Kinh nghiệm: Những điều kiêng kỵ trong đám cưới

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi ngochien4977, 28/5/2015.

  1. ngochien4977

    ngochien4977 Thành viên mới

    Tham gia:
    26/10/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Theo quan niệm của người Việt, để cặp uyên ương êm ấm vui sống tới đầu bạc, răng long thì trong hôn lễ phải nhớ và thực hiện một số kiêng kị, tránh mọi sai sót, điềm xấu xảy ra.
    Nhiều bạn trẻ ngày nay cho rằng hôn nhân bền vững là do hai vợ chồng có hiểu nhau, yêu nhau và có kỹ năng sống chung hay không, chứ không phải vì những kiêng kỵ. Do đó họ không tin những điều kiêng kỵ trong đám cưới, cho đó là lạc hậu, mê tín.

    Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, hạnh phúc gia đình yên ấm, suôn sẻ cả đời phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của các cặp vợ chồng. Vì vậy, dù có kiêng kỵ nhiều thứ trong đám cưới, nhưng khi sống với nhau mà “đồng sàng dị mộng” không cảm thông, chia sẻ với nhau thì gia đình cũng khó yên lành.

    Nhưng kiêng kỵ cũng là nét văn hóa truyền thống cưới xin của người Việt, những điều phổ biến, hoặc mang nét văn hóa truyền thống như chọn ngày lành tháng tốt để cưới cho thuận lợi thì vẫn nên duy trì. Còn những quan niệm không có căn cứ thì cũng không nên quá tin tưởng mà ảnh hưởng tới việc chuẩn bị đám cưới. Nếu có điều không hợp lý với thời đại, hoặc có tính mê tín dị đoan thì không nên mù quáng thực hiện.

    Ngày giờ đẹp

    Người Việt rất kiêng kỵ chọn ngày và kén giờ làm lễ chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu. Ngày nay các cặp đôi đều coi trọng việc này để cử hành hôn lễ. Ngoài hợp mạng, hợp tuổi còn chọn ngày cưới vào ngày Hoàng đạo, tránh những ngày Hắc đạo, Tam tai, Sát chủ, ngày Rằm…

    Quan niệm làm đám cưới vào ngày đẹp thì cuộc sống sau này sẽ yên ả, thuận lợi. Vì vậy nhà nào cũng nhờ xem kỹ giờ, ngày, tháng, năm cho tốt và hợp tuổi cho hai vợ chồng để sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn nên làm ra.

    Theo các thầy tử vi, cưới hỏi vào ngày có sao Cô thần, Quả Tú, Không phòng, cô dâu sẽ cô quạnh, hiếm con...

    Chọn được ngày đẹp đón dâu, còn phải chọn giờ Hoàng đạo để chú rể xuất phát.

    Tới nhà cô dâu cũng phải giờ Hoàng đạo mới được vào đón dâu. Đón xong về đến nhà chú rể lại phải chờ giờ Hoàng đạo mới được vào nhà.

    Đặc biệt kiêng kỵ cưới vào năm cô dâu ở tuổi kim lâu – tuổi có số đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro (như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi…).

    Ngoài ra tháng 7 Âm lịch, với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly, cộng với thời tiết mưa bão nên dù trong tháng có ngày hoàng đạo cũng nên kiêng cữ.

    Ăn hỏi thế nào để không vô duyên?

    - Khi nhà trai đến ăn hỏi, cô gái không được ló mặt ra trước (vì sẽ bị coi là vô duyên, thiếu lễ phép), mà phải ở trong phòng tới khi hai nhà thưa chuyện xong xuôi, chú rể vào đón cô dâu mới được ra để mời nước họ hàng.

    - Trong đám hỏi ở miền Bắc, nhà gái phải làm lễ xé cau (dùng tay bẻ những quả cau trong tráp ăn hỏi của nhà trai) để cúng ông bà tổ tiên. Sở dĩ nhà gái không được dùng dao cắt, vì dân gian cho rằng cắt cau bằng dao sẽ khiến tình cảm vợ chồng tương lai bị chia cắt.

