3 tháng giữa: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi trangphan9x, 8/1/2015.

  1. trangphan9x

    trangphan9x Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/11/2012
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Em chào các me em bầu dc gan 18w, em nên làm xét nghiệm máu về nhưng gì và tuần bao nhieu thi xét
    Nghiệm máu ạ, bác sĩ hẹn 20w đi tiêm phòng uốn ván, nhưng em thấy trên mạng toàn 30w mới tiêm phòng thôi, mẹ nào biết xin chia sẻ cùng em với ạ! Thanks các mẹ!!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trangphan9x
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. Me_moka

    Me_moka

    Tham gia:
    19/4/2014
    Bài viết:
    10,001
    Đã được thích:
    1,148
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    Xét nghiệm để chăm sóc bạn và bé

    Điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là cứ 9 trên 10 trường hợp mang thai và sinh nở là diễn ra êm ả. Xét nghiệm khi mang thai chỉ đơn giản là để giúp bảo đảm rằng mọi vấn đề, nếu có, sẽ được phát hiện càng sớm càng tốt, để bé và bạn được chăm sóc tốt nhất trong thời kỳ mang thai. Một vài xét nghiệm nghe có vẻ phức tạp nhưng thực ra lại chỉ là những xét nghiệm thường qui.

    Xét nghiệm chọc dò nước ối

    Thường được thực hiện khoảng từ tuần thai thứ 10 - 18, xét nghiệm này giúp chẩn đoán xem liệu con bạn có Hội chứng Down hoặc mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể khác hay không. Bạn thường được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn đã quá 35 tuổi, đã từng sinh con mắc triệu chứng nào đó, hoặc nếu gia đình bạn hoặc chồng bạn có tiền sử bất thường về gen.

    Bạn cũng sẽ được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao từ kết quả của xét nghiệm máu hoặc siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi (siêu âm NT).

    Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí thai nhi, nhau thai và xác định ngày dự sinh. Sau đó, lớp da bụng ở phía trên tử cung của bạn sẽ được sát trùng và một mũi kim nhỏ sẽ được chọc vào tử cung. Mẫu nước ối bao quanh thai nhi được lấy ra bằng một xi-lanh và gửi đi làm xét nghiệm. Vị trí của bé và mũi kim được giám sát cẩn thận trong suốt quá trình siêu âm.

    Nhiều bà mẹ nói rằng xét nghiệm này gây cảm giác khó chịu hơn là đau đớn và thấy tựa như đau bụng khi có kinh. Xét nghiệm này kéo dài khoảng 25 phút và bạn sẽ có được kết quả trong vòng 2 tuần lễ.

    Bạn nên nghỉ ngơi thư giãn trong một vài ngày sau xét nghiệm, nếu bạn có con nhỏ cần chăm sóc thì hãy tìm người giúp đỡ.

    Chọc dò nước ối thường khá an toàn và nhiều phụ nữ thấy rằng lợi ích của xét nghiệm này (giúp chẩn đoán những bất thường có thể có đối với thai nhi) lớn hơn nhiều so với mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu không thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có một chút rủi ro, 1 trong số 200 thai phụ gặp biến chứng sau đó và có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, để đưa ra một quyết định sáng suốt, tốt nhất bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ của bạn.

    Xét nghiệm chọc hút gai nhau (VCS)

    Chọc hút gai nhau được thực hiện qua ngã âm đạo hoặc qua ngã bụng. Các chỉ định chủ yếu vẫn là khảo sát di truyền học . Xét nghiệm này thường được đề nghị cho những thai phụ trên 35 tuổi và gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gen hoặc đã từng sinh con không bình thường. Xét nghiệm này kéo dài khoảng nửa giờ và hơi đau hơn một chút so với chọc dò nước ối. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào lông nhung màng đệm từ nhau thai để xét nghiệm.

    Sau khi làm xét nghiệm, bạn cần nghỉ ngơi yên tĩnh trong vài ngày. Và giống như xét nghiệm chọc dò nước ối, xét nghiệm VCS cũng có rủi ro nhỏ về sẩy thai. Do vậy, bạn cần phải thảo luận mọi vấn đề hoặc quan ngại của bạn với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.


    Xét nghiệm dung nạp đường glu-cô

    Trong nửa thời gian sau của thai kỳ bạn có thể được đề nghị kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ vì cứ 100 thai phụ thì có khoảng 2 – 3 người mắc phải. Những người có nguy cơ cao nhất thường là những thai phụ trên 35 tuổi, bị béo phì và có thể đã bị chứng bệnh này ở lần mang thai trước. Bệnh này phổ biến hơn ở các bà mẹ là người Ấn Độ, Ca-ri-bê gốc Phi hoặc người Trung Đông. Lần xét nghiệm máu đơn giản này sẽ phát hiện liệu bạn có bị bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.

