GV bản ngữ chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh cho người mới bắt đầu

Thảo luận trong 'Tiếng Anh cho con' bởi nguyenvan157, 22/5/2015.

  1. nguyenvan157

    nguyenvan157 vanviva

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Lứa tuổi nào là phù hợp cho trẻ bắt đầu học ngoại ngữ?
    [​IMG]
    Neil Roberts phỏng vấn với Vietnamnet
    Trẻ mầm non ở Việt Nam hiện nay đa phần được phụ huynh hướng đến việc học ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh. Chuyên gia Neil Roberts, Phó Giám đốc Trung tâm Giảng dạy Hội đồng Anh đã trao đổi với phóng viên Vietnamnet.

    NÊN HỌC NGOẠI NGỮ TRƯỚC TUỔI 15
    Với những kinh nghiệm từ thực tế, theo ông đối với trẻ em Việt Nam, việc học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung, nên bắt đầu từ độ tuổi nào là phù hợp?

    Neil Roberts: Người ta đã bỏ ra rất nhiều thời gian, nỗ lực và tiền bạc để nghiên cứu về vấn đề gây nhiều tranh cãi này. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả rõ ràng vì gần như không thể tách rời yếu tố độ tuổi ra khỏi các yếu tố liên quan khác, như môi trường học tập, động lực và chất lượng giảng dạy.

    Nhiều người cho rằng có một “độ tuổi tốt nhất” cho việc học ngoại ngữ và giai đoạn này sẽ áp dụng cho việc học ngôn ngữ thứ hai. Đây là độ tuổi mà trẻ đang phát triển và bộ não sẽ giúp người học dễ thành công trong việc học ngoại ngữ.

    Hầu hết mọi người tin rằng đó là độ tuổi trước dậy thì và đó là thời kỳ mà trẻ thường dựa nhiều hơn vào khả năng học tập bẩm sinh. Đến giai đoạn dậy thì, người học có xu hướng dựa vào những “chiến lược và kỹ năng” học tập mang tính chất chính thống hơn. Điều này có thể khiến trẻ em thường thành công hơn trong việc học ngoại ngữ so với người lớn. Tuy nhiên, thành công này của trẻ em trong việc học ngoại ngữ cũng có thể do các yếu tố khác như việc trẻ em có nhiều thời gian học tập ở trường hơn người lớn, hoặc do chúng có điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn thông qua truyền hình và Internet.

    Có một thực tế rõ ràng là trẻ học ngôn ngữ thứ hai trước tuổi 15 nhìn chung có nhiều khả năng giao tiếp trôi chảy như người bản xứ hơn.


    Việc cho học sinh độ tuổi mầm non tiếp xúc với ngoại ngữ nên xác định là học nghiêm chỉnh, chính xác ngay từ đầu, hay chỉ là hoạt động vui chơi làm quen? Điều kiện cần nhất khi tổ chức dạy học/ làm quen với ngoại ngữ cho trẻ là gì, thưa ông?


    Neil Roberts: Tôi không cho rằng có một phương pháp nhất định phải theo để dạy ngoại ngữ cho trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, sở thích khác nhau và học tập trong những môi trường khác nhau. Giáo viên cần phải hiểu rõ về cách thức trẻ có thể tiếp thu một ngoại ngữ và sử dụng hiểu biết này để có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng em trong một tập thể nhất định.

    Đối với trẻ, không nhất thiết phải quá nặng nề phân biệt giữa “học mà chơi” hay học nghiêm túc. Với thực tế là trẻ em có thể học được rất nhiều khi chơi; phụ huynh và học sinh cần rất xem trọng các cơ hội để tạo không gian cho trẻ “chơi mà học” trong quá trình học tập. Trong khi chơi, trẻ có thể thử những vai trò mới, ngôn ngữ mới và thông thường, những gì trẻ thể hiện thường vượt ra khỏi khuôn khổ khả năng của chúng trong các lớp học. Đồng thời, trong khi chơi, trẻ có thể có những phát hiện về ngôn ngữ - những phát hiện “tự thân” này sẽ được lưu giữ tốt hơn trong trí nhớ của trẻ so với những gì chỉ đơn thuần được “truyền đạt” bởi giáo viên. Vì thế, vai trò của giáo viên là hỗ trợ, hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ sử dụng những công cụ ngôn ngữ cần thiết, gợi ý và đưa ra những thử thách để trẻ vượt qua và tiếp thu bài.