    Ở miền Nam, chú rể sẽ là người xé cau, cô dâu xếp trầu để thắp hương trên bàn thờ, ai làm nhanh hơn được coi là về sau sẽ "nắm quyền" nhà.

    Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

    Bàn thờ tổ tiên chính là thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà, đa số các bậc phụ huynh đều lo liệu chu đáo, để tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên.

    Ngày cưới tùy điều kiện mà bày biện ban thờ gia tiên, nhưng đều kiêng bày bàn thờ sơ sài. Mà thường bao sái (lau dọn) sạch sẽ ban thờ, bày biện những vật phẩm đẹp mắt, đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên, các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã... Hôn lễ chính phải cử hành tại bàn thờ tổ tiên có đủ hương đăng hoa quả.

    - Ở miền Trung khi nhà trai đến phải có người làm mai đi đầu. Lễ vật bao gồm: Trái cây, bánh kẹo, trầu cau và cặp đèn trùng với kích thước chân đèn trên bàn thờ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngochien4977
    Đang tải...


  2. letrung0908

    letrung0908 Giải pháp kiểm soát cửa

    Tham gia:
    25/8/2013
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
    những điều nói trên đây là áp dụng cho ngày cưới chứ đâu phải là ngày ăn hỏi
     
  3. Tiana Nguyen

    Tiana Nguyen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    e cũng thấy vậy ạ. Ăn hỏi thì keeng gì nhỉ mn. em cũng muốn học hỏi thêm ạ
     
  4. Siêuthị trực tuyến MaxBuy

    Siêuthị trực tuyến MaxBuy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/7/2014
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    28
    Cái này gọi là phong tục ai cũng phải làm hả mọi người
     
  5. mecuajin

    mecuajin Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/9/2014
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Em cũng dg muốn tìm hiểu ai pit chia sẻ thÊm đi ạ hịi
     
  6. Bluewind

    Bluewind Chuyên viên tư vấn bất động sản nhiệt tình nhất :D

    Tham gia:
    4/2/2015
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    136
    Điểm thành tích:
    83
    Mình ở miền Bắc, thấy cái giờ Hoàng đạo với bàn thờ gia tiên thì đúng. Nhưng vụ xé cau thì chưa thấy bao giờ :D Hay chỗ mình phong tục ý bị mai một rồi nhỉ :D
     
  7. ngochien4977

    ngochien4977 Thành viên mới

    Tham gia:
    26/10/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    đúng rồi đó b ah, có kiêng có lành mà
     
  8. bạch_dương_hn

    bạch_dương_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/2/2011
    Bài viết:
    1,249
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    103
    Đây là 1 số phong tục từ xưa các cụ truyền lại mà!
     
  9. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    mình thấy nó áp dụng cho ngày cưới thì đúng hơn
     
  10. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    có kiêng có lành mà
     
  11. tuannhien

    tuannhien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2014
    Bài viết:
    1,828
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    103
    cho m xem hình ảnh với ạ
     
  12. tuannhien

    tuannhien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2014
    Bài viết:
    1,828
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    103
    em nhầm sr các mẹ nhé
     
  13. ngochien4977

    ngochien4977 Thành viên mới

    Tham gia:
    26/10/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    tục xé cau vẫn còn đó mẹ nó, nếu từng đi bê tráp rồi mẹ nó sẽ thấy ngta làm lúc trao lễ cho nhà trai, chỉ có điều là ngta thường xé ngay tại bàn thờ tổ tiên, nên ko mấy người để ý đâu
     
  14. Bluewind

    Bluewind Chuyên viên tư vấn bất động sản nhiệt tình nhất :D

    Tham gia:
    4/2/2015
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    136
    Điểm thành tích:
    83
    Uk, mình hay đi đỡ tráp. Nhưng đưa đến bàn gia tiên là mình ra ngoài luôn nên chắc k để ý :">
     
  15. ngochien4977

    ngochien4977 Thành viên mới

    Tham gia:
    26/10/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    mình cũng có tìm hiểu thêm vài kinh nghiệm nữa, các mẹ và các chị em tham khảo áp dụng hay nói giúp người nhà nhé, tùy hoàn cảnh mà ứng dụng hợp lý.

