Cùng tìm hiểu về thị trường chứng khoán !

Thảo luận trong 'Học tập' bởi meshinlqt, 11/5/2015.

  1. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Mình làm bên Cty CK VNDIRECT, năm nay là một năm khá khó khăn với nhà đầu tư chứng khoán.
    Từ đầu năm đến giờ vẫn chưa có con sóng nào ra hồn. Mình vừa làm vừa đầu tư nên năm nay cũng rất khó khăn nên mình và vợ lọ mọ trên diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm kinh doanh của các mẹ kiếm thêm nghề tay trái. Tìm được nhiều sự chia sẻ rất bổ ích và chân thành, tới đây mình cũng sẽ học tập các mẹ kinh doanh online. Hôm nay rảnh nên cũng muốn chia sẻ một số kiến thức về chứng khoán mà mình thấy khá tổng hợp và cần thiết cho nhà đầu tư chứng khoán để cha mẹ nào đang tham gia thị trường có thêm kiến thức để giảm thiểu những rủi ro do thiếu kiến thức trên thị trường khốc liệt này. Có cha mẹ nào muốn giao lưu thì có thể liên hệ skype: lqtrung9999 hoặc sdt 0969879686 để giao lưu trao đổi nhé. Dưới đây mình sẽ hệ thống những kiến thức mà mình chắt lọc nhất trên mạng để chia sẻ với các mẹ. Hi vọng sẽ có ích cho mọi người!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi meshinlqt
    Đang tải...


  2. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Hai phương pháp phân tích quan trọng nhất trong việc đưa ra quyết định đầu tư trong chứng khoán đó là: Phân tích cơ bản và Phân tích kĩ thuật

    Hôm nay mình sẽ nói về phân tích cơ bản.

    Bài 1: Phân tích cơ bản là gì?

    Phân tích cơ bản (Fundamental analysis hay còn gọi là FA) là việc xem xét những tác động đến nền kinh tế, các nhóm ngành và các công ty. Mục đích của việc phân tích cơ bản là nhằm để có được dự báo xu hướng giá cả của cổ phiếu hoặc hàng hóa trong tương lai. Ở cấp độ công ty, phân tích cơ bản là xem xét các báo cáo tài chính, sự quản lý, kế hoạch kinh doanh và sự cạnh tranh của công ty đó. Ở cấp độ ngành, đó là sự xem xét lực cung và cầu của các sản phẩm của ngành công nghiệp đó. Ở cấp độ nền kinh tế, phân tích cơ bản sẽ tập trung vào các dữ liệu trong nước và ngoài nước để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế ở hiện tại và tương lai.

    Để dự đoán giá cổ phiếu ở tương lai, phân tích kỹ thuật kết hợp xem xét nền kinh tế, ngành và cả doanh nghiệp để xác định giá trị đúng của cổ phiếu và dự đoán được giá tương lai. Nếu giá trị đúng của cổ phiếu khác giá hiện tại của cổ phiếu thì nhà phân tích cơ bản cho rằng giá cổ phiếu đang bị thấp hoặc đang bị cao so với giá trị thực. Giá thị trường sẽ dần bị điều chỉnh về đúng giá trị thật. Nhà phân tích cơ bản không quá chú tâm vào những lời khuyên hay đe dọa của những người khác, họ tin rằng thị trường chưa phản ánh đúng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Họ tin rằng thị giá cổ phiếu chưa phản ánh được hết thông tin và thị giá chưa phản ánh đúng giá trị thực. Nhà đầu tư cơ bản từ đó sẽ tận dụng sự chênh lệch giữa thị giá và giá trị thực để quyết định mua bán.
     
  3. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Các bước phân tích cơ bản:
    Phân tích cơ bản cũng chẳng có các bước rõ ràng nào. Tuy nhiên fotoget.blogspot.com đưa ra một cách phân tích cơ bản như sau. Cách phân tích này sẽ đi từ tổng quát đến chi tiết. Đầu tiền chúng ta sẽ phân tích nền kinh tế chung trước, sau đó chúng ta đi đến phân tích từng nhóm ngành và so sánh các nhóm ngành này với nhau để biết được nhóm ngành thuận lợi để đầu tư, sau đó chúng ta phân tích đến các công ty trong nhóm ngành đã chọn và so sánh các công ty trong cùng nhóm ngành. Lưu ý: chúng ta không so sánh công ty ngành này với công ty ngành khác. Ví dụ: chúng ta không so sánh ngân hàng thương mại cổ phần quân đội MBB với công ty đầu tư hạ tầng kỹ thuật CII vì 2 công ty này khác ngành với nhau.
    1. Phân tích nền kinh tế:
    Đây là bước phân tích đầu tiên trong phân tích cơ bản. Nền kinh tế giống như là đại dương, sóng và thủy triều và những nhóm ngành và doanh nghiệp thì như những chiếc thuyền. Khi nền kinh tế mở rộng, các nhóm ngành và doanh nghiệp gặp thuận lợi và phát triển. Khi nền kinh tế đi xuống, hầu hết các lĩnh vực và doanh nghiệp đều phải chịu đựng sự khó khăn. Nhiều nhà kinh tế học đánh giá sự đi lên và đi xuống của nền kinh tế thông qua lãi suất. Lãi suất được xem như là chỉ số dẫn đầu của thị trường chứng khoán. Mặc dù không hoàn toàn đúng, nhưng mối tương quan giữa giá cổ phiếu và lãi suất cũng không nên bỏ qua. Một khi nền kinh tế chung đang mở rộng và phát triển, các nhà đầu tư cũng nhìn sâu vào nền kinh tế để phân ra các nhóm ngành khác nhau để tiếp tục đào sâu nghiên cứu. Một khi nền kinh tế eo hẹp và khó phát triển thì thị trường cổ phiếu thường hay giảm giá rất nhanh và mạnh nên chúng ta có thể hạn chế đầu tư vào nền kinh tế.
    2. Lựa chọn nhóm ngành
    Nếu phân tích ở trên thấy nền kinh tế phát triển, thì trong sự phát triển này thì sẽ có một số nhóm ngành phát triển hơn những nhóm ngành còn lại. Nhà đầu tư có thể lựa chọn nhóm ngành để đầu tư ví dụ như: tài chính, vận tải, công nghệ thông tin, nguyên liệu cơ bản, năng lượng, công nghiệp
    Nếu phân tích ở trên thấy nền kinh tế đang co hẹp, thì trong sự co hẹp này thì sẽ có một số ngành giữ được doanh thu ổn định như là: hàng tiêu dùng thiết yếu, kim loại quý, y tế và tiện ích.
    Để đánh giá nhóm ngành tiềm năng, nhà đầu tư cần phải xem xét tốc độ phá triẻn chung, độ lớn thị trường và sự quan trọng của nhóm ngành đối với nền kinh tế. Mặc dù doanh nghiệp cũng quan trọng nhưng các nhóm ngành lại ảnh hưởng lớn hơn đến giá cổ phiếu. Khi có sóng, thì giá cổ phiếu sẽ tăng giảm theo nhóm ngành; chỉ một số ít doanh nghiệp tăng giảm không theo nhóm ngành. Do đó đầu tư đúng nhóm ngành thì thường sẽ có nhiều lợi nhuận hơn là đầu tư đúng công ty tốt ở ngành khác.
    3. Lựa chọn doanh nghiệp
    Một khi nhóm ngành được chọn, nhà đầu tư cũng cần phải giới hạn danh sách để lựa ra một hoặc vài công ty trong nhóm ngành đó trước khi đi phân tích sâu hơn. Nhà đầu tư thường quan tâm đến những công ty đầu ngành và và những công ty có những cải tiến tốt. Có thể nhà đầu tư sẽ quan tâm những vấn đề sau: doanh nghiệp đó chiếm thị phần bao nhiêu trên thị trường? Sản phẩm của doanh nghiệp đó trên thị phần thế nào? Điểm mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp đó là gì? Ai là người lãnh đạo doanh nghiệp đó? Doanh nghiệp đó sẽ vượt lên các doanh nghiệp khác như thế nào? Sự phân tích kỹ và so sánh các công ty trong nhóm ngành giúp xác định được cổ phiếu của công ty tốt mà chúng ta có thể sẽ đầu tư.
    4. Phân tích doanh nghiệp
    Với một danh sách vài công ty, nhà đầu tư bắt đầu có thể phân tích kỹ từng công ty. Việc phân tích sẽ chú trọng vào những điểm sau:
    4a. Kế hoạch kinh doanh:
    Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có khả quan và khả thi hay không? Có thị trường để triển khai kế hoạch hay không? Có thể có lợi nhuận hay không? Kế hoạch kinh doanh có được định hướng rõ ràng hay không? Công ty có phải là công ty đầu ngành hay không? Công ty vẫn tiếp tục là công ty đầu ngành chứ?
    4b. Phân tích đội ngũ quản lý
    Để tiến hành kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp phải có đội ngũ quản lý tốt. Những nhà đầu tư có thể xem xét sự quản lý dể đánh giá khả năng lãnh đạo của họ. Một kế hoạch kinh doanh tốt nhưng vào tay đội ngũ quản lý dở thì cũng không thể thành công được. Nhà đầu tư có thể đưa ra những câu hỏi như: Đội ngũ quản lý có sắc bén không? Họ có thành tích gì chưa? Họ đã làm việc với nhau lâu chưa? Đội ngũ quản lý có đưa ra những hứa hẹn khả thi không? Nếu đội ngũ quản lý có vấn đề, tốt nhất không nên đầu tư vào công ty đó.
    4c. Phân tích báo cáo tài chính của công ty đó
    Cuối cùng phân tích doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó. Chúng ta cũng có thể sử dụng một vài chỉ số để phân tích báo cáo tài chính. Các chỉ số phân tích mà chúng ta có thể quan tâm: EPS, P/E, ROE, ROA, P/B,...