    Một trong những mối quan tâm của tôi trong việc dạy trẻ là công tác đánh giá và kiểm tra. Một thực tế không thể phủ nhận là các bài kiểm tra là một phần của cuộc sống, đặc biệt là ở trường trung học, trẻ cần phát triển các kỹ năng để hoàn thành tốt các bài kiểm tra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, trẻ có xu hướng học ngoại ngữ tốt hơn khi chúng thích thú và có động lực học ngôn ngữ này trong bối cảnh quen thuộc. Ví dụ, chúng ta thường thấy các em được yêu cầu tự mình hoàn thành một bài kiểm tra để đánh giá khả năng của cá nhân học sinh. Tuy nhiên, điều này lại đi ngược lại với mục đích sử dụng ngôn ngữ thông thường, đó là giao tiếp với người khác. Chúng ta gọi đâylà khoảng cách giữa giảng dạy và kiểm tra. Ngôn ngữ là để giao tiếp và thành công thực sự với một ngôn ngữ là khi chúng ta có khả năng nêu và tiếp nhận các ý kiến, quan điểm cũng như những ảnh hưởng tạo ra bởi những gì được truyền đạt thông qua ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thì thường chỉ thấy được sự tiến bộ của con cái mình thông qua điểm số, hơn là cách đánh giá học sinh một cách liên tục, đặt trong bối cảnh sử dụng ngôn ngữ thực tế như đã nói ở trên.

    CHO TRẺ SỰ KHUYẾN KHÍCH THAY VÌ ÉP BUỘC
    Phụ huynh Việt Nam thường chia làm hai “phe”: Với số đông mong muốn con càng sớm biết ngoại ngữ càng tốt, và một phần cho rằng con nên biết đọc, biết viết sõi tiếng Việt mới bắt đầu học ngoại ngữ. Ông chia sẻ như thế nào với phụ huynh của cả hai quan điểm này?

    Neil Roberts: Trước tiên, tôi cho rằng chúng ta cần phân biệt giữa song ngữ và học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Ví dụ như các con tôi có bố nói tiếng Anh, mẹ nói tiếng Việt. Chúng lớn lên, được nghe cả hai ngôn ngữ ở nhà. Kết quả là chúng khá thoải mái trong việc sử dụng và hiểu cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đó là song ngữ.

    Còn hầu hết học sinh Việt Nam học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Nó khác với song ngữ. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng học ngoại ngữ ở độ tuổi khi còn quá nhỏ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tiếng mẹ đẻ của trẻ. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng độ tuổi quan trọng để phát triển tiếng mẹ đẻ ở trẻ là từ 2-4 tuổi.

    Hai nghiên cứu nổi tiếng vào năm 1987 và 1991 cho thấy sự tiếp nhận ngôn ngữ đầu tiên của trẻ có thể bị chậm lại nếu trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai trong một thời gian dài ở trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ. Một số phụ huynh thậm chí còn cảm thấy cần ngưng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở nhà, nhưng điều này có thể dẫn đến những bối rối và mất tự tin ở trẻ.

    Nhiều phụ huynh sau khi cho con học trường mầm non, tiểu học quốc tế đã phải “rút” con về trường công lập, với lý do con nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt. Theo ông, “lỗi” ở đây là do phương pháp tổ chức dạy học hay do độ tuổi của học sinh?

