Hỏi đáp về tiêm chủng mở rộng về tiêm vắc xin sởi - Rubella trong chương trình Tiêm chủng mở rộng

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi buithanhhoa312, 20/3/2015.

  1. buithanhhoa312

    buithanhhoa312 Thanh Hoa

    Tham gia:
    20/3/2015
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm đủ 3 liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi, viêm màng não do Hib (DPT - VGB – Hib) vào lúc 2,3,4 tháng tuổi và uống vắc xin bại liệt. Cháu nhà bạn đã 5 tháng tuổi mặc dù đã bị bệnh ho bạn hãy cho con đi tiêm chủng vắc xin theo lịch trên để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do Hib đồng thời uống vắc xin phòng bại liệt tại các trạm y tế xã / phường. Việc chờ đợi văc xin trong tiêm chủng dịch vụ sẽ làm lỡ cơ hội các cháu được tiêm chủng đúng độ tuổi các cháu cần được tiêm vắc xin bảo vệ phòng bệnh. Các vắc xin được sử dụng trong chương trình TCMR đều đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng của Tổ chức y tế thế giới. Các mẫu vắc xin cũng đã được kiểm tra và khẳng định về tính an toàn tại Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và sinh phẩm y tế cũng như tại các phòng xét nghiệm quốc tế. Chất lượng và độ an toàn của vắc xin sử dụng trong chương trình TCMR không khác gì so với các vắc xin sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ.
     
    Đang tải...


  2. kunkonit

    kunkonit Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    28/11/2013
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Các mẹ có gặp vấn đề gì trong khi đưa các con đi tiêm thì cứ gửi câu hỏi nhé ! Các chuyên gia sẽ tận tình trao đổi để các mẹ hiểu hơn.
     
  3. thanhmai6689

    thanhmai6689 Thành viên mới

    Tham gia:
    13/6/2014
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Vi rút viêm gan B lây truyền như thế nào vậy ? Có chuyên gia nào giải đáp kỹ giúp mình được không ạ?
     
  4. buithanhhoa312

    buithanhhoa312 Thanh Hoa

    Tham gia:
    20/3/2015
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Chào bạn,
    • Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do vi rút viêm gan B. Trên thế giới ước tính có khoảng hơn 2 tỷ người (30% dân số) bị nhiễm vi rút viêm gan B và hơn 400 triệu người bị bệnh gan mạn tính. Hàng năm, ít nhất có khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong do xơ gan và ung thư gan.
    • Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao (khoảng 10-20%) đặc biệt tỷ lệ mang vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và ở trẻ em là 2-6%.
    • Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
    Vi rút viêm gan B có thể lây truyền qua các đường sau:

    • Lây từ mẹ qua con (chu sinh): Trẻ sơ sinh là nguồn nhiễm vi rút viêm gan B chủ yếu ở nhiều nước trên thế giới. Lây truyền vi rút từ mẹ sang trẻ trong lúc sinh rất dễ dàng.
    • Lây truyền từ trẻ qua trẻ: Lây truyền thường xảy ra ở nhà, bệnh viện nhi, trường học và nhà trẻ. Cơ chế lây truyền từ trẻ qua trẻ có thể liên quan đến sự tiếp xúc các vết thương, vết trầy xước nhỏ ở da, niêm mạc có chảy máu, hay dịch tiết của vết thương. Vi rút viêm gan B cũng có thể lây truyền bằng cách tiếp xúc với nước bọt thông qua vết cắn, vết trầy xước khác ở da và cũng như qua sự nhai thức ăn trước cho trẻ.
    • Lây truyền qua sự tiêm chích và truyền máu: Tiêm không an toàn là đường lây truyền chủ yếu của vi rút viêm gan B và những bệnh khác (viêm gan C, HIV) trên nhiều quốc gia.
    • Lây truyền trong khi quan hệ tình dục: Khi có trầy xước, tiếp xúc với máu hoặc các dịch khác của cơ thể.
    Thân!
     
  5. kunkonit

    kunkonit Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    28/11/2013
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn Thanh Hằng có gửi câu hỏi nhờ chuyên gia giải đáp: em sinh bé ở bệnh viện không thấy bác sỹ bảo phải tiêm chủng. Em lên mạng mới biết con phải tiêm viêm gan B, cứ lo lo. Cho em hỏi bé nhà em 15 ngày rồi có tiêm viêm gan B được không? Nếu được thì tiêm ở đâu?
     
  6. buithanhhoa312

    buithanhhoa312 Thanh Hoa

    Tham gia:
    20/3/2015
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Trả lời:
    Chào bạn!
    Vắc xin viêm gan B sơ sinh là vắc xin được tiêm chủng để phòng lây nhiễm viêm gan B cho trẻ, chủ yếu là từ mẹ sang con. Vắc xin cần được tiêm sớm trong vòng 24 giờ sau sinh để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Trong trường hợp bé chưa được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ thì có thể tiêm cho bé càng sớm càng tốt trong tháng đầu sau sinh. Bạn có thể đưa bé đi tiêm chủng ở trạm y tế xã phường nơi bạn sống để được cán bộ y tế tư vấn và chỉ định đầy đủ.
     