    Đến bước này thì các nhà đầu tư đã có khá nhiều thông tin và kết hợp các thông tin đó và đưa ra quyết định đâu là nơi mình sẽ đầu tư tài sản vào.

    Điểm điểm yếu của phân tích cơ bản:
    1. Mất nhiều thời gian
    Phân tích cơ bản có thể giúp bạn nhìn kĩ về một doanh nghiệp nhưng phân tích cơ bản mất quá nhiều thời gian mới có thể nhìn hết được giá trị của doanh nghiệp.
    2. Không đưa ra được giá mua tốt nhất ở một thời điểm nhất định
    Phân tích cơ bản không nhìn thấy rõ được đường đi của giá cả trong thời gian ngắn hạn, nên không thể đoán được giá tốt để mua hoặc bán. Điều này phân tích kỹ thuật có thể làm tốt hơn nhiều.
    3. Phân tích cơ bản đòi hỏi nhà đầu tư phải đầu tư lâu dài, không thể đầu tư ngắn hạn bằng phương pháp phân tích cơ bản.
    4. Phân tích cơ bản thường dự đoán một giá trị thật nào đó của công ty để từ đó biết thị giá hiện nay của công ty là đắt hay rẻ mà mua bán. Mà giá trị thật cũng không thật sự là một giá nhất định. Mỗi nhà đầu tư cơ bản lại có cái nhìn về giá trị thật của doanh nghiệp cũng thật khác nhau.
     
  4. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    mình thì dốt trong khoản này lắm
     
  5. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Phân tích cơ bản thường dành cho dân đầu tư, mua và nắm giữ tầm 3 tháng trở lên, nếu lướt sóng thì chủ yếu ra quyết định dựa vào ptkt bạn ah. ko biết bạn theo trường phái đầu tư hay lướt sóng thế
     
  6. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    mình theo trường phái chộp giật thôi, chứ TTCK VN ko theo một lý thuyết nào cả :D
     
  7. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Chuẩn, trên thị trường có hơn 700 mã, nên mỗi người sẽ tùy theo phong cách của mình để chọn mã bạn ah. nhưng thực sự nghiệm lại thì mình thấy rất nhiều nhà đầu tư theo pp đầu tư cơ bản ăn cổ tức năm tầm 15 đến 30% và đều năm nay qua năm khác mặc cho sóng gió thị trường có cả ăn chênh lệch giá, những mã này chỉ chiếm khoảng 3 đến 5% tổng số mã trên thị trường, còn đa phần vẫn là chiến đầu hàng ngày với thị trường, và thực tế thì đa số vẫn là thua.:(
     
  8. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Tiếp theo mình sẽ sang mảng kiến thức Phân Tích Kỹ Thuật, mình nghĩ kiến thức này nhiều người sẽ muốn tìm hiểu hơn vì đa phần nhà đầu tư CK ở VN vẫn chủ yếu là đầu tư lướt sóng, kiến thức này sẽ bổ trợ rất nhiều cho phong cách đầu tư này.

    Bài 2: Phân tích kỹ thuật là gì?
    Phân tích kỹ thuật (Technical analysis hay còn gọi là TA) là một từ chuyên môn trong lĩnh vực chứng khoán để chỉ việc nghiên cứu giá cả trong quá khứ thông qua các đồ thị để dự đoán được giá cổ phiếu trong tương lai. Những người phân tích kỹ thuật (chartists) dựa vào những lý thuyết được nghiên cứu đưa ra trước đó để dựa vào đó đọc được đồ thị và nhìn ra được giá cổ phiếu trong tương lai. Phân tích kỹ thuật là dùng đồ thị để đoán được giá cả của cổ phiếu, giá cả của hàng hóa, thậm chí chỉ số của thị trường (market indexes).

    Phân tích kỹ thuật thì không mất nhiều thời gian để nhìn vào đồ thị. Phân tích kỹ thuật mất rất ít thời gian là có thể phân tích xong và có thể dự đoán được giá cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường ở tương lai. Phân tích kỹ thuật thì không cần một bằng cấp gì cao siêu để trở thành một chuyên gia. Nếu bạn có thể đọc được đồ thị thì bạn đã là một chuyên gia phân tích kỹ thuật. Nếu bạn chưa là một chuyên gia phân tích kỹ thuật, bạn có thể theo chân trang fotoget.blogspot.com để học hỏi phân tích kỹ thuật và trở thành một chuyên gia.

    Phân tích kỹ thuật dự đoán sự di chuyển giá cả ở thị trường tài chính thông qua sự lên xuống của giá cả ở quá khứ. Giống như dự báo thời tiết, phân tích kỹ thuật cũng không thể nào dự báo hoàn toàn chính xác được tương lai. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật có thể giúp các nhà đầu tư đoán được giá cả lên xuống trong tương lai.

    Nền tảng của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Đây là lý thuyết cơ bản nhất. Những lý thuyết và những công cụ phân tích kỹ thuật cũng dựa vào lý thuyết này mà phát triển ngày một sâu rộng hơn. Để học phân tích kỹ thuật, đầu tiên chúng ta tham khảo qua lý thuyết Dow trước rồi từ đó làm tiền đề nghiên cứu các lý thuyết khác.



    Cty CP CK VNDIRECT
    Chuyên viên tư vấn: Lê Quang Trung
    SĐT: 0969 879 686
    Skype: lqtrung9999


     
    Sửa lần cuối: 18/5/2015
  9. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Bài 3: Lý thuyết Dow là gì?

    Lý thuyết Dow là một lý thuyết rất cơ bản, tuy thế nó không đơn giản để một nhà đầu tư mới có thể hiểu hết được. Ở đây mình sẽ nói trên phương diện dễ hiểu và gần như đầy đủ về lý thuyết Dow.

    Lý thuyết Dow là một lý thuyết cơ bản, những lý thuyết khác sau này cũng dựa trên nền tảng của lý thuyết này mà phát triển. Trường phái phân tích kỹ thuật cũng thừa kế và phát triển trên nền tảng của lý thuyết Dow, làm cho lý thuyết này thêm vững chắc, đơn giản hơn và dễ hiểu hơn và thực tế hơn bằng đồ thị.