    Neil Roberts: Bất kể trẻ học tiếng Anh từ khi nào thì theo kinh nghiệm của tôi, học sinh phát triển các kỹ năng ngôn ngữ tốt nhất thường là những trẻ em đến từ những môi trường thân thiện và hỗ trợ cho trẻ. Điều này không có nghĩa là phụ huynh cần phải nói tiếng Anh mà họ cần quan tâm tới việc trẻ học gì, thường xuyên khuyến khích, khen ngợi bất cứ tiến bộ nào của trẻ, dù tiến bộ đó có khiêm tốn như thế nào.

    Có thể thấy nhiều phụ huynh quyết định chuyển con từ trường quốc tế sang trường công khi thấy tiếng Anh của trẻ tốt hơn tiếng Việt. Như đã nói ở trên, thực sự là khó khăn với cha mẹ khi vừa muốn con mình nói tiếng Anh tốt, vừa muốn trẻ thành thạo tiếng mẹ đẻ. Đối với trẻ học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, có thể việc dành phần lớn việc học tập cho tiếng mẹ đẻ ở trường mầm non sẽ hữu ích. Quan trọng là khi học bất cứ ngôn ngữ nào cũng phải được sự hướng dẫn và hỗ trợ tốt, thay vì ép buộc.

    Ở Anh, việc cho trẻ làm quen với ngoại ngữ thường bắt đầu ở độ tuổi nào, và các em thường học ngôn ngữ gì, thưa ông? Nhà trường, phụ huynh thường mong muốn gì khi cho trẻ làm quen với ngoại ngữ?

    Neil Roberts: Theo chương trình chuẩn của Vương quốc Anh, trẻ em nên bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai từ giai đoạn 6-7 tuổi. Những ngôn ngữ phổ biến nhất của học sinh Anh là Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Trung.

    Phụ huynh ở Anh đang ngày càng nhận thức tốt hơn về những lợi ích cho cuộc sống sau này của trẻ nếu được học một ngoại ngữ thứ hai. Tuy nhiên, khi mà ngoại ngữ không phải là môn bắt buộc cho tới năm 14 tuổi thì thách thức với nhà trường, giáo viên và phụ huynh là làm thế nào để bản thân trẻ nhận thấy sự cần thiết của việc học những môn học tuyệt vời này.

    Xin cảm ơn ông!
    http://www.britishcouncil.vn/gioi-t...-nao-la-phu-hop-cho-tre-bat-dau-hoc-ngoai-ngu
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenvan157
    Đang tải...


  2. danorganmio

    danorganmio Ngã xuống mới biết ai là bạn ta

    Tham gia:
    10/10/2014
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    83
    lớp 3 bắt đầu học chính thức ở VN, do vậy 8 tuổi là phù hợp
     
  3. Ngocanh0147

    Ngocanh0147 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/5/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    nhà em các con học quá nhiều nên cho bé tiếp xúc tiếng anh từ sớm chứ đến năm lớp 3 ý các bé học ở lớp ở trường rõ lắm môn học
     
    nguyenvan157 thích bài này.
  4. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    8 tuổi là phù hợp hả các mom?
     
  5. nguyenvan157

    nguyenvan157 vanviva

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Bây giờ ở trường Mầm non các cô đã cho con bắt đầu làm quen tiếng Anh và các ngoại ngữ rồi, Lên lớp 1-2 nhiều trẻ nói tiếng Anh vanh vách và giao tiếp dc với người nước ngoài. đợi lên lớp 3 thì bé nhà mình sẽ ko theo nổi bạn bè mất
     
  6. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    giờ mọi người cho bé học tiếng anh sớm quá
     
  7. nguyenvan157

    nguyenvan157 vanviva

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    theo em là bắt đầu cho con học từ 6 tuổi, lúc đó con lên lớp 1, vừa học chữ rồi làm quen tiếng Anh là tốt nhất
     