    Nhiều bà mẹ tương lai có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ chế độ ăn uống lành mạnh và một chương trình tập luyện đều đặn. Nếu bạn bị tiểu đường trước khi mang thai thì khi bạn có thai bạn không được dùng các thuốc hạ đường huyết qua đường uống, chỉ được dùng Insulin. Bạn cần được bác sĩ hướng dẫn cách tự chăm sóc, tiết chế, cách đo đường huyết tại nhà và tự phát hiện những dấu hiệu báo động để kịp thời báo cho bác sĩ điều chỉnh lượng Insulin. Chăm sóc sản khoa và nội khoa phải tích cực hơn trong 8 tuần lễ cuối của thai kỳ.

    Xét nghiệm máu theo định kỳ

    Trong thời kỳ mang thai bạn có thể phải làm khá nhiều xét nghiệm máu. Bạn không có gì phải lo lắng, tất cả đều là xét nghiệm theo định kỳ. Những xét nghiệm đó sẽ kiểm tra những vấn đề sau:

    • Lượng sắt trong máu: Nếu thấp bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Bạn nên bổ sung các lọai rau có màu xanh đậm (cải bó xôi) và thịt đỏ (thịt bò) vào khẩu phần ăn để tăng cường nguồn cung cấp sắt. Nếu sự thay đổi trong chế độ ăn vẫn không đủ, bạn có thể được chỉ định uống bổ sung viên sắt để tránh không bị thiếu máu do thiếu sắt. Vì lượng sắt trong máu của bạn thay đổi trong suốt thai kỳ, bạn sẽ được xét nghiệm lại vào khoảng tuần thai thứ 28.

    • Nhóm máu và yếu tố Rherus: Bác sĩ của bạn cần biết nhóm máu của bạn để ghi vào sổ khám thai và xem xét liệu máu của bạn có Rherus dương (RH+) hay Rherus âm (RH-), vì cả hai loại máu này không tương thích với nhau. Nếu máu của bạn là RH- và bạn đang mang thai em bé có máu RH+, thì sẽ có khả năng cơ thể bạn sản sinh ra kháng thể chống lại các tế bào máu RH+. Điều đó có thể ảnh hưởng đến con bạn ở giai đoạn sau của thai kỳ. Bằng việc biết sớm nhóm máu của bạn, bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng cho con bạn.

    • Bệnh sởi Đức (hay còn gọi là Rubella): Bạn có thể đã được tiêm chủng để miễn dịch bệnh Rubella khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không có khả năng miễn dịch, bạn sẽ biết rằng mình cần tránh tiếp xúc với những người đang bị sởi bởi vì nó có thể gây hại cho em bé của bạn.

    • Các bệnh khác: Bạn cũng được xét nghiệm máu để kiểm tra có bị viêm gan siêu vi B và giang mai hay không vì cả hai bệnh này đều nguy hại cho thai nhi. Bạn cũng sẽ được đề nghị xét nghiệm HIV/AIDS. Và bạn không có gì phải lo lắng vì kết quả xét nghiệm sẽ được bảo mật và mục đích làm xét nghiệm là để chăm sóc sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.

    • Bệnh Toxoplasma: Đây là một bệnh gây nên bởi một loại ký sinh trùng có trong phân mèo, chó hoặc thịt chưa nấu chín kỹ và có thể gây hại cho thai nhi. Xét nghiệm để phát hiện bạn có bị nhiễm Toxoplasma không phải là một xét nghiệm thường qui, nếu bạn nghi ngờ bạn có nguy cơ bị mắc bệnh này.hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

    Xét nghiệm nước tiểu

    Bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu theo định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai để kiểm tra những vấn đề sau:

    • Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc nếu kèm theo các triệu chứng khác như phù hoặc cao huyết áp là biểu hiện của bệnh lý tiền sản giật. Bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn, hoặc bạn có thể tham khảo thêm về tiền sản giật.

    • Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây cho bạn các vấn đề ở giai đoạn sau của thai kỳ nếu không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng tiểu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Qua xét nghiệm nước tiểu và biểu hiện lâm sàng bác sĩ sẽ chẩn đóan bạn có bị nhiễm trùng tiểu hay không, nếu có thì bệnh lý này sẽ được bác sĩ điều trị cho bạn một cách dễ dàng.

