Các bài tập thể dục giúp trẻ tăng chiều cao

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi dacsanlongnhanhy, 7/11/2014.

  1. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Để con mình cao to, khỏe mạnh là ao ước của tất cả các ông bố bà mẹ. Ngoài yếu tố gia truyền, dinh dưỡng, các bố mẹ cũng cần cho con tập thể thao để cao hơn nhé.

    Chiều cao của một người phụ thuộc vào các yếu tố: di truyền, dinh dưỡng, môi trường và sự rèn luyện thân thể, trong đó di truyền có tính quyết định. Tuy nhiên, không thể bỏ qua các yếu tố còn lại, đặc biệt là việc rèn luyện thân thể. Chính vì thế các mẹ hãy chăm cho con vận động một trong các môn thể thao dưới đây để trẻ khỏe mạnh và cao hơn nhé:

    Chơi trò nhảy lò cò

    Đây là một trong những bài tập đơn giản nhất mà trẻ có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi: trong lúc xem tivi ở nhà, chơi đùa trong công viên và ngay cả vào thời gian nghỉ giữa buổi học. Để bắt đầu, hướng dẫn trẻ nhảy lò cò bằng một chân trái 8 lần với hai tay giơ thẳng lên, rồi đổi sang chân phải

    Bài tập này không chỉ giúp trẻ phát triển trí não mà còn tạo độ khỏe khoắn cho hai chân và kích thích cơ thể sản xuất ra các loại hormone giúp trẻ phát triển. Việc vận động không quá nặng so với sức của trẻ, đồng thời lại giống một trò chơi để các bé đua tranh với nhau nên chắc chắn môn thể thao này sẽ được các bé yêu thích.

    Tập động tác bơi cạn

    Đây là bài tập thể dục giúp tập trung vào lưng dưới của bạn. Bạn bắt đầu bài tập này bằng cách đặt bụng xuống một mặt phẳng với cơ thể hoàn toàn mở rộng.

    Đặt cánh tay thẳng trước mặt bạn với lòng bàn tay kia vuông góc với vai dưới sàn nhà. Nâng cánh tay trái của bạn cao hơn cánh tay phải của bạn. Sau đó, giữ chân thẳng, nâng chân phải của bạn khỏi mặt đất cao hết mức có thể.

    Hãy cố gắng giữ vị trí đó ít nhất 4 giây trước khi nhẹ nhàng hạ chân phải xuống và tiếp tục nâng cao chân trái lên. Bạn giữ nguyên tư thế này khoảng 20 giây. Ngoài ra, thêm trọng lượng vào cổ tay và mắt cá chân để làm tăng sức đề kháng và giảm cơ bắp.

    Cho bé đi bơi

    “Khi nào nên cho trẻ học bơi” là câu được nhiều phụ huynh thắc mắc nhất khi có ý định dạy bơi cho con. Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia trong lĩnh vực bơi lội, sức khỏe, và nhiều thầy cô giáo ở nước ta thường cho rằng trẻ nên học bơi lúc 6-7 tuổi. Họ cho rằng, ở lứa tuổi này trẻ mới phát triển đủ về thể chất lẫn trí tuệ để có thể tiếp thu và thực hiện tốt những động tác bơi lội do giáo viên hướng dẫn. Và thực tế, tất cả các em ở lứa tuổi này khi học bơi đều được dạy bơi ếch hoặc bơi trườn sấp (bơi sải).


    Bài tập giúp trẻ tăng chiều cao 1
    Khi bé đã đủ tuổi đi bơi, hãy cho bé vùng vẫy trong nước
    Bạn nên cho trẻ đi bơi 1 giờ mỗi ngày, và thực hiện thật kiên trì để các khớp xương được kéo giãn tối đa và liên tục, giúp đẩy chiều cao của bé tăng lên.

    Chơi xà đơn

    Theo nghiên cứu, trẻ em chơi xà đơn càng sớm càng tốt, càng đều đặn càng tốt. Sự kéo giãn toàn thân trên xà rất tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ, giúp trẻ cao lên rất nhanh. Trẻ tập xà đơn không cần phải hít xà (cho cằm vượt qua xà) như người lớn mà chỉ cần bật cao rồi đu người trên xà. Như vậy đã có hiệu quả tích cực rồi.

    Các bố mẹ nên mua hoặc làm những chiếc xà với độ cao vừa phải với tầm vóc và sức lực của bé. Cố gắng nâng dần mức xà lên, để bé bật càng cao càng tốt và cần vươn người lên khi nhảy.

    Đối với thiếu niên bước vào giai đoạn dậy thì, giai đoạn phát triển chiều cao rất nhanh, cần phải tích cực tập xà đơn. Bố mẹ nên đưa ra một kế hoạch tập luyện cụ thể, cố gắng duy trì tập ít nhất 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 6 hiệp, mỗi hiệp 3-5 phút. Ngoài ra, khi rảnh rỗi cũng có thể tranh thủ đu xà đơn để cơ thể luôn luôn duy trì trạng thái giãn xương khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho sụn sinh sôi mạnh.

    Lưu ý khi chọn các môn thể thao cho bé

    Giai đoạn bé 2-5 tuổi

    Ở tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để có thể tham gia vào các môn thể thao có tính vận động cao. Vì vậy, các loại hình hoạt động tự do không theo khuôn khổ là tốt nhất cho trẻ. Cha mẹ nên cho bé tập các môn có cường độ hoạt động vừa phải, mỗi tuần khoảng 3-6 h (tức là khoảng 30-60 phút mỗi ngày hoặc cách ngày). Điều đó sẽ giúp kích thích cơ thể trẻ phát triển hài hòa và cân đối.

    Giai đoạn bé 6-7 tuổi

    Vào độ tuổi này, khả năng kết nối và tập trung chú ý của trẻ phát triển hơn. Trẻ cũng hiểu và làm theo các hướng dẫn nhanh hơn. Vì vậy, các môn thể thao như bóng đá, thể dục, bơi lội, điền kinh, tập võ… sẽ rất phù hợp với bé. Không chỉ tốt cho sức khoẻ mà các hoạt động thể thao này còn giúp trẻ tương tác, giao tiếp và hợp tác với các trẻ khác, hình thành khả năng làm việc đội, nhóm.