  8. nguyenvan157

    nguyenvan157 vanviva

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Do yêu cầu của giáo dục VN mà c, cho con học muộn quá thì ko theo kịp bạn bè mà học sớm quá thì bố mẹ e ngại con nặng kiến thức và áp lực.??? Từ bài viết trên hi vọng các mẹ tìm ra dc lời giải cho con em mình
     
  9. Mecuping

    Mecuping Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2014
    Bài viết:
    6,310
    Đã được thích:
    1,879
    Điểm thành tích:
    913
    theo em thì ko nhất thiết đâu ạ
    đâu cứ phải chạy theo phong trào đâu, em thì tùy khả năng của con thôi
     
  10. nguyenvan157

    nguyenvan157 vanviva

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ nói cũng đúng, Tốt nhất là tùy vào mục đích gáio dục của gia đình và khả năng của con cái để lựa chọn cách học cho con. Giả sử nếu gd muốn hướng cho con đi du học hay sinh sống ở nước ngoài thì yêu cầu cao hơn bih thường, còn nếu cha mẹ để con học tự nhiên theo sự phát triển của con thì cứ để con học theo chương trình của nhà trường. Tuy nhiên cha mẹ cần theo sát quá trình học của con mới đảm bảo được con theo được các bạn khi lên lớp cao hơn. Vì em làm trog lĩnh vực này e thấy, ban đầu cha mẹ thường ko lo ngại việc học ngoại ngữ cho con, nhưg khi lớp lớn hơn, hoặc khi con chuyển cấp bắt đầu mới cuống cuồng tìm GV dạy thêm, cho con học nhồi nhét các kiểu, lúc đó thì cũng quá muộn rồi.
     
  11. Mecuping

    Mecuping Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2014
    Bài viết:
    6,310
    Đã được thích:
    1,879
    Điểm thành tích:
    913
    Vâng, em đồng ý với mn, ạ, cái gì cũng phải có chuẩn bị, quá trình, nhưng cũng ko nên nhồi nhét :D
     
  12. minhhacxuongmai

    minhhacxuongmai Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/6/2014
    Bài viết:
    1,100
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    biết nói là có thể dạy được dạy càng sớm thì khả năng tiếp thu càng dễ
     
  13. nguyenvan157

    nguyenvan157 vanviva

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH

    Tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào cũng dùng để giao tiếp, và mục đích của giao tiếp là truyền đạt được thông tin để người nói và người nghe hiểu nhau. Thông điệp được tạo nên bởi từ ngữ, câu, đoạn và bài.

    Trong tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào để trở nên thành thạo cần yêu câu là luyện tập thường xuyên. Mỗi người nên dành ra ít nhất 30phút/ngày để luyện tập

    Chủ đề 1: Luyện tập đúng cách như thế nào?

    - Người chưa dùng/Chưa học tiếng Anh: Khuyến cáo nên sử dụng các tài liệu song ngữ từ các hiệu sách để đọc;

    - Nên chọn sách có hình minh họa để học từ vựng. Những cuốn sách này giúp người học ko lo sợ, học viên có thể tưởng tượng và bắt chước được. Trong thời gian dạy học, nhiều học trò hỏi tôi “Nhưng em không biết đọc sách thì làm sao?” Đây là câu hỏi đúng nhưng dưới đây là các sự lựa chọn dành cho bạn:

    Lưu ý: Người bắt đầu học nên theo học lớp có giáo viên và bắt chước giáo viên trên lớp

    Nhưng làm thế nào để chọn lớp và chọn được giáo viên phù hợp? Đối với lớp mới bắt đầu nên chọn giáo viên nói tiếng mẹ đẻ của học viên hoặc chọn lớp có người nước ngoài thì trong lớp nên có trợ giảng nói cùng ngôn ngữ với học viên.

    - Học ở trình độ cơ bản lưu ý bắt chước giáo viên và theo các ngữ âm. Nhìn chung ở các trình độ tiếng Anh từ vựng và kỹ năng đọc hiểu là yếu tố quyết định sự khác biệt với người ở trình độ sơ cấp và các trình độ cao hơn.