    Chúng ta bắt đầu đi vào lý thuyết Dow. Lý thuyết Dow đưa ra một số giả thuyết và sau đó phát triển từ nền tảng các giả thuyết này. Điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải thừa nhận một số giả thuyết sau đây hoàn toàn đúng. Trên khía cạnh của Tuyethoaphanus, người viết bài này khuyên bạn đừng thắc mắc hãy thừa nhận những giả thuyết này là đúng. Nếu bạn có chút nghi ngờ bất cứ lúc nào thì xem như dừng lại tại đấy và đừng đọc thêm hay học sâu về trường phái Phân Tích Kỹ Thuật làm gì, vì trường phái này phát triển dựa trên những giả thuyết này mà thôi.

    GIẢ THUYẾT:
    1. Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường.
    Một khi xu hướng chính đã được thiết lập thì chẳng ai có thể thay đổi được xu hướng này cho đến khi thị trường tự chuyển xu hướng chính của nó theo hướng ngược lại.
    Giả sử như xu hướng tăng của thị trường đã được xác lập là sẽ tăng liên tục. Những ai thao túng giá cả thì chỉ có thể làm giá giảm trong một thời gian ngắn rồi nó lại tiếp tục đi trở lại xu hướng chính của thị trường là xu hướng tăng. Việc bẻ gãy xu hướng chính là điều thật khó khăn và có lẽ chẳng ai muốn làm điều đó để gánh lấy thiệt hại. Những kẻ thao túng giá chỉ thao túng giá trong thời gian ngắn để đạt được mục đích rồi thị trường lại quay về bản chất vỗn dĩ của nó.
    Thị trường cứ đi theo xu hướng chính cho đến khi nó rã rời mỏi mệt với cái xu hướng đó tự nó sẽ đổi chiều để đi theo xu hướng khác. Tôi có thể bảo vệ tiếp tục giả thuyết 1 này nhưng tôi không muốn làm rối các bạn mới bước vào tìm hiểu trường phái Phân Tích Kỹ Thuật nữa. Nên tôi và những người viết bài trên trang fotoget.blogspot.com mong các bạn cứ chấp nhận nó hoàn toàn đúng để chúng ta đi tiếp một cách đơn giản và dễ dàng nhất. Bởi vì nếu có một bàn tay thao túng được thì chúng ta đi phân tích nọ kia và dự đoán để làm gì nữa. Hãy hỏi kẻ thao túng đó để có kết quả dự đoán chuẩn xác nhất.
    2. Mọi thứ đều được phản ánh vào giá cả
    Thị trường phản ánh được mọi thông tin. Mọi thứ đều phản ánh vào thị trường thông qua giá cả. Giá cả là con số chung phản ánh được sự kỳ vọng, sự sợ hãi và mong chờ của tất cả những đối tượng tham gia thị trường. Tất cả mọi thứ sẽ phản ánh lên giá cả. Thay đổi lãi suất, tăng trưởng hay sụt giảm doanh thu lợi nhuận, bầu cử tổng thống... có thể thay đổi được giá cả và ảnh hưởng được lên giá cả nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Còn xu hướng chính của giá cả vẫn chẳng thể bị ảnh hưởng. Ví dụ: xu hướng chính là tăng, nếu có thông tin xấu đột ngột xuất hiện thì giá cả sẽ giảm để phản ứng thông tin xấu đó, sau đó thị trường lại trở về với xu hướng chính là tăng và sẽ vượt lên khỏi giá mà khi thông tin xấu đó xuất hiện.
    Có khi thông tin tốt lại không thể làm giá cổ phiếu tăng được bởi vì giá đã tăng trước rồi. Ví dụ: cổ phiếu A tăng giá từ 10,000 lên 20,000 sau đó thông tin tốt xuất hiện, giá cổ phiếu cũng không thể tăng thêm được nữa vì thật tế thông tin tốt đó đã phản ảnh lên giá trước đó làm giá tăng từ 10,000 lên 20,000. Và nếu tăng hơn 20,000 thì tăng quá mức mà thông tin tốt đó có thể phản ánh được. Như vậy, đôi khi thị trường lại phản ứng trước khi thông tin xuất hiện nên khi thông tin xuất hiện cũng không thay đổi được gì.
    Cũng tương tự như thế khi xu hướng chính đã trở nên mệt mỏi và muốn đổi xu hướng chính theo hướng ngược lại (như đổi tăng thành giảm, giảm thành tăng) thì dù có thêm bao nhiêu thông tin tốt đi chăng nữa, xu hướng chính tăng vẫn mệt mỏi và chuẩn bị bước vào xu hướng chính giảm. Hoặc dù có thêm bao nhiêu thông tin xấu đi chăng nữa, xu hướng chính giảm cũng đã giảm quá nhiều và chuẩn bị bước vào xu hướng chính tăng.
    3. Lý thuyết Dow không phải công cụ hoàn hảo
    Lý thuyết Dow đưa ra những nguyên lí và bản chất của thị trường và giúp bạn loại bỏ được những tâm lí cá nhân khi tham gia thị trường để có những nhận định đúng về thị trường. Tuy nhiên, khi dựa vào lý thuyết Dow bạn phải phân tích theo tiêu chí khách quan, đừng dựa trên những mong muốn của chính mình mà phân tích thì sẽ làm phân tích của bạn lệch lạc. Lúc đấy phân tích của bạn bị lệch lạc, chứ không phải là lý thuyết Dow đã đưa ra những điều không đúng. Chính vì thế mới nói lý thuyết Dow không hoàn hảo. Cũng là dựa trên lý thuyết Dow nhưng những phân tích của những người khác nhau lại có thể khác nhau.
    Lý thuyết Dow chỉ giúp cho bạn có một cái nhìn ở xu hướng chính. Ở những xu hướng thứ cấp và ngắn hạn lý thuyết Dow không thể áp dụng. Vì trong xu hướng thứ cấp và xu hướng ngắn hạn giá cả thị trường có thể bị theo túng dễ dàng.
    Để giải thích rõ hơn về mặt phân tích kỹ thuật ở giả thuyết 3 này Tuyethoaphanus xin nói đơn giản dễ hiểu như sau, dựa vào lý thuyết Dow chúng ta có thể nhìn nhận được dễ dàng xu hướng chính, còn xu hướng dài hạn và xu hướng trung hạn thì khó có thể nhìn ra, và nếu là xu hướng ngắn hạn thì khả năng dựa vào lý thuyết Dow mà nhìn thì dễ dàng bị sai trầm trọng. Giả thuyết 3 đưa ra điểm yếu của lý thuyết Dow để các nhà phân tích kỹ thuật biết điểm yếu của nó mà xác nhận ra xác suất phân tích đúng của mình bao giờ cũng không thể là chính xác tuyệt đối 100%. Tuy nhiên do sự mở rộng của các công cụ và lý thuyết sóng Elliott sau này, đã hạn chế được phần nào điểm yếu của lý thuyết Dow này.

    Chúng ta vừa mới điểm qua 3 giả thuyết của lý thuyết Dow.




    Cty CP CK VNDIRECT
    Chuyên viên tư vấn: Lê Quang Trung
    SĐT: 0969 879 686
    Skype: lqtrung9999