  7. kunkonit

    kunkonit Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    28/11/2013
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Chị Dung hỏi: Ngành y tế khuyến cáo không có vắc xin nào an toàn tuyệt đối, vậy vì sao lại tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ quá sớm 24 giờ đầu sau sinh. Vắc xin này có thể gây phản ứng như thế nào? Làm sao biết được phản ứng bất thường do vắc xin này khi trẻ được tiêm còn quá nhỏ, thậm chí mẹ còn chưa biết được tính nết con mình thì sao biết được bất thương?
     
  8. buithanhhoa312

    buithanhhoa312 Thanh Hoa

    Tham gia:
    20/3/2015
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Trả lời:
    - Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm của bệnh viêm gan B là lây truyền từ mẹ sang con. Tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm gan B trong vòng 24 giờ là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút từ mẹ sang con, có hiệu quả bảo vệ lên tới 80 đến 95%. Tiêm vắc xin viêm gan B muộn hơn vào thời điểm 7 ngày sau sinh, khả năng phòng lây truyền từ mẹ sang con giảm xuống còn từ 50 đến 57%. Điều này đặc biệt quan trọng vì hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút từ mẹ khi sinh sẽ có 90% nguy cơ trở thành bệnh mãn tính và khoảng 25% trong số đó sẽ mắc ung thư và xơ gan. Bên cạnh đó trẻ cũng có nguy cơ lây nhiễm từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết xước, chảy máu. Vì vậy, trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh để chủ động phòng lây nhiễm ngay sau khi ra đời.
    - Vắc xin viêm gan B hiện đang sử dụng là vắc xin tái tổ hợp, khi tiêm không đưa vi rút viêm gan B vào cơ thể, vì vậy tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là an toàn. Tuy nhiên, cũng như tất cả các thuốc khác, sau khi tiêm trẻ có thể có các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm với tỷ lệ từ 3 đến 9%, sốt trên 37,7 độ tỷ lệ từ 0,4 đến 8%.
    - Sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỷ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600.000 đến 1.000.000 liều vắc xin. Vì vậy, sau khi tiêm trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và mẹ trẻ cần theo dõi ít nhất 24 giờ sau khi tiêm.
    - Sau tiêm trẻ có thể quấy khóc hơn, các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho trẻ bú. Nếu có các phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v.v…Các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, chườm mát và theo dõi trẻ. Đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu phản ứng kéo dài hơn 1 ngày hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú…
     
  9. buithanhhoa312

    buithanhhoa312 Thanh Hoa

    Tham gia:
    20/3/2015
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Một bạn nữ có câu hỏi:
    Như Bộ Y tế cho biết, có nhiều trẻ bị sởi do chưa tiêm chủng, nhưng nhiều trẻ chưa đến lịch tiêm vắc xin sởi đã mắc bệnh này. Vậy có nên cho trẻ tiêm sởi sớm hơn so với lịch tiêm hiện nay không (hiện nay mũi 1tiêm lúc 9 tháng tuổi)?
    Trả lời bạn:
    Sởi là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao. Bệnh có khả năng lây nhiễm cho những người chưa có miễn dịch phòng bệnh. Trẻ nhỏ khi sinh ra có thể nhận được kháng thể do mẹ truyền cho trong quá trình mang thai. Miễn dịch này giúp bảo vệ trẻ trong vòng 6-9 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bà mẹ không có miễn dịch do chưa từng mắc bệnh hoặc chưa từng tiêm vắc xin sởi nên không có kháng thể phòng bệnh cho con. Những trẻ sinh ra từ các bà mẹ này có nguy cơ mắc sởi cao hơn. Hiện nay lịch tiêm vắc xin sởi được áp dụng cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Việc tiêm vắc xin sởi trước thời điểm này sẽ khiến cho nhiều trẻ không tạo được miễn dịch đầy đủ vì vậy mũi tiêm này không được coi là mũi tiêm trong lịch. Nếu trẻ tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi do trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi trẻ cần tiêm lại vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi và vẫn cần tiêm mũi thứ hai lúc 18 tháng tuổi theo lịch tiêm chủng hiện hành. Bạn không nên cho bé tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi nếu không có chỉ định của cán bộ y tế.
    Để chủ động phòng chống bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi trong tình huống xảy dịch, nghiên cứu đáp ứng miễn dịch cho nhóm này sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
     
