải đóng nữa nhưng mẹ tôi vẫn xin tiếp tục thay ba tôi đóng góp. Từ bấy đến nay các cháu cũng đến tuổi 25 là góp vào và ai cũng hăng hái tham gia vì thực ra thì số tiền không Nhiều nhưng mà nó lại có ý nghĩa giáo dục rất hay và cho đến nay vì chỉ góp vào và dùng nó đầu tư nên quỹ cũng phình to rất nhanh chóng. Hiện quỹ này do Ân quản lý. Hàng năm được thông báo thu chi rất rõ ràng. Hiện giờ quỹ dùng để giỗ chạp, tu bổ sửa chữa nhà thờ Tổ nhà bác Toàn hay khu mộ gia đình .Và một lần lấy ra trả tiền viện phí cho Liên vợ Huy. Quỹ chủ yếu là thu, chi không nhiều.
      Còn việc nhà cửa lo cho các con thì ông tôi quy định rất rõ ràng ai làm nhà sẽ được hỗ trợ từ anh chị em trong gia đình số tiền khoảng 10% của ngôi nhà coi như cho vay không tính lãi sau này có nhiệm vụ phải trả lại khi ổn định rồi. Nhơ vậy mà nhà tôi ai cũng có nhà cửa đàng hoàng tuy sớm muộn khác nhau và cũng có ý thức tự lập không ỷ lại vào gia đình. số tiền cho vay hay hỗ trợ được tính theo giá vàng, riêng nhà bác Toàn ở chung với ông bà nên không xây mới nhưng bác Toàn vẫn có nhiệm vụ phải đóng góp.
      Còn một chuyện nữa cũng rất hay là bác Toàn gái từ ngày về làm dâu mỗi tháng lại được một khoản tiền lương tôi không biết là bao nhiêu nhưng vì vậy bác cũng có tiền riêng không phụ thuộc vào ai. Ông bà tôi Cũng vậy nhờ thế mà năm cải cách bị tịch thu chẳng còn gì, nhờ số tiền tích góp mà sau đấy gia đình lại moi ra mà sinh sống làm ăn. Và chẳng mấy chốc ông bà tôi lại trở thành nhà khá giả trong làng, còn những gia đình được chia của nhà tôi và những nhà địa chủ khác thì cũng chỉ thời gian rất ngắn đâu lại hoàn đó tức là nghèo. Sau này quan sát tôi mới thấy sự nghèp có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là họ không biết tính toán làm ăn là chính trừ những trường hợp như đau yếu thì chẳng nói làm gì. Thực tế trong làng tôi sau này con cái gia đình địa chủ dù bị đánh cho tan tành nhưng ngày nay phần lớn họ đều thành đạt, giàu có hơn người.
      Còn trong gia đình tôi, ngày các con còn nhỏ ông bà tôi đã có cách tính toán rất rõ ràng rồi, tôi còn nhớ cuốn sổ chi thu của bà nội, nó là cuốn sổ bìa bằng da nên rất bền,cứ ghi hết là bà lại thay cuốn sổ mới nhưng bìa da thì giữ lại bà tôi bảo đấy là món quà mà cụ tặng bà khi mới lấy chồng và dặn dò con gái những việc cần làm ra sao. Bà tôi là người phụ trách việc ghi chép, hình như cuối tháng thì cộng lại và cho cả nhà biết việc thu chi, rất rõ ràng.
      Rồi mua bán cái nhỏ như chợ búa thì không sao nhưng thứ lớn được đưa ra bạn bạc rất công khai và phải được sự đồng thuận của cả gia đình thì mới mua, nhưng trong nhà ông bà nội tôi đều là người rất biết tính toán nên con cái chỉ có học theo thôi không cần phải lo lắng gì nhiều.Và cũng nhờ được bàn bạc rất dân chủ nên có việc gì xảy ra cũng không phải cãi cọ nhau. Và cẩn thận hơn ông tôi con viết biên bản rồi cả nhà cùng ký đàng hoàng, nghĩ cũng hay.
      Ông tôi sinh thời luôn nhắc nhở con cháu có hai thứ là tình yêu và tiền bạc phải rành mạch rõ ràng nếu muốn giữ tình thân lâu bền thì không bao giờ được sơ suất dù là trong gia đình hay ngoài xã hội. Càng thân thiết thương quý nhau càng cần sòng phẳng rõ ràng, anh em cái gì tặng ra tặng mà vay ra vay không được nhập nhằng, có lẽ nhờ vậy mà trong gia đình tôi không có mâu thuẫn nhau về tiền bạc, cái mà rất dễ xảy ra trong mỗi gia đình...Và điều quan trọng nhất ông bà tôi dạy là chỉ lầy cái gì thuộc về mình thôi ai cho ai tặng cái gì quá lớn thì nhất thiết không được nhận. Vì đằng sau đồng tiền ấy mục đích đã khác đi và tiền lúc này dễ dàng trở thành bạc.( Triết lý này có vẻ như ngày nay không còn hợp nhưng trong nhà tôi phần lớn con cháu vẫn nhớ nhập tâm lời dạy đó không phải vì vấn đề đạo đức không mà còn vì vấn đề an toàn cho gia đình và bản thân. Tiếc là Yến đã không thực hiện lời ông bà tôi dạy.. Nên giờ thì hối hận cũng đã muộn màng rồi...
      Còn tiếp...