     
    Sửa lần cuối: 18/5/2015
  10. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG:
    Dow and Hamilton đưa ra 3 xu hướng giá như sau: xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng ngắn hạn (có người gọi là xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng ngày). Xu hướng chính kéo dài vài tháng đến vài năm. Xu hướng trung hạn kéo dài vài tuần đến vài tháng. Xu hướng ngắn hạn kéo dài vài giờ cho đến vài ngày hoặc một hai tuần.
    Tuyethoaphanus xin kèm thêm lý thuyêt sóng Elliott để giải thích rõ hơn về xu hướng thị trường như sau, xu hướng thị trường gồm các xu hướng sau: xu hướng chính, xu hướng thứ cấp (xu hướng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn) và xu hướng ngày (tức là những xu hướng diễn ra trong vài giờ cho đến một hai tuần, loại xu hướng này chỉ có thể nhìn trên forex nên ở thị trường chứng khoán chúng ta tạm bỏ qua). Vậy xu hướng chính sẽ bao gồm 3 hoặc 5 xu hướng dài hạn, xu hướng dài hạn sẽ bao gồm 3 hoặc 5 xu hướng trung hạn và xu hướng trung hạn sẽ bao gồm 3 hoặc 5 xu hướng ngắn hạn.
    Xu hướng chính:
    Xu hướng chính là những xu hướng lớn của thị trường và có thể tồn tại qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Những xu hướng này có khi là xu hướng tăng (bullish) có khi là xu hướng giảm (bearish). Một xu hướng một khi được thiết lập nó sẽ kéo dài cho đến khi xu hướng ngược lại được xác lập. Tức là xu hướng tăng sẽ kéo dài cho đến khi xu hướng giảm xuất hiện. Thời gian của một xu hướng thì không có một nguyên tắc bắt buộc là phải bao lâu. Có khi rất ngắn và có khi rất dài. Nên chúng ta đừng quan trọng độ tăng giảm và độ kéo dài bao lâu của một xu hướng. Vì không có nhất định xu hướng tăng phải tối đa hay tối thiểu bao lâu hoặc bao xa.
    Mặc dù mọi người có thể dự đoán tương đối nhưng chính xác thì chẳng ai biết được bao giờ và khoảng nào thì xu hướng chính kết thúc. Lý thuyết Dow cho người ta biết và xác định được xu hướng chính để từ đó có phương án đầu tư hiệu quả. Cố gắng dự đoán độ tăng, độ giảm hay thời gian kéo dài của một xu hướng chỉ ở mức tương đối và chắc chắn không thể nào chính xác được. Chỉ cần xác định được xu hướng chính và tận dụng được nó thì đã là một thành công lớn.
    Xu hướng thứ cấp:
    Xu hướng thứ cấp là những xu hướng nằm trong lòng xu hướng chính. Trong xu hướng chính tăng sẽ có những xu hướng thứ cấp tăng và giảm nằm trong lòng nó. Trong xu hướng chính giảm sẽ có những xu hướng thứ cấp tăng và giảm nằm trong lòng nó. Điều đó có nghĩa là sẽ có những xu hướng thứ cấp ngược hướng với xu hướng chính. Để hiểu thêm điều này, chúng ta nghiên cứu thêm lý thuyết sóng Elliot sẽ nắm rất rõ điều này. Sóng Elliot cũng phát triển dựa trên lý thuyết Dow và phát triển thêm. Xu hướng thứ cấp thì khó dự đoán hơn xu hướng chính.


    3 GIAI ĐOẠN CỦA XU HƯỚNG TĂNG CHÍNH VÀ 3 GIAI ĐOẠN CỦA XU HƯỚNG GIẢM CHÍNH:
    Giai đoạn 1 của xu hướng tăng chính (giai đoạn tích lũy):
    Giai đoạn đầu của xu hướng tăng thì khó có thể nhận ra đâu là đã bắt đầu xu hướng tăng chưa hay vẫn còn ở trong xu hướng giảm trước đó. Tâm lí tiêu cực bi quan của xu hướng giảm chính vẫn tiếp tục lan và thống trị luôn ở giai đoạn bắt đầu xu hướng tăng. Đây là giai đoạn thị trường giao dịch ít ỏi, tin tức thì xấu và giá trị của cổ phiếu thường thấp kỷ lục. Tuy nhiên, giai đoạn này dòng tiền thông minh bắt đầu tích lũy cổ phiếu. Những người kiên nhẫn chấp nhận mua vào đầu tư dài hạn. Cổ phiếu thì rẻ, nhưng chẳng ai muốn sở hữu chúng. Mùa hè năm 1974 Warren Buffet từng nói đây là giai đoạn những ai mua cổ phiếu sẽ trở nên giàu có. Đa số đã nghĩ ông điên nên mới mua lúc này.
    [​IMG]
    (Nhấp vào hình để xem lớn hơn)
    Trong giai đoạn đầu của xu hướng tăng chính, cổ phiếu bắt đầu tìm thấy được đáy và âm thầm xác nhận đáy. Khi thị trường bắt đầu tăng, có nhiều nghi ngờ và chưa tin là thị trường đã và đang khởi động tăng. Sau khi có một đợt sóng tăng và bắt đầu giảm lại, những kẻ nghi ngờ xuất hiện và cho rằng xu hướng giảm vẫn chưa kết thúc đâu. Ngay lúc này đây sẽ có những nhà phân tích từ tốn đưa ra nhận định bước sóng giảm này chỉ là xu hướng giảm thứ cấp 2, và xu hướng tăng vừa qua là xu hướng tăng thứ cấp 1 và cho biết thị trường đã khởi động tăng xu hướng chính và cụ thể được xong 1 bước sóng tăng thứ cấp và đây là bước sóng giảm 2 thứ cấp. Nếu đây là sóng giảm 2 thứ cấp thì đáy sóng giảm 2 sẽ cao hơn đáy trước đó. Thị trường âm thầm tạo đáy sóng giảm 2 cao hơn đáy trước, và đợt sóng tăng thứ cấp 3 lại bắt đầu và sau đó vượt lên khỏi đỉnh sóng tăng thứ cấp 1, mọi người bắt đầu nhận ra đợt sóng tăng 3 này và xu hướng tăng thứ cấp bắt đầu được mọi người nhìn thấy rõ nét. Điều này cho thấy đến khi mọi người đều thừa nhận xu hướng (giảm) trước kết thúc thì thị trường đã đi xong 2 sóng thứ cấp (tăng) 1 và (giảm) 2 và đang đi được nửa đường xu hướng thứ cấp (tăng) 3. Do vậy khi mọi người nhận ra được xu hướng chính mới bắt đầu thì thị trường đã đi một quảng khá xa.
    Giai đoạn 2 của xu hướng tăng chính (giai đoạn tăng mạnh): Giai đoạn 2 của giai đoạn xu hướng tăng chính thường là dài nhất, và giá tăng nhiều nhất. Giai đoạn này được đánh dấu bằng cải thiện trong các doanh nghiệp, giá chứng khoán tăng. Lợi nhuận tăng và niềm tin tràn đầy. Giai đoạn này xem như là giai đoạn dễ kiếm tiền và những người kinh doanh theo xu hướng cũng gia nhập thị trường.
    Giai đoạn 3 của xu hướng tăng chính (giai đoạn tăng thái quá): Giai đoạn 3 của xu hướng tăng chính được đánh giá bằng việc tích lũy thái quá và xuất hiện áp lực lạm phát. Trong suốt giai đoạn 3 này, cả cộng đồng dường như đã tham gia cả vào thị trường, giá cả đã tăng quá mức và niềm tin vào thị trường nhiều đến mức kinh ngạc. Khi mà ngay cả bà hàng tôm hàng cá, anh nông dân cũng tư vấn nhau nghe về chứng khoán thì đỉnh xu hướng chính đã sắp sửa có rồi đấy.
    Giai đoạn 1 của xu hướng giảm giá chính (giai đoạn phân phối): Giống như giai đoạn một của xu hướng tăng giá, giai đoạn một của xu hướng giảm giá thì đi ngược lại. Đây là giai đoạn phân phối. Dấu hiệu phân phối đánh dấu cho bắt đầu xu hướng giảm. Khi này, dòng tiền thông minh bắt đầu nhận ra rằng điều kiện mua bán kinh doanh bây giờ không còn dễ và thoải mái như mọi người đã nghĩ, và những dòng tiền thông minh này bắt đầu bán cổ phiếu và rút tiền ra khỏi thị trường dần. Cộng đồng và mọi người vẫn còn tham gia vào thị trường trong giai đoạn này và vẫn hồ hỡi mua vào. Ít có tin tức nào cho biết thị trường sắp sửa bước vào xu hướng giảm thật sự và điều kiện kinh doanh chung dĩ nhiên vẫn cảm thấy tốt. Tuy nhiên, giá cổ phiếu bắt đầu giảm một tí và sự giảm giá bắt đầu chính thức diễn ra.
    Trong khi thị trường giảm giá, người ta vẫn chưa tin rằng xu hướng giảm giá đã bắt đầu và mọi người vẫn cho là xu hướng tăng giá chính vẫn còn. Sau khi giảm kha khá, thì có sự tăng hồi trở lại. Sự tăng hồi này nhanh và mạnh. Thật ra đây chỉ là sóng tăng thứ cấp nằm trong lòng xu hướng giảm chính. Thế mà mọi người vẫn nghĩ là xu hướng chính vẫn còn và sẽ tăng ngày mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên sự tăng hồi lại này vẫn không vượt qua được đỉnh cao cũ. Đỉnh hồi lần này thấp hơn và bắt đầu quay ngược lại giảm tiếp và giảm sâu hơn lần giảm trước. Lúc này mọi người mới nhận ra xu hướng giảm nhưng xu hướng giảm thật sự đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm trước đó.
    Giai đoạn 2 của xu hướng giảm giá chính (giai đoạn giảm mạnh): Giống giai đoạn 2 của xu hướng tăng giá chính, xu hướng này thì ngược lại. Giai đoạn này giá sẽ giảm mạnh và điều kiện kinh doanh cũng giảm. Lợi nhuận giảm, doanh thu giảm. Do doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn, cắt lổ bắt đầu xảy ra.
    Giai đoạn 3 của xu hướng giảm giá chính (giai đoạn đau khổ): ở giai đoạn 3 này, tất cả mọi hy vọng đã tiêu tan và chứng khoán đã giảm rất nhiều. Giá trị bây giờ rất thấp, nhưng mọi người vẫn tiếp tục bán ra và mọi người vẫn tìm đường để bán ra và thoát khỏi thị trường cho bằng được. Tin tức thì luôn luôn xấu, nền kinh tế thì ảm đạm và chẳng tìm ra người mua. Thị trường vẫn tiếp tục giảm cho đến khi những tin xấu đã được đưa hết vào giá. Một khi cổ phiếu đã phản ảnh hết cái xấu thì giai đoạn này xem như kết thúc và chuẩn bị chờ đón xu hướng tăng chính.