  10. kunkonit

    kunkonit Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    28/11/2013
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Nhiều bố, mẹ đã quên mất bệnh ho gà trong khi thời gian gần đây đã có các trẻ mắc ho gà phải nhâp viện, thậm chí có những bé trong tình trạng nặng. Bệnh có thể gây tử vong do suy hô hấp nếu chẩn đoán, điều trị muộn. Các bố, mẹ đừng lơ là việc cho con đi tiêm vắc xin ho gà (là thành phần có trong vắc xin "5 trong 1" Quinvaxem, tiêm miễn phí tại các trạm y tế xã, phường nơi gia đình sinh sống), kẻo nguy cơ rất lớn cho bé!. Nhớ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch nhé!
    Xem thêm tại đây: http://tiemchungmorong.vn/vi/content/benh-ho-ga-va-cach-phong-chong.html
     
  11. Canon™

    Canon™ Thành viên tập sự

    Tham gia:
    31/3/2015
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Tôi xin hỏi: Cháu tôi đã được tiêm một mũi vắc xin sởi đơn (lúc 9,5 tháng) và đã tiêm một mũi vắc xin sởi - rubella trong chiến dịch (lúc 13 tháng tuổi). Vậy thời điểm cháu 18 tháng tuổi có phải chích vắc xin sởi theo lịch tiêm chủng nữa không? Cháu chưa chích vắc xin phòng bệnh quai bị, thì cháu nên chích vắc xin quai bị vào thời điểm nào, và nên chích vắc xin quai bị nào (mũi dơn, 2 trong 1 hay 3 trong 1)? Trân trọng cảm ơn.
     
  12. buithanhhoa312

    buithanhhoa312 Thanh Hoa

    Tham gia:
    20/3/2015
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Chào bạn.
    Cháu đã được tiêm vắc xin sởi và vắc xin sởi-rubella, bạn vẫn cần cho cháu đi tiêm nhắc lại mũi sởi khi 18 tháng tuổi để củng cố miễn dịch phòng bệnh sởi; hoặc bạn có thể cho cháu tiêm vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – rubella (MMR) tại điểm tiêm chủng dịch vụ. Việc tiêm vắc xin như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu.
    Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.
     
    Canon™ thích bài này.
  13. kunkonit

    kunkonit Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    28/11/2013
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Cho tôi hỏi cháu bé được 6 tháng. Bé đã tiêm đủ ba mũi viêm gan B rồi. Và cháu cũng tiêm được hai mũi "5 trong 1" vắc xin dịch vụ. Giờ hết vắc xin "5 trong 1" dịch vụ, tôi muốn cho cháu tiêm "5 trong 1" của chương trình tiêm chủng mở rộng có được không?
     
  14. thanhmai6689

    thanhmai6689 Thành viên mới

    Tham gia:
    13/6/2014
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Cháu bé nhà em được 3 tháng tuổi đã tiêm đủ 3 mũi Viêm gan B, đợt này tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem có được không? Cảm ơn anh chị !
     
  15. buithanhhoa312

    buithanhhoa312 Thanh Hoa

    Tham gia:
    20/3/2015
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Trả lời:
    Chào bạn!
    Vắc xin 5 trong 1(Pentaxim) trong tiêm chủng dịch vụ là vắc xin chứa các thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib. Vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là loại vắc xin 5 trong 1, chỉ khác nhau 1 thành phần là viêm gan B thay cho bại liệt. Bạn có thể cho cháu đi tiêm vắc xin Quinvaxem và kết hợp uống vắc xin bại liệt (OPV) tại trạm y tế trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu và không nên chờ có vắc xin dịch vụ mới cho cháu đi tiêm vì trẻ có thể mắc bệnh nếu không tiêm đầy đủ và đúng lịch. Lưu ý khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu nhà bạn đã tiêm vắc xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.
     
  16. buithanhhoa312

    buithanhhoa312 Thanh Hoa

    Tham gia:
    20/3/2015
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Trả lời:
    Chào bạn!
    Vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng là vắc xin phối hợp để phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Con bạn có thể tiêm chủng vắc xin này, việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu, khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu nhà bạn đã tiêm vắc xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.
     
  17. MeBumthui

    MeBumthui Thành viên mới

    Tham gia:
    29/3/2015
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn ơi cho mình hỏi địa chỉ và lịch tiêm chủng mở rộng với. Bé nhà mình 4th mà chưa tiêm mũi nào 5in1 vì đợi vacxin dịch vụ. Gio minh muon cho bé đi tiêm mở rộng nhưng mà qua lò đúc thấy đông quá. Ko biet co dia chi tiem nao vang hon khong. Bé còn nhỏ mình ngại xếp hag doi lau. Cam on bạn nhiều ạ.
     
    Canon™ thích bài này.
  18. khanh thy shop

    khanh thy shop Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/12/2015
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Được mẹ nó nhé
     

Chia sẻ trang này