    Trải hai chiếu úp lên nhau để giữ gìn tình cảm trăm năm?

    Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Thế Xương, ngày giờ về nhà chồng mới là quan trọng và trong ngày cưới, cô dâu cần lưu ý nhiều điểm để tránh phạm phải những sai lầm có thể khiếm mình ân hận sau này.

    Cưới hỏi là chuyện quan trọng của đời người con gái. Vì vậy, trước khi lên xe hoa, cô gái cũng như gia đình thường xem xét cẩn thận kỹ lưỡng các yếu tố trong đó có yếu tố ngày, giờ về nhà chồng. Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Thế Xương, ngày giờ đặt chân về nhà chồng mới là quan trọng và trong ngày cưới này, cô dâu cần lưu ý nhiều điểm để tránh phạm phải những sai lầm mà cả đời không thể sửa sai và tránh sau này có thể ân hận.

    Tránh cưới hỏi vào ngày kiêng kị

    Mùa xuân - mùa của khởi đầu năm mới, là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật thay áo mới cũng là mùa của nhiều đôi uyên ương quyết định nên duyên. Chính vì vậy, trong những ngày đầu năm đi lễ chùa, đi cúng bái đình đền, nhiều cô gái và gia đình còn làm một việc rất quan trọng là xem xét ngày lành tháng tốt để tổ chức cưới hỏi.

    Nói về điều này, chuyên gia phong thủy Hoàng Thế Xương cho biết: “Cưới hỏi là việc trọng đại của mỗi người, nhất là người con gái thì nó lại càng trở nên quan trọng, ý nghĩa. Khi chuẩn bị cưới hỏi, hai nhà thường đi xem ngày để chọn ngày lành tháng tốt. Ngày này phụ thuộc vào tuổi của cô dâu, chú rể nhưng phần lớn phụ thuộc vào tuổi cô dâu. Chính vì vậy các cụ ta có câu “lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”.

    Tuy nhiên, ngày cưới cần tránh những ngày xấu, đó là ngày ly sào, sát chủ, tam nương, thụ tử, ly sàng… Ngày ly sào là những ngày nào thì người xưa đã đúc kết thành bài ca dao sau: “Tân Mão ngày ấy dữ sao/ Mậu Thìn, Kỷ Tị chớ mà hôn nhân/ Mậu Tý với ngày Mậu Dần/ Mậu Tuất, Nhâm Tuất lưu tâm chớ dùng/ Mậu Ngọ, Nhâm Ngọ không ưng/ Kỷ Dậu, Kỷ Sửu đừng dùng làm chi/ Tân Sửu, Quý Sửu nhớ ghi/ Quý Tị, Kỷ Hợi, Tân Tị cùng thì Mậu Thân/ Ly sào ấy chớ phân vân/ Tránh xa, khỏi vạ phải cần nhớ lâu”.

    Ngày sát chủ là những ngày xấu, mỗi mùa, mỗi năm lại có ngày khác nhau. Ngày tam nương là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27, tính theo âm lịch. Ngày này dựa theo một tích của Trung Quốc. Đó là ngày sinh, ngày mất của ba trang tuyệt sắc Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự được coi là “quậy” nhất lịch sử Trung Quốc, với sắc đẹp ma mị khuynh thành đổ quốc gây không biết bao nhiêu là tang thương cho các thành bang. Ngày ly sàng có ngày Dậu của tháng 1, 2, 3; ngày Dần, Ngọ của tháng 4, 5, 6; ngày Tuất của tháng 7, 8, 9; ngày Tỵ của tháng 10, 11, 12. Bên cạnh đó còn nhiều ngày đại kị khác mà các gia đình có con cưới hỏi cần xem xét kỹ.

    Bên cạnh đó, giờ cô dâu đặt chân về nhà chồng hết sức quan trọng. Đó phải là giờ Hoàng đạo. Ngày xưa, khi cô dâu về đến cổng thì phải bước chân qua nắm rơm, dạ đang cháy với ngụ ý là bao nhiêu cái có thể là xấu xa, không tốt đẹp bên ngoài, trước kia bị đốt cháy đi, bay biến đi để từ nay cô dâu hoàn toàn trở thành người con dâu hiếu thảo, trọn tình nghĩa.