    - Có nhiều người hỏi tôi rằng: nếu em không biết cách phát âm thì phải làm sao em đọc được? Đây là lo lắng đúng nhưng hai vấn đề cách phát âm và đọc lại hoàn toàn không phụ thuộc vào nhau.

    - Tiếng Anh gồm có 4 cấu phần: Từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và ngữ điệu. Ở trình độ vỡ lòng/cơ bản người đọc nên quan tâm tới ngữ pháp và từ vựng.

    - Một quan điểm chưa đúng đắn là muốn học giỏi tiếng Anh thì phải học giỏi ngữ pháp. Ngữ pháp là yếu tố quan trọng, nhưng khi mới bắt đầu học vì là người mới học nên học viên sẽ chưa thể hiểu cặn kẽ ngữ pháp, đồng thời học viên vẫn có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ này và giao tiếp mới là mục đích cuối cùng của việc học một tiếng ngoại ngữ mà không phải là tiếng mẹ đẻ.

    Chủ đề 2: Với người bắt đầu học tiếng Anh

    Tiếng Anh vỡ lòng (dành cho người mới bắt đầu học tiếng Anh): người đọc cần chăm chú quan sát và bắt chước

    Người đọc nên chọn các tài liệu có nhiều hình ảnh và màu sắc. Phương pháp học bằng hình ảnh là phù hợp nhất. Phương pháp này giúp cho học viên dễ nhớ và không nản.

    - Học viên ở bất kỳ trình độ nào cũng không nên học từ mới theo các từ riêng biệt mà nên học các câu đơn. Đây là phương pháp học giúp học viên nhớ lâu hơn . Đồng thời tiếng anh có nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên khi học từ mới trong câu thì nghĩa sẽ chính xác hơn.

    Ngữ âm thì thời điểm này học viên chưa nên quá lo lắng và tập trung vì đây là phần khó nhất. Học viên dễ nản lòng.

    - Kỹ năng Nghe: Học viên nên tìm đĩa hình, đĩa âm để nghe từng câu. Khi học luôn cầm theo bút và giấy để dù ít hay nhiều cũng nên ghi lại. nếu lúc đầu học viên bỡ ngỡ thì cố gắng nghe 3 lần. Dần dần học viên nghe 2 lần rồi 1 lần.

    Lưu ý: Nên nhớ, học viên không nên dừng đài/thiết bị giữa chừng bởi như thế việc học tiếng Anh không được tự nhiên.

    - Kỹ năng Nói: Luyện nói mọi lúc mọi nơi vì đây là kỹ năng phản xạ.
    (Chia sẻ của cô Vũ Thị Khánh Linh - GV bản ngữ Mỹ)

    LEARNING ENGLISH

    English or any other foreign languages, the ultimate purpose is to communicate, and the purpose of communication is to convey a message from the speakers to listeners/audience. A message is made of words, sentences, paragraphs, and essays.

    In English or any other languages it is a requirement that learners practice regularly. Learners should spend at least 30 minutes/day for practice.

    Topic 1: How do I practice properly?

    - If an individual has never been exposed to English/participated in any English class: he/she should use bilingual materials (mother tongue and English) to read for comprehension;

    - He/she should select books with sketches/drawings to learn the new vocabulary. These books/materials will help learners not to be afraid. Learners can imagine and imitate. For the teaching time, many learners ask me “What should I do if I don’t know how to read in the right manner?” This is the right question but you can consider the following options:

    Note: Learners at opener/beginning levels should follow classroom courses to imitate the teachers.

    How do I selection the right class and the right teachers? Regarding openers, an individual should select the class that the teacher is bilingual (the same mother tongue as learners and English). If it is a class taught by foreigners, he/she should select a class with teacher assistants.

    - If learners are at beginners’ level, imitate teachers at their intonation. At this level, the vocabulary is limited and Reading Comprehension is crucial to differentiate this group of learners from other groups at higher English level.

