Tranh luận: Bài học từ sai lầm

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Capro, 4/5/2015.

  1. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Vừa rồi, có bạn chia sẻ trên diễn đàn một bài báo với tựa là “Khởi nghiệp: Không cần sờ vào điện 220 vôn cũng biết điện giật có hại”. Bài báo này tôi cũng đã từng đọc trên một trang báo mạng dành cho doanh nhân và tôi cũng đồng ý với tác giả của bài báo đó.

    [​IMG]

    Những tri thức mà bạn học được từ sách vở, trường lớp là rất ít và không đầy đủ. Trên đường đời, những bài học sâu sắc nhất mà bạn học được lại là từ cuộc sống. Cuộc sống là người thầy thật nghiêm khắc và phương pháp dạy học của nó là bạn phải mắc sai lầm trước rồi mới từ đó rút ra bài học cho mình. Để có thể rút ra bài học, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình. Bản thân sai lầm không có gì đáng sợ, đáng sợ là ở chỗ sai lầm một cách vô ích: Sau khi phạm sai lầm, chúng ta không biết phân tích nguyên nhân thất bại để tránh vấp ngã lần sau. Một bài học về sai lầm còn có giá trị hơn kinh nghiệm về thành công.

    Thế nhưng, liệu có nhất thiết phải vấp ngã để có được bài học kinh nghiệm xương máu? Không ngại thất bại là một trong những phẩm chất cần có của một doanh nhân. Tuy nhiên, nếu bạn không cần vấp ngã, không phạm sai lầm, không để bản thân mình thất bại mà vẫn có được bài học quý, vậy chẳng phải điều tốt hơn ư? Thực tế cho thấy, càng thất bại, chúng ta càng tổn thất. Tổn thất về tiền bạc, về thời gian, về công sức, về tinh thần… Càng thất bại, giấc mơ giàu có của chúng ta càng trở nên xa vời. Càng thất bại, chúng ta càng thụt lùi trên con đường cạnh tranh mưu cầu hạnh phúc. Tôi cũng biết có những người sau khi thất bại, không thể nào gượng dậy nổi nữa…

    Có người đã căn cứ vào khả năng rút ra bài học từ sai lầm để chia con người thành 3 kiểu người khác nhau. Tôi cũng xin được trình bày trong bài viết này để các bạn có thể chiêm nghiệm về bản thân và cuộc sống:

    • Kiểu người thứ nhất: Không biết rút ra bài học từ sai lầm, luôn luôn phạm phải những sai lầm giống nhau. Họ không thể vươn lên trong cuộc sống được.
    • Kiểu người thứ hai: Tuy có thể rút ra bài học từ sai lầm của mình, không phạm phải những sai lầm giống nhau, nhưng do không biết phát hiện ra những điều mang tính quy luật nên luôn phạm phải những sai lầm khác nhau. Họ không biết phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, tuy vậy, cũng có thể coi họ là người thông minh.
    • Kiểu người thứ ba: Không phạm phải những sai lầm của mình cũng như của người khác đã từng mắc phải. Kinh nghiệm của người khác cũng chính là kinh nghiệm của mình. Chỉ có những người này mới biết phát huy một cách tối đa những bài học từ thất bại.
    Trên thực tế, đôi khi chúng ta vẫn làm những việc mà mình cho rằng sai lầm. Ví dụ như một người biết rằng hút thuốc là có hại nhưng không tài nào bỏ được thuốc lá. Hoặc có người biết mình đi lạc, nhưng sĩ diện không hỏi người xung quanh đến nỗi đi loanh quanh tới tận khuya mà vẫn chưa tìm được đường về. Để có thể rút ra được bài học từ sai lầm, nhất thiết chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình. Dám thừa nhận sai lầm, cũng là một phương pháp để hoàn thiện bản thân. Sau đây là một số phương pháp để chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm:

    • Thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình, không đổ lỗi cho người khác.
    • Phân tích nguyên nhân gốc rễ của sai lầm đó. Việc này đòi hỏi phải tiến hành thật nghiêm túc, tỉ mỉ. Bạn cũng có thể tham khảo phương pháp 5 Why của các công ty Nhật Bản.
    • Lên kế hoạch phương pháp để khắc phục sai lầm và phòng ngừa rủi ro tương tự có thể xảy ra.
    • Đừng nuối tiếc quá khứ hay những gì đã xảy ra mà phải biết biến chúng thành động lực để thành công trong tương lai.
    Cuộc đời những người thành đạt cho thấy họ không phải lúc nào cũng có những quyết định đúng đắn. Ngay cả việc mua lại Berkshire Hathaway, Warren Buffet cũng cho rằng đây là sai lầm lớn của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải biết biến nó thành bài học kinh nghiệm quý giá cho mình. Như vậy vẫn chưa đủ, hãy quan sát, học hỏi những những doanh nhân đi trước, bạn sẽ tránh được những sai lầm mà họ đã từng mắc phải.

    Đâu cần phải sờ vào điện mới biết điện giật có hại đến như thế nào. Đâu cần bạn phải tự cắt vào tay mới biết đau khi chảy máu. Hãy trau dồi tri thức và học hỏi không ngừng nghỉ, nhất định, có một ngày bạn sẽ đạt được ước mơ của đời mình.

    Capro
    29/04/2015
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Capro
    Đang tải...


  2. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    825
    Điểm thành tích:
    823
    Cảm ơn chị vì những chia sẻ vô cùng đáng quý
     
    Capro thích bài này.
  3. MaiHuong_1710

    MaiHuong_1710 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    225
    Điểm thành tích:
    133
    Nhiều khi biết mình sai nhưng không dám nhận, không dám sửa, cuối cùng là sai một li đi một dặm luôn :(
     
    Capro thích bài này.
  4. vietlongjapan

    vietlongjapan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    644
    Đã được thích:
    105
    Điểm thành tích:
    83
    Trong kinh doanh không thể nói tài được, bạn có tin rằng yếu tố may mắn cũng có 1 phần không? Ta chỉ có thể làm hết khả năng, chuẩn bị hết các phương án A-B-C,... để hạn chế mức độ rủi ro xuống thấp nhất. Còn việc thành công thì hãy để thời gian và công sức bạn bỏ ra trả lời.
     
  5. vuhangtn2

    vuhangtn2 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/9/2013
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Mình toàn sai lầm đến 2,3 lần mới rút nổi kinh nghiệm. Lần đầu sai mà lâu rồi là quên lại mắc y chang lỗi đó
     
  6. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề làm sao để rút ra bài học từ sai lầm chứ không nói đến việc làm thế nào để thành công! Tích lũy kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân và của người khác sẽ bớt phải trả giá và từ đó, có thể có được thành công.
     
    RiverSea143 thích bài này.
  7. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    Đúng rồi, mỗi bài nói về một chủ đề riêng. Bài này nói về "Học từ sai lầm cá nhân, sai lầm của người khác"

    Người khôn (giỏi) là biết tận dụng để học từ sai lầm của người khác thay vì học từ quá nhiều sai lầm của chính mình. Biết là ko tránh thể khỏi sai lầm, biết là mỗi hoàn cảnh thực tế là không giống hệt nhau, nhưng hãy hạn chế sai lầm của mình bằng việc học từ sai lầm của người khác. Mình nghĩ đó là mục đích của bài viết này.
     
    Capro thích bài này.
  8. Dreamkid.vn

    Dreamkid.vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2014
    Bài viết:
    1,000
    Đã được thích:
    363
    Điểm thành tích:
    173
    Cảm ơn thông tin bạn mang tới nó thật quý giá.
     
    Capro thích bài này.
  9. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Cám ơn bạn đã động viên. Mình sẽ cố gắng viết nhiều bài viết hữu ích hơn cho diễn đàn!
     

Chia sẻ trang này