    Bài tập giúp trẻ tăng chiều cao 2
    Bé sẽ cao lên nhờ việc tập luyện đều đặn hằng ngày
    Từ 8 tuổi trở lên

    Giai đoạn này, trẻ đã biết khái niệm của việc thắng thua. Vì thế, trẻ đã biết nghĩ ra cách ghi bàn, vượt qua những thử thách, trẻ biết nỗ lực để dành được chiến thắng. Vì vậy, trong độ tuổi này, trẻ hầu như có thể chơi được hầu hết các môn thể thao. Dù lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào thì cha mẹ cũng nên cho trẻ tập luyện với cường độ vừa phải và điều độ. Cha mẹ nên khuyến khích các trẻ em chơi đùa và vận động phù hợp với từng lứa tuổi.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dacsanlongnhanhy
    Đang tải...


  2. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Bột sắn dây có tính mát, giúp bé giải nhiệt. Với bé còn nhỏ, mẹ nên cho bé ăn bột sắn dây đã nấu chín để bé không bị đau bụng.
    Với trẻ bị nóng sốt thông thường, chưa cần phải đi bệnh viện, tận dụng một số món ăn đơn giản làm nên bài thuốc phù hợp

    Bột sắn dây pha nước

    Tác dụng giúp cho trẻ uống hạ sốt. Cách làm như sau: lấy 5 muỗng lớn bột sắn dây + 1 ít đường, thêm vào 6 muỗng lớn nước chín.

    Thêm nước nóng từ từ, cho đến khi thấy dễ uống thì thôi. Nước bột sắn dây có hiệu quả giải nhiệt rất hay. Rễ sắn dây có tác dụng giải nhiệt, gây ra mồ hôi tốt, khi mới mắc cảm công hiệu giải nhiệt rất tốt.

    Chè bột sắn dây, đậu xanh

    Nguyên liệu: Bột sắn và đậu xanh; đường trắng.

    Cách làm: Bột sắn hòa vào nước cho tan. Bắc nồi lên bếp, nước sôi cho nước bột sắn vào từ từ, khuấy đều tay, vặn nhỏ lửa cho khỏi vón cục.

    Đậu xanh lấy hết vỏ, hấp chín. Cho đường vào nồi bột sắn, khuấy tan cho đậu xanh hấp vào, tắt bếp. Cho bé thưởng thức.

    Chè bột sắn dây, bí đỏ

    Nguyên liệu: Bí đỏ; Bột năng; Đường; Nước; Nước cốt dừa; Bột sắn dây; Lạc (nếu bé còn nhỏ thì mẹ không nên dùng lạc để nấu chè, tránh nguy cơ hóc cho bé).



    [​IMG]

    Thực hiện: Bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng.

    Cho bí vào nối hấp, hấp chín rồi dùng thìa tán thật nhuyễn. Sau đó trộn với bột năng và 50g đường rồi dùng tay nhào thành một khối nhuyễn mịn, không dính tay là được (vì bí đỏ khá nhiều nước và ngọt nên chỉ cần cho thêm ít đường và khi nhào bột cần điều chỉnh cho thêm nước hoặc bột nếu khối bột bị khô hoặc nhão).

    Vê bột thành những viên tròn nhỏ.

    Cho lạc vào nồi luộc chín tới, chắt bỏ nước chát rồi lại cho vào nồi lạc đường và nước. Đun sôi nước thì cho những viên bí đỏ vào. Đun thêm khoảng 20 phút, khi thấy những viên bí đỏ nổi trên mặt nước là viên bí đã chín.

    Hòa bột sắn dây với một ít nước rồi đổ vào nồi, quấy thật đều tay đến khi bột chuyển màu trong và hơi sánh thì cho nước cốt dừa vào. Quấy đều cho đến khi sôi tở lại thì tắt bếp.

    Bột sắn dây pha sữa (cho bé trên một tuổi)

    Nguyên liệu: Bột sắn dây; sữa đặc có đường.

    Cách làm: Sữa đặc hòa với nước ấm, để nguội. Cho bột sắn dây vào, hòa tan.

    Sau đó, cho hỗn hợp vào nồi đun, vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đặc lại.

    Chè ngô, bột sắn dây

    Nguyên liệu: Bột sắn dây; Ngô nếp non; Đường phèn; Nước cốt dừa.

    Cách làm: Lấy khoảng 2-3 bắp ngô nếp tươi, bào mỏng phần hạt để riêng, giữ lại phần lõi. Luộc cả ngô bào lẫn phần lõi. Khi hạt ngô chín mềm, vớt bỏ lõi. Cho đường phèn vào, nấu trên lửa nhỏ để đường tan và thấm vào ngô.

    Bột sắn dây hòa tan với chút nước lạnh, đổ từ từ vào nồi chè trên bếp, khuấy đều tay đến khi bột sắn dây trong suốt. Tắt bếp.

    Khi ăn múc chè ra bát, chan nước cốt dừa lên trên.

    Chè bột sắn dây hạt sen

    Nguyên liệu: 300g hạt sen khô hoặc tươi; 100g cốm khô hoặc cốm tươi; 1/4 bát con bột sắn dây; 1/4 bát con đường cát trắng.

    Cách làm: Hạt sen khô rửa sạch, nếu dùng sen tươi thì bỏ tâm sen cho thật sạch, đun nồi nước sôi, thả sen khô vào nồi, đun lửa nhỏ.

    Cốm khô đổ ra bát, dùng một bình phun nước dạng sương mù, phun một ít nước vào cốm, hạt cốm sẽ dẻo.

    Bột sắn dây đổ ra bát, thêm vào một ít nước lọc, khuấy cho bột tan.

    Ninh hạt sen đến khi nhìn hạt sen nở như nụ hoa, bạn cho đường vào đun cùng, ninh lửa nhỏ để đường thấm vào hạt sen.

    Đổ từ từ bát bột sắn dây vào nồi sen ninh, dùng muôi quấy đều, đun lửa nhỏ đến khi bột nổi trong là chín, nếu muốn ăn đặc hay loãng, nên điều chỉnh lượng bột và nước cho phù hợp, nêm nếm lại đường cho vừa ăn.

    Tắt bếp, vẫn quấy đều tay, rắc cốm vào, có thể để dành lại một ít để rắc lên bề mặt cho đẹp.

    Cách chọn và bảo quản bột sắn

    Bột sắn ngon có màu trắng đều, không lẫn tạp chất. Viên bột sắc cạnh, khi nhai thấy giòn, sau khi tan trong miệng sẽ thấy nóng nóng lưỡi, cảm giác mềm, mịn. Bột sắn dây ướp hoa bưởi rất dễ mốc, nên chọn loại bột sắn ướp loại hoa bưởi thật khô, thật giòn để có thể giữ được lâu.



    [​IMG]

    Bảo quản bột sắn dây trong hộp có nắp đậy kín, để ở nơi khô, thoáng.
     