    - Many learners ask me that if I don’t know how to do pronunciation, how can I do that? This is the concern but the pronunciation and reading out loud are different from each other.

    - English comprises 4 parts: vocabulary, Grammar, Intonation, and Rhythm. At beginner, learners should not concern about grammar and vocabulary.

    - A misconception is that in order to be good at English, learners must be good at grammar. Grammar is important but at the beginning, learners can be well aware of grammar and learners can communicate in English because communication is the ultimate goal of learners when learning foreign languages.

    Topic 2: For beginners of learning English

    English openers (for learners who have never been exposed to English): learners need to observe well and imitate.

    Learners should select materials that have a lot of pictures/drawings and they must be colorful. Learning by visual effects is the best method. This method helps learners to remember and they won’t be discouraged.

    - Learners at any English levels should not learn vocabulary word by word but they should learn simple sentences. This will help learners remember longer. At the same time, there are many vocabularies in English they have similar/same pronunciation but the meanings are different. If learners learn from sentences, the meaning is more precise.

    Intonation should not be the concern for learners at this stage because this is the most difficult techniques. The learners are easy to be discouraged.

    - Learners should look for video, DVDs, recordings to listen to sentences. When practicing listening, learners should always bring pen and papers for noting down. At the beginning, learners can listen three times. Gradually, practice listening twice or even once.

    Note: Learners should not pause any recordings/videos during the listening because that is not a natural way to learn.

    - Speaking skill: Practice speaking as much as you can because you will build up your confidence by doing that.
     
  14. nguyenvan157

    nguyenvan157 vanviva

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    (ps: nhờ BQT e đăng sang chủ đề này cho đúng vị trí ah)

    KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH


    Tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào cũng dùng để giao tiếp, và mục đích của giao tiếp là truyền đạt được thông tin để người nói và người nghe hiểu nhau. Thông điệp được tạo nên bởi từ ngữ, câu, đoạn và bài.

    Trong tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào để trở nên thành thạo cần yêu câu là luyện tập thường xuyên. Mỗi người nên dành ra ít nhất 30phút/ngày để luyện tập

    Chủ đề 1: Luyện tập đúng cách như thế nào?

    - Người chưa dùng/Chưa học tiếng Anh: Khuyến cáo nên sử dụng các tài liệu song ngữ từ các hiệu sách để đọc;

    - Nên chọn sách có hình minh họa để học từ vựng. Những cuốn sách này giúp người học ko lo sợ, học viên có thể tưởng tượng và bắt chước được. Trong thời gian dạy học, nhiều học trò hỏi tôi “Nhưng em không biết đọc sách thì làm sao?” Đây là câu hỏi đúng nhưng dưới đây là các sự lựa chọn dành cho bạn:

    Lưu ý: Người bắt đầu học nên theo học lớp có giáo viên và bắt chước giáo viên trên lớp

    Nhưng làm thế nào để chọn lớp và chọn được giáo viên phù hợp? Đối với lớp mới bắt đầu nên chọn giáo viên nói tiếng mẹ đẻ của học viên hoặc chọn lớp có người nước ngoài thì trong lớp nên có trợ giảng nói cùng ngôn ngữ với học viên.

    - Học ở trình độ cơ bản lưu ý bắt chước giáo viên và theo các ngữ âm. Nhìn chung ở các trình độ tiếng Anh từ vựng và kỹ năng đọc hiểu là yếu tố quyết định sự khác biệt với người ở trình độ sơ cấp và các trình độ cao hơn.

    - Có nhiều người hỏi tôi rằng: nếu em không biết cách phát âm thì phải làm sao em đọc được? Đây là lo lắng đúng nhưng hai vấn đề cách phát âm và đọc lại hoàn toàn không phụ thuộc vào nhau.

    - Tiếng Anh gồm có 4 cấu phần: Từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và ngữ điệu. Ở trình độ vỡ lòng/cơ bản người đọc nên quan tâm tới ngữ pháp và từ vựng.