    CÁCH XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG CHÍNH:
    Bước đầu tiên trong việc xác định xu hướng chính là xác định các xu hướng của từng chỉ số riêng rẻ. Điều này có nghĩa là chúng ta đi xác định xu hướng chính của các chỉ số như VNindex, HNXindex, thậm chí Dow Jones, Nikkei,.... Nếu tất cả các chỉ số riêng rẻ này đều nói lên cùng một hướng xu hướng chính giống nhau thì xu hướng chính đúng là như thế. Nếu tất cả đều cho thấy xu hướng chính đổi chiều, thì xu hướng chính thật sự đã đổi chiều. Chúng ta dùng đỉnh và đáy để phân tích tìm ra xu hướng chính cho từng chỉ số riêng rẻ. Nếu chỉ 1 xu hướng chính XYZ báo đảo chiều thì có thể xu hướng chính trước vẫn còn giữ vững và XYZ sẽ sớm quay trở lại xu hướng chính. Hoặc xu hướng XYZ báo đảo chiều sớm và đợi các xu hướng của các chỉ số khác cũng khẳng định đảo chiều thì lúc này mới thật sự đảo chiều xu hướng trên tất cả các chỉ số thị trường. Xu hướng chính tăng thì các đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước. Xu hướng chính giảm thì các đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước.
    Một khi xu hướng đã được xác định, nó sẽ giữ vững cho đến khi xu hướng ngược lại được xác định. Một xu hướng chính giảm vẫn được giữ vững là xu hướng chính giảm cho đến khi xu hướng chính tăng được xác lập. Cách xác định xu hướng chính tăng giảm mời các bạn xem hình bên dưới.
    [​IMG]
    CÁC CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG PHẢI ĐỒNG ĐIỆU:
    Các chỉ số thị trường phải đồng điệu với nhau thì mới xác nhận được xu hướng. Ví dụ như VNIndex xác nhận xu hướng chính chuyển từ giảm sang tăng. Nhưng xu hướng chính HNXIndex vẫn chưa chuyển từ giảm sang tăng thì xem như xu hướng chính của VNIndex vẫn ở xu hướng chính là giảm. Dựa vào sự đồng điệu, chúng ta biết được đâu là xu hướng chính đã được đổi hay vẫn còn ở xu hướng cũ.

    Fotoget.blogspot.com xin chỉ ra ví dụ rất cụ thể. Theo lý thuyết Dow thì sẽ thấy VNIndex và HNX luôn đồng điệu, cùng lên, cùng giảm, cùng kết thúc sóng, cùng bắt đầu sóng mới ở các con sóng chính. Đôi khi cũng có sự lệch về thời gian bắt đầu và kết thúc sóng ở những con sóng thứ cấp như sóng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Thường VNIndex sẽ đi sớm hơn HNX-Index một tí. Nếu cả hai cùng đồng điệu, thì có thể khẳng định việc bắt đầu và kết thúc xu hướng. Mở rộng ra thì VNindex và HNX-Index phải cùng xu hướng chính với các chỉ số trung bình của các thị trường khác trên thế giới. Cùng xu hướng chính, và ở các xu hướng thứ cấp như ở các bước sóng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có thể có chút lệch pha trong một mức độ nào đó. Chính vì thế việc phân tích các sóng của các thị trường khác trên thế giới cũng như việc so giữa VNindex, HNX-index cũng như VN30 sẽ đưa ta một cái nhìn tổng quát để từ đó đi đến phân tích chi tiết dễ dàng hơn.
    KHỐI LƯỢNG:
    Ở xu hướng chính tăng: Khối lượng sẽ tăng khi giá tăng theo xu hướng chính. Trong thị trường tăng, khối lượng giao dịch sẽ ngày một nhiều hơn, và sẽ bị giảm lại vào giai đoạn điều chỉnh. Trong giai đoạn điều chỉnh của xu hướng chính tăng thì khối lượng sẽ giảm và người tham gia thị trường cũng giảm. Trong giai đoạn điều chỉnh thì thị trường cũng mờ mịt và ảm đạm.
    Ở xu hướng chính giảm: Mỗi khi thị trường hồi lại thì khối lượng thường giảm. Khi thị trường lại tiếp tục giảm thì khối lượng tăng trở lại. Khi thị trường hồi lại thì người tham gia thị trường cũng ít lại.
    Bằng việc nhìn khối lượng, chúng ta có thể đoán biết được xu hướng chính.
    Mình đưa ra một ví dụ về trường hợp khối lượng, ở đây không phải là xu hướng chính giảm mà chỉ là xu hướng trung hạn giảm nhưng vấn đề khối lượng cũng nói lên được ở đây. Khi thị trường giảm khối lượng lại tăng, khi thị trường tăng khối lượng lại giảm, điều này báo hiệu nguy cơ đảo chiều sang giảm hoặc đang trong xu hướng giảm. Tham khảo bài ví dụ về phân tích khối lượng VNindex báo hiệu bước vào xu hướng giảm và tiếp tục giảm.


    ĐƯỜNG PHẠM VI MUA BÁN:
    Có những đường ngang hình thành nên phạm vi mua bán. Trong phạm vi mua bán này cho thấy các chỉ số đi sideways (đi ngang) trong một khoảng thời gian nhất định. Và khi đấy chúng ta có thể vẽ ra được những đường ngang đó bằng cách nối các đỉnh và các đáy. Những phạm vi mua bán như thế không cho biết rõ ràng là tích lũy hay phân phối, nhưng đến khi giá thật sự vượt lên hoặc vượt xuống khỏi phạm vi mua bán. Nếu vượt lên, thì phạm vi mua bán đó là tích lũy. Nếu vượt xuống thì phạm vi mua bán đó là phân phối. Trong vùng phạm vi mua bán thì không thể nhận định được tích cực hay tiêu cực cho đến khi phá vỡ để vượt khỏi phạm vi mua bán đó.

    [​IMG]
    Tóm lại, những điểm đưa ra ở trên là những giả thuyết và những cơ sở lý thuyết của lý thuyết Dow.