  3. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân. Vì vậy muốn chữa tận gốc nguyên nhân sinh bệnh phải được các thầy thuốc xác định thì chữa mới có hiệu quả. Ắn uống những thứ sau đây chỉ giúp thúc đẩy quá trình lui bệnh. Dĩ nhiên các thức ăn này lại là những vị thuốc nam mà các lương y vẫn dùng để chữa các chứng mất ngủ.



    Theo Đông y, khi lao tâm quá đã làm cho tâm huyết hao tổn, nên tâm không giữ được thần, hỏa không hãm xuống dưới, mà thủy không thể lên trên khiến cho tâm thần bất giao, tinh thần rất kết làm can, đơn hỏa vượng, tì, vị bất hòa gây nên chứng mất ngủ.

    Ở tuổi trẻ khí huyết thịnh, cơ nhục trơn chu, kinh mạch thông sướng, hai khí doanh vệ cận hành đúng quy luật nên ban ngày sảng khoái ban đêm ngủ ngon, người ta thường độ tuổi trên 50 khí huyết bắt đầu suy nhược, cơ nhục khô héo, kinh mạch trì trệ, hai khí doanh vệ bắt đầu vận hành lệch lạc do đó làm cho khó ngủ về đêm nên ngày mệt mỏi.

    Mất ngủ có thể chia làm hai loại: hư chứng và thực chứng vì vậy phép chữa trị cũng có khác nhau. Đối với hư chứng, cần bổ khí, dưỡng huyết, tư âm giáng hỏa – còn thực chứng lại thanh tiết hỏa ở can, đơn kiện tỳ, hỏa đàm, tiêu trợ.

    Thuốc chữa mất ngủ thì nhiều, ở đây xin giới thiệu những thức ăn làm dễ ngủ.



    * Rau nhút: Đông y gọi là quyết thái. Nấu canh rau nhút non, lá vông nem, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hoặc thịt lợn nạc băm hay xay, giã ăn ngon vừa bổ dưỡng lại chữa mất ngủ.

    * Củ sen: Là phần cây nằm dưới bùn có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tì, cố tinh v.v… Nấu canh ăn chữa được mất ngủ, suy nhược.

    * Hạt sen: Nấu chè hạt sen hoặc nhồi hạt sen vào bụng chim, bồ câu con hầm ăn hoặc nhồi hạt sen vào vịt, dạ dày lộn gọi là món tiêm ăn ngon. Hạt sen tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận, làm thuốc bổ tì, dưỡng tâm, an thần, cố tinh, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh.

    - Lưu ý: các bộ phận của cây sen đều dùng làm thuốc mà lại tác dụng khác nhau nên cần thận trọng khi dùng ví dụ lá sen không có tính an thần.

    * Tâm sen: Đông y gọi là liên tâm, là mầm xanh nằm giữa hạt sen đó mới thật là quả sen – có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh tâm, khử nhiệt, chữa bệnh tim hồi hộp, mất ngủ, di mộng tinh thường dùng với liều 4g-10g. Dùng tâm sen khô sắc nước uống. Nước rất đắng nên pha chút mật ong hoặc đường cho dễ uống. Có tác dụng gây ngủ mạnh hơn hạt sen nhiều lần và êm.

    * Củ súng: Vị ngọt nhạt, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận làm dưỡng tâm, bổ tì, ích thận, cố tinh – chữa chứng mất ngủ, suy nhược lấy củ súng nấu canh ăn.

    * Nhãn: Vị chua, ngọt, tính bình, nhãn bổ dưỡng tâm, tì nên dùng chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược, trí nhớ giảm. Nhãn tươi chế biến thành long nhãn để dùng dần.

    * Táo: Vị ngọt, tính ôn tác dụng vào lúc hai kinh tì và vị. Táo bổ tì, vị sinh tân dịch, ích khí, an thần, điều hòa doanh vệ, hòa giải các vị thuốc kết hợp.

    * Toan táo nhân: Là nhân trong hột táo chua, tính an thần rất mạnh liều dùng 1g-2g. Không quá liều vì độc, cần lưu ý: nếu sao vàng sắc uống chữa mất ngủ. Để sống (không sao) lại làm cho không ngủ.

    * Vông nem (gọi là lá vông nem vì dùng gói nem chua): Bộ phận dùng làm thuốc là lá, vỏ, thân. Tác dụng an thần mạnh nên Tây y thường chế siro lá vông – không dùng dài gây độc. Liều 4g-10g mỗi ngày.

    * Lạc tiên: Mọc hoang ở đồi, rào… Bộ phận dùng phần dây trên mặt đất tức là thân và lá. Lạc tiên vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có công năng đi vào hai kinh can và tâm. Tác dụng dưỡng tâm, an thần. Chữa suy nhược thần kinh mất ngủ. Thành phần là hoạt chất bởi nhiều chất như alcaloid nhóm harman, các flavoinoid; nhóm Isovitexin, Maltol và Ethylmaltol. Dùng dưới dạng thuốc sắc (thân và lá khô), liều dùng trung bình từ 20g-40g. Thân già càng tốt, có mùi thơm đặc trưng.

    * Bá tử nhân: Tức nhân trong hạt cây trắc bá, vị cay, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, can, thận – dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện, thường dùng trong các trường hợp mất ngủ do tâm thận bất giao, lo sợ, hồi hộp. Liều 4g-24g mỗi ngày.

    * Nước ép quả cà chua: pha thêm chút mật ong hoặc đường cát với độ ngọt tùy ý, uống vào đêm lúc đi sẽ có giấc ngủ ngon.

    Ngoài ra còn có thể dùng các loại thuốc như thần sa ha chu sa hoặc các loại tân dược nhưng cần có sự chỉ dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ hầu hết các loại thuốc này đều độc gây chết người hoặc gây nghiện.

    BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
     
  4. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Dùng các thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe lại chữa được bệnh, hạn chế dùng thuốc
     
  5. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Khoảng 1 tháng trở lại đây, chị Tuyết (Hoàng Mai, Hà Nội) rất lo lắng khi thấy bé Nhật con chị chậm lên cân, lúc ngủ hay lúc chơi đều vã nhiều mồ hôi ở đầu....

    Ninh xương nấu cháo, tùy tiện bổ sung sữa đặc có đường hay sữa công thức vào bữa bột đã được chế biến với thành phần dinh dưỡng cân đối là những sai lầm phổ biến, chẳng những không bổ sung được canxi mà còn có thể khiến trẻ rối loạn tiêu hóa.