      Rất cám ơn bạn đã chia sẻ những lời vàng ngọc này, mình sẽ đọc lại toàn bộ câu chuyện của bạn và học tập trong cách đối nhân xử thế, áp dụng học hỏi những cái hay mà gia đình bạn đã làm, nhất là ông bà bạn về cách điều hành một đại gia đình và thực hiện nó ra sao.
    14. HoangThu_08
      HoangThu_08
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Đọc bài của chị viết không chỉ tìm hiểu về thế giới tâm linh mà học hỏi được rất nhiều thứ. Em khâm phục nhất là ông bà chị, họ rất giỏi trong cách làm ăn và nuôi dạy con cháu.
      vo mai anh kiet thích bài này.
    15. vo mai anh kiet
      vo mai anh kiet
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      Cảm ơn bạn, nhưng trong trường hợp này mình nghĩ mâu thuẫn như một căn phòng bị đóng kín, cần phải có người mở một cánh cửa thoát ra. Vậy bạn hãy cố gắng làm việc đó, lợi ích trước mắt sẽ thuộc về mình. Anh em , máu thoảng còn hơn nước lã. Mình biết nhiều gia đình chỉ một bên cho và một bên nhận nên cũng rất khó . Nhưng nếu với tấm lòng bao dung rộng lượng ...thì sẽ có hướng giải quyết thôi. Chúc bạn và gia đình tháo gỡ được vấn đề.
      Lam Khe thích bài này.
    16. ngatlt
      ngatlt
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      E oánh dấu chờ tiếp, câu chuyện làm e xúc động và học hỏi đc nhiều điều hay trong cách làm người
      vo mai anh kiet thích bài này.
    17. Chip's mom
      Chip's mom
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      hống....................................
      vo mai anh kiet thích bài này.
    18. sonha2005
      sonha2005
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      ban bao la khong nen den chua, dong tien, lam le cau sieu cho cac chau do, theo ban nen lam nhu the nao cho cac chau tot nhat. That su minh cung ay nay va thuong cac chau qua
      vo mai anh kiet thích bài này.
    19. chuotnhat_lonin
      chuotnhat_lonin
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      mình tin là linh hồn luôn tồn tại, bản thân mình cũng đã từng gặp vong rồi
      vo mai anh kiet thích bài này.
    20. chimcanhcut07
      chimcanhcut07
      Ðề: Trò chuyện với một linh hồn

      oánh dấu lại để theo dõi tiếp. Tks chủ top

Chia sẻ trang này