    - Một quan điểm chưa đúng đắn là muốn học giỏi tiếng Anh thì phải học giỏi ngữ pháp. Ngữ pháp là yếu tố quan trọng, nhưng khi mới bắt đầu học vì là người mới học nên học viên sẽ chưa thể hiểu cặn kẽ ngữ pháp, đồng thời học viên vẫn có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ này và giao tiếp mới là mục đích cuối cùng của việc học một tiếng ngoại ngữ mà không phải là tiếng mẹ đẻ.

    Chủ đề 2: Với người bắt đầu học tiếng Anh

    Tiếng Anh vỡ lòng (dành cho người mới bắt đầu học tiếng Anh): người đọc cần chăm chú quan sát và bắt chước

    Người đọc nên chọn các tài liệu có nhiều hình ảnh và màu sắc. Phương pháp học bằng hình ảnh là phù hợp nhất. Phương pháp này giúp cho học viên dễ nhớ và không nản.

    - Học viên ở bất kỳ trình độ nào cũng không nên học từ mới theo các từ riêng biệt mà nên học các câu đơn. Đây là phương pháp học giúp học viên nhớ lâu hơn . Đồng thời tiếng anh có nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên khi học từ mới trong câu thì nghĩa sẽ chính xác hơn.

    Ngữ âm thì thời điểm này học viên chưa nên quá lo lắng và tập trung vì đây là phần khó nhất. Học viên dễ nản lòng.

    - Kỹ năng Nghe: Học viên nên tìm đĩa hình, đĩa âm để nghe từng câu. Khi học luôn cầm theo bút và giấy để dù ít hay nhiều cũng nên ghi lại. nếu lúc đầu học viên bỡ ngỡ thì cố gắng nghe 3 lần. Dần dần học viên nghe 2 lần rồi 1 lần.

    Lưu ý: Nên nhớ, học viên không nên dừng đài/thiết bị giữa chừng bởi như thế việc học tiếng Anh không được tự nhiên.

    - Kỹ năng Nói: Luyện nói mọi lúc mọi nơi vì đây là kỹ năng phản xạ.
    (Chia sẻ của cô Vũ Thị Khánh Linh - GV bản ngữ Mỹ)

    LEARNING ENGLISH

    English or any other foreign languages, the ultimate purpose is to communicate, and the purpose of communication is to convey a message from the speakers to listeners/audience. A message is made of words, sentences, paragraphs, and essays.

    In English or any other languages it is a requirement that learners practice regularly. Learners should spend at least 30 minutes/day for practice.

    Topic 1: How do I practice properly?

    - If an individual has never been exposed to English/participated in any English class: he/she should use bilingual materials (mother tongue and English) to read for comprehension;

    - He/she should select books with sketches/drawings to learn the new vocabulary. These books/materials will help learners not to be afraid. Learners can imagine and imitate. For the teaching time, many learners ask me “What should I do if I don’t know how to read in the right manner?” This is the right question but you can consider the following options:

    Note: Learners at opener/beginning levels should follow classroom courses to imitate the teachers.

    How do I selection the right class and the right teachers? Regarding openers, an individual should select the class that the teacher is bilingual (the same mother tongue as learners and English). If it is a class taught by foreigners, he/she should select a class with teacher assistants.

    - If learners are at beginners’ level, imitate teachers at their intonation. At this level, the vocabulary is limited and Reading Comprehension is crucial to differentiate this group of learners from other groups at higher English level.

    - Many learners ask me that if I don’t know how to do pronunciation, how can I do that? This is the concern but the pronunciation and reading out loud are different from each other.

    - English comprises 4 parts: vocabulary, Grammar, Intonation, and Rhythm. At beginner, learners should not concern about grammar and vocabulary.

    - A misconception is that in order to be good at English, learners must be good at grammar. Grammar is important but at the beginning, learners can be well aware of grammar and learners can communicate in English because communication is the ultimate goal of learners when learning foreign languages.