    Khoảng 1 tháng trở lại đây, chị Tuyết (Hoàng Mai, Hà Nội) rất lo lắng khi thấy bé Nhật con chị chậm lên cân, lúc ngủ hay lúc chơi đều vã nhiều mồ hôi ở đầu. Đã 9 tháng tuổi nhưng cậu bé vẫn chưa mọc chiếc răng nào. Đưa con đi khám, chị Tuyết vô cùng ngạc nhiên khi bác sĩ kết luận Nhật bị còi xương dù chị luôn tích cực tẩm bổ cho bé.

    Chị Tuyết cho biết, bé Nhật đã ăn dặm lúc 5 tháng tuổi. Ngoài việc ngày nào cũng đều đặn 2 bữa cháo xay nấu với nước xương ninh, chị cũng tích cực cho con ăn bổ sung hoa quả và đồ ăn dặm như phô mai, khoai lang, khoai tây. “Vậy mà không hiểu sao con vẫn còi cọc, gần đây còn hay ra mồ hôi khi ngủ, tóc rụng nhiều”- người mẹ trẻ không giấu được sự băn khoăn. Lo lắng của chị Tuyết cũng là tâm trạng của nhiều ông bố, bà mẹ khi đưa con đến phòng khám Dinh dưỡng-Bệnh viện Nhi Trung ương.

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục-Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, bổ sung canxi cho trẻ là việc cần làm, giúp trẻ phát triển tốt về sức khỏe và chiều cao nhưng phải thực hiện đúng cách. Phương pháp truyền thống được các bà mẹ áp dụng là ninh xương, ninh chân gà để lấy nước nấu cháo và bột cho bé với hy vọng trong nước xương ninh có nhiều canxi, sẽ giúp hệ cơ xương của trẻ phát triển cứng cáp. Đây là một suy nghĩ sai lầm vì canxi trong xương rất khó hòa tan. “Sau khi ninh một nồi xương trong nồi áp suất khoảng 2 giờ, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Vì vậy quan điểm cứ ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi là không đúng”- bác sĩ Thục chia sẻ.

    Nhiều gia đình vì lo lắng con bị còi xương nên cố gắng bổ sung thật nhiều sữa đặc có đường hay sữa bột vào bữa ăn dặm của trẻ. Cách làm này không những không cải thiện được tình trạng còi xương của trẻ mà còn có thể khiến các bé mắc thêm những vấn đề nghiêm trọng hơn như đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

    [​IMG]

    Chị Xuyến (Ba Đình, Hà Nội) vừa phải đưa con vào bệnh viện điều trị tiêu chảy vì lý do này. Cu Bin con chị hơn 6 tháng tuổi nhưng so với các bạn cùng lứa thì thuộc dạng còi cọc. Sợ con ăn uống chưa đủ chất, chị Xuyến sốt sắng lên mạng tìm hiểu các phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho Bin. Nghe người hàng xóm mách cách chế biến bột nấu với sữa đặc có đường hoặc sữa công thức có thể giúp trẻ tăng cường canxi, chị lập tức áp dụng cho con mình. “Chưa thấy lợi lộc gì mà con lại bị đầy bụng sau đó đi ngoài phân lỏng 5-6 lần/ ngày. Chỉ có 2 ngày mà con nhìn đã gầy rộc đi”, chị Xuyến tự trách bản thân.

    Trẻ còi xương có xu hướng tăng vào mùa đông
    Mùa này miền Bắc ít ánh nắng nên số lượng bệnh nhân đến khám về còi xương tăng đáng kể. Khoảng 3 tháng trở lại đây, trung bình mỗi ngày phòng khám Dinh dưỡng tiếp nhận từ 60-80 trẻ, trong đó số trẻ suy dinh dưỡng kèm còi xương chiếm đến 50%, chủ yếu rơi vào nhóm trẻ dưới 2 tuổi.

    Đa phần các cháu được gia đình đưa đến phòng khám dinh dưỡng khi có những biểu hiện như quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành hình vành khăn sau gáy. Ở một số bé, khi được các bác sĩ khám lâm sàng thì biểu hiện còi xương còn thể hiện rõ rệt: thóp rộng, bờ thóp mềm, có bướu đỉnh, bướu trán, chân cong chữ X, chữ O....

    Trẻ bị còi xương là do không được cung cấp đủ vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho trong cơ thể. “ Nhiều bà mẹ giữ con quá cẩn thận, sợ con cảm nắng, cảm gió nên không cho bé tắm nắng. Có những gia đình cho con tắm nắng nhưng thời gian và diện tích phơi nắng đều không đủ. Đây chính là lý do khiến trẻ không hấp thụ đủ vitamin D dẫn đến còi xương”-bác sĩ Thục chia sẻ.

    Phòng bệnh còi xương ở trẻ

    Tắm nắng 15-30 phút hàng ngày (có thể áp dụng từ tuần thứ 2 sau đẻ) là yếu tố đầu tiên giúp cơ thể trẻ tạo ra vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi. Các vùng trên cơ thể có thể phơi nắng gồm: lưng, cánh tay, bụng. Tuy nhiên, khi tắm nắng cho bé trong mùa đông, kể cả những ngày nắng ấm, không nên cởi bỏ hết quần áo của bé ra vì có thể khiến trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

    Về chế độ dinh dưỡng, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi đầy đủ và dễ hấp thụ nhất, có thể bổ sung thêm vitamin D liều 400UI/ngày. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bé cần được ăn bột (không được ăn cháo xay hay cơm xay) gồm 4 nhóm thực phẩm có gạo, thịt, rau xanh và dầu mỡ, không cho bé ăn bột quá sớm (trước 6 tháng), không ăn quá nhiều, không kiêng ăn quá mức khi trẻ bị bệnh.

    Ngoài ra, việc bổ sung canxi cho trẻ nhất thiết phải có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Gia đình không nên tự ý bổ sung thuốc bổ hay canxi cho bé vì dễ gây ra tình trạng chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí, nếu tích tụ canxi quá lâu có thể gây vôi hóa thận, làm cơ thể bé giảm hấp thu các chất như sắt, kẽm, magie…

    (Theo Gia đình và xã hội)
     
  6. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Trẻ ăn nhiều nước xương cũng rễ bị táo bón
     
  7. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Long nhãn (cùi quả nhãn phơi sấy khô) rất giàu dinh dưỡng.... Ngoài làm thực phẩm như nấu cùng thịt gà, nấu chè..., long nhãn còn là vị thuốc quý chữa bệnh.
    Trả lời trên Thanh niên Online, Ths Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108, Hà Nội) cho biết, trong y học cổ truyền, long nhãn là một vị thuốc, có nhiều tên gọi như quế nguyên nhục, nguyên nhãn, lệ châu, mật tỳ, long mục, á lệ chi, ích trí..., được xếp vào nhóm thuốc bổ huyết.