    Tiếp theo, cô dâu và chú rể làm lễ với tổ tiên. Đây là việc hết sức quan trọng để tổ tiên chứng dám cho đôi trai gái đã nên vợ chồng. Sau đó, cô dâu, chú rể ra chào các cụ, ông bà bề trên, quan viên hai họ rồi nán lại phòng ngủ của hai vợ chồng chốc lát rồi tiến hành các nghi thức tiếp theo. Hiện nay, nhiều đôi trái gái tổ chức lễ cưới ở nhà hàng, nhưng nhất thiết phải trải qua những nghi thức quan trọng này mới ra nhà hàng”.

    Trải úp hai chiếu để vợ chồng gắn bó, thủy chung?

    Sau khi các nghi lễ, thủ tục trong ngày cưới hoàn tất, cô dâu chú rể có thể thoải mái làm điều mình muốn mà không cần theo quy định nào. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Hoàng Thế Xương, nếu làm theo những lưu ý sau đây, vợ chồng sẽ gắn bó keo sơn, hạnh phúc hơn. Thứ nhất, giường cưới của hai vợ chồng sẽ trải hai chiếc chiếu mới. Chiếc chiếu thứ nhất trải bình thường, chiếc thứ hai sẽ lật úp xuống cái thứ nhất, buổi tối ngủ, cô dâu chú rể mới lật lên. Sáng hôm sau, sau khi thức dậy, hai vợ chồng lại lật úp chiếc chiếu xuống rồi tối đi ngủ mới lật trở lại.

    “Hai vợ chồng làm như vậy càng lâu càng tốt, thường thì vợ chồng làm như vậy tới khi sinh con vì khi sinh con nếp sinh hoạt sẽ thay đổi lớn. Việc đó có ý nghĩa rằng chiếc chiếu trên chiếc giường trăm năm hạnh phúc đó chỉ có hai người, hai người mà thôi và chỉ có hai người mới được nằm chiếc chiếu đó. Hai chiếc chiếu úp vào nhau thể hiện sự gắn bó, keo sơn, ăn ở với nhau đến đầu bạc răng long. Xưa kia, đôi trai gái còn nhai miếng trầu với ý nghĩa gắn bó với nhau như trầu với cau nhưng ngày nay ít người trẻ có thể nhai trầu”, chuyên gia phong thủy Hoàng Thế Xương nói.

    Nói thêm tin tức về tục cưới hỏi, chuyên gia Hoàng Thế Xương cũng muốn gửi tới người đọc báo một số lưu ý khác liên quan tới sinh hoạt vợ chồng, cuộc sống vợ chồng sau đám cưới.

    Đó là sau khi cưới, người vợ mang thai thì người chồng kiêng cắt tiết gà, kiêng mổ sát sinh, kiêng vác cuốc, thuổng đi đào hố… “Người chồng nên tránh làm những việc sát sinh để hạn chế gây nghiệp chướng. Bên cạnh đó, khi người vợ có bầu, nếu vẫn ở chung với bố mẹ chồng thì gia đình chồng không nên sửa chữa, cơi nới nhà cửa còn nếu hai vợ chồng ở riêng thì cũng không nên sửa sang hay xây nhà mới, mà nên đợi sau khi người con dâu, người vợ sinh con xong mẹ tròn con vuông hãy tiến hành. Điều kiêng kị này được người xưa đúc kết thành câu “người chửa là cửa mả” là chỉ ý đó. Bên cạnh đó, với những cặp vợ chồng son hay cặp vợ chồng cưới nhau lâu thì cũng nên kiêng quan hệ chăn gối vào những ngày Rằm, mùng Một hàng tháng, đại kị là ngày rằm tháng 5, nhất là vào giờ Tý, tất cả tính theo âm lịch.

    Vì đây là những ngày thiên địa tương giao, âm dương hợp nhau ảnh hưởng tới cả người vợ lẫn chồng. Vì vậy những ngày bất tương thì hai vợ chồng mới nên quan hệ”, chuyên gia Hoàng Thế Xương cho biết thêm
     

Chia sẻ trang này