    Cty CP CK VNDIRECT
    Chuyên viên tư vấn: Lê Quang Trung
    SĐT: 0969 879 686
    Skype: lqtrung9999
     
    Sửa lần cuối: 18/5/2015
  11. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Bài 4: Lý thuyết sóng Elliott

    Dựa trên nền tảng lý thuyết Dow học ở bài trước, lý thuyết sóng Elliott sẽ triển khai đào sâu hơn vào phân tích kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo nền tảng của lý thuyết cơ sở Dow.

    Lý thuyết sóng Elliott, tác giả R.N. Elliott khảng định rằng hiệu ứng đám đông luôn hành xử theo một xu hướng lên xuống khá rõ rệt. Dựa vào sự lên xuống và sự bầy đàn này, Elliott đã phát triển và đúc kết ra một trật tự lên xuống của giá cả theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc này dựa trên các sóng lên xuống của giá cả theo một thứ tự có thể dự đoán được. Chúng ta gọi đó là các sóng Elliott. Nếu các bạn đã đi sâu vào phân tích kỹ thuật và tin tưởng vào phương pháp phân tích này thì hãy nghiên cứu kỹ lý thuyết sóng Elliott. Fotoget.blogspot.com sẽ cùng bạn đào sâu nghiên cứu một lý thuyết cực kỳ hấp dẫn mà nếu bất kỳ một nhà phân tích kỹ thuật nào không biết đến nó thì chỉ có thể là một nhà đầu tư bình thường, không đủ để gọi là nhà phân tích kỹ thuật, bởi vì lý thuyết Dow cùng với lý thuyết sóng Elliot là những gì nền tảng và cơ bản nhất của trường phái phân tích kỹ thuật.http://fotoget.blogspot.com/2014/04/ly-thuyet-dow-la-gi.html
    Nếu chưa tìm hiểu lý thuyết Dow mà đi sâu vào lý thuyết sóng Elliott thì bạn giống như là học lớp 2 mà chưa học lớp 1 vậy. Mọi thứ sẽ rất mơ hồ và ngờ vực. Lý thuyết Dow chỉ ra xu hướng chính, trong xu hướng chính lại chia ra các xu hướng thứ cấp. Lý thuyết Dow cũng chỉ ra những điều chỉnh của xu hướng thứ cấp trong xu hướng chính. Lý thuyết sóng Elliott sẽ gọi tên cụ thể các xu hướng thứ cấp và các xu hướng nhỏ hơn của các xu hướng thứ cấp để làm mọi vấn đề trở nên rõ ràng hơn. Lý thuyết sóng Elliott cơ bản đưa ra 5 sóng cho xu hướng lớn và 3 sóng cho xu hướng điều chỉnh. Vậy chúng ta tạm hiểu 5-3 là cặp số cơ bản của lý thuyết sóng Elliott. Fotoget.blogspot.com sẽ cùng bạn chỉ ra cụ thể hơn về cặp số 5-3 này.

    Chúng ta vừa đề cặp đến cặp số 5-3 của Elliott: 5 sóng chính và 3 sóng điều chỉnh.

    Giờ chúng ta phân tích rõ hơn về 5 sóng chính. Chúng ta sẽ gọi tên các sóng chính là: 1,2,3,4 và 5.
    Chúng ta gọi tên 3 sóng điều chỉnh là a,b, và c.


    Vậy cơ bản chúng ta sẽ có đồ thị sóng Elliott cơ bản nhất dựa theo lý thuyết Dow như sau:
    [​IMG]
    Theo lý thuyết Dow, ta có sóng tăng chính và sóng giảm chính. Sóng tăng chính chúng ta chia làm 5 sóng 1,2,3,4 và 5. Còn sóng giảm chính ta chia làm 3 sóng A, B và C.
    Theo lý thuyết Dow, chúng ta gọi các sóng 1,2,3,4,5,A,B và C là các sóng thứ cấp. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể gọi 1,2,3,4,5,A,B và C trên hình vẽ là các sóng dài hạn. Trong các sóng dài hạn này thì có sóng 2, sóng 4 và sóng B là các sóng điều chỉnh vì các sóng này đi ngược hướng với xu hướng chính.

    1 sóng dài hạn lại chia ra thành 5 hoặc 3 sóng trung hạn và 1 sóng trung hạn lại chia ra thành 5 hoặc 3 sóng ngắn hạn. Để biết chia ra thành 5 sóng nhỏ hơn hay chia thành 3 sóng nhỏ hơn chúng ta lại xem xét sóng bị chia có phải là sóng điều chỉnh trong xu hướng lớn hơn không. Nếu là sóng điều chỉnh thì chia làm 3 sóng A, B, C. Nếu không phải là sóng điều chỉnh thì chia làm 5 sóng 1,2,3,4,5. Như vậy các sóng dài hạn 1,3,5,A,C được chia làm 5 sóng; các sóng dài hạn điều chỉnh 2,4,B được chia làm 3 sóng a,b,c. Và chúng ta có các sóng trung hạn như hình vẽ bên dưới. Đếm các sóng trung hạn chúng ta có như sau:
    12345abc12345abc12345, 12345abc12345.
    [​IMG]

    Trên đồ thị chúng ta cũng chia ra các sóng ngắn hạn dựa vào các sóng trung hạn và dài hạn. Khi đó sóng trung hạn là sóng bị chia và sóng dài hạn được xem là xu hướng chính. Nếu sóng trung hạn nào ngược hướng với sóng dài hạn thì được xem là sóng trung hạn điều chỉnh và chỉ chia ra làm 3 sóng ngắn hạn. Còn các sóng trung hạn cùng hướng với sóng dài hạn thì được chia ra làm 5 sóng ngắn hạn. Nhìn hình trên chúng ta có cách chia sóng ngắn hạn.

    Và cứ thế chúng ta có thể chia các sóng ngắn hạn thành 5 hoặc 3 sóng nhỏ hơn nữa nếu muốn. Đó là lý thuyết nền tảng nhất của lý thuyết sóng Elliott. Chúng ta có thể áp dụng lý thuyết này vào phân tích thị trường chứng khoán.

    Các nguyên tắc chia sóng mà chúng ta cần phải nhớ như sau:
    1. Đáy sóng 2 không được hồi về bằng hoặc hơn đợt tăng của sóng 1.
    2. Trong 3 sóng 1,3 và 5 thì sóng 3 không được là sóng ngắn nhất.
    3. Sóng 1 và sóng 4 không được có vùng giá chung.
    4. Điểm cuối sóng 3 phải đi xa hơn điểm cuối sóng 1 và điểm cuối sóng 5 phải đi xa hơn điểm cuối sóng 3.
    5. Nếu sóng 3 là sóng dài nhất thì sóng 1 và sóng 5 sẽ tương đương hoặc bằng nhau
    6. Nếu sóng 2 tăng/giảm nhẹ hoặc sideway thì sóng 4 tăng/giảm mạnh. Nếu sóng 2 tăng/giảm mạnh thì sóng 4 tăng/giảm nhẹ hoặc sideway.
     
  12. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Bài 5: Đồ thị nến - Candlestick chart.

    Trong phần này bạn sẽ có các câu trả lời như: Đồ thị nến hay đồ thị dạng nến là gì? Thân nến và dây nến ra sao? Dùng đồ thị nến như thế nào?

    [​IMG]

    Cái đồ thị bên trên là đồ thị nến của cổ phiếu MBB - Ngân hàng cổ phần quân đội được niêm yết trên sàn Thành Phố Hồ Chí Minh gọi tắt là HOSE hoặc HSX.Đây là dạng đồ thị ngày, tức là mỗi cây nến trên hình là tượng trưng cho giá của một ngày. Đồ thị trên thể hiện 3 tháng tức mỗi tuần có 5 ngày giao dịch là 5 cây nến. Mỗi tháng tương đương 20 cây nến. 3 tháng tương đương 60 cây nến nếu không có nghỉ lễ và tết. Tôi sẽ giúp các bạn đi tìm hiểu thế nào là đồ thị nến (candlestick chart)
    [​IMG]

    Vì chúng ta đang khảo sát đồ thị nến ngày (daily candlestick chart) nên mỗi cây nến bên trên là đúc kết giá của một ngày giao dịch trên sàn của cổ phiếu đó.