    Long nhãn vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ tâm, an thần, kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết tráng dương, thông minh ích trí, được dùng để chữa các chứng tâm quý chính xung (tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực), thất miên kiện vong (mất ngủ, hay quên), bần huyết (thiếu máu), tỳ hư tiết tả (đi lỏng do tỳ hư), tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh)...

    Theo nghiên cứu của dược lý học hiện đại, long nhãn có tác dụng giúp cơ thể nâng cao năng lực chịu đựng trong điều kiện thiếu ô xy, gia tăng trọng lượng của các cơ quan miễn dịch, kháng khuẩn, phòng ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

    Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc..., riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác.

    Ví dụ, trong "Diên linh tửu", long nhãn được ngâm cùng kỷ tử, đương quy, bạch truật và đậu đen; trong "Diên thọ tửu" được ngâm cùng quế hoa và đường trắng. Thông thường, nếu dùng độc vị có thể ngâm từ 150 - 200 gr long nhãn trong 1 lít rượu trắng, sau 15 ngày là dùng được, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng từ 15-20 ml.

    Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, theo Đông y, long nhãn còn dùng cho các trường hợp lo âu, mất ngủ, ngủ mê, giảm trí nhớ, quên lẫn, loạn nhịp tim, sau đẻ mất sức, thiếu máu; bỏng nước sôi, bỏng lửa, chấn thương xuất huyết, sa thoát, lở ngứa ngoài da. Liều dùng từ 12-20g/ngày.



    [​IMG]



    Bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn
    Chữa thiếu máu, mất ngủ, hay quên, kinh hoảng: long nhãn 12g, táo nhân 12g, chích hoàng kỳ 12g, bạch truật sao 12g, phục thần 12g, đảng sâm 12g, mộc hương 4g, viễn chí 6g, đương quy 12g, chích thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Chữa ăn kém, người mệt mỏi, mất ngủ, ra mồ hôi trộm: long nhãn 50g, cao ban long 40g. Sắc long nhãn với nước, thái cao thành miếng mỏng cho vào, đun nóng để hòa tan. Ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 10g.

    Dùng làm thực đơn bồi bổ tăng lực (đại bổ nguyên khí): long nhãn nhục 30g, đường trắng 3g, sâm 3g. Cho vào bát, miệng bát đậy kín dùng giấy bản hoặc vải xô mỏng, hấp cách thủy hoặc hấp trên nồi cơm. Mỗi lần ăn 1 thìa với nước sôi.

    Rượu bổ, bổ khí huyết, ích tinh thần: long nhãn xào qua rượu, thêm rượu tùy ý (khoảng 10%) ngâm 100 ngày, hàng ngày uống vài ba lần, mỗi lần 20ml.

    Dùng cho các trường hợp hồi hộp, tim loạn nhịp, mất ngủ, đau lưng mỏi gối: long nhãn 15g, hạt dẻ 10 - 20 hạt, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ. Hạt dẻ bóc vỏ, đập vụn nấu với gạo thành cháo, khi cháo được cho long nhãn vào, đun sôi đều, khi ăn thêm đường.

    Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, da xanh tái, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ (tâm tỳ lưỡng hư): long nhãn 250g, mật ong 250g, đại táo 250g, nước gừng vừa đủ ăn. Nấu long nhãn, đại táo với nước, khi chín nhừ, cho nước gừng và mật ong vào, đun sôi là được.

    Chữa thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực: gà giò 1 con, long nhãn 30g. Gà làm sạch, cho long nhãn, chút rượu, giấm, hành, gừng, muối gia vị và ít nước, đặt trên bếp hầm nhỏ lửa khoảng 1 giờ.

    Dùng cho trường hợp thiếu máu, chảy máu dưới da: long nhãn 10g, lạc hạt (cả vỏ hạt đập vụn) 15g. Cho ít muối, ít nước, nấu chín ăn.

    Dùng cho các trường hợp hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, sốt nóng về chiều, có mồ hôi trộm, ho khan, ít đờm, đờm lẫn huyết (tâm phế âm hư): long nhãn 20g, kỷ tử 20g, yến sào 30 - 50g. Mỗi thứ liều lượng thích hợp, thêm nước hầm nhừ, sau cho đường phèn vừa đủ.

    Dùng cho trường hợp suy nhược cơ thể sau bệnh nặng dài ngày: ba ba 1 con nhỏ, long nhãn 20g, sơn dược 20g. Ba ba làm sạch, cho long nhãn, sơn dược và nước, thêm gia vị hầm cách thủy ăn. Hoặc long nhãn 16 - 30g, hạt sen 16 - 30g, gạo tẻ 100g. Tất cả nấu cháo.
     
  8. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Nước khoảng 150 ml hòa với 1,5 thìa cà phê bột sắn dây và bắc lên bếp đun lửa nhỏ cho bột sánh trong.
    Lúc trước bé nhà mình được 14 tháng tuổi và bị táo bón, đi tiểu nước màu vàng. Bé không chịu bú bình nên việc cho uống nước với bé rất khó khăn bằng muỗng. Trong giai đoạn đó bé lại rất lười ăn, mình gần như bị stress với bé suốt một thời gian dài. Mình đã tham khảo mọi sách vở, kinh nghiệm từ ông bà cô chú để chế biến món ăn nhằm giúp bé hết táo bón và ăn ngon miệng nhưng vẫn không cải thiện mấy với bé mà còn tệ hơn.

    Mỗi lần bé đi vệ sinh là mình muốn rơi nước mắt theo vì nhìn con khó đi mà xót ruột. Không biết mấy mẹ đã từng làm mẹ có cảm giác giống như mình không nữa? Thật may là hạnh phúc vẫn còn mỉm cười, có bác họ ngoài Bắc vào thăm và biếu 1 kg bột sắn dây. Mình nghĩ cách chế biến cho bé dùng thử và kết quả thật tốt.

    [​IMG]

    Nay bé mình gần 2 tuổi da vẻ hồng hào và không còn táo bón nữa. Mình xin chia sẻ kinh nghiệm như sau: Nước khoảng 150 ml hòa với 1,5 thìa cà phê bột sắn dây và bắc lên bếp đun lửa nhỏ cho bột sánh trong. Sau đó để dung dịch bột sắn nguội còn khoảng 60 độ, pha với sữa bột (tăng thêm lượng sữa so với chuẩn là nước cho vừa miệng) hoặc ăn kèm với cháo xay nhuyễn.