    • Có glu-cô trong nước tiểu có thể chứng tỏ bạn ăn nhiều thức ăn có lượng đường cao, hoặc đơn giản là bạn vừa ăn các thực phẩm có đường. Nếu bạn thường xuyên có glu-cô trong nước tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả bạn và thai nhi, tuy nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh đường huyết bằng các chế độ dinh dưỡng , vận động thích hợp.
     
  3. MinhMinh204

    MinhMinh204 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/3/2014
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    mn làm trip test chưa? time này chỉ cần làm trip test (16-18 tuần) (xn máu để dự đoán bệnh down và dị tật thai nhi) và siêu âm 2d kiểm tra như định kỳ.

    Tuần 21-24 thì s.a 4d + tiêm uốn ván mũi 1

    Đến tuần 28- 30 vào viện làm hồ sơ sinh thì xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, tiêm uốn ván mũi 2
     
  4. Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    Bạn nên gắn liền với một phòng khám sản khoa ngay từ giai đoạn đầu để có tư vấn thống nhất.
     
  5. bixa1.0

    bixa1.0 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/5/2011
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    171
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    Hồi 25 tuần mình xét nghiệm liệu pháp đường huyết nữa, 30 tuần thì làm hồ sơ sinh cũng xét nghiệm lấy khá nhiều máu.
     
  6. An Nhien 812

    An Nhien 812 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    12/2/2014
    Bài viết:
    6,075
    Đã được thích:
    654
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    mình mới mang thai tuần 13 nhưng bác sĩ cũng cho làm xét nghiệm máu rồi, xét nghiệm này tốt cho mình mà, bạn muốn làm lúc nào cũng được néu ko thì đợi đến khi di làm hồ sơ sinh bác sĩ cũng sẽ bắt làm
     
  7. hanyen

    hanyen Sữa & Đồ Chơi 0973373361

    Tham gia:
    24/10/2012
    Bài viết:
    5,407
    Đã được thích:
    953
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    sao mới có 20 tuần mà bác sĩ đã bảo đi tiêm phòng uốn ván rồi
     
  8. nangphale_9x2000

    nangphale_9x2000 Camera giám sát Đăng Khuê

    Tham gia:
    4/5/2012
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    92
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    em được 11 tuần và 12 tuần em định đi tiêm uốn ván mũi 1 vì lần trước chị em cũng tiêm vào tuần 12. Trong khi hỏi mấy mẹ toàn nói là 20-26 tuần. em không biết như thế nào là chính xác nữa. Các mẹ giúp em. Hic
     
  9. MinhMinh204

    MinhMinh204 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/3/2014
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    sớm quá k đc đâu, 3 tháng đầu mn cần phải giữ gìn cẩn thận, tiêm cái đó là tiêm vi khuẩn kháng thể vào ng mà, có phải thuốc bổ đâu.
    ít nhất là tầm 21-24 tuần. hoặc là tiêm lúc nào cũng đc miễn là hai mũi cách nhau tối thiếu 1 tháng và trc khi sinh tối thiểu 1 tháng.
     
  10. trangphan9x

    trangphan9x Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/11/2012
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    Hu hu e khám ở 125 thái thịnh, bs het 17 tuần đi xét nghiệm, hwa e xét nghiem đươngf huýet vs đo canxi, lam xong moi ng bảo tuan nay lam chua chính xác, phí cả tiền, cảm giác bị lừa huhu
     
  11. sieuthivimart

    sieuthivimart

    Tham gia:
    3/7/2014
    Bài viết:
    17,683
    Đã được thích:
    4,084
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    Em cũng phải hóng kinh nghiệm của các mẹ mới đc ạ
     
  12. nhantranda196

    nhantranda196

    Tham gia:
    22/7/2013
    Bài viết:
    11,440
    Đã được thích:
    1,946
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    Xét nghiệm máu, nước tiểu thôi nhỉ, nếu có nguy cơ gì mới cần thêm các xét nghiệm khác chứ.
     
  13. MinhMinh204

    MinhMinh204 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/3/2014
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Re: Ðề: Cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai

    giống t. hôm vào bv y cũng thế. đang 17 tuần. sau khi nhận kq tripp test vào khám thai, bs kê cho 1 list: siêu âm 4D để kiểm tra sứt môi, hở hàm ếch, xét nghiệm công thức máu, đường tiểu và... may mà mình tìm hiểu kỹ 22 tuần Siêu âm 4D, 28-30 tuần làm hss ở viện thì làm 1 loạt các xn kia luôn. Với cả lúc trả kq tripptest, bs ở đấy dặn tuần 22 thì đi s.a 4d để kiểm tra.... Nên sau khi nghe bà ý phán xong.. cong mông về thẳng công ty luôn, chẳng làm thêm j cả. :)
     

Chia sẻ trang này