    Thân nến là cái phần thân màu xanh hoặc màu đỏ. Nếu thân nến màu xanhkhi giá đóng cửa tăng so với giá mở cửa. Thân nến màu đỏ khi giá đóng cửa giảm so với giá mở cửa. Giá mở cửa và đóng cửa càng chênh lệch thì thân nến màu xanh hoặc đỏ càng dài. Nếu giá mở cửa và đóng cửa gần bằng nhau thì thân nến sẽ ngắn hoặc không có nếu giá đóng cửa và mở cửa bằng nhau. Trên hình 2 cây nến cuối có giá đóng cửa và mở cửa bằng nhau, nên không thấy phần thân nến.

    Giá mở cửa là giá đợt giao dịch ATO
    Giá đóng cửa là giá đợt giao dịch ATC

    Dây nến là phần sợi dây màu đen nằm trên và dưới thân nến. Điểm cao nhất của dây nến trên là giá cao nhất trong ngày. Điểm thấp nhất của dây nến dướilà giá thấp nhất trong ngày.

    Nhìn lên hình, nhìn cây nến có thân nến màu đỏ bên tay phải ta sẽ nhìn thấy:
    Cây nến màu đỏ nên giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, do đó phần cao nhất của thân nến là giá mở cửa 15.8 và phần thấp nhất của thân nến là giá đóng cửa 15.5. Phần dây nến trên có giá cao nhất là giá 15.9, đây là giá khớp cao nhất trong ngày hôm đó. Phần dây nến dưới có giá thấp nhất là giá 15.4 nên 15.4 là giá khớp thấp nhất trong ngày.

    Vậy nhìn một cây nến chúng ta có thể nhìn thấy sơ lược được giá đã được khớp thế nào trong một ngày.
    Đồ thị đường giá (Line chart) thường chỉ thể hiện giá đóng cửa trong khi đồ thị nến sẽ cho biết nhiều thông tin hơn nên đồ thị nến được sử dụng phổ biến để phân tích kỹ thuật chứng khoán hơn. Chúng ta hãy dần làm quen với dạng đồ thị nến để việc phân tích thuận lợi hơn sau này.

    Nếu dùng đồ thị nến chúng ta có thể nhìn thấy được đỉnh và đáy nhanh hơn so với các dạng đồ thị khác. Mời bạn đọc bài các mô hình nến báo đỉnhcác mô hình nến báo đáy.



    Cty CP CK VNDIRECT
    Chuyên viên tư vấn: Lê Quang Trung
    SĐT: 0969 879 686
    Skype: lqtrung9999


     
    Sửa lần cuối: 18/5/2015
  13. thuongmaitoancau01

    thuongmaitoancau01 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    14/5/2015
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    bài viết rất bổ ích ạ
     
    meshinlqt thích bài này.
  14. trandu30

    trandu30 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/4/2015
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    người có đầu óc mới hiểu cái này, đầu óc em cơ bản nên đến toán còn khó vào đầu huống chi là chứng khoán
     
    meshinlqt thích bài này.
  15. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bạn nhiều
     
  16. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Nhìn thế thôi chứ thực tế cũng ko đến nỗi khó đâu bạn ah.:D
     
  17. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Bài 6: Sử dụng Fibonacci Retracement trong phân tích

    Fibonacci Retracement là gì? Nó là một trong những công cụ tuyệt vời để đoán đáy của cổ phiếu khi đang trên đà giảm. Ở bài viết này tôi sẽ nói rõ hơn về Fibonacci Retracement với hy vọng mang đến cho mọi người một cái nhìn cụ thể về chỉ số này cũng như có cái nhìn thân thiện hơn về trường phái phân tích kỹ thuật.
    bài viết về Fibonacci Expansion, cũng khá là thú vị.

    Bởi vì sự phổ biến và thông dụng của nó, tôi có lời khuyên các bạn hãy đọc bài viết này thật kỹ nhé!

    Với một cổ phiếu đang giảm, bạn sẽ hỏi cổ phiếu sẽ giảm đến đâu thì có thể mua vào lại. Fibonacci Retracement sẽ đưa ra các mức giảm cho bạn tham khảo, rồi nhìn vào đồ thị và những chỉ số cơ bản khác mà bạn dự đoán mức giảm nào là đáng tin cậy nhất trong số các mức giảm mà Fibonacci Retracement đã đưa ra. Và để đoán được mức giảm đó là một câu chuyện dài ngoằn và mời bạn theo chân tôi để từng bước có được câu trả lời đó.

    Nhưng bây giờ chúng ta quay về Fibonacci Retracement và cách tính toán cho chỉ số này. Đầu tiên chúng ta hãy ghi nhớ các con số Fibonacci quen thuộc 38.2%, 50% và 61.8%. Đây là phần trăm giảm có thể xảy ra đấy các bạn. Nhưng đừng hết hồn, nó không phải giảm 38.2%, 50% và 61.8% so với giá cổ phiếu. Chúng ta hãy lấy 3 mức giảm này so với giá đã tăng được ở đợt sóng tăng trước.

    Ví dụ:
    Giá cổ phiếu XYZ tăng từ 200,000 lên 300,000. Và sau đó cổ phiếu này đạt đỉnh ở 300,000. Vậy hỏi sau khi đạt đỉnh giá sẽ giảm về bao nhiêu?

    Giá đã tăng được trước đó: 300,000-200,000=100,000
    Bây giờ chúng ta bắt đầu tính 38.2%, 50% và 61.8% của 100,000.

    38.2% của 100,000 là (38/100)*100,000=38,200
    50% của 100,000 là (50/100)*100,000=50,000
    61.8% của 100,000 là (61.8/100)*100,000=61,800

    Vậy chúng ta đã có được 3 mốc giảm quan trọng thường thấy ở Fibonacci Retracement. Đó là giảm 38,200 hoặc 50,000 hoặc 61,800 đồng so với đỉnh.

    Vậy dự đoán giá cổ XYZ sẽ giảm về giá
    300,000-38,200=261,800 tương ứng Fib 38.2%
    300,000-50,000=250,000 tương ứng Fib 50%
    300,000-61,800=238,200 tương ứng Fib 61.8%

    Các mốc Fib 38.2% 50% và 61.8% cũng xem như là các hỗ trợ của cố phiếu XYZ trên đường giảm từ 300,000. Vậy chúng ta đã tìm thấy các mốc hỗ trợ là 261,800 và 250,000 và 238,200. Có thể XYZ sẽ giảm về và phát tín hiệu đáy ở 1 trong 3 mốc hỗ trợ trên. Trong 3 mốc hỗ trợ này nếu mốc nào khớp với hỗ trợ khác ở công cụ khác thì mốc hỗ trợ đó mạnh và có khả năng cao là đáy của XYZ. Nên sau khi có 3 mốc này chúng ta dùng công cụ khác để xem mốc nào trong 3 mốc này được các công cụ phân tích khác ủng hộ, thì chúng ta sẽ tìm thấy được đáy của XYZ.

    Đọc đến đây cơ bản các bác hiểu sơ về lợi ích của Fibonacci Retracement rồi nhé! Fibonacci Retracement là một công cụ tuyệt hảo, nhưng đừng sử dụng nó đơn độc mà hãy dùng nó cùng các công cụ kỹ thuật khác để cho ra dự đoán chính xác và chuẩn. Fibonacci thường được kết hợp với sóng Elliot, các đường kháng cự và hỗ trợ từ việc nối đỉnh và đáy. Các sóng Elliot sẽ được tôi điểm qua ở một số bài hướng dẫn sau.

    [​IMG]


    Chúng ta tìm hiểu thêm ví dụ hình trên nữa nhé! Tôi lấy MBB làm ví dụ để minh họa . Theo hình trên thì MBB tăng từ 8.1 lên 14.2.
    MBB tăng được 6,100
    38.2% của 6,100 là (38.2/100)*6,100=2,300
    50% của 6,100 là (50/100)*6,100=3,000
    61.8% của 6,100 là (50/100)*6,100=3,800

    Vậy MBB sẽ giảm thêm 2,300 hoặc 3,000 hoặc 3,800 từ giá 14,200
    Có 3 hỗ trợ như sau:
    FIB 38.2% 14,200-2,300=11,900
    FIB 50% 14,200-3,000=11,200
    FIB 61.8% 14,200-3,800=10,400

    Theo tính toán ta có 3 hỗ trợ 11,900 và 11,200 và 10,400 như trên hình.