    Các mẹ nên chú ý khuấy kỹ cho sữa hoặc cháo đều vào nhau. Bột sắn rất thơm và có vị beo béo lạ miệng nên bé nhà mình rất thích.

    Mình áp dụng cho bé ngày uống sữa như vậy 2 lần. Chỉ sau 3 ngày là bé đi vệ sinh bình thường, hai tuần sau mọi người đều trông thấy bé da vẻ hồng hào hẳn lên. Sau đó mình giảm bớt cho bé uống 3 ngày trong tuần và duy trì đến hôm nay. Cách này mình cũng chỉ cho cô bạn đồng nghiệp và rất đạt hiệu quả.

    Lần đầu làm mẹ nên mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bé vì không có kinh nghiệm nên mong kinh nghiệm này giúp ích được cho mẹ nào đó nhé!

    Sau thời gian đó mình chăm sóc con kỹ hơn về vấn đề sức khoẻ nên đã đọc và tham khảo rất nhiều người, lẫn các nguồn sách vở báo chí thì biết được bệnh táo bón rất nguy hiểm. Bệnh này không khó trị nên các mẹ hãy học hỏi và tham khảo cho con mình một chế độ dinh dưỡng tốt nha.

    Chúc cho các bà mẹ luôn hạnh phúc và vui vẻ bên những thiên thần yêu dấu của mình.
     
    buzzbeeKenkunkon thích.
  9. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Sau đây là cách chế biến những món ăn từ hạt sen hấp dẫn, ngon miệng và có lợi cho sức khỏe
    [​IMG]
    Không chỉ là món ăn, hạt sen còn là vị thuốc quý trong Đông y.
    Hạt sen còn gọi là liên nhục. Hạt sen sau khi đã bỏ chồi mầm (tâm sen), có vị ngọt, tác dụng dưỡng tâm, là thực phẩm bổ dưỡng, dược liệu quí. Hạt sen rất có ích cho người suy nhược cơ thể, mất ngủ, lỵ, tiết tả, di mộng tinh.

    Đang vào mùa nên hạt sen hiện nay rất tươi và ngon, chỉ cần dành chút thời gian là các mẹ làm những món ngon mà có lợi cho sức khỏe từ hạt sen như: Chè hạt sen dừa nạo, cháo hạt sen linh chi, cháo hạt sen bắp bò, chả giò hạt sen cho cả nhà cùng thưởng thức.

    1. Chè hạt sen dừa nạo

    Nguyên liệu:

    Hạt sen tươi: 200 g

    Đường phèn: 150 g

    Dừa: 1 quả

    Cách làm:

    Hạt sen tách vỏ, bỏ tâm, ngâm với nước ấm khoảng 4 giờ cho mềm. Đường phèn đập nhỏ, cho vào nồi nấu với một ít nước cho tan. Dừa lấy nước để riêng, nạo cùi dừa.

    Cho hạt sen vào nồi nước có pha nước dừa, bắc lên bếp đun lửa nhỏ đến khi thật mềm. Cho đường phèn vào, nếm vừa vị ngọt.

    Sau cùng cho dừa nạo vào đảo đều, tắt bếp.

    Lưu ý: Những người lạnh bụng không nên dùng dừa nạo. Món chè này có tác dụng bổ dưỡng, an thần.

    [​IMG]

    Chè hạt sen dừa nạo có tác dụng bổ dưỡng, an thần.

    2. Cháo hạt sen linh chi

    Nguyên liệu:

    Nấm linh chi đỏ: 10g

    Gạo nếp: 50g

    Tiểu mạch (hay còn gọi là lúa mì hạt chắc): 60g

    Hạt sen: 50g

    Cách làm:

    Nấm linh chi rửa sạch, cắt lát mỏng sau đó dùng một miếng vải thưa sạch, mỏng bọc lại. Gạo nếp và tiểu mạch vo sạch. Hạt sen ngâm nở sau đó rửa sạch.

    Gạo nếp cho vào chảo rang cho tới khi chuyển sang màu trắng đục thì bắc ra cho vào nồi sau đó cho hạt sen, tiểu mạch và bọc nấm linh chi vào trong nồi đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa và đun cho tới khi chín thì vớt bỏ túi đựng vải đựng nấm linh chi ra sau đó nêm mắm muối sao cho vừa ăn.

    Sử dụng cháo hạt sen linh chi mỗi ngày một lần sau bữa cơm chiều có tác dụng dưỡng tâm, ích khí, bổ thận hư; bồi bổ cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược, bất an, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, đổ mồ hôi trộn và sợ lạnh.



    [​IMG]
    Cháo hạt sen nấm linh chi vừa ngon miệng lại có công dụng trị bệnh rất hiệu quả.
    3. Chả giò hạt sen

    Nguyên liệu:

    Hạt sen: 100g

    Thịt nạc dăm: 100g

    Cua bể: 100g

    Hành boa-rô (hay còn gọi là tỏi tây): 100g

    1 củ tỏi

    Mộc nhĩ : 50g

    Bánh tráng gạo, dầu chiên, muối, đường, tiêu, rau sống các loại, một củ cà rốt, nước mắm ngon, giấm, bún tươi, hành lá

    Cách làm:

    Hạt sen luộc mềm, để ráo. Thịt nạc dăm băm nhuyễn; hành boa-rô xắt nhuyễn; tỏi lột vỏ, băm nhuyễn; hành lá xắt nhỏ phi mỡ cho thơm. Cà rốt gọt vỏ, xắt chỉ, ngâm giấm đường. Mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, xắt nhuyễn. Rau sống rửa sạch, để ráo.

    Đặt chảo nóng vừa, cho một ít dầu ăn vào, phi thơm hành boa-rô và một muỗng cà phê tỏi bằm. Cho thịt cua vào xào, nêm nước mắm và tiêu xay, trút ra đĩa để nguội. Trộn thịt cua với nạc dăm, mộc nhĩ, hành lá, nêm nếm gia vị. Chia đều hỗn hợp thịt làm 12 phần. Trải bánh tráng ra, đặt nhân vào, gấp hai cạnh, cho hạt sen vào cuốn tròn.

    Chiên vàng 12 cuốn chả giò với dầu ăn. Vớt ra, để ráo dầu.

    Pha nước mắm: Cho lần lượt giấm, 150ml nước lọc, đường vào tô, quậy đều. Nêm vừa ăn, cho ớt, tỏi bằm nhuyễn vào.