    Topic 2: For beginners of learning English

    English openers (for learners who have never been exposed to English): learners need to observe well and imitate.

    Learners should select materials that have a lot of pictures/drawings and they must be colorful. Learning by visual effects is the best method. This method helps learners to remember and they won’t be discouraged.

    - Learners at any English levels should not learn vocabulary word by word but they should learn simple sentences. This will help learners remember longer. At the same time, there are many vocabularies in English they have similar/same pronunciation but the meanings are different. If learners learn from sentences, the meaning is more precise.

    Intonation should not be the concern for learners at this stage because this is the most difficult techniques. The learners are easy to be discouraged.

    - Learners should look for video, DVDs, recordings to listen to sentences. When practicing listening, learners should always bring pen and papers for noting down. At the beginning, learners can listen three times. Gradually, practice listening twice or even once.

    Note: Learners should not pause any recordings/videos during the listening because that is not a natural way to learn.

    - Speaking skill: Practice speaking as much as you can because you will build up your confidence by doing that.
     
  15. apsoft015

    apsoft015 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/6/2015
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    NHÌN ĐỂU…

    - Mày nhìn đểu tao hả?
    - Dạ đâu có,mắt em lé.
    - Mày cười đểu tao hả?
    - Dạ đâu có, miệng em méo.Vậy thì tao oánh mày cái tội xấu xí lại thích gây chú ý.
     
  16. nguyenvan157

    nguyenvan157 vanviva

    Tham gia:
    25/3/2013
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn có ý gì thì cứ nói thẳng ra đâu phải chia sẻ bằng một câu chuyện như vậy. có thể bạn cũng đang là GV dạy tiếng Anh hoặc người nào đó giỏi hơn rất nhiều, nhưng những ng giỏi ng ta ko hành động như vậy. Mình chia sẻ bài viết nhằm giúp cho ai đang ở giai đoạn mới bắt đầu học có thêm sự tham khảo, chí ít đây cũng là những lời nói chia sẻ từ một GV có tâm huyết với nghề. Có thể đúng với bạn hoặc ko, bạn ko thik có thể bỏ qua ko cần thiết phải đọc. CÒn bây giờ hình thức tự PR cho bản thân mình có nhiều chiêu trò lắm bạn ah
     
  17. mecuaduytho

    mecuaduytho Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    2/3/2015
    Bài viết:
    2,959
    Đã được thích:
    178
    Điểm thành tích:
    153
    Bài viết hay, Tks mn! mình đang nghiên cứu cách học để về áp dụng cho bé nhà m!
     
    nguyenvan157 thích bài này.
  18. lantoan89

    lantoan89 Thành viên mới

    Tham gia:
    9/9/2015
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    mình cũng mong con mình tìm hứng thú ở học tiếng Anh qua việc học mà chơi.
     
    nguyenvan157 thích bài này.
  19. lantoan89

    lantoan89 Thành viên mới

    Tham gia:
    9/9/2015
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    đầu tiên bạn phải qua 1 bài test để phân trình độ, cô giáo sẽ trả bài để xem bạn yếu ở đâu, chứ không kiểu test rồi xếp lớp tràn lan đâu.
     
  20. thaovien

    thaovien Thành viên mới

    Tham gia:
    4/11/2014
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Học một lớp học không quá đông sẽ tốt cho con hơn vì cô giáo có thể quan tâm đến từng người một. đối với trẻ nhỏ, khơi dậy hứng thú học tiếng Anh rất quan trọng, con học mà chơi kết hợp là cần thiết. Như con mình, đi học về còn kể lại chuyện ở trung tâm một cách đầy hồ hởi, qua 2 tháng học con đã được lên trình cao hơn trong độ tuổi của con. trộm vía, bố mẹ dốt cũng mong con không đi vào vết xe đổ đó.
     

Chia sẻ trang này