    Nhìn theo hình chúng ta thấy, MBB giảm về 11,900 bật lên lại vì đụng hỗ trợ, sau đó giảm sâu về đụng 11,200 lại bật lên lại và cuối cùng xác định dáy ở 10,400. Trong trường hợp này hỗ trợ mạnh và đáy nằm ở vùng FIB 61.8%

    Lưu ý: Dùng Fibonacci Retracement khó ở chỗ là xác định khoảng tăng trước đó để đưa ra các hỗ trợ FIB 38.2%, FIB 50% và FIB 61.8% . Nếu các bạn biết cách chia sóng Elliot dựa trên lý thuyết Dow thì việc xác định khoảng tăng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ở các bài học sau tôi sẽ dẫn dắt các bạn sơ lược về lý thuyết Dow, lý thuyết sóng Elliot và cách dùng Fibonacci Retracement kết hợp với các công cụ khác. Còn bài học riêng về Fibonacci Retracement tạm thời dừng tại đây.


    Cty CP CK VNDIRECT
    Chuyên viên tư vấn: Lê Quang Trung
    SĐT: 0969 879 686
    Skype: lqtrung9999
     
    Sửa lần cuối: 18/5/2015
  18. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Bài 7: RSI là gì?


    RSI (Relative Strength Index) được gọi là chỉ số tương đối. Tác giả chỉ số này là J. Welles Wilder. Chỉ số RSI đo lường tốc độ và sự thay đổi trong xu hướng giá. RSI có giá trị từ 0 đến 100. Nếu chỉ số vượt trên 70 thì gọi là Quá mua. Nếu chỉ số xuống thấp hơn 30 thì gọi là quá bán. Chỉ số này cũng hữu ích khi tìm thấy sự phân kỳ, khi chỉ số vượt qua đường trung bình, khi tạo đáy hoặc đỉnh. RSI cũng có thể được dùng để đánh giá xu hướng. Nhìn chung, đây là một chỉ số rất quan trọng và rất phổ biến thường được mọi người sử dụng trong phân tích kỹ thuật để nhận định dự báo thị trường, giá cả hàng hóa và cổ phiếu.
    [​IMG]
    Phân kỳ đảo chiều để giảm tức là giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng RSI đỉnh sau lại thấp hơn đỉnh trước, đây là tín hiệu phân kỳ có nguy cơ đảo chiều. Chúng ta tham khảo thêm các công cụ khác để xác nhận mức độ nguy hiểm của tín hiệu này.

    [​IMG]

    Phân kỳ đảo chiều để tăng tức là giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng RSI đáy sau lại cao hơn đáy trước, đây là tín hiệu phân kỳ có nguy cơ đảo chiều. Chúng ta tham khảo thêm các công cụ khác để xác nhận mức độ khả năng đảo chiều của tín hiệu này.

    Tín hiệu đổi xu hướng:
    Khi RSI giảm từ trên vượt qua thấp hơn 50 thì chúng ta có thể lưu ý rằng xu hướng tăng có thể đã đổi hoặc sắp đổi thành xu hướng giảm. Chúng ta nên cẩn trọng tránh mua vào thêm nữa và cần kết hợp với các công cụ khác để xác nhận có phải là đảo chiều thành xu hướng giảm chưa.
    Khi RSI tăng từ dưới vượt qua cao hơn 50 thì chúng ta có thể nghi ngờ rằng xu hướng giảm có thể đã kết thúc và chúng ta đang ở xu hướng tăng. Chúng ta xem xét thêm các công cụ khác xem có phải chúng ta đã hay sắp bước vào xu hướng tăng chưa.
    Khi RSI loanh quanh vùng 50 thì giá đang ở xu hướng đi ngang hay còn gọi là sideways.

    Đỉnh RSI và đáy RSI
    Khi RSI tạo đỉnh hoặc tạo đáy trên đồ thị RSI thì đây là tín hiệu đảo chiều trên đường giá, đây cũng là tín hiệu đỉnh hoặc đáy của đường giá. Chúng ta có thể lưu ý đỉnh đáy của RSI trên đồ thị

    Tóm lại, RSI là công cụ rất phổ biến và được nhiều người dùng hơn các công cụ khác vì RSI nói lên được nhiều điều về tình hình hiện tại của đồ thị. Nhưng dự báo do RSI đưa ra cần được các tín hiệu khác đồng xác nhận thì mới có thể vững chắc. Nếu không được các tín hiệu khác đồng xác nhận thì dựa báo đó của RSI có thể bỏ qua và không đáng tin.


    Cty CP CK VNDIRECT
    Chuyên viên tư vấn: Lê Quang Trung
    SĐT: 0969 879 686
    Skype: lqtrung9999


     
    Sửa lần cuối: 18/5/2015
  19. meshinlqt

    meshinlqt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/5/2015
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Bài 8: MACD là gì? Cách sử dụng MACD trong phân tích chứng khoán.

    Đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu về đường MACD xem đường MACD là gì, công cụ MACD ra sao. Công cụ MACD ( Moving Average Convergence-Divergence) là một công cụ phân tích kỹ thuật đơn giản và phổ biến đáng tin cậy. Đường MACD có giá trị lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0 và không có giới hạn trên hay giới hạn dưới nào cho chỉ số này cả. Nên khác với chỉ số RSI, MACD không phát tín hiệu quá mua và quá bán.
    [​IMG]
    (Nhấp vào hình để xem kích thước lớn hơn)
    Mời các bạn tham khảo thực tế bài phân tích kỹ thuật dùng MACD phân tích VNindex

    Tín hiệu cắt đường trung tính
    Đường trung tính là đường ngang có giá trị MACD=0. Nếu đường MACD cắt lên đường này, báo hiệu xu hướng là xu hướng tăng. Nếu MACD cắt xuống đường này báo hiệu xu hướng là xu hướng giảm. Thông thường tín hiệu đường cắt đường trung tính có phần báo hiệu xu hướng chậm hơn tín hiệu cắt đường SIGNAL bên trên. Cắt đường trung tính, MACD có ý nghĩa cho biết xu hướng giá chứng khoán.
    (hình ảnh chưa bổ sung)

    Tín hiệu phân kỳ
    Khi có tín hiệu phân kỳ giữa các đường nối đỉnh và đường nối đáy thì báo hiệu xu hướng đã yếu và có nguy cơ đảo chiều. Khi đó chúng ta cần thận trọng và theo dõi thêm các chỉ số khác.
    Đôi khi xu hướng tăng mạnh quá nên tín hiệu phân kỳ đã phát nhưng giá vẫn tiếp tục tăng tạo đỉnh mới cao hơn. Để biết được khi nào có tín hiệu phân kỳ sẽ đổi chiều từ tăng thành giảm, khi nào tín hiệu phân kỳ không đổi chiều mà giá vẫn tăng cao hơn so với đỉnh trước, chúng ta cần xem xét thêm các tín hiệu khác xem xu hướng tăng có quá mạnh hay đã yếu rồi.
    [​IMG]
    (Nhấp vào hình để xem rõ hơn)


    Tóm lại, đường MACD cùng với đường RSI là 2 công cụ hỗ ích hỗ tương lẫn nhau để biết xu hướng cũng như dự đoán được sự đổi chiều của xu hướng. Công cụ MACD đơn giản dễ sử dụng nên được nhiều người tin cậy và càng làm cho công cụ này trở nên chính xác hơn nhiều công cụ khác.



    Cty CP CK VNDIRECT
    Chuyên viên tư vấn: Lê Quang Trung
    SĐT: 0969 879 686
    Skype: lqtrung9999
     
  20. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    bạn bốc cờ gì đó ơi... túm lại là bao giờ tt mới tăng trở lại :(
     

Chia sẻ trang này