    Bày chả giò ra đĩa, trang trí, ăn kèm với bún, rau sống.



    [​IMG]
    Chả giò hạt sen thơm mùi hải sản, bùi bùi vị sen, rất lạ miệng.
    4. Cháo hạt sen bắp bò


    Nguyên liệu:

    Thịt bắp bò: 500g

    Hạt sen:150g

    Gạo tẻ: 1/3 bát con

    Đỗ xanh xát vỏ: 1/4 bát con

    Muối, hạt nêm, hạt tiêu

    Hành hoa, rau răm, rau mùi

    Cách làm:

    Bắp bò rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Nếu bạn muốn thái miếng thịt đẹp hơn, có thể để thịt trong ngăn đá 1 lúc cho thịt hơi se cứng lại. Đổ nước lạnh vào ngập mặt thịt đun sôi nước cho thịt mềm. Có thể dùng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian.

    Đỗ xanh đãi sạch với nước, ngâm trong nước ấm khoảng 30 - 60 phút.

    Hạt sen rửa sạch, sau đó ninh nhừ, khi ninh được 15 ph thì cho đỗ xanh vào ninh cùng đến chín mềm.

    Gạo tẻ và gạo nếp đãi sạch, để ráo nước. Sau đó đem đi rang qua trên chảo nóng. Để gạo vào nồi cho nước lạnh vào, đun sôi đến khi hạt gạo nở thì đổ ra rá sạch.

    Sau đó bạn lấy bặp bò, nước đun bắp bò, hạt sen, đỗ xanh và ít nước ninh hạt sen cùng với gạo vào nồi to, đun sôi, nêm nếm gia vị. Đun lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo chín mềm.

    Rau răm nhặt sạch, rau mùi bỏ gốc, ngắt lá hỏng, hành lá bỏ gốc, phần lá già. Đem rửa sạch, để ráo nước rồi thía nhỏ. Khi cháo chín, cho rau vào nồi cháo. Tắt bếp và dùng nóng, khi ăn rắc chút hạt tiêu lên bề mặt cháo.

    [​IMG]

    Bát cháo nóng hổi với vị thơm ngọt của thịt bò bắp, được nấu cùng với hạt sen ăn bùi bùi, và thơm mát của đỗ xanh rất có lợi cho sức khỏe.
     
  10. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Nhãn là một trong những cây ăn trái á nhiệt đới có tuổi thọ cao, quanh năm tươi tốt. Mùa xuân cây ...

    Trái nhãn rất thơm, ngon. ngoài dùng làm thực phẩm, cùi nhãn còn có thể sử dụng làm thuốc, với tên gọi “long nhãn nhục”. Tất cả các bộ phận khác của cây nhãn, như hạt nhãn, vỏ quả, rễ, cho tới hoa và lá, đều có thể sử dụng làm thuốc.

    Giảm mất ngủ

    Đối với những người hay gặp tình trạng khó ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ, khi sử dụng long nhãn sấy một cách đều đặn thì sẽ cải thiện đáng kể. Nguyên nhân là khi nhãn đi vào cơ thể nó giúp cơ thể tăng cường hấp thụ các chất sắt.

    Giảm căng thẳng, mệt mỏi

    Theo thuyết y học cổ truyền Trung Hoa thì long nhãn phơi khô hoặc sấy có tác dụng chống căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, và ngăn cản sự mất trí nhớ.

    Trị suy nhược thần kinh

    Cho long nhãn sấy vào xoong, cho thêm nước vào sắc, để nguội uống sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh (một loại rối loạn thần kinh, do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức).

    Quả long nhãn tốt cho lá lách

    Ăn nhãn giúp kích thích lá lách và tim khỏe mạnh hơn. Do quả nhản giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt và tạo cảm giác êm dịu đối với hệ thần kinh gần lách và tim.

    Khử mùi hôi nách

    Lấy bột hạt nhãn trộn đều với dấm chua, bôi lên vùng nách. Chỉ vài lần mà mùi hôi đã đỡ rồi hết hẳn, cho bạn cơ thể thơm tho.

    Trị rắn cắn

    Hạt quả long nhãn có tác dụng chữa trị rắn cắn. Một số người thường lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, một số chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc của rắn, do đó mà vết cắn được chữa trị.

    Chống đau dạ dày

    [​IMG]

    Nước ép từ quả nhãn có tác dụng trong điều trị đau dạ dày, chứng mất trí nhớ. Bạn có thể bóc lấy cùi nhãn, ép lấy nước uống hoặc ngâm cùi nhãn với một ít đường trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần.

    Tăng tuổi thọ

    Nhãn cũng được biết đến là loại quả có tác dụng làm vết thương nhanh lành và tăng cường tuổi thọ. Long nhãn có khả năng chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ các tế bào không bị tổn thương. Mặt khác, chúng cũng giúp giảm bớt nguy cơ một số bệnh ung thư và tăng lượng tế bào sinh sản ở phụ nữ.

    Giúp cầm máu

    Nếu bạn bị chảy máu, bạn lấy hạt nhãn giã nhỏ và đắp lên vết thương mỗi ngày một lần. Vết thương sẽ nhanh chóng liền sẹo.

    Làm đẹp tóc

    Hạt của nhãn có chứa hợp chất saponin rất tốt cho tóc. Vì vậy, ta có thể sử dụng hạt nhãn thay nước gội đầu.

    Tốt cho tuyến tụy

    Ăn nhãn thường xuyên cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc một số bệnh ở tuyến tụy, sự thèm chất ngọt và tốt cho các cơ quan sinh sản của phụ nữ.

    Trị thận hư

    Lấy khoảng 500g long nhãn ngâm với 1 lít rượu, ngâm trong nửa tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày nên uống khoảng 1 chén nhỏ vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cải thiện bệnh tình.
    Làm đẹp da

    Với khả năng chống lão hóa nên long nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm

    Các bộ phận khác của quả nhãn cũng là thuốc

    Ngoài Long nhãn nhục, tất cả các bộ phận khác của cây nhãn đều có thể sử dụng làm thuốc.

    - Hạt nhãn (Long nhãn hạch) có vị chát; có tác dụng giảm đau, cầm máu, lý khí hóa thấp; dùng để chữa chứng thiên trụy, tràng nhạc và một số chứng bệnh ngoài da như chốc lở, đứt chân tay …

    - Vỏ quả nhãn (Long nhãn xác) có vị ngọt, tính ấm, không độc, vào kinh Phế. Có tác dụng trừ phong, chữa chóng mặt, dùng ngoài chữa bỏng và vết thương ngoài da.

    - Lá nhãn (Long nhãn diệp) có vị nhạt, tính bình; có tác dụng chữa cảm mạo, sốt rét, an thai.- Hoa nhãn (Long nhãn hoa) sắc uống có thể chữa chứng bí tiểu tiện.

    - Vỏ thân cây nhãn (Long nhãn thụ bì) có tác dụng trị cam tích, đinh sang (mụn nhọt).

    - Rễ cây nhãn (Long nhãn căn) vị đắng, chát; có tác dụng chữa khí hư bạch đới, trị giun chỉ (‘lariasis)
     
  11. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    htrc m đổ quá tay ra nhiêu quá, cuối cùng chạy ko kịp
     
  12. thucpham336

    thucpham336

    Tham gia:
    3/12/2013
    Bài viết:
    46,365
    Đã được thích:
    9,997
    Điểm thành tích:
    4,613
    bột sắn dây công nhận là uống rất mát
     
  13. takavn2014

    takavn2014 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/11/2014
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Nhưng ăn nhãn nhiều dễ bị … dát lưỡi và nóng trong gây nhiệt miệng mn ạ. Tuy thế k mùa nhãn nào là em kiêng nổi. kệ nóng mấy cũng vẫn ăn. Mà giờ biết nhiều công dụng vậy lại càng ăn ác
     
  14. immortelle_pa

    immortelle_pa Super Member - Nước hoa mini auth Pháp

    Tham gia:
    13/7/2012
    Bài viết:
    4,719
    Đã được thích:
    557
    Điểm thành tích:
    773
    đúng đó ạ. vừa mát vừa bổ. pha vừa phải là con dễ ăn
     
  15. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Sắn dây có những bộ phận thường dùng: củ, hoa, dây, bột từ củ sắn dây gọi là cát phấn... Sau đây là những bài thuốc trị bệnh từ loại cây này.
    1. Cát căn: theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ (chứng cổ gáy bị cứng do cảm nắng, huyết áp cao). Củ sắn cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng theo chiều dọc, phơi khô dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước, ban sởi không mọc được.

    Mỗi lần nấu từ 8-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước uống. Củ sắn dây đem nướng vàng, rồi sắc hoặc tán bột dùng có tác dụng trị tiêu chảy khó tiêu. Ngoài ra, củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc mềm, ăn sẽ tốt cho tỳ vị và mát cơ thể.

    2. Cát hoa: dùng 20-40 gr hoa sắn dây (loại khô) đem nấu nước uống, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là giải rượu.

    3. Cát căn đằng: dùng dây sắn đốt tồn tính (đốt chưa cháy hoàn toàn) rồi đem tán bột, uống với nước có tác dụng trị viêm họng, viêm thanh quản cấp tính.
    [​IMG]

    4. Cát phấn: bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh trị chứng cảm nắng đau đầu, khô mũi, tiểu vàng. Bột sắn dây còn trị được kiết lỵ do ăn nhiều thức ăn cay, nóng - bằng cách hòa bột với nước cho tan đều, thêm vào một ít đường, rồi bắc lên bếp, khuấy đều tay đến khi dung dịch này đặc lại là dùng được.

    Hoặc chế biến "chè bông cau" từ bột củ sắn dây, bằng cách: Đậu xanh đã cà vỡ đem ngâm trong nước cùng một ít muối trong 2 giờ. Nấu nồi nước sôi, cho đậu xanh vào nấu đến khi đậu thật mềm.

    Dùng bột sắn dây đã hòa tan trong nước lạnh cho từ từ vào nồi đậu xanh, vừa cho vào vừa khuấy đều tay, rồi cho đường, hương liệu vào. Chờ sôi lại khoảng 2 phút chè trong nồi chuyển từ trắng đục sang trong. Món chè này có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể.

    5 - Một số ứng dụng cụ thể khác
    - Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.

    - Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.

    - Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.

    - Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

    - Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được.

    - Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống.
    AloBacsi.vn
    Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam
     
    cafe Tep thích bài này.
  16. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Con em được 17 tháng tuổi rồi. Bà ngoại em hôm vừa rồi cho về quê 1 tuần vừa là chơi vừa cai sữu luôn. trên này nhà em ở chung cư tầng 22 lên ít có muỗi lắm. Về quê do ko quen sao ấy bị muỗi đốt sưng tịt mặt và người lên. Ngày cháu chơi ngoan, nhưng đêm bị ngứa khóc khổ lắm. Em cũng mua tip thuốc kem chống muối đốt bôi rồi nhưng ko hợp sao ấy, bôi con em khó chựu bứt rứt, em bôi thuốc đánh răng cũng chưa thấy đỡ mấy. Mẹ nào có kinh nghiệp bảo giúp em với. em cảm ơn ạ
     
  17. giangmy9x

    giangmy9x Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/9/2014
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    83
    vết muỗi theo mình cứ để tự nhiên vài ngày là khỏi thôi. Trẻ con thì gần như trẻ nào chẳng dính vào lần muỗi đốt khủng khiếp. Còn phòng muỗi thì bạn nên dùng mấy loại thuốc xịt muỗi dành cho trẻ nhỏ ý, xịt xung quanh màn dùng khá hiệu quả
     
  18. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Bé nhà mình về muỗi đốt chi chít. Mà muỗi ở quê kinh khung đốt qua áo qua quần luôn. Bạn bảo bà bôi dầu cho con vào chân tay cho muỗi sơ ko tới cũng đỡ bị đốt. Còn giờ mua remos thuốc trị con trùng cắn cho con. Bôi ít một thôi ko bé xót sau lại bôi tieép vài lần là nốt ngứa đó sẽ hết ngứa.
     
  19. cenreahang

    cenreahang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/6/2014
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn nên bảo bà xịt thuốc muỗi cho bớt muỗi, muỗi đốt nhiều quá sẽ gây bệnh đó. bé nhà mình hôm trc cũng bị muỗi đốt ở chi chít trên mặt, trên tai, mắt sưng húp lên, tai thì đỏ sưng dày. Mình mua lọ trị muỗi đốt mosvidick, bôi hơi xót nên mình chỉ dám bôi vài tai và các nốt ko gần mắt, gần miệng thôi. Bôi thấy qua 1 đêm đỡ hẳn. Bạn thử dùng cho con xem
     
  20. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    mùa này lắm muỗi khổ thật, mn dùng muối trắng di vào những chỗ muỗi cắn xem sao.
     

Chia